Bài số 13

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

KHÓA HỌC LUYỆN THI VÀO 6 CHẤT LƯỢNG CAO

§13. CÁC BÀI TOÁN KHÁC


A. ÔN TẬP - TỰ KIỂM TRA

1. Bài toán tổ hợp – phương pháp sơ đồ cây

Bài 1: Một giải đấu cờ vua có 12 kì thủ tham dự. Cứ hai kì thủ đấu
với nhau một trận. Hỏi có tất cả bao nhiêu trận đấu?
Đáp số: Dòng 10
Bài 2: Bạn Cúc có 4 cái áo màu xanh, đỏ, tím, vàng, 4 cái quần
màu xanh, đỏ, tím, vàng và 4 cái mũ màu xanh, đỏ, tím
vàng. Hỏi bạn ấy có bao nhiêu cách để tạo nên một bộ đồ
gồm áo, quần và mũ sao cho ba thứ ấy có màu khác nhau?
Đáp số: Dòng 16
Bài 3: Ở bản đồ dưới đây, từ A đến B chỉ có thể đi theo 2 hướng: Từ
trên xuống dưới và từ trái sang phải. Hỏi có tất cả bao
nhiêu cách để đi từ A đến B?

Đáp số: Dòng 6

LỚP TOÁN THẦY KIÊN Trang 1


2. Dãy số và bài toán trồng cây

Bài 4: Người ta trồng cây trên một đoạn đường từ A đến B dài 1,3
km. Sao cho các cây liên tiếp cách nhau 50 m. Mỗi cây có
giá 300000 đồng. Hỏi cần bao nhiêu tiền để mua cây?

Đáp số: Dòng 20


Bài 5: Hai bác thợ cưa một cây gỗ dài 4,8 m thành các đoạn nhỏ,
mỗi đoạn dài 40 cm. Mỗi lần cưa mất 3 phút, chuẩn bị cho
lần cưa tiếp theo mất 2 phút. Hỏi hai bác ấy mất bao nhiêu
thời gian để hoàn thành công việc?
Đáp số: Dòng 13
Bài 6: Cho dãy số: 1; 4; 9; 16; ...
Tìm số hạng thứ 2000 của dãy số đó.
Đáp số: Dòng 1
Bài 7: Cho dãy số:
1; 3; 6; 10; 15; ...
Hỏi số 190 đứng thứ bao nhiêu trong dãy số đã cho?
Đáp số: Dòng 11

3. Bài toán trung bình cộng

Bài 8: Một đội làm một số sản phẩm trong 3 ngày. Ngày thứ nhất
làm ít hơn số sản phẩm trung bình mỗi ngày làm được là 5
sản phẩm. Biết ngày thứ hai làm được 100 sản phẩm, ngày
thứ ba làm được 107 sản phẩm, hỏi ngày thứ nhất làm được
bao nhiêu sản phẩm?
Đáp số: Dòng 4

LỚP TOÁN THẦY KIÊN Trang 2


Bài 9: Một câu lạc bộ âm nhạc có 10 bạn nhỏ và chị phụ trách. Biết
rằng tuổi trung bình của các bạn nhỏ là 10 tuổi. Tuổi của
chị phụ trách nhiều hơn tuổi trung bình của cả câu lạc bộ là
10 tuổi. Hỏi chị phụ trách bao nhiêu tuổi?
Đáp số: Dòng 17

4. Các bài toán về phân số

Bài 10: Một đơn vị sửa một đoạn đường trong 4 ngày. Ngày thứ
1 1
nhất sửa được đoạn đường, ngày thứ hai sửa được
3 4
1
đoạn đường, ngày thứ ba sửa được đoạn đường. Biết ngày
5
thứ tư sửa được 39 m đường. Hỏi đoạn đường dài bao nhiêu
mét?
Đáp số: Dòng 3
Bài 11: Bạn Minh đọc một cuốn sách trong 3 ngày. Ngày thứ nhất
1
bạn ấy đọc được số trang sách. Ngày thứ hai bạn ấy đọc
4
2
được số trang sách còn lại. Ngày thứ ba bạn ấy đọc 27
5
trang nữa thì hoàn thành. Hỏi cuốn sách có bao nhiêu
trang?
Đáp số: Dòng 19
Bài 12: Một người phải làm một số sản phẩm trong 3 ngày. Ngày
1
thứ nhất làm được số sản phẩm. Ngày thứ hai làm được
3
4
số sản phẩm làm được trong ngày thứ nhất. Biết ngày thứ
5
ba người đó làm được 30 sản phẩm, hỏi người đó làm được
tổng cộng bao nhiêu sản phẩm?

LỚP TOÁN THẦY KIÊN Trang 3


Đáp số: Dòng 8

5. Phương pháp tính ngược từ cuối

Bài 13: Một người bán một rổ cam. Lần thứ nhất bán được một nửa
số cam trong rổ và 1 quả. Lần thứ hai bán được một nửa số
cam trong rổ và 1 quả. Lần thứ ba bán được một nửa số cam
trong rổ và 1 quả. Cuối cùng bán 9 quả nữa thì hết. Hỏi ban
đầu trong rổ có bao nhiêu quả cam?
Đáp số: Dòng 18
1
Bài 14: Bác Lan đem một số tiền đi chợ. Bác mua thức ăn hết số
3
tiền, mua hoa quả hết 60000 đồng, sau đó bác mua đồ gia
2
dụng hết số tiền còn lại, cuối cùng bác mua một bó hoa
3
hết 100000 đồng thì vừa hết. Hỏi bác mang đi chợ bao
nhiêu tiền?
Đáp số: Dòng 2
1
Bài 15: Một người bán một bao gạo. Lần thứ nhất bán bao và 3
4
1
kg, lần thứ hai bán số gạo còn lại và 2 kg, lần thứ ba bán
3
1
số gạo còn lại và 1 kg, lần thứ tư bán 10 kg thì hết. Hỏi
2
bao gạo lúc đầu có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Đáp số: Dòng 9

LỚP TOÁN THẦY KIÊN Trang 4


Bài 16: Hai thùng A và B có tổng cộng 80 l nước. Rót từ thùng A
sang thùng B số nước bằng số nước mà thùng B đang có, sau
đó rót từ thùng B sang thùng A số nước bằng số nước thùng
A đang có. Cuối cùng hai thùng có số nước như nhau. Hỏi
lúc đầu mỗi thùng có bao nhiêu lít nước?
Đáp số: Dòng 7

6. Bài toán hai hiệu số

Bài 17: Chị có một số cái kẹo chia cho một số em. Nếu chia cho mỗi
em 6 cái thì chị còn thừa 3 cái. Nếu chia cho mỗi em 7 cái
thì chị thiếu 3 cái. Hỏi chị có bao nhiêu cái kẹo và có bao
nhiêu em được chia?
Đáp số: Dòng 15
Bài 18: Một gia đình chuẩn bị một số mâm cỗ mời khách. Nếu xếp
mỗi mâm 4 người thì còn thiếu 1 mâm. Nếu xếp mỗi mâm 5
người thì còn thừa 1 mâm. Hỏi có bao nhiêu mâm cỗ và bao
nhiêu người ăn?
Đáp số: Dòng 12
Bài 19: Để mua một chiếc xe máy, bác Dân phải bán 2,5 tấn lúa
nhưng vẫn thiếu 2500000 đồng. Nếu bán 3 tấn lúa thì thừa
1000000 đồng. Hỏi chiếc xe máy giá bao nhiêu tiền?

Đáp số: Dòng 5


Bài 20: Một đơn vị bộ đội thuê một số thuyền để chở người qua
sông. Nếu mỗi thuyền chở 7 người thì còn thiếu 1 thuyền.
Nếu mỗi thuyền chở 8 người thì còn thừa 1 thuyền. Hỏi có
bao nhiêu người qua sông và bao nhiêu chiếc thuyền?
Đáp số: Dòng 14

LỚP TOÁN THẦY KIÊN Trang 5


B. ĐÁP SỐ

Dòng Đáp số

1 4 000000

2 540000 đồng

3 180 m

4 96 sản phẩm

5 20000000 đồng

6 35 cách

7 Thùng A: 50 l; Thùng B: 30 l

8 75 sản phẩm

9 52 kg

10 66 trận

11 Thứ 19

12 9 mâm; 40 người

13 53 phút

14 112 người; 15 thuyền

15 6 em; 39 cái kẹo

16 24 cách

LỚP TOÁN THẦY KIÊN Trang 6


17 21 tuổi

18 86 quả

19 60 trang

20 8100000 đồng

C. ĐÁP ÁN - LỜI GIẢI


Bài 1: Một giải đấu cờ vua có 12 kì thủ tham dự. Cứ hai kì thủ đấu
với nhau một trận. Hỏi có tất cả bao nhiêu trận đấu?
Giải:
Giả sử cứ mỗi kì thủ đấu với 11 kì thủ còn lại 1 trận thì có tất
cả: 12  11  132 (trận)
Nhưng như thế, mỗi trận đấu đã được tính 2 lần, chẳng hạn
A-B và B-A. Vậy số trận đấu là:
132 : 2  66 (trận)
Đáp số: 66 trận
Bài 2: Bạn Cúc có 4 cái áo màu xanh, đỏ, tím, vàng, 4 cái quần
màu xanh, đỏ, tím, vàng và 4 cái mũ màu xanh, đỏ, tím
vàng. Hỏi bạn ấy có bao nhiêu cách để tạo nên một bộ đồ
gồm áo, quần và mũ sao cho ba thứ ấy có màu khác nhau?
Giải:
Cúc có 4 cách để chọn áo.
Với mỗi cách chọn áo, có 3 cách chọn quần (khác màu áo).
Với mỗi cách chọn áo và quần, có 2 cách chọn mũ (khác
màu áo và quần).

LỚP TOÁN THẦY KIÊN Trang 7


Vậy Cúc có: 4  3  2  24 cách để tạo nên một bộ đồ.
Đáp số: 24 cách
Bài 3: Ở bản đồ dưới đây, từ A đến B chỉ có thể đi theo 2 hướng: Từ
trên xuống dưới và từ trái sang phải. Hỏi có tất cả bao
nhiêu cách để đi từ A đến B?

Giải:
Số cách đi từ A đến mỗi ngã ba hoặc ngã tư bằng tổng số
cách đi từ A đến điểm phía trên nó và số cách đi từ A đến
điểm bên trái nó. Nên ta có bảng số cách đi từ A đến mỗi
điểm như sau:

Vậy số cách đi từ A đến B là: 35 cách.

LỚP TOÁN THẦY KIÊN Trang 8


Đáp số: 35 cách
Bài 4: Người ta trồng cây trên một đoạn đường từ A đến B dài 1,3
km. Sao cho các cây liên tiếp cách nhau 50 m. Mỗi cây có
giá 300000 đồng. Hỏi cần bao nhiêu tiền để mua cây?

Giải:
Đổi: 1,3 km  1300 m.
Số khoảng cách giữa các cây là:
1300 : 50  26 (khoảng cách)
Số cây cần mua là:
26  1  27 (cây)
Số tiền mua cây là:
300000  27  8100000 (đồng)

Đáp số: 8100000 đồng

Bài 5: Hai bác thợ cưa một cây gỗ dài 4,8 m thành các đoạn nhỏ,
mỗi đoạn dài 40 cm. Mỗi lần cưa mất 3 phút, chuẩn bị cho
lần cưa tiếp theo mất 2 phút. Hỏi hai bác ấy mất bao nhiêu
thời gian để hoàn thành công việc?
Giải:
Đổi: 4,8 m  480 cm.
Số đoạn gỗ là: 480 : 40  12 (đoạn)

Số lần cưa là: 12  1  11 (lần)


Tổng thời gian cưa là: 11  3  33 (phút)

LỚP TOÁN THẦY KIÊN Trang 9


Số lần chuẩn bị cho lần cưa tiếp theo là: 11  1  10 (lần)
Tổng thời gian chuẩn bị là: 10  2  20 (phút)
Tổng thời gian hoàn thành công việc là: 33  20  53 (phút)
Đáp số: 53 phút
Bài 6: Cho dãy số: 1; 4; 9; 16; ...
Tìm số hạng thứ 2000 của dãy số đó.
Giải:
Nhận thấy:
Số hạng thứ nhất: 1  1  1
Số hạng thứ hai: 4  2 2
Số hạng thứ ba: 9  3 3
Số hạng thứ tư: 16  4  4
...
Số hạng thứ 2000 của dãy số là:
 2000  2000  4 000000

Đáp số: 4 000000

Bài 7: Cho dãy số:


1; 3; 6; 10; 15; ...
Hỏi số 190 đứng thứ bao nhiêu trong dãy số đã cho?
Giải:
Số hạng thứ nhất là: 1

Số hạng thứ hai là: 3  1  2  1  2 2 : 2

Số hạng thứ ba là: 6  1  2  3  1  3 3 : 2

LỚP TOÁN THẦY KIÊN Trang 10


Số hạng thứ tư là: 10  1  2  3  4  1  4 4 : 2

Số hạng thứ năm là: 15  1  2  3  4  5  1  5 5 : 2


...
Giả sử số 190 đứng thứ n thì:
1  n n : 2  190
n  n  1  380
n  19
Vậy số 190 đứng thứ 19 trong dãy số đã cho.
Đáp số: Thứ 19
Bài 8: Một đội làm một số sản phẩm trong 3 ngày. Ngày thứ nhất
làm ít hơn số sản phẩm trung bình mỗi ngày làm được là 5
sản phẩm. Biết ngày thứ hai làm được 100 sản phẩm, ngày
thứ ba làm được 107 sản phẩm, hỏi ngày thứ nhất làm được
bao nhiêu sản phẩm?
Giải:
Ta có sơ đồ:

Tổng số sản phẩm làm được trong ngày 2 và ngày 3 là:


100  107  207 (sản phẩm)
Số sản phẩm 2 phần là:
207  5  202 (sản phẩm)
Số sản phẩm trung bình làm được là:

LỚP TOÁN THẦY KIÊN Trang 11


202 : 2  101 (sản phẩm)
Số sản phẩm làm được trong ngày thứ nhất là:
101  5  96 (sản phẩm)
Đáp số: 96 sản phẩm
Bài 9: Một câu lạc bộ âm nhạc có 10 bạn nhỏ và chị phụ trách. Biết
rằng tuổi trung bình của các bạn nhỏ là 10 tuổi. Tuổi của
chị phụ trách nhiều hơn tuổi trung bình của cả câu lạc bộ là
10 tuổi. Hỏi chị phụ trách bao nhiêu tuổi?
Giải:
Tổng tuổi của 10 bạn nhỏ là: 10  10  100 (tuổi)

Số tuổi 1 phần là:


100  10  110 (tuổi)
Tuổi trung bình của câu lạc bộ là:
110 : 10  11 (tuổi)
Tuổi của chị phụ trách là: 11  10  21 (tuổi)
Đáp số: 21 tuổi
Bài 10: Một đơn vị sửa một đoạn đường trong 4 ngày. Ngày thứ
1 1
nhất sửa được đoạn đường, ngày thứ hai sửa được
3 4
1
đoạn đường, ngày thứ ba sửa được đoạn đường. Biết ngày
5
thứ tư sửa được 39 m đường. Hỏi đoạn đường dài bao nhiêu
mét?

LỚP TOÁN THẦY KIÊN Trang 12


Giải:
Phân số chỉ phần công việc làm được trong 3 ngày đầu là:
1 1 1 47
   (đoạn đường)
3 4 5 60
Phân số chỉ phần công việc ngày thứ tư làm được là:
47 13
1  (đoạn đường)
60 60
Chiều dài đoạn đường là:
39 : 13  60  180 (m)
Đáp số: 180 m
Bài 11: Bạn Minh đọc một cuốn sách trong 3 ngày. Ngày thứ nhất
1
bạn ấy đọc được số trang sách. Ngày thứ hai bạn ấy đọc
4
2
được số trang sách còn lại. Ngày thứ ba bạn ấy đọc 27
5
trang nữa thì hoàn thành. Hỏi cuốn sách có bao nhiêu
trang?
Giải:
Số trang còn lại sau ngày thứ hai là 27 trang.
2 3
Ngày thứ hai, khi đọc số trang còn lại thì còn số trang
5 5
còn lại. Vậy số trang còn lại sau ngày thứ nhất là:
27 : 3  5  45 (trang)
1 3
Ngày đầu, khi đọc số trang thì còn lại số trang.
4 4
Vậy số trang của cuốn sách là:

LỚP TOÁN THẦY KIÊN Trang 13


45 : 3  4  60 (trang)
Đáp số: 60 trang
Bài 12: Một người phải làm một số sản phẩm trong 3 ngày. Ngày
1
thứ nhất làm được số sản phẩm. Ngày thứ hai làm được
3
4
số sản phẩm làm được trong ngày thứ nhất. Biết ngày thứ
5
ba người đó làm được 30 sản phẩm, hỏi người đó làm được
tổng cộng bao nhiêu sản phẩm?
Giải:
Phân số chỉ số sản phẩm làm được trong ngày thứ hai là:
1 4 4
  (Tổng số sản phẩm)
3 5 15
Phân số chỉ tổng số sản phẩm làm được trong 2 ngày đầu là:
1 4 3
  (Tổng số sản phẩm)
3 15 5
Phân số chỉ số sản phẩm làm được ngày 3 là:
3 2
1  (Tổng số sản phẩm)
5 5
Tổng số sản phẩm làm được là:
30 : 2  5  75 (sản phẩm)
Đáp số: 75 sản phẩm
Bài 13: Một người bán một rổ cam. Lần thứ nhất bán được một nửa
số cam trong rổ và 1 quả. Lần thứ hai bán được một nửa số
cam trong rổ và 1 quả. Lần thứ ba bán được một nửa số cam
trong rổ và 1 quả. Cuối cùng bán 9 quả nữa thì hết. Hỏi ban
đầu trong rổ có bao nhiêu quả cam?

LỚP TOÁN THẦY KIÊN Trang 14


Giải:
Số cam còn lại sau lần bán thứ ba là 9 quả.
Số cam còn lại sau lần bán thứ hai là:
9  1 2  20 (quả)
Số cam còn lại sau lần bán thứ nhất là:
20  1 2  42 (quả)
Số cam ban đầu là:
 42  1 2  86 (quả)
Đáp số: 86 quả
1
Bài 14: Bác Lan đem một số tiền đi chợ. Bác mua thức ăn hết số
3
tiền, mua hoa quả hết 60000 đồng, sau đó bác mua đồ gia
2
dụng hết số tiền còn lại, cuối cùng bác mua một bó hoa
3
hết 100000 đồng thì vừa hết. Hỏi bác mang đi chợ bao
nhiêu tiền?
Giải:
Số tiền còn lại sau khi mua đồ gia dụng là 100000 đồng

2 1
Khi mua đồ gia dụng hết số tiền còn lại thì còn lại số
3 3
tiền đó. Vậy số tiền còn lại sau khi bác mua hoa quả là:
100000  3  300000 (đồng)

Số tiền còn lại sau khi mua thức ăn là:


300000  60000  360000 (đồng)

LỚP TOÁN THẦY KIÊN Trang 15


1 2
Khi mua thức ăn hết số tiền mang theo thì còn lại số
3 3
tiền mang theo. Vậy số tiền bác mang theo là:
360000 : 2  3  540000 (đồng)

Đáp số: 540000 đồng

1
Bài 15: Một người bán một bao gạo. Lần thứ nhất bán bao và 3
4
1
kg, lần thứ hai bán số gạo còn lại và 2 kg, lần thứ ba bán
3
1
số gạo còn lại và 1 kg, lần thứ tư bán 10 kg thì hết. Hỏi
2
bao gạo lúc đầu có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Giải:
Số gạo còn lại sau lần bán thứ ba là 10 kg.
Số gạo còn lại sau lần bán thứ hai là:
10  1 2  22 (kg)
Số gạo còn lại sau lần bán thứ nhất là:
22  2 : 2  3  36 (kg)
Số gạo ban đầu là:
36  3 : 3  4  52 (kg)
Đáp số: 52 kg
Bài 16: Hai thùng A và B có tổng cộng 80 l nước. Rót từ thùng A
sang thùng B số nước bằng số nước mà thùng B đang có, sau
đó rót từ thùng B sang thùng A số nước bằng số nước thùng
A đang có. Cuối cùng hai thùng có số nước như nhau. Hỏi
lúc đầu mỗi thùng có bao nhiêu lít nước?

LỚP TOÁN THẦY KIÊN Trang 16


Giải:
Số lít nước cuối cùng ở mỗi thùng là:
80 : 2  40 (l)
Số lít nước ở thùng A sau lần rót thứ nhất là:
40 : 2  20 (l)
Số lít nước ở thùng B sau lần rót thứ nhất là:
80  20  60 (l)
Số lít nước ở thùng B lúc đầu là:
60 : 2  30 (l)
Số lít nước ở thùng A lúc đầu là:
80  30  50 (l)
Đáp số: Thùng A: 50 l; Thùng B: 30 l
Bài 17: Chị có một số cái kẹo chia cho một số em. Nếu chia cho mỗi
em 6 cái thì chị còn thừa 3 cái. Nếu chia cho mỗi em 7 cái
thì chị thiếu 3 cái. Hỏi chị có bao nhiêu cái kẹo và có bao
nhiêu em được chia?
Giải:
Lúc đầu chị chia cho mỗi em 6 cái thì chị còn thừa 3 cái.
Chị chia thêm cho mỗi em 7  6  1 cái nữa thì chị cần thêm
3 cái nữa mới đủ, tức là thêm: 3  3  6 (cái)
Vậy số em được chia là: 6 : 1  6 (em)
Số kẹo của chị là: 6  6  3  39 (cái)
Đáp số: 6 em; 39 cái kẹo
Bài 18: Một gia đình chuẩn bị một số mâm cỗ mời khách. Nếu xếp
mỗi mâm 4 người thì còn thiếu 1 mâm. Nếu xếp mỗi mâm 5

LỚP TOÁN THẦY KIÊN Trang 17


người thì còn thừa 1 mâm. Hỏi có bao nhiêu mâm cỗ và bao
nhiêu người ăn?
Giải:
Nếu xếp mỗi mâm 4 người thì còn thiếu 1 mâm, tức là thừa
4 người.
Nếu xếp thêm mỗi mâm 1 người thì không những xếp được
chỗ cho 4 người đó mà còn thừa 1 mâm, tức là có thể xếp
thêm được 5 người nữa, tức là xếp thêm được tổng cộng:
5  4  9 người.
Vậy số mâm cỗ là: 9 : 1  9 (mâm)
Số người ăn là: 9  4  4  40 (người)
Đáp số: 9 mâm 40 người
Bài 19: Để mua một chiếc xe máy, bác Dân phải bán 2,5 tấn lúa
nhưng vẫn thiếu 2500000 đồng. Nếu bán 3 tấn lúa thì thừa
1000000 đồng. Hỏi chiếc xe máy giá bao nhiêu tiền?

Giải:
Số tấn lúa bác Dân bán thêm là: 3  2, 5  0, 5 (tấn)
Khi bán thêm 0,5 tấn thì không những bác bù được số tiền
còn thiếu mà còn thừa. Vậy giá tiền 0,5 tấn lúa là:
2500000  1000000  3 500000 (đồng)

Giá tiền mỗi tấn lúa là:


3 500000 : 0, 5  7 000000 (đồng)

Giá chiếc xe máy là:


7 000000  3  1000000  20000000 (đồng)

Đáp số: 20000000 đồng

LỚP TOÁN THẦY KIÊN Trang 18


Bài 20: Một đơn vị bộ đội thuê một số thuyền để chở người qua
sông. Nếu mỗi thuyền chở 7 người thì còn thiếu 1 thuyền.
Nếu mỗi thuyền chở 8 người thì còn thừa 1 thuyền. Hỏi có
bao nhiêu người qua sông và bao nhiêu chiếc thuyền?
Giải:
Nếu mỗi thuyền chở 7 người thì còn thiếu 1 thuyền tức là
thừa 7 người.
Nếu mỗi thuyền xếp thêm 1 người nữa (thành 8 người) thì
không những chở được 7 người đó mà còn thừa 1 thuyền, tức
là có thể chở thêm được 8 người nữa. Vậy tổng cộng chở
thêm được: 7  8  15 (người)
Số thuyền là: 15 : 1  15 (thuyền)
Số người qua sông là: 15  7  7  112 (người)
Đáp số: 112 người; 15 thuyền

LỚP TOÁN THẦY KIÊN Trang 19

You might also like