Cây Cổ Thụ Và Vườn Hoa-Tô Hoài

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Tập truyện ngắn Tô Hoài

Tô Hoài

Cây Cổ Thụ Và Vườn Hoa

Xưa kia ở vùng tôi có nhiều cây cổ thụ không ai biết tuổi không đoán được tuổi
bởi ai cũng thấy nó từ bao giờ. Như cây đề ở cạnh chợ, khi tôi còn bé u tôi thường dắt
tôi lên ngồi ăn ở hàng gánh đa ướt cạnh gốc người Kẻ Cót, ngày ấy cây đã cao lưng
trời - trẻ con ngước mắt lên nhìn đã khiếp, bây giờ cây đề vẫn cao vẫn rườm rà thế.
Cây gạo ở ngã ba cuối làng rẽ ra cánh đồng đã biến mất từ bao giờ không biết. Nghe
nói cái bốt Tây ở ngoài đồng đã vào chặt để quang mắt cho đại liên nó lia được lên tận
bờ đê chặn du kích ở bên kia sông kéo sang. Tôi cũng chẳng ngẩn ngơ ra sao về nỗi
không còn cây gạo. Bởi “thần cây đa, ma cây gạo” đã làm cho tôi sợ sẵn huống chi
chỗ ngã ba gốc gạo ấy lại là nơi mỗi khi làng có đám ma, nhà táng được khiêng đến
đấy thì người ta lại gõ một hồi sinh cho đô tuỳ nghỉ vai chỗ này là cái độ dừng lại sau
cùng của chỗ xác chết hồn người còn ở trên mặt đất, các tay đô tuỳ uống chén rượu,
ăn miếng trầu xong tiếng sinh lại cất lên, các tay đô lại ra đứng vào nâng đòn nhà táng
lên vai đi chặng đường cuối ra đến huyệt. Những cái ý nghĩ vẩn vơ con ma, cái hồn,
người chết, đám ma đã làm cho trẻ con sợ từ thủa bé.
Vẫn còn cây đa đầu làng, thật ra là hai cây đa, hai cây đa vắt rễ sang nhau như người
khoác vai. Mùa hạ tới, con yểng, con vàng anh về chui vào trong lá mổ những quả đa
chín vàng hây. Bây giờ cây đa vẫn còn, có lẽ vì câu “thần cây đa” nên không ai dám
đụng đến. Và đến mùa, quả đa chín vàng ối rồi mà chẳng thấy con yểng, con chim
vàng anh về. Chỉ thỉnh thoảng có mấy con chào mào lảng vảng qua.
Ba cây muỗm đại thụ trên quán chỉ còn một. Hai cụ muỗm kia cũng là chết oan. Đội
cải cách bàn vấn đề về trường học. Mấy năm Tây đóng không cho làm trường học,
bây giờ ai cũng sốt sắng, nhưng đóng tiền học cho trẻ con thì được, còn làm trường thì
tiền đâu ra. Một cán bộ đội phát biểu hăng hái: “Cái cây là phong kiến không nên để
mai kia làng nào cũng có điện, đất nước điện khí hoá rồi cái cây bóng cây này mát thế
nào được bằng quạt điện chạy vù vù. Thế là hai cây muỗm bị hạ xuống, vừa bán gỗ
bán củi để mua gạch ngói, vừa xẻ ra làm bàn ghế cho lớp học.
Chỉ còn trơ trọi một cây, không biết cái cây lo nghĩ gì mà cũng phờ phạc. Những cây
cổ thụ mất đi, chẳng thêm được cây bóng mát nào nữa. Có một cây bóng mát không
phải dễ. Người trong làng cũng đi trồng cây vào dịp tết, một phong tục hay.
Nhưng người ta chỉ chú trọng đến cái có ăn liền và lấy thành tích. Cây điền thanh lấy
lá bón ruộng, cây sa mộc, cây xà cừ lấy củi đun.
Các cụ ngày xưa đã bao đời trồng cây cho mai sau lấy bóng mát. Các cụ trồng những
cây đa, cây đề cây muỗm. Quanh hồ Hoàn Kiếm nhiều cây cổ thụ được trồng từ đời
xưa như thế. Mươi năm nay đã có những cây đã chết. Một cây đa lông chỗ cổng nhà
máy đèn trông sang. Một cây sanh đứng chết khô khuất trong lòng hồ. Và một cây gạo

1
ở lối đi vào cầu Thê Húc chết bệnh già.
Cây gạo ấy ở chỗ nhiều người qua lại, mỗi năm đến mùa hoa nở đỏ ối, thành phố đã
trồng vào đấy một cây gạo mới, đánh từ huyện Thanh Oai đem ra. Cây gạo mới đẹp
mơn mởn, nhưng cho đến lúc cây có bóng mát, cây có hoa thì phải tính từ vài chục
năm trở ra mới lên hoa lên quả được. Trên thế giới, nhiều nơi có những hội Xanh “bảo
vệ môi trường”, thành phố Bắc Kinh có cơ quan phụ trách cây và công viên, mỗi cây
có lý lịch và bệnh lịch từng cây cổ thụ. Hà Nội vẫn còn nhiều cây cổ thụ, đến bao giờ
Hà Nội mới trông nom, giữ gìn những đồ cổ sống này?

Lại nói về vườn hoa. Trong Nam ngoài Bắc, nhiều cơ quan, các nhà máy, khu công
nghiệp đã xây dựng khang trang, xung quanh bao bọc những công viên: có những
hàng cây, những luống hoa được cắt tỉa gọn gàng. Có cây xén cầu kỳ như những mâm
xôi, như con hươu, như cái búa cái liềm. Đấy là cây và hoa trồng trang trí ở những nơi
công cộng theo kiểu công viên Pháp. Thời xưa, các cụ ta ở nhà chỉ chơi cây và hoa
trong vườn, đến khi Pháp đô hộ ta mới có công viên ngoài đường phố. Vườn hoa kiểu
Pháp, các vòm cây đều xén tròn, xén vuông kỳ quặc. Ở thủ đô Ađi Ababa nước
Ethiopi bên Đông Phi có hàng cây hai bên đường đều cắt vuông trông lên như con
đường lợp mái xanh.
Trên thế giới có một số vườn hoa được bắt chước vườn hoa Pháp gọn ghẽ cắt tỉa và
những luống hoa màu rực rỡ. Vườn hoa kiểu Anh như thiên nhiên cây cỏ hoa lá bao
phủ tràn lan. Vườn hoa Nhật có suối chảy, có cầu tre, có hòn đá tảng làm ghế ngồi bên
bụi trúc và cây liễu hoa đỏ.
Ta cũng có vườn hoa kiểu Việt Nam. Tiếc rằng chưa bao giờ người ta bàn bạc và
chỉnh đốn cho ra nếp truyền thống và chưa có cơ hội thành công viên quốc tế một kiểu
vườn hoa Việt Nam. Đã bao đời tổ tiên ta chơi cây cảnh và vườn hoa. Vườn cảnh của
ta. Ở mỗi nhà hay ở đình ở chùa bao giờ hoa lá cũng đi đôi với màu và mùi, màu hoa
và mùi hoa, màu đi đôi với mùi. Vườn nhiều màu đẹp của hoa hồng hoa sen, hoa
ngâu, hoa lý, hoa móng rồng, hoa nhài hoa mộc và lan chậu, lan treo ngọc lan, những
loại hoa này đều toả mùi hương, những khi tĩnh mịch hay trong đêm khuya hương hoa
đưa càng ngát, càng dậy mùi.
Các tay chơi cây cảnh của ta cũng có nét riêng, lối riêng. Đặt một cây giả cổ thụ trên
hòn non bộ tí hon, cây cũng bé bỏng bên cầu, nhừ ở cửa đình, cổng chùa đầy là những
cây lộc vùng, cây si, cây sanh già lão lắm. Nên nhớ điều nghề nghiệp mà các cụ uốn
cây, gò cây cảnh mà không cắt cành, không xén cành như những cái cây làm thành
hình con nai, con voi ở các công viên Bờ Hồ, công viên Thống Nhất hiện nay. Cho
rằng cắt xén như thế làm cho đau cây.

Tôi đã nhiều lần vào Quán Gió chuyện chơi với những người công nhân săn sóc cây
và hoa bên hồ Bảy Mẫu. Những cây ngâu, cây hoa giấy ở đây được uốn thành những
con hươu, con chim phượng hoàng rất khéo. Những công nhân sở ươm cây bây giờ

2
hầu hết đều là cháu chắt các cụ ở Ngọc Hà ngày trước thời Tây cũng làm nghề này ở
sở “La Pho”, bây giờ là Sở ươm cây hay là Công ty cây xanh. Sở này làm việc ươm
cây trồng cây trồng hoa các công sở, các công viên các đường phố. Đến nay, những
công việc ấy vẫn tiếp tục công nhân trồng cây làm vườn ở đây hầu như cha truyền
con nối. Các ông thợ cây này cũng đều cho rằng cái vườn cảnh của các cụ ta truyền lại
có cây thì có hoa, mà hoa thơm. Ở ngay chỗ bờ hồ Bảy Mẫu, các ông thợ đã làm như
để chơi một giàn hoa thiên lý.
Bốn cột vầu to trên đan nan tre cật, không chăng dây thép, sợ mùa hè nắng to héo lá.
Những dây thiên lý leo lên xanh thẫm một góc bờ hồ, những chùm hoa vàng rượi,
phảng phất mùi hương thoảng rất xa. Biết thế, nhưng không làm thế. Ngày ngày vẫn
đi cắt cành, xén lá và trông những bồn hoa có màu nhưng không có mùi hương.
Một ông lão, tuổi về hưu đã lâu, vẫn làm hợp đồng cho công ty ông lão đã đi theo bố
vào làm sở “La Pho” từ thời trước.
Ông lão nói:
- Những hoa này đều hoa Tây cả, tên Tây khó gọi, chúng tôi mới đặt tên theo hình
dáng là cây lá đốm, cây lá đuôi lươn, cây hoa đồng tiền, hoa loa kèn, hoa giấy, hoa
mõm chó... Những hoa Tây này chúng tôi đã trồng cả đời, bây giờ các anh các chị đi
học trồng hoa bên Tây về, cũng vẫn những hoa ấy mà thôi.

“Còn như hoa của ta có màu có mùi biết là đẹp đấy, cũng chịu. Có trồng giàn hoa lý
kia cho vui một tí. Chứ bây giờ có được hoa đơn trắng đơn đỏ, hoa ngâu, hoa lý, hoa
hồng ta, hoa tầm xuân, hoa sói, hoa nhài, hoa kim ngân, hoa móng rồng có mà đem
ươm rồi trồng cả vạn cây ra các công viên thì lại phải có chủ trương, có kế hoạch, có
tổ chức, có tiền chứ chẳng phải chỉ trồng vài ba cây, bỗng dưng mà có”.

You might also like