Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐH PHƯƠNG ĐÔNG

KHOA CNTT & TT

BÀI TẬP LỚN

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG

ĐỀ TÀI

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG WEBSITE QUẢN LÝ ĐIỂM

TẠI TRƯỜNG THPT

Giáo viên hướng dẫn: Cô Đỗ Thanh Bình


Sinh viên thực hiện: 521100136 – Ninh Văn Đạt
521100139 – Trần Trung Dũng
521100140 – Nguyễn Quý Dương
Lớp: 521100C

Người quản lý sẽ quản lý việc nhập điểm của các giáo viên, quản lý người dùng.
I. LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại số hóa ngày nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản ly
giáo dục đang trở nên ngày càng quan trọng. Một trong những khía cạnh quan
trọng của quản lý giáo dục là quản lý điểm số của học sinh. Hệ thống quản lý
điểm không chỉ giúp giáo viên dễ dàng theo dõi và cập nhật điểm số, mà còn
giúp học sinh và phụ huynh có cái nhìn rõ ràng về quá trình học tâp.
Đề tài "Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý điểm tại trường trung học phổ
thông" nhằm mục đích nghiên cứu và phát triển một hệ thống hiệu quả, dễ sử
dụng và đáng tin cậy để quản lý điểm số. Đề tài này sẽ tập trung vào việc phân
tích yêu cầu, thiết kế giao diện và chức năng, và cuối cùng là triển khai hệ
thống.
Chúng em tin rằng với sự tiến bộ của công nghệ, chúng ta có thể tạo ra một hệ
thống quản lý điểm tốt hơn, giúp cải thiện chất lượng giáo dục và tạo điều kiện
tốt nhất cho sự phát triển của học sinh.

II. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG

1. Định nghĩa hệ thống

Hệ thống quản lý điểm tại trường trung học phổ thông là một chương trình
được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý điểm số của học sinh một cách
hiệu quả và chính xác.

Trong một lớp, ở mỗi học kỳ, mỗi môn học của một học sinh đều có ba loại
điểm:

Điểm hệ số 1 (kiểm tra 15 phút hay kiểm tra miệng)

Điểm hệ số 2 (điểm kiểm tra một tiết)

Điểm hệ số 3 (điểm thi cuối học kỳ)

Trên cơ sở đó, hệ thống sẽ xác định điểm trung bình cuối học kỳ của môn đó2.
Dựa vào kết quả học tập và hạnh kiểm hai học kỳ, hệ thống sẽ xếp loại chung
toàn năm học cho từng học sinh3.

Hệ thống này giúp giáo viên dễ dàng theo dõi và cập nhật điểm số, đồng thời
giúp học sinh và phụ huynh có cái nhìn rõ ràng về quá trình học tập.
2. Hoạt động nghiệp vụ của hệ thống
Trong nhà trường, mỗi học sinh bắt đầu nhập trường phải nộp một bộ hồ sơ
thông tin cá nhân. Nhân viên văn phòng sẽ kiểm tra hồ sơ. Thiếu thông tin, giấy
tờ thì yêu cầu học sinh nộp bổ sung. Nhân viên văn phòng sẽ nhập thông tin về
học sinh (sơ yếu lý lịch). Sau khi nhà trường tiến hành xếp lớp cho hoc sinh thì
tiến hành làm thẻ học sinh.
Mỗi học kỳ, một học sinh có các loại điểm: điểm miệng, điểm 15 phút, điểm một
tiết, điểm thi học kỳ do giáo viên bộ môn cho.
Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm quản
lý kỷ luật của từng học sinh trong lớp. Và cuối mỗi học kỳ giáo viên chủ
nhiệm sẽ nhận xét, đánh giá hạnh kiểm. Cuối mỗi học kỳ, giáo viên chủ nhiệm sẽ
thông báo kết quả học tập cả học kỳ cho học sinh.
Sau mỗi học kỳ, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn sẽ nhập điểm cho học
sinh mình phụ trách dạy. Các giáo viên có quyền cập nhật điểm (thêm, sửa, xóa
điểm) trong thời gian qui định. Ngoài ra giáo viên có thể thống kê kết quả học
kỳ theo lớp, theo môn và kết quả cả năm theo lớp, theo môn. Điểm tổng kết môn
học được làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất.

Ngoài ra, người quản lý sẽ tiếp nhận học sinh mới, lập bảng phân lớp và lập bảng
phân công giáo viên.
Hệ thống quản lý học sinh dựa vào họ tên, lớp, ngày sinh, địa chỉ. Mỗi khi có sự
luân chuyển về số lượng học sinh trong lớp thì học sinh mới chuyển vào được đưa
vào cuối danh sách của lớp mới.
3. Xác định tác nhân
3.1 Xác định các tác nhân của hệ thống

 Học sinh và phụ huynh: Tìm kiếm thông tin và điểm của học sinh.
 ADMIN: (người quản lý) Có vai trò quản lý thông tin, quản lý điểm và phân công giáo
viên.
 Giáo viên: Tham gia vào quá trình quản lý điểm của hệ thống. Giáo viên có vai trò cập
nhật điểm của học sinh, đánh giá hạnh kiểm của học sinh.

3.2 Xác định các tác nhân sử dụng hệ thống


- Đối với giáo viên:
+ Đăng nhập hệ thống theo mã giáo viên
+ Quản lý thông tin học sinh và lớp học
+ Quản lý điểm học sinh
+ Tra cứu thông tin
+ Thống kê danh sách những học sinh tốt nghiệp hay không tốt nghiệp; lên lớp hay
không lên lớp; hạnh kiểm, xếp loại và khen thưởng

- Đối với người quản lý:


+ Đăng nhập hệ thống theo quyền admin.
+ Quản lý thông tin học sinh.
+ Quản lý thông tin giáo viên.
+ Quản lý thông tin lớp.
+ Quản lý thông tin môn học.
+ Quản lý điểm.
+ Tra cứu thông tin.

- Đối với học sinh và phụ huynh:


+ Tra cứu thông tin cá nhân của học sinh: họ tên học sinh, ngày tháng năm sinh, quê
quán, họ tên phụ huynh,….
+ Tra cứu điểm
III. PHA PHÂN TÍCH

1. Xây dựng biểu đồ use case

a) Biểu đồ use case tổng quát

b) Phân rã biểu đồ use case

- Đối với giáo viên


- Đối với học sinh và phụ huynh
- Đối với admin

- Đối với Tổ trưởng bộ môn


- Phân rã use case đăng nhập

2. Xây dựng biểu đồ lớp phân tích

3. Biểu đồ trạng thái

0. Trạng thái đăng ký


khoi tao Dien thong tiep nhan thong tin Kiem tra thong thong tin hop le Dang ky
tin vao form tin nhap thanh cong
b. Trạng thái đăng nhập

c. Trạng thái điểm

d. Trạng thái sửa điểm


IV. PHA THIẾT KẾ

1. Các biểu đồ tuần tự.

Biểu đồ tuần tự ca sử dụng Đăng nhập hệ thống

Biểu đồ tuần tự ca sử dụng Quản lý thông tin giáo viên


Biểu đồ tuần tự ca sử dụng Quản lý thông tin lớp học

Biểu đồ tuần tự ca sử dụng Quản lý thông tin học sinh


Biểu đồ tuần tự ca sử dụng Quản lý thông tin môn học

Biểu đồ tuần tự ca sử dụng Quản lý Điểm


Biểu đồ tuần tự ca sử dụng Phân công giáo viên
Biểu đồ tuần tự ca sử dụng Thống kê

Biểu đồ tuần tự ca sử dụng Tra cứu thông tin


2. Thiết kế riêng từng chức năng

Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng Đăng nhập hệ thống

Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng Quản lý thông tin giáo viên
Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng Quản lý thông tin lớp học

Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng Quản lý thông tin học sinh
Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng Quản lý thông tin môn học

Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng Quản lý điểm


Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng Phân công giáo viên

Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng Thống kê


Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng Tra cứu thông tin
3. Biểu đồ hoạt động

Biểu đồ hoạt động chức năng đăng nhập


Biểu đồ hoạt động của chức năng quản lý thông tin giáo viên, lớp học, học sinh,
môn học, điểm
Biểu đồ hoạt động của chức năng phân công giáo viên
Biểu đồ hoạt động của chức năng thống kê
Biểu đồ hoạt động của chức năng tra cứu thông tin
4. Biểu đồ triển khai

V. Kết luận

Qua quá trình tìm hiểu và xây dựng hệ thống quản lý điểm, cộng thêm sự giảng dạy
trên lớp của cô Đỗ Thanh Bình, chúng em đã phần nào hiểu được quy trình, cách
thức xây dưng một hệ thống. Chúng em đã hiểu hơn về các biểu đồ trong ngôn ngữ
UML như use case, biểu đồ hoạt động, biểu đồ trình tự, biểu đồ lớp,... và thấy được
tầm quan trọng của các biểu đồ đó trong các dự án.
Trên đây là toàn bộ những hiểu biết của chúng em về đề tài “Phân tích hệ thống
quản lý điểm”. Do lần đầu làm đề tài về chủ đề này nên nhóm chúng em không
tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được cô nhận xét, góp ý để bài làm của chúng em
hoàn thiện hơn và có thể làm tốt hơn những đề tài sau.

You might also like