Đề cương bài giảng online số 10

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Bài 10.

Xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp

1. Chuẩn đầu ra của học phần:


L3. Lập kế hoạch phát triển bản thân, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ; trách nhiệm đối với nghề nghiệp, môi trường và xã hội.
2. Mục tiêu bài học:
Trình bày được các mục tiêu đề ra trong quá trình phát triển nghề nghiệp. Lập
được kế hoạch, mục tiêu, kỹ năng để phát triển nghề nghiệp, trách nhiệm đối với nghề
nghiệp, môi trường và xã hội.
3. Nội dung bài học
Đề ra một mục tiêu hay kế hoạch phát triển dự nghiệp là một chiến lược vô cùng
quan trọng của mỗi người. Cách tốt nhất để tập trung vào việc tìm kiếm công việc tốt sau
khi ra trường là tạo nên một kế hoạch cho sự nghiệp cho chính mình. Kế hoạch phát triển
sự nghiệp của bạn tuân thủ theo các bước: đặt mục tiêu, tìm ra cách để hoàn tất các mục
tiêu, và xây dựng kế hoạch phát triển bản thân tạo một khung thời gian cho chính mình.
3.1. Lên kế hoạch phát triển bản thân.
Quá trình phát triển nghề nghiệp cũng sẽ kéo dài gần như cả đời người, việc lên kế
hoạch cho công việc/sự nghiệp và kỹ năng ra quyết định cũng trở nên đặc biệt cần thiết.
Đây là một quá trình nhằm giúp mỗi cá nhân có được định hướng đúng đắn trên con
đường sự nghiệp, có sự thích nghi và thay đổi phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất
trong công việc cũng như phát huy tối đa tiềm năng của mình.
3.1.1. Đánh giá bản thân (Self-Assessment)
Đánh giá bản thân có nghĩa là nhận thức và hiểu về bản thân mình, điều này bắt đầu
bằng việc hiểu bốn yếu tố sau đây: Tính cách, Năng lực/Kỹ năng, Sở thích và Giá trị.
a. Tính cách.
- Tính cách là sự kết hợp những đặc điểm độc đáo, có ảnh hưởng tới cách bạn suy
nghĩ, hành động, ra quyết định và tương tác với thế giới xung quanh.
- Tính cách còn bao gồm cách bạn sử dụng, điều hướng năng lượng của mình, cách
bạn ra quyết định và lựa chọn trong cuộc sống.
- Tự phân tích và đánh giá bản thân qua các câu hỏi sau:
 Điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách?
 Phong cách như thế nào?
 Mức độ tương tác, khả năng làm việc nhóm?
 Có tính sáng tạo trong công việc không?
 Tôi thích là người ở vị trí lãnh đạo, quản lý, ra quyết định hay làm việc theo chỉ
thị, chỉ dẫn từ người khác/cấp trên?
1
b. Năng lực/Kỹ năng
- Nhận biết kỹ năng mềm, kỹ năng cứng, các kỹ năng liên quan tới lĩnh vực chuyên
môn nhất định và đạt được thông qua quá trình học tập, giáo dục và rèn luyện.
- Điều quan trọng là bạn cần dành thời gian để nhận biết các kỹ năng mình giỏi và
đánh giá kết nối của những kỹ năng đó đối với những nghề nghiệp mà bạn lựa chọn.
 Năng khiếu của tôi là gì? Tôi thường làm tốt điều gì?
 Tôi thường nhận được đánh giá cao/lời khen ngợi của người khác khi làm việc
nào?
 Tôi có thể học hỏi/thực hành nhanh những kiến thức gì?
c. Sở thích
Tự quan sát những sở thích của mình, và xem xét sự liên quan của chúng với những
kỹ năng mà bạn có, với tính cách của bạn là một bước quan trọng trong quá trình tự đánh
giá. Hãy sử dụng những câu hỏi dưới đây để hỗ trợ bạn:
 Tôi thường bị thu hút bởi các lĩnh vực/kiến thức/hoạt động nào? Điều gì khiến tôi
cảm thấy bị thu hút bởi những thứ này?
 Tôi thường thích làm gì trong thời gian rảnh rỗi?
Những vấn đề hay kiến thức nào quan trọng đối với tôi?

 Đã có khi nào tôi bị cuốn vào một công việc đến mức không để ý tới thời gian và
các hoạt động xung quanh chưa? Khi đó tôi đang làm việc gì?
Tôi cảm thấy hạnh phúc khi làm công việc/hoạt động nào?
 Nếu tôi có thể được học về bất cứ thứ gì (không bị cản trở về tài chính, thời
gian...), tôi muốn học điều gì?
 Nếu có ai đó trao cho tôi một phần thưởng về những thành tựu mà tôi đạt được, tôi
muốn người đó nói gì về mình, phần thưởng đó là về thành tựu gì?
d. Giá trị:
- Giá trị là những tiêu chuẩn, quy tắc hay phẩm chất có ảnh hưởng tới các lựa chọn
trong suốt cuộc đời bạn và cung cấp các chỉ dẫn cho bạn để đánh giá các lựa chọn.
- Việc quan sát các giá trị của bản thân và đưa ra các quyết định lựa chọn phù hợp
dựa trên các giá trị đó là yếu tố then chốt đối với sự thỏa mãn trong công việc.
3.1.2. Nhận diện và nghiên cứu các lựa chọn (Identify and Research options)
Sau khi hoàn thành việc tự đánh giá bản thân trên các yếu tố tính cách, kỹ năng, sở
thích và giá trị, thì đây là lúc mà bạn bắt đầu dành thời gian khám phá các lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp với bản thân.
Các thông tin cần thiết cho công cuộc khám phá nghề nghiệp này có thể thu được từ
rất nhiều nguồn khác nhau thông qua internet, websites, mạng xã hội, các trung tâm tư
vấn nghề nghiệp, các diễn đàn, hội thảo chuyên ngành, báo chí truyền thông, các tổ chức

2
chuyên môn, các học giả, người có nhiều kinh nghiệm trong ngành… Kiến thức về bản
thân mà bạn thu được qua quá trình tự đánh giá ở bước một sẽ rất hữu ích trong việc nhận
diện các lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bạn. Hãy cố gắng tìm hiểu các khao khát
nghề nghiệp của mình, xác định các mục tiêu cá nhân và tận dụng các nguồn lực sẵn có
để đạt được chúng.
3.2. Đánh giá và ưu tiên để đưa ra quyết định (Evaluate and Prioritize)
Sau khi nghiên cứu các lựa chọn nghề nghiệp và có được hiểu biết tổng quan cũng
như cụ thể về những nghề nghiệp phù hợp, bước tiếp theo của bạn là đánh giá. Bạn cần
liệt kê và cân nhắc các ưu điểm và nhược điểm của nghề nghiệp đó, xem xét mức độ
tương ứng của những yếu tố đó với con người bạn (tính cách, giá trị, sở thích, kỹ năng)
và với những gì bạn mong muốn. Hãy sử dụng những câu hỏi dưới đây để định hướng
cho mình:
 Phản ứng ban đầu của tôi đối với ngành nghề/lĩnh vực đó sau khi tìm hiểu?
 Điều gì làm tôi cảm thấy hứng thú, không hứng thú đối với lĩnh vực đó?
 Tôi có học được thêm điều gì về lĩnh vực đó sau khi tìm hiểu mà trước đó tôi
không hề biết?
 Kỹ năng, kiến thức hay trải nghiệm nào mà tôi cần giỏi khi hoạt động trong lĩnh
vực này?
 Cân nhắc quá trình tự đánh giá bản than xem có những khía cạnh nào thuộc nghề
nghiệp này phù hợp với con người bạn?
 Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ cảm thấy thỏa mãn khi làm trong lĩnh vực hay vị trí này?
 Bạn cần phải có sự thích nghi như thế nào đối với lĩnh vực nghề nghiệp này?
3.3. Hành động và Thử các lựa chọn (Take actions and Try options)
Quá trình thu thập và phân tích thông tin rất quan trọng, nhưng sẽ không đem lại giá
trị cho bạn nếu như không có bất kỳ hành động nào được thực hiện. Vì vậy mà bước này
đóng vai trò đặc biệt cần thiết, giúp bảo đảm bạn đi đúng hướng trên con đường nghề
nghiệp mong muốn. Từ những thông tin đã có, bạn cần đặt ra mục tiêu cũng như lên một
kế hoạch hành động để phát triển nghề nghiệp, sau đó cố gắng bám sát kế hoạch mà mình
đã đề ra.
3.3.1. Đặt mục tiêu
Khi đặt mục tiêu, hãy lưu ý sử dụng các tiêu chí SMART để đạt hiệu quả tối ưu, bao
gồm:
* S-specific: Cụ thể, chi tiết
* M-measurable: Có thể đo đếm được
* A-attainable: Nằm trong khả năng của mình, có thể thực hiện được
* R-realistic: Thực tế

3
* T-time based: Đặt ra dưới thời hạn nhất định
- Các mục tiêu đặt theo tiêu chí SMART sẽ giúp bạn có cơ sở để thiết kế một kế
hoạch hợp lý, phù hợp với khả năng, thời gian và nỗ lực mà bạn bỏ ra để xây dựng sự
nghiệp mong muốn.
- Bạn cần liệt kê tất cả những kỹ năng/kiến thức mà bạn cần học và cách đạt được
các kỹ năng/kiến thức đó để có định hướng rõ ràng cho bản thân khi xây dựng sự nghiệp.
3.3.2. Lên kế hoạch
Sau khi đã đặt ra các mục tiêu cần lầm thì bạn cần lên kế hoạch ngắn hạn - thực
hiện trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm, và kế hoạch dài hạn - thực hiện trong vòng từ 3-5
năm. Việc chia nhỏ kế hoạch từ dài hạn thành ngắn hạn sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong
việc thực hiện và theo sát kế hoạch đã đề ra.
Một ví dụ về cách lên kế hoạch cho một sinh viên đại học mà bạn có thể tham khảo
như sau:
 Kế hoạch dài hạn: Trở thành một kỹ sư Điện tử viễn thông sau 5 năm
Kế hoạch ngắn hạn:
 Năm thứ Nhất: Đỗ Đại học Công nghiệp với điểm đầu vào cao
 Năm thứ Hai: Hoàn thành tốt việc học trên trường với điểm số cao và đạt học
bổng.
 Năm thứ Ba: Tham gia các cuộc thi tay nghề, robocon, câu lạc bộ NCKH
 Năm thứ Tư: Đi thực tập tại một doanh nghiệp và bảo vệ đồ án xuất sắc
 Năm thứ 5. Làm việc tại một doanh nghiệp của nước ngoài với mức lương 2000$
Từ những kế hoạch trên bạn tiếp tục chia nhỏ từng kế hoạch theo từng ngày, từng
tuần, từng tháng để theo dõi tiến độ của bản thân trong quá trình thực hiện
3.4. Tự phản ánh và đánh giá lại (Reflect and Re-evaluate)
- Thường xuyên đánh giá mức độ phù hợp với các giai đoạn của quá trình lập kế
hoạch
- Đặt mục tiêu thực tế và phù hợp với bản thân là quyết định đúng đắng cho sự
nghiệp của bạn sau này.
4. Tài liệu tham khảo
1. Đề cương bài giảng học phần kỹ năng hoạt động công nghiệp, khoa Điện tử,
Đại học Công Nghiệp Hà Nội.
2. https://www.manta.edu.vn/
3. https://jobpro.vn/
4. http://nlptraining.vn
5. https://ybox.vn
6. https://www.careerlink.vn

You might also like