Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

XÂY DỰNG SONG ÁNH TRONG MỘT SỐ BÀI TOÁN ĐẾM

Trần Xuân Thắng

Ngày 29 tháng 1 năm 2024

1 Phân hoạch số nguyên


Định nghĩa. Nếu n là số nguyên dương, một phân hoạch của n là dãy các số nguyên dương không giảm
a1 , a2 , . . . , ak có tổng là n. Khi đó mỗi ai được gọi là thành phần của phân hoạch. Kí hiệu p(n) là số các
phân hoạch của n
Bài tập

Bài 1: Số các phân hoạch của số nguyên n có thành phần lớn nhất bằng k bằng số phân hoạch của n có
k thành phần.
Bài 2: Số các phân hoạch nguyên của n không có thành phận nào bằng 1 là p(n) − p(n − 1).
Bài 3: Chứng minh rằng số cách phân hoạch số nguyên dương n thành tổng các số khác nhau đôi một
bằng số cách phân hoạch n thành tổng các số lẻ.
Bài 4: Cho m và n là số nguyên dương với n > 21 m(m + 1). Chứng minh rằng số cách phân hoạch n thành
m thành phần khác nhau bằng số cách phân hoạch của n − 21 m(m + 1) thành nhiều nhất m thành
phần.
Bài 5: Cho n là số nguyên dương. Giả sử các ước nguyên dương của nó có thể được phân hoạch thành các
cặp tức là được chia thành các nhóm có 2 phần tử thỏa mãn tổng mỗi cặp là một số nguyên tố.
Chứng minh rằng những số nguyên tố đó phân biệt và không có số nào trong chúng là ước của n.
Bài 6: Tìm tất cả các cách phân hoạch tập {1, 2, .., n} thành 3 tập con A, B, C sao cho không có 2 tập
nào trong số các tập sau A + B, B + C, C + A có chung phần tử.
Bài 7: Chứng minh rằng số cách phân hoạch n thành các phần là các số lẻ đôi một khác nhau bằng số
cách phân hoạch tự liên hợp (đồ thị Ferrer đối xứng qua đường chéo)

Bài 8: Cho n là số nguyên dương. Chứng minh rằng số cách phân hoạch n bằng số cách phân hoạch 2n
thành tổng n phần.
Bài 9: Có bao nhiêu cách để biểu diễn số nguyên dương n thành tổng của ít nhất 2 số nguyên dương?
(3 = 1 + 2 = 2 + 1 = 1 + 1 + 1 là ba cách biểu diễn)

Bài 10: Chứng minh rằng số phân hoạch n thành k phần có độ dài chẵn bằng số cách phân hoạch n sao
cho có đúng k phần bị lặp lại.
Bài 11: Với mỗi số nguyên dương m, ký hiệu C(m) là số nguyên dương k lớn nhất để tồn tại tập hợp S
gồm m số nguyên sao cho mỗi số nguyên từ 1 đến k đều thuộc S, hoặc là tổng của hai số thuộc S
(không nhất thiết khác nhau). Chứng minh rằng

m(m + 6) m(m + 3)
≤ C(m) ≤
4 2

You might also like