Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐỀ ÁN
VIỆN BÁO CHÍ, HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ
TUYÊN TRUYỀN

Đề xuất: PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng


Học viện Báo chí và Tuyên truyền

HÀ NỘI, 2018

1
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Đề án thành lập Viện Báo chí (Institue of Journalism) được xây dựng dựng
trên các căn cứ chính trị - pháp lý sau đây:
1. Quyết định Số 145-QĐ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam ngày 08/8/2017 về về Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung
ương Khóa VII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại bộ máy hệ thống chính
trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
3. Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung
ương Khóa VII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng
cao chất lượng và hiệu quả của các đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Nghị quyết Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam và Thông báo kết
luận số 242 - TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực
hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) về phương hướng phát triển
giáo dục và đào tạo đến năm 2020.
5. Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khoá XII
về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo
dục và đào tạo từ năm học 2010 - 1011 đến năm học 2014 - 2015.
6. Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/2/2010 của Thủ tướng chính phủ về đổi
mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012.
7. Nghị quyết số 05 - NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban cán sự Đảng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn
2010 - 2012 và Chương trình hành động của Bộ Giáo dục Đào tạo triển
khai thực hiện Nghị quyết 05 - NQ/BCSĐ.
8. Luật Giáo dục 2005 và Nghị định 75/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục 2009.
9. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới
cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.
10. Nghị định 43/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
11. Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành “Điều lệ trường đại học”.
12. Đề án Thí điểm đổi mới thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối
với một số trường Đại học công lập (Dự thảo lần 4 ngày 27 tháng 4 năm

2
2011) của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
13. Quy hoạch phát triển Học viện Báo chí và Tuyên truyền
14. Nhu cầu và khả năng thực tế của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
II. SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP VIỆN BÁO CHÍ
(1) Chuyển đổi mô hình Khoa đào tạo sang Viện đào tạo có tư cách
pháp nhân là phù hợp với yêu cầu phát triển của trường đại học định hướng
nghiên cứu hiện nay.
Trường đại học nghiên cứu được hiểu là một định chế giáo dục đặc biệt với
sứ mệnh là nơi kiến tạo tri thức mới thông qua hoạt động nghiên cứu và chuyển
giao công nghệ, mô hình tổ chức của đại học nghiên cứu có sự kết nối chặt chẽ
giữa nghiên cứu và giảng dạy, trong đó ngoài việc duy trì và phát triển đào tạo
bậc cử nhân các ngành: báo chí, truyền thông đại chúng, truyền thông đa pưhong
tiện, hoạt động đào tạo tập trung vào hệ sau đại học (bậc Thạc sỹ và Tiến sỹ) và
hệ đại học có chọn lọc với chất lượng cao (đào tạo đại học theo hướng tinh hoa).
Vấn đề quan trọng nhất để có thể chuyển đổi sang mô hình đại học nghiên
cứu là phải thay đổi về cơ chế quản trị, chuyển từ tập trung sang cơ chế tự chủ,
tự chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, với đặc điểm riêng biệt, trong dài hạn Học
viện không thể thành lập thêm nhiều đơn vị chuyên về nghiên cứu mà cần có các
đơn vị kết hợp giữa đào tạo và nghiên cứu do đó, con đường đúng đắn nhất là
chuyển đổi mô hình Khoa đào tạo đơn thuần sang mô hình Viện thực hiện cả
nhiệm vụ đào tạo các bậc hệ và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cũng như cung
cấp các dịch vụ khác trong lĩnh vực đào tạo.
(2). Thành lập Viện Báo chí trên cơ sở hợp nhất Khoa Báo chí và Viện
nghiên cứu báo chí truyền thông của Học viện Báo chí và Tuyên truyền là
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền và
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, góp phần thực hiện Nghị quyết số
18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 ngày 25/10/2017
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Việc hợp nhất Khoa Báo chí và Viện Nghiên cứu Báo chí Truyền thông,
thành lập Viện Báo chí dựa trên nguyên tắc hệ thống hóa, nâng tầm chiến lược,
bổ sung thêm các chức năng, tối đa hóa nguồn lực đào tạo, nghiên cứu báo chí
truyền thông đáp ứng yêu cầu đặt ra về lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông
và công tác quản lý báo chí truyền thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp
lầm thứ tư và xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, từ đó góp phần tăng cường vị
thế và năng lực của Học viện Báo chí và Tuyên truyền – cơ sở đào tạo trọng điểm
của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực báo chí truyền thông.

3
Đây sẽ là Viện Báo chí truyền thông lớn nhất trong cả nước về quy mô và
tầm ảnh hưởng, có chức năng nhiệm vụ như một Viện thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của trường Đảng - đơn vị trực thuộc
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
(3) Khoa Báo chí là đơn vị phù hợp để lựa chọn làm nòng cốt, hợp nhất
với Viện nghiên cứu báo chí truyền thông để thành lập Viện Báo chí truyền
thông
Khoa Báo chí thành lập năm 1962, là một trong những khoa đào tạo đầu tiên
được khai sinh cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Khoa hiện có 17 cán bộ
giảng viên có hữu, 1 giảng viên kiêm nhiệm và hàng trăm giảng viên thỉnh giảng,
cộng tác viên nghiên cứu là các nhà báo, nhà quản lý báo chí, các nhà khoa học
báo chí truyền thông trong cả nước. Với 56 năm ra đời và phát triển, Khoa Báo
chí là cái nôi đào tạo và nghiên cứu báo chí truyền thông trong cả nước, là Khoa
đào tạo có uy tín nhất và có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong cả nước trong lĩnh vực
báo chí – truyền thông. Khoa Báo chí có khả năng nòng cốt cho việc thành lập
Viện Báo chí truyền thông, với các đặc điểm sau dây:
• 1. Đáp ứng các tiêu chí về tiềm lực con người
- Tỷ lệ GS, PGS.TS trong giảng viên cơ hữu của trường cao: 3 PGS,TS, 5TS
trên tổng số 18 cán bộ giảng viên (17 cơ hữu, 1 kiêm nhiệm), chiếm tỷ lệ
44,45%.
- Tệ lệ người học sau đại học trên tổng số người học cao. Hàng năm, Khoa
tuyển 100-150 thạc sỹ chuyên ngành báo chí và Quản lý báo chí truyền
thông, 4-8 NCS ngành Báo chí học; năm 2018 tuyển 200 sinh viên bậc học
cử nhân cả 3 ngành Báo chí, Truyền thông và Truyền thông đa phương tiện.
• 2. Có tiềm lực về đào tạo và NCKH
- Quy mô lớn, đa ngành, đa lĩnh vực: Khoa Báo chí là Khoa đảm nhiệm xây
dựng và phát triển ngành Báo chí với cả 3 bậc học cử nhân, thạc sỹ, tiến sĩ.
Năm 2017-2018 xây dựng thành công chương trình cử nhân các ngành
Truyền thông đại chúng (Hai chuyên ngành), Truyền thông đa phương tiện
(Hai chuyên ngành).
- Đi đầu trong mô hình đạo tạo nền tảng khoa học báo chí truyền thông và
thực hành nghiệp vụ. Khoa xây dựng thành công nhiều đề án rèn nghề cho
sinh viên báo chí truyền thông như Đặc san Báo chí Trẻ, CLB Báo chí
truyền thông CJC, CLB Báo chí diều tra IJC, liên kết với các cơ quan báo
chí, các doanh nghiệp truyền thông nhằm đào tạo thực hành chất lượng cao
cho sinh viên.

4
- Có năng lực trở thành đơn vị nghiên cứu và chuyển giao công nghệ hàng
đầu trong cả nước trong lĩnh vực báo chí truyền thông
- Tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm cao
- Có khả năng thực hiện các nghiên cứu với NCKH lớn, được Nhà nước ưu
tiên đầu tư và từ nhiều nguồn khác nhau.
• 3. Có hoạt động NCKH và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
- Có đội ngũ cán bộ giảng viên đồng thời là nhà nghiên cứu có uy tín học
thuật cao, có uy tín về nghiên cứu ứng dụng đối với các cơ quan báo chí,
các thiết chế truyền thông tổ chức và các doanh nghiệp truyền thông.
- Số lượng công bố khoa học và công bố khoa học trong nước và quốc tế về
lĩnh vực báo chí truyền thông cao nhất và tỷ lệ bài báo khoa học về lĩnh vực
này/giảng viên là cao nhất trong các khoa đào tạo báo chí truyền thông
trong cả nước, tính đến thời điểm hiện nay.
- Đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao bậc đại học, nhất là
bậc sau đại học với số lượng và chất lượng tốt.
- Có quan hệ mật thiết với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Viện Nghiên cứu Báo chí Truyền thông của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
hiện có 5 cán bộ cơ hữu. Trong những năm qua, Viện Nghiên cứu Báo chí Truyền
thông, vì những lý do khác nhau, chưa đáp ứng được những đòi hỏi có tính thường
xuyên và cấp bách về nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu lý luận cũng như nghiên
cứu ứng dụng báo chí truyền thông. Do đó, nếu sáp nhập Viện Nghiên cứu Báo
chí truyền thông vào khoa Báo chí, nơi có nguồn lực đào tạo và nghiên cứu mạnh,
có thương hiệu 56 năm qua, thành lập Viện Báo chí Truyền thông Việt Nam là
hướng đi phù hợp.
III. CƠ SỞ CỦA VIỆC LỰA CHỌN TÊN GỌI: VIỆN BÁO CHÍ
Việc chọn tên gọi đơn vị mới là Viện Báo chí - IoJ (Tiếng Anh: Institue
of Journalism, Tên viết tắt: IoJ) dựa trên các cơ sở sau:
(1) Kế thừa những nội dung chính yếu tên gọi cũ của Khoa Báo chí;
(2) Tên gọi Viện (Institue) có nghĩa bao quát, đảm bảo Viện thực hiện
đầy đủ chức năng: đào tạo, nghiên cứu, hợp tác quốc tế và dịch vụ, tư vấn về
báo chí – truyền thông.
(3) Tên gọi Viện Báo chí khi phiên dịch sang tiếng Anh là Institue of
Journalism là phù hợp với tên gọi của các trường đại học, viện nghiên cứu
nước ngoài có cùng lĩnh vực hoạt động; Tên gọi Viện Báo chí sẽ tạo thuận lợi
khi giao dịch và xin cấp phép cho thực hiện nghiên cứu khoa học và tư vấn và
dịch vụ phát triển;

5
(4) Tên gọi Viện Báo chí thể hiện đúng vị trí, chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của Viện, với tư cách là một Viện hàng đầu trong nghiên cứu và
đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực báo chí truyền thông chất lượng cao cho hệ
thống chính trị Việt Nam, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và báo vệ Tổ Quốc.
IV. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VIỆN
BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
1. Vị trí, chức năng
a. Vị trí: Viện Báo chí là đơn vị trực thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng ủy, Ban
giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
b. Chức năng: Viện Báo chí Truyền thông là đơn vị có chức năng đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực báo chí truyền thông của Đảng, Nhà nước, các
đoàn thể chính trị - xã hội, doanh nghiệp truyền thông; nghiên cứu khoa
học báo chí truyền thông và phát triển lý luận báo chí truyền thông ở Việt
Nam, nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước lĩnh vực báo chí truyền thông, nghiên cứu ứng dụng khoa học
báo chí truyền thông; nghiên cứu tư vấn và thực hiện các dự án phát triển,
dịch vụ tư vấn và hỗ trợ phát triển báo chí truyền thông; hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực báo chí truyền thông nói chung và trong nghiên cứu, đào tạo
báo chí truyền thông nói riêng; góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho
việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước
trong lĩnh vực báo chí truyền thông.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
a. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí truyền thông và lãnh đạo quản lý báo
chí truyền thông cho hệ thống chính trị
i. Đào tạo đại học: (1). Ngành báo chí: hai chuyên ngành cốt lõi báo in và
báo ảnh, xây dựng và phát triển các chuyên ngành báo chí mới theo hướng
hiện đại và có tính ứng dụng cao; 2). Đào ngành Truyền thông đại chúng;
(3). Đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện; (4). Xây dựng và đề xuẩt
đề án các ngành, chuyên ngành báo chí truyền thông mới theo hướng hiện
đại, có tính hệ thống và ứng dụng cao; (5). Đào tạo bậc đại học chất lượng
cao và liên kết đào tạo quốc tế các ngành báo chí truyền thông.
ii. Đào tạo sau đại học các ngành Báo chí, Truyền thông đại chúng, Truyền
thông đa phương tiện; xây dựng và phát triển các ngành và chuyên ngành
báo chí truyền thông mói theo hướng hiện đại và có tính ứng dụng cao; Đào

6
tạo bậc thạc sỹ chất lượng cao và liên kết đào tạo quốc tế các ngành báo chí
truyền thông.
iii. Chủ trì tổ chức và phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Học viện thiết kế
và phát triển các loại hình đào tạo liên kết, liên thông với các trường đại
học nước ngoài. Thực hiện các chương trình hợp tác đào tạo ở bậc đại học
và sau đại học với các tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học về báo chí –
truyền thông của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp
trong và ngoài nước;
iv. Thực hiện chuẩn hoá giáo trình và xây dựng các giáo trình chuẩn cho các
ngành/ chuyên ngành đào tạo báo chí - truyền thông.
v. Đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo chuẩn chức danh cho cán bộ
lãnh đạo, quản lý báo chí truyền thông đương chức và trong quy hoạch của
hệ thống chính trị.
vi. Đào tạo, bồi dưỡng cho phóng viên, biên tập viên và các chuẩn chức danh
trong khuôn khổ hợp tác với Bộ Thông tin – Truyền thông
vii. Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp trong hệ thống chính trị,
lãnh đạo chủ chốt cho các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan báo chí –
truyền thông về: chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
về báo chí truyền thông; đào tạo kiến thức cơ bản, nâng cao, chuyên sâu và
kiến thức cập nhật về báo chí truyền thông, xu hướng phát triển, giải pháp
báo chí truyền thông và quản lý báo chí truyền thông đáp ứng yêu cầu về
lý luận và thực tiễn quản lý.
viii. Chủ trì, tổ chức thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo và bồi dưỡng
kiến thức, kỹ năng về báo chí – truyền thông cho cán bộ quản lý, nhà báo,
nhân viên của các cơ quan báo chí và cơ sở truyền thông theo nội dung hình
thức, thời gian địa điểm phù hợp với yêu cầu của người học và các đơn vị
ix. Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu viên, báo chí truyền thông; đạo
tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng báo chí truyền thông và quản lý báo
chí truyền thông cho cán bộ làm công tác tuyên giáo, công tác tư tưởng văn
hóa trong các tổ chức đảng, các cơ quan báo chí truyền thông, tổ chức Đảng,
dân vận, văn phòng, tôn giáo … của hệ thống chính trị, cũng như các đối
tượng có nhu cầu khác
x. Thực hiện các nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng khác do Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh và Học viện Báo chí và Tuyên truyền giao cho.
b. Nghiên cứu khoa học

7
i. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu lý luận và lịch sử báo chí truyền
thông, nghiên cứu ứng dụng về báo chí – truyền thông và các lĩnh vực có
liên quan do Đảng và Nhà nước và Học viện giao;
ii. Tổ chức nghiên cứu và xây dựng cơ sở dữ liệu báo chí – truyền thông quốc
gia;
iii. Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến về báo
chí – truyền thông phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu, giới thiệu các
kinh nghiệm và mô hình phát triển tiêu biểu cho các cơ quan quản lý báo
chí – truyền thông, các cơ quan, tổ chức báo chí – truyền thông và các doanh
nghiệp truyền thông;
iv. Nghiên cứu, đề xuất chiến lược nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực
báo chi truyền thôgn; Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển, đổi mới nội
dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo bồi dưỡng báo
chí truyền thông đáp ứng yêu cầu của thực tiễn;
v. Chủ trì, phối hợp hướng dẫn việc sưu tầm tài liệu, nghiên cứu, biên soạn,
chỉ đạo chuyên môn, hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện chuẩn hóa, hệ thống
hóa giáo trình, sách chuyên khảo và tham khảo và xây dựng có sở dữ liệu
về khoa học báo chí truyền thông Việt Nam và chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước Việt Nam, phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu
báo chí truyền thông trong cả nước.
vi. Chủ động khai thác và tổ chức thực hiện những đề tài nghiên cứu khoa học
cơ bản – lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông; nghiên cứu ứng dụng,
phổ biến kinh nghiệm và các dự án tư vấn về báo chí – truyền thông cho
các tổ chức và các cá nhân có nhu cầu;
c. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, cung cấp luận cứ khoa học cho Trung
ương Đảng, Nhà nước trong việc hoach định đường lối, chủ trương,
chính sách về báo chí truyền thông và lãnh đạo, quản lý báo chí truyền
thông
i. Nghiên cứu chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Pháp luật
của Nhà nước về lĩnh vực báo chí truyền thông
ii. Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến về
báo chí – truyền thông phục vụ cho hoạt động tham mưu, đề xuất,
cung cấp luận cứ khoa học cho Trung ương Đảng, Nhà nước trong
việc hoặc định đường lối, chủ trương, chính sách về lĩnh vực báo chí
truyền thông và lãnh đạo, quản lý báo chí truyền thông

8
iii. Nghiên cứu các đề tài trọng điểm quốc gia về báo chí truyền thông
và quản lý báo chí truyền thông
d. Hợp tác trong nước và quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, tư
vấn, dự án phát triển báo chí - truyền thông
i. Phát triển quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học
và bồi dưỡng và trao đổi giảng viên, trao dổi sinh viên, học viên cao
học và nghiên cứu sinh với các trường đại học nước ngoài;
ii. Hợp tác, trao đổi và thực hiện các dự án viện trợ của các nước, các
tổ chức quốc tế trong khuôn khổ chương trình và kế hoạch hợp tác
quốc tế;
iii. Đè xuất, tham mưu và thực hiện dự án hợp tác quốc tế trong đào tạo,
bồi dưỡng và nghiên cứu lĩnh vực báo chí truyền thông.
iv. Tiếp nhận và tạo điều kiện cho giảng viên nước ngoài giảng dạy và
làm việc tại Học viện và Viện.
e. Tổ chức, thực hiện các dự án ứng dụng, dịch vụ hỗ trợ phát triển báo chí
truyền thông
i. Dịch vụ truyền thông chính sách và tư vấn truyền thông; dịch vụ tư
vấn chiến lược; dịch vụ tư vấn giải pháp truyền thông và quản lý báo
chí truyền thông.
ii. Tổ chức, thực hiện các dự án nghiên cứu, thử nghiệm lý thuyết mới,
mô hình mới…, các dự án ứng dụng trong lĩnh vực báo chí truyền
thông; ứng dụng công nghệ báo chí truyền thông ở các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp…
iii. Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ phát triển báo chí truyền thông cho các cơ
quan, tổ chức, địa phương….
iv. Tổ chức, thực hiện các dự án và các sản phẩm báo chí của nghiên
cứu sinh, học viên, sinh viên (Đặc san Báo chí Trẻ, Phần mềm công
nghệ quản lý dữ liệu báo chí – truyền thông quốc gia, phần mềm ứng
dụng trong truyền thông môi trường số)
v. Tổ chức và thực hiện dự án, dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu phát triển và
ứng dụng công nghệ thông tin- truyền thông.

9
V. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY
5.1. Sơ đồ tổ chức

Ban lãnh đạo Cấp uỷ Viện

Hội đồng Viện

Trung
Bộ môn Trung Trung tâm dự
lý luận Bộ môn tâm tâm ứng án thực
Bộ môn
và lịch Bộ môn Truyền nghiên dụng và hành,
Bộ môn Truyền
sử báo Ảnh báo thông đa cứu báo phát triển thực tập
Báo in thông đại
chí chí phương chí báo chí và câu
chúng
truyền tiện Truyền truyền lạc bộ
thông thông thông nghề
nghiệp

10
5.2. Cơ cấu tổ chức
Viện Báo chí dự kiến có khoảng 36-45 cán bộ cơ hữu và một số cán bộ
kiêm nhiệm, thỉnh giảng, cộng tác viên nghiên cứu. Cơ cấu tổ chức của Viện Báo
chí gồm Ban lãnh đạo, Hội đồng Viện 5 Bộ môn và 3 Trung tâm, cụ thể như sau:
1) Ban Lãnh đạo Viện, 2), Văn phòng Viện; 3) Hội đồng Viện ; 4) Bộ môn Lý
luận báo chí và lịch sử báo chí - truyền thông; 5) Bộ môn Báo in; 6) Bộ môn Ảnh
báo chí; 7) Bộ môn Truyền thông đại chúng; 8) Bộ môn Truyền thông đa phương
tiện; 9) Trung tâm nghiên cứu báo chí truyền thông; 10) Trung tâm ứng dụng và
phát triển báo chí truyền thông; 11) Trung tâm thực hành, thực tập và câu lạc bộ
nghề nghiệp; 11) Trung tâm thực hành, thực tập và câu lạc bộ nghề nghiệp; 12)
Các tổ chức khác: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh
niên và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong Viện hoạt động theo Điều lệ các
tổ chức, Hiến pháp, Pháp luật và Quy chế của Viện, phù hợp với quy định của
pháp luật, của Học viện.

11

You might also like