Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

TẦNG HAI (Phong Điệp)

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả: Phong Điệp

c
- Tên đầy đủ là Phạm Thị Phong Điệp, sinh ngày 6.6.1976.
- Quê quán: Huyện Giao Thủy, Nam Định.
- Cuộc đời và sự nghiệp:
+ Cựu học sinh chuyên văn trường THPT Lê Hồng Phong tỉnh Nam Định, khóa
1991-1994.
+ Năm 1998, sau khi tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, Phong Điệp làm phóng
viên, biên tập viên tại báo Văn Nghệ Hội Nhà văn Việt Nam.
+ Năm 2010, Phong Điệp làm Trưởng ban Văn nghệ Trẻ thuộc báo Văn
Nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam.
+ Năm 2014, Phong Điệp chuyển đến làm việc tại báo Nhân Dân.
+ Phong Điệp là Phó trưởng Ban Nhà văn Trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam các
nhiệm kỳ 2010 - 2015, 2015 - 2020; Ủy viên Hội đồng Văn xuôi Hội Nhà văn
Việt Nam nhiệm kỳ 2019 - 2021; Ủy viên Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà
văn Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025.
=> Vừa là nhà báo, vừa là nhà văn, vừa nghiên cứu văn học, Phong Điệp có cái
nhìn đa chiều về cuộc sống, con người.
- Phong cách nghệ thuật:
+ Phong Điệp chủ yếu viết về thể loại truyện ngắn, ít cảm xúc nghệ sĩ, giống với
chất đời thực của bà, luôn quan sát những cái nhìn khách quan bên ngoài cuộc
sống.
+ Đọc Phong Điệp, ở tác phẩm nào, nhất là những truyện ngắn về đô thị cũng
đều thấy sự quan sát, lắng nghe và huy động tất cả những khoảnh khắc của cuộc
sống, con người để sử dụng làm chất liệu cho trang viết. Nhờ đó truyện của
Phong Điệp tự nhiên trở nên sinh động, và gần gũi hơn với độc giả.
+ Đặt nặng tình cảm, tâm hồn con người và những giá trị nhân văn trong các tác
phẩm của mình với tâm niệm: “Viết để sống, để yêu và để trân trọng cuộc đời
này”.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Tập truyện ngắn: Khi ta hai mươi (1996); Ma mèo (NXB Trẻ 1997); Người
phía bên kia đường (NXB Trẻ 2000); Phòng trọ; Giấc mơ bay qua cửa sổ,
Người của ngày hôm qua,…
+ Truyện dài Lạc chốn thị thành (NXB Trẻ 2005)…
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: In trong tập truyện ngắn Kẻ dự phần (2008).
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Được viết khoảng những năm 2000.
+ Dựa trên trải nghiệm của chính tác giả Phong Điệp – câu chuyện khi tác giả
còn trẻ, đi ở trọ trong gia đình một người phụ nữ nhân hậu.
- Thể loại: Truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Tóm tắt
Truyện ngắn “Tầng hai” kể về cuộc sống của Phan, một cô gái xuất thân từ một
gia đình bốn nghèo khó ở tỉnh lẻ. Sau khi tốt nghiệp đại học, cô ở lại Hà Nội,
làm việc chăm chỉ ở Phòng Tiếp thị - Thị trường với mong muốn giàu có. Trong
thời gian đó, cô gái thuê một căn phỏng nhỏ ở Vân Hồ làm chỗ ở. Do thường
làm việc tới tối muộn mới về, vậy nên Phan sống kín đáo, khép mình. Ở trong
căn phòng riêng, cô nghe được những âm thanh từ tầng trên vọng xuống. Trên
tầng là hai bà mẹ cùng với vợ chồng người con trai. Bà mẹ ngoài sáu mươi tuổi,
ở phòng riêng, bị bệnh thấp khớp, chân tay hay tê mỏi, hay ngủ mê. Anh con
trai tên Thắng làm việc ở xưởng in. Phan có thể nghe được những âm thanh
hằng ngày của họ, tới khi họ có con làm cho tầng hai rộn ràng lên. Những người
trên đó trò truyện thân mật, hỏi thăm em bé, duy chỉ có Phan là ngại ngừng,
nhưng rồi cô cũng lên được và nhìn thấy hạnh phúc ở chốn bình dị. Khi ấy, cô
nghĩ tới gia đình mình ở quê và nhận ra đó mới là hạnh phúc.
2. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến “lúc nào không hay”): Cuộc sống của Phan và những quan
sát đầu tiên về cuộc sống của gia đình hàng xóm.
- Phần 2 (tiếp đến “do sự nghèo mang lại…”): Cuộc trò chuyện giữa những
thành viên trong gia đình hàng xóm, niềm vui nhỏ trong công việc và tâm trạng
của Phan.
- Phần 3 (tiếp đến “phải nở mày nở mặt tại đây…”): Khu nhà trọ vào ngày nghỉ.
- Phần 4 (tiếp đến “những gì cô tâm niệm”): Chị vợ hàng xóm chuyển dạ và
phát hiện về hạnh phúc của Phan.
- Phần 5 (Phần còn lại): Nỗi nhớ người thân và suy nghĩ về mục đích sống lâu
nay của Phan.
3. Cốt truyện
- Cốt truyện tâm lí: Sự kiện trong truyện là những việc vụn vặt, nhỏ nhặt; những
nỗi lo âu và hi vọng thường nhật được kết nối dựa theo diễn biến tâm lí (tâm
trạng, cảm xúc, hồi ức, liên tưởng) của nhân vật chính.
- Trật tự thời gian tuyến tính trong kiểu cốt truyện truyền thống được tác giả kế
thừa nhưng làm mới bằng cách để người kể chuyện (Phan) thường xuyên có các
liên tưởng, hồi ức, tạo sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ, giữa cuộc sống của
gia đình Thắng – cuộc sống của Phan (ở Hà Nội) – cuộc sống của gia đình Phan
(ở tỉnh). Phần mở đầu và phần kết thúc có liên hệ chặt chẽ, tạo một vòng tròn,
vừa mở ra - khép lại câu chuyện về gia đình Thắng, vừa hé mở bức tranh sinh
hoạt của gia đình Phan, góp phần thể hiện rõ hơn chủ đề và triết lí nhân sinh của
truyện.
4. Nhan đề
- Nhan đề “Tầng hai” do người biên soạn đặt.
- “Tầng hai”: Diễn tả vị trí và không gian diễn ra những sự kiện của truyện –
câu chuyện gia đình bà hàng xóm và vợ chồng cậu con trai.
=> Gợi ra chủ đề của truyện cũng như gợi sự tò mò đối với người đọc.
5. Ngôi kể, điểm nhìn trần thuật
- Ngôi kể: Ngôi thứ ba.
- Điểm nhìn trần thuật: Nhân vật Phan.
=> Tác dụng:
- Người kể có cái nhìn khách quan, có thể đưa ra các đánh giá, nhận xét, định
hướng người đọc.
- Đặt điểm nhìn vào nhân vật Phan, tác giả đã đưa người đọc bước vào thế giới
nội tâm của nhân vật, từ đó người đọc thấu hiểu diễn biến tâm lý, hình dung một
cách cụ thể về cuộc sống, về khung cảnh “tầng hai” trong suy nghĩ của nhân vật
Phan => Góp phần làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
6. Không gian và thời gian trong truyện
*Thời gian:
- Chủ yếu vào chiều tối, đêm khuya:
+ Lại có lần, cô trở về nhà khi ngôi nhà đã hoàn toàn yên lặng trong giấc
ngủ… Giấc ngủ nhập nhoạng kéo đến tê tê mí mắt, Phan lại nghe thấy âm
thanh giống như tiếng khóc.
+ Một đêm về sáng, Phan chợt giật mình vì nghe tiếng động lạ trên tầng hai.
- Sáng sớm ngày nghỉ của Phan: Có lần, vào ngày nghỉ, người mẹ về quê ăn
cưới, tầng hai chỉ có đôi vợ chồng trẻ. Sáng sớm, chị vợ lạch cạch mở khóa
cửa, xách làn đi chợ,...
=> Thời gian được ghi lại theo quan sát của nhân vật Phan – một cô nhân viên
trong nhà máy ở thành phố lớn, cho thấy sự bận rộn và vòng xoáy công việc.
*Không gian: Căn trọ Phan ở “Một căn phòng mười bốn mét vuông có cửa
riêng, cách biệt, cùng một nhà bếp chừng tám mét vuông kề với cầu thang ở
tầng một”
=> Căn trọ chật hẹp là chốn bình yên của Phan giữa thành phố xô bồ, cũng là
nơi cất giữ tuổi trẻ, thanh xuân của cô gái nhỏ vừa ra trường vẫn còn mơ mộng
với cuộc sống.
7. Nhân vật
a) Nhân vật Phan
- Là một cô gái bám trụ tại thành phố, mong muốn có được một cuộc sống tốt
đẹp.

- Công việc: Nhân viên phòng Tiếp thị - Thị trường

- Cuộc sống:

+ Sáng đi làm sớm còn tối về thì bản tin cuối ngày đang phát.

+ Khi về muộn sợ ảnh hưởng đến mọi người cô thường se sẽ tắt máy từ ngoài
ngõ; thận trọng mở vòi nước, xòe tay đỡ dòng nước khỏi tạo nên những âm
thanh quá chói gắt.

+ Lúc nào trước khi đi ngủ trong đầu cũng chỉ là những lập trình sẵn về công
việc và những việc mình phải làm vào ngày mai.

=> Phan là một cô gái với cuộc sống tẻ nhạt, cô đơn, sống nội tâm, rụt rè mà
cũng tràn ngập khao khát.

b) Nhân vật bà mẹ

- Ngoài sáu mươi tuổi, chồng vừa mất, sống cùng vợ chồng anh con trai.

- Vốn là cựu thanh niên xung phong, bị bệnh thấp khớp.

- Một người rất hiền từ, luôn động viên và bảo vệ con cái.

=> Hiện thân cho những người phụ nữ tảo tần, vun vén cho gia đình, hết lòng
yêu thương con.

c) Nhân vật anh con trai

- Nhân vật anh con trai tên Thắng, làm ở xưởng in.

- Trẻ tuổi, mới lấy vợ, đang chuẩn bị đón đứa con đầu lòng.

- Ham chơi, thường bỏ bê nhưng cũng yêu thương, chiều chuộng vợ.

=> Điển hình cho những người đàn ông trẻ tuổi chốn thị thành vừa bước chân
vào cuộc sống hôn nhân, dù có áp lực song vẫn rất hồn nhiên.

d) Nhân vật chị con dâu

- Công nhân của một xí nghiệp đóng giày.


- Đang mang thai và chuẩn bị đón đứa con đầu lòng.

- Là cô vợ lúc thì giận dỗi chồng, lúc lại yêu thương cười nói, là người con dâu
hiếu thảo, quan tâm đến mẹ chồng.

=> Người phụ nữ với công việc đơn giản, lương thiện, yêu thương chồng, mẹ
chồng, biết chăm lo cho gia đình nhỏ.

III. Triết lý về cuộc sống hạnh phúc trong truyện ngắn “Tầng hai”

Diễn biến Nhân vật Phan Gia đình hàng xóm

Nhân vật Phan mới về ở trọ, có - Là cô gái tỉnh lẻ mới lên - Ba người sống cùng nhau: Bà
những quan sát đầu tiên về thành phố, sống một mình mẹ, vợ chồng anh con trai.
cuộc sống của gia đình nhà trong căn trọ.
hàng xóm - Cuộc sống nhộn nhịp, rộn rã
- Cuộc sống bận rộn, đơn độc, thanh âm khiến “Phan vẫn
tẻ nhạt, tĩnh lặng: chưa từng một lần bước chân
lên đó, nhưng cô có thể hình
+ “Cô đi suốt ngày và chỉ trở dung ra cuộc sống ấy qua
về cái hộp chật hẹp của mình những âm thanh vọng xuống
sau khi vô tuyến đã chuyển căn phòng của cô”.
sang chương trình bản tin thời
sự cuối ngày” - Những câu chuyện đời
thường:
+ “… rửa qua loa mặt mũi rồi
nhanh chóng lao vào giường + Người mẹ thường nói chuyện
ngủ” với vào phòng của vợ chồng
cậu con trai
+ “vẩn vơ nghĩ ngợi lung tung”,
“tự rà soát công việc trong + “Nhiều lúc, vào giữa đêm
ngày, lẩm nhẩm tính toán số khuya, bà ngủ mê – vừa khóc
tiền đã tiết kiệm được; hay lên vừa nói, anh con lại huỳnh
kế hoạch cho ngày hôm sau” huỵch chạy từ phòng trong ra,
lay gọi mẹ”
+ “giấc ngủ chóng đến”, “Sau
cả một ngày trời lăn lộn trên + Bà mẹ dỗ dành, an ủi người
đường, Phan cảm thấy cơ thể con dâu
mình bải hoải như muốn ốm”

+ “chờ mãi không thấy ai lên


tiếng… đành nằm đoán xem cái
bể đã đầy đến đâu và có ý đợi
đến lúc bể đầy nước”

Cuộc trò chuyện, sự quan tâm - Căn trọ vắng lặng “nằm im - Người chồng đi công tác, dặn
giữa các thành viên trong gia lìm trong bóng đêm” dò vợ ở nhà chăm sóc, gần gũi
đình hàng xóm mẹ
- Trước khung cảnh hai mẹ con
quan tâm, săn sóc, Phan - Đôi vợ chồng “lặng lẽ hôn
“chạnh nhớ nhà” nhau”

- Từ nỗi nhớ nhà, cô lại trăn trở - Cô con dâu vồn vã, thân mật
về khát khao lập nghiệp, làm “Con nằm một mình buồn lắm,
giàu nơi thành thị “Cũng có lúc mẹ cho con ngủ với nhé!”, hỏi
cô muốn về quê lập nghiệp, han sức khỏe của mẹ “Hôm
nhưng ở lại Hà Nội dẫu sao nay, mẹ có thấy người mỏi lắm
còn kiếm được việc nọ việc kia. không? Con xem dự báo thời
Về quê, đợi đến bao giờ cho có tiết, lại sắp có đợt rét tăng
“chỉ tiêu”, đến bao giờ hồ sơ cường đấy”
xin việc của cô mới được người
ta để mắt tới? Phan không thể - Bà mẹ ân cần, lo lắng, quan
ngồi chờ để mà chết đói. Cô sẽ tâm, săn sóc người con dâu
phải giàu, thật giàu. Cô đã quá “Mà con có đói thì uống thêm
thấm thía nỗi khổ cực do sự cốc sữa. Chịu khó mà ăn cho
nghèo mang lại” con nó khỏe. Lúc tối, mẹ thấy
mày ăn ít quá, mẹ lại xót. Sắp
làm mẹ đến nơi rồi đấy, biết
không con”, “Kéo chăn về phía
ấy, sao cứ dồn cả lại cho mẹ
thế này”, “Ngủ đi, mai còn đi
làm sớm, con ạ”

- Âm thanh hòa quyện “tiếng


thở nặng nhọc của người mẹ”,
“nhịp thở đều đều của cô con
dâu”

Khu nhà trọ vào ngày nghỉ - Nghe những âm thanh nhộn - Người mẹ về quê ăn cưới,
nhạo từ tầng hai vọng xuống, tầng hai chỉ còn đôi vợ chồng
Phan hồi tưởng, “thấy hơi buồn
cười vì cô cũng có thói quen hễ trẻ
về đến nhà là bật tuốt mọi loại
có thể tạo được âm thanh” => - Những mùi hương, âm thanh
Phan có phần tiếc nuối, ở hiện nhộn nhạo khác nhau bao trùm
tại cô không còn thói quen ấy cả tầng hai “Mùi xào nấu thơm
nữa bởi công việc bận rộn, chỉ phức”, “Nhạc bật lên rộn rã”,
về nhà khi trời đã tối khuya. “Tiếng ti vi léo nhéo”, “tiếng
gõ bát đũa lanh canh”
- Căn trọ vắng lặng “Căn
phòng của Phan chỉ kê được - Hai vợ chồng đùa giỡn nhau,
một chiếc giường, một tủ quần vui vẻ nói chuyện về những đồ
áo, mấy hòm sách xếp chồng mua thêm để sắp xếp cho ngôi
lên nhau và chừa một chỗ cho nhà.
chiếc Chaly”

- “chỉ biết nằm thượt trên


giường đọc sách và ngẫm
nghĩ”, “ít khi về dưới quê vì
chán những cảnh cãi vã như
cơm bữa”

- Phan lại trăn trở về khát khao


thành công “Cô sống chết cũng
phải bám lấy đất này, phải mở
mày mở mặt tại đây…”

Chị vợ hàng xóm chuyển dạ - “Phan định chờ lúc đứa trẻ - “Anh chồng cuống quýt dắt
đầy tháng sẽ lên tầng hai để xe ra, chở vợ đến bệnh viện”,
thăm, nhưng tự nhiên cô tò mò “Người mẹ lo âu đứng cạnh
muốn được trông thấy ngay cửa, nói với theo”
cảnh sống trên ấy, và được
nhìn đứa trẻ” - Tầng hai có thêm thành viên
mới, những âm thanh quen
- “rụt rè đi lên lưng chừng cầu thuộc trước đây giờ đã khác, có
thang rồi lại phân vân trở thêm những âm thanh mới –
xuống” tiếng trẻ khóc, tiếng hỏi han,
trò chuyện, trêu đùa về đứa trẻ
- Khi bà chủ nhà phát hiện, gọi
Phan lên, cô “nóng bừng mặt, - “Đứa trẻ toe toét cười”,
xấu hổ như mình đang làm điều “Khuôn mặt người mẹ có phần
gì khuất tất thì bị bắt quả tang” mệt mỏi nhưng niềm hạnh phúc
vẫn ánh lên rạng rỡ”
- Ngắm nhìn thế giới tầng hai
mà lâu nay cô chỉ mặc sức
tưởng tượng, Phan ngạc nhiên
bởi “Tất cả chỉ có chừng ấy.
Vậy mà nó có thể tạo nên
những âm thanh mới sống động
làm sao.”, “Hóa ra hạnh phúc
giản dị hơn những gì cô tâm
niệm”

- Cô “nhớ nhà đến cồn cào”,


nhận ra rằng, hình như mình
đang đi tìm kiếm hạnh phúc ở
đâu xa, mà quên mất rằng hạnh
phúc của mình ở trong chính
gia đình mà mình vẫn thường
không quan tâm đến.

=> Bằng việc sử dụng cách viết theo diễn biến thời gian, đan xen giữa các sự
việc hiện tại và các hồi ức, suy nghĩ của nhân vật chính, cũng như xây dựng
diễn biến tâm lý của nhân vật Phan giàu ưu tư, ngẫm ngợi, tác giả đã tập trung
xoay quanh sự thay đổi nhận thức của nhân vật Phan trong những sự đối lập -
sự đối lập của 2 thế giới tầng trên - tầng dưới trong ngôi nhà trọ, là sự đối lập
giữa tưởng tượng - thực tế trong suy nghĩ của Phan, sự đối lập về hạnh phúc
trong tâm tưởng của gia đình hàng xóm và của Phan (Hạnh phúc trong chính
gia đình nhỏ, trong những khoảnh khắc thường nhật với người thân yêu ><
hạnh phúc xa vời, là sự thành công trong công việc, là sự giàu có nơi thành
thị). Để rồi, từ trong sự đối lập, khi được đối diện với một sự hạnh phúc thật
sự, một hạnh phúc vô cùng sinh động bằng xương bằng thịt, rộn rã ở xung
quanh, chính Phan đã tự mình thức tỉnh về những giá trị đích thực của hạnh
phúc. Đó là thứ hạnh phúc giản dị mà cô đã quên, đã bỏ qua bấy lâu.

=> Truyện ngắn “Tầng hai” đã mở ra một bức tranh gia đình giản đơn, bình dị,
ấm áp, chứa đựng triết lý sâu xa về hạnh phúc. Hạnh phúc chẳng ở đâu xa,
chẳng phải những điều lớn lao, to tát, mà luôn hiện hữu trong những điều giản
dị, nhỏ bé xung quanh ta - đôi khi chỉ là một tiếng cười, một sự trêu đùa, hoặc
chỉ là một bữa cơm nhà với những âm thanh lanh canh. Nếu mỗi ngày chúng ta
không biết trân trọng đời sống, yêu quý những người xung quanh và nâng niu
những thứ có được, mà cứ mãi chạy theo ảo vọng sẽ vô cùng mệt mỏi và sẽ
không bao giờ cảm thấy có được hạnh phúc.

You might also like