Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

PHÂN TÍCH CÁC TÁC PHẨM

1/ MÙA XUÂN NHO NHỎ:

Mở bài:

Mùa xuân luôn là đề tài bất tận của thi ca nhạc họa từ xưa nay. Trong rương báu văn
chương Việt Nam, ta đã biết đến tác phẩm “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử - ngôi sao
sáng giá trên vùng trời “Văn học” đất Việt viết về tâm trạng háo hức bồn chồn của người
con gái sắp lấy chồng xen kẽ sự nhớ nhung và bâng khuâng của nhà thơ khi thấy cảnh cũ
người xưa; Hay “Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính với bức tranh xuân sang tràn đầy sức
sống và hy vọng chỉ vỏn vẹn tám dòng thơ tinh tế… Và giờ đây, ta đã biết thêm “Mùa xuân
nho nhỏ” của người con xứ Huế mộng mơ , thi sĩ của “Mồ anh nở hoa” – Thanh Hải, bài thơ
gắn liền với giai điệu rộn ràng, vui tươi cũng như ước nguyện khiêm nhường của tác giả đối
với mùa xuân thiên nhiên trong giai đoạn cấp bách tái thiết đất nước.

Khái quát XX/HCST:

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được ra đời vào tháng 11 năm 1980, đây chính là sáng tác
cuối cùng của Thanh Hải, bởi khi đó, ông đang nằm trên giường bệnh chiến đấu với tử thần
từng giây phút cuối đời. Dẫu vậy, tâm hồn ông càng nảy nở hơn, bừng một sức sống vô
cùng mãnh liệt để có thể cảm nhận sâu sắc hơn về mộtmùa xuân nồng ấm tình người, từ đó
khiến ngòi bút nở hoa và tạo nên kiệt tác “Mùa xuân nho nhỏ” ấm áp tâm tình của thi nhân
trước thiên nhiên, con người, cuộc sống. Tất cả những nét đẹp mỹ miều đó đã được thể hiện
qua khổ bốn và khổ năm của bài thơ.

Kết bài:

Trang sách đã khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng mãi như khơi gợi trong lòng
chúng ta về một tình cảm cao đẹp của con người. Chính tình yêu thiên nhiên, khát vọng
dâng hiến của Thanh Hải làm xao xuyến rung động biết bao trái tim người đọc. Bài thơ cứ
nhẹ nhàng, thấm thía tự nhiên đi vào lòng người như một bài học sâu sắc về lẽ sống đẹp,
cách ứng xử đầy nhân văn, tấm gương cao thượng trong sáng của Thanh Hải làm ta trân
trọng, khâm phục và tự ngẫm phải sống sao cho xứng đáng với Tổ quốc, Nhân dân.

*Phân tích:

Nếu như ở những khổ thơ trước đó, Thanh Hải đã dùng tất cả tình cảm yêu mến của
mình để dệt nên những hình ảnh thơ dạt dào cảm xúc về mùa xuân, thì sang khổ bốn, tác giả
đã chuyển mạch thơ một cách tự nhiên để bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm rất riêng về
lẽ sống, về giá trị cuộc đời mỗi người:

1
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Trong bốn câu thơ này, tác giả đã sử dụng từ “ta” thay cho “tôi” thể hiện ước vọng hòa
nhập vào đời, đó cũng là lời động viên, khích lệ cho toàn thể dân tộc kham khổ nhưng kiên
cường và bất khuất. Từ “làm” đã khiến nhịp thơ dồn dập hơn bao giờ hết, thể hiện được khát
vọng một cách rõ nét. “Con chim hót” ở đây là để gọi xuân về, mang lại niềm vui cho con
người, đồng thời nó còn là biểu tượng của sự tự do mà mỗi con người Việt Nam có thể đi
đến khắp nơi, không còn phải “khoét núi ngủ hầm” như những ngày tháng chiến tranh triền
miên gian khổ đau thương kia nữa. “Một cành hoa” là để tô điểm cuộc sống, làm đẹp thiên
nhiên sông núi, góp hương sắc của bản thân cho cuộc đời chung. “Một nốt trầm” của bản
“hòa ca” êm ái để làm xao xuyến lòng người, cổ vũ tinh thần hăng hái của nhân dân trong
thời kỳ đổi mới và gầy dựng đất nước. Ba hình ảnh “Con chim hót”, “một cành hoa “, “một
nốt trầm” trên là sự tượng trưng cho cái đẹp thuần khiết, niềm vui, cho tài trí của đất nước
và tất cả con người đang sinh sống trên dải đất hình chữ S thân thương này. Cũng như nhà
phê bình văn học Hoài Thanh – Hoài Chân đã từng nhận xét: “Mỗi bài thơ hay là một cánh
cửa mở cho tôi đi vào tâm hồn” (Thi nhân Việt Nam). Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của
Thanh Hải đã “mở cửa” cho tất cả chúng ta cảm nhận một trái tim hùng hồn, khiêm tốn,
bình dị và đôn hậu, chân thành của nhà thơ. Sự giản dị này được thể hiện rõ nét qua bài thơ
“Một khúc ca xuân” của Tố Hữu:
“Nếu là con chim, là chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.”
Không cần quá lớn lao, mỗi con người chỉ cần cống hiến "một mùa xuân nho nhỏ" đã là
sự dâng hiến thật đầy đủ, thật trọn vẹn:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
Nếu có ý thức hết mình, sống hết mình, lao động hết mình thì mùa xuân làm gì có tuổi?
Quả thực, “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo khắc sâu ý tưởng: "Mỗi cuộc đời
đã hóa núi sông ta" (Nguyễn Khoa Điềm). "Nho nhỏ" và "lặng lẽ" là cách nói khiêm tốn,
chân thành. "Dâng cho đời" là lẽ sống đẹp, cao cả. Thanh Hải như nhắc ta hãy sống cho tất
cả, sống cho tình thân ái bao la và sống để cống hiến toàn vẹn cho đất nước, cho cuộc đời.

2
Phải chăng đây chính là điều mong ước tột cùng đã đi theo tác giả suốt cuộc đời? Dù vẫn
biết ngày mai rất có thể sẽ phải từ giã cõi đời này nhưng tiếng thơ Thanh Hải vẫn tràn ngập
niềm tin và hi vọng vào cuộc sống. chỉ với một chân lí sáng ngời:
“Mỗi cá nhân không phân biệt tuổi trẻ già, đều phải sống cống hiến hết mình”, Bởi đơn giản
thôi, một mùa xuân nhỏ bé góp sức mình tạo nên một mùa xuân lớn, mùa xuân của cả dân
tộc. Dẫu năm tháng cuộc đời có khiến con người dần già nua thì nhiệt huyết trong trái tim
vẫn còn mãi. Vẫn hằng mong đang dâng hiến cho những đẹp đẽ nhất của mình. Khổ thơ trên
như một lời nhắn nhủ cho chúng ta về lẽ sống trong hành trình cuộc đời mình, hy sinh thầm
lặng, cống hiến thầm lặng dẫu mình là ai, dẫu mình đang làm gì và dẫu mình còn thành xuân
hay khi đã về già, hãy cứ sống thật có ích cho hôm nay, cho mai sau và cho mãi mãi.
Tất cả khát vọng như lắng lại trong tâm hồn nhà thơ như một niềm cảm xúc:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời.”
Mùa xuân là khái niệm trừu tượng chỉ thời gian. Thanh Hải đã cụ thể hình ảnh “nho
nhỏ” thể hiện một tâm hồn bình dị, lặng lẽ cống hiến. Lặng lẽ thôi mà sao đẹp biết bao, dạt
dào như sóng triều dâng. Trong lời tự tình của tác giả làm chúng ta liên tưởng đến những
con người trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, người chiến sĩ của Lê Anh Xuân
trong “Dáng đứng Việt Nam”:
“Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.”
(Lê Anh Xuân)
Lật tiếp những dòng thơ của Thanh Hải, ta lại liên tưởng đến những chiến sĩ, những cô
gái thanh niên xung phong đã miệt mài, âm thầm cống hiến cả tuổi xuân phơi phới tươi đẹp
cho Tổ quốc:
“Em đã lấy tình yêu Tổ quốc thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom.”
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
Thanh Hải ngay trên giường bệnh trong điều kiện khắc nghiệt vẫn khẳng định khát
vọng cống hiến trọn cả cuộc đời cho Tổ quốc:
“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
Điệp ngữ “dù là” thể hiện một chân lý, một giá trị sống, cống hiến trọn đời mình. Câu
thơ mang âm hưởng mạnh mẽ, khẳng khái như lời nguyện cầu thành tâm nhất của Thanh
Hải trước lúc ra đi. Lời tâm nguyện ấy thật thủy chung, son sắt vững bền. Ngay trong tuổi
xanh tràn đầy sức sống hay khi đã về già, ngọn lửa nhiệt tình vẫn không bao giờ lịm tắt.
Thanh Hải chỉ xin làm một mùa xuân nho nhỏ trong hàng triệu mùa xuân nho nhỏ khác để
được suốt đời góp phần cho “Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân” (Lê Anh Xuân)

2/ VIẾNG LĂNG BÁC:


Mở bài:

3
Nhà văn Ma – xim - cốp – xki đã từng tâm niệm:
“Phải phí tốn nghìn cân quặng chữ
Mới thu về một chữ mà thôi
Nhưng chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”
Thật vậy, mỗi tác phẩm là sự kết tinh của biết bao tâm huyết và trải nghiệm, là quá
trình mà người nghệ sĩ gieo những “hạt bụi vàng” vào đời sống để chữ ấy sống mãi với
“Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”. Tác phẩm “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn
Phương cũng là một tác phẩm như thế. Với giọng điệu sâu lắng, thiết tha và mạch cảm xúc
cao trào, bay bổng trải dài khắp miền thơ thể hiện nên tình cảm thiêng liêng, sâu sắc, lòng
tôn kính của tác giả cũng như toàn thể nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ - cha già của
đất Việt, thông qua vần thơ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”

XX/HCST:
Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng giải phóng
miền Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc. Bài thơ” Viếng lăng
Bác” được in trong tập” Như mây mùa xuân”(1978), bài thơ ra đời khi cuộc kháng chiến
chống Mĩ thắng lợi, đất nước được thống nhất và lăng Chủ tịch cũng vừa được khánh thành
năm 1976.

KẾT BÀI:
Khép lại tác phẩm, hình ảnh thiêng liêng tại lăng Bác có lẽ là hình ảnh đẹp nhất mà
“họa sĩ” Viễn Phương đã tạo nên trong sự nghiệp sáng tác của mình. Dù ở quá khứ, hiện tại
hay tương lai thì tác phẩm “Viếng lăng Bác” sẽ sống mãi với dòng chảy miên viễn của thời
gian bằng những giá trị nhân văn, chân chính mà nó đã mang đến trong lòng của mỗi độc
giả. Nổi bật hơn cả là khổ thơ thứ hai - là kết tinh của dòng chảy cảm xúc của tác giả khi
cùng dòng người vào “viếng lăng Bác”, với các hình ảnh ẩn dụ - hoán dụ chọn lọc, cô cạn
một cách tinh tế đã tôn vinh lên vẻ đẹp của lãnh tụ Hồ Chí Minh ngày càng ngời sáng hơn
bao giờ hết. Đúng như câu nói của nhà văn Sê – đrin: “Văn chương nằm ngoài định luật của
sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”.

*Phân tích:
Nếu như khổ thơ đầu của bài thơ đã miêu tả hình ảnh hàng tre trước lăng Bác, thì khi ta đến
với khổ thơ thứ hai này, tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ trực tiếp về Bác. Mở đầu đoạn thơ
là hình ảnh đẹp nổi trội vừa mang tính cụ thể lại vừa mang ý nghĩa tượng trưng:

4
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Hai câu thơ sóng đôi nhau bởi hai hình ảnh mặt trời: mặt trời của thiên nhiên và hình
ảnh mặt trời ẩn dụ cho Bác Hồ. Đây là một cách thức so sánh - liên tưởng rất giàu ý nghĩa.
Hình ảnh thực là mặt trời đi qua trên lăng hằng ngày, là mặt trời của đất trời, là nguồn sáng
lớn nhất rực rỡ và vĩnh viễn trên thế gian, mang lại ánh sáng sự sống cho con người. Bác
cũng vậy, Bác cũng không thể thiếu trong con đường cứu nước trường kì của dân tộc. Nếu
ánh sáng của mặt trời soi sáng đường đi, giúp sinh vật phát triển, lớn lên thì “mặt trời trong
lăng” kia đã dành cả cuộc đời tìm ra đường đi cho dân tộc, soi sáng cho cách mạng Việt
Nam, soi sáng cho tâm can lòng người, chính trái tim vĩ đại ấy đã cứu biết bao sinh mệnh
trước chiến tranh đau thương, và ánh dương ấy dẫn ta đến niềm vui, hạnh phúc…Đọc câu
thơ, khiến người đọc liên tưởng tới những vần thơ của Tố Hữu:

Người rực rỡ một mặt trời cách mạng


Còn đế quốc là loài dơi hốt hoảng
(Sáng tháng năm)

Trước lăng Bác, cảm xúc của tác giả cứ thế trào dâng:
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
Điệp ngữ “ngày ngày” được lặp lại hai lần trong khổ thơ đã thể hiện sự vĩnh cửu của
Bác trong lòng người dân Việt. Ngày ngày những người con của dân tộc vẫn hướng về
Người, vẫn ghi nhớ sự hy sinh lớn lao của Người cho đất nước. Một niềm thương nhớ trong
lòng người mà đã vượt qua mọi thứ bao trùm lên cả đoạn thơ, cả không gian thời gian chan
chứa niềm thương nhớ Bác. Niềm thương nhớ ấy kết thành cả một “tràng hoa” đầy hương
và sắc dâng lên cho Người. Tràng hoa ở đây không chỉ là hoa của thiên nhiên trời đất dâng
cho Người mà là cả một tràng hoa của niềm thương nhớ, biết ơn, ngưỡng mộ, thành kính đối
với Bác. Hình ảnh ẩn dụ “dâng bảy mươi chín mùa xuân“ đã cho thấy được cuộc đời Bác
đẹp như chính mùa xuân, bảy chín năm sống và cống hiến bảy chín mùa xuân tươi trẻ của
cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng nước nhà. Tràng hoa để dâng cho “bảy chín mùa xuân”
như thấy được Bác mãi sống trong lòng của người dân, dân tộc mãi dành cho Người sự
thành kính thiêng liêng nhất.

You might also like