Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

BÀI 7: VẬN DỤNG 5S VÀO THỰC TẾ

1. Chuẩn đầu ra của học phần


L2: Sử dụng kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, slides, hình ảnh để phân tích, đề
xuất cải tiến hiện trường nơi sản xuất.
2. Mục tiêu của bài học
Trình bày được các phương pháp thực hiện 5S, đề xuất các giải pháp khả thi, lợi
ích khi thực hiện 5S. Vận dụng được kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, slide, hình ảnh
để trình bày và đề xuất cách thức thực hiện 5S vào nơi sản xuất.

3. Nội dung bài học

7.1 Phương pháp thực hiện 5S


7.1.1 Phương pháp thực hiện Sàng lọc (Seiri)
a. Mục đich
Loại bỏ những thứ không cần thiết để tạo ra một không gian hữu dụng và hiệu quả
Là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm việc.
Mọi thứ (vật dụng, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng hỏng …) không/chưa liên quan,
không/chưa cần thiết cho hoạt động tại một khu vực sẽ phải được tách biệt ra khỏi những thứ
cần thiết sau đó loại bỏ hay đem ra khỏi nơi sản xuất. Chỉ có đồ vật cần thiết mới để tại nơi
làm việc. S1 thường được tiến hành theo tần suất định kì. [3]
b. Tiêu chí
Dựa trên tần suất sử dụng đồ vật, thiết bị để đưa ra quyết định khi thực hiện Seiri
Bảng 7.1: Tiêu chí Sàng lọc theo tần xuất sử dụng đồ vật thiết bị

Tần suất
Mức độ cần thiết Nơi lưu trữ
sử dụng
Hiếm khi Ít hơn 1 lần trong năm; Loại bỏ
Không có kế hoạch sử dụng trong
tương lai.

Ít khi Sáu tháng sử dụng 01 lần Lưu trữ trong kho đặc biệt

Bình thường Một - hai tháng sử dụng 01 lần Lưu trữ trong kho bình thường
(kho hàng tiêu hao)

Thường xuyên Một tuần sử dụng một, hai lần Để tại nơi quy định trong khu vực
làm việc

Rất thường Sử dụng hàng ngày Để gần người làm việc, trong tầm
xuyên tay

c.Các bước tiến hành [3]


Bước 1:
Hãy quan sát thật kỹ nơi làm việc của mình để phát hiện và xác định những thứ không
cần thiết cho công việc;
Hủy bỏ những thứ không cần thiết cho công việc (sử dụng Phiếu báo hủy).
Bước 2:
Nếu không thể quyết định ngay được là một thứ gì đó còn cần hay không cần cho công
việc thì hãy đánh dấu "sẽ hủy" kèm theo ngày tháng sẽ hủy và để riêng ra một nơi.
Sau một thời gian (ví dụ 03 tháng/ 06 tháng) hãy kiểm tra lại xem có ai cần đến vật
dụng đó không, nếu không tức là thứ đó không cần thiết cho công việc nữa;
Nếu bạn không tự mình quyết định thì hãy đề ra 01 thời hạn nữa để xử lý;
Chú ý:
- Khi quan sát xung quanh để tìm những thứ không cần thiết ở nơi làm việc của bạn hãy
tìm mọi nơi, mọi ngóc ngách…như bạn đang tìm diệt một con gián vậy;
- Có một số thứ trước khi báo hủy nên hỏi các đơn vị khác xem họ có cần dùng không
- Những thứ thuộc tài sản của Công ty khi hủy phải được người có thẩm quyền phê duyệt.
7.1.2 Phương pháp thực hiện Sắp xếp (Seiton)
a. Mục đích
SEITON (Sắp xếp): Sắp xếp là hoạt động bố trí các vật dụng làm việc, bán thành phẩm,
nguyên vật liệu, hàng hóa … tại những vị trí hợp lý sao cho dễ nhận biết, dễ lấy, dễ trả lại.
Nguyên tắc chung của SEITON là bất kì vật dụng cần thiết nào cũng có vị trí quy định riêng
và kèm theo dấu hiệu nhận biết rõ ràng. SEITON là hoạt động cần được tuân thủ triệt để.
- Đặt mọi thứ đúng chỗ của nó sao cho tiện lợi khi sử dụng, giảm tối đa thời gian tìm
kiếm;
- Đảm bảo không gian, môi trường làm việc, tránh tai nạn cho nhân viên;
b.Tiêu chí [3]
- Tiêu chuẩn hóa không gian lưu trữ đồ vật.
- Mọi người có thể tìm thấy ngay!
- Mọi người có thể sử dụng ngay!
- Mọi người có thể trả lại ngay!
Khấu hiệu tiêu chí của Sắp xếp: “Bạn có thể lấy được đồ vật cần dùng trong vòng 30 giây
không?”
c. Các bước tiến hành [3]
Bước 1: Khẳng định mọi thứ không cần thiết đã được loại bỏ khỏi nơi làm việc của bạn;
Bước 2: Trao đổi với các đồng nghiệp về cách sắp xếp, bố trí trên quan điểm thuận tiện cho
thao tác
Chú ý: Tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Nhập trước- xuất trước (Ngăn ngừa sự hư hại trong kho)
Hình 7.1: FIFO
Nguyên tắc 2: Mỗi đồ vật được bố trí riêng đảm bảo thẩm mỹ và an toàn.

Hình 7.2: Mỗi đồ vật một vị trí

Nguyên tắc 3: Nhận biết đồ vật thông qua hệ thống màu sắc, nhãn mác, thẻ…

Bất kỳ ai cũng có thể biết ngay lập tức là phải sử


dụng loại dầu nào

Hình 7.3: Sử dụng màu sắc


Hình 7.4: Sử dụng nhãn mác
Nguyên tắc 4: Đặt các đồ vật
theo sơ đồ, biển báo để dễ tìm
thấy, giảm thời gian tìm kiếm

Hình 7.5: Sử dụng biển chỉ dẫn


Nguyên tắc 5: Đặt các đồ vật sao cho dễ lấy hoặc dễ vận chuyển
Hình 7.6: Xếp đặt các đồ vật thuận tiện lấy, vận chuyển, sử dụng
Nguyên tắc 6: Để riêng các đồ vật chuyên dụng và các đồ vật dùng chung.
Nguyên tắc 7: Các đồ vật dùng thường xuyên được đặt gần người sử dụng
Bước 3:
- Đảm bảo các đồng nghiệp đều biết cái gì, để ở đâu để tự lấy sử dụng mà không cần phải hỏi;
- Cần phải làm danh mục, nơi lưu trữ vật dụng, sơ đồ kho, kệ, vị trí lưu trữ…
- Hãy chú ý ghi trên từng ngăn kéo, ngăn tủ, cặp tài liệu để mọi người biết cái gì được lưu
trong đó.
Bước 4:
- Hãy áp dụng nguyên tắc này để chỉ rõ nơi đặt bình cứu hỏa và những chỉ dẫn cần thiết khác.
Chú ý:
• Đừng dấu những vật dụng ở sau màn cửa, rèm che, chỗ khuất…
• Nếu có quy định thời hạn tối thiểu và tối đa lưu trữ đồ vật, tài liệu thì càng tốt
.

Hình 7.7: Siêu Seiton

Hình 7.8: Siêu Seiton


7.1.3 Phương pháp thực hiện Sạch sẽ (SEISO)
a. Mục đích [3]
SEISO (Sạch sẽ): Là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị, dụng cụ làm
việc hay các khu vực xung quanh nơi làm việc để đảm bảo môi trường, mỹ quan tại nơi làm
việc. SEISO cũng là hoạt động cần được tiến hành định kì.
Loại bỏ rác, tạp chất, bụi bẩn khỏi sàn, trần, tường, ngăn kéo,máy móc, đồ gá, thiết bị đo…
để môi trường xung quanh được sạch sẽ và an toàn;
b. Tiêu chí [3]
Đừng đợi đến lúc dơ bẩn mới vệ sinh
Không còn rác, vật lạ rơi trên nền nhà, nền xưởng…
Không còn bụi bám trên máy, trần, trên tường…
c. Các bước tiến hành [3]
Bước 1: Quét dọn, vệ sinh sạch sẽ mọi bụi bẩn. Hãy vệ sinh từ trần nhà đến sàn nhà. Đảm bảo
mọi nhân viên và lãnh đạo cùng tham gia vệ sinh bằng cách:
- Hàng ngày cuối ca sản xuất (ca dạy học), bỏ ra 10 phút để vệ sinh lau chùi mặt máy, thiết
bị, sàn nhà, lối đi bằng chính nhân viên thao tác;
- Thứ bảy hàng tuần cuối ca sản xuất bỏ ra 20 phút để thực hiện công tác vệ sinh;
- Hàng tháng, vào thứ bảy cuối bỏ ra 30 phút cuối ca để thực hiện công tác vệ sinh.
Bước 2:
Người vận hành tự kiểm tra mặt máy, thiết bị hàng ngày để ngăn ngừa sự cố bằng cách
phát hiện sớm các vấn đề bất thường như lỏng ốc, rò rỉ dầu, tiếng máy lạ…
Sửa chữa những vấn đề được phát hiện sau khi vệ sinh như sàn nhà không phẳng, trơn
trượt do mất ma sát,…
Bước 3: Xác định nguyên nhân gây bụi bẩn và tìm cách loại bỏ nguồn gây bẩn, họp ban 5S để
tìm nguyên nhân và cách giải quyết ngăn nhừa bụi bẩn.
Bước 4: Lập tiêu chuẩn vệ sinh, lịch vệ sunh cho từng khu vực cùng với người chịu trách
nhiệm tại khu vực đó.
7.1.4 Phương pháp thực hiện Săn sóc (SEIKETSU)
a. Mục đích [6]
SEIKETSU (Săn sóc): Săn sóc được
hiểu là việc duy trì định kì và chuẩn hóa 3S
đầu tiên (Seri, Seiton và Seiso) một cách có hệ
thống. Để đảm bảo 3S được duy trì, người ta
có thể lập nên những quy định chuẩn nêu rõ
phạm vi trách nhiệm 3S của mỗi cá nhân, cách
thức và tần suất triển khai 3S tại từng vị trí.
Đánh giá và kiểm tra công tác 3S ở trên
theo nguyên tắc độc lập, khách quan. Kết quả
đánh giá được công bố rõ ràng cùng các hành
động khắc phục. Xây dựng phong trào thi đua Hình 7.9: Phân xưởng thực hiện tốt 3S
trong nội bộ công ty về 5S giữa các đơn vị, bộ phận khác nhau.
Săn sóc là một quá trình trong đó ý thức tuân thủ của Cán bộ - công nhân viên trong
một tổ chức được rèn rũa và phát triển.
b. Tiêu chí [3]

c. Các bước tiến hành [3]


Bước 1:
Phân công trách nhiệm thực hiện 3S tại từng vị trí, từng máy móc, thiết bị: tên nhân
viên, số thẻ (ảnh), trách nhiệm..;
Lập lịch vệ sinh;
Bước 2:
Lập lịch đánh giá thực hiện 3S tại tất cả các đơn vị và tiến hành đánh giá, cho điểm
bởi các thành viên của nhóm 5S.
Chú ý: Đừng chỉ có tìm chỗ xấu, kém để phê bình mà phải chú ý tìm ra cái hay, cái tốt
để khen thưởng và động viên;

Hình 7.11: Thực hiện tốt 3S [5]


7.1.5 Phương pháp thực hiện Sẵn sàng (SHITSUKE)
a. Mục đích [3],[5]
SHITSUKE (Sẵn sàng): Là tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các qui định tại nơi
làm việc. Sẵn sàng được thể hiện ở ý thức tự giác của người lao động đối với hoạt động 5S.
Các thành viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng của 5S, tự giác và chủ động kết hợp nhuần
nhuyễn các chuẩn mực 5S với công việc để đem lại năng suất công việc cá nhân và năng suất
chung của Công ty cao hơn.
Huấn luyện các nhân viên tuân thủ các quy định và hình thành các thói quen tốt
b.Tiêu chí
Không có cách nào thúc ép thực hiện 5S tốt hơn là thường xuyên thực hành nó cho tới khi
mọi người cảm thấy yêu 5S, thấy không thể thiếu 5S.
c. Các bước tiến hành [3]
Bước 1: Duy trì nhận thức về 5S thông qua việc liên tục nỗ lực cải tiến nhà máy, quy trình
làm việc, cổ động chương trình thực hiện 5S.
Phổ biến bản tin, áp phích, giải thưởng, khẩu hiệu 5S thường xuyên thật sinh động và
sáng tạo. Luôn kích hoạt các hoạt động cải tiến.
Bước 2: Tạo ra các cơ hội cải tiến 5S bằng việc tham quan thực tế 5S, tổ chức hội thảo cải
tiến, sử dụng các công cụ trực quan, các tiêu chí đánh giá…
Bước 3: Tạo động lực duy trì 5S như đánh giá 5S, khen thưởng định kỳ. Định kỳ quay phim,
chụp hình những khu vực làm việc để so sánh sự tiến bộ

Hình 7.12: Sẵn sàng thực hiện 5S [6]


10 điều gợi ý để thực hiện thành công 5S
1. Hai cái đầu luôn tốt hơn một cái đầu – phát huy tối đa phương pháp huy động trí não
2. Luôn ý thức tìm ra các điểm không thuận tiện để cải tiến.
3. Luôn ý thức tìm ra những nơi làm việc không ngăn nắp để cải tiến.
4. Tìm ra những khu vực làm việc không an toàn để cải tiến.
5. Tìm ra những nơi chưa sạch sẽ để cải tiến.
6. Tìm ra các điểm lãng phí để loại bỏ.
7. Mở rộng phạm vi vệ sinh máy móc, thiết bị
8. Chú ý tới các khu vực công cộng như căng tin, nhà vệ sinh, vườn, hành lang ngoài
và bãi đỗ xe.
9. Chỉ ra những bằng chứng mà nhân viên cần phải tăng cường hoạt động 5S.
10. Sử dụng hữu hiệu cách thức kiểm soát bằng trực quan (trực quan sàng lọc, trực
quan sắp xếp, trực quan sạch sẽ, trực quan sẵn sàng, trực quan săn sóc)

4. Tài liệu tham khảo


1. Đề cương bài giảng học phần kỹ năng hoạt động công nghiệp, Khoa Điện tử, Đại học
Công Nghiệp Hà Nội.
2. Vũ Trung Kiên, Nguyễn Thị Sinh, Đỗ Thị Thanh Loan. Tài liệu hướng dẫn triển khai
5S. Trường Đại học công nghiệp Hà Nội. 2012
3. Tài liệu “Hướng dẫn thực hiện 5S”. Công ty TNHH Cosmos Việt Nam, 2010.
4. https://clv.vn/mo-hinh-5s-loi-ich-khi-ap-dung-mo-hinh-5s
5. https://nscl.vn/quy-trinh-sang-loc-de-dang-trong-5s-bang-cach-xac-dinh-tieu-chi-can-
thiet/
6. https://www.slideshare.net/thaomedia99/huong-dan-kaizen-va-5s.
7. https://www.slideshare.net/QuocVietNguyenLe/5s-handbook-ahead

You might also like