Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Đề đọc hiểu

Đề 1:Đọc kĩ đoạn trích sau

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận.
Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng
công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất
đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân
trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.
Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường
phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh
viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những
luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip
vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng
điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2012)
Câu 1: ( 0,5 đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên…………………………

Câu 2: (0,5 đ)Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau

Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận.
Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng
công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi
bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

Câu 3: Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau và cho biết tác
dụng .

“Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường
phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh
viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống
rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy
tính?”
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Câu 4 (0,5đ) Thông điệp sâu sắc mà em rút ra được từ văn bản trên là gì?

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Đề 2:
Đề 1:Đọc kĩ đoạn trích sau

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“ Thế giới bên ngoài chính là tấm gương phản chiếu thế giới bên trong con
người bạn.Nó tạo nên một triết lí vô cùng giá trị.Bạn sẽ trở thành những gì
mà bạn thường nghĩ đến nhất.

Khi được hỏi về những điều mình thường nghĩ đến, những người thành đạt
cho biết họ thường nghĩ đến những điều mà họ muốn và làm sao đạt được
điều đó. Trong khi đó,những người thất bại lại thường nghĩ và nói về những
điều mà họ không muốn gặp phải .Họ bận rộn với những phiền muộn của
mình hoặc về những khiếm khuyết của người khác.

Sống không mục tiêu cũng giống như lái xe trong một màn sương mù dày
đặc. Dù cho xe của bạn có tiện ích, có hiện đại đến đâu chăng nữa thì bạn
vẫn phải lái đi chậm chạp,dè chừng ngay cả trên những con đường bằng
phẳng nhất. Một mục tiêu rõ ràng cho phép bạn tăng tốc, tiến nhanh về phía
trước để đạt được những điều mình thực sự mong muốn”

( Theo Brian Tracy, Chinh phục mục tiêu, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh,
2019)
Câu 1: ( 0,5 đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên…………………………

Câu 2: (0,5 đ)Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau

“ Thế giới bên ngoài chính là tấm gương phản chiếu thế giới bên trong con
người bạn.Nó tạo nên một triết lí vô cùng giá trị.Bạn sẽ trở thành những gì
mà bạn thường nghĩ đến nhất.

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

Câu 3: ( 0,5 đ)Em hiểu như thế nào về nội dung của câu văn

“Sống không mục tiêu cũng giống như lái xe trong một màn sương mù dày
đặc”

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Câu 4 (0,5đ) Thông điệp sâu sắc mà em rút ra được từ văn bản trên là gì?

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Đề 3 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Bản thân bạn - con người độc đáo nhất trên thế gian này. Bạn biết chăng,
thế gian này có điều kỳ diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai
cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta đều là những con
người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay
thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực ... Vẫn
để không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt. cũng như thiên nga
có giá trị của thiên nga, Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng
biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình.”

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân)


Câu 1: ( 0,5 đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên…………………………

Câu 2: (0,5 đ)Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau

“Bản thân bạn - con người độc đáo nhất trên thế gian này. Bạn biết chăng,
thế gian này có điều kỳ diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai
cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất”

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

Câu 3: ( 0,5 đ)Em có đồng ý với ý kiến sau của tác giả không ? Vì sao ?

“Vịt có giá trị của vịt. cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga, Vấn đề
không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt..”

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Câu 4 (0,5đ) Thông điệp sâu sắc mà em rút ra được từ văn bản trên là gì?

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Đề 4 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“ Việc tử tế không phải là những gì to tát, phi thường mà đôi khi chỉ là một
hành động nhỏ bé nhưng vô cùng giá trị như câu chuyện được lan truyền
trên mạng xã hội của cậu bé Đạt “ thông cống” khi trời mưa, câu chuyện của
nữ sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất, cụ bà 80 tuổi với kinh nghiệm
20 năm vá đường không công,sư thầy nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi… Hay
đơn giản việc tử tế chỉ là hành động thể hiện thái độ sống tích cực, hành
động kính trên nhường dưới, có trước có sau, dắt cụ bà qua đường, nhặt rác
nơi công cộng…Việc tử tế không phải một ngày,cũng không phải một tháng,
một năm mà là toàn bộ thời gian chúng ta đang sống. Vì vậy,hãy tiếp tục lan
toả những việc làm tử tế mỗi ngày để góp phần xây dựng một cuộc sống tốt
đẹp và nhân văn hơn.”

(Theo Quang Vũ – Trải lòng về việc tử tế)


Câu 1: ( 0,5 đ) Đoạn văn trên trình bày ý theo cách nào ? Hãy chỉ ra câu chủ đề của đoạn văn
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

Câu 2: (0,5 đ)Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau

““ Việc tử tế không phải là những gì to tát, phi thường mà đôi khi chỉ là một
hành động nhỏ bé nhưng vô cùng giá trị như câu chuyện được lan truyền
trên mạng xã hội của cậu bé Đạt “ thông cống” khi trời mưa, câu chuyện của
nữ sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất, cụ bà 80 tuổi với kinh nghiệm
20 năm vá đường không công,sư thầy nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi”

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

Câu 3: ( 0,5 đ)Em có đồng ý với ý kiến sau của tác giả không ? Vì sao ?

“Việc tử tế không phải một ngày,cũng không phải một tháng, một năm mà là
toàn bộ thời gian chúng ta đang sống.”


…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Câu 4 (0,5đ) Thông điệp sâu sắc mà em rút ra được từ văn bản trên là gì?

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Đề 5

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:


“Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này để lắng nghe hoa vải
nở [...]. Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. Tôi tỉnh
dậy trước bình minh khi tiếng gà gáy vang, vỗ cánh phành phạch nhẩy từ
những cành vải xuống. Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt
như một dòng sữa chảy dài dưới ánh nắng. Hoa vải đã nở. Từng chùm hoa li
ti, hân hoan kết lại với nhau thành dải đăng ten phủ lên khắp đồi cây. Hơi đất
đồi sỏi cũng được ướp vào hương hoa vải, hòa quyện vào nhau tạo nên
không gian bạt ngàn, trong lành trước những giọt sương còn vương trên
nhánh cỏ may.... Đừng dại dột chạy nhảy vô tư vào đồi vải bạt ngàn ấy. Với
miền hoa của giấc mơ ngào ngạt này, chủ vườn đã gọi đàn ong yêu hoa về
thụ phấn cho vải và hút mật. Bao cánh ong vo ve thành bản hợp xướng cổ
súy cho những cánh hoa nở rộn rã với đất trời.
(Trích Về quê vải, Thu Hà, Góc xanh khoảng trời, NXB Văn học, 2013)
Câu 1: ( 0,5 đ) Đoạn văn trên có sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
………………………………………………………………………………………………………

Câu 2: (0,5 đ)Chỉ ra các từ láy có trong đoạn văn sau:


“Tôi trở về ngôi nhà chênh vênh giữa đồi vải thiều này để lắng nghe hoa vải
nở [...]. Giấc ngủ nơi miền đồi đến nhẹ nhàng và dịu ngọt hương hoa. “

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

Câu 3: ( 0,5 đ) Phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu
văn sau

” Bước ra sân nhà, phía trước tôi là sắc hoa ngàn ngạt như một dòng sữa
chảy dài dưới ánh nắng.

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Câu 4 (0,5đ) Qua đoạn văn trên tác giả đã bộc lộ những tình cảm gì ?

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

Đề 6 Đọc hiểu Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Thật vậy, gia đình là nơi đầy ắp tiếng cười của trẻ thơ, tiếng hát của người
mẹ và sức mạnh của người cha. Nơi đó có hơi ấm của những con tim biết
yêu, là ánh sáng của đôi mắt tràn đầy hạnh phúc, là sự ân cần, là lòng chung
thủy.
Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ
phải, niềm tin và lý tưởng sống.
Đó là nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ.
Đó là nơi những món ăn đơn sơ cũng thành mĩ vị.
Đó là nơi tiền bạc không quý bằng tình yêu.
Đó là nơi ngay cả tiếng nước sôi cũng reo lên niềm hạnh phúc.
(Trích Phép màu nhiệm của đời, NXB Thế giới, 2002)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích
trên………………………………………………………………………………………………………….
Câu 2: Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn được in đậm
……………………………………………………………………………………………………………..
Câu 3 : Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu
văn
Đó là nơi ngay cả tiếng nước sôi cũng reo lên niềm hạnh phúc.
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………
Câu 4 ( 0,5 đ) Cho biết nội dung của đoạn trích trên

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

Đề 7I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Lặng rồi cả tiếng con ve


Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.

Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình

Câu 1: (0.5 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính được sử
dụng trong bài thơ trên

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..

Câu 2: (0.5 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép tu từ được sử
dụng trong hai câu thơ sau

. Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

Câu 3: (0,5 điểm) Em hiểu như thế nào về câu thơ?


“Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

Câu 4: (.0,5 điểm) Bài thơ gửi đến chúng ta bức thông điệp gì?

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..

Đề 8 ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong
đoạn trích……………………………………………………………………

Câu 2: (0.5 điểm) Tìm từ trái nghĩa với từ “đố kị” có trong đoạn văn trên.

……………………………………………………………………………………….

Câu 3: (0,5 điểm) Em hãy cho biết lòng đố kị có tác hại gì?

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..

Câu 4: (.0,5 điểm) Bài học em rút ra được từ văn bản trên là gì?

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..

Đề 9 ĐỌC - HIỂU (2,0 điểm)

Đọc kĩ bài thơ sau:

Trong Lời Mẹ Hát


Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.

Con gặp trong lời mẹ hát


Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”.

Thời gian chạy qua tóc mẹ


Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi, trong lời mẹ hát


Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.

Câu 1: (0. 5 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính được sử
dụng trong bài thơ trên

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..

Câu 2: (0.5 điểm) Chỉ ra các từ láy có trong bài thơ

……………………………………………………………………………………….
Câu 3: (0,5 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép tu từ được sử
dụng trong các câu thơ sau:

Thời gian chạy qua tóc mẹ


Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

Câu 4: (.0,5 điểm) Qua bài thơ trên em hiểu gì về ý nghĩa của lời mẹ hát ?

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..

Đề9: Đọc kĩ mẩu chuyện sau


CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái
giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem
nên làm gì Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng
cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là
ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.
Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra
và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng
đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một
xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.
Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi
người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
Câu 1: (0. 5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong
văn bản trên

…………………………………………………………………………………………
Câu 2: (0.5 điểm) Chỉ ra các từ láy có trong văn bản trên

……………………………………………………………………………………….

Câu 3: (0,5 điểm) Theo em vì sao lúc đầu con lừa " kêu la thảm thiết” nhưng
sau đó” lừa trở nênim lặng “ ?

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Câu 4: Bài học em rút ra được từ câu chuyện trên là gì ?

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

You might also like