Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Bài 8.

Lãng phí trong sản xuất


1. Chuẩn đầu ra của học phần:
L2. Sử dụng kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, slides, hình ảnh để phân tích, đề xuất
cải tiến hiện trường nơi sản xuất.
2. Mục tiêu bài học:
Trình bày được các loại lãng phí trong sản xuất. Vận dụng được kỹ năng giao tiếp
bằng văn bản, slide, hình ảnh để trình bày và đề xuất cách thức loại bỏ lãng phí tại các
doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất.
3. Nội dung bài học
3.1. Khái niệm về lãng phí trong sản xuất.
3.1.1. Khái niệm.
Lãng phí trong sản xuất là những yếu tố làm tăng giá thành mà không làm tăng
giá trị của sản phẩm. Nếu xét ở khía cạnh của doanh nghiệp thì lãng phí là những hoạt
động gây hao tốn nguồn lực mà không tạo ra giá trị cho khách hang. Để làm giảm lãng
phí và tối ưu lợi nhuận chủ doanh nghiệp cần nhận biết các loại lãng phí trong sản xuất và
loại bỏ chúng.
Sản suất tinh gọn (Lean Manufacturing): Lean Manufacturing, còn gọi là Lean
Production (được dịch là Sản xuất tinh gọn), là một hệ thống các công cụ và phương pháp
nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong quá trình sản xuất. Lợi ích chính của hệ
thống này là giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng và rút ngắn thời gian sản xuất.
3.1.2. Muda, Muri và Mura
Trong phương thức sản xuất của Toyota (Toyota Production System – TPS) có sử
dụng khái niệm 3M. Đó là muda, mura và muri.

Hình 3.1. Muda, mura và muri


Mura
1
Mura có nghĩa là không đồng bộ, đây chính là nguyên nhân của một trong bảy loại
lãng phí trong doanh nghiệp. Nói cách khác, Mura chính là nguyên do gốc rễ dẫn đến
Muda.
Muri
Muri có nghĩa là quá tải, vượt quá khả năng của một máy móc, thiết bị, hay quy
trình nào đó. Muri có thể là kết quả của Mura và trong một số trường hợp là do loại bỏ
quá nhiều Muda (lãng phí) khỏi quy trình.
Muda
Muda có nghĩa là lãng phí, vô ích, là cản trở của quá trình làm tăng giá trị cho sản
phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng sẵn sàng trả tiền.
Mối quan hệ của Muda, Mura và Muri trong Lean Manufacturing
Muda, Mura và Muri có quan hệ với nhau. Loại bỏ một trong số chúng sẽ ảnh
hưởng đến hai cái còn lại. Để hiểu được mối quan hệ giữa Muda, Mura và Muri ta đi
phân tích qua bài toán sau:

Hình 3.2. Mối quan hệ của Muda, Mura và Muri trong Lean Manufacturing
Đề bài là một công ty cần vận chuyển 6 tấn nguyên liệu cho khách hàng bằng xe
vận chuyển có tải trọng 3 tấn. Để giải quyết bài toán này, doanh nghiệp có thể thực hiện
theo các cách thức:
Tùy chọn đầu tiên là sử dụng một xe tải chứa cùng lúc 6 tấn hàng và chỉ thực hiện
một lần vận chuyển. Tuy nhiên trong ví dụ này, xuất hiện yếu tổ vượt tải của xe. Tải
trọng quá mức có thể dẫn đến các sự cố trong quá trình vận chuyển cho cả chiếc xe và
hàng hóa.
Lựa chọn thứ hai là chia hàng hóa và vận chuyển thành hai chuyến. Một lần vận
2
chuyển với hai tấn và một lần với bốn tấn. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề tại bến
tiếp nhận do việc phân bố hành hóa không đồng đều. Trong chuyến đi đầu tiên, số lượng
hàng hóa quá ít so với sự chuẩn bị bốc dỡ, di chuyển hàng hóa và kho bãi tại điểm tiếp
nhận. Trong chuyến đi thứ hai, lượng vật liệu được giao có thể quá nhiều cho việc lưu trữ
tại chỗ và thời gian xử lý chúng. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải vì lượng hàng hóa
nhiều hơn trọng tải cho phép của xe tải và cả khả năng làm việc của nhân viên trong quá
trình giao nhận hàng hóa. Điều này có thể gây nên sự lãng phí thời gian, công sức của
người tiếp nhận hàng hóa khi chuyến nhận quá ít hàng, chuyến nhận quá nhiều hàng
Tùy chọn thứ ba là tải hai tấn trên mỗi xe tải và thực hiện ba chuyến. Mặc dù tùy
chọn này không xuất hiện yếu tố không đồng đều và quá tải, nhưng sự lãng phí sẽ xuất
hiện vì xe tải không được tải đủ trên mỗi chuyến đi. Mỗi chiếc xe tải có thể chở tới 3 tấn
vật liệu và tùy chọn này gây lãng phí một chuyến vận chuyển.
Tùy chọn thứ tư là vận chuyển hàng hóa bằng hai xe tải mỗi chiếc 3 tấn. Cách thức
này là mức tối ưu giúp giảm thiểu cả ba yếu tố trên. Lãng phí không tồn tại vì những
chiếc xe tải đang mang tải ở công suất tối đa. Không xuất hiện sự dư thừa cũng như sự
không đồng đều cho bên tiếp nhận hàng hóa.
Trong quá trình ứng dụng Lean không phải lúc nào cũng dễ dàng hoặc có thể tìm ra
một giải pháp tối ưu. Giảm Muda có thể dẫn đến Muri. Sự tồn tại của Mura có thể coi là
một sự lãng phí ở Muda. Và cuối cùng Muri có thể dẫn đến sự cố trong hệ thống sẽ dẫn
đến một lượng lớn Muda và Mura. Nếu doanh nghiệp muốn giảm lãng phí di chuyển khi
dồn hàng hóa lên một chuyến xe, việc quá tải cho các bên liên quan cũng sẽ xuất hiện.
Đây cũng chí là một dạng của sự lãng phí. Việc chở quá tải thể dẫn đến các rủi ro khi di
chuyển, giao nhận.., điều này cũng gây nên các lãng phí về thời gian, công sức, chi phí
cho doanh nghiệp khi phải giải quyết các sự cố đó. Vì các vấn đề luôn phát sinh bất ngờ
và nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi, quy trình làm việc của doanh nghiệp cũng cần
thay đổi theo. Khi thiết kế các quy trình và chuẩn hóa công việc, doanh nghiệp nên xem
xét mọi tác động của ba thành tố Lãng phí – Không đồng đều – Quá tải và tối ưu hóa
chiến lược sản xuất, doanh nghiệp mới có thể phát triển một hệ thống Lean
Manufacturing hiệu quả.
3.2. Các loại lãng phí trong sản xuất theo Muda
Có bảy loại lãng phí trong Muda được viết tắt chữ cái đầu tiên thành chữ
TIMWOOD. Bảy lãng phí đó là
(1) Transport – Vận chuyển
(2) Inventory – Hàng tồn kho
(3) Motion – Chuyển động
(4) Waiting – Chờ đợi
(5) Overproduction – Sản xuất thừa
3
(6) Overprocessing – Xử lý quá mức
(7) Defects – Lãng phí do sai lỗi/khuyết tật

Hình 3.3. Lãng phí trong sản xuất


a. Lãng phí do vận chuyển
Vận chuyển là việc chuyên chở hoặc dời nguyên vật liệu, phụ tùng, các bán thành
phẩm hay thành phẩm từ nơi này đến nơi khác để thực hiện một công việc nào đó
Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bố trí nơi làm việc không hợp lý. Ví dụ,
một nhân viên khi kết thúc công việc của mình phải chuyển sản phẩm cho một nhân viên
khác để hoàn thành công đoạn tiếp theo ở một nơi không gần với nơi anh ta làm
việc. Nếu anh ta phải di chuyển hàng chục lần một ngày, thời gian di chuyển đó sẽ không
tạo ra giá trị gia tăng và tăng cường độ vất vả cho người lao động.
b. Lãng phí do tồn kho hoặc bán thành phẩm dở dang trong quá trình:
Lãng phí do tồn kho nghĩa là dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm hay thành
phẩm quá mức cần thiết. Lượng tồn kho lớn dẫn đến chiếm chỗ, tốn chi phí cho bảo
quản, quản lý và đễ gây hư hỏng sản phẩm. Vì vậy, việc giảm thiểu và duy trì lượng hàng
tồn kho ở mức độ “vừa đủ” không thừa cũng không thiếu cũng giống như tạo ra lợi nhuận

Hình 3.4. Lãng phí do tồn kho


Các nguyên nhân phổ biến của Lãng phí tồn kho bao gồm:
 Sản xuất thừa hàng hóa
4
 Sự chậm trễ trong sản xuất hoặc 'lãng phí thời gian chờ đợi'
 Hàng tồn kho khiếm khuyết
 Vận chuyển quá mức
c. Lãng phí do thao tác thừa

Hình 3.5. Lãng phí do thao tác thừa


Lãng phí do thao tác thừa là những động tác, chuyển động không cần thiết của
người lao động trong sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn như phải cúi xuống, với
tay hoặc đi khắc xưởng để lấy các chi tiết, dụng cụ, thiết bị…hay những bất tiện do quy
trình thao tác kém. Những động tác không cần thiết này có thể gây thương tích, kéo dài
thời gian sản xuất và giảm năng xuất của người lao động.
d. Lãng phí do chờ đợi:
Sự chờ đợi có thể bao gồm con người, thiết bị vật chất (chạy trước chưa kết thúc)
hoặc thiết bị nhàn rỗi (thời gian ngừng hoạt động cơ học hoặc thời gian chuyển đổi quá
mức).
Theo nhiều cách, chờ đợi đối lập với sản xuất thừa. Tuy nhiên, nó có thể được giảm
thiểu hoặc loại bỏ bằng nhiều biện pháp tương tự. Việc chờ đợi thường là kết quả
của việc thiết kế quy trình kém và có thể được giải quyết thông qua việc đo lường thời
gian thực hiện thích hợp và tạo ra công việc tiêu chuẩn.
Nguyên nhân phổ biến của việc Chờ đợi bao gồm:
 Thời gian ngừng hoạt động không có kế hoạch hoặc thiết bị không hoạt động
 Thời gian thiết lập lâu hoặc bị trì hoãn
 Giao tiếp quy trình kém
 Thiếu kiểm soát quy trình
 Sản xuất theo dự báo
 Thiết bị nhàn rỗi
e. Lãng phí do sản xuất thừa:
Sản xuất dư thừa tức là sản xuất nhiều hơn hay sớm hơn so với những gì được yêu
cầu một cách không cần thiết. Việc này làm gia tăng rủi ro, lỗi thời của sản phẩm, tăng
5
rủi ro về sản xuất sai chủng loại sản phảm và có nhiều khả năng phải bán đi các sản phẩm
này với giá thành hay phải bỏ đi. Sản xuất dư thừa là loại lãng phí nguy cơ nhất trong
nhóm bảy loại lãng phí vì nó có khả năng gây ra các dạng lãng phí khác.
Nguyên nhân phổ biến của Sản xuất thừa bao gồm:
 Quy trình không đáng tin cậy
 Lịch trình sản xuất không ổn định
 Thông tin dự báo và nhu cầu không chính xác
Nhu cầu của khách hàng không rõ ràng

 Tự động hóa kém
 Thời gian thiết lập lâu hoặc bị trì hoãn
g. Lãng phí do gia công/xử lý thừa:
Gia công/ xử lý dư thừa tức là tiến hành nhiều công việc hơn mức yêu cầu của
khách dưới hình thức chất lượng hay tính năng của sản phẩm. Nó có thể là thực hiện các
quy trình không được khách hàng yêu cầu, tiêu chuẩn không phù hợp như
Quá chặt chẽ, sản phẩm nhiều tính năng hơn nhưng tính năng đo không được chú ý
hay sử dụng

Hình 3.6. Lãng phí do gia công, xử lý thừa


Tất cả những điều này tạo ra những giá trị mà khách hàng không được quan tâm
hoặc không sẵn sàng chi trả, không đem lại lợi ích kinh doanh mà còn làm tăng thời gian
và chi phí sản xuất.
Các vận động cả tinh thần và thể chất của cá nhân không tạo ra giá trị (ví dụ như
việc tìm kiếm hồ sơ/tài liệu hay thông tin trên máy tính, di chuyển không cần thiết do
cách bố trí mặt bằng văn phòng/nhà xưởng bất hợp lí...).
Hay thực hiện những hoạt động mà khách hàng không yêu cầu, không cần thiết (ví
dụ cung cấp số liệu, lặp đi lặp lại thiết kế nhiều biểu mẫu khác nhau với cùng loại thông
tin, tài liệu...)
f. Lãng phí do sai lỗi/khiếm khuyết:

6
Khiếm khuyết ảnh hưởng đến thời gian, tiền bạc, nguồn lực và sự hài lòng của
khách hàng. Ví dụ về Sai sót trong môi trường sản xuất bao gồm thiếu tài liệu hoặc tiêu
chuẩn thích hợp, sự khác biệt lớn về hàng tồn kho, thiết kế kém và các thay đổi tài liệu
thiết kế liên quan và thiếu kiểm soát chất lượng tổng thể trong suốt quy trình làm việc.
Nguyên nhân khiếm khuyết cụ thể bao gồm:
 Kiểm soát chất lượng kém ở cấp độ sản xuất
 Sửa chữa máy kém
 Thiếu tài liệu thích hợp
 Thiếu tiêu chuẩn quy trình
 Không hiểu nhu cầu của khách hàng
 Mức tồn kho không chính xác

4. Tài liệu tham khảo

1. Đề cương bài giảng học phần: Kỹ năng hoạt động công nghiệp, khoa Điện tử
2. Tsuyoshi SHIMIZU. Loại bỏ lãng phí (MUDA) và cải tiến tại hiện trường sản
xuất (KAIZEN), Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC),
2010.
3. https://www.itgvietnam.com
4. https://ifactory.com.vn/lean-manufacturing-muda-mura-va-muri/
5. https://www.creativesafetysupply.com/glossary/muri-muda-mura/
6. https://www.lean.org/lexicon/muda-mura-muri
7. https://nscl.vn/loai-bo-lang-phi

You might also like