Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả của bài tiểu luận muốn bài tỏ lòng biết ơn chân thành và
sự tri ân sâu sắc đến với thầy cô của khoa In – Truyền thông, đặc biệt là Giảng
viên bộ môn – Th.S Vũ Ngàn Thương đã quan tâm giúp đỡ, tận tình hướng
dẫn trong việc định hướng và triển khai ý tưởng cho bài tiểu luận. Nhờ những
kiến thức của cô truyền tải, tác giả của bài tiểu luận đã vận dụng chúng để
hoàn thành được đề tài nghiên cứu này.

Bài tiểu luận có thể chưa thật sự hoàn hảo do kinh nghiệm và trình độ của tác
giả còn hạn chế. Kính mong nhận được những lời góp ý, nhận xét của cô để
bài tiểu luận ngày càng hoàn thiện hơn.

Cuối cùn, tác giả bài tiểu luận chúc cô luôn thật nhiều sức khỏe và đạt được
nhiều thành công trong công việc

Trân trọng.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong vài thập kỷ gần đây, Thiết kế đồ họa đã phát triển đáng kể tại Việt Nam,
nhờ sức mạng của khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông
hiện đại. Thiết kế đồ họa dần trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều
phương diện của đời sống xã hội, tham gia và xuất hiện trong mọi lĩnh vực.

Trước đây, Thiết kế đồ họa chỉ liên quan đến in ấn, chẳng hạn như thiết kế
sách, báo, bao bì, nhãn hiệu, tranh minh họa…. Nhưng hiện nay, nhờ sự giúp
đỡ của các phần mềm đồ họa cùng sự đa dạng trong nhu cầu của đời sống xã
hội, Thiết kế đồ họa không chỉ giới hjan trong những lĩnh vực trên mà còn
tham gia trong nhiều thể loại khác như thiết kế trình duyệt, thiết kế trò chơi,
phim hoạt hình và nhiều hơn thế nữa. Sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của
Thiết kế đồ họa tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành công, đáp ứng được
nhu cầu của đời sống xã hội hiện đại. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng
dựa trên môi trường kinh tế, khoa học công nghệ cùng sự bùng nổ thông tin
và trào lưu hội nhập văn hóa mạnh mẽ, khiến cho nền Thiết kế đồ họa tại Việt
Nam không tránh khỏi những khó khăn, thử thách.

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài tiểu luận “Ngành Thiết kế đồ họa tại Việt Nam
hiệ nay” là một chủ đề rất thú vị và cần thiết để phân tích và đánh giá tình
hình hiện tại của lĩnh vực này. Bằng việc tìm hiểu về tình hình hiện tại của
ngành Thiết kế đồ họa tại Việt Nam, sinh viên có thể nắm được những xu
hướng mới nhất, cũng như các thách thức và cơ hội trong ngành nghề này.
Điều này sẽ giúp sinh viên có được các nhìn tổng quan và chính xác về ngành,
từ đó định hướng cho bản thân trong công việc và sự nghiệp sau này.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài tiểu luận này là ngành Thiết kế đồ họa.
Những nội dung được đưa ra bao gồn những khái niệm và vai trò liên quan
đến chủ đề nghiên cứu, lịch sử phát triển của ngành Thiết kế đồ họa tại Việt
Nam, những thách thức cùng cơ hội cho lĩnh vực này.

Phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận sẽ tập trung vào giai đoạn phát triển hiện nay của ngành Thiết kế đồ
họa Việt Nam, có thể mở rộng trong phần lịch sử Thiết kế đồ họa của thế giới.

3. Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích chính của nghiên cứu đề tài tiểu luận này là để khảo sát và phân tích
tình hình ngành Thiết kế đồ họa tại Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu sẽ tập
trung vào các yếu tố như sự phát triển của ngành, các xu hướng thiết kế mới
nhất, những thách thức mà lĩnh vực này đang đối mặt và cơ hội để phát triển
trong tương lai. Từ đó, nghiên cứu có thể đưa ra những đánh giá, nhận định để
giúp cho ngành Thiết kế đồ họa tại Việt Nam phát triển bền vững hơn và đáp
ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

4. Cấu trúc bài luận

Các mục chính của tiểu luận bao gồm có các phần: Mở đầu, Kết luận, Tài liệu
tham khảo và Mục lục. Phần nội dung tiểu luận có cấu trúc 2 chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TẠI VIỆT


NAM HIỆN NAY
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu

Thiết kế đồ họa là sự kết hợp hài hòa giữa sáng tạo và tư duy thẩm mỹ để tạo
ra các sản phẩm truyền thông đặc biệt. Nói cách khác, đây là một hình thức
mà các nhà thiết kế có thể tự do sáng tạo, lựa chọn và sắp xếp các câu chữ,
hình ảnh, màu sắc và bố cục dựa trên các yếu tố thị giác để tạo ra một tổng thể
hấp dẫn và thu hút người xem. Ngoài ra, các nhà thiết kế không chỉ dựa vào
các nguyên lý thị giác, mà còn phải thành thạo các công cụ và phần mềm
quan trọng để biến ý tưởng thành các sản phẩm theo mong muốn.

1.2 Vai trò và tầm quan trọng của Thiết kế đồ họa hiện nay

Với sự phát triển vượt trội của công nghệ, ngành Thiết kế đồ họa đang dần
mở rộng và đóng vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Ngày nay,
các ấn phẩm của Thiết kế đồ họa có thể dễ dàng nhìn thấy ở mọi nơi từ quảng
cáo trên các trang mạng xã hội, đến giao diện đồ họa trong các ứng dụng di
động và trò chơi, hay những biểu tượng để nhận diện một thương hiệu.

Các nhà thiết kế chịu trách nhiệm tạo ra các sản phẩm độc đáo, thu hút sự chú
ý của khách hàng, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm đó trên thị trường.
Ngoài ra, Thiết kế đồ họa cũng giúp cho một thương hiệu có được sự nhân
diện nhanh chóng và tạo được sự ấn tượng với khách hàng.

Các công nghệ mới phát triển như thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo… Thiết kế đồ
họa đang có cơ hội phát triển mạnh mẽ và có tiềm năng rất lớn trong tương
lai. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực truyền thông và giải
trí, mà Thiết kế đồ họa còn hiện diện trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, kinh
doanh cùng nhiều lĩnh vực khác.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Thiết kế đồ họa đang dần trở thành một
trong những ngành nghề được săn đón nhất hiện nay.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TẠI


VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Lịch sử Thiết kế đồ họa của Việt Nam

Thiết kế đồ họa là một lĩnh vực ngày càng phát triển và trở nên quan trọng
hơn trong đời sống con người. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ngành Thiết kế đồ
họa tại Việt Nam cũng có một bề dày lịch sử đầy cảm hứng. Từ những bức
tranh dân gian đơn giản đến những tác phẩm nghệ thuật đương đại, Thiết kế
đồ họa Việt Nam đã thể hiện sự đa dạng và sáng tạo của người Việt.

Lịch sử thiết kế thủ công

Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật Việt Nam, tranh dân gian đã và đang
chiếm một ví trí quan trọng. Tranh dân gian xuất hiện từ rất lâu đời và được
bảo tồn, phát triển qua các thời kỳ lịch sử của đất nước, mang đến nét đẹp
riêng trong văn hóa nghệ thuật của Việt Nam.

Tranh dân gian ở Việt Nam xuất hiện cùng lúc với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
và thần thánh hóa cho các hiện tượng tự nhiên. Trong thời kỳ nhà Lý, nhiều
gia đình và thậm chí là có một số làng chuyên về điêu khắc và vẽ tranh. Đến
cuối thời nhà Trần, việc in tiền giấy đã phổ biến ở nhiều địa phương và đến
thời nhà Hồ, ngành in tiền giấy đã phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Bên cạnh đó,
việc in tiền giấy còn được xem là một sản phẩm của tranh dân gian.

Thời nhà Mạc chứng kiến một sự thay đổi đáng chú ý trong lịch sử tranh dân
gian. Đó chính là tranh dân gian đã không chỉ dừng ở việc phục vụ cho những
người nông dân nghèo khó mà còn được ưu chuộng bởi giới quý tộc tại Thăng
Long và thường được sử dụng trong dịp Tết Nguyên Đán.
Tranh dân gian đã trở thành một loại hình nghệ thuật phổ biến và nổi tiếng
trên khắp đất nước trong những thế kỹ 18-19. Cùng với sự phát triển của tranh
dân gian, các dòng tranh mới đã xuất hiện và được đặt tên theo địa danh nơi
sản xuất. Mỗi dòng tranh có phong cách và kỹ thuật vẽ riêng biệt, được thể
hiện nay từ quy trình làm tranh. Sự khác biệt này bao gồm kỹ thuật khắc ván
in, kỹ thuật vẽ, nguyên liệu làm tranh và cách pha màu sắc riêng.

Tranh dân gian của Việt Nam đã trở thành một thành không thể thiếu của văn
hóa nghệ thuật Việt Nam, và được đánh giá cao bởi cộng đồng quốc tế. Đây là
một di sản văn hóa quý giá của Việt Nam cần được bảo tổn, gìn giữ.

Lịch sử thiết kế đương đại

Trước khi phong trào Thiết kế đồ họa tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tại
thời kỳ Pháp thuộc, các trường mỹ nghệ đã ra đời và trở thành nơi đào tạo và
nuôi dưỡng các tài năng trẻ trong lĩnh vực nghệ thuật. Tuy nhiên, thời đó, các
trường mỹ nghệ chỉ tập trung vào đào tạo các sinh viên về các kỹ năng vẽ
tranh và điêu khắc, chứ không chuyên sâu vào lĩnh vực Thiết kế đồ họa.

Những năm 1925-1926, một số sinh viên của trường Mỹ Thuật Đông Dương
(nay là trường Mỹ Thuật Việt Nam) đã được gửi sang Pháp để tiếp tục học tập
và trau dồi kỹ năng. Tại Pháp, các sinh viên này đã được tiếp cận với các
trường đại học nghệ thuật hàng đầu cùng các phong cách thiết kế đương đại.
Từ đó, họ mang về Việt Nam những kiến thức và kỹ năng mới, góp phần đưa
Thiết kế đồ họa Việt Nam phát triển hơn nữa trong tương lai.

Lịch sử Mỹ thuật ứng dụng

Vào thế kỷ 20, sự ra đời của các trường đại học và trường đào tạo mỹ thuật tại
Việt Nam đã đánh dấu sự khởi đầu của lịch sử Mỹ thuật ứng dụng. Cùng với
sự phát triển của trường Mỹ Thuật Đông Dương, các ngành Mỹ thuật ứng
dụng khác cũng ra đời và phát triển trong thời gian này.

Trong những năm 1970, các trường đại học và các trương đào tạo mỹ thuật
được mở rộng và phát triển, đưa đến sự ra đời của nhiều nhà thiết kế và nghệ
sỹ tài năng. Sau năm 1975, với việc đất nước đổi mới và hộp nhập quốc tế,
Mỹ thuật ứng dụng tại Việt Nam cũng có những bước tiến mới. Các nghệ sỹ
và nhà thiết kế Việt Nam bắt đầu tiếp cận với các xu hướng và phong cách
mới, đồng thời truyền thải những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam
qua các tác phẩm của mình.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, Mỹ thuật ứng dụng đã và đang trở
thành một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Điều này
được thể hiện qua việc các trường đại học và các trung tâm đào tạo mở rộng
nhiều ngành học liên quan đến Mỹ thuật ứng dụng, trong đó có ngành Thiết
kế đồ họa.

Nói tóm lại, Mỹ thuật ứng dụng đã trở thành một lĩnh vực nổi bật tại Việt
Nam. Việc đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực này sẽ giúp nâng cao chất
lượng sản phẩm, mang lại nhiều lợi ích và góp phần phát triển cho nền kinh tế
đất nước.

You might also like