Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

NGOẠI TÁC TIÊU CỰC

Ngày hôm nay mình mang đến các bạn 1 con số 0, vậy nó có nghĩa là gì?
Trong toán học, số 0 là một số rất quan trọng. Nó là điểm khởi đầu của hệ thống
số, là nơi mà tất cả mọi thứ bắt đầu và cũng là điểm giữa của sự cân bằng. Nhưng
bạn có biết rằng, số 0 còn mang một ý nghĩa sâu sắc hơn trong cuộc sống hàng
ngày của chúng ta?

Hãy thử tưởng tượng, khi chúng ta cảm thấy hạnh phúc, niềm vui như những con
số dương, vượt lên trên số 0, biểu thị cho cảm xúc tích cực. Khi chúng ta đối mặt
với những khó khăn, thất bại hay nỗi buồn, chúng ta như đang rơi vào những con
số âm, xuống dưới số 0, biểu thị cho cảm xúc tiêu cực. Số 0 đứng giữa, cân bằng
giữa hai thái cực này, nhắc nhở chúng ta về sự tồn tại đồng thời của cả tích cực và
tiêu cực trong cuộc sống.

Cũng giống như vậy, trong lĩnh vực kinh tế học, chúng ta có một khái niệm liên
quan mật thiết đến sự đối lập này - đó là “ngoại tác tiêu cực”. Khi một cá nhân
hay tổ chức thực hiện một hành động, họ có thể mang lại lợi ích hoặc gây hại cho
những người xung quanh. Những tác động tiêu cực không mong muốn này chính
là những "con số âm" trong kinh tế, tạo ra sự mất cân bằng và ảnh hưởng xấu đến
xã hội.

Trong bài thuyết trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu vào tìm hiểu ngoại
tác tiêu cực là gì, phân tích tác động về ngoại tác tiêu cực trong cuộc sống, và tầm
quan trọng của việc kiểm soát chúng để giữ gìn sự cân bằng và phát triển bền
vững cho cộng đồng.
Vậu để hiểu ngoại tác tiêu cực là gì thì hãy cùng mình đi tìm hiểu thế nào là ngoại
tác nhé!
I. Khái quát về ngoại tác và ngoại tác tiêu cực:
1. Ngoại tác:
1.1. Khái niệm: Ngoại tác là sự tác động ra bên ngoài của một đối
tượng đến lợi ích hay chi phí của một hay một số đối tượng khác
mà không thông qua giao dịch và không được phản ánh qua giá
cả.
1.2. Đặc điểm của ngoại tác:
Giả sử anh A đang điều hành một nhà máy và thải chất bẩn vào
một con sông (không có ai là chủ sở hữu). Cô B sống bằng nghề
trồng lúa bằng nước ở sông này. Hoạt động của anh A trực tiếp
làm cho cô B thiệt hại.
Từ ví dụ trên có thể chú ý tới một số đặc điểm sau:
- Ngoại tác có thể được tạo ra bởi người tiêu dùng cũng như nhà
sản xuất.Nhà máy của anh A xả thải gây ô nhiễm dòng sông ảnh
hưởng thiệt hại cho cô B là ngoại tác tiêu cực do sản xuất của nhà
máy gây ra. Ngược lại, nếu cô B chặn dòng nước để lấy nước tiêu
dùng cho việc trồng trọt thì nhà máy không thể xả thải, do dòng
sông bị cạn nước, gây thiệt hại cho nhà máy.
- Ngoại tác có bản chất tương hỗ. Trong ví dụ của chúng ta,
dường như chắc chắn rằng anh A là một người gây ô nhiễm môi
trường. Dù vậy, ta có thể cho rằng chị B dùng nước ở sông trồng
lúa mà làm thu hẹp địa bàn của nhà máy của anh A
- Sự phân biệt giữa tính chất tích cực và tiêu cực của ngoại tác
chỉ là tương đối. Ví dụ như nước thải của nhà máy trên có thể gây
hại cho việc trồng lúa, nhưng nước thải đó có thể tốt cho việc
trồng khoai mì, hay khoai lang hoặc rau muống.
- Hàng hoá công có thể xem như một dạng đặc biệt của ngoại tác.
Giả sử tôi lắp ở sân nhà một chiếc máy diệt muỗi bằng sóng điện.
Nếu tôi diệt được toàn bộ họ hàng nhà muỗi thì tôi đã tạo ra một
hàng hoá công thuần tuý do có những người hàng xóm có được
ảnh hưởng của máy diệt muỗi thì đây là ngoại tác.
2. Ngoại tác tiêu cực:
2.1. Khái niệm: Ngoại tác tiêu cực là ngoại tác khi hành động của bên
này gây ra chi phí cho bên kia. Ngoại tác tiêu cực có tác động xấu đến đối
tượng chịu tác động.
Ví dụ:
Ngoại tác tiêu cực có thể xảy ra khi một nhà máy luyện kim thải chất thải
của mình xuống một dòng sông mà ngư dân ở hạ lưu dựa vào đó để kiếm
sống hằng ngày. Nhà máy thải càng nhiều chất thải thì cá đánh được sẽ
càng ít. Nhưng nhà máy không có động cơ tính đến các chi phí ngoại sinh
gây ra đối với những ngư dân khi ra quyết định sản xuất của mình.
2.2. Tính không hiệu quả của ngoại tác tiêu cực:
Vì các ngoại tác không được phản ánh trong giá trị thị trường, nên chúng có thể là
nguyên nhân gây ra tính phi hiệu quả kinh tế.

Doanh nghiệp sẽ sản xuất số lượng tại điểm cân bằng thị trường, nơi giao nhau giữa
đường MPC và MB (MPC=MB), tức là Q
Tuy nhiên, việc sản xuất của nhà máy đã gây thất cho ngư dân ở vùng hạ lưu, hay nói
cách khác là nhà máy đã gây ra chi phí xã hội nên điểm cân bằng theo hiệu quả xã hội sẽ
là giao điểm giữa MB và MSC, tức là sản lượng Q*
(Giải thích thêm: Chi phí biên của xã hội (MSC) bao gồm: phần yếu tố đầu vào do chủ
doanh nghiệp mua vào, gọi là chi phí biên cá nhân (MPC) và thiệt hại đối với người ngư
dân, gọi là chi phí biên ngoại tác (MEC). Do vậy, MSC=MPC+MEC)
Nếu nhà máy sản xuất tại Q1 thì nhà máy đang sản xuất quá mức so với điểm cân bằng
hiệu quả của xã hội. Điều này đã tạo ra tổn thất vô ích đối với xã hội. Tổn thất này chính
là tam giác ABC.
II. Phân tích tác động ngoại tác tiêu cực của công ty Vedan gây ô nhiễm sông Thị
Vải
1. Giới thiệu về Công Ty Vedan:
- Công Ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam được thành lập năm 1991 tại xã
Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, diện tích rộng 120 ha, là một khu
công nghiệp tổng hợp chế biến thực phẩm và công nghệ sinh học hiện đại, hiện đã
đưa vào hoạt động sản xuất, sử dụng các công trình bao gồm: Nhà máy tinh bột
nước đường, Nhà máy bột ngọt, Nhà máy PGA,...
- Về mặt lợi thế cạnh tranh, từ khi mới thành lập do việc cung cấp điện năng của
VN chưa đáp ứng hết nhu cầu sử dụng cho sản xuất của công ty Vedan đã phát
triển hệ thống phát điện trích hơi, là xu thế phát triển năng lượng của thế giới.
- Bên cạnh đó, do công ty nằm cạnh sông Thị Vải, nên rất thuận tiện cho việc vận
chuyển nguyên liệu và sản phẩm công ty bằng đường thủy. Hơn 2 năm phấn đấu
cùng với sự hỗ trợ của chính phủ, công ty đã hoàn thành đầu tư xây dựng cảng
Phước Hải.
2. Quá trình gây ô nhiễm môi trường của công ty Vedan:
- 9/2008, phát hiện Vedan xả thải ra môi trường Thị Vải.
- Mức độ xả thải của Vedan theo thống kê của cơ quan quản lý môi trường: 70.400
m3/tháng

- Ngày 19 tháng 9, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra 10 sai
phạm của Vedan, bao gồm:

1. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với nhà máy
sản xuất tinh bột biến tính của công ty.
2. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà
máy sản xuất bột ngọt và lysin của công ty.
3. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà
máy khác của công ty.
4. Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu
liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo
quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo.
6. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa
công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất phân xưởng
sản xuất xút- axit từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng.
7. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa
công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất các nhà máy
bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng, tinh bột biến tính từ 2.000
tấn/tháng lên 4.000 tấn/tháng, lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng,
bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng, PGA 700 tấn/năm, phân Vedagro 70.000
tấn/năm (rắn), 280.000 tấn/năm (lỏng).
8. Thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị
hạn chế môi trường.
9. Quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
10. Công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong
giấy phép.
 Vedan gây ngoại tác tiêu cực cho các hộ nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy
sản trên lưu vực sông Thị Vải tại 3 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ
Chí Minh.
 Nguyên nhân:
- Vedan tiết kiệm đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải
- Quản lý lỏng lẻo của cơ quan quản lý môi trường
- Không vận hành hệ thống đúng quy chuẩn nhằm tiết kiệm chi phí, có thể tiết kiệm
hàng trăm triệu đồng mỗi ngày.
 Tác động:
- Theo kết quả đièu tra cảu Cục Bảo vệ môi trường, nước sông Đồng Nai, đã bắt đầu
ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng, đáng chú ý đã phát hiện hàm lượng cchì
vượt tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995, và vượt tiêu chuẩn 3-9 lần, giá trị COD vượt
1,8 - 2,8 lần, giá trị DO thấp dưới giới hạn cho phép.
- Vùng này bị nhiễm mặn nghiêm trọng, nước sông khu vực này không thể sử dụng
cho sinh hoạt tưới tiêu.
- Ô nhiễm nhất trong toàn bộ lưu vực là sông Thị Vải, trong đó có 1 đoạn sông dài
trên 10 km gọi là “dòng sông chết”. Đây là đoạn sông từ sau khu vực hợp lưu Suối
cả - sông Thị Vải khoảng 2 km đến khu công nghiệp Mỹ Xuân. Nước bị ô nhiễm
hữu cơ trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm, cả khi
thủy triều. Theo kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giá trị DO ở
đây thường xuyên dưới 0,5 mg/l, có nơi chỉ 0,04 mg/l.

 Hậu quả:
- Việc nuôi trồng thủy sản của người dân dọc lưu vực sông Thị Vải đều thiệt hại do
ngườn nước ô nhiễm.
- Các hộ dân làm nghề đánh bắt cá không tiếp tục nghề do nguồn thủy sản trên sông
cạn kiệt do ô nhiễm.
- Ảnh hưởng sức khỏe người dân quanh khu vực.
3. Phân tích tác động tiêu cực của hành vi xả thải của Vedan đối với các hộ dân
nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trên lưu vựcn sông Thị Vải.
- Với việc xả thải của mình, Vedan gây ra chi phí ngoại tác cho xã hội: TEC
- Chi phí xã hội cho việc sản xuất của Vedan: TSC

TSC = TC + TEC

TEC = 53,6 + 119,6 + 45,7 = 218,9 (tỷ đồng)


TEC: Tổng chi phí ngoại tác do việc sản xuất của Vedan gây ra cho xã hội ( trong
mô hình này xét ngoại tác gây ra cho các hộ nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản trên
lưu vực sông Thị Vải ở BRVT, Đồng Nai và tp. HCM ) Việc gây ô nhiễm của Vedan
gây ra chi phí ngoại tác đối với xã hội. với CP biên MEC, tăng chi phí biên của XH:
M SC = MC + MEC Với xã hội, sản lượng hiệu quả là Q* tại M SB = MSC, vượt quá
sản lượng này ở mứ c Q ( Q > Q *) gây tổn thất vô ích cho xã hội.

Phần 3: GIẢI PHÁP CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ


Vấn đề: Vedan "giết" sông Thị Vải: "Thành công" suốt 14 năm
1. Hướng giải quyết:
Đầu tháng 10/2008 Bộ TNMT kết luận Vedan có 10 hành vi vi phạm pháp luật, Bộ này
đã ban hành quyết định xử phạt hành chính Vedan 267,5 triệu đồng, buộc Vedan truy nộp
127 tỷ đồng phí bảo vệ môi trường.
A. Quyết định số 1999/QĐ-BTNMT ngày 06 tháng 10 năm 2008 về việc đình chỉ
hiệu lực Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của Công ty Cổ phần hữu hạn
Vedan Việt Nam
B. Quyết định số 131/QĐ-XPHC ngày 06 tháng 10 năm 2008 xử phạt vi phạm hành
chính về bảo vệ môi trường đối với Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam.

2. Quyết định:
TTXVN 06/11/2008: Ngày 6/11/2008, VPCP thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 2/11 về việc xử lý vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam.
Theo thông báo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận: Công ty Vedan vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường có tổ chức, cố ý, kéo dài, tái phạm nhiều lần, có những hành vi
được che đậy tinh vi, gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng đối với lưu vực sông Thị
Vải, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, đời sống của nhân dân trong khu vực.
Việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty Vedan phải tiến hành
kiên quyết, triệt để, nghiêm minh và có bước đi thích hợp; bảo đảm đạt được mục tiêu là
Công ty Vedan chấm dứt việc xả chất thải không đạt tiêu chuẩn quy định vào nguồn
nước, đồng thời phải tiến hành xử lý, khắc phục được hậu quả ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng do Công ty gây ra và duy trì được sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc
làm, bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Để việc xử lý đạt hiệu quả, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai với chức năng quản
lý nhà nước trên địa bàn chủ trì (phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường - cơ
quan quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực và Bộ Công an) tổ chức thực hiện nghiêm hai
quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường đối với Công ty Vedan. UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ
chức giám sát chặt chẽ Công ty Vedan trong việc triển khai, thực hiện các nội dung của
hai quyết định xử lý nêu trên; chỉ cho phép Công ty này thải ra môi trường nước thải,
dịch thải lỏng đã xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường và chỉ được vận hành sản
xuất theo công suất tương ứng đó.
Trong trường hợp Công ty Vedan không chấp hành đầy đủ hai quyết định xử lý nêu trên,
tiếp tục gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Thị Vải, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai
căn cứ vào thẩm quyền ra quyết định xử lý đối với Công ty này ở hình thức cao hơn theo
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường như: tạm thời đình chỉ hoạt động sản xuất
của Công ty cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết; buộc di
dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với sức chịu tải của môi trường; cấm hoạt
động;...
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Đồng Nai cần nghiêm
túc kiểm điểm rút kinh nghiệm về việc thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ quản lý nhà
nước về ngành, lĩnh vực với địa phương quản lý nhà nước trên địa bàn, lãnh thổ để Công
ty Vedan vi phạm nghiêm trọng, kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân và thiếu chủ động,
thống nhất trong việc ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định xử lý vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty Vedan; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính
phủ trong tháng 11 năm 2008.
Để công tác bảo vệ môi trường đạt hiệu quả tốt hơn, Thủ tướng giao các Bộ: Tài nguyên
và Môi trường, Tư pháp, Công an, Thanh tra Chính phủ tổ chức rà soát, nghiên cứu và đề
xuất với Chính phủ xem xét để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Pháp
lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật Hình sự, Luật Thanh tra và các văn bản quy
phạm pháp luật khác có liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu
quả của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Trong báo cáo số 3879/BTNMT-TCMT Bộ Tài nguyên- Môi trường gửi Thủ tướng
Chính phủ về kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với
Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam, bên cạnh việc sẽ bị tạm đình chỉ hoạt động
sản xuất, doanh nghiệp này sẽ phải nộp phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường là
267,5 triệu đồng cho 12 nội dung vi phạm. Đồng thời trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày
nhận được quyết định phải nộp khoản truy thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
công nghiệp là 127,26 tỉ đồng.
Công ty Vedan cũng có trách nhiệm thực hiện đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường
do hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sông Thị Vải; chi trả chi phí thực hiện
các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sông Thị Vải. Doanh nghiệp này
cũng phải bảo đảm quyền lợi cho hơn 2.000 lao động đang làm việc tại công ty và các tổ
chức cá nhân, hộ gia đình đã ký hợp đồng kinh tế cung cấp nguyên liệu trong thời gian bị
tạm đình chỉ hoạt động sản xuất do hành vi vi phạm pháp luật của công ty gây ra.
Doanh nghiệp này cũng bị cấm hoạt động xả chất thải lỏng không đạt tiêu chuẩn Việt
Nam về môi trường; buộc tháo gỡ toàn bộ hệ thống đường ống, cống ngầm, máy bơm và
các thiết bị khác có liên quan đã sử dụng để xả chất thải lỏng từ khu vực sản xuất trực
tiếp ra sông Thị Vải trong thời hạn một tháng kể từ khi nhận được quyết định xử phạt.

Ngoài ra, Vedan phải lập đề án bảo vệ môi trường đối với các dự án mở rộng, nâng công
suất không có thủ tục về môi trường theo quy định; lập hồ sơ thiết kế hệ thống thu gom
và xử lý chất thải lỏng gửi về Bộ Tài nguyên- Môi trường đánh giá trước khi xây dựng và
chỉ được vận hành khi có văn bản chấp thuận của Tổng cục Môi trường.

You might also like