Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

Câu 1: Sự tính toán của các bên tham gia thế chiến thứ 1 ( cuốn đầu tiên:

trang 112,113,
nguyên nhân CTTG II cuốn đầu trang 157)
Sau gần bốn năm, Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc với thắng lợi thuộc về phe Anh-Pháp-Nga và đồng minh,
song nó để lại hậu quả khủng khiếp và tang thương.

Ngoài mất mát về người, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy... ở châu Âu đều bị phá hủy, thiệt hại
vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỷ USD.

Tương quan lực lượng giữa các cường quốc đã thay đổi rõ rệt, các nước tư bản ở châu Âu đều bị suy yếu, trong đó có
hai nước tư bản lâu đời là Anh và Pháp. Đế quốc Đức và Áo-Hungary bại trận.

Hệ thống Hiệp ước Versailles và sau đó là Hệ thống Hiệp ước Washington ra đời với mục đích tổ chức lại thế giới
thời hậu chiến sao cho phù hợp với tương quan lực lượng mới, song thực chất là các đế quốc phân chia lại thuộc địa,
cũng như xác lập lại sự áp đặt, nô dịch đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.

Tuy nhiên, cuộc phân chia lại lợi ích và ảnh hưởng sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã không hóa giải được những
mâu thuẫn gốc rễ, mà còn làm cho những mâu thuẫn đó trở nên trầm trọng hơn. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân chính dẫn tới Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939.

**Nguyên nhân gây ra Chiến tranh Thế giới thứ nhất bắt nguồn từ việc các đế quốc cạnh tranh với nhau để gây ảnh
hưởng, để tranh giành thị trường và tiếp cận đường biển. Đây có thể coi là kết quả của sự phát triển kinh tế chính trị
của chủ nghĩa tư bản thế giới từ cuối thế kỷ 19 và những năm đầu thế kỷ 20, lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Tham vọng tranh giành thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc tất yếu dẫn đến chiến tranh để chia lại đất đai
trên thế giới, đặc biệt tại các nước thuộc địa. Tham vọng quyền lực chiến lược, mâu thuẫn lợi ích càng khiến các bên
bị kéo vào vòng chiến.

Mâu thuẫn lợi ích vẫn là nguyên nhân của căng thẳng và đụng độ, chủ nghĩa bá quyền và tư duy nước lớn, phớt lờ lợi
ích của các nước khác, vẫn tồn tại, xung đột vũ trang vẫn là câu chuyện thường nhật, bom đạn vẫn rơi và máu vẫn đổ
ở nhiều khu vực chiến sự, thậm chí thế giới đôi lúc đã trong tình trạng "bên bờ vực chiến tranh."

Những vấn đề dân tộc cực đoan, khác biệt tôn giáo... đang trở thành "quân bài" để kích động xung đột, mâu thuẫn, mà
trong một thế giới hiện đại, công nghệ phát triển như hiện nay, đây hoàn toàn có thể là mầm mồng cho một cuộc chiến
tranh toàn cầu với sức hủy diệt tàn khốc. "Bóng ma" Chiến tranh Thế giới thứ nhất có thể lùi xa từ 100 năm trước,
song bài học xương máu của nó thì còn nguyên giá trị.

Nguyên nhân CTTG II

**NN sâu xa:

_Các nguyên nhân được hình thành và dồn nén, tạo thành áp lực trong kinh tế, chính trị. Các phân chia thế giới và tổ
chức hoạt động chung đã không còn phù hợp đối với nhu cầu của các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc.

– Sự tác động của quy luật phát triển không đều về các mặt khác nhau. Từ chính trị cũng như là kinh tế giữa các nước
tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Dẫn đến các chệnh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản. Mang đến
các phân biệt, phân chia thế giới và dẫn đến những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.

– Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn trước đó không còn phù hợp nữa. Các nước
cần thống nhất để tìm ra tiếng nói cũng như quy luật phân chia quyền lợi mới. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để
phân chia lại thế giới.

**Nguyên nhân trực tiếp:

– Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 từ Mỹ đã tác động và làm ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế thế giới.
Làm những mâu thuẫn chính trị, phát triển kinh tế trở nên sâu sắc. Dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít
với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới. Tìm kiếm sức mạnh từ chiến tranh, thực hiện các ý đồ quân sự để
thiết lập trật tự thế giới mới.

– Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản, Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng
bộ, không ngăn chặn. Tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ đó mà chiến tranh bùng
nổ và lan rộng, ảnh hưởng và thiệt hại trên khắp thế giới.
** Hậu quả

– Hơn 70 quốc gia tham gia vào thế chiến, kéo dài suốt vài năm. Cuộc chiến này đã lôi kéo 1.700 triệu người tham
gia, trong tổng số hơn 60 triệu người bị thiệt mạng thì có hơn nửa là dân thường. Sự hi sinh của người dân trong chiến
tranh là vô nghĩa, đặc biệt xảy ra ở chiến trường C.Âu. Hậu quả này kéo dài trong khoảng tgian từ năm 1945 – 1957.
Bên cạnh đó cũng có hơn 90 triệu người bị thương. Các thiệt hại được đo lường gấp 10 lần so với Thế chiến thứ nhất.
Và bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.

– Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của khối phát xít Đức – Ý – Nhật. Đây là các nước châm ngòi cho
chiến tranh, cũng như mong muốn thiết lập trật tự thế giới mới.

– Nền kinh tế các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cả với các nước trực tiếp tham gia vào chtranh hay các quốc gia
khác chịu ảnh hưởng gián tiếp. Các hoạt động chtrị, ktế và đời sống XH của người dân bị đe dọa, không được ổn định.

– Hàng triệu người dân C.Âu bị mất nhà cửa, các nước đều chịu thiệt hại nặng nề. Việc khắc phục hậu quả sau chiến
tranh kéo dài suốt mấy chục năm.

→ →Đây được coi là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Khi mà cả nước thắng trận và bại trận đều bị những tổn hại nặng nề,
nghiêm trọng. Người dân bắt buộc phải tham gia, chịu khổ trong chiến tranh khắc phục hậu quả trong chiến tranh mà
không tìm được các quyền lợi mới.

Câu 2: Nội dung hệ thống hòa ước Versailles – Washinton


Hoàn cảnh kí kết hòa ước Versailles:

*Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919-1920) và Oa-
sinh-tơn (1921-1922) đã kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập
thông qua các văn kiện được kí ở Vécxai và Oa-sinh-tơn, thường được gọi là hệ thống Vécxai-Oasinhtơn.

Trật tự Vécxai – Oasinhtơn phản ánh tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản. Các nước thắng trận, trước hết
là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản, giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại
trận, đặc biệt là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Đồng thời, ngay giữa các nước tư bản thắng trận cũng nảy sinh
những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi. Chính vì thế, quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian này
chỉ là tạm thời và mỏng manh.

**Vào năm 1919, tại thủ đô hoa lệ Paris nước Pháp, các bang phái lãnh đạo chủ chốt của thế giới bắt đầu ngồi lại để
bắt đầu cho cuộc đàm phán lớn. Đánh dấu việc kết thúc chiến tranh TGT1. Sau cuộc chiến, những người giành được
thắng lợi có tiếng nói hơn trong cuộc đàm phán lần này.

Sau 3 lần có nguy cơ bị tan vỡ vì tranh cãi bất đồng, cuối cùng các cường quốc thắng trận đã thoả hiệp với nhau và kí
các văn kiện nằm trong Hệ thống hoà ước Versailles. Cuối cùng sau nhiều lần họp mặt giữa các lãnh đạo cấp cao thì
ông Wilson đồng ý trừng phạt nước Đức thật nặng. Một tổ chức giữ gìn hòa bình quốc tế được thông qua thành lập
với tên gọi Hội Quốc Liên. Nước Đức bước vào hòa ước với thiệt hại vô cùng nặng nề, biến họ trở thành tội đề của
cuộc chiến.

Hòa ước Versailles ký kết vào ngày 28/06/1919, chính sau 5 năm ngày mà người Serbia ám sát vị Hoàng Thái Tử
nước Áo – Hung, mở đầu cho thế chiến thứ I. Bản hòa ước này để chấm dứt toàn bộ những mâu thuẫn còn nung nấu,
giải quyết hậu quả sau chtranh. Đồng thời buộc các nước thua cuộc phải đền bù phí thiệt hại và phân chia lại lãnh thổ.
Hội nghị này có những điều khoản rất khắt khe và có lợi cho phe Liên Minh. Có thể nói nó khiến nước Đức lâm vào
tình trạng khốn đốn và kiệt quệ nặng nề. Sau nhiều thập kỷ nỗ lực sau này mới khôi phục lại đất nước và bắt đầu phát
triển đi lên.

Kết quả của hòa ước Versailles

Kết thúc việc kí kết hòa ước Versailles, lãnh đạo cấp cao các nước đứng đầu vẫn không hài lòng lắm với điều khoản.
Nước P thì cho rằng sự trừng phạt với nước thua cuộc, đặc biệt với Đ còn quá nhẹ. Thống chế P cho rằng Đ sẽ không
nghiêm chỉnh thi hành hòa ước, đỉnh điểm là việc Đức tự hủy hoại hạm đội của mình để không lọt vào tay Pháp.

Hơn nữa, trên toàn phạm vi nước Đức quân đội Pháp cũng khó đàn áp hết, họ đốt hết cờ Pháp và chống cự. Còn phía
Đức thì rõ ràng thiệt hại nặng nề nên vô cùng căm phẫn khi lỡ bước vào hòa ước này. Chúng muốn lật mặt để nung
nấu ý định trả thù chứ không chịu nằm yên chịu trận.
Cuối cùng Hòa ước Versailles cũng thất bại trong việc lập lại sự cân bằng sau cuộc chiến, đặc biệt là quan hệ giữa
Đức và Pháp. Nước Đức vẫn mạnh hơn Pháp về nên công nghiệp, dân số và quân đội vì thế không chịu khuất phục.

Vào năm 1920 nước Mỹ từ chối phê chuẩn Hòa ước Versailles, chính thức liên minh và sự ràng buộc của các nước
dần không còn. Cục diện thế giới lần nữa lại đứng trước nhiều nguy cơ mới tiềm tàng. Các nước thua cuộc vẫn còn
chuẩn bị khôi phục lực lượng bên trong nhằm phản công trở lại, nhất quyết không chịu thua cuộc và đàn áp.

b) Hệ quả:

- Làm sâu sắc hơn những mâu thuẫn giữa các nước tư bản:

+ Mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với nhau vì việc phân chia quyền lợi chưa thỏa đáng.

+ Mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với các nước bại trận.

=> Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời kì này chỉ mang tính tạm thời, mỏng manh.

- Để duy trì trật tự thế giới mới, năm 1920, Hội Quốc Liên được thành lập với sự tham gia của 44 nước.

Lý do hoà ước Versailles không mang lại hòa bình cho thế giới

+Quy ước thành lập Hội Quốc liên: kí ngày 25/1/1919. Mục đích thành lập là nhằm “phát triển sự hợp tác, đảm bảo
hoà bình và an ninh cho các dân tộc”. Hội Quốc liên được thành lập theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ Wilson và
được Anh, Pháp ủng hộ, trước hết nhằm duy trì trật tự thế giới tư bản do các nước chiến thắng sắp đặt lại. Đây là kết
quả của sự dung hoà các mâu thuẫn trong phe thắng trận về việc phân chia lại thế giới sau chiến tranh mà cụ thể là
của 4 cường quốc mạnh nhất là Mỹ, Anh, Pháp và Nhật.

→Thực tế, Hội Quốc liên không ngăn chặn được chiến tranh và bảo vệ hoà bình. Nó cũng không giải phóng các dân
tộc, mà chỉ duy trì ách thống trị thực dân cũ bằng những hình thức mới như uỷ nhiệm quyền hay uỷ trị. Những biện
pháp về giải trừ quân bị và trừng phạt chỉ mang tính hình thức, không thực tế, vì quyền lợi của các nước tham gia
chồng chéo nhau, xung đột nhau.

+Hoà ước Versailles với Đức: ký ngày 28/6/1919 xác định sự thất bại của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất và
gồm 3 loại điều khoản chủ yếu về lãnh thổ, về đảm bảo an ninh và về bồi thường chiến tranh.

Theo Hoà ước này, Đức phải trả lại cho Pháp hai tỉnh Alsace-Lorraine (mà Pháp cắt nhượng cho Đức trong cuộc chiến
tranh Pháp - Phổ 1870 - 1871); nhường, cắt một số vùng lãnh thổ cho Bỉ, Đan Mạch, Ba Lan; một số vùng khác trở
thành đất uỷ trị của Hội Quốc liên và giao cho các cường quốc khác quản lí.

Nước Đức còn bị hạn chế vũ trang ở mức tối thiểu (chỉ được giữ lại 100.000 bộ binh với vũ khí thông thường, không
có không quân và hải quân, các cơ sở công nghiệp chiến tranh bị huỷ bỏ), và phải bồi thường chiến phí cho các nước
thắng trận.

Với Hoà ước Versailles, Đức mất 1/8 đất đai, gần 1/2 dân số, 1/3 mỏ sắt, gần 1/3 mỏ than, 2/5 sản lượng gang, gần
1/3 sản lượng thép và gần 1/7 diện tích trồng trọt. Gánh nặng của Hoà ước không đè lên vai tầng lớp thống trị mà chủ
yếu trút lên lưng những người lao động.

→Nó đặt nước Đức vào “cảnh nô lệ mà người ta chưa từng nghe thấy, chưa từng trông thấy”. Thế nhưng, Hoà ước
Versailles không thủ tiêu được tiềm lực kinh tế chiến tranh của Đức. Được các nước đế quốc nhất là Mỹ “giúp đỡ”
tận tình, chỉ một thời gian ngắn sau chiến tranh, chủ nghĩa đế quốc Đức không những đã phục hồi mà còn tăng cường
tiềm lực kinh tế chiến tranh.

+Các hoà ước khác

Ngoài Hoà ước Versailles ký với Đức, những hoà ước khác cũng lần lượt được ký với các nước đồng minh của Đức:
Hoà ước Saint - Germain ký với Áo ngày 10/9/1919; Hoà ước Trianon ký với Hungary ngày 4/6/1920; Hoà ước
Neuilly kí với Bulgaria ngày 27/11/1919; Hoà ước Sevres với Thổ Nhĩ Kì ký ngày 11/8/1920.

Hoà ước mà các nước bại trận phải ký với các nước thắng trận đều mang tính chất nô dịch. Ví như, lãnh thổ Bulgaria
bị thu hẹp lại so với trước kia do phải cắt một số đất đai cho Nam Tư, Hi Lạp, Romania.
Những hoà ước trên đây hợp thành Hệ thống hoà ước Versailles. Đó là văn bản chính thức đầu tiên sau Chiến tranh
Thế giới thứ nhất, xác định việc phân chia thế giới và tổ chức lại trật tự thế giới giữa các nước thắng trận. Nó là kết
quả của một quá trình vừa đấu tranh vừa thoả hiệp giữa các đế quốc thắng trận và bại trận.

Hệ thống hoà ước Versailles không xoá bỏ được nguyên nhân cơ bản, sâu xa làm nổ ra chiến tranh thế giới (bởi nước
Đức quân phiệt vẫn được Anh, Mỹ nuôi dưỡng bằng “viện trợ” và “đầu tư”), vì thế nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
thế giới mới do Đức gây ra vẫn tồn tại.

→→Như vậy, trên thực tế, Hệ thống hoà ước Versailles không những không đảm bảo hoà bình cho các dân tộc, mà
chính nó lại chuẩn bị những xung đột trong tương lai.

Câu 3: Nội dung hiệp định Yalta?


Nội dung chính của hội nghị Ianta:

- Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

- Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia pvi ảnh hưởng ở châu Âu và
châu Á.

1. Hoàn cảnh diễn ra Hội nghị Ianta

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra
với các nước Đồng minh. Đó là:

+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

=> Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Hội nghị Ianta được triệu tập, với sự th.gia của nguyên thủ ba cường quốc: Mỹ, Anh,
LX.

3. Mở rộng: So sánh trật tự hai cực Ianta và trật tự Véc-xai - Oasinhtơn

* Giống nhau:

- Đều là kết quả của những cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu trong lịch sử nhân loại.

- Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập nên để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ.

- Đều có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự thế giới (Hội quốc liên và Liên hiệp quốc).

* Khác nhau:

Nguyên tắc hoạt động:


– Tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

– Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

– Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.

– Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.

– Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc) Nguyên tắc quan
trọng nhất là: Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc).

Các cơ quan của Liên hợp quốc Hiến chương còn quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan
chính như: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Ban thư kí, Hội đồng kinh tế xã hội, Hội đồng Quản thác, Toà án Quốc tế.

Đánh giá về Liên hợp quốc

a. Tích cực:

– Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.

– Có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, nhiều quốc gia, tiến
hành giải trừ quân bị, hạn chế chạy đua vũ trang, nhất là các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt; có nhiều cố gắng trong
việc giải trừ chủ nghĩa thực dân ví dụ giải quyết chiến tranh ở Apganixtan, vấn đề Campuchia.

– Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục… Liên hợp
quốc còn có nhiều chương trình hỗ trợ, giúp đỡ các dân tộc kém phát triển, các nước đang phát triển về kinh tế,
văn hoá, giáo dục, nhân đạo…

b. Hạn chế của hội nghị:

_Liên hợp quốc cũng có những hạn chế, không thành công trong việc giải quyết xung đột kéo dài ở Trung Đông,
không ngăn ngừa được việc Mĩ gây chiến tranh ở I-rắc. Để thực hiện tốt vai trò của mình, Liên hợp quốc đang tiến
hành nhiều cải cách quan trọng, trong đó có quá trình cải tổ và dân chủ hoá cơ cấu của tổ chức này.

Câu 4: Quan hệ Xô – Mĩ trong chtranh lạnh:


1. Nguyên nhân và sự khởi đầu của Chiến tranh lạnh

Sau Ch.tranh TGT2, hai cường quốc Mĩ và LX nhanh chóng chuyển sang đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh.

***Nguyên nhân dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh là:

+ Sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược của hai cường quốc.

+ Mĩ hết sức lo ngại trước sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, đã trở thành một hệ thống thế giới.

+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm ưu thế về vũ khí hạt nhân.
Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch, căng thẳng trong quan hệ giữa Mĩ và các nước phương Tây với LX và các
nước xã hội chủ nghĩa.

Những sự kiện khởi đầu Chiến tranh lạnh là:

+ Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (tháng 3-1947) khẳng định: Sự tồn tại của LX là nguy cơ lớn
đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ 400 triệu USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì nhằm biến hai nước đó thành căn cứ
quân sự chống LX.

+ “Kế hoạch Mác san” (tháng 6-1947) với khoản viện trợ 17 tỉ USD cho các nước Tây Âu nhằm tập hợp liên minh
quân sự chống LX. Việc thực hiện kế hoạch này đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước
Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

+ Tháng 4-1949, Mĩ lôi kéo 11 nước thành lập khối quân sự NATO, đây là liên minh quân sự do Mĩ cầm đầu nhằm
chống LX và các nước Đông Âu.
+ Sau ch.tranh TGT2, LX đẩy mạnh việc giúp đỡ các nước Đông Âu khôi phục kinh tế xây dựng chế độ mới.

+ Tháng 1-1949, LX và các nước xã hội chủ nghĩa thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) để thúc đẩy sự hợp tác
và sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước.

+ Tháng 5-1955, LX và các nước xã hội chủ nghĩa thành lập Tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va để tăng cường sự phòng
thủ và chống lại sự đe doạ của Mĩ và phương Tây.

– Như vậy, sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava là những sự kiện đánh dấu sự xác lập của cục diện hai
cực, hai phe do hai siêu cường Mĩ và LX đứng đầu mỗi cực, mỗi phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm thế giới.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm ưu thế về vũ khí hạt nhân.
Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

2. Xu thế hoà hoãn Đông – Tây và sự chấm dứt “Chiến tranh lạnh”

a. Nguồn gốc của mâu thuẫn Đông - Tây

- Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc LX – Mĩ sau chiến tranh: LX muốn duy trì hòa bình, an
ninh thế giới, giúp đỡ các phong trào giải phóng dân tộc, nhưng Mĩ lại chống phá và ngăn cản.

- Sự thành công và lớn mạnh của cách mạng Trung Quốc, Việt Nam, … đã hình thành hệ thống XHCN nối liền từ
Đông Âu sang châu Á khiến Mĩ lo ngại sự bành trướng của CNXH.

- Sau chiến tranh, Mĩ trở thành cường quốc về kinh tế, lại nắm độc quyền về bom nguyên tử

→→ Mĩ muốn thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới, nhưng lại bị LX cản đường.

b. Tình trạng đối đầu và Chiến tranh lạnh

- Từng là đồng minh cùng chống phát xít, LX và Mĩ nhanh chóng chuyển sang tình trạng đối đầu-chiến tranh lạnh

- Mĩ: khẳng định sự tồn tại của LX là nguy cơ đối với Mĩ. Vì vậy đã hình thành một giới tuyến phân chia và đối lập
giữa hai khối TBCN và XHCN ở châu Âu

+ Tháng 3/1947 Mĩ đưa ra Học thuyết Truman mở đầu chính sách chống LX chính thức phát động chtranh lạnh

+ Tháng 6/1947 Mĩ thực hiện kế hoạch Macsan, giúp các nước Tây Âu khôi phục ktế, nhằm lôi kéo họ về phía mình.

+ Tháng 4/1949 Mĩ lôi kéo 11 nước thành lập khối quân sự NATO

- LX: Để đối phó với đe dọa của Mĩ và khôi phục đất nước sau chiến tranh:

+ Tháng 1/1949 LX và Đông Âu thành lập hội đồng tương trợ kinh tế, thực hiện sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa
các nước XHCN Đông Âu.

+ Tháng 5/1955 thành lập tổ chức Hiệp ước Vácsava một liên minh chính trị-quân sự mang tính phòng thủ gồm Liên
và các nước XHCN Đông Âu.

=>Như vậy sự ra đời của NATO và tổ chức Hiệp ước Vácsava là những sự kiện đánh dấu sự xác lập hai cực, hai phe.
Chiến tranh lạnh đã bao trùm thế giới.
– Từ đầu những năm 70 (thế kỉ XX), xu hướng hoà hoãn Đông – Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương
lượng Xô – Mĩ.

+ Trên cơ sở những thoả thuận Xô – Mĩ, Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí
kết (tháng 11-1972).

+ Năm 1972, LX và Mĩ kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ
khí tiến công chiến lược (SALT-1).

+ Tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa kí Định ước Henxinki, khẳng định những nguyên tắc trong
quan hệ giữa các quốc gia và tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hoà bình, an ninh ở châu Âu.

– Từ năm 1985 trở đi, Mĩ và LX kí kết các văn kiện hợp tác về kinh tế và khoa học – kĩ thuật.
– Tháng 12-1989, tại đảo Manta (Địa Trung Hải) hai nhà lãnh đạo M.Goócbachốp (LX) và G.Busơ (Mĩ) đã chính thức
tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, tạo điều kiện giải quyết các xung đột, tranh chấp ở nhiều khu vực trên thế giới.

– Tình trạng Chiến tranh lạnh chỉ thực sự kết thúc sau khi LX tan rã (1991), trật tự hai cực không còn nữa.

– Nguyên nhân chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh:

+ Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài bốn thập kỉ đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều
mặt so với các cường quốc khác.

+ Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu…, trở thành những đối thủ cạnh tranh đối với Mĩ. Còn LX lúc này
nền kinh tế ngày càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

2. Xu thế hòa hoãn Đông - Tây và chiến tranh lạnh chấm dứt

- Từ đầu những năm 70, xu thế hòa hoãn Đông -Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô-Mĩ:

+ Tháng 11/1972, hai nước Đức đã kí hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.

+ Năm 1972, LX-Mĩ đã kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM), sau đó là Hiệp định hạn
chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1)

+ Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu cùng với Mĩ, Canađa đã kí kết Định ước Henxinki nhằm đảm bảo an ninh và sự
hợp tác giữa các nước. Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối nước TBCN và XHCN ở châu Âu…

+ Tháng 12/1989, hai nước LX và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

(Nguyên nhân chấm dứt chiến tranh lạnh: Một là cuộc chạy đua vũ trang kéo dài quá tốn kém, làm suy giảm thế mạnh
của cả Mĩ và LX so với các cường quốc khác. Hai là Sự vươn lên mạnh mẽ của Tây Âu, Nhật Bản…khiến Mĩ và LX
thấy cần tránh tình trạng đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình).

-Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra chiều hướng và những điều kiện giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột
ở nhiều khu vực trên thế giới

❖ (Tình trạng Chiến tranh lạnh chỉ thực sự kết thúc sau khi Liên Xô tan rã (1991), trật tự hai cực không còn nữa.

– Nguyên nhân chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh:

+ Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài bốn thập kỉ đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều
mặt so với các cường quốc khác.

+ Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu…, trở thành những đối thủ cạnh tranh đối với Mĩ. Còn liên Xô lúc
này nền kinh tế ngày càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1973, nhiều vấn đề nan giải khiến các nước hợp tác để giải quyết. Cuộc cách mạng hoa
học kĩ thuật đạt nhiều thành tựu khiến các nước phải hợp tác để phát triển.

3. Tác động: những chuyển biến trong quan hệ quốc tế và cục diện chính trị thế giới.

- Quan hệ giữa năm nước lớn: Mĩ, Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc có những chuyển biến quan trọng. Các nước đối
thoại, hợp tác với nhau trong cùng tồn tại hòa bình, trong việc giải quyết những tranh chấp quốc tế.

- Những cuộc xung đột khu vực từng bước được giải quyết do có sự hợp tác của các nước lớn, trước hết là sự hợp tác
Xô – Mĩ, đặc biệt là những cuộc xung đột quân sự mang tính đối địch giữa hai cực. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi
từ năm 1989 đến năm 1991 vấn đề Apganixtan, vấn đề Campuchia, vấn đề Namibia… trước đây bế tắc thì bây giờ lần
lượt được giải quyết.

3. Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh ( k cần thiết nhưng nên xem)

– Tình hình thế giới có những thay đổi lớn và phức tạp, phát triển theo các xu thế chính sau đây:

+ Một là, trật tự thế giới hai cực đã tan rã, trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành và ngày càng theo xu
thế đa cực với sự vươn lên của Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc…
+ Hai là, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh thực
sự của quốc gia.

+ Ba là, sự tan rã của LX tạo cho Mĩ có lợi thế tạm thời, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” để làm bá chủ
thế giới. Nhưng trong so sánh lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.

+ Bốn là, sau Chiến tranh lạnh, tuy hoà bình thế giới được củng cố, nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến lại xảy
ra ở nhiều khu vực như bán đảo Bancăng, châu Phi và Trung Á.

– Thời cơ và thách thức:

+ Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc hi vọng về một tương
lai tốt đẹp của loài người.

+ Nhưng cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mĩ ngày 11-9-2001 đã mở đầu cho một thời kì biến động lớn, đặt
các quốc gia dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố. Nó đã gây ra những tác động to lớn, phức
tạp đối với tình hình thế giới và các quan hệ quốc tế.

3. Thế giới sau Chiến tranh lạnh

- Do trì trệ, khủng hoảng kéo dài, những năm 1989- 1991, chế độ XHCN ở các nước Đông Âu và LX bị tan rã. Trật
tự thế giới từ “hai cực” chỉ còn “cực” duy nhất là Mĩ.

- Từ hững năm 1991 tình hình thế giới đã diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp:

+ Trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ, những trật tự thế giới mới đang hình thành theo hướng“đa cực”.

+ Hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, tập trung vào phát triển kinh tế.

+ Sự tan rã của LX tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời. Mĩ vươn lên thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” muốn làm bá chủ
thế giới, nhưng không dễ dàng.

+ Nhiều khu vẫn không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột đẫm máu kéo dài.

+ Cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mĩ ngày 11/9/2001 đã làm cả thế giới kinh hoàng.

+ Bước sang thế kỉ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác để cùng nhau phát triển là chủ đạo, đượ nhân loại mong đợi.

→→→Nhìn lại thời gian biểu trong quan hệ thăng trầm Xô Mỹ ở Chiến tranh Lanh.

- Nghi kỵ tồn tại thường trực trong QHQT

- Cân bằng quyền lực và chạy đua vũ trang là công cụ điều chỉnh

- Ý chí của lãnh đạo quyết định không gian chính trị

- Đi qua chiến tranh, hòa bình là mục đích tối thượng của QHQT

Câu 5: Cuộc khủng hoảng Berlin và vấn đề nước Đức: (có thể tham khảo sách LSQHQT
hiện đại trang 405)
Nước Đức đã trải qua 2 lần khủng hoảng lớn trong giai đoạn 1948 – 1989 (từ Hội nghị Yalta cho đến Chiến tranh
lạnh) mà đỉnh điểm đó chính là khi Bức tường Berlin được dựng lên vào ngày 12/8/1961 ngăn cách hai bên Đông và
Tây Berlin. Tuy nhiên, sau những cuộc đàm phán, Bức tường đã được chính thức đập bỏ trên giấy tờ vào cuối năm
1989, mở ra sự thống nhất toàn vẹn nước Đức với sự lãnh đạo của Helmut Kohl, Thủ tướng đầu tiên của nước Đức.

Sau Hội nghị Yalta, một trật tự thế giới mới – trật tự lưỡng cực – đã được hình thành, với hai hệ thống chính trị – xã
hội đối lập nhau: TBCN và XHCN. Nước Đức bị chia làm hai và hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị
khác nhau: Cộng hòa Liên bang Đức ở phía Tây (Tây Đức) và Cộng hòa Dân chủ Đức ở phía Đông (Đông Đức).

+ Đông Đức: theo đường hướng XHCN, cùng các nước xã hội chủ nghĩa khác đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế với
nhau nhưng khép kín với thế giới bên ngoài, thực hiện một nền kinh tế chỉ huy, mang tính bao cấp.
+ Trong khi đó, phục hồi nhờ Kế hoạch Marshall, Tây Đức đã lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế theo mô hình thị
trường tự do, giúp cho nền kinh tế ổn định và phát triển nhanh chóng. Với chiến lược này, nền kinh tế Tây Đức đã
phát triển vượt bậc và vượt xa nền kinh tế Đông Đức.

++ Hậu quả là việc cung cấp, tiếp tế hàng hóa tới Tây Berlin, mà nằm ngay giữa vùng chiếm đóng của LX, không còn
thể thực hiện bởi đường bộ và đường thủy nữa, đưa đến việc tiếp tế bằng đường hàng không. Cuộc phong tỏa này là
phản ứng trực tiếp của LX để phản đối việc Mỹ, Anh, Pháp đơn phương cải cách tiền tệ 1948 ở Tây Đức và Tây
Berlin. Cuộc phong toả đã dẫn đến quyết định của ba nước Anh-Pháp-Mỹ để lập ra cầu không vận Berlin quy mô nhất
lúc bấy giờ để tiếp tế cho cư dân Tây Berlin.

** Khủng hoảng berlin

Theo hội nghị Yalta nước Đức bị chia làm các vùng cai quản của Đồng minh. phía Đông thuộc về LX, trong khi phần
phía Tây thuộc về Mĩ, Anh, và Pháp. Các Hiệp định Yalta và Postdam chia thành phố thành những phần tương tự.

Ngay sau khi các nước Phương Tây họp hội nghị London LX đã chính thức phong tỏa, kiểm soát các mối liên hệ giữa
tây Berlin và tây Đức từ ngày 31/3 khủng hoảng bắt đầu trở nên sâu sắc. Ngày 7/6/1948, phương Tây đơn phương đổi
tiền ở Tây Đức. Và 15 ngày sau, LX cũng cho tiến hành một cuộc cải cách tiền tệ ở Đông Đức. Do địa lý, Berlin nằm
hoàn toàn trong vùng Đông Đức. LX đã cho phong tỏa mọi con đường từ Tây Đức sang Đông Đức Kể cả đường bộ
lẫn đường thủy.

Mục tiêu của cuộc phong tỏa nhằm buộc các đồng minh phương Tây chịu đói và phải rời khỏi thành phố. Tuy nhiên
thay vì rút lui, Mĩ và đồng minh tiếp viện từ trên không cho các vùng của họ ở thành phố. Một cầu không vận Berlin,
quy mô nhất lúc bấy giờ đã được thành lập. Mở ra ba đường bay từ Hamburg, Hannover và Frankfurt. Trong vòng 10
tháng, hơn 120.000 chuyến bay đến tây berlin đã được thực hiện, chở theo hơn 1,5 triệu tấn lương thực, thuốc men,
chất đốt, nhu yếu phẩm,... cho người dân ở tây berlin. Sau hơn 11 tháng, lãnh đạo Stalin đã quyết định dỡ bỏ cuộc
phong toả, mở đầu cho cuộc đối đầu mới giữa khối Cộng sản và các nước phương Tây.

Cuộc đối đầu giữa 2 phe bắt đầu căng thẳng hơn khi biên giới 2 miền Đông-Tây có lực lượng canh phòng và hàng rào
từ năm 1952. Sau khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được thành lập vào ngày 4/4/1949 và Tổ chức Hiệp ước
Warszawa vào 5/6/1955 cả 2 nước Đức đều gia nhập 2 tổ chức quân sự để chống lại lẫn nhau. Vào tháng 11/1958, LX
tuyên bố trong thời hạn 6 tháng nếu không thành lập được thành phố tự do Tây Berlin thì LX sẽ ký 1 hòa ước riêng rẽ
với CHDC Đức, điều này tạo ra cuộc khủng hoảng mới về vị trí của Tây Đức và Tây Berlin nhưng bị 3 cường quốc
phương Tây bác bỏ và phủ nhận.

Sau đó 1 hội nghị cấp cao giữa 4 nước đã được tổ chức để bàn về việc thống nhất nước Đức, nhưng do quan điểm 2
bên quá khác nhau nên Hội nghị thất bại sau 3 tháng. Sau Hội nghị, tình hình lại trở nên căng thẳng trong quan hệ
Đông - Tây Tháng 9/1959, Thủ tướng LX thăm Hoa Kì và cùng với Tổng thống Hoa Kì Eisenhower phát biểu về tầm
quan trọng của thế giới là việc cùng giải giáp và vấn đề Berlin nên được giải quyết bằng biện pháp hoà bình, không
sử dụng vũ lực

Kể từ sau khi LX chấm dứt phong tỏa, hàng triệu người đã kéo nhau di tản qua Tây Đức qua đường Tây Berlin. Lượng
người đổ về ngày càng nhiều, Là vì trong những năm vừa qua, nền kinh tế ở Tây Đức phát triển rất nhanh đời sống
của nhân dân cao hơn nhiều so với Đông Đức.

Bức tường đã bị xâm phạm và người ta bắt đầu phá bỏ nó. Từng mảnh tường bị đem ra bán làm vật kỷ niệm một thời
chia cắt. Như vậy, Cuộc Khủng hoảng Berlin là sự đối đầu trực tiếp giữa LX và Mĩ, giữa 2 khối TBCN và XHCN,
giữa 2 miền Đông và Tây, giữa 2 ý thức hệ đối lập nhau. Hàng triệu người đã vượt qua Bức tường để tìm kiếm 1 cuộc
sống mới ở phía Tây Đức. Và hàng nghìn người đã thiệt mạng khi cố vượt qua Bức tường Berlin. Cuối năm 1989,
Bức tường Berlin sụp đổ mở ra cuộc đối thoại, đàm phán giữa 2 chính phủ Đức. Mở ra sự thống nhất toàn vẹn nước
Đức khi Helmut Kohl trở thành Thủ tướng đầu tiên của nước Đức thống nhất. Và sự sụp đổ của Bức tường Berlin là
hệ quả mở màn của việc chấm dứt Chiến tranh Lạnh giữa 2 phe TBCN và XHCN.

→Ngày 9/11/1989, Bức tường Berlin sụp đổ sau 28 năm được xây dựng, chấm dứt sự chia cắt nước Đức và đánh một
dấu mốc quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại.

Câu 6: Cuộc chtranh Đông Dương và chtranh VN


Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhất (1946-1954): hay Chiến tranh Đông Dương giữa Pháp và đồng minh
cùng lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Minh), Pathet Lào và Campuchia.
Cuộc chiến này ở Việt Nam là giai đoạn chống Pháp kéo dài từ 19/12/1946 tới 1/8/1954 còn được gọi là Chiến tranh
chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Pháp tham gia cuộc chiến này vì ý muốn tiếp tục giữ Đông Dương là thuộc địa, sau khi người Nhật đã bại trận và mất
quyền kiểm soát Đông Dương. Đây là lý do chính trị và tâm lý hơn là kinh tế. Những người Pháp ủng hộ cuộc chiến
cho rằng nếu Pháp để mất Đông Dương, sở hữu của Pháp hải ngoại sẽ nhanh chóng bị mất theo. Đa số lãnh đạo Pháp
cho rằng so với một cuộc xâm chiếm thuộc địa cổ điển với việc chiếm giữ các trung tâm dân số và mở rộng dần theo
kiểu "vết dầu loang" mà người Pháp đã thực hiện rất thành công ở Maroc và Algeria, cuộc chiến này sẽ chỉ có quy mô
hơn một chút. Tuy nhiên, mặc dù Pháp chiếm ưu thế quân sự trong thời gian đầu, lực lượng Việt Minh đã phát triển
ngày càng mạnh và kiểm soát được nhiều vùng lãnh thổ ngày càng rộng.

Trong khi đó, mục tiêu của Việt Minh và các nhóm kháng chiến khác là giành độc lập cho các dân tộc mình

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trên lãnh thổ của Đế quốc Pháp đã bùng nổ nhiều phong trào đòi độc lập, nhưng thất
bại mở màn gây hiệu ứng dây chuyền và thiệt hại lớn nhất cho Pháp là cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân 3
nước Liên bang Đông Dương. Thất bại của Pháp đánh dấu việc chủ nghĩa thực dân kiểu cổ điển của các nước thực
dân Châu Âu bị sụp đổ tại hàng loạt các thuộc địa trên toàn thế giới.

*Hoàn cảnh: Năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ vào Cảng Đà Nẵng và sau đó xâm chiếm dần đến Sài Gòn. Trong suốt
thời kỳ từ khi Pháp bắt đầu nổ súng xâm chiếm Việt Nam, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào chống Pháp do
vua, quan, sỹ phu hoặc nông dân tổ chức, nhưng tất cả đều bị thất bại.

Quân Pháp tấn công quân Thanh ở Lạng Sơn

Năm 1927, những người Việt cấp tiến đã thành lập Việt Nam Quốc dân đảng. Đến năm 1930, sau khi cuộc khởi nghĩa
Yên Bái thất bại, Việt Nam Quốc dân đảng bị suy yếu nghiêm trọng. Cùng năm, những người Việt theo chủ nghĩa
Marx-Lenin thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, nhưng cũng mau chóng trở thành mục tiêu tiêu diệt của Pháp
mặc dù tổ chức của họ thân thiện với Mặt trận Bình dân trong chính quyền Pháp.

Năm 1940, Nhật Bản tấn công Đông Dương và nhanh chóng thỏa thuận được với chính quyền Vichy ở Pháp để Nhật
toàn quyền cai trị Đông Dương. Thực dân Pháp chỉ tồn tại đến tháng 3 năm 1945 khi Nhật lật đổ Pháp trên toàn bộ
Đông Dương. Ngay sau đó, Nhật thiết lập một chính quyền Bảo Đại bù nhìn với chính phủ do một nhà nho uy tín là
Trần Trọng Kim đứng đầu.

Đầu năm 1945, Việt Nam rơi vào một tình trạng hỗn loạn. Chiến tranh đã làm kiệt quệ nền kinh tế, người Nhật chiếm
lấy lúa gạo và các sản phẩm khác, bắt dân phá lúa trồng đay để phục vụ chiến tranh, cộng thêm thiên tai, nạn đói (Nạn
đói Ất Dậu) đã xảy ra tại Bắc kỳ và Trung kỳ. Người ta ước tính rằng đã có khoảng hai triệu người chết vì nạn đói
này.

Việt Nam tuyên bố độc lập - Pháp quay trở lại Đông Dương

Ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh, lực lượng Việt Minh đã tổ chức thành công cuộc Cách mạng tháng
Tám. Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh tuyên bố VN thống nhất và độc lập với tên gọi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tuy nhiên, theo hiệp ước Potsdam, lực lượng Đồng Minh gồm quân Anh và quân Trung Quốc vào Việt Nam để giải
giáp vũ khí Nhật. Cả Anh và Trung Hoa Dân Quốc đều muốn hạ bệ chính phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Anh
ủng hộ sự trở lại của Pháp tại Đông Dương, còn Trung Hoa muốn đưa lực lượng thân Trung Quốc là Việt Nam Quốc
dân đảng lên nắm quyền.

Ở miền Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch tiến vào với danh nghĩa giải giáp quân Nhật, nhưng mang theo kế
hoạch Diệt Cộng Cầm Hồ. Đội quân ô hợp này đốt phá cướp bóc hết sức tàn bạo.

Ở miền Nam, chỉ 4 ngày sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, phái bộ quân sự Anh đã có mặt ở Sài Gòn, theo sau là
liên quân Anh-Pháp. Quân Anh trên danh nghĩa là theo lệnh Đồng Minh vào giám sát quân Nhật đầu hàng nhưng đồng
thời cũng tạo điều kiện cho quân Pháp vào Nam Bộ. Chính phủ lâm thời của Cộng hòa Pháp muốn khôi phục lãnh thổ
thuộc địa Đông Dương. Ngày 19, Pháp tuyên bố sẽ lập chính quyền tại miền Nam. Ngày 23, với sự giúp đỡ của quân
Anh, quân Pháp nổ súng chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn (ngày này sau được Việt Nam gọi là ngày Nam Bộ Kháng
chiến). Nước Việt Nam vừa giành được độc lập đã lại đứng nạn ngoại xâm.

Trong suốt năm 1946, mặc dù hai bên cùng chuẩn bị lực lượng cho chiến tranh, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa cố gắng hết mức thương lượng với Pháp và Trung Hoa để cứu vãn hòa bình và đẩy lui thời điểm nổ ra cuộc chiến
tranh. Với quân Tưởng, họ đồng ý nhường cho Việt Nam Quốc dân đảng nhiều ghế tại Quốc hội và 4 trên 10 ghế Bộ
trưởng mà không cần qua bầu cử, trong khi ký với Pháp Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt 1946 với nhiều nhân nhượng về
chính trị, ngoại giao.

Trong khi đó Pháp thỏa thuận với Trung Hoa ngày 28 Tháng Hai, 1946 để Quân đội Trung Hoa rút khỏi phía bắc vĩ
tuyến 16 nhường chỗ cho Pháp đại diện phe Đồng Minh giải giới Quân đội Đế quốc Nhật Bản. Để tránh mũi nhọn của
2 kẻ thù có thể đồng thời tấn công, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý cho 15.000 quân Pháp tiến ra
Bắc để nhanh chóng loại bỏ nguy cơ của 20 vạn quân Tưởng.

Chiến tranh Việt Nam (còn được gọi là chiến tranh đông dương lần 2)

Mục tiêu

Đối với các nhà lãnh đạo của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa thì đây là cuộc chiến tranh giữa hai hệ tư tưởng: chủ nghĩa
cộng sản và chủ nghĩa chống cộng. Chính phủ Mỹ muốn ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam
Á trong giai đoạn 1965–1973, quân đội Mỹ đã trực tiếp chiến đấu trên chiến trường

Mỹ can dự vào Chiến tranh Đông Dương (1945–1954)???

Mỹ đã có kế hoạch can thiệp vào Việt Nam ngay từ năm 1946 nhưng do quân đội Tưởng Giới Thạch đang bận rộn
trong cuộc chiến chống lại quân đội Mao Trạch Đông, Anh còn đang lo lấy lại các thuộc địa cũ khác trên thế giới nên
Mỹ chưa can thiệp được. Tới tháng 5/1950, Pháp thật sự trở nên thất thế trước Việt Minh thì cơ hội để Mỹ can thiệp
mới thực sự tới. Mỹ muốn lợi dụng Pháp để tiêu thụ bớt số vũ khí còn dư bởi năng lực sản xuất vũ khí của Mỹ chưa
kịp hạ xuống sau Chiến tranh Thế giới thứ hai cũng như để tránh tổn thất nhân mạng Mỹ. Hỗ trợ Pháp tại Đông Dương
và kế hoạch Marshall tại Pháp cũng chính là cách Mỹ lôi kéo Pháp vào liên minh toàn diện do Mỹ đứng đầu.

Theo slide của cô

A) Chiến tranh đông dương lần 1

( Pháp xâm lược cai trị VN lần 1 năm 1858, tìm cách quay trở lại năm 1945 → chiến tranh V-P bùng nổ

9/1949 quốc gia VN thành lập: Bảo Đại, Nguyễn Văn Xuân

1949: CHND trung hoa thành lập-- công nhận VNDCCH 1/1950

1-3/1950: LX và Đ.Âu công nhận VNDCCH và thiết lập ngoại giao

2/1950: Mỹ công nhận quốc gia VN của Pháp + tăng viện trợ

→Sân chơi của chiến tranh lạnh khi mỹ-xô can dự sau 1949)

_ Áp lực của Cold War lên ĐD và VN

XHCN tiếp tế vũ khí cho VNDCCH

Mỹ tiếp tế cho Pháp và Quốc gia VN

Pháp thông qua Navarre Plan xây dựng cứ điểm quân sự ĐBP

03-05-1954: Trận ĐBP 56 ngày đêm đánh bại Pháp

HỘI NGHỊ GENEVA 04.1954: CÔNG NHẬN ĐỘC LẬP 3 NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG

Mỹ không ủng hộ: ko ký nhưng Xô ủng hộ

VNDCCH muốn thống nhất, Anh muốn chia cắt, Trung Quốc ủng hộ chia cắt, Pháp muốn chia cắt

→ Pháp ra khỏi đông dương

LÀO Pháp dựng lên chính phủ tự trị ở Lào

04.1946: Pháp chiếm Vientiane →Chính phủ Lào lưu Liên quân Lào-Việt giải phóng nhiều khu vực ở Lào
vong sang Thái
VN thay quân đội Lào ký hiệp ước đình chiến tại
Chủ trương dựa vào VNDCCH chống Pháp Geneva 1954
1949 Công nhận Vương quốc Campuchea thuộc Hội
Liên hiệp Pháp
CAMPUCHIA
11.1953 Pháp trao trả độc lập cho Cam
10.1945 Pháp đã đến Phnompenh
VN thay quân đội Cam kí hiệp ước đình chiến Geneva
01.1946 Pháp công nhận tự trị Campuchea, nổi dậy vũ 1954
trang chống Pháp

➔ Liên Kết 3 dân tộc

b) Chiến tranh ĐD lần 2(1955-1975): nội chiến đông dương

MỸ KHÔNG KÝ GENEVA 1954: CAN THIỆP SÂU VÀO ĐD

1955-1958: VNDCCH vận động Nam VN hòa hợp nhưng bị cự tuyệt

1959 -1963: phong trào CM vũ trang miền Nam nở rộ

1964: Mỹ yêu cầu Bắc VN ngưng hỗ trợ mặt trận CM Nam VN hoặc là Mỹ sẽ phản ứng

08.1964: Sự kiện Vịnh Bắc Bộ leo thang chiến tranh VN và ĐD

01.1968 Đồng khởi Miền Nam + Tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân è Mỹ ngồi vào đàm phán

Đàm pháp Paris (1968-1973): Mỹ chấm dứt chiến tranh và rút khỏi ĐD

LÀO CAMPUCHIA

Trung lập Trung lập

1958 Mỹ viện trợ Chính Phủ phái hữu Lào 1956 Sihanouk đặt quan hệ với các nước XHCN

Nội chiến Mỹ bảo trợ đảo chính, đưa chính quyền thân Mỹ lên nắm
quyền.
Chính phủ Trung lập được VN và XHCN ủng hộ
Nội chiến
→Hội nghị Geneva 1961: Mỹ tôn trọng trung lập Lào.
1970: Đoàn kết ĐD chống Mỹ
1963 Mỹ viện trợ phe cánh hữu và can thiệp →nội chiến
04.1975 kết thúc nội chiến
08.1975 kết thúc nội chiến

Tiểu kết

Hai thế lực sức mạnh đối lập chi phối chính trị thế giới:

+ Vấn đề nước Đức và Bức tường Berlin là biểu tượng tiêu biểu nhất của Cold War ở Châu Âu.

+ Vấn đề Đông Dương không chỉ là sản phẩm của Cold War mà còn là sự leo thang can thiệp ở thuộc địa. Trật tự
lưỡng cực đối lập ảnh hưởng thế giới như thế nào? Trật tự này liệu có là lý tưởng cho sự phát triển của thế giới?

Kết quả

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chiến thắng, Pháp và Quốc gia Việt Nam tập kết về miền Nam

Sau 2 năm Pháp rút khỏi Việt Nam, Hoa Kỳ đẩy mạnh việc thế chân Pháp

Việt Nam bị phân chia tạm thời tại Vĩ tuyến 17

Đánh giá: Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954 của Việt Nam. Trên
phương diện quốc tế, trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng
bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu.

Câu 7: Vấn đề Campuchia và QHQT ở ĐNA (trang 345 cuốn LSQHQT hiện đại)
QUAN HỆ CAMPUCHIA - VIỆT NAM (1993 - 2010)
Giai đoạn 1993 - 2010, chứng kiến sự biến đổi mau lẹ của tình hình quốc tế và khu vực, quan hệ Campuchia - VN
cũng chịu sự chi phối và tác động từ nhiều phía, cả tích cực lẫn tiêu cực, bên trong và bên ngoài. Trước năm 1993,
quan hệ Campuchia - Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực an ninh - chính trị, quân sự thì kể từ sau năm 1993,
mối quan hệ này bắt đầu có sự chuyển hướng mạnh mẽ, trong đó hợp tác kinh tế - xã hội giữahai bên ngày càng phát
triển và thu được nhiều kết quả khả quan.

Thứ nhất, quan hệ Campuchia - Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm và tính ổn định chưa cao, mối quan hệ này chịu
sự tác động mạnh mẽ của tình hình chính trị tại Campuchia và những nhân tố bên ngoài, nhất là từ phía Trung Quốc.

Thứ hai, quan hệ Campuchia - Việt Nam có tính bổ sung cho nhau không cao và còn nhiều hạn chế.

Thứ ba, nếu như trước năm 1993 quan hệ Campuchia - Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực an ninh - chính trị và
quân sự thì giai đoạn 1993 - 2010, đã chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ trong quan hệ hai nước, trong đó hợp tác
kinh tế nổi lên và trở thành tâm điểm chú ý của cả hai bên và quan hệ hai nước ngày càng mang tính toàn diện hơn.
Thứ tư, quan hệ Campuchia - Việt Nam là quan hệ rất phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố khó lường.

Câu 8: Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô & Đông Âu
− Giai đoạn 1 (1945 – 1950): Khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh

• Hoàn cảnh: +Chịu sự thiệt hại nặng nề

+ Chính sách bao vây, chống phá của các nước phương Tây (đứng đầu là Mỹ)

➔ Cần khôi phục nền kinh tế, củng cố quốc phòng

• Thành tựu: kế hoạch 5 năm hoàn thành trước thời hạn 9 tháng

+ Kinh tế: công nghiệp tăng 73%, nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh, về KHKT chế tạo thành công bom nguyên
tử (1949), phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của Mĩ

− Giai đoạn 2 ( 1950 – 1973): Xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ Nghĩa Xã Hội

• Thành tựu:

+Kinh tế: trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 trên TG ( sau Mĩ)

+Khoa học – kĩ thuật: 1957: phóng thành công vệ tinh nhân tạo. 1961: phóng tàu Phương Đông đưa nhà du hành vũ
trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất

+Đối ngoại: thực hiện chính sách bvệ hoà bình, ủng hộ phong trào giải phóng dtộc và giúp đở các nước XHCN

➔ Tạo được thế cân bằng chiến lược giữa 2 phe XHCN & TBCN PHẦN CHÍNH

− Giai đoạn 3 (1973 – 1991): Khủng hoảng, chương trình cải tổ Perestroika, sụp đổ

• Khủng hoảng:

+++Hoàn cảnh:

+ Khách quan: năm 1973 khủng hoảng dầu mỏ dẫn đến cuộc khủng hoảng thế giới -> các nước phải

tiến hành cải cách nền KT – XH

+ Chủ quan: sự suy yếu trong lãnh đạo, nhận thức không đúng về cải cách của NN LX

• Cải tổ:

+1985: Gorbachyov bắt đầu tiến hành công cuộc Cải tổ Perestroika với mục đích khắc phục những sai lầm và xây
dựng XHCN đúng với bản chất tốt đẹp của nó

+Bắt đầu từ kinh tế nhưng lại không thành công

+Chuyển sang chính trị: thực hiện chế độ tổng thống, đa đảng, xoá bỏ chế độ một đảng

+Sụp đổ: đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, rối loạn ▪ 19/8/1991: đảo chính lật đổ Gorbachyov nhưng không
thành -> ĐCS bị đình chỉ, chính quyền tê liệt

+22/12/1991: các nước Cộng hoà đòi li khai, thành lập khối cộng đồng các quốc gia độc lập (gọi tắt là SGN)

+Mùa đông lạnh giá ngày 25/12/1991: Gorbachyov tuyên bố từ chức -> Chế độ XHCN sụp đổ ở LX

CÂU HỎI GIẢ ĐỊNH: sự sụp đổ của LX để lại bài học gì cho Đảng Cộng sản VN?

➔ Giữ vững lập trường, sự kiên định trên con đường XHCN và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Sự sụp đổ ở các nước Đông Âu (có sự tương dồng với LX) - Cuối những năm 70, do bị ảnh hưởng từ cuộc khủng
hoảng năng lượng, nền KT các nước Đông Âu suy giảm

- Đầu những năm 80, các nước Đông Âu đề ra chiến lược phát triển theo “chiều sâu”

- Cuối 1988, công cuộc cải tổ ở Liên Xô tác động mạnh mẽ đến Ba Lan -> hàng loạt cuộc bãi công đã diễn ra đòi
chính phủ khôi phục địa vị của Công đoàn Đoàn kết

- Vào tháng 6/1989, Công đoàn Đoàn kết đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tự do một phần ở Ba Lan,
dẫn đến sự thay đổi hệ thống chính trị một cách hòa bình ở nước này

NHẬN XÉT:

- Sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu đã kết thúc sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.

- Đây là một tổn thất nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới cũng như đối với các lực lượng tiến bộ và các
dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc, hòa bình ổn định và tiến bộ xã hội.

2. TIỆP KHẮC (cuốn hiện đại trang 415)

3. HUNGARY (cuốn hiện đại trang 415)

4. BULGARIA (cuốn hiện đại trang 419)

5. ALBANIA ( (cuốn hiện đại trang 421)

Sự sụp đổ của Romania: (cuốn hiện đại trang 423)

Tháng 1/1989, Tổng bí thư Ceausescu tái cử thêm 5 năm với cương vị là lãnh đạo của Đảng Cộng sản Rumani ở độ
tuổi 71. Sự kiện này cho thấy Ceausescu vẫn có ý định duy trì quyền lực trước bối cảnh các cuộc nổi dậy chống cộng
sản đang càn quét phần còn lại của Đông Âu. Ngay tại Đại hội XIV Đảng Cộng sản ông công kích những xáo trộn
đang diễn ra ở Đông Âu và dám tỏ thái độ thách thức đối với Liên Xô khi lên tiếng phủ nhận thỏa thuận năm 1940 về
việc Liên Xô sáp nhập Bessarabia.

Romania là một trong hai nước duy nhất lật đổ chế độ cộng sản bằng bạo lực để giải quyết các cuộc chống đối nếu họ
tổ chức xuống đường.

Mùa xuân 1989, một số nhà lãnh đạo (Gheorghe Apostol, Alexandru Birladeanu, Corneliu Manescu, Constantin
Privulescu, Grigore Raceanu, …) đã kí vào bức thư ngỏ cáo giác sự lạm quyền của Ceausescu. 8/1989, họ thành lập
mặt trận cứu quốc.

Lúc đầu, các lực lượng an ninh tuân thủ lệnh của Ceausescu và bắn vào người biểu tình, nhưng đến trưa ngày
22/12/1989, quân đội Rumania đột nhiên thay đổi thái độ. Xe tăng của quân đội đã bắt đầu chuyển hướng tới trụ sở
Ủy ban Trung ương Đảng với đám đông quần chúng tràn ngập bước theo. Những người nổi loạn phá tung các cửa ra
vào của tòa nhà Ủy ban Trung ương và lùng bắt Ceausescu và vợ ông, Elena, nhưng hai người đã trốn thoát qua một
máy bay trực thăng đang chờ họ trên mái của tòa nhà. Nhưng bị bắt lại vào buổi chiều cùng ngày. Hội đồng Mặt trận
cứu nước Rumani tuyên bố xoá bỏ chế độ độc tài Ceausescu.

25/12/1989, vợ chồng Ceausescu bị xử tử, toàn thể Bộ chính trị Đảng Cộng sản Rumania và các thành viên nội các
(60 người) bị bắt giữ. Toàn bộ hệ thống Đảng, chính quyền của chế độ Ceausescu đã bị sụp đổ. Tuy nhiên những gì
đang diễn ra ở Romania không phải là một cuộc cách mạng xã hội cũng không phải là cách mạng chính trị, trong số
đó có Ion Iliescu và thứ trưởng thứ nhất Bộ quốc phòng Victor Stanculescu. Mục đích của họ là lật đổ nhà độc tài chứ
không phải chế độ độc tài.
Một Hội đồng Mặt trận lâm thời cứu quốc đã tạm thời tiếp quản chính quyền. Cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên đã được
tổ chức vào ngày 20/5/1990. Các sự kiện tại Rumani là đẫm máu nhất vào năm 1989: hơn 1.000 người chết, 1/10 trong
số đó là trẻ em, người nhỏ nhất chỉ mới một tháng tuổi.

Con đường đi tới dân chủ của Romania đầy chông gai và không phải một sớm một chiều.

Liên bang Nam Tư

Ở Liên bang Nam Tư, xét về mặt lịch sử, Nam Tư là một quốc gia Liên bang mới được thành lập sau chiến tranh thế
giới thứ nhất với sự kết hợp hai nước Cộng hòa Serbia, Montenegro và những phần lãnh thổ tách ra từ Đế quốc Áo-
Hung bị tan rã: Croatia, Slovenia và Bosnia- Herzegovina.

Nhà nước Cộng hòa Liên bang XHCNNam Tư không phải là một thành viên của khối Hiệp ước Warsaw, quốc gia
này đã theo đuổi phiên bản chủ nghĩa cộng sản của riêng mình rất thành công dưới sự lãnh đạo của Josip Broz Tito.

Năm 1948, họ dũng cảm đương đầu với Stalin để bảo vệ đường lối xây dựng chế độXHCN theo cách thức riêng.

Năm 1956, tuy tán thành hành động can thiệp của Liên Xô vào Hungrary nhưng Nam Tư từ chối hai hội nghị các
Đảng Cộng sản và Nhân dân Quốc tế diễn ra ở Moskva trong các năm 1957 và 1960. Vì cho rằng các hội nghị này
diễn ra dưới ảnh hưởng mang tính quyết định của Liên Xô.

Nam Tư là một nhà nước đa sắc tộc, chính quyền nước này đã nỗ lực để củng cố sự đoàn kết quốc gia trong hàng thập
kỷ. Tuy vậy căng thẳng giữa các sắc tộc đã bắt đầu leo thang kể từ sự kiện Mùa xuân Croatia năm 1970, một phong
trào đòi quyền tự trị của Croatia và nó đã bị trấn áp quyết liệt bởi chính quyền trung ương. Sự kiện Mùa xuân Croatia
buộc chính quyền Nam Tư phải có những sự thay đổi nhất định. Hiến pháp Nam Tư 1974 đã bãi bỏ một số quyền
hành của chính quyền trung ương và trao thêm quyền tự trị cho các nước cộng hòa thành viên và các tỉnh.

Sau cái chết của Tito vào năm 1980, căng thẳng sắc tộc gia tăng một cách đáng lo ngại, đầu tiên là cuộc biểu tình năm
1981 ở Kosovo. Nước cộng hòa thành viên Slovenia đã khởi xướng chính sách tự do hóa dần dần vào năm 1984, khá
giống với chính sách Perestroika của Liên Xô. Điều này đã dẫn tới mối quan hệ căng thẳng giữa giới lãnh đạo cộng
sản Slovenia với chính quyền trung ương.

Đến đầu năm 1989, một số đảng chính trị chống cộng đã hoạt động công khai, thách thức quyền lãnh đạo duy nhất
của Đảng Cộng sản Slovenia. Chẳng mấy chốc, những người Cộng sản Slovenia, trước áp lực từ chính phong trào xã
hội dân sự của họ, đã xảy ra mâu thuẫn với giới lãnh đạo Cộng sản Nam Tư.

Vào tháng 1/1990, một Đại hội bất thường của Liên đoàn Cộng sản Nam Tư đã được triệu tập để giải quyết tranh chấp
giữa các đảng phái. Đại hội không giải quyết được mâu thuẫn, Đảng Cộng sản Slovenia và Đảng Cộng sản Croatia đã
tuyên bố tách khỏi Quốc hội Nam Tư vào ngày 23/1/1990, đánh dấu sự chấm dứt tồn tại của đảng Cộng sản Nam Tư.

Các nhà lãnh đạo của Slovenia và Croatia bắt đầu chuẩn bị kế hoạch ly khai khỏi Liên bang. Trong cuộc trưng cầu
dân ý độc lập ở Slovenia được tổ chức ngày 23/12/1990, 88,5% người dân đã bỏ phiếu ủng hộ độc lập. Trong cuộc
trưng cầu dân ý độc lập ở Croatia ngày 19/5/1991, 93,24% người dân đã bỏ phiếu ủng hộ độc lập.

Căng thẳng sắc tộc ngày càng leo thang đã dẫn tới cuộc chiến tranh Nam Tư, sự tan rã của Nam Tư và sự độc lập của
các quốc gia thành viên, theo trình tự thời gian:

Slovenia (25/6/1991)

Croatia (25/6/1991)

Cộng hòa Macedonia (8/9/1991)

Bosnia và Herzegovina (1/3/1992)

Serbia và Montenegro (Nhà nước liên minh từ 1992-2006. Montenegro tuyên bố độc lập vào 3/6/2006)

Kosovo (17/2/2008, được công nhận một phần.)

Sự giải thể của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) và tổ chức Hiệp ước Warsaw.

Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)


- Hoàn cảnh ra đời: Ngày 8/1/1949, thành lập hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) gồm Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc,
Hungary, Bungari, Rumani và Anbani để giúp các nước Đông Âu xây dựng nhanh chóng chủ nghĩa xã hội , thúc đẩy
sự hợp tác lẫn nhau về kinh tế, khoa học kĩ thuật. Sau đó có thêm các nước: CHDC Đức, Mông Cổ, Cuba, Việt Nam.

+Mục tiêu:

 Tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
 Thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật.
 Thu hẹp dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên.
 Không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân.

+Tổ chức, hoat động và tác dụng

 Tổ chức cao nhất của SEV là các khoá họp Hội đồng Thủ tướng các nước thành viên. Liên Xô giữ vai trò
quan trọng trong hạt động của khối này.
 Sau hơn 30 năm hoạt động, SEV đã có những giúp đỡ to lớn đối với các nước thành viên trong công cuộc
xây dựng cơ sở vật chất và Chủ nghĩa xã hội góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.
 Đến nữa đầu những năm 70, chỉ với số dân bằng 10% dân số thế giới nhưng SEV đã sản xuất được 35% sản
lượng công nghiệp thế giới, nhịp độ phát triển trung bình 10% / một năm.

+Han chế:

 Khép kín cửa và không hoà nhập với nền kinh tế thế giới
 Hàng hoá trao đổi trong khối SEV mang tính bao cấp.
 Nền kinh tế chỉ huy

+Lý do tan rã: Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụp đổ chế độ chủ nghĩa của các nước Đông Âu và trước biến đổi về
tình hình thế giới, định hướng phát triển của Hội đồng tương trợ kinh tế không phù hợp, các nước trong khối không
có cơ hộ vươn mình ra quốc tế. Ngày 28/6/1991, khối SEV ngừng hoạt động.

Tổ chức Hiệp ước Warsaw

+Hoàn cảnh ra đời: Để chống lại âm mưu gây chiến, xâm lược của NATO (4/1949) do Mĩ cầm đầu. Ngày 14/5/1955,
tổ chức hiệp ước Warsaw được thành lập.

+Mục đích: Đây là liên minh phòng thủ quân sự, chính trị của Liên Xô và các nước Đông âu nhằm giữ gìn hoà bình
an ninh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, nhằm giữ gìn an ninh cho các nước thành viên, duy trì
hoà bình ở Đông u và cũng cố tình hữu nghị, sự hợp tác của các nước chủ nghĩa xã hội.

+Vai trò và tác dụng:

 Tăng cường sức mạnh quân sự cho các nước ĐÂ giữ gìn hoà bình, an ninh của LX và các nước Đông âu.
 Đối phó với mọi âm mưu gây chiến của bọn Đế quốc, hình thành thế cân bằng chiến lược quân sự.

+Nguyên nhân giải thể: Ngày 31/3/1991, tổ chức hiệp ước Warsaw giải thể vì những biến đổi chính trị ở Liên Xô và
Đông âu và do Xô - Mĩ thoả thuận về việc chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.

LIÊN XÔ SỤP ĐỔ

Trong thời gian phát triển cực thịnh thì nền kinh tế đã có nhiều nhược điểm: yếu kém trong nông nghiệp (nạn thiếu
lương thực, thiếu hàng tiêu dùng do quá chú trọng vào công nghiệp nặng: sản xuất vũ khí để củng cố sức mạnh quân
sự) => không được giải quyết nên LX bị rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng từ đầu thập niên 80.

Có khủng hoảng => có cải cách để thoát khỏi

Nhưng chính cải cách Perestroika đóng góp phần lớn trong việc đưa LX ngày càng khủng hoảng và dẫn đến tan rã

Cụ thể tại LX,Gov đã thực hiện: 5/1985: Chiến dịch cấm rượu:

NN: Rượu dẫn đến tình trạng giảm năng suất lao động tại các doanh nghiệp, tăng số vụ tai nạn giao thông, số trẻ em
bị bỏ rơi không có sự chăm sóc của cha mẹ và nhiều vấn đề khác => Gov mới ra chiến dịch này với suy nghĩ “Nếu
không sản xuất rượu thì người dân sẽ không uống rượu nữa”.

Tuy nhiên, đối với một nước Nga truyền thống ưa rượu chè do khí hậu lạnh giá => cải cách thất bại
KQ:

- Tiêu cực nhiều hơn tích cực (giảm người nghiện rượu nhưng tăng mạnh số lượng người nghiện ma túy. Nhiều người
đã chuyển từ rượu khan hiếm sang các loại ma túy có giá cả phải chăng hơn và nguy hiểm hơn nhiều. Điều tương tự
cũng có thể nói về việc nhấn mạnh vào việc giảm tỷ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch. Chỉ số tử vong do rượu quả
thực đã giảm nhưng chỉ số tử vong do sử dụng các chất độc hại, ma túy lại gia tăng)

- Khan hiếm rượu mạnh

 Xếp hàng mua, có những người hưởng lương hưu, có tgian nên mua về bán lại với giá mắc hơn.
 Bán rượu lậu từ các cửa hàng, bán chui
 Tự nấu rượu => tăng nhu cầu về đường => gây ra thiếu đường => bán bằng tem phiếu
 Chế các chất thay thế => bùng phát ngộ độc lớn

→Làm gia tăng các tội phạm có tổ chức và nạn buôn lậu.

- Nó còn khiến ngân khố quốc gia sụt giảm ghê gớm, theo con số do Thủ tướng Ryzhkov đưa ra thì nền kinh tế Liên
Xô thiệt hại 100 tỷ USD.

Giá dầu mỏ giảm tụt dốc trong khi đây là ngành chủ lực của LX

Khu vực Trung âu, Nga… giàu có và đa dạng về khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt, vàng, kim cương,..

NN: Các nước xuất khẩu dầu mỏ muốn bán được dầu giá cao, bán chạy => 1973: Saudi Arabia (Ả rập xê út) quyết
định rút dầu mỏ ra khỏi lưu thông quốc tế (giảm sản lượng dầu bán ra), vốn nơi đây chiếm 25% thị phần dầu mỏ TG
=> kéo theo các nước khu vực Trung Đông => giá dầu tăng vọt từ 3 USD lên 12 USD => hình thành hệ thống
Petrodollars (Đô la dầu lửa) => Ả rập giàu lên nhanh chóng

Liên Xô cũng nhờ giá dầu mỏ tăng cao mà ngành dầu khí phát triển và chiếm hơn 50% ngân sách => ngành chủ lực
của nền kinh tế LX

Trong khi Mỹ Anh (Ptay) khó khai thác dầu mỏ nên phải mua => ảnh hưởng kinh tế

Mỹ đã yêu cầu bảo hộ cho Ả Rập trước Iran, Israel ⬄ Ả Rập hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy ở Afghanistan chống lại
Liên Xô =>ĐỐI TÁC CỦA MỸ

Song song đó, ngày càng nhiều nước bán dầu mỏ thì giá giàu mỏ sụt giảm dù đã giảm săn lượng bán ra.

13/9/1985: Ả Rập bất ngờ tuyên bố không giảm sản lượng nữa mà sẽ tăng khai thác trở lại => k khan hiếm => nhu
cầu giảm => giá dầu lại xuống dốc không phanh: 31 USD xuống 10 USD 1 thùng => Liên Xô vốn sống bằng nghề
khai thác dầu mỏ đem bán đã bị thua lỗ nghiêm trọng

???? Tại sao Ả Rập lại làm như thế => Nhà chính luận Nikolai Starikov cho rằng, chính sách bán phá giá dầu là kết
quả của chiến dịch phối hợp giữa Mỹ và Saudi Arabia. Washington hiểu rằng, họ có thể chiến thắng mà không cần đổ
máu trong việc đối đầu với Liên Xô bằng cách cắt đứt “động mạch chủ dầu mỏ” của nước này => Liên Xô phải rút
quân khỏi Afghanistan + hệ thống kinh tế và chính trị của đất nước Xô viết đến gần hơn tới sự sụp đổ.

Kinh tế cụ thể là:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm từ 2.3% xuống -11%

Vàng bốc hơi 2.500 tấn – 240 tấn

Nợ nước ngoài 25 tỷ USD – 103,9 tỷ USD

Khủng hoảng lương thực

LX có đầu tư hơn 120 tỷ rúp vào ngành NÔNG NGHIỆP nhưng người dân thì kéo nhau rời bỏ nông thôn, kiến nghị
phát triển nghề nông cũng bị phản đối. Đất nước vẫn tiếp tục phụ thuộc vào việc nhập khẩu => không đủ sức mua của
người dân => thiếu càng thêm thiếu => quay về thời tem phiếu

Lượng tiền trong dân chúng tăng lên một cách thái quá trong khi lượng hàng hóa và dịch vụ lại không đủ để đáp ứng
nhu cầu người dân
=> Mua gì cũng phải hạn chế

=> Ra chợ đen mua với giá cắt cổ

=> 1989: lạm phát tăng lên 7.5%

Mở toang diễn đàn chính trị

-1990: Gov lên làm Tổng thống vội vàng cho rằng tất cả những yếu kém đó là do cơ cấu chính trị và bộ máy quan
liêu. => đi theo chủ nghĩa tự do, cởi mở chính trị→→

 Các tù nhân chính trị được thả tự do muốn làm gì thì làm => Các tù nhân có cơ hội kích động mọi người
đứng lên đòi LX tan rã
 Báo chí muốn đăng gì cũng được, thậm chí đăng bài chỉ trích chính phủ, ca tụng chính trị phương Tây không
bị cấm. => Những thông tin không tốt về nhà nước: thiếu tiền, lương thực, nội bộ lục đục được công khai
trên mặt báo.
 Tình trạng nhiều phe, đa nguyên đa đảng

→→→ Người dân bị lạc lối, không xác định được hướng ra cho những thứ “cải tổ”, “đa nguyên chính trị, đa đảng đối
lập”, “dân chủ hóa”, “tư duy chính trị mới” mà Gov đưa ra một cách vội vã, thiếu cân nhắc.

Cuộc chính biến tháng 8/1991

Cho rằng chính sách của Gov là sai lầm => những nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã tiến hành đảo chính
Gov, nhưng thất bại và làm cho cả nhà nước Liên Xô tê liệt, tiến nhanh hơn đến chỗ tan rã hoàn toàn.

Kết quả

1990: các nước thuộc vùng Baltic (Lithuania, Latvia, Estonia, Geogria) tuyên bố thoát khỏi Liên Xô

8/1991: thành lập nhà nước Ukraine độc lập và theo sau là Belarus, Moldova, Azerbajia, Turkmenistan, Kazakhstan

Nga không tuyên bố độc lập và trở thành nước kế thừa Liên Xô

21/12/1991: 10 nước kí hiệp ước giải tán Liên bang Xô viết và thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SGN)

30/12/1991: lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Kremlin được hạ xuống, lá cờ ba màu của LBN được kéo lên. video lá cờ
đỏ búa liềm được hạ xuống

Liên Xô chính thức tan rã sau 74 năm tồn tại.

Ý NGHĨA CHUNG CHO TOÀN BÀI

Là sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị thế giới hiện đại, có tác động trực tiếp và sâu xa đến
toàn bộ cục diện thế giới ngày nay.???

Sự kết thúc của trật tự thế giới, nhưng đặc biệt trật tự 2 cực Yalta chấm dứt trong điều kiện hòa bình, khi Liên Xô đã
“tự rút lui” khỏi vũ đài chính trị thế giới.

Bài học cho Việt Nam trong việc gìn giữ và phát triển đất nước (không đa nguyên đa đảng trong một bộ máy nhà
nước, nhất quán theo CNXH, không in tiền, tránh lạm phát, không phát tem phiếu, chuyển đổi cơ cấu thị trường…)

SỰ TAN RÃ CỦA TRẬT TỰ 2 CỰC YALTA THỂ HIỆN NHƯ SAU: (có cần thiết k ????)

2 cực Xô – Mỹ bị phá vỡ: LX tan rã hoàn toàn từ góc độ một nhà nước, Mỹ là siêu cường về kinh tế và sức mạnh quân
sự

Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô không còn ở Châu âu, Châu Á/ Mỹ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi.

Sau 45 năm, Đức, Nhật phát triển vững mạnh về kinh tế chính trị, trở thành mối lo ngại của các cường quốc

Thế giới đang từng bước quá độ trật tự thế giới cũ sang trật tự thế giới mới theo chiều hướng đa cực … tuy một siêu
cường đã mất đi nhưng Mỹ cũng không còn giữ địa vị chi phối về mọi mặt như lúc mới kết thúc CTTG II. Bên cạnh
đó tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng và xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ
khắp thế giới.
Câu 9: QHQT ở Đông Á (tập trung quan hệ Trung-Xô (trang 396), Mĩ-Nhật, Trung-Mĩ sau
năm 1945) trong cuốn LSQHQT hiện đại)
☺ TQ – Liên Xô:

_ Chia rẽ TQ-LX: Là một cuộc xung đột chính trị và ý thức hệ chính giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa &Liên Xô
trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Sự chia rẽ bắt đầu vào cuối thập niên 1950, phát triển dần thành xung đột biên giới
giữa Liên Xô và Trung Quốc vào tháng 4 và tháng 5 – 1962, lên đến đỉnh điểm là đổ máu giữa hai nước Xô - Trung
mùa xuân 1969. Từ đó hai bên đã coi nhau như thù địch. Sự chia rẽ này diễn tiến theo nhiều cách khác nhau cho đến
cuối thập niên 1980. Việc này dẫn đến một sự chia rẽ song song trong phong trào cộng sản quốc tế dù nó có thể có
liên quan nhiều hơn đến các lợi ích quốc gia của Trung Quốc và Liên Xô cũng như các tư tưởng cộng sản tương ứng
của hai quốc gia.

_ Năm 1959, Khrushchev tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower. Liên Xô
bắt đầu lo ngại vì ảnh hưởng của đại nhảy vọt bên Trung Quốc. Khrushchev tìm cách trấn an phương Tây trong một
thời kỳ Chiến tranh lạnh được biết như là "The Thaw" (tan băng). Liên Xô không giữ lời hứa từng cam kết trước đây
là giúp Trung Quốc phát triển vũ khí nguyên tử. Họ cũng từ chối hỗ trợ Trung Quốc trong cuộc tranh chấp biên giới
với Ấn Độ, một quốc gia khá thân thiện với Liên Xô.

_ Tuy nhiên, với quan điểm của Liên Xô, họ đang đo lường một cách khôn ngoan tình hình quốc tế hiện hữu và mối
họa về chiến tranh hạt nhân. Vào cuối thập niên 1950, cả Hoa Kỳ và Liên Xô có các kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, và
giới lãnh đạo Liên Xô đang vật lộn trong một chiến lược nhằm cân bằng các cuộc đối đầu với các vấn đề như Berlin
qua các cuộc thương thảo để tránh một cuộc chiến tranh bộc phát.

Nền chính trị quốc nội của Trung Quốc cũng là nhân tố góp phần vào sự chia rẽ giữa Liên Xô và Trung Quốc. Đại
nhảy vọt đã không đạt được mục tiêu như đã định. Nhân lúc có sự chia rẽ với Liên Xô, Mao Trạch Đông lợi dụng
chuyện này để diễn tả các đối thủ của ông là tay sai của một thế lực ngoại bang và đã kích thích chủ nghĩa quốc gia
của người Trung Quốc đồng lòng đứng sau ủng hộ cho ông.

Từ chia rẽ đến đối đầu:

Sau năm 1965, sự chia rẽ Trung-Xô là một sự thật đã định, và việc khởi sự cuộc Cách mạng Văn hoá của Mao đã làm
phương hại tất cả những mối liên lạc giữa hai nước, và hiện thực hơn nữa là giữa lục địa Trung Quốc và phần còn lại
của thế giới. Ngoại lệ duy nhất không bị chấm dứt là việc Trung Quốc cho phép chuyên chở vũ khí và tiếp liệu của
Liên Xô ngang qua lãnh thổ Trung Quốc để hỗ trợ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc xung đột chống Việt Nam
Cộng hòa và Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam.

Liên Xô và Trung Quốc có mâu thuẫn nhiều về vấn đề lãnh thổ và biên giới. Một trong vấn đề đó là về Cộng hòa
Nhân dân Mông Cổ. Lãnh đạo Trung Quốc luôn có ý định sáp nhập Mông Cổ vào Trung Quốc. Điều này gặp phải sự
phản đối của Liên Xô và chính Mông Cổ.

Vào năm 1970, Mao nhận thấy rằng ông không thể đối đầu một lúc với cả Liên Xô và Hoa Kỳ và ngăn chặn những
bất ổn trong nước. Trong năm đó, mặc dù sự thật là Chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn cao điểm và thái độ chống
Mỹ của Trung Quốc đang ở đỉnh cao, Mao đã quyết định rằng Liên Xô là một mối đe dọa lớn nhất vì vị trí địa lý của
nó ở ngay bên cạnh Trung Quốc, ông ta muốn tìm một sự hòa giải với Hoa Kỳ để đương đầu với Liên Xô.

Một lý do khác là tham vọng của Trung Quốc. Trung Quốc bắt tay với Mỹ, tăng cường chống Liên Xô, cố tạo nên thế
ba nước lớn trên thế giới theo công thức của Henry Kissinger về "thế giới nhiều cực", trong đó một trong ba cực lớn
là Trung Quốc, xoá bỏ "thế hai cực" Mỹ và Liên Xô đã hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời dùng
vấn đề Việt Nam để đổi lấy việc Mỹ rút khỏi Đài Loan.

→→ Quan hệ giữa Liên Xô với Trung Quốc được cải thiện, tiến tới bình thường hóa chỉ sau khi Đại hội XII của Đảng
Cộng sản Trung Quốc (1982). Sự sụp đổ của Liên Xô đã làm cho cuộc chia rẽ giữa Trung Quốc và Liên Xô kết thúc.
Chính phủ Trung Quốc lúc đó quan ngại về việc Hoa Kỳ can thiệp bằng cách hỗ trợ Đài Loan độc lập hơn là một cuộc
xâm lược quy mô lớn từ Liên Xô.

_ Đầu năm 1945, khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, các nước đồng minh và nhân dân thế giới có
nguyện vọng gìn giữ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh thế giới. – Tại Hội nghị Ianta (2/1945), ba cường quốc Liên Xô,
Mĩ, Anh nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế nhằm gìn giữ hoà bình, an ninh thế giới.
_Mao Trạch Đông thực hiện những kế hoạch ktế ngắn hạn với sự help của LX để xây dựng nền tảng công nghiệp cho
TQ. Với mong muốn đưa TQ trở thành một siêu cường trong thời gian còn nhanh hơn cả Liên Xô từng làm.

→ về chính sách đối ngoại của Trung Quốc qua nhiều thời kỳ nhưng nó cũng bỏ qua một số đặc thù (lịch sử, văn hóa,
chính trị nội bộ…) của Trung Quốc như không tính đến bối cảnh thời gian và nội dung cụ thể của những quyết định
chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc và cũng không xem xét đến mối liên hệ giữa chính sách đối ngoại
với những biến số trong nước (đại nhảy vọt, cách mạng văn hoá…)

Chia rẻ TQ-LX: Là một cuộc xung đột chính trị và ý thức hệ chính giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung
Hoa) và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Sự chia rẽ bắt đầu
vào cuối thập niên 1950, phát triển dần thành xung đột biên giới giữa Liên Xô và Trung Quốc vào tháng 4 và tháng 5
– 1962, lên đến đỉnh điểm là đổ máu giữa hai nước Xô - Trung mùa xuân 1969. Từ đó hai bên đã coi nhau như thù
địch. Sự chia rẽ này diễn tiến theo nhiều cách khác nhau cho đến cuối thập niên 1980. Việc này dẫn đến một sự chia
rẽ song song trong phong trào cộng sản quốc tế dù nó có thể có liên quan nhiều hơn đến các lợi ích quốc gia của Trung
Quốc và Liên Xô cũng như các tư tưởng cộng sản tương ứng của hai quốc gia.

☺ Mĩ – Nhật: Các nước duy trì quan hệ tương đối thân ái sau đó. Các tranh chấp tiềm ẩn đã được giải quyết. Nhật
Bản thừa nhận quyền kiểm soát của Mỹ đối với Hawaii và Philippines và Hoa Kỳ đã đáp lại tương tự với Triều
Tiên. Bất đồng về việc người Nhật nhập cư vào Hoa Kỳ đã được giải quyết vào năm 1907. Hai nước là đồng
minh chống lại Đức trong Thế chiến I.

người Mỹ đã ném bom một cách có hệ thống vào các thành phố của Nhật Bản, mà đỉnh điểm là các vụ ném bom
nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8 năm 1945. Nhật Bản đầu hàng và phải chịu bảy năm chiếm đóng
quân sự của Hoa Kỳ, trong đó những người chiếm đóng Hoa Kỳ dưới sự chỉ huy của Tướng Douglas MacArthur đã
loại bỏ yếu tố quân sự và xây dựng lại hệ thống kinh tế và chính trị để biến Nhật Bản thành một nền dân chủ.

Mối quan hệ thương mại đặc biệt thịnh vượng kể từ đó, với ô tô và điện tử tiêu dùng của Nhật Bản được đặc biệt ưa
chuộng, và Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ. Từ cuối thế kỷ 20 trở đi, Hoa Kỳ
và Nhật Bản có mối quan hệ chính trị, kinh tế và quân sự vững chắc và rất tích cực. Hoa Kỳ coi Nhật Bản là một trong
những đồng minh và đối tác thân thiết nhất.

Trong những năm gần đây, Thủ tướng Nhật Bản Shinzō Abe đã có mối quan hệ tốt đẹp với các Tổng thống Hoa Kỳ
Barack Obama và Donald Trump, với một số cuộc gặp hữu nghị tại Hoa Kỳ và Nhật Bản, và các hội nghị quốc tế
khác. Vào tháng 5 năm 2019, Tổng thống Trump đã trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp tân Hoàng đế
Naruhito.

☺ Trung Quốc-Mĩ: khá phức tạp. Cả hai nước đều có quan hệ đối tác kinh tế cực kỳ nhiều, và một lượng lớn
quan hệ thương mại giữa hai nước đòi hỏi một số quan hệ chính trị tích cực, nhưng vẫn tồn tại những mâu
thuẫn nghiêm trọng. Đây là một mối quan hệ hợp tác kinh tế, nhưng lại cạnh tranh quyền bá chủ ở Thái Bình
Dương, và hai nước nghi ngờ lẫn nhau về ý định của đối phương. Vì vậy, cả hai quốc gia này đã áp dụng một
thái độ thận trọng về đối phương như một kẻ thù tiềm năng trong khi đồng thời lại là đối tác kinh tế cực kỳ
mật thiết của nhau. Mối quan hệ này đã được mô tả bởi các nhà lãnh đạo thế giới và các học giả là mối quan
hệ song phương quan trọng nhất thế giới của thế kỷ XXI.

Kể từ khi Tổng thống D. Trump lên cầm quyền (năm 2017), nước Mỹ đã phát động chiến dịch cạnh tranh chiến
lược toàn diện với Trung Quốc trên nhiều chiến tuyến, coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược”

Thứ nhất, Mỹ “tỉnh ngộ” trong nhận thức về mối đe dọa toàn cầu từ Trung Quốc - chủ động đẩy cạnh tranh lên
hình thái mới đối đầu toàn diện.

Thứ hai, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc làm bộc lộ những mâu thuẫn mang tính cấu trúc cần điều chỉnh

Thứ ba, trong cạnh tranh xuất hiện hình thái đối đầu, phân tách nguy hiểm.

Thứ tư, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc đang rơi vào tình trạng “Chiến tranh lạnh kiểu mới

Cuộc cách mạng văn hóa đã mang lại sự cô lập gần như hoàn toàn của Trung Quốc với thế giới bên ngoài và những
lời tố cáo cả chủ nghĩa đế quốc Mỹ và chủ nghĩa xét lại của Liên Xô.

Câu 10: sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh lạnh (có thể thêm vài ý ở câu 4)
Những xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh bao gồm:
+ Trật tự thế giới mới đang dần dần hình thành theo xu hướng đa cực.

+ Các quốc gia tập trung phát triển kinh tế.

+ Mỹ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới “đơn cực” để làm bá chủ thế giới, nhưng không thực hiện được.

+ Nhiều khu vực thế giới vẫn còn tình trạng không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéo dài.

- Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc.

* Ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế: căng thẳng

- Chia cắt:

• Nước Đức: Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) theo con đường tư bản chủ nghĩa ở phía Tây, Cộng hòa Dân
chủ Đức (Đông Đức) theo con đường xã hội chủ nghĩa ở phía Đông.
• Triều Tiên: Phía Nam là Hàn Quốc phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, phía Bắc là Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Triều Tiên, phát triển con đường xã hội chủ nghĩa.

- Những cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới thời gian này đều chịu ảnh hưởng, chi phối bởi chiến tranh lạnh:

+ Khu vực Đông Nam Á

+ Khu vực Trung Đông

=> Chiến tranh lạnh ảnh hưởng bao trùm đến quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH

_ Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm và mở rộng hợp tác. Ngày nay, sức
mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên: một nền sản xuất phồn vinh + một nền tài chính vững chắc + một nền công nghệ
có trình độ cao + một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

- Quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, với tính hai mặt, đặc điểm nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và
hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế…

- Ở nhiều khu vực lại bùng nổ các cuộc nội chiến và xung đột, thế giới bị đe dọa bởi chủ nghĩa ly khai, khủng bố và
mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo

- Xu thế toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển.

 Mở rộng: Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng xu thế giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình để giải
quyết vấn đề biển Đông.

Những năm gần đầy, vấn đề biển Đông đang trở thành vấn đề nóng trong quan hệ quốc tế. Trong xu thế của quan hệ
quốc tế sau Chiến tranh lạnh, Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
để giải quyết vấn đề biển Đông do các lí do sau:

- Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời.

- Trong xu thế hòa hoãn, đối thoại, chung sống hòa bình giữa các nước, chiến tranh không phải là biện pháp giải quyết
tình hình thỏa đáng.

- Biểu hiện là: lãnh đạo Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đưa ra những bằng
chứng thuyết phục từ trong lịch sử để khẳng định hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam thuyết
phục Trung Quốc tham gia DOC, kêu gọi sự đồng thuận của nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.
➔ Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng xu thế giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề
biển Đông.

Một số đặc điểm và xu thế:

1. Một là, thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực, tuy vậy cục diện đa cực chưa hẳn đã hình thành mà
đang trải qua thời kỳ quá độ từ Trật tự cũ để tiến tới một Trật tự mới. Có người dự đoán thời kỳ quá độ này phải
kéo dài trong nhiều năm, có thể từ 30 đến 50 năm (1), bởi sự chuyển đổi cục diện thế giới lần này mang đặc điểm
mới, quan trọng nhất là không trải qua chiến tranh như các cục diện trước kia. Thế giới hiện đang trong tình hình
"một siêu cường, nhiều cường quốc", đó là các nước Mỹ, Tây Âu (EU) Nhật Bản, Nga và Trung Quốc.
2. Hai là, sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mỹ một lợi thế tạm thời. Là cực duy nhất còn lại, Mỹ ra sức củng cố
vị trí siêu cường, mưu đồ giữ vai trò chi phối bá chủ thế giới. Nhưng mặt khác, tuy là cực duy nhất còn lại, nhưng
tình hình thế giới lại không phải là thế giới một cực. Mỹ đã bị suy yếu tương đối, mâu thuẫn lớn nhất của Mỹ là
giữa tham vọng bá chủ và khả năng thực hiện của nó. Rõ ràng là Mỹ không muốn sự phát triển của thế giới theo
chiều hướng đa cực, ra sức điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại, tăng cường năng lực cạnh tranh, xây dựng
Trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, làm cho sự thay đổi của thế giới đi theo quỹ đạo có lợi cho Mỹ.
3. Ba là, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chtranh thế giới bị đẩy lùi rõ rệt, nhưng hòa bình ở nhiều khu vực
bị đe dọa, thậm chí ở nhiều nơi xung đột quân sự, nội chiến diễn ra ác liệt. Đó là các mâu thuẫn về sắc tộc, tôn
giáo, tranh chấp lãnh thổ... vốn bị che đậy dưới thời chtranh lạnh nay bộc lộ thành xung đột gay gắt. Phần lớn
những mâu thuẫn, tranh chấp này đều có căn nguyên lịch sử, nên việc giải quyết k thể nhanh chóng và dễ dàng.

Chtranh lạnh chấm dứt cũng tạo nên môi trường cho sự phát triển của các thế lực tôn giáo. Đó là Đạo Hồi, một trong
ba tôn giáo lớn của thế giới, có mặt trong 75 nước với 1 tỷ tín đồ. Đạo Hồi đang hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực chính
trị thế giới, nhất là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.

**Từ những thay đổi của tình hình thế giới, tuy Trật tự quốc tế mới chưa hình thành, nhưng trong gần một thập kỷ
qua sau chiến tranh lạnh, có thể thấy những xu thế mới phát triển nổi bật trên thế giới là:

1. Xu thế phát triển lấy kinh tế trọng điểm

Bài học của thời kỳ chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương pháp QHQT lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không
còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Mỹ - Xô. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và
cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NIC. Sự hưng
thịnh hay suy vong của một quốc gia được quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực
kinh tế và khoa học - kỹ thuật.

Vì vậy, sau chtranh lạnh, tất cả các quốc gia đều đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và tập trung mọi sức lực
vào ưu tiên phát triển kinh tế. Trong thời điểm hiện nay, kinh tế trở thành trọng điểm trong QHQT, cạnh tranh sức
mạnh tổng hợp quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong đọ sức giữa các cường
quốc. Những cân nhắc về địa - kinh tế trên mức độ nào đó đã vượt quá tính toán về địa - chính trị.

Các nước ngày càng nhận thức sâu sắc rằng, sức mạnh của mỗi quốc gia là một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài
chính lành mạnh và một nền công nghệ có trình độ cao và đó mới là cơ sở để xây dựng sức mạnh thật sự của mỗi qgia.

2. Xu thế hòa dịu trên quy mô thế giới, hòa bình thế giới được củng cố.

Nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, song hòa bình ở nhiều khu vực vẫn bị đe dọa, thậm chí có nơi xung đột diễn
ra nghiêm trọng và chiều hướng ngày càng rối loạn.
Sau khi Trật tự hai cực tan rã, hiện tượng đáng chú ý nhất là chủ nghĩa dân tộc nổi lên ở khắp nơi. Khác với phong
trào giải phóng dân tộc trong thập niên 60, hiện tượng chủ nghĩa dân tộc "mới" phần lớn mang đặc điểm sự rạn nứt
giữa dân tộc và quốc gia ngày càng lớn, thách thức nghiêm trọng tính hợp pháp của chính quyền về nền tảng của chủ
quyền nhà nước.

Trong khi đó, một hiện tượng nổi bật trong nền chính trị của thế giới hiện đại là: ở nhiều nơi một quốc gia có nhiều
chủng tộc, dân tộc hoặc bộ tộc; hoặc một chủng tộc, dân tộc lại phân bổ trong nhiều quốc gia (như người Cuốc có ở
Irắc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước Trung A' thuộc Liên Xô trước đây). Chỉ ở một số ít nước có sự đồng nhất về
dân tộc (một dân tộc chủ yếu hoặc một tập đoàn chủng tộc chiếm hơn 90% số dân như ở Nhật Bản, Ba Lan...).

Sự phức tạp của vấn đề dân tộc còn do trước đây các nước thực dân phương Tây khi phân chia thuộc địa, khu vực ảnh
hưởng không tính đến biên giới tự nhiên cùng tình hình phân bố dân cư các chủng tộc, dân tộc, mà hoạch định biên
giới theo sức mạnh và sự thỏa hiệp giữa chúng bằng đường kẻ thẳng tắp. Nhiều nước đã sống trong sự chênh nhau
giữa các biên giới dân tộc và biên giới chính trị của họ.

Sự phục hồi và gia tăng hoạt động của các tôn giáo, nhất là gắn kết với các phong trào chính trị - xã hội, phong trào
dân tộc càng làm phức tạp thêm tình hình ở nhiều nước. Có tài liệu cho rằng trên 1/3 số nước tồn tại sự bất đồng tôn
giáo nghiêm trọng là do sự khác biệt về bộ tộc, chủng tộc và dân tộc. Liên bang Nam Tư cũ có mấy chục dân tộc theo
ba tôn giáo khác nhau.

Một xu hướng ngày nay là "làn sóng nguyên tố hóa" - thành lập quốc gia trên cơ sở dân tộc, chủng tộc đơn nhất.
Những người theo xu hướng này sẵn sàng dùng mọi biện pháp, kể cả vũ lực tàn bạo, để thành lập cho được nhà nước
chủ quyền của dân tộc.

3. Các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ bạn bè chiến lược ổn định và cân
bằng hướng về lâu dài.

Đây là đặc điểm chủ yếu và nổi bật của quan hệ giữa các nước lớn trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Sự điều chỉnh
ấy là to lớn và sâu sắc. Xuất phát từ lợi ích chiến lược căn bản của mình, các cường quốc tiến hành điều chỉnh lại
chính sách đối ngoại để tìm chỗ đứng tốt nhất, xây dựng khuôn khổ quan hệ mới ổn định lâu dài, xác lập các điều kiện
quốc tế có lợi hơn, mở rộng hệ thống an ninh quốc gia, tạo ra không khí quốc tế để xây dựng kinh tế nước mình như
mục tiêu chủ yếu trong quá trình điều chỉnh.

Trước những mâu thuẫn tranh chấp với nhau, các nước lớn đều tìm kiếm các biện pháp với xu hướng thông qua đối
thoại, thỏa hiệp và tránh xung đột. Đặc điểm nổi bật trong các quan hệ điều chỉnh giữa các nước lớn là tính hai mặt.
Sự khác nhau về ý thức hệ và chạy đua về lợi ích, tranh giành ảnh hưởng quyết định tính hai mặt trong chính sách đối
ứng, quyết định sự tồn tại song song giữa hợp tác và cạnh tranh, giữa mâu thuẫn và hài hòa, tiếp xúc và kiềm chế. Sự
khác nhau về nền tảng kinh tế còn có thể dẫn tới sự mất cân bằng mới.

Từ sau chiến tranh lạnh, nhất là những năm gần đây, mối quan hệ giữa năm nước lớn : Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Nga
và Trung Quốc vừa có điều chỉnh lớn lại vừa nhộn nhịp những chuyến thăm viếng lẫn nhau với những tuyên bố
phương châm, nguyên tắc đối ngoại mới.

Mối quan hệ giữa các cường quốc và những điều chỉnh của họ rõ ràng có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống chính trị
thế giới và các quan hệ quốc tế, một nhân tố hàng đầu trong sự hình thành Trật tự thế giới mới, "và trong một tương
lai gần, không một nước nào có thể gia nhập vào "bộ năm" gồm Mỹ, Liên Xô (nay là Nga), Trung Quốc, Nhật Bản và
EEC" (8).

4. Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa và các tổ chức liên minh quốc tế.

Đó là một xu thế ngày càng phát triển với những nét nổi bật là:

1/ Sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới. Thương mại thế giới đã tăng 5 lần trong 23 năm (1948-
1971), trong khi chỉ tăng 10 lần trong 100 năm trước đó (1850-1948). Thương mại thế giới tăng nhanh hơn sự tăng
trưởng của kinh tế thế giới.

Ngoại thương đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. Những nước xuất khẩu
nhiều nhất thì cũng là những nước có nền kinh tế phát triển nhất. 24 nước công nghiệp phát triển của Tổ chức hợp tác
và phát triển kinh tế (OECD).

Cuộc cách mạng về liên lạc viễn thông với những máy tính, vệ tinh viễn thông, sợi quang học và việc vận chuyển cực
nhanh của điện tử đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Đã hình thành một hệ thống liên
lạc toàn cầu. Tốc độ thông tin toàn cầu được tăng lên hàng triệu lần. Không có hệ thống này thì không thể ra đời những
công ty xuyên quốc gia và không thể có cuộc cách mạng về tài chính trên thế giới.

2/ Tính quốc tế hoá cao của nền kinh tế thế giới còn được nâng cao trong vai trò ngày càng lớn của các Công ty xuyên
quốc gia (CTXQG). Nếu như các nước chậm phát triển có quan hệ tốt với các CTXQG thì có thể tranh thủ được vốn,
kỹ thuật cũng như sự phân công lao động trong nền kinh tế thế giới, có lợi cho việc phát triển kinh tế với tốc độ cao.
Xã hội thông tin là một nội dung quan trọng của quốc tế hóa nền kinh tế thế giới.

Các CTXQG thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa trên thế giới, ngược lại quá trình toàn cầu hóa lại ảnh hưởng mạnh mẽ
đến các CTXQG và chiến lược kinh doanh của họ, kể cả đưa tới làn sóng sáp nhập chúng để trở thành các CTXQG
siêu lớn với bao hệ quả tích cực và tiêu cực.

3/ Tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới được tăng cường mạnh mẽ do quá trình quốc tế hóa rất nhanh của nền tài
chính thế giới. Từ đầu những năm 70, hoạt động về ngân hàng trên thế giới tăng với tốc độ 20% hàng năm, nhanh hơn
tốc độ phát triển thương mại thế giới và hơn tốc độ phát triển của tổng sản phẩm thế giới nhiều lần.

Việc chấm dứt tình trạng chia cắt thế giới thành hai hệ thống xã hội đối lập nhau càng thúc đẩy nền kinh tế thế giới
trở thành toàn cầu hóa.

Với việc xóa bỏ phân công lao động trên sự phân chia thế giới thành những khu vực độc quyền của chủ nghĩa thực
dân và sự phân chia thế giới thành hai hệ thống xã hội đối lập, nền kinh tế thế giới được quốc tế hóa và toàn cầu hóa
đang tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.

Bên cạnh xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới, xu thế mở cửa hợp tác đồng thời cũng có xu hướng
bảo hộ mậu dịch.

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, hiện tượng nổi bật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là sự ra đời của các
tổ chức quốc tế. Hiện nay trên thế giới có hơn 4000 tổ chức quốc tế, trong đó có khoảng 300 tổ chức liên quốc gia.
Các tổ chức quốc tế rất đa dạng, chức năng cũng không dừng lại ở việc giải quyết các cuộc xung đột quốc tế và khủng
hoảng.

Các tổ chức quốc tế có tiềm năng khó hình dung hết, vai trò của nó được mở rộng ghê gớm. Lực lượng quốc tế tương
đối mạnh lên, chủ quyền quốc gia dân tộc tương đối yếu đi có thể là xu thế song hành trong một thời gian dài sắp tới.
Đồng thời trong quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế, không ít khó khăn và thách thức đặt ra trước hết
đối với các nước đang phát triển.

Tình hình thế giới sẽ diễn biến như thế nào trong thời gian tới, ít nhất là trong những thập niên đầu thế kỷ XXI ?

Trong công trình cuối cùng của đời mình, cố ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch (1923-1998) đã đưa ra những dự báo :
"Trong 25 năm tới từ 1996 đến 2020, có nhiều khả năng không có chiến tranh thế giới, và chạy đua kinh tế toàn cầu
sẽ thay thế cho chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang. Tuy vậy vẫn có khả năng xảy ra chiến tranh cục bộ tuy không
nhiều và lớn như trong 50 năm qua. Chiến tranh cục bộ xảy ra chủ yếu là do xung đột dân tộc và tôn giáo.

... Các nước lớn đã đi đến chấm dứt chiến tranh lạnh, chấm dứt chạy đua vũ trang, mở ra thời kỳ hòa hoãn, giảm các
kho vũ khí, đấu tranh và hợp tác trong cuộc chạy đua kinh tế. Cuộc đấu tranh và hợp tác trong cuộc chạy đua toàn cầu
về kinh tế sẽ là hình thức đấu tranh chủ yếu trên thế giới với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang làm thay
đổi rất to lớn hàng năm nền kinh tế thế giới.

... Các dân tộc chậm phát triển trên thế giới sẽ đứng trước những thời cơ rất lớn cũng như những thách thức rất lớn...
Hoặc các nước này có thể bỏ qua giai đoạn công nghiệp hóa để đi thẳng vào thời đại thông tin và đưa nền kinh tế phát
triển rất nhanh chóng trong 20 năm. Hoặc các nước này lỡ cơ hội và sẽ bị tụt hậu rất xa"

Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập – trật tự thế giới mới (tóm tắt)

Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng với xu hướng hình thành hai
phe — tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa — đối lập nhau gay gắt.

Tương lai của nước Đức trở thành vấn đề trung tâm trong nhiều cuộc gặp giữa nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô,
Mĩ và Anh với những bất đồng sâu sắc. Tại Hội nghị Pôtxđam, ba cường quốc đã khẳng định nước Đức phải trở thành
một quốc gia thống nhất, hoà bình, dân chủ: tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít; thoả thuận việc phân chia các khu
vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh; quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng lãnh thổ phía Đông nước
Đức, quân đội Anh chiếm vùng Tây Bắc, quân đội Mĩ chiếm vùng phía Nam, quân đội Pháp được chiếm một phần
lãnh thổ phía Tây nước Đức. Nhưng Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm
đóng của mình. Tháng 9 — 1949 lập ra Nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức. Tháng 10 — 1949, được sự giúp đỡ của
Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức. Như thế, trên lãnh thổ
nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.

Trong những năm 1945 — 1947, các nước Đông Âu đã tiến hành nhiều cải cách quan trọng như: xây dựng bộ máy
nhà nước dân chủ nhân dân, cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ v.v.. Đồng thời, Liên Xô cùng các
nước Đông Âu kí kết nhiều hiệp ước tay đôi về kinh tế như: trao đổi buôn bán, viện trợ lương thực, thực phẩm v.v..
Năm 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập. Nhờ đó, sự hợp tác về chính trị, kinh tế, mối quan hệ giữa Liên
Xô và các nước Đông Âu ngày càng được củng cố, từng bước hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội
đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới.

Sau chiến tranh. Mĩ đề ra “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (còn gọi là “Kế hoạch Mácsan”), nhằm viện trợ các nước
Tây Âu khôi phục kinh tế, đồng thời tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mĩ đối với các nước này. Nhờ đó,
nền kinh tế các

nước Tây Âu được phục hồi nhanh chóng. Như vậy, ở châu Âu đã xuất hiện sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai

khối nước: Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

Câu 11: Các vấn đề khu vực và toàn cầu năm XXI
• Vấn đề khủng hoảng kinh tế và phát triển đầu XXI

Cùng với quá trình tự do hóa các dòng thương mại, các dòng tài chính cũng được toàn cầu hóa với tốc độ mạnh mẽ
trong một không gian kinh tế cấu trúc mạng. Trong khi đó, các thể chế tài chính quốc tế dường như vẫn giữ nguyên
kể từ khi được thành lập sau Thế chiến thứ hai, chưa có những thay đổi cơ bản để có đủ khả năng điều chỉnh và giám
sát những hoạt động tài chính đa dạng và phức tạp ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Toàn cầu hóa không phải là
thủ phạm mà trong một chừng mực nào đó còn là nạn nhân của khủng hoảng.

Cách tiếp cận và phản ứng đối với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần này của Mỹ và Tây Âu cũng có sự khác biệt
nhất định. Mỹ muốn tăng cường bơm thêm tiền cứu trợ, Đức và Pháp lại muốn tập trung vào cải cách thể chế tài chính
quốc tế. Một số nước Tây Âu thận trọng phân tích tình hình, tìm hiểu nguyên nhân sâu xa và trực tiếp đưa ra các biện
pháp giải cứu từ từ. Sự khác nhau này là điều dễ hiểu vì mỗi bên theo một chủ thuyết kinh tế riêng, bên này là kinh tế
thị trường tự do, bên kia là kinh tế thị trường xã hội, bên này vẫn “vấn vương” với học thuyết Kên (Keynes), bên kia
nghiêng về thuyết thể chế đa phương. Hơn nữa, khả năng kinh tế của các nước thành viên EU lại có hạn. Về nội bộ,
khi Đức tập trung vào bầu cử Quốc hội Liên bang và lập Chính phủ mới, nên cẩn trọng nhằm giảm thiểu rủi ro. Pháp
cũng phải đối mặt với không ít những vấn đề nội bộ gay cấn. Tuy nhiên, dù theo kiểu nào thì các nền kinh tế hai bờ
Đại Tây Dương cũng không tránh khỏi sự suy thoái trầm trọng và hậu quả tất nhiên sẽ còn kéo dài.

• Khủng hoảng sẽ tạo ra kiến trúc tài chính toàn cầu mới...

khủng hoảng chu kỳ là một “sự phá hủy sáng tạo”, vì sau mỗi lần khủng hoảng lớn đều có bước phát triển đột phá của
lực lượng sản xuất thế giới và cùng với đó là sự xuất hiện những thể chế kinh tế quốc tế mới. Đại suy thoái 1929 -
1933 đã dẫn tới sự ra đời của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), Còn cuộc khủng hoảng lần này
đang làm cho nhu cầu xây dựng một cấu trúc tài chính toàn cầu mới trở thành chương trình nghị sự cấp bách. Những
giải pháp đối phó với khủng hoảng của mỗi nước không giống nhau hoàn toàn, nhưng kinh nghiệm lịch sử cho thấy,
những nước vươn lên được sau khủng hoảng đều không lấy giải pháp tình thế thay cho chính sách với định hướng lâu
dài dựa trên một tầm nhìn khoa học về tương lai đang tới. ở Mỹ.

* Và nhân văn hóa các quá trình phát triển

Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu lần này thêm một lần nữa khẳng định khuyết tật cố hữu của nền kinh tế
thị trường tự do tư bản. Bên cạnh cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế, các dân tộc còn đang phải đối phó với hai cuộc
khủng hoảng lớn kéo dài khác là khủng hoảng sinh thái do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và khủng hoảng tài
nguyên thiên nhiên, đặc biệt là thiếu năng lượng và nước sinh hoạt. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mình,
con người đã không ngừng cải tiến công cụ sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học - công nghệ, nhưng cũng trong ngay
quá trình đó, cả hai kiểu quan hệ trên đều bị tha hóa, biến dạng. Các cuộc khủng hoảng với nhiều hình thức khác nhau
chỉ là sự biểu hiện tột đỉnh của những mâu thuẫn nội tại.
Đối với Việt Nam, sự đổi mới về tư duy lý luận hướng tới phát triển bền vững và nhân văn trong bối cảnh toàn cầu
hóa cần được tiếp tục với hiệu quả thiết thực hơn. Chiến lược và chính sách phát triển kinh tế - xã hội cần được dự
báo và hoạch định với tầm nhìn xa, trong đó phát triển đồng bộ về kết cấu hạ tầng giao thông - vận tải, hạ tầng thông
tin quốc gia - quốc tế và hạ tầng giáo dục - đào tạo là rất quan trọng. Hệ thống quản lý đô thị và nông thôn trật tự,
xanh và sạch, hệ thống văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam với sức sống hội nhập mạnh mẽ. Bộ ba về hệ thống tài chính
- ngân hàng - doanh nghiệp cần phát huy tối đa tiềm năng và sức mạnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hệ thống
pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt. Bản lĩnh và sức sống của mỗi dân tộc thể hiện tập trung ở khả năng tự phê phán,
tự chọn lọc những cái tinh hoa, tinh tú và loại bỏ những cái hủ bại, lạc hậu để tự vươn lên phía trước cùng nhân loại,
đặc biệt trong những lúc phải đối mặt với khủng hoảng lớn. Thêm một lần nữa cũng chưa hẳn đã đủ, vấn đề giáo dục
lại được đặt ra trong ưu tiên nghị sự quốc gia cho dù đã tốn rất nhiều tiền của và thời gian của xã hội với hàng loạt các
cải cách lớn nhỏ. Từ quan điểm nhân văn, có thể và cần phải đặt vấn đề giáo dục nói chung vào khuôn khổ an ninh
toàn diện của quốc gia, trong đó có an ninh nòi giống Việt Nam, một vấn đề có mối liên hệ trực tiếp tới sự thịnh - suy
của đất nước ngay trong tương lai gần.

Những biến động trong một thế giới toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - thời cơ và thách thức

1. Sự chuyển dịch quyền lực và sự điều chỉnh chiến lược: Thế giới đã, đang chứng kiến ba cuộc chuyển giao quyền
lực lớn làm thay đổi cơ bản đời sống quốc tế trên mọi mặt, từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hóa – xã hội.

Cuộc chuyển giao quyền lực thứ nhất là sự trỗi dậy của châu Âu từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII, dưới tác động
của cách mạng công nghiệp, thương mại và đầu tư. Cuộc chuyển giao quyền lực thứ hai là sự trỗi dậy của Mỹ từ những
năm cuối thế kỷ XIX, nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945), làm cho Mỹ trở thành siêu cường chi phối trật
tự quốc tế cho tới cuối thế kỷ XX. Bước vào thế kỷ XXI, do suy yếu tương đối của Mỹ và sự trỗi dậy mạnh mẽ của
một số nước, nổi bật là Trung Quốc và Ấn Độ, dẫn tới sự chuyển dịch quyền lực lần thứ ba trên phạm vi toàn cầu. Đó
là sự chuyển dịch trọng tâm quyền lực từ Tây sang Đông, dẫn tới sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa các
nước lớn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế, làm cho cục diện thế giới
theo hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn. Trong bối cảnh như vậy, hầu hết các nước, nhất là những nước
lớn có sự điều chỉnh chiến lược, nhằm tranh giành ảnh hưởng, khẳng định vị thế của mình.

Với mục tiêu duy trì vị thế siêu cường duy nhất, Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược quân sự, an ninh toàn cầu bằng việc
tập hợp lực lượng, điều chỉnh chiến lược với từng khu vực để khống chế, kìm hãm các thế lực thách thức “ngôi vị số
1” của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, chính quyền Đô-nan Trăm vừa phải thận trọng trong việc tìm cách
cân bằng lợi ích của Mỹ trên thế giới, vừa củng cố và tăng cường vị thế siêu cường, đưa nước Mỹ “vĩ đại trở lại”, đảm
bảo cho họ vẫn là quốc gia đặt ra “luật chơi” trong quan hệ quốc tế.

Trung Quốc với sức mạnh được tăng lên sau nhiều năm phát triển, đang mở rộng không gian chiến lược để khẳng định
vị thế cường quốc khu vực và quốc tế. Hiện nay, họ đang triển khai nhiều biện pháp, như: tăng thực lực quân sự, chú
trọng phát triển nhanh lực lượng hải quân để mở rộng hoạt động ra hướng biển, gia tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á,
Đông Á, từng bước cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Tiến bước xa hơn, Trung Quốc đẩy
mạnh thực thi sáng kiến “Vành đai và con đường”, tham gia và thúc đẩy nhóm nền kinh tế mới nổi (BRICS) và Tổ
chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), hướng tới xây dựng cơ chế hợp tác lấy Trung Quốc là trọng tâm, động lực. Sự phát
triển đó dẫn đến mâu thuẫn, căng thẳng, cọ xát giữa Trung Quốc với Mỹ, diễn ra tại nhiều khu vực trên thế giới, nhưng
ở châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông theo hướng ngày càng tăng.

Nhiều dự báo cho thấy, đến năm 2020, Nhật Bản vẫn là cường quốc kinh tế thế giới nhưng nhiều khả năng sẽ bị Ấn
Độ thách thức ở vị trí số 3. Vì vậy, nhằm duy trì vị thế của mình, trở thành một cường quốc có ảnh hưởng cả về kinh
tế, chính trị, quân sự trong khu vực và trên thế giới, Chính phủ Nhật Bản cho tiến hành sửa đổi Hiến pháp, gỡ bỏ ràng
buộc nội bộ để tăng quyền tự do hành động trong một số vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Đồng thời, phát huy
công cụ “ngoại giao kinh tế”, tăng cường quan hệ đồng minh, liên kết chặt chẽ và chia sẻ trách nhiệm với Mỹ trong
những vấn đề quốc tế; tập trung xử lý quan hệ với Trung Quốc, nhất là những căng thẳng trong tranh chấp biển, đảo;
tham gia tích cực vào các cơ chế hợp tác do ASEAN chủ đạo để có vai trò lớn hơn.

Những năm gần đây, Ấn Độ có sự phát triển mạnh, nhiều khả năng vượt lên thành nền kinh tế thứ 3 thế giới. Trong
chiến lược của mình, Ấn Độ tiếp tục duy trì cân bằng quan hệ với các nước lớn, trước hết là Mỹ và Trung Quốc, nhưng
cạnh tranh lợi ích với Trung Quốc sẽ gay gắt hơn; tiếp tục khẳng định ảnh hưởng ở khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương;
đẩy mạnh chiến lược “hướng Đông”, gia tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á, quan tâm hơn tới an ninh biển và bảo vệ
trật tự biển.
Còn đối với EU, đang hướng vào xử lý các vấn đề nổi cộm của khối, như: Brexit, khủng hoảng nợ công, nhập cư,
chống khủng bố, v.v. Vì vậy, sự quan tâm và nguồn lực dành cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương có chiều hướng
giảm. Tuy nhiên, EU vẫn duy trì quan hệ với các đối tác ở các khu vực khác, trong đó có ASEAN.

Trong bối cảnh chung của thế giới, ASEAN tiếp tục giữ và phát huy vị trí địa chiến lược của mình, bảo đảm khả năng
thích ứng và tự chủ trong quan hệ với các nước lớn. ASEAN ưu tiên triển khai tầm nhìn 2025 và các kế hoạch hợp tác
trên 3 trụ cột: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội; thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kết nối; duy trì đoàn kết
nội khối; đẩy mạnh quan hệ đối ngoại với tất cả các đối tác ngoài khu vực, trong đó có EU.

Bên cạnh đó, các vấn đề toàn cầu, an ninh phi truyền thống; nhất là, trào lưu dân túy và xu hướng bảo hộ đang gây ra
một số tác động khá tiêu cực trong quan hệ quốc tế. Nó cổ vũ cho việc bảo vệ lợi ích cục bộ của mỗi quốc gia; chống
liên kết, hội nhập quốc tế, hạn chế liên kết kinh tế, giảm sự ủng hộ đối với tự do thương mại đa phương. Do đó, làm
tăng sự va chạm về lợi ích giữa các quốc gia; tăng mâu thuẫn, bất đồng vốn có về một số vấn đề kinh tế, thương mại,
không loại trừ có những hành động “trả đũa” dẫn tới chiến tranh thương mại, tỷ giá. Điển hình là việc ông Đô-nan
Trăm giành thắng lợi trong bầu cử Tổng thống Mỹ, đã đánh dấu lần đầu tiên một ứng cử viên theo đường lối dân túy
lên nắm quyền ở nước này. Với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”, chính phủ Mỹ đã thực thi các chính sách: hạn chế
người nhập cư, rút khỏi một số hiệp định,… nhằm bảo hộ sản xuất và quyền lợi của nước Mỹ.

Tình hình trên cho thấy, sự cạnh tranh quyền lực, lợi ích và vị thế chiến lược giữa các nước lớn, đặc biệt là giữa Mỹ,
Trung Quốc và Nga đang diễn ra ngày càng quyết liệt, tác động nhiều chiều đến đời sống quốc tế, cả tích cực và tiêu
cực, tạo ra thời cơ và thách thức đối với các nước vừa và nhỏ.

2. Thời cơ và thách thức đối với các nước vừa và nhỏ

Về thời cơ. Có một điểm chung tích cực là, trong tuyên bố của mình, các nước đều hướng tới xây dựng một thế giới
hòa bình, hợp tác và phát triển, không sử dụng vũ lực trong giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp. Điều này “chí ít” tạo
lòng tin, môi trường hòa bình để các quốc gia, dân tộc “yên tâm” đẩy mạnh hợp tác, xây dựng đất nước phát triển.
Nhằm tạo ảnh hưởng trên thế giới, các nước vừa và nhỏ, trong đó có Việt Nam, sẽ trở thành đối tượng lôi kéo, tranh
giành của các nước lớn, không những về chính trị mà còn về kinh tế. Như vậy, vai trò các nước vừa và nhỏ ngày càng
tăng, nếu các nước biết tận dụng thời cơ này, củng cố đoàn kết, tăng cường tiếng nói trong đời sống chính trị quốc tế,
cùng nhau đưa ra những “luật chơi” để đỡ bị thiệt thòi, công bằng hơn, thì các nước lớn sẽ phải có những nhượng bộ,
tuy không lớn. Theo đó, tiếng nói, vị thế của các nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc tế, giải quyết những vấn đề toàn
cầu được tôn trọng. Đồng thời, tạo cơ hội mở rộng quan hệ với các nước lớn, không nghiêng hẳn về bên nào, không
bị lệ thuộc vào nước lớn nào.

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cục diện khu vực mới với sự can dự ngày càng mạnh mẽ của Mỹ, sự lớn
mạnh của Trung Quốc và sự dính líu ngày càng sâu vào các vấn đề khu vực của các cường quốc trên thế giới đã mở
ra thời cơ để các nước trong khu vực phát triển quan hệ với cả Trung Quốc và Mỹ cũng như với các cường quốc khác,
tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho tăng cường xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực châu Á - Thái
Bình Dương nói chung, khu vực Đông Nam Á nói riêng.

Trong bối cảnh đó, mặc dù ASEAN còn có không ít khó khăn và hạn chế, nhưng nhiều khả năng các nước này sẽ tiếp
tục là nhân tố thúc đẩy hợp tác khu vực. Bởi: Thứ nhất, sự nghi kỵ và thiếu niềm tin chính trị giữa các nước lớn tạo
điều kiện cho ASEAN đóng vai trò “trung tâm” trong việc xây dựng các cơ chế hợp tác khu vực. Các nước lớn sẽ dễ
dàng hơn trong việc xem xét các cơ chế hợp tác, đối thoại do ASEAN khởi xướng, điều phối. Thứ hai, thành công của
từng nước thành viên ASEAN trong sự nghiệp phát triển đất nước theo hướng hiện đại hóa; nỗ lực duy trì hòa bình,
ổn định ở khu vực làm cho ASEAN trở thành một trong những tổ chức có vai trò quan trọng đối với trật tự ở khu vực
Đông Á. Thứ ba, ASEAN đã nhất trí xây dựng Cộng đồng với ba trụ cột từ cuối năm 2015, làm cho hợp tác sẽ đi vào
thực chất hơn. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để ASEAN đóng vai trò hạt nhân trong hợp tác với các nước lớn. Do
cạnh tranh chiến lược với nhau, nên các nước lớn đều ủng hộ vai trò của ASEAN trong nỗ lực xây dựng thể chế hợp
tác khu vực. Các Diễn đàn ARF, ADMM+, Shang-ri-La,... là những cơ chế hợp tác - dù còn một số hạn chế - được
xem là không thể thay thế ở châu Á - Thái Bình Dương. Nói cách khác, ASEAN - một khối các nước vừa và nhỏ -
được các nước lớn ủng hộ, đang đóng vai trò thúc đẩy, chi phối tiến trình, hợp tác khu vực, tạo nên đặc điểm quan
trọng ở châu Á - Thái Bình Dương. Đây là thời cơ thuận lợi để các nước trong khối đẩy mạnh hợp tác, phát triển.

Về thách thức. Những biến động trong một thế giới toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra cho các nước vừa và nhỏ
nhiều thách thức, nhất là việc giữ vững độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế. Hầu hết các nước vừa và nhỏ là những
nước đang hoặc chậm phát triển, rất cần sự đầu tư, chuyển giao công nghệ, viện trợ,... của các nước phát triển, vì vậy
dễ dẫn tới bị lệ thuộc vào một cường quốc nhất định về kinh tế. Từ lệ thuộc về kinh tế sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính
trị, bị chi phối, thao túng, không còn giữ được độc lập, tự chủ trong quyết định các vấn đề nội bộ cũng như quan hệ
quốc tế. Đó có lẽ là thách thức gay gắt đối với các nước vừa và nhỏ hiện nay.

Một thách thức khác đối với các nước vừa và nhỏ là phải tạo thế “cân bằng” tương đối trong quan hệ với các nước
lớn, không quá thiên về bất kỳ nước lớn nào để tránh trở thành nguyên nhân đối đầu giữa các cường quốc, dẫn đến
phải hứng chịu xung đột vũ trang và chiến tranh. Thực tiễn cho thấy, khi quyền lợi giữa các nước lớn bị cọ xát, có thể
xảy ra xung đột, thì các nước lớn tìm cách chuyển hóa xung đột ấy sang các nước vừa và nhỏ. Nói cách khác, nước
lớn sẽ tìm cách tiến hành “chiến tranh ủy nhiệm” như trong thế kỷ XX tại các nước vừa và nhỏ, nhất là ở nơi tập trung
cao những mâu thuẫn lợi ích giữa các nước lớn.

Bên cạnh đó, việc phải tìm cách giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống (thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, tội
phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, lương thực, an ninh nguồn nước,...) cũng như khắc phục
những hệ lụy do các chính sách theo chủ nghĩa dân túy và xu hướng bảo hộ gây ra những thách thức không chỉ về
nhân lực, vật lực, tài lực, mà còn phải có cách hiểu, ứng xử mới về khái niệm “chủ quyền quốc gia” thời kỳ hội nhập
quốc tế trong bối cảnh các quốc gia ngày càng phụ thuộc nhau sâu sắc hơn. Những thách thức đó, vẫn đã, đang tiềm
ẩn những yếu tố có thể dẫn đến biến động phức tạp, phạm vi rộng lớn và nhiều hệ lụy to lớn hơn đối với vấn đề hòa
bình, ổn định và phát triển của nhân loại. Vì vậy, nắm bắt thời cơ, khắc phục những thách thức nhằm tăng cường hợp
tác quốc tế, thúc đẩy sự phát triển, ngăn chặn, dập tắt những mầm mống gây ra biến động, xung đột vũ trang, đòi hỏi
các nước vừa và nhỏ phải có đường lối, quyết sách đúng đắn, phù hợp.

Đối với nước ta, nhận thức đúng về xu thế của thời đại và cục diện thế giới, khu vực, Đảng và Nhà nước đã có định
hướng chỉ đạo và có quyết sách đúng đắn, kịp thời trên cơ sở lợi ích quốc gia – dân tộc. Nhờ đó, chúng ta đã tận dụng
được thời cơ, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nổi bật là, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát
triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng
cường; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
được nâng cao, v.v. Những thành tựu đó đã tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển
mạnh mẽ trong những năm tới. Nhằm nắm bắt thời cơ, hạn chế thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân
tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trên
cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định,
tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân
và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.

Câu 12: QHQT của các cường quốc chủ yếu trong thế kỉ XXI

1. Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh ( trong sách hiện đại trang 441)

_ Mỹ và Pax Americana

Đối ngoại tham vọng xây dựng mô hình đơn cực bá quyền →

Sức mạnh quân sự Lợi ích kinh tế Chính sách hợp tác và kiềm chế Mở rộng ảnh hưởng toàn cầu
   

NATO Liên minh Âu Á -TBD Thỏa hiệp Kiềm chế Ấn Phát triển thị trường

phòng thủ Nhật - Hàn TBCN

C.Âu Á: Nhật, Hàn, cốt lõi chiến lược ngăn chặn TQ đề phòng Nga xóa bỏ htoan XHCN

Philippines,

Úc, Thái

_ Nhất siêu đa cường: Mỹ vượt trội hơn phần còn lại của thế giới nhưng mức độ ảnh hưởng còn tùy vào khu vực và
độ phủ sóng của cường quốc tại khu vực đó.
_ Khuynh hướng đa cực và hợp tác kinh tế

+ Eu: khó vượt qua khỏi lục địa Âu

+ Nga: kẻ kế thừa “đi xuống”

+ Nhật: đồng minh cứng của mỹ tại châu á

+ TQ: kẻ mới nổi “đi lên”

+ ÂĐ: tham vọng cường quốc số 1 châu á

➔ Sự xuất hiện của các khối, tổ chức, diễn đàn hợp tác kinh tế thế giới
➔ Sự phụ thuộc kte lẫn nhau
2. Xu hướng hòa bình, hợp tác, phát triển sau chiến tranh lạnh

_ Nhất thể hóa Châu Âu (EU)

+ 1951: Cộng đồng than thép Châu Âu

+ 1957: EEC – Cộng đồng kinh tế Châu Âu: dỡ bỏ thuế quan thương mại

+ 1987: EEC trở thành EC – Cộng đồng Châu Âu: an ninh, chính sách đối ngoại chung

LX tan rã đẩy nhanh Đông Âu

1992: Hiệp ước Maasstricht: Liên minh Châu Âu – EU

1998: Đồng tiền chung EURO

2018: Brexit è EU: 27 thành viên

➔ Liên hệ ASEAN

_ Châu Á – TBD: Khôi phục chủ quyền, phát triển kinh tế, hợp tác khu vực, toàn cầu hóa

+ Trung Quốc APEC (1989): Khôi phục Hongkong 1997 –Macau 1999

+ APEC (1989): Diễnđàn hợp tác kinh tế C.Á-TBD → Tăng cường hợp tác kinh tế chính trị liên lục địa

+ ASEAN và ARF (1994): Diễn đàn an ninh→ Trách nhiệm an ninh và cân bằng lực lượng cường quốc

+ ASEM (1996): Diễn đàn hợp tác Á – Âu → Đối thoại về chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội

_ Mỹ: Hòa dịu hạt nhân Nga –Mỹ + NAFTA: Hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ + Can thiệp quân sự ở các khu vực
(NATO và LHQ)

Tiểu kết: QHQT sau chiến tranh lạnh mang xu hướng đa cực hóa với vị thế vượt trội của mỹ

_ Mỹ: là cường quốc khu vực, quốc gia và các tổ chức hợp tác khu vực, nền tảng hòa bình, bình đẳng

Hợp tác khu vực thúc đẩy đa cực và giảm ảnh hưởng của Mỹ

Nâng cao giá trị quốc gia, dân tộc

3. Đặc điểm và xu thế phát triển QHQT trong những năm đầu XXI đến nay

_ Trọng điểm phát triển kinh tế

_ Hòa dịu, hòa bình Thế giới

_ Nước lớn xây dựng chiến lược bạn bè, ổn định cùng phát triển

_ Quốc tế hóa, toàn cầu hóa, liên minh quốc tế

** điểm mới: chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

Đại dịch toàn cầu covid 19:


1. Sự hợp tác giữa các quốc gia trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19
a. Hợp tác, viện trợ về y tế nhằm chống lại đại dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy sự hợp tác quốc tế ở một “mức độ chưa từng có” để giải quyết khủng hoảng do đại
dịch gây ra. Sự thiếu hụt tạm thời các thiết bị bảo hộ y tế trong những ngày đầu của đợt bùng phát đại dịch khiến các
nhân viên y tế và người dân có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn đã trở thành mối đe dọa khẩn cấp quốc tế. Là nước
có ca nhiễm COVID đầu tiên và bùng phát thành dịch, Trung Quốc có nhu cầu vật tư y tế khẩn cấp, đặc biệt là các
thiết bị bảo hộ cá nhân như mặt nạ và quần áo bảo hộ y tế. Trước tình hình cấp bách này, cộng đồng quốc tế đã giúp
Trung Quốc giảm bớt tình trạng thiếu hụt các nguồn cung cấp y tế khẩn cấp. Tính đến ngày 02-3-2020, tổng cộng 62
quốc gia và 7 tổ chức quốc tế đã quyên góp mặt nạ, quần áo bảo hộ và các vật tư y tế khẩn cấp cần thiết khác cho
Trung Quốc. Tháng 2-2020, Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã cung cấp cho Trung
Quốc hơn 4,8 triệu khẩu trang, 229.000 bộ quần áo bảo hộ và 419.000 găng tay cũng như các vật tư y tế khẩn cấp
khác. Về phía mình, ngay sau khi khả năng sản xuất các trang thiết bị y tế khẩn cấp được phục hồi, Chính phủ Trung
Quốc đã cung cấp hỗ trợ vật tư y tế cho ít nhất 89 quốc gia và 4 tổ chức quốc tế.

Mặc dù còn có những bất đồng giữa Trung Quốc và các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),
đáng chú ý nhất là các tranh chấp ở Biển Đông, nhưng những động lực nhân đạo và mối đe dọa chung do dịch bệnh
gây ra đã khiến những khác biệt tạm thời được gạt sang một bên. Ngay khi dịch bùng phát, vào tháng 3-2020, các
nước ASEAN đã thực hiện các bước để giúp Trung Quốc trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Tại Indonesia,
một công ty con thuộc Tập đoàn Sinar Mars đã quyên góp 14,4 triệu USD, trong khi một đơn vị khác gấp rút sản
xuất các sản phẩm bảo vệ và vệ sinh để trao cho tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch COVID-19. Chính phủ Singapore đã quyên
góp thuốc, vật tư y tế và bộ dụng cụ xét nghiệm chẩn đoán cho Trung Quốc, đồng thời cung cấp 1 triệu USD tài trợ
hạt giống. Hội Chữ thập đỏ Singapore đã gây quỹ để hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Malaysia -
nhà sản xuất găng tay y tế lớn nhất thế giới - đã tặng Vũ Hán 18 triệu đôi găng tay y tế. Hội Chữ thập đỏ Philippines
quyên góp được 3 triệu khẩu trang và cùng Chính phủ Philippines tặng Trung Quốc các mặt hàng thực phẩm và vệ
sinh cơ bản.

Chính phủ và nhân dân Việt Nam cũng hỗ trợ vật tư, thiết bị y tế đến các nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Việt Nam
đã quyên góp hàng hóa và vật tư y tế trị giá 500.000 USD; gửi tặng Chính phủ và nhân dân Lào, Campuchia,
Myanmar các trang thiết bị y tế như quần áo bảo hộ, khẩu trang y tế, khẩu trang kháng khuẩn, hệ thống xét nghiệm
cùng bộ xét nghiệm dịch COVID-19 trị giá hơn 7 tỷ đồng cho mỗi quốc gia. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cung cấp
viện trợ y tế trị giá 100.000 USD cho nhân dân Trung Quốc. Không chỉ hỗ trợ các nước trong khu vực, Việt Nam đã
trao tượng trưng số hàng hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 cho Mỹ và một số nước châu Âu.

Hợp tác quốc tế không chỉ thể hiện qua việc hỗ trợ tiền, vật tư, kỹ thuật y tế khẩn cấp mà còn hỗ trợ về nguồn nhân
lực y tế. Khi biết về sự bùng phát của virus SARS-CoV-2, Tổ chức Y tế thế giới đã tập hợp qua các nền tảng thực và
ảo hơn 400 nhà virus học và chuyên gia kiểm soát dịch bệnh thế giới để kiểm tra nguồn gốc của virus nhằm đưa ra
kế hoạch ngăn chặn và xác định các ưu tiên nghiên cứu. Ngay trong những tháng đầu tiên khi mới bùng phát đại
dịch, hơn 40 tài liệu hướng dẫn đã được xuất bản trên website của Tổ chức Y tế thế giới(7) nhằm cung cấp các
khuyến nghị chi tiết, có căn cứ cho các chính phủ, bệnh viện, nhân viên y tế, người dân. Hơn 1 triệu nhân viên y tế
đã được đào tạo qua các khóa học của tổ chức Open WHO. Tổ chức Y tế thế giới cũng đưa ra bộ công cụ đánh giá
hành vi nhằm thu thập được những thông tin chính xác, nhanh chóng về nhận thức rủi ro, hiểu biết, hành vi và niềm
tin của cộng đồng đối với việc phòng chống đại dịch COVID-19(8).

Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ Liên Hợp quốc và các đối tác đã thành lập Quỹ ứng phó với COVID-19, cho phép tất cả
các quốc gia - đặc biệt là những nước dễ bị tổn thương, có hệ thống y tế yếu kém và có nguy cơ mắc dịch cao nhất -
có điều kiện chuẩn bị và ứng phó với những khủng hoảng do đại dịch gây ra. Chỉ sau hai tuần từ khi phát động, Quỹ
đã nhận được khoản quyên góp lên tới hơn 108 triệu USD từ 203.000 cá nhân và tổ chức trên thế giới.

Để giải quyết có hiệu quả đại dịch COVID-19, Tổ chức Y tế thế giới đã kêu gọi các nước hướng tới các hành
động(10); kết nối và phối hợp với nhau một cách có trách nhiệm để bảo đảm rằng các biện pháp do một quốc gia
đưa ra không làm tổn hại đến các quốc gia khác; tiếp tục tạo điều kiện đáp ứng với các nguồn lực, tất cả mọi người
hành động đoàn kết và bảo đảm rằng những người dễ bị tổn thương nhất được hỗ trợ; khuyến khích các cộng đồng
và các thành phần của xã hội tham gia và thúc đẩy hành động của tất cả các chính phủ.

b) Các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, hội nghị nhằm hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm chống đại dịch COVID-19

Ngay từ khi đại dịch COVID-19 mới bắt đầu, nhiều cuộc điện đàm, gặp gỡ, tiếp xúc, hội nghị đã diễn ra nhằm tìm ra
tiếng nói, biện pháp hành động chung trong công cuộc phòng chống đại dịch. Từ những ngày đầu tiên của đại dịch,
Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và Trung Quốc đã gặp nhau để thảo luận về các biện pháp chung chống lại
mối đe dọa COVID-19. Cuộc họp đã giải quyết không chỉ khía cạnh y tế của cuộc khủng hoảng, mà cả các tác động
xã hội và kinh tế của nó cũng như khả năng khai thác công nghệ để giảm thiểu ảnh hưởng. Trong tuyên bố chung
của hội nghị, 11 quốc gia đã đồng ý tăng cường hợp tác chia sẻ thông tin y tế cũng như trong các hoạt động thực tiễn
để tăng cường khả năng chuẩn bị và ứng phó trong trường hợp khẩn cấp.

Tiếp đó là Hội nghị truyền hình của Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm G7 được tổ chức ngày 25-3 đã nhấn mạnh sự cần
thiết phải tăng cường hợp tác quốc tế để chiến đấu với COVID-19 và hỗ trợ quan trọng cho Tổ chức Y tế thế giới
trong đối phó trực tiếp với cuộc khủng hoảng cũng như tăng cường các hệ thống y tế và nghiên cứu khoa học.

Một tuyên bố về COVID-19 đã được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 được tổ chức vào ngày
26-3 nhằm kêu gọi một phản ứng toàn cầu minh bạch, mạnh mẽ và sự phối hợp trên quy mô lớn và dựa trên cơ sở
khoa học với tinh thần đoàn kết để chống lại đại dịch. Các nước đều có sự đồng thuận về quan điểm, bao gồm thực
hiện tất cả các biện pháp y tế cần thiết và tìm cách bảo đảm tài chính đầy đủ để ngăn chặn đại dịch và bảo vệ mọi
người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất.

Hội nghị lần thứ 25 Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) tổ chức trực tuyến ngày 9-4 đã khẳng định cam kết đoàn
kết chặt chẽ giữa các nước ASEAN nhằm kiểm soát, ngăn ngừa lây lan của dịch bệnh; hỗ trợ người dân các nước
ASEAN chịu tác động của dịch bệnh, trong đó có hỗ trợ lãnh sự cho công dân ASEAN sinh sống, làm việc và học
tập ở các quốc gia thành viên của nhau và ở các nước thứ ba; giảm thiểu các tác động kinh tế - xã hội của dịch bệnh.

Cho đến nay, Việt Nam vẫn là một trong số ít quốc gia khống chế thành công đại dịch COVID-19 với số ca tử vong
rất thấp. Những kinh nghiệm phòng chống đại dịch COVID-19 của Việt Nam được nhiều nước đánh giá cao, nhất là
việc sớm nhận thức được tính chất nguy hiểm của COVID-19, chủ động ngay từ đầu, với quyết tâm chính trị cao,
coi “chống dịch như chống giặc”, Chính phủ đã kiên quyết thực hiện đồng bộ, linh hoạt nhiều biện pháp, trong đó có
cách ly tập trung người Việt Nam về nước, người nước ngoài vào Việt Nam và các đối tượng tiếp xúc với các ca
dương tính đã được phát hiện; nhất là khoanh vùng, tập trung dập dịch tại các ổ dịch. Bên cạnh đó, còn là các biện
pháp ứng phó sớm, đồng bộ, linh hoạt và quyết liệt, huy động sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp,
các ngành và nhân dân, trong đó có sự trợ giúp và sử dụng các cơ sở của quân đội. Có thể nói, những nỗ lực hợp tác,
chia sẻ kinh nghiệm chống đại dịch COVID-19 của các quốc gia đã giúp hạn chế, ngặn chặn được phần nào sự lây
lan và tiến triển của đại dịch.

2. Xung đột quốc tế trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19

a. Sự bất đồng, mâu thuẫn giữa các quốc gia trong việc đưa ra các quyết định

Mặc dù có những thỏa thuận và cam kết chặt chẽ với nhau nhưng Liên minh châu Âu (EU) vẫn bị chia rẽ vì cách
thức xử lý và ứng phó với đại dịch COVID-19. Ngay khi đại dịch mới bùng phát, Hội nghị thượng đỉnh EU vào
tháng 2 và tháng 3-2020 về ngân sách giai đoạn 2021-2027, các biện pháp tài chính và kinh tế để chiến đấu với đại
dịch đã không mang lại kết quả do các ý kiến khác nhau giữa các nước đang gồng mình chống dịch như Italia và
Tây Ban Nha với các nước đang có tình hình khả quan hơn như Đức và Hà La. Vấn đề di cư vốn đã chia rẽ châu Âu
trong những năm trước đây nay lại càng trở nên trầm trọng hơn khi các nước đều tìm cách hạn chế việc đi lại, di
chuyển xuyên quốc gia, đặc biệt là ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp. Nguyên tắc tự do di
chuyển trong Liên minh đang bị vi phạm nghiêm trọng với lý do phòng chống dịch khi các nước sử dụng các tiêu
chí khác nhau để áp đặt hạn chế đi lại. Thậm chí có nước quyết định đóng cửa biên giới mà không cần đưa ra cảnh
báo, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Điều gì sẽ xảy ra với dòng người di cư đến châu Âu từ châu Phi, vùng
Cận Đông và Trung Đông nếu ở các quốc gia của họ đang có đại dịch, hoặc nếu ở các trại tị nạn xuất hiện những ổ
dịch COVID-19? Điều này rất dễ xảy ra khi các trại tị nạn lúc nào cũng quá tải và các tiêu chuẩn vệ sinh và dịch vụ
y tế luôn ở mức rất thấp. Đây cũng sẽ là dịp các lực lượng chính trị cực hữu có thêm lý do để kích động các hoạt
động bài ngoại và phân biệt chủng tộc

b. Cuộc chiến thông tin trong đại dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 cũng làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột vốn đã có từ trước giữa các quốc gia,
nhất là giữa Mỹ, Liên minh châu Âu với Nga và Trung Quốc. Mỹ cũng nhiều lần cáo buộc Trung Quốc đưa ra thông
tin sai lệch về đại dịch, giấu diếm mức độ nghiêm trọng và cố ý làm phát tán đại dịch ra khắp thế giới. Liên minh
châu Âu cũng công khai tố cáo Trung Quốc như một nguồn gốc của thông tin sai lệch. Nhiều quốc gia khác cũng đã
có những phản ứng với Trung Quốc về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 cũng như thời điểm công bố dịch của
Trung Quốc, kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập về sự bùng phát của đại dịch. Điều này buộc Đại hội đồng Y tế thế
giới (WHA) với 194 quốc gia thành viên đã nhất trí mở cuộc điều tra độc lập về đại dịch COVID-19 sau khi Úc và
Liên minh châu Âu vận động hành lang.

Cuộc chiến thông tin về đại dịch COVID-19 đã dẫn đến những thay đổi trong thái độ của người dân các nước về
nhau. Đặc biệt là thái độ tiêu cực về Trung Quốc của người dân Mỹ và người dân các nước phát triển tăng ở mức
cao nhất vì COVID-19.

c. Cuộc đua trong điều chế và phân phối vaccine phòng chống COVID-19

Một cuộc đua không kém phần khốc liệt giữa các nước liên quan đến việc điều chế và phân phối vaccine phòng
chống virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19. Ngay từ khi dịch mới bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) cuối
năm 2019, nhiều nước đã nghiên cứu phát triển các loại vaccine phòng chống COVID-19. Hiện nay có hơn 100 loại
vaccine đang được nghiên cứu và phát triển. Theo Tổ chức Y tế thế giới, đây là đợt đầu tư vào nghiên cứu khoa học
lớn chưa từng có trong lịch sử. Việc cố gắng tìm ra vaccine phòng chống COVID-19 đã được đẩy lên thành “cuộc
chạy đua gay cấn trong lịch sử khoa học y tế của nhân loại”. Các quốc gia có năng lực khoa học như Mỹ, Nga, Anh,
Đức, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore... đều tăng tốc các chương trình nghiên cứu với mục tiêu là điều chế
vaccine phòng chống COVID-19 trong thời gian nhanh nhất với những quy trình rút ngắn đặc biệt. Nếu thành công,
đây sẽ là loại vaccine có tốc độ nghiên cứu phát triển thuộc nhóm nhanh nhất nhân loại và sẽ trở thành một loại vũ
khí chiến lược tương tự như vũ khí hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh lạnh trước đây.

Ý nghĩa của cuộc đua trong điều chế vaccine chống COVID-19 đã vượt ra khỏi khuôn khổ về các trị liệu y học, trở
thành vấn đề mang tính chính trị, an ninh và quan hệ quốc tế. Chính vì vậy, khi Bộ Y tế Nga tuyên bố cấp phép lưu
hành vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên với tên thương mại là Gam-Covid-Vak (Sputnik V) thì ngay lập tức bị Mỹ
và các nước phương Tây phản đối do chưa thực hiện đủ quy trình kiểm tra, không an toàn trong sử dụng. Mỹ còn đi
xa hơn khi trừng phạt một số viện nghiên cứu của Nga đã tham gia thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 với lý do
các cơ quan này đang tham gia nghiên cứu vũ khí sinh học và hóa học. Đồng thời sẽ áp đặt các lệnh hạn chế đối với
việc xuất khẩu và vận chuyển hàng hóa đối với các cơ quan này. Đáp lại Nga cho rằng, việc Mỹ áp đặt các biện pháp
trừng phạt là “một ví dụ khác về việc cạnh tranh không công bằng và thiếu kiềm chế”.

Song hành với cuộc chạy đua sản xuất vaccine ngừa COVID-19 là cuộc đua dành các đơn đặt hàng phân phối và sử
dụng vaccine. Mặc dù bị Mỹ và các nước phương Tây chỉ trích nhưng đã có hơn 10 quốc gia ở châu Á, Nam Mỹ và
Trung Đông đặt hàng mua vaccine “Sputnik V” của Nga với hơn 1,2 tỷ liều. Trong khi đó, dù các công ty dược
phương Tây chưa điều chế thành công vaccine nhưng chỉ tính riêng Mỹ, Liên minh châu Âu và Anh đã ký hợp đồng
mua ít nhất 3,7 tỷ liều vaccine. Điều này gần như đã hút hết năng lực sản xuất vaccine toàn cầu và đẩy các nước
đang phát triển đứng trước nguy cơ không tiếp cận được nguồn cung. Đứng trước vấn đề trên, Tổng thư ký Liên
Hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nhau hành động để huy động hơn 35 tỷ USD cho
“cơ chế ACT-A (Access to COVID-19 Tools Accelerator: Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19)”
nhằm cung cấp một cách công bằng ít nhất 2 tỷ liều vaccine đến cuối năm 2021, tập trung vào các nhóm ưu tiên;
cung cấp 245 đợt điều trị và 500 triệu xét nghiệm cho các quốc gia có thu nhập trung bình thấp từ nay đến giữa năm
2021 bên cạnh việc cung cấp các trang thiết bị bảo hộ cá nhân và máy oxi cho các quốc gia có nhu cầu(31).

d. Xung đột về hệ tư tưởng chính trị liên quan đến đại dịch COVID-19

Những mâu thuẫn quốc tế liên quan đến đại dịch COVID-19 đã được đẩy lên mức xung đột về hệ tư tưởng chính trị.
Là nước xuất hiện dịch đầu tiên, nhưng Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên khống chế được dịch khá
nhanh chóng, hiệu quả và bắt đầu hỗ trợ các nước khác trong việc chống lại đại dịch này. Trong khi đó, đại dịch ở
Mỹ và các nước châu Âu xuất hiện muộn hơn nhưng tốc độ bùng phát và lây lan nhanh hơn, rộng hơn, khó kiểm
soát hơn. Từ việc kiểm soát dịch bệnh, một chủ đề mới về sự đối đầu giữa các “quốc gia dân chủ” và “quốc gia
chuyên chế” ra đời gợi nhớ sự đối đầu hệ tư tưởng trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Các biện pháp cách ly mạnh mẽ,
kiểm soát chặt chẽ ở Trung Quốc đã ngay lập tức được coi là hành vi độc đoán của một chính quyền chuyên chế,
thiếu dân chủ. Các “quốc gia dân chủ” sẽ khó áp dụng các kinh nghiệm của Trung Quốc và có thể xử lý khủng
hoảng với đại dịch COVID-19 kém hơn các “quốc gia chuyên chế”(32). Thay vì cùng nhau tìm ra giải pháp chung,
những ý kiến này cho rằng, nếu như các “quốc gia dân chủ” phát triển không tập hợp lại chống đại dịch, ngăn chặn
sự lây lan của virus, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa và lập kế hoạch để khởi động nền kinh tế toàn cầu, thì Trung Quốc
sẽ tận dụng lợi thế này. Kết quả sau đại dịch sẽ có một “sự thay đổi toàn cầu” mang tính quyết định cho mô hình
chuyên chế(33) và Trung Quốc thể hiện được những phẩm chất của một cường quốc được thế giới công nhận(34).

Sự bất đồng, leo thang của xung đột liên quan đến đại dịch COVID-19 ngày càng được bộc lộ rõ ràng. Cạnh tranh
địa chính trị của cuộc khủng hoảng theo nghĩa tiêu cực nhất của nó cũng đang dần bộc lộ. Việc đổ lỗi, tố cáo lẫn
nhau giữa các quốc gia không giải quyết được vấn đề của đại dịch mà chỉ làm cho nó trở nên trầm trọng và căng
thẳng hơn. Cho đến nay, không có cơ sở để tin rằng sự huy động toàn cầu để chống lại đại dịch COVID-19 sẽ giúp
giảm các mâu thuẫn, xung đột giữa các quốc gia đã tồn tại trước đại dịch. Thậm chí nhiều mâu thuẫn giữa các quốc
gia trước khi xuất hiện “bệnh nhân số không” sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, mặc dù những hành động mang tính hợp tác, chia sẻ giữa các quốc gia trong phòng chống đại dịch
COVID-19 chưa thực sự trở thành xu hướng chủ đạo nhưng từ khi bắt đầu xuất hiện đại dịch cho đến nay, đã có rất
nhiều bằng chứng về sự đoàn kết, hợp tác giữa các quốc gia trong phòng chống đại dịch. Sự hỗ trợ kịp thời về vật tư,
thiết bị y tế của nước này với nước khác trong tâm dịch cũng như những hợp tác về y tế, chia sẻ, trao đổi thông tin
đã khẳng định tinh thần hợp tác quốc tế của các quốc gia trong việc đối phó với các thảm họa. Trong cuộc chiến
chống đại dịch COVID-19, trên tinh thần hợp tác quốc tế, Việt Nam luôn sẵn sàng phối hợp chặt chẽ, trao đổi kinh
nghiệm, chung tay cùng các nước và cộng đồng quốc tế triển khai các biện pháp cần thiết trong khuôn khổ song
phương và đa phương với quyết tâm sớm đẩy lùi và khống chế dịch bệnh.

Sự đoàn kết giữa các quốc gia là cơ hội để tìm ra vaccine chống virus SARS-CoV-2, cơ hội để phục hồi và phát triển
kinh tế - xã hội. Virus gây đại dịch COVID-19 không có quốc gia, chủng tộc, không có ý thức hệ, không biết phân
biệt biên giới lãnh thổ. Chỉ khi các nước đều có tiếng nói chung, có các hành động phối hợp toàn cầu mới có thể
mang lại hiệu quả trong việc giải quyết các mối đe dọa của đại dịch COVID-19, trong bảo vệ môi trường và ngăn
chặn nguy cơ bùng phát những đại dịch tương tự trong tương lai.

CẠNH TRANH KINH TẾ MỸ - TRUNG TRONG NĂM ĐẦU ĐẠI DỊCH COVID-19 (2020) VÀ HÀM Ý
CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

1. Đặt vấn đề : Cạnh tranh Mỹ - Trung đã trở nên khốc liệt dưới thời Tổng thống Trump với thương chiến
(2018) và leo thang sang lĩnh vực công nghệ (2020). Cạnh tranh giữa hai cường quốc nhất nhì thế giới
khiến cho thế giới trở nên bất ổn hơn. Virus COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 đã đẩy quá trình cạnh
tranh Mỹ - Trung trở nên sâu sắc hơn với những thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đẩy mạnh sự phát
triển của mạng kinh tế số với cách tiếp cận khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc.
2. CẠNH TRANH MỸ - TRUNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19

TQ đã ra khỏi giai đoạn trỗi dậy hòa bình và công khai thách thức trật tự quốc tế do Mỹ dẫn dắt. Giấc mơ Trung
Hoa về một vị thế bá quyền, áp đặt ý chí của Trung Quốc lên các quốc gia khác thông qua thay đổi các quy tắc,
quy chuẩn hiện hành đã đẩy căng thẳng Mỹ - Trung.

2.1. Nguyên nhân dẫn tới sự căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung: 3 nguyên nhân
a) Sự tranh giành ảnh hưởng của Trung Quốc

khiến Mỹ lo ngại bị thay thế vị trí bá chủ toàn cầu. Trung Quốc đã trở thành cường quốc thứ hai trên thế giới
vào năm 2012 sau khi vượt Nhật, và được dự báo có thể vượt Mỹ vào 2028 – 2029. Tuy vậy, đây không phải là
nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước, sự “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc
trước đây đã không khiến Mỹ lo ngại, nhưng việc Trung Quốc tìm mọi cách áp đặt các quốc gia khác theo ý chí
của mình thông qua việc thay đổi các quy chuẩn của thế giới đã khiến Mỹ lo ngại. Sáng kiến Vành đai và Con
đường (BRI) và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á được Trung Quốc thành lập để kiểm soát sự phát triển
kinh tế và các hoạt động thương mại, đồng thời tìm kiếm đồng minh. BRI được triển khai theo tầm quan trọng
của các khu vực trong chiến lược của Trung Quốc, là một công cụ để Trung Quốc thúc đẩy thương mại, đầu tư
và phát triển cơ sở hạ tầng để gia tăng sức mạnh mềm. Hơn nữa, khi nhận các khoản vay của Trung Quốc, các
nước này có thể ủng hộ cho lợi ích của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức đa phương khác. Trung
Quốc cũng đã thành lập các tổ chức tài chính để hỗ trợ cho BRI. Trung Quốc đã thiết lập Ngân hàng Đầu tư Cơ
sở hạ tầng Châu Á để thành lập một ngân hàng. Trung Quốc còn có kênh tài chính qua các “ngân hàng chính
sách” trong nước như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Ngân hàng Xuất nhập khẩu, Ngân hàng Quốc doanh,
Quỹ Đầu tư Quốc gia, Ngân hàng Chức năng. Hiện nay, Trung Quốc đang trở thành đối thủ lớn nhất của Mỹ
như là một thị trường và nhà cung ứng lớn nhất. Trung Quốc là thị trường lớn nhất của ngành công nghiệp ô tô,
điện tử, điện thoại thông minh, thép. Là nhà cung ứng lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang cung cấp tới 25% các
sản phẩm chế tạo toàn cầu (Moschella & Atkinson, 2020).

b) Trung Quốc lợi dụng những bất cập trong cơ chế đa phương

trong việc duy trì tính minh bạch và tự do trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Sự trỗi dậy của Trung Quốc
cùng với sự tham gia tích cực của nước này vào các thể chế quốc tế đã tạo ra những thay đổi về các nguyên tắc
và quy chuẩn của các tổ chức này.
Nhìn chung, Trung Quốc tìm kiếm ảnh hưởng và vị thế thông qua việc tham gia vào các tổ chức quốc tế mang
tính đa phương, và thể hiện như một người dẫn dắt có trách nhiệm trong một trật tự đa phương. Trung Quốc đã
tận dụng được nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia trong quá trình biểu quyết mang tính đa phương của UN
và các tổ chức quốc tế. Kreutz (2020) khẳng định Trung Quốc qua BRI và MSRI (Maritime Silk Road
Initiative) đã bành trướng ảnh hưởng kinh tế - chính trị ra ngoài biên giới.

Với những bước đi quyết đoán được hậu thuẫn bởi nguồn lực kinh tế dồi dào, tận dụng bối cảnh quốc tế có lợi
và sự sa lầy của Mỹ, Trung Quốc đã gia tăng đáng kể quyền lực trên phạm vi toàn cầu bằng cách tăng cường vai
trò trong một số định chế quốc tế (Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế lớn G20)
thậm chí là dẫn dắt (Khối những nền kinh tế mới nổi BRICS hay Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á
AIIB), bên cạnh đó là những dự án đầu tư, tài trợ trên phạm vi toàn cầu với số vốn rất lớn. Deepak (2014) nhận
định “Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), Quỹ con đường Tơ lụa (MSR) và Khu vực thương mại
tự do Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) đã đặt Trung Quốc vào vị trí trung tâm địa chính trị - kinh tế toàn
cầu và điều này đã buộc Mỹ phải tranh giành vai trò lãnh đạo ít nhất là trong khu vực, thậm chí là toàn cầu”.
Pillsbury (2015) cho rằng Trung Quốc đang đi từng bước để lật đổ vai trò bá quyền của Mỹ. Trung Quốc tìm
cách thay đổi cách thức vận hành của trật tự cũ bằng cách thay đổi các khái niệm, các nguyên tắc, giá trị, quy
tắc và pháp quyền cơ bản của trật tự quốc tế tự do theo hướng có lợi cho mình1 (Thomas J. Christensen, 2006).

Như vậy, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng là kết quả của sự lỗi thời của cơ chế đa phương, Tổng thống
Trump khi rút ra khỏi các cơ chế đa phương (WHO,...) và hiệp ước thương mại (TPP, Hiệp định Paris) đã cho
rằng hạn chế của các cơ chế đa phương đã không đảm bảo được sự minh bạch và tự do trong thương mại và đầu
tư toàn cầu. Hệ thống thể chế quốc tế cùng với cơ chế ra quyết định dựa trên sự đồng thuận còn chưa hiệu quả
cùng những khiếm khuyết tồn tại của các tổ chức này như hiện tượng mua bán phiếu bầu trên thực tế đã bị
Trung Quốc lợi dụng.

c) Sự trỗi dậy về khoa học công nghệ của Trung Quốc

tạo nền móng cho một “đế chế mới”. Trung Quốc đã làm chủ các công nghệ chính yếu, thống lĩnh an ninh
mạng, Internet và viễn thông. Huawei là trường hợp điển hình trong cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung. Huawei
là khách hàng chính của các tập đoàn bán dẫn như Intel, Broadcom và Qualcomm, là nhà cung cấp cho các tập
đoàn cung cấp dịch vụ viễn thông, và cũng là đối thủ cạnh tranh của Apple, Samsung Dell, hay Ericsson và
Nokia. Đối với Mỹ, Anh, Úc thì Huawei là một rủi ro an ninh quốc gia. Trung Quốc đã duy trì một chiến lược
công nghệ số đầy tranh cãi khi không chấp nhận các công ty công nghệ số của Mỹ như Google, Facebook, và
Amazon vào trong thị trường nội địa để tạo điều kiện cho các công ty công nghệ trong nước như Baidu,
Alibaba, và Tencent (BAT) phát triển và cạnh tranh với đối thủ toàn cầu. Chiến lược “Trung Quốc trước tiên”
này đã thành công. Cạnh tranh công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra khốc liệt. Nhìn chung, cuộc
chiến thương mại Mỹ - Trung là biểu hiện của sự tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc, trong đó
Trung Quốc đang tìm cách định hình lại trật tự thế giới với những quy tắc riêng của mình bằng cách lợi dụng
những bất cập trong cơ chế hiện hành

2.2. Phản ứng của Mỹ trong cạnh tranh Mỹ - Trung


Chính quyền Tổng thống Trump đã tiến hành cuộc chiến thương mại với Trung Quốc vì cho rằng thâm hụt
thương mại với Trung Quốc đã làm hại cho nước Mỹ và làm mất việc làm của ngành công nghiệp chế tạo
Mỹ, cũng như đang thách thức vị thế lãnh đạo toàn cầu của nước Mỹ. Dưới thời tổng thống Trump, Mỹ đã
nỗ lực đáng kể để xử lý tình trạng bất cân xứng thương mại với Trung Quốc bằng cách điều chỉnh thông
qua đàm phán, trừng phạt thuế quan và trừng phạt thương mại

You might also like