Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

NGÔN NGỮ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

1a. Khái lược về ngôn ngữ


- Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng nói để giao tiếp, để
truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử hoặc kế hoạch hoá hoạt động
của mình

b. Chức năng của ngôn ngữ: Ngôn ngữ có hai chức năng chính: công cụ của giao
tiếp và công cụ của tư duy.
- Hai chức năng trên được thể hiện ở những chức năng cụ thể: đó là chức
năng chỉ nghĩa, chức năng thông báo, chức năng khái quát hoá.
 Chức năng chỉ nghĩa:
+ Ngôn ngữ được dùng để chỉ chính sự vật, hiện tượng tức là làm “vật thay thế”
chúng
+ Giúp cho con người có thể nhận thức được ngay cả khi chúng không có trước
mặt, tức là ở ngoài phạm vi của nhận thức cảm tính.
+ Là phương tiện tồn tại, truyền đạt và nắm vững kinh nghiệm xã hội – lịch sử loài
người - cũng chính là chức năng xã hội của ngôn ngữ
Ví dụ: Nghe cô giáo kể chuyện trên lớp, em có thể tưởng tượng ra được hình ảnh
của các nhân vật trong truyện
 Chức năng thông báo (giao tiếp):
+ Chức năng thông báo cho thấy ngôn ngữ được dùng để thông báo cho nhau, giao
tiếp với nhau, truyền đạt và tiếp nhận thông tin, để biểu cảm và nhờ đó thúc đẩy,
điều chỉnh hành động của con người.
+ Biết được cần xử sự, hành động như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh.
Ví dụ: A vừa trúng tuyển đại học nên gọi bạn bè đến để ăn mừng

 Chức năng khái quát hóa:


+ Ngôn ngữ không chỉ một sự vật, hiện tượng riêng rẽ, mà chỉ một lớp, một loạt
các sự vật, hiện tượng có chung thuộc tính, bản chất.
+ Thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa ngôn ngữ với tư duy. Ngôn ngữ là hình thức
tồn tại của ý tưởng, ý nghĩ. Đây cũng chính là chức năng nhận thức của ngôn ngữ
Ví dụ: Khi nói đến hình học:

=> Trong ba chức năng của ngôn ngữ, chức năng thông báo là chức năng cơ bản
nhất, chi phối các chức năng khác. Về thực chất, chức năng khái quát hoá (nhận
thức) cũng là một quá trình giao tiếp (giao tiếp với chính bản thân mình). Chức
năng chỉ nghĩa là điều kiện thực hiện hai chức năng trên.

c. Phân loại:
* Dựa vào hình thái tồn tại của ngôn ngữ, có thể chia ngôn ngữ làm hai loại:
- Ngôn ngữ bên ngoài:
+ Là ngôn ngữ hướng vào người khác, dùng để truyền đạt và tiếp thu tư tưởng, ý
nghĩa.
+ Tồn tại dưới dạng vật chất là âm thanh và vật chất hoá là chữ viết.
+ Gồm 2 loại: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

- Ngôn ngữ bên trong:


+ Là ngôn ngữ cho mình, hướng vào chính mình, dùng để suy nghĩ, tự điều chỉnh
và tự giáo dục bản thân.
+ Chỉ là hình ảnh âm thanh, là biểu tượng về âm thanh hay con chữ, tồn tại dưới
dạng những cảm giác vận động do cơ chế đặc biệt của nó quy định.
+ Là phương tiện của tư duy (cái vỏ từ ngữ của tư duy)
+ Ngôn ngữ bên trong hình thành sau ngôn ngữ bên ngoài và do ngôn ngữ bên
ngoài chuyển vào, rút gọn lại

d. Vai trò của ngôn ngữ:


* Với nhận thức cảm tính: Ngôn ngữ có vai trò quan trọng
- Cảm giác: Ngôn ngữ ảnh hưởng đến ngưỡng nhạy cảm của cảm giác, làm cho
cảm giác được thu nhận rõ ràng, đậm nét, chính xác hơn.
Vd: Khi mình ăn chè, ai đó nói ngọt ta cũng sẽ cảm thấy ngọt hơn
- Tri giác: Làm cho quá trình tri giác diễn ra dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và
làm cho những cái tri giác được trở thành khách quan, đầy đủ và rõ ràng
hơn.
- Đặc biệt đối với quan sát, nhờ có ngôn ngữ mà tính có ý thức, có mục đích
và có chủ định được biểu đạt và điều khiển, điều chỉnh.
 Với nhận thức lý tính:
- Ngôn ngữ liên quan chặt chẽ với tư duy của con người.
- Ngôn ngữ bên trong là công cụ quan trọng của tư duy.
- Là phương tiện chủ yếu để hình thành, biểu đạt và duy trì các hình ảnh mới
của tưởng tượng.
- Không có ngôn ngữ thì không có sự ghi nhớ có chủ định, ghi nhớ ý nghĩa và
sự ghi nhớ máy móc
2. Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh Tiểu học.
a. Khái quát đặc điểm trẻ:
- Ngôn ngữ của học sinh tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ pháp và từ
vựng.
- Vốn từ của các em tăng lên một cách đáng kể do được học nhiều môn và phạm vi
tiếp xúc được mở rộng.
- Khả năng hiểu nghĩa của từ cũng phát triển: từ chỗ hiểu một cách cụ thể, cảm
tính đến hiểu khái quát và trừu tượng nghĩa của từ.

- Các em đã nắm được một số quy tắc ngữ pháp cơ bản nhưng việc vận dụng
vào ngôn ngữ nói và viết chưa thuần thục nên còn phạm nhiều lỗi, nhất là
khi viết.
- Trẻ hiểu từ ngữ chưa chính xác, nắm ngữ pháp chưa chắc, nên khi viết các
em dùng từ còn sai, viết câu chưa đúng, không biết chấm câu...
- Trẻ vẫn gặp khó khăn khi đọc hiểu. Một mặt, vì ở đấy, không có sự hỗ trợ
của các biểu hiện bên ngoài của ngôn ngữ: ngữ điệu, vẻ mặt... Mặt khác, do
trẻ chưa hiểu được các thủ thuật: từ nhấn mạnh, dấu biểu cảm, trật tự từ…
Ví dụ: Dễ bị phát âm sai về đặc trưng vùng miền:
b. Một số phương pháp giảng dạy:
- Tích cực cho trẻ đọc sách, truyện cổ tích, báo Nhi đồng,... để tăng hứng thú rèn
luyện ngôn ngữ cho trẻ.

- Kể chuyện cho trẻ nghe, tổ chức các cuộc thi kể chuyện, đọc diễn cảm, đọc thơ,...

- Tổ chức các trò chơi lồng ghép vào các môn học để trẻ mở rộng vốn từ.

- Hướng dẫn dễ hiểu kĩ năng đọc hiểu cho trẻ.


- Quan tâm đến các em nhiều hơn để nhận biết được khuyết điểm trong ngôn ngữ
của các em cho kịp thời phát hiện và chữa cho các em.

 Câu hỏi trò chơi:


1. Trong chức năng của ngôn ngữ thì chức năng nào là cơ bản nhất, chi phối
các chức năng khác
A. Chức năng chỉ nghĩa B. Chức năng thông báo C. Chức năng khái quát hóa
D. Chức năng ngôn ngữ
=> đáp án B đúng
2. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống của câu sau:
Ngôn ngữ là quá trình ... sử dụng ... để giao tiếp, để
truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử hoặc kế hoạch hoá hoạt động
của mình
A. Tất cả mọi người/Một cử chỉ
B. Mỗi cá nhân/Một thứ tiếng nói
C. Mỗi cá nhân/Mỗi giao tiếp
D. Nhiều bạn bè/Một cử chỉ
=> đáp án B đúng
CHÚ Ý

-Định nghĩa: chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật, hiện tượng để định hướng
hoạt động bảo đảm điều kiện thần kinh - tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành hoạt động.

-Chú ý là một trạng thái tâm lý thường xuất hiện song hành với các hoạt động tâm lý mà chủ yếu là các
hoạt động nhận thức. Chú ý là nền tang để nhận thức diễn ra một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính
xác hơn.

-Đặc điểm chú ý của học sinh tiểu học

+Chú ý không chủ định chiếm ưu thế và phát triển mạnh.

+Tất cả những gì mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ khác thường đều dễ dàng cuốn hút sự chú ý của trẻ mà
không cần bất kì một sự nỗ lực nào của ý chí.

+Dụng cụ và tài liệu học tập, giảng dạy càng mới mẻ, sinh động thì càng kích thích sự chú ý của trẻ.

+Khi phải tiếp xúc với nguồn thông tin, kiến thức quá khó hiểu, không rõ ràng hay quá quen thuộc,
nhàm chán thì trẻ rất khó tập trung.

+Chú ý của học sinh tiểu học chưa bền vững, nhất là của học sinh các lớp đầu tiểu học (lớp 1, lớp 2).

+Khối lượng chú ý của học sinh tiểu học hẹp.

+Chú ý có chủ định còn yếu, nhưng khả năng phát triển của nó ở các em trong quá trình học tập là
rất cao.

-Một số phương pháp dạy học:

+ Giảng dạy kiến thức cho trẻ kết hợp với các dụng cụ học tập khoa học, thiết kế bài giảng thu hút sự
chú ý của trẻ, khơi gợi hứng thú trong trẻ.

+Cung cấp kiến thức vừa sức với trẻ, không ngừng cung cấp thông tin mới cho trẻ để tránh nhàm
chán trong học tập. Đồng thời cũng cho trẻ làm quen với những bài học có phần không hấp dẫn để tạo
thói quen học tập, tránh nuông chiều theo sở thích của trẻ.

+Giảng dạy kết hợp vui chơi, giải trí có trong một khoảng thời gian nhất định, không để cô và trò quá
sức.

+Sự hình thành ở trẻ khả năng làm việc có mục đích( đặt ra nhiệm vụ vừa sức để trẻ hoàn thành) để
từ đó trẻ tự đặt ra mục đích cho chính mình.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

1. Ở học sinh lớp 1, lớp 2 các em thường quên những điều thầy cô dặn cuối buổi học, bỏ sót
chữ cái trong từ, bỏ sót từ trong câu vì:
A.Sức tập trung chú ý của trẻ còn yếu, thiếu bền vững.
B.Chú ý có chủ định của trẻ còn yếu.
C.Chú ý không chủ định phát triển mạnh.
D.Khả năng di chuyển chú ý chưa linh hoạt.

2.Trong dạy học ở tiểu học, việc sử dụng những hình ảnh trực quan gây ấn tượng mạnh mẽ sẽ:
A.Thúc đẩy sự phát triển chú ý không chủ định ở học sinh.
B.Kìm hãm khả năng phân tích, khái quát hóa tài liệu ở học sinh.
C.Là điều kiện quan trọng để tổ chức sự chú ý của học sinh.
D.Hạn chế sự phát triển của chú ý có chủ định ở học sinh.

Câu 2: Trong dạy ngôn ngữ cho trẻ cần làm gì để học sinh không bị nhàm chán?
Để trẻ không cảm thấy nhàm chán trong quá trình học ngôn ngữ, có một số phương pháp và
hoạt động bạn có thể thực hiện:
Sử dụng các phương tiện trực quan và đa dạng: Sử dụng hình ảnh, video, trò chơi và hoạt
động thực tế để hấp dẫn sự chú ý của trẻ. Các phương tiện này giúp trẻ kết nối ngôn ngữ với
thế giới xung quanh một cách thú vị và tự nhiên.
Tạo môi trường học tương tác: Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm, trò chơi
từ ngôn ngữ, diễn đạt và thảo luận. Môi trường tương tác sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú và thú
vị hơn khi học.
Kể chuyện và đọc sách: Sử dụng truyện cổ tích, truyện tranh hoặc sách thú vị phù hợp với độ
tuổi của trẻ để giúp trẻ phát triển từ vựng và kỹ năng ngôn ngữ một cách thú vị.
Kết hợp âm nhạc và hát: Sử dụng bài hát, nhạc và hoạt động liên quan đến âm nhạc để giúp
trẻ nhớ từ vựng và ngữ pháp một cách dễ dàng và vui vẻ hơn.
Tạo các hoạt động sáng tạo: Cho phép trẻ thể hiện sự sáng tạo của mình thông qua việc vẽ
tranh, viết truyện ngắn, diễn kịch hoặc tạo ra các bài thơ nhỏ.
Tạo các hoạt động thực tế và ý nghĩa: Liên kết việc học ngôn ngữ với các hoạt động thực tế
và ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của việc
học ngôn ngữ.
Khuyến khích sự đa dạng và linh hoạt: Đảm bảo rằng các hoạt động và tài liệu học phong
phú và linh hoạt để phù hợp với sở thích và trình độ của từng trẻ em cụ thể.

You might also like