Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Bài 9.

Cải tiến hiện trường nơi sản xuất

1. Chuẩn đầu ra của học phần:


L2. Sử dụng kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, slides, hình ảnh để phân tích, đề xuất
cải tiến hiện trường nơi sản xuất.
2. Mục tiêu bài học:
Trình bày được các phương pháp cải tiến hiện trường nơi sản xuất. Vận dụng được
kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, slide, hình ảnh để trình bày và đề xuất biện pháp cải cách
hiện trường sản xuất tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
3. Nội dung bài học
3.1. Khái niệm Kaizen
Kaizen là kết hợp hai từ Kai (thay đổi) và từ Zen (tốt hơn). Kaizen là những cải tiến
nhỏ thực hiện từng bước trong một khoảng thời gian dài, mang tính tăng dần là những
hoạt động cải tiến liên tục.
Kaizen được áp dụng trong đời sống cá nhân, đời sống gia đình, đời sống xã hội và
môi trường làm việc. Kaizen nghĩa là cải tiến liên tục và nó đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực
liên tục của mọi người, các cán bộ quản lý cũng như mọi cán bộ công nhân viên.
3.2. Đặc điểm của Kaizen
 Là quá trình cải tiến liên tục nơi làm việc.
 Tập trung nâng cao năng suất và thoả mãn yêu cầu khách hàng thông qua giảm
lãng phí.
 Triển khai dựa trên sự tham gia nhiệt tình của mọi thành viên với sự cam kết mạnh
mẽ của lãnh đạo.
 Đặc biệc nhấn mạnh hoạt động nhóm.
 Thu thập và phân tích dữ liệu là công cụ hữu hiệu.
3.3. Các bước thực hiện Kaizen
Kaizen được thực hiện theo 8 bước, tuân thủ theo vòng tròn quản lý chất lượng
PDCA (Plan, Do, Check, Act) của William Edwards Deming được giới thiệu từ năm
1350. Từ bước 1 đến bước 4 là Plan (lập kế hoạch), bước 5 là Do (thực hiện), bước 6 là
Check (kiểm tra) và bước 7, 8 là Act (hành động khắc phục hay cải tiến).
Bước 1: Lựa chọn chủ đề (cho công việc, bộ phận…). Việc lựa chọn được bắt đầu
với lý do tại sao chủ đề trên được lựa chọn. Thông thường, chủ đề được quyết định cùng
với các chính sách quản lý hay dựa trên mức độ ưu tiên, tầm quan trọng, mức độ khẩn
cấp hoặc tình hình kinh tế hiện tại.
Bước 2: Tìm hiểu tình trạng hiện tại và xác định mục tiêu. Trước khi bắt đầu một dự
án, các trạng thái hiện tại phải được hiểu và xem xét lại. Một cách để thực hiện những
1
điều trên là con người trực tiếp đến nơi làm việc và tuân theo 5 nguyên tắc cơ bản của
Một cách khác là thu thập dữ liệu.
Bước 3: Phân tích dữ kiệu đã thu thập để xác định nguyên nhân gốc rễ.
Bước 4: Xác định biện pháp thực hiện dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu.
Bước 5: Thực hiện biện pháp
Bước 6: Xác nhận kết quả thực hiện biện pháp
Bước 7: Xây dựng hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn để phòng ngừa tái diễn.
Bước 8: Xem xét các quá trình trên và xác định dự án tiếp theo.

Hình 1. Các bước thực hiện Kaizen cải tiến nơi làm việc
Các bước trên sẽ giúp nhà quản lý hình dung và tiếp cận được với quá trình giải
quyết các khó khăn. Đây cũng là một cách hiệu quả để ghi lại các hoạt động Kaizen. Mỗi
một giai đoạn của vòng tròn Deming thường sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ riêng biệt. Ví
dụ, ở giai đoạn lập kế hoạch hay lựa chọn chủ đề các công cụ được sử dụng là: biểu đồ
kiểm soát, biểu đồ Pareto, biểu đồ cột… Vòng tròn Deming được áp dụng một cách liên
tục trong việc quản lý chất lượng nhằm từng bước cải tiến và nâng cao chất lượng sản
phẩm, chất lượng công việc. Bước khởi đầu (P) của vòng tròn mới được dựa trên kết quả
của vòng tròn trước nhằm giải quyết tiếp các vấn đề còn tồn tại… và như thế sau nhiều
lần áp dụng vòng tròn Deming chất lượng sản phẩm sẽ nâng cao dần và liên tục. Đồng
thời, hoạt động Kaizen cũng được cải tiến hơn nữa và tiếp tục được thực hiện.
3.4. Nguyên tắc cốt lõi trong triết lý Kaizen
Định hướng khách hàng
- Nguyễn tắc bất biến: Sản xuất và cung cấp dịch vụ theo định hướng thị trường và
đáp ứng nhu cầu của khách hàng
- Mục tiêu: Tập chung cải tiến và quản trị chất lượng sản phẩm, tối đa hóa dự hài
lòng của khách hàng
- Loại bỏ mọi hoạt động không tạo nên giá trị gia tăng cho sản phẩm và không nâng
cả sự thỏa mãn của khách hàng
Liên tục cải tiến
- Nguyên tắc: Hoàn thành không có nghĩa là kết thúc công việc mà chỉ là chuẩn bị
chuyển sang giai đoạn kế tiếp
2
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã và chi phí hiện tại sẽ không đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng trong tương lai
- Tập chung cải tiến sản phẩm hiện tại sẽ hiệu quả hơn rất nhiều ở cả góc độ chi phí
lẫn thời gian so với việc sản xuất ra một sản phẩm mới
Xây dựng “văn hoá không đổ lỗi”
- Phương châm: “lỗi là do tôi, thành công là do tập thể”, quy trách nhiệm đúng đắn
cà phù hợp cho từng cá nhân, cá nhân phải chịu trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được
giao
- Khống báo cáo xin lỗi vì những lý do không chính đáng như: trời năng, trời mua,
điều kiện nghèo nàn…
- Dám nhìn thẳng vào sai sót để phát huy năng lực của mỗi thành viên để cùng nhay
sử lỗi, hoàn thiện sản phẩm tốt nhất có thể
Thúc đẩy môi trường văn hoá mở
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo tiêu chí “doanh nghiệp duy nhất cho sản
phẩm trên thị trường”
Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ, trong đó các kênh thông tin cần hỗ trợ đắc lực
để nhân viên chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm giữa các bộ phận, giữa đồng nghiệp, nhân
viên với lãnh đạo và ngược lại trong toàn công ty.
Phương pháp làm việc theo nhóm
- Tạo dựng nên các nhóm làm việc hiệu quả là một phần quan trọng trong cấu trúc
của công ty.
- Phân quyền, quy định nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong
nhóm
- Tôn trọng uy tín và cá tính của mỗi thành viên
Quản lý theo chức năng chéo
Theo nguyên tắc này, các dự án được lập kế hoạch và thực hiện trên cơ sở sử dụng
nguồn lực kết hơp từ các bộ phận, phòng ban trong công ty, kể cả tận dụng nguồn lực
ngoài công ty.
Nuôi dưỡng “quan hệ hữu hảo”
- Không tạo dựng quan hệ đối đầu hay kẻ thù
- Tăng cường đầu tư các chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp cho nhân viên, đặc
biệt là các khoá đào tạo dành cho những người quản lý và lãnh đạo, góp phần quan trọng
để tạo dựng niềm tin cho nhân viên có long trung thành và cam kết làm việc lâu dài trong
công ty
Rèn luyện ý thức kỷ luật tự giác
- Tự nguyện thích nghi với nghi lễ, luật lệ của xã hội
- Hy sinh quyền lợi của bản than để có sự đồng nhất với đồng nghiệp và cương lĩnh
3
của công ty
- Luôn tự soi xét để kiềm chế cá tính riêng, đặt lợi ích của công việc lên trên hết.
Thông tin đến mọi nhân viên
- Thông tin là một yếu tố đầu vào quan trong hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh
doanh hiện đại;
- Duy trì việc chia sẻ thông tin cho mọi nhân viên chính là một phương thức san sẻ
khó khăn, thách thức của công ty cho mỗi thành viên
Thúc đẩy năng suất và hiệu quả
Triết lý Kaizen thúc đẩy năng suất và hiệu quả công việc của nhân viên thông qua
tổng hợp các phương pháp gồm:
- Đào tạo đa kỹ năng.
- Khuyến khích và tạo ra động cơ làm việc.
- Xây dựng tinh thần trách nhiệm trong công việc.
- Phân quyền cụ thể
- Phát huy khả năng làm việc chủ động và kỹ năng ra quyết định.
- Khả năng tiếp cận và sử dụng nguồn lực (dữ liệu thông tin, ngân sách, trí lực,
sức lực, thời gian…).
- Tạo điều kiện cho nhân viên chủ động đưa ra ý kiến phản hồi.
- Luân chuyển công việc.
- Khen ngợi.
3.5. Các yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động KAIZEN
Kaizen không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng yêu cầu sự cam kết và nỗ lực của mọi
cấp của doanh nghiệp. Các yếu tố quyết định sự thành công của Kaizen
 Cam kết của lãnh đạo cao nhất
 Vai trò của cán bộ quản lý và lãnh đạo nhóm
 Nỗ lực tham gia của mọi người
 Việc triển khai cải tiến được thực hiện liên tục hang ngày
3.6. Lợi ích của việc áp dụng Kaizen – cải tiến liên tục
 Tích lỹ các cải tiến nhỏ trở thành kết quả lớn (góp gió thành bão).
 Giảm các lãnh phí, tăng năng suất.
 Tạo động lực thúc đẩy cá nhân có các ý tưởng cải tiến.
 Tạo tinh htần làm việc tập thể, đoàn kết.
Tạo ý thức luôn hướng tới giảm thiểu các lãng phí.
 Xây dựng nền văn hoá công ty.
Giá trị thực tiện của Kaizen là rất lớn, Kaizen giúp mọi người luôn ghi nhớ những
nguyên tắc làm việc cơ bản, không bị cuốn hoàn toàn vào công việc mà quên đi những
điều quan trọng khác.
4
Một trong những lợi ích trước mặt của việc áp dụng Kaizen là cảm giác quản lý
công việc khoa học và hợp lý. Quan trọng hơn, mọi người sẽ thấy gắn bó và đam mê với
công việc hơn, từ đó mang lại năng suất lao động cao hơn. Dù làm ở bộ phận nào, công
nhân trong dây chuyền lắp ráp cũng cần cố gắng để sản xuất ra chiếc xe hoàn hảo. Điều
này có thể khó khăn, nhưng thành quả mang lại sẽ giúp mỗi người có động lực hơn.
4. Tài liệu tham khảo
1. Đề cương bài giảng học phần: Kỹ năng hoạt động công nghiệp, khoa Điện tử
2. Tsuyoshi SHIMIZU. Loại bỏ lãng phí (MUDA) và cải tiến tại hiện trường sản xuất
(KAIZEN), Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC), 2010.
3. https://pms.edu.vn
4. http://www.inas.gov.vn
5. http://www.sam.edu.vn/10-nguyen-tac-cot-loi-trong-triet-ly-kaizen
6. https://hirayamavietnam.com.vn/10-nguyen-tac-cot-loi-trong-triet-ly-kaizen/
7. https://hayashikita.wordpress.com/2018/03/25/10-nguyen-tac-cot-loi-trong-triet-ly-
kaizen-chia-khoa-cua-su-thanh-cong-cho-doanh-nghiep/
8. https://www.slideshare.net

You might also like