Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Đề bài: “Tác phẩm văn học là một công trình sáng tạo nghệ thuật bởi lao động

của người nghệ


sĩ đúng là lao động sáng tạo.”

( Nguyễn Minh Châu)

Em hiểu như thế nào về nhận định trên? Phân tích bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính
(SGK Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục) để thấy được những đóng góp, sáng tạo của Phạm
Tiến Duật đối với thơ ca Việt Nam

MB:

Để có được sản phẩm tốt, người lao động phải làm việc miệt mài, hăng say với tất cả tri
thức mà mình có. Sáng tác văn chương cũng là lao động, chỉ khác với các nghề lao động khác là
sản phẩm của quá trình lao động không nặng về giá trị vật chất mà mang ý nghĩa tinh thần sâu
sắc. Hơn thế nữa sản phẩm của lao động nghệ thuật lại đòi hỏi khắt khe hơn sản phẩm của bất cứ
ngành nghề nào về sự khác biệt, độc đáo riêng. Sản phẩm mà người nghệ sĩ làm ra không được
phép giống với bất cứ tác phẩm văn học nào trước đó, tuyệt đối không có sự sao chép, nó giống
như một thực thể duy nhất. Qua bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính ta có thể thấy được
những đóng góp, sáng tạo của Phạm Tiến Duật đối với thơ ca Việt Nam và tác phẩm văn học
là một công trình sáng tạo nghệ thuật bởi lao động của người nghệ sĩ đúng là lao động sáng tạo.

TB:

LĐ 1: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

- Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) LÀ một trong những gương mặt tiêu biểu cúa thế hệ các
nhà trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Thơ Phạm Tiến Duật
tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua hai hình
tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

- Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ được giải Nhất cuôc thi
thơ của báo Văn nghệ năm 1969, về sau được in trong tập Vầng trăng và quầng lửa năm
1970. Được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra gay go, ác
liệt. Với âm điệu hào hùng, khỏe khắn bài thơ đã thực sự trở thành hồi khèn xung trận,
tiếng hát quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ. Thi phẩm thể hiện rõ những
đóng góp của Phạm Tiến Duật đối với thơ ca Việt Nam cả về phương diện nội dung và
hình thức.

LĐ 2: Những sáng tạo của Phạm Tiến Duật Trong “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

a, Về nội dung:
Sáng tạo trong cách nhìn, cách cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe trên tuyến
đường Trường Sơn. Những người lính lái xe ra chiến trường với tư thế ung dung, hiên ngang,
tự tin, tâm hồn lãng mạn, yêu đời: Trên tuyến đường Trường Sơn đầy khói lửa, người lính lái
xe ra trận:

“Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

Từ láy “ ung dung”, điệp từ “nhìn” lặp lại 3 lần đã khẳng định tư thế, tâm thế bình tĩnh,
ung dung, vững chãi của người lái xe trong ca bin. Họ sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn thử
thách ở phía trước. Cảm giác thích thú, khoan khoái khi được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên,
được hòa mình với thiên nhiên, tự do giao cảm, chiêm ngưỡng thế giới qua những chiếc xe
không kính. Nét hồn nhiên, tếu táo đậm chất lính, ô cửa không kính lại khiến tâm hồn họ bay
bổng giữa thiên nhiên.

”Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái”

Có rất nhiều cảm giác thú vị đến với người lính trên những chiếc xe không kính. Xe lao
nhanh qua mặt trận, gió Trường Sơn làm cay mắt, nhưng anh lái xe vẫn thấy con đường chạy vào
tim, đó là đường Trường Sơn nối liền hai miền Nam Bắc, đường cứu nước mà anh đang đi, thiên
nhiên ùa vào buồng lái trở thành đồng chí, đồng đội theo anh ra chiến trường. Hình ảnh người
lính lái xe hào hoa, kiêu bạc, lãng mạn, yêu đời, trẻ trung. Hiện thực khốc liệt đã hóa nên thơ
dưới ngòi bút của Phạm Tiến Duật.

Người lính lái xe với tinh thần lạc quan, trẻ trung sôi nổi bất chấp khó khăn nguy hiểm

“Không có kính ừ thì có bụi

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”

Điệp cấu trúc” Không có…ừ thì” đứng trước khó khăn gian khổ, hi sinh mà người lính
không hề run sợ, né tránh mà ngược lại càng vững vàng, thể hiện bản lĩnh anh bộ đội cụ Hồ đứng
cao hơn nguy hiểm. Họ ngạo nghễ cười “ ha ha”, tiếng cười thoải mái. Niềm vui, tiếng cười được
cất lên giữa nguy hiểm, gian khổ, tiếng cười xua đi mọi mệt mỏi của cuộc hành trình. Thái độ
ngạo nghễ, không mảy may để ý đến gian khổ” chưa cầ rửa, chưa cần thay” họ phớt lờ châm
thuốc hút phì phèo. Tâm thế vững chãi của lòng dũng cảm, thái độ hiên ngang đã chế ngự được
nguy hiểm trùng trùng bủa vây nơi mặt trận.

Những người lính có tình đồng chí, dồng đội sâu đậm, tự nhiên.

“ Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”

Cuộc chiến tranh khốc liệt đã găn kết họ trở thành 1 tiểu đội, trở thành bạn bè của nhau cùng trải
qua mưa bom, bão đạn. Cái bắt tay qua cửa kính vỡ vừa hiện thực vừa lãng mạn. Kính vỡ là do
bom giật, bom rung nhưng lại khiến người lính lái xe có thêm cơ hội gắn kết tình đồng đội, trở
thành điều kiện thuận lợi để các anh thể hiện tình cảm, niềm tin, trao cho nhau sức mạnh, bù đắp
tinh thần cho những thiếu thốn về vật chất. Hơn thế nữa cái bắt tay còn là lời hứa quyết tâm
hoàn thành nhiệm vụ.

Tình đồng chí, đồng đội của người lính càng gắn bó thân thiết, ấm áp hơn qua những giờ giải lao,
sinh hoạt đời thường những người lính xích lại gần nhau thành một gia đình

“ Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”

Đó là gia đình của những con người cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu. Tình đồng chí,
đồng đội đã biên thành động lực giúp các anh vượt qua khó khăn, nguy hiểm, chiến đấu bảo vệ
Tổ quốc. Sức mạnh của người lính thời đại Hồ Chí Minh là vẻ đẹp kết hợp truyền thống và hiện
đại. Họ là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là hình tượng đẹp nhất của thế kỉ “Như
Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi”

Những người lính có lòng yêu nước, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Sự gian khổ nơi
chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội phần nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe
ngày đêm nối đuôi nhau tiến về phía trước:

“ Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi lại đi trời xanh thêm”

Từ láy “ chông chênh” cho thấy những khó khăn gian khổ mà người lính gặp phải, nhưng cũng
mô phỏng nhịp lăn bánh của những chiếc xe. Ngay cả trong giấc ngủ người lính cũng sẵn sàng
lên đường. Ẩn dụ “trời xanh” là niềm tin vào tương lai Tổ quốc thống nhất.

“ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”


Hoán dụ trái tim: ngợi ca phẩm chất của người lính, yêu nước, can đảm bản lĩnh, người lính
chính là trái tim của những chiếc xe biến dạng, méo mó.Trái tim dạt dào tình yêu Tổ quốc như
máu thịt, sục sôi căm thù giặc Mĩ. Sức mạnh quyết định chiến thắng không chỉ là sức mạnh của
vũ khí mà còn là sức mạnh của lòng yêu nước, ý chí, niềm lạc quan, tin tưởng, tinh thần quyết
chiến quyết thắng của con người. Nhà thơ đã phát huy cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam
trái tim khao khát độc lập, tình yêu nước của một thế hệ :

“ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

Sáng tạo trong thể hiện tiếng nói, khẳng định cảm xúc của cái tôi cá nhân: Cảm xúc chân
thành, dạt dào tình yêu nước ấn chứa trong giọng điệu ngang tàng, nghịch ngợm, tếu táo đậm
chất lính. Sự vui tươi, sôi nổi, trẻ trung hồn nhiên, hóm hỉnh, dí dỏm nhưng không kém phần sâu
sắc làm cho lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, lời nói hàng ngày nhưng vẫn thú vị và giàu
chất thơ

Phạm Tiến Duật còn có nhiều sáng tạo về nghệ thuật. Đầu tiên phải kể đến là cách đặt nhan đề
cho bài thơ, nhan đề dài tưởng chừng có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc ở vẻ lạ, độc
đáo.Nhan đề làm nổi bật rõ hình ảnh toàn bài: Những chiếc xe không kính. Tác giả đã thêm vào
nhan đề hai chữ bài thơ như nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của mình: không chỉ viết
về những chiếc xe không kính và hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu muốn nói về
chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang vượt lên những
thiếu thốn, gian khổ nguy hiểm của chiến tranh.

Tiếp đến là sáng tạo trong cách khai thác hiện thực qua việc thể hiện hình ảnh những chiếc xe
không kính. Xưa nay hình ảnh tàu xe đưa vào thơ ca thường được mĩ lệ hóa, lãng mạn hóa, mang
ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã. Phạm Tiến Duật
đưa vào trong thơ những chiếc xe không kính được miêu tả chi tiết, chân thực đến trần trịu
thường gặp trên tuyến đường Trường Sơn. Phải có tâm hồn nhạy cảm, tinh nghịch, ngang tàng,
trẻ trung sôi nổi, tự nhiên của tuổi tre, tâm hồn hiên ngang, anh dũng mới phát hiện ra chất thơ
của hiện thực cuộc chiến khốc liệt, của những chiếc xe không kính vào thơ và biến nó trở thành
biểu tượng độc đáo của thơ ca thời kì chống Mĩ. Ngôn ngữ thơ cũng là sáng tạo độc đáo, nó giản
dị, ngồn ngộn chất sống, đời sống chiến trường, vừa làm giàu thêm chất liệu thơ ca vừa thể hiện
chân thực hình ảnh người lính lái xe. Giong thơ, lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, lời nói
thường ngày. Đây chính là nét độc đáo tạo nên giọng điệu thwo trẻ trung, sôi nổi, ngang tàng,
tinh nghịch, tự nhiên thể hiện cái hiên ngang, bất chấp coi thường mọi khó khăn nguy hiểm của
các anh lính lái xe Trường Sơn. Thể thơ được vận dụng linh hoaytkeets hợp giữa thể thơ 7 chữ
với thể 8 chữ, có chỗ 6 hay 10 chữ tạo cho bài thơ một điệu thơ gần với lời nói tự nhiên sinh
động góp phần tạo nên chất thơ mới, giọng điệu mới của thơ ca chống Mĩ.

KB:
Sự sáng tạo của Phạm Tiến Duật trong bài thơ Bài thơ về tiểu dội xe không kính trên cơ sở kế
thừa những nét đẹp truyền thống của hình tượng người lính trong văn học, với quan niệm “ chủ
yếu đi tìm cái đẹp từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống” Phạm Tiến Duật đưa tất cả
chất liệu hiện thực của cuộc sống chiến trường vào thơ. Cách tiếp nhận hiện thực độc đáo đã tạo
nên giong điệu mới mẻ, hồn nhiên, hóm hỉnh, sâu sắc không lẫn với ai của ông. Lời nhận định
cho thấy yêu cầu của người nghệ sĩ khi lao động nghệ thuật là phải dám sáng tạo, dẫu đôi khi
sáng tạo lại là dấn thân vào những cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm bởi đó là thiên chức cao quý của
người cầm bút. Sáng tạo trên cơ sở kế thừa và phát huy. Sự sáng tạo góp phần làm nên gương
mặt tinh thần riêng của mõi nahf văn, diện mạo của nền văn học, thúc đẩy sự phát triển của nghệ
thuật. Còn với bạn đọc cần thưởng thức và trân trongj những sáng tạo nghệ thuật của người nghệ
sĩ với tất cả tâm hồm của người đồng sáng tạo.

You might also like