ii

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN THIẾT BỊ & CNVL CƠ KHÍ

BÀI BÁO CÁO


THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC
VÀ XỬ LÍ

SVTH : Nguyễn Tấn Toàn


MSSV : 2012232
GV HD : Bùi Duy Khanh
NHÓM THỰC HÀNH : Nhóm 9

TP. HCM, THÁNG 07 NĂM 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN THIẾT BỊ & CNVL CƠ KHÍ

BÀI BÁO CÁO


ĐO ĐỘ CỨNG KIM LOẠI

SVTH : Nguyễn Tấn Toàn


MSSV : 2012232
GV LÝ THUYẾT : Nguyễn Thanh Hải
NHÓM HỌC LÝ THUYẾT : L01
NGÀY THỰC HÀNH : 17/04/2022
NHÓM THỰC HÀNH : Nhóm 9

TP. HCM, THÁNG 07 NĂM 2022


BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC VÀ XỬ LÝ

BÀI 1. ĐO ĐỘ CỨNG KIM LOẠI

1. MỤC TIÊU THÍ NGHIỆM


 Làm quen biết cách sử dụng các máy đo độ cứng thông dụng .
 Nắm vững nguyên lý đo độ cứng theo nguyên tắc Brinell, Rockwell, Vicker
 Xác định độ cứng các kim loại phôi được giao.
 So sánh kết quả thực tế so với kết quả lý thuyết
 …
2. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
a) Đặc điểm và các phương pháp đo độ cứng :
 Độ cứng là khả năng chống lại biến dạng dẻo cục bộ của kim loại ,
dưới tác dụng của tải trọng thông qua mũi đâm .
 Phương pháp đo độ cứng có ưu điểm:
 Từ giá trị độ cứng đo được, có thể suy ra độ bền của kim loại
dẻo.
 Đo độ cứng đơn giản, thời gian ngắn (từ vài giây đến vài phút).
 Mẫu thử không phải chuẩn bị đặc biệt. Không phá hủy mẫu khi
thử
 Có thể đo được chi tiết rất lớn hoặc rất nhỏ, rất dày hoặc rất
mỏng .
 Các phương pháp đo :
 Phương pháp đâm:
 Phương pháp đo độ cứng Brinell.
 Phương pháp đo độ cứng Rockwell.
 Phương pháp đo độ cứng Vicker .
 Phương pháp nảy lại.
b. Phương pháp đo độ cứng Brinell .
 Nguyên lý của phương pháp này là ấn một viên bi bằng thép đã được
tôi cứng, lên bề mặt mẫu, dưới tác dụng của tải trọng, trên bề mặt mẫu
có vết lõm hình chỏm cầu.
 Sử dụng mủi đo là viên bi thép hình cầu
 Bề mặt mẫu thử phải sạch, phẳng, không có khuyết tật.
 Chỉ cho phép đo các vật liệu có độ cứng nhỏ hơn 450HB để tránh biến
dạng cho viên bi.
c. Phương pháp đo đọ cứng Rockwell.
 Phương pháp này tiến hành bằng cách ấn mũi đâm kim cương hoặc
hợp kim cứng hình côn, có góc ở đỉnh là 1200, hoặc viên bi thép có
đường kính 1/16”, 1/8”, 1/4”, 1/2” lên bề mặt vật liệu.
 Phương pháp đo Rockwell cho phép đo các mẫu có độ cứng cao hơn
450HB, hoặc các mẫu mỏng, nhỏ hơn 1,2 mm.

SV: NGUYỄN TẤN TOÀN-2012232


3
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC VÀ XỬ LÝ

Thang đo Loại mũi đâm Tải trọng (N) Giới hạn đo cho phép
HRB Bi thép 1000 25 – 100
Kim cương hình
HRC 1500 20 – 67
côn
Kim cương hình
HRA 600 70 – 85
côn

Độ cứng Rockwell có thể đo được trên các máy chuyên dụng, hoặc
máy đo vạn năng.
d. Phương pháp đo độ cứng Vicker.
 Phương pháp Vicker về nguyên lý đo giống như phương pháp Brinell.
 thay mũi bi bằng mũi kim cương hình tháp, có góc giữa hai mặt bên là
1360
 Phương pháp đo Vicker thường dùng đo độ cứng các vật mỏng, các
lớp thấm...
3. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM
- Tiến hành đo HRA trên máy đo (số 1) 3 lần và lấy giá trị trung bình.
- Lấy giá trị trung bình so sánh với 60. Nếu:
 > 60 thì tạm gọi là vật cứng, sau đó tiến hành đo HRC 3 lần và
chuyển qua đo HV 3 lần.
 < 60 thì tạm gọi là vật mềm, sau đó tiến hành đo HRB 3 lần và
chuyển qua đo HB 3 lần
- Tiến hành đo lại HRA trên máy đo (số 1)
 Tiến hành đo đường kính d1 và d2 của lổ bằng phương pháp đo kính
hiển vi
 Thao tác thực hành :
 Đo HRA,HRB,HRC:
 Đặt phôi lên Đế đặt phôi
 Kiểm tra Núm đặt lực, Mũi đo phù hợp với chế độ đo (HRA, HRB,
HRC)
 Quay tay quay củng chiều kim đồng hồ nâng lên sao cho phôi chạm
vào mũi đo. Tiếp tục quay lên thì Kim nhỏ bắt đầu quay sao cho kim
nhỏ quay sang điểm màu đỏ thì ngừng lại. Xoay mặt đồng hồ xoa sao
cho kim lớn chỉ ngay C-B
 Ấn nút Start vào chờ máy đo trong 10s (thời gian giữ lực). Sau khi
đồng hồ thời gian đếm về 0 và trở lại 10 sẽ phát ra tiếng “Bíp”. Khi đó
kim dài chỉ đâu đó là giá trị đo của chế độ đang đo. Lưu ý, Vòng đen
bên ngoài là giá trị của HRA, HRC còn màu đỏ bên trong là HRB.
 Quay ngược Tay quay lại để lấy phôi và tiếp tục đo ở vị trí khác cho
đủ 3 lần đo. (các vị trí đo phải nằm gần nhau để tránh sai số do phôi
có độ cứng không đồng đều).
 Thay đổi chế độ đo chỉ cần thay lực trên Núm điều chỉnh lực và thực
hiện đo tương tự. (Nếu đo HRB thì thay luôn mũi đo).

SV: NGUYỄN TẤN TOÀN-2012232


4
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC VÀ XỬ LÝ

 Đo HB,HV:
 Đặt phôi lên đế để phôi.
 Quay Tay quay cùng chiều kim đồng hồ để phôi đi lên chạm vào mũi
đo, tiếp tục quay sau cho cây thước trên mặt hiển thị di chuyển đến
cuối cây thước
 Hạ nhẹ nhàng cần lực đến hết cần lực và chờ khoản 10s sau đó nâng
cần lực lên nhẹ nhàng.
 Quay Tay quay ngược lại để lấy phôi ra. Lưu ý điểm vừa đo, lấy viết
đánh dấu lại vị trí lỗ vừa đo. Tương tự như vậy đo 3 lần (3 mũi đo trên
phôi).
 Đem 1 trong 3 lỗ đi đo bằng kính quang xác định chiều dài đường
chéo D đối với HV hoặc đường kính lõm D đối với HB. 2 lỗ còn lại sẽ
được đo trên kính hiển vi và úp số liệu lên trang Web bộ môn, các
nhóm lên lấy để hoàn thiện số liệu bài thực hành.
 Đo bằng kính D1, D2 đo bằng phương pháp đo hiển vi
 Ta xoay núm sao cho phóng to lổ để thây được biên dạng lỗ
 Xoay núm còn lại để chỉnh lại độ nét của chi tiết hiện trên màn hình
 Dung thước có sẵn trên phầm mêm kéo đo 2 đường chéo rồi đọc giá
trị
4. SỐ LIỆU ĐO ĐƯỢC
BẢNG 1. SỐ LIỆU ĐO ĐƯỢC

LẦN 1 LẦN 2 LẦN 3 TRUNG BÌNH


HRA 82 82.5 82 82.167
HRC 62.5 62 62 62.167
ĐƯỜNG
LỖ 1 LỖ 2 LỖ 3
CHÉO
D1 494.7 497.45 490.31
HV
D2 498.59 505.49 496.65
TRUNG
496.65 501.47 493.48
BÌNH

SV: NGUYỄN TẤN TOÀN-2012232


5
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC VÀ XỬ LÝ

- Ảnh khi đo bằng phương pháp Vicker

Lỗ 1 Lỗ 2

Lỗ 3
5. XỬ LÝ SỐ LIỆU
980
𝑃 9,81
𝐻𝑉1 = 1,854 2 = 1,854 −3 2
= 750,87 (𝑘𝑔⁄𝑚𝑚2 )
𝑑1 (496,65 × 10 )
980
𝑃 9,81
𝐻𝑉2 = 1,854 2 = 1,854 = 736,51 (𝑘𝑔⁄𝑚𝑚2 )
𝑑2 (501,47 × 10−3 )2
980
𝑃 9,81
𝐻𝑉3 = 1,854 2 = 1,854 −3 2
= 760,55 (𝑘𝑔⁄𝑚𝑚2 )
𝑑3 ( 493,48 × 10 )

SV: NGUYỄN TẤN TOÀN-2012232


6
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC VÀ XỬ LÝ

𝐻𝑉1 + 𝐻𝑉2 + 𝐻𝑉3 750,87 + 736,51 + 760,55


̅̅̅̅
𝐻𝑉 = = = 749.31(𝑘𝑔⁄𝑚𝑚2 )
3 3
𝐻𝑅𝐶1 + 𝐻𝑅𝐶2 + 𝐻𝑅𝐶3 62,5 + 62 + 62
̅̅̅̅̅̅ =
𝐻𝑅𝐶 = = 62,167(𝑘𝑔⁄𝑚𝑚)
3 3
𝐻𝑅𝐴1 + 𝐻𝑅𝐴2 + 𝐻𝑅𝐴3 82 + 82,5 + 82
̅̅̅̅̅̅
𝐻𝑅𝐴 = = = 82,167(𝑘𝑔⁄𝑚𝑚)
3 3
Tra bảng:

82.2 − 82,167 61.9 − HRClý thuyết


̅̅̅̅̅̅
HRA = 82,167 → =
82,167 − 82 61.5 − HRClý thuyết
=> HRClý thuyết = 62
82.2 − 82,167 740 − HVlý thuyết
̅̅̅̅̅̅
HRA = 73,3 → =
82,167 − 82 730 − HVlý thuyết

HVlý thuyết = 742,5


Tính phần trăm sai số giữa thực tế và lý thuyết:
̅̅̅̅̅̅
𝐻𝑅𝐶 − 𝐻𝑅𝐶𝑙𝑡 62,167 − 62
∆= = = 2,69%
𝐻𝑅𝐶𝑙𝑡 62
̅̅̅̅
𝐻𝑉 − 𝐻𝑉𝑙𝑡 749,31 − 742,5
∆= = = 9,17%
𝐻𝑉𝑙𝑡 742.5

6. NHẬN XÉT – RÚT RA KẾT LUẬN

SV: NGUYỄN TẤN TOÀN-2012232


7
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC VÀ XỬ LÝ

- Từ các giá trị vừa tính toán có thể thấy kết quả đo được trong quá trình thí
nghiệm so với giá trị lý thuyết có sai số nhưng không đáng kể, nên chấp nhận
được.
- Nguyên nhân sai số có nhiều lý do như:
+ Do thiết bị: thiết bị không chính xác, mũi đo mòn, rơ, …
+ Do người vận hành: trong quá trình đo bằng thước quang học là quá trình
dễ gây sai số nhất, bởi vì việc đo đạt trên mắt nhìn. Ngoài ra, trong quá trình
vận hành máy đo HV, việc nâng cần, hạ cần không đều tay, nhịp nhàng thì sẽ
ảnh hưởng đến phép đi. Bề rộng lỗ đo có thể thay đổi do gia tốc.

SV: NGUYỄN TẤN TOÀN-2012232


8
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC VÀ XỬ LÝ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN THIẾT BỊ & CNVL CƠ KHÍ

BÀI BÁO CÁO


XEM CẤU TRÚC TẾ VỊ

SVTH : Nguyễn Tấn Toàn


MSSV : 2012232
GV LÝ THUYẾT : Nguyễn Thanh Hải
NHÓM HỌC LÝ THUYẾT : L01
NGÀY THỰC HÀNH : 05/06/2022
NHÓM THỰC HÀNH : Nhóm 1

TP. HCM, THÁNG 07 NĂM 2022

SV: NGUYỄN TẤN TOÀN-2012232


9
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC VÀ XỬ LÝ

1. MỤC TIÊU THÍ NGHIỆM


 Làm quen với những vật liệu và thiết bị cần thiết cho công việc làm mẫu.
 Chọn dung dịch tẩm thực thích hợp
 Nắm phương pháp làm mẫu để nghiên cứu phương pháp tế vi
 Hiểu được tầm quan trọng của công tác sử lí mẫu
2. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
 Phương pháp dùng kính hiển vi kim tương để đánh giá, phân tích tổ chức
tế vi gọi là phương pháp phân tích kim tương.
 Kính hiển vi kim tương có độ phóng đại từ 80 đến 2000 lần. Muốn quan
sát độ với độ phóng đại cao hơn,ta phải dùng kính hiển vi điện tử. Nhờ
kính hiển vi, ta có thể quan sát được tổ chức của các pha, sự phân bố,
hình dáng và kích thước của chúng. Ngoài ra, ta còn có thể thấy được các
khuyết tật của vật liệu như: nứt tế vi, rỗ và các tạp chất.
a) Chọn và cắt mẫu
- Yêu cầu mẫu phải đặc trưng cho vật cần nghiên cứu. Ví dụ: khi muốn quan
sát sự thay đổi tổ chức từ bề mặt vào lõi, ta phải cắt mẫu theo tiết diện ngang
Khi cắt mẫu, có thể dùng các máy cắt kim loại như tiện, phay… hoặc cưa
máy, cưa tay…
- Các mẫu quá cứng, có thể dùng đá mài để cắt. Với các thép và gang đã qua
nhiệt luyện, yêu cầu đối với nhiệt độ nơi cắt không quá 100oC.
- Mẫu có dạng hình trụ với kích thước Ф 10 ÷ 15mm, chiều cao h = 15 ÷
20mm, hoặc hình hộp có kích thước 10 x 10 x 10mm và 15 x 15 x 15mm.
- Nếu mẫu có kích thước nhỏ, mỏng, phải nghiên cứu lớp bề mặt (thấm
cacbon, ăn mòn bề mặt…) thì mẫu cần phải được kẹp vào các gá hoặc đổ
khuôn bao quanh.
b) Mài mẫu
Mài thô
- Mẫu sau khi cắt được mài thô trên đá mài hoặc giấy nhám từ thô đến mịn.
Các giấy nhám thường được đánh số từ nhỏ đến lớn. Số càng lớn thì độ hạt
của giấy càng mịn. Ví dụ: 80, 100, 150, 180…400 là các số thông dụng.
- Mài thô cũng có thể tiến hành trên máy. Máy đơn giản là một môtơ thẳng
đứng, trên có gắn 1 đĩa kim loại phẳng. Người ta lần lượt dán các giấy nhám
có số từ thô đến mịn lên đĩa cho môtơ quay rồi mài. Chú ý không để nhiệt độ
tăng quá nhiệt độ chuyển biến pha của mẫu mài.
Đánh bóng
- Để đánh bóng mẫu, người ta tiến hành trên máy đánh bóng. Tương tự như ở
máy mài thô, thay vì dán tờ giấy nhám lên đĩa, người ta gắn một miếng dạ
hay nỉ lên trên, khi đánh bóng, người ta phải cho dung dịch mài nhỏ liên tục
lên miếng nỉ. Tùy từng loại vật liệu mà ta chọn dung dịch đánh bóng cho phù
hợp.
Đánh bóng điện phân
- Nguyên tắc của đánh bóng điện phân là dùng phương pháp hòa tan anod
trong dung dịch điện phân dưới tác dụng của dòng điện một chiều (Hình 1).

SV: NGUYỄN TẤN TOÀN-2012232


10
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC VÀ XỬ LÝ

- Sơ đồ nguyên lý gồm mẫu đánh bóng 1, nhúng trong chất điện phân 2 và nối
với cực dương của nguồn. Cực âm là tấm kẽm hay niken, đặt cách bề mặt
mẫu 1 khoảng nhất định. Khi mật độ dòng điện đủ lớn, thì độ nhấp nhô của
mẫu bị hòa tan và mẫu sẽ phẳng và bóng.
- Tùy theo chế độ điện, mà ta có thể đánh bóng và tẩm thực mẫu ngay trên
máy. Đánh bóng điện phân có ưu điểm là rất bóng và không tạo ra lớp biến
dạng trên bề mặt mẫu, thời gian tương đối nhanh.
Tẩm thực
- Muốn nghiên cứu nền kim loại, phải tẩm mực mẫu. Tẩm thực là quá trình ăn
mòn bề mặt mẫu bằng các dung dịch hóa học thích hợp, gọi là dung dịch tẩm
thực. Khi tẩm thực, biên giới các pha, các vùng tổ chức sẽ bị ăn mòn, nhưng
với những tốc độ khác nhau. Sau khi tẩm thực bề mặt mẫu sẽ lồi, lõm tương
ứng với các pha và tổ chức. Do đó, có thể nhận biết được hình dáng, kích
thước và sự phân bố của các pha.
3. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM

Trình tự chế tạo mẫu như sau:


Bước 1: Mài thô

SV: NGUYỄN TẤN TOÀN-2012232


11
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC VÀ XỬ LÝ

- Mẫu nhóm sinh viên được phát những mẫu giấy nhóm được đánh số từ nhỏ
đến cao tương ứng với độ mịn tăng.
- Đặt giấy nhám trên bề mặt thật phẳng. Bề mặt mẫu phải áp sát vào giấy.
- Mài theo 1 chiều để tạo trên bề mặt tương đối phẳng các vết xước song song
và đều nhau. Sau đó, ta quay mẫu đi 90o và mài tiếp, cho đến khi tạo ra bề
mặt phẳng mới, hệ xước mới xóa hết các vết của hệ xước cũ. Mỗi loại giấy
nhám, ta mài nhu thế 3-5 lần, và lặp lại ở các số giấy nhám mịn hơn, cứ như
vậy, cho đến tờ giấy nhám mịn nhất.
Bước 2: Đánh bóng
- Gắn một miếng dạ hay nỉ lên trên đĩa, khi đánh bóng, cho dung dịch mài lên
miếng nỉ - Bật máy đánh bóng chỉnh vị trí vòi nước cho phù hợp.
- Dùng tay cầm chặt phôi, di chuyển phôi ngược chiều với chiều quay của đĩa
một khoảng rồi di chuyển tiếp phôi về phía tâm của đĩa rồi lại di chuyển phôi
về lại vị trí ban đầu (di chuyển theo hình tam giác).
- Đánh bóng kéo dài cho dến khi bề mặt không còn vết xước nào. Không nên
đánh bóng quá lâu, dễ làm tróc các pha quá cứng hoặc quá mềm.
- Sau khi đánh bóng, đem rửa sạch và sấy khô.
Bước 3: Soi dưới kính hiển vi
- Đặt mẫu lên kính hiển vi, hiệu chỉnh vị trí cho thích hợp đến khi cho ảnh rõ
nét nhất. Nếu:
+ Bề mặt mẫu còn nhiều vết xước hoặc vết xước còn sâu, chưa sáng thì phải
thực hiện lại bước mài thô và đánh bóng cho đến khi bề mặt mẫu ít vết xước.
+ Bề mặt sáng, bóng, ít vết xước hoặc gần như không có vết xước thì tiến hành
chụp ảnh bề mặt mẫu rồi thực hiện bước tiếp theo.
Bước 4: Tẩm thực
- Khi tẩm thực, có thể nhúng bề mặt mẫu vào dung dịch, hoặc lấy que tre, đũa
thủy tinh có quấn bông ở đầu rồi nhúng vào dung dịch tẩm thực và bôi đều
lên bề mặt mẫu.
- Thời gian tẩm thực tùy thuộc vào tổ chức và trạng thái của vật liệu, có thể từ
vài giây cho đến vài giờ. Cũng có thể tẩm thực dựa vào kinh nghiệm.
- Sau khi bôi dung dịch tẩm thực, bề mặt mẫu sẽ ngả từ màu sáng sang màu
xám thì ta có thể kết thúc tẩm thực. Để lâu quá, mẫu sẽ có màu đen và không
quan sát được
- Tẩm thực xong, đem rửa sạch bề mặt mẫu ở vòi nước chảy, sau đó rửa lại
bằng cồn và đem sấy khô hoặc lau khô.
Bước 5: Soi trên kính hiển vi
- Đặt mẫu lên kính hiển vi, hiệu chỉnh vị trí cho thích hợp đến khi cho ảnh rõ
nét nhất.Nếu:

SV: NGUYỄN TẤN TOÀN-2012232


12
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC VÀ XỬ LÝ

+ Quan sát sau tẩm thực, ta thấy các đường biên giới nhỏ, đứt đoạn là tẩm thực
chưa đủ thời gian, phải đem tẩm thực lại.
+ Ngược lại, các đường biên giới quá to, đậm, độ tương phản bề mặt kém, đó là
do thời gian tẩm thực quá dài, hoặc nồng độ dung dịch cao. Ta phải đem đánh
bóng và tẩm thực lại.
+ Quan sát các đường biên giới rõ ràng, độ tương phản tốt là hoàn thành quá
trình tẩm thực→ chụp ảnh tổ chức tế vi.
4. HÌNH ẢNH TRƯỚC VÀ SAU TẨM THỰC

Trước khi tẩm thực

SV: NGUYỄN TẤN TOÀN-2012232


13
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC VÀ XỬ LÝ

Sau khi tẩm thực


5. NHẬN XÉT- RÚT RA KẾT LUẬN
 Mẫu là thép trước cùng tích với tỉ lệ cacbon 0.6%
 Theo quy tắc đòn bẩy khi tỉ lệ cacbon tăng lên thì tỉ lệ peclic(màu tối)
tăng lên ngược lại tỉ lệ ferric (phần sáng) giảm đi nếu không chứa cacbon
tức là sáng hoàn toàn ta xét trong mẫu thép này là mẫu thép chứa hàm
lượng cacbon cao nên màu của mẫu tối .Nếu quá ít cacbon hay không có
cacbon (0.02-0.05)% tức là màu sáng hoàn toàn . Với tỉ lệ phần tối là 1/8
thì chứa 0.1% cacbon với tỉ lệ 0.4 thì tỉ lệ phần tối là 1/2 với tỉ lệ 0.6%C
thì tỉ lệ là3/4 phần tối với tỉ lệ 0.8%C thì là tối hoàn toàn quan sát mẫu ta
kết luận được thép chiếm 0.6% C.

SV: NGUYỄN TẤN TOÀN-2012232


14
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC VÀ XỬ LÝ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN THIẾT BỊ & CNVL CƠ KHÍ

BÀI BÁO CÁO


TÔI VÀ RAM THÉP

SVTH : Nguyễn Tấn Toàn


MSSV : 2012232
GV LÝ THUYẾT : Nguyễn Thanh Hải
NHÓM HỌC LÝ THUYẾT : L01
NGÀY THỰC HÀNH : 19/06/2022 & 26/06/2022

TP. HCM, THÁNG 07 NĂM 2022

SV: NGUYỄN TẤN TOÀN-2012232


15
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC VÀ XỬ LÝ

1) MỤC TIÊU THÍ NGHIỆM


 Nắm được quá trình tôi thép: cách chọn nhiệt độ tôi, thời gian nung và
môi trường làm nguội.
 Xác định được mối quan hệ của nhiệt độ tôi, tốc độ làm nguội đến độ
cứng của thép.
 Biết cách thực hiện nguyên công ram, chọn chế độ ram thép Cacbon
(nhiệt độ và thời gian)
 Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ ram đến độ cứng
2) TÓM TẮT LÝ THUYẾT
 Tôi là nguyên công nhiệt luyện rất thông dụng gồm nung nóng thép
lên nhiệt độ xác định, giữ ở nhiệt độ đó một thời gian cần thiết và làm
nguội nhanh trong môi trường thích hợp. Mục đích của tôi nhằm nhận
được độ cứng và độ chịu mài mòn cao của thép.
 Tổ chức nhận được sau khi tôi là mactenxit. Kết quả sau khi tôi phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, sau đây ta xét mấy yếu tố cơ bản.
Tôi
a) Cách chọn nhiệt độ tôi
 Nhiệt độ tôi có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ tính của thép sau khi tôi. Đối
với thép cacbon, có thể dựa vào giản đồ trạng thái sắt cacbon để chọn
nhiệt độ tôi.
 Đối với thép cùng tích và thước cùng tích (%C ≤ 0.8%)
 Ta chọn nhiệt độ tôi cao hơn AC3, tức nung nóng thép đến trạng thái
hoàn toàn ôstenit. Cách này gọi là tôi hoàn toàn.
 Trong khoảng 0,1-0,8%C điểm AC3 của thép giảm xuống. Ta có thể xác
định trực tiếp điểm AC3 của thép căn cứ vào giản đồ trạng thái sắt
cacbon hoặc tra cứu trong các sổ tay nhiệt luyện.
b) Thời gian nung nóng
 Bao gồm thời gian nung đến nhiệt độ tôi và thời gian giữ để hoàn tất
các chuyển biến và đồng đều nhiệt độ trên toàn bộ chi tiết. Thời gian
nung có thể chọn theo các định mức kinh nghiệm tra trong các sổ tay
nhiệt luyện, với các hệ số hiệu chỉnh về hình dáng chi tiết, cách sắp
xếp và môi trường nung. Cũng có thể tính thời gian nung theo các
công chức về truyền nhiệt. Dưới đây, giới thiệu định mức thời gian
nung và giữ nhiệt trong các lò thí nghiệm.

SV: NGUYỄN TẤN TOÀN-2012232


16
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC VÀ XỬ LÝ

c) Chọn môi trường tôi


 Phải bảo đảm nhận được mactenxit sau khi tôi, nghĩa là khả năng làm
nguội của môi trường phải bằng hoặc lớn hơn tốc độ nguội tới hạn.
 Nếu tốc độ nguội nhỏ hơn tốc độ nguội tới hạn, một phần ôstenit sẽ bị
phân hủy thành các tổ chức khác, độ cứng sau khi tôi bị giảm.
Ram
 Ram là phương pháp nhiệt luyện nung nóng thép đã tôi có tổ chức mactenxit
quá bão hòa và ôstenit dư chuyển thành các tổ chức ổn định hơn phù hợp với
yêu cầu đặt ra.
 Ram còn làm giảm hoặc khử hoàn toàn ứng suất, cũng như tăng độ dẻo dai
cho chi tiết sau tôi.
 Khi ram thép cabon, xảy ra sự chuyển biến của mactenxit tôi thành mactenxit
ram, nghĩa là cacbon quá bão hòa được tiết ra khỏi mạng dưới dạng cacbit ε,
độ chính phương c/a giảm dần và cacbit ε chuyển dần thành xementit Fe3C,
con ôstenit dư lại phân hủy thành mactenxit ram.
 Tùy theo tổ chức nhỏ mịn của xementit và ferit tiết ra khi ram mà ta có các tổ
chức trustit ram hoặc xoobit ram. Các quá trình trên phụ thuộc vào nhiệt độ
và thời gian ram. Phụ thuộc vào nhiệt độ ram, người ta chia làm 3 loại ram:
 Ram thấp (150 ÷2500C): Tổ chức nhận được là mactenxit ram, độ cứng hầu
như không thay đổi, ứng suất giảm chút ít, chi tiết có độ cứng và chịu mòn
cao.
 Ram trung bình (300÷4500C): Tổ chức nhận được là trustit ram. Độ cứng
còn khá cao (40 - 45HRC), ứng suất giảm mạnh, độ dẻo dai tăng, giới hạn
đàn hồi đạt giá trị lớn nhất.
 Ram cao (500÷6500C)
 Giòn ram là hiện tượng độ dai va đạp của chi tiết sau khi ram rất thấp
3) NỘI DUNG THÍ NGHIỆM
Tôi
- Lớp được phát 9 mẫu trong bài thí nghiệm
- Lấy 3 trong 9 mẫu đi đo độ cứng HRA của mẫu trước khi tôi ( mỗi mẫu đo 3
lần) → ghi lại số liệu đo được.
- Cài đặt lò nung ở nhiệt độ 850°𝐶 - Gom tất cả 9 mẫu đem đi tôi trong lò
trong vòng 30 phút.
- Sau 30 phút, lấy các mẫu ra khỏi lò, chia 9 mẫu thành các nhóm ( mỗi nhóm
3 mẫu) Lấy một nhóm đem đi làm nguội trong nước động, thời gian nguội
trong khoảng 10s ( tránh để mẫu không tiếp xúc nước hoặc rơi xuống đáy )
→ đem các mẫu đã được làm nguội đi mài sơ→ đo độ cứng HRA( mỗi mẫu
đo 3 lần) →ghi lại số liệu đo được.
- Lấy một nhóm đem đi làm nguội trong dầu động, thời gian nguội trong
khoảng 10s ( tránh để mẫu không tiếp xúc nước hoặc rơi xuống đáy ) → đem
các mẫu đã được làm nguội đi rửa sạch bằng nước và xà phòng→ mài sơ→
đo độ cứng HRA( mỗi mẫu đo 3 lần) →ghi lại số liệu đo được

SV: NGUYỄN TẤN TOÀN-2012232


17
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC VÀ XỬ LÝ

- Lấy nhóm mẫu còn lại làm nguội trong không khí ( bỏ xuống nền xưởng)
trong thời gian 15 phút 𝐶 HRA( mỗi mẫu đo 3 lần) →ghi lại số liệu đo được
Ram
- Lớp được cấp cho 3 mẫu cho bài thí nghiệm.
- Chuẩn bị lò nung ở nhiệt độ 850°C
- Đem cả 3 mẫu thép nung trong lò trong khoảng thời gian 35 phút
- Sau khi nung, làm nguội các mẫu trong nước động ( khuấy) trong 10s → mài
sơ→ đánh dấu các mẫu từ 1 đến 3→đo độ cứng→ ghi lại số liệu.
- Đem mẫu M1 đi ram thấp → nung mẫu trong lò ở nhiệt độ 250°𝐶 trong
khoảng thời gian 40 phút→ làm nguội trong không khí trong thời gian 10
phút → làm nguội trong nước động→ mài sơ→ đo độ cứng→ ghi lại số liệu
- Đem mẫu M2 đi ram cao → nung mẫu trong lò ở nhiệt độ 550°𝐶 trong
khoảng thời gian 40 phút→ làm nguội trong không khí trong thời gian 10
phút → làm nguội trong nước động→ mài sơ→ đo độ cứng→ ghi lại số liệu
- Đem tất cả các mẫu đi bẻ→ đo góc hợp bởi phương pháp tuyến và góc uốn→
ghi lại số liệu
4) CÁC SỐ LIỆU ĐO ĐƯỢC
1 2 3 TB
Trước tôi 53 55 54 54,8
55 56 55
55 55 55
Nước 79 79 79 79,3
78 80 80
79 80 80
Dầu khoáng 76 78 76 76,9
77 77 76
77 78 77
Không khí 64 66 64 64,8
63 67 65
64 66 64

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 TB


Sau tôi 79 79 80 79
78 79 78
79 79 80
Ram thấp 76 75,67
76
76
Ram cao 65 65,33
65
66
∝ 0o 42o 0o

SV: NGUYỄN TẤN TOÀN-2012232


18
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC VÀ XỬ LÝ

5) MỐI QUAN HỆ
a) Mối quan hệ trước và sau khi tôi
- Tùy thuộc hàm vào hàm lượng Cacbon trong mẫu mà sau khi tôi độ cứng
mẫu có thể tăng hoặc giảm.
- Độ cứng của các mẫu trong bài thí nghiệm( C45) sau khi tôi tăng → độ cứng
sau khi tôi > độ cứng trước tôi.
- Tùy thuộc vào tốc độ làm nguội của từng phương pháp, ta có độ cứng tăng
không giống nhau.

Độ cứng (HRA)
Trước khi tôi 54,8
Sau khi tôi Không khí 64,8
Dầu khoáng 76,9
Nước 79,3

b) Mối quan hệ giữa dộ cứng và tốc độ nguội


Độ cứng phương pháp tôi trong nước > độ cứng trước tôi
79,3 − 54,8
∆% = × 100 ≈ 44,7%
54,8
Độ cứng phương pháp tôi trong dầu > độ cứng trước tôi
76,9 − 54,8
∆% = × 100 ≈ 40,3%
54,8
Độ cứng phương pháp tôi trong không khí > độ cứng trước tôi
64,8 − 54,8
∆% = × 100 ≈ 18,2%
54,8
So sánh trong nội bộ:
Độ cứng của phương pháp tôi :Trong nước > Trong dầu > Trong không khí.
Biểu đồ

79.3
76.9

64.8

54.8

TRƯỚC KHI TÔI KHÔNG KHÍ DẦU KHOÁNG NƯỚC

Nhận xét

SV: NGUYỄN TẤN TOÀN-2012232


19
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC VÀ XỬ LÝ

- Cùng ở một nhiệt độ (850°𝐶) và thời gian giữ nhiệt như nhau nhưng ở các
môi trường làm nguội khác nhau ta thấy độ cứng của mẫu thép C45 đo được
khác nhau, biểu hiện qua biểu đồ mối quan hệ giữa độ cứng và tốc độ nung
của chi tiết.
- Độ cứng của mẫu làm nguội trong nước là cao nhất rồi lần lượt đến môi
trường dầu và sau cùng là môi trường không khí.
c) Mối quan hệ độ cứng sau khi ram
Biểu đồ

79
75.67

65.33

SAU TÔI RAM THẤP RAM CAO

Nhận xét:
- Độ cứng của mẫu sau ram giảm so với độ cứng mẫu sau tôi. Tùy chế độ ram
mà độ cứng giảm ít hoặc nhiều
- Ram cao đạt độ cứng giảm nhiều hơn ram thấp
6. NHẬN XÉT – RÚT RA KẾT LUẬN
- Đối với tôi, cùng một nhiệt độ nung như nhau, thời gian giữ nhiệt như nhau
nhưng độ cứng của chi tiết thay đổi tùy thuộc theo tốc độ làm nguội.
- Còn với ram, độ cứng của chi tiết phụ thuộc vào chế độ ram( nhiệt độ nung)
Kết luận
- Trong quá trình làm việc, để được vật liệu có cơ tính thích hợp với yêu cầu
cần phải chọn quá trình nhiệt luyện cho phù hợp

SV: NGUYỄN TẤN TOÀN-2012232


20

You might also like