Hành-vi-khách-hàng-Nhóm-11. Mới (1)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


Khoa Khách sạn – Du lịch
------

BÀI THẢO LUẬN


HÀNH VI KHÁCH HÀNG
ĐỀ TÀI
Khảo sát quá trình mua sản phẩm trên 15 triệu. Đánh giá hiệu quả của các
hoạt động Marketing và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả.

GVHD: Đặng Thị Hồng Vân


Mã lớp HP: 2229BMKT3811
Nhóm thực hiện: 11

Hà Nội, 2022
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Đánh giá mức độ


STT Mã sinh viên Họ và tên Điểm
hoàn thành nhiệm vụ

Hoàn thành tốt nhiệm


1 20D110114 Phạm Anh Tiến
vụ được giao

Hoàn thành tốt nhiệm


2 20D110055 Đào Thùy Trang
vụ được giao

Hoàn thành tốt nhiệm


3 20D110125 Đỗ Thị Quỳnh Trang
vụ

Hoàn thành tốt nhiệm


4 20D110126 Nguyễn Thị Thu Trang
vụ được giao

Hoàn thành tốt nhiệm


5 20D110057 Trịnh Thị Trang
vụ được giao

Hoàn thành tốt nhiệm


6 20D110045 Nguyễn Khắc Tuân
vụ được giao

Hoàn thành tốt nhiệm


7 20D110115 Lê Minh Tuấn
vụ được giao

Hoàn thành tốt nhiệm


8 21D100054 Nguyễn Quốc Tuấn
vụ được giao

Hoàn thành tốt nhiệm


9 20D110116 Đồng Thị Ánh Tuyết
vụ được giao
MỤC LỤC

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH MUA SẢN PHẨM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP......................................
1.1. Quá trình mua sản phẩm của người tiêu dùng..................................................................1
1.1.1. Ra quyết định mua của cá nhân người tiêu dùng.......................................................1
1.1.2. Mua hàng và hành vi mua sau mua của người tiêu dùng..........................................1
1.2. Hoạt động marketing của tổ chức, doanh nghiệp.............................................................1
1.2.1. Khái niệm marketing, marketing – mix.....................................................................1
1.2.2. Giới thiệu khái quát về marketing - mix....................................................................2
II. THỰC TRẠNG MUA SẢN PHẨM TRÊN 15 TRIỆU CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ
CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY HONDA VIỆT NAM...............................
2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty Honda việt nam.............................................................3
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển..............................................................................3
2.1.2. Thị trường hoạt động.................................................................................................3
2.1.3. Những thành tựu đạt được.........................................................................................3
2.2. Giới thiệu khách hàng mục tiêu của sản phẩm xe máy Công ty Honda Việt Nam..........4
2.2.1. Đặc điểm nhân khẩu học, tâm lý, hành vi mua..........................................................4
2.2.2. Tác động của nhóm tham khảo, gia đình...................................................................4
2.3. Phân tích kết quả khảo sát quá trình mua sản phẩm của người tiêu dùng........................5
2.4. Phân tích thực trạng các hoạt động Marketing tại công ty Honda:................................12
2.4.1. Chiến lược về sản phẩm (Product)..........................................................................12
2.4.2. Chiến lược về giá (Price).........................................................................................12
2.4.3. Chiến lược phân phối (Place)..................................................................................13
2.4.4. Chiến lược xúc tiến (Promotion).............................................................................14
2.5. Đánh giá thực trạng hiệu quả của các hoạt động Marketing tại công ty Honda Việt Nam
...............................................................................................................................................15
III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG
TY HONDA VIỆT NAM.................................................................................................................
3.1. Chính sách về sản phẩm.................................................................................................17
3.2. Chính sách về giá...........................................................................................................17
3.3. Chính sách phân phối.....................................................................................................18
3.4. Chính sách xúc tiến........................................................................................................18
LỜI MỞ ĐẦU
Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng là một lĩnh vực quan trọng của nghiên cứu
Marketing. Thông qua nghiên cứu, doanh nghiệp có thể biết được những động cơ hay
thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Qua nhiều thế kỳ nghiên cứu về hành vi tiêu
dùng, các nhà tiếp thị đã nhận ra rằng việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp ảnh
hưởng đến lợi nhuận của họ, vì thế họ cần hiểu rõ các yếu tố cơ bản quyết định đến
hành vi mua của người tiêu dùng, để họ có thể phát triển tốt hơn các chiến lược tiếp thị
hiệu quả (Assael - 2001; 3).
Hiện nay xe máy là một phương tiện đi lại được xem là phố biển và thuận tiện
nhất, tương đối phù hợp về giá cả cũng như về hình thức đối với người Việt Nam. Nếu
như trước đây tại thị trưởng Việt Nam, xe máy được xem là một mặt hàng xa xã thị
trong những năm gần đây, chiếc xe máy đã trở nên phổ biến hơn, có những gia đình có
1,2 thậm chí có đến 3,4 chiếc xe máy trong nhà. Trong cơ cấu tham gia giao thông đô
thị ở Việt Nam, các số liệu cho biết : Việt Nam là quốc gia duy nhất có tỷ lệ xe
máy/dân số cao nhất thế giới, với dân số 87 triệu người nhưng có tới gần 37 triệu xe
máy được sử dụng làm phương tiện đi lại.
Trước tình hình sử dụng xe máy hiện nay cho thấy, nhu cầu về xe máy của Việt
Nam dẫn đến giai đoạn bão hòa, ngoài ra các nhà sản xuất xe máy trong nước và nước
ngoài ngày càng đông, sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phủ khiến cho tình hình
kinh doanh xe máy của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Xuất phát từ tầm
quan trọng của việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng và tình hình thị trường các
doanh nghiệp phải biết nắm bắt và hiểu biết về thị hiếu của khách hàng cũng như thái
độ của người tiêu dùng về những sản phẩm do mình cung cấp từ đó sẽ hiểu rõ hơn về
xu hướng và hành vi của người tiêu dùng điều này thể hiện thông qua quá trình quyết
định mua để thiết kế và kinh doanh những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách
hàng.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH MUA SẢN PHẨM CỦA NGƯỜI
TIÊU DÙNG VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA TỔ CHỨC DOANH
NGHIỆP
1.1. Quá trình mua sản phẩm của người tiêu dùng
1.1.1. Ra quyết định mua của cá nhân người tiêu dùng
1.1.1.1. Khái niệm
Quá trình quyết định mua sản phẩm mới: là quá trình tinh thần thông qua đó một
cá nhân trải qua các giai đoạn từ khi nghe nói lần đầu tiên đến khi chấp nhận mua và
tiêu dùng.
1.1.1.2. Các quan điểm ra quyết định mua
- Theo kiểu lý tính - Theo kiểu nhận thức
- Theo kiểu thụ động - Theo kiểu cảm tính
1.1.1.3. Các bước đưa ra quyết định mua của người tiêu dùng
Bước 1: Nhận thức nhu cầu Bước 3: Đánh giá các phương án.
Bước 2: Tìm kiếm thông tin Bước 4: Quyết định mua
1.1.2. Mua hàng và hành vi mua sau mua của người tiêu dùng
1.1.2.1.Các tình thế mua hàng của người tiêu dùng
- Mua sắm tại cửa hàng
- Mua sắm phi cửa hàng
1.1.2.2. Hành vi sau mua của người tiêu dùng
- Mức độ hài lòng với hàng đã mua
- Tầm quan trọng của mong đợi
- Những hành động sau khi mua.
- Hoạt động khi không thỏa mãn
- Sử dụng và xử lý sau khi mua
1.2. Hoạt động marketing của tổ chức, doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm marketing, marketing – mix
- Khái niệm marketing: Marketing là quá trình kế hoạch hoá thực hiện nội dung
sản phẩm định giá xúc tiến vào phân phối các sản phẩm dịch vụ và tư tưởng để tạo ra
sự trao đổi nhằm thoả mãn các mục tiêu cá nhân và tổ chức.
1
- Khái niệm marketing – mix: Theo Philip Kotler, “Marketing - mix là tập hợp
những công cụ marketing mà doanh nghiệp sử dụng để theo đuổi những mục tiêu
marketing của mình trên thị trường mục tiêu”.
1.2.2. Giới thiệu khái quát về marketing - mix
1.2.2.1. Hoạt động chiến lược về sản phẩm
Có 3 cấp độ sản phẩm: Sản phẩm cốt lõi, sản phẩm cụ thể và sản phẩm bổ trợ.
Vai trò của chính sách sản phẩm: Chính sách đưa một sản phẩm mới vào thị
trường hoặc loại bỏ một sản phẩm cũ ra khỏi thị trường gắn với chu kỳ sống của sản
phẩm.
1.2.2.2. Hoạt động chiến lược về giá
Trong các biến số của Marketing hỗn hợp chỉ có biến số giá cả là trực tiếp tạo ra
doanh thu và lợi nhuận thực tế.
Các chiến lược định giá: Có 3 chiến lược định giá mà một doanh nghiệp có thể
lựa chọn là “ hớt váng sữa”, giá bám sát” và “giá trung hòa”.
1.2.2.3. Hoạt động chiến lược về kênh phân phối
- Kênh phân phối được chia làm 2 loại:
+ Kênh trực tiếp
+ Kênh gián tiếp
- Các phương thức phân phối: Phân phối rộng rãi, phân phối độc quyền (độc
quyền phân phối, phân phối chọn lọc)
- Quản lý kênh phân phối
1.2.2.4. Hoạt động chiến lược về xúc tiến bán
Xúc tiến bán là tất cả các biện pháp tác động tức thời ngắn hạn để khuyến khích
việc dùng thử hoặc mua nhiều hơn sản phẩm, dịch vụ nhờ cung cấp những lợi ích bổ
sung cho khách hàng. Bao gồm:
+ Quảng cáo
+ Quan hệ công chúng (PR)
+ Bán hàng cá nhân
+ Marketing trực tiếp

2
II. THỰC TRẠNG MUA SẢN PHẨM TRÊN 15 TRIỆU CỦA NGƯỜI
TIÊU DÙNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY HONDA
VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty Honda việt nam
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Được thành lập vào năm 1996, công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa Công
ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng Công ty
Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam.
Tháng 3/1996, Honda chính thức nhận được giấy phép đầu tư vào thị trường Việt
Nam và chỉ 2 năm sau một nhà máy sản xuất chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu
vực Đông Nam Á. Sau 20 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không ngừng
phát triển và trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn
máy và nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam.
Các lĩnh vực kinh doanh
- Honda xe máy
- Honda ô tô
2.1.2. Thị trường hoạt động
Hiện tại Honda Việt Nam có hơn 120 cửa hàng bán xe và con số này đã lên tới
150 trong năm 2000. Trong đó, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung
nhiều nhất các mạng lưới cửa hàng (mỗi thành phố có trên dưới 30 cửa hàng) và con
số nằm rải rác ở hầu hết các tỉnh thành phố trên toàn quốc
2.1.3. Những thành tựu đạt được
- Sản xuất hàng loạt xe máy, xe hơi chất lượng: Honda được xem là một sự tiên
phong đi đầu trong công cuộc đổi mới và sản xuất những loại phương tiện hiện đại
phục vụ đi lại cho con người trên thế giới.
- Đánh vào thị trường nước ngoài, cạnh tranh với Châu Âu: Đây là dòng thương
hiệu có cạnh tranh trực tiếp với công nghệ kỹ thuật Châu Âu, khẳng định sự tiên tiến
và phát triển của các nước Châu Á đối với toàn bộ các nước trên thế giới.
- Công nghệ: Để sản xuất là một chiếc xe máy có thể chạy được bằng xăng là
điều không phải dễ dàng, dù cho nền kinh tế Nhật Bản vẫn đang trên đà phát triển lúc
đó nhưng hãng xe Honda vẫn dũng mãnh trở thành một biểu tượng cho nền công nghệ
của xứ Phù Tang.

3
2.2.khách hàng mục tiêu
2.2.1. Đặc điểm nhân khẩu học, tâm lý, hành vi mua
2.2.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học
- Vị trí địa lý: Honda tập chung ở nơi đông dân cư, có nhu cầu di chuyển lại lớn
các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng….
- Giới tính:
+ Đối với nam giới có những dòng xe năng động, cá tính như: Winer, Vario, SH
150i…
+ Những dòng xe , thanh lịch. Vision, Lead, SH Mode… thì sẽ phù hợp cho nữ giới
-Độ tuổi honda tập trung vào Độ tuổi 18– 60 có mức độ nhu cầu đi lại nhiều.
- Mức thu nhập: Honda tập trung vào những khách hàng có thu nhập từ 10 – 15
triệu, nhưng vẫn đáp ứng đủ các nhu cầu như thời trang, đẹp, bền, tiết kiệm xăng…
2.2.1.2. Đặc điểm tâm lý
Các khách hàng sử dụng xe Honda thường quan tâm đến giá cả và thích sự gọn
nhẹ, có tính thời trang, tiết kiệm xăng và bền lâu…
Bên cạnh đó các dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng cũng được quan tâm đến
2.2.1.3. Hành vi mua
Mọi hoạt động đi lại của người đi xe máy chiếm tỉ lệ 80%. Vì thế nên Honda
tung ra đa dạng sản phẩm xe để đáp ứng nhu cầu đi lại của khách hàng.
2.2.2. Tác động của nhóm tham khảo, gia đình
2.2.2.1. Tác động của nhóm tham khảo
Giả sử các đồng nghiệp gần gũi của bạn tha thiết đề nghị bạn mua xe rẻ tiền nhất
(D) Kết quả là “ xác suất mua” xe Air Blade của bạn sẽ bị giảm đi đôi chút, còn xác
suất mua xe (D) sẽ tăng lên đôi chút. Xác suất mua xe Honda sẽ bị giảm đôi chút khi
khách nhận được những lời đề nghị khác
2.2.2.2. Tác động của gia đình
Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo quan trọng có ảnh hưởng lớn
nhất. Ví dụ, đối với dòng xe Air Blade với giá trị lớn thì vợ chồng sẽ quyết định, hay
người con chưa làm ra thu nhập thì vẫn thường là quyết định của bố mẹ.
2.3. Phân tích kết quả khảo sát quá trình mua sản phẩm của người tiêu dùng
Khảo sát tiến hành phát ra 30 phiếu, thu lại 27 phiếu, trong đó có 27 phiếu hợp lệ.
4
Qua kết quả khảo sát, với
mẫu là 27 người thì có đến
81,5% là người đã sở hữu xe
máy, 18,5% còn lại là những
người chưa có hoặc có dự định
mua sắp tới. Có thể thấy tỉ lệ
người sử dụng xe máy Honda là
khá cao.

Kết quả khảo sát chỉ ra, xe


Honda được khách hàng lựa chọn
cao nhất với 88,9%, điều này cho
thấy hãng xe Honda xe được nhiều
người biết đến và yêu thích. Tiếp
theo là xe Yamaha với 3 người tỉ lệ
là 11,1%.

Khi mua xe máy, người


dùng quan tâm nhiều nhất
đến độ bền xe với 74,1%.
Tiếp theo là thiết kế và mẫu
mã của xe chiếm 40,7%. Có
37% là quan tâm đến tiết
kiệm nhiên liệu; còn lại là
thương hiệu với tỉ lệ 3,7%.
Có thể thấy rằng xe máy
Honda đáp ứng được các nhu
cầu chủ yếu của người tiêu
dùng như: độ bền, tính thời
trang và tiết kiệm nhiên liệu.

5
Đa phần là người tiêu
dùng thấy giá bán là hợp lý
và rất hợp lý với từng phân
khúc thị trường tiêu dùng của
người Việt Nam, chiếm lần
lượt là 59,3% và 3,7%. Có
đến 29,6% người không có ý
kiến, 7,4% thấy rằng giá bán
của Honda là chưa hợp lý.
Nhìn chung giá bán của
Honda đã đáp ứng được phần
lớn mong đợi về giá của
người tiêu dùng.

Xe Vision được khách


hàng lựa chọn mua xe cao
nhất với 51,9%. Sau là xe
Honda SH Mode và Air Blade
lần lượt chiếm 18,5% và
14,8%. Xe Vision có mẫu mã
và thiết kế đẹp, giá cả cũng
khá hợp lý (dao động trên
dưới 40tr) nên được rất nhiều
người ưa chuộng.

6
Đa số khách hàng lựa
chọn mua sản phẩm khi có
khuyến mãi chiếm 51,8%.
Còn lại là các lý do khác như
mua xe trước Tết, khi hãng xe
ra mẫu mới,…Từ đây cho
thấy, người tiêu dùng thường
quan tâm đến các chương
trình giảm giá, khuyến mãi để
quyết định mua xe.

Câu 7: Khi lựa chọn mua sản phẩm xe máy Honda, Khách hàng quyết định
anh/chị tham khảo ý kiến từ nguồn nào?
80.00% mua xe máy thông qua người
70.00% 66.70% thân trong gia đình và bạn bè
60.00% 55.60% thân thiết là khá cao, chiếm
50.00% 66,7% và 55,6%. Số còn lại
40.00% thông qua quảng cáo, tin đồn,
29.60%
30.00% mạng internet, từ báo chí,
20.00% những phương tiện truyền thông
11.60%
10.00% chiếm 29,6%.
0.00%
Người thân Bạn bè, đồng Quảng cáo, tin Khác
nghiệp đồn, internet

Có đến 96,3% khách hàng mua xe


tại các showroom. Kho thường là
nơi nhập sản phẩm của các
showroom nên không có nhiều
người, hoặc rất ít tỉ lệ khách hàng
mua xe tại kho. Từ đây có thể thấy
độ phủ sóng của Hoda rất rộng,
giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp
cận và mua sản phẩm của Honda.

7
Câu 9: Anh/chị vui lòng đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình mua xe máy Honda (theo thang điểm từ 1 đến 5)
16
14
12
10
8
6
4
2
0
Thiết kế xe Độ bền xe Đặc tính nổi trội Giá cả

Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường


Hài lòng Rất hài lòng

Có thể thấy rằng yếu tố giá cả và độ bền xe có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
mua xe máy Honda với tỉ lệ bình chọn “rất quan trọng” chiếm tỉ lệ lớn. Xếp thứ 3 là
yếu tố “đặc tính nổi trội” và cuối cùng là “thiết kế xe”.
Câu 10: Anh/chị vui lòng đánh giá mức độ hài lòng về sản phẩm xe máy Honda
mà mình đang sử dụng?
16
12
8
4
0
Kiểu dáng và Giá cả phải Độ bền xe cao Thiết kế Có nhiều đặc Thông tin tư
mẫu mã đẹp chăng tính nổi trội vấn sản phẩm
thể hiện được
cá tính

Rất hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng2

Nhìn vào kết quả khảo sát có thể thấy, Honda đã và đang có những sản phẩm tốt,
khách hàng hài lòng và rất hài lòng với sản phẩm của công ty từ thiết kế xe, kiểu dáng,
giá cả, đặc tính, cả việc thông tin tư vấn sản phẩm đến khách hàng, chăm sóc khách
hàng,...đáp ứng và làm thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.
Câu 11: Vui lòng cho biết mức độ quan trọng đối với anh/chị về các yếu tố sau
khi lựa chọn địa điểm mua sản phẩm xe máy Honda:

8
16

12

0
Các cửa hàng Thủ tục mua Hỗ trợ các Nhiều hình Đội ngũ nhân Dịch vụ hậu
bán xe nhiều, xe nhanh hình thức thức khuyến viên bán hàng đãi 0
thuận tiện chóng thanh toán mãi, giảm giá chuyên nghiệp

Rất không quan trọng Không quan trong Bình thường


Quan trọng Rất quan trọng

Việc chọn địa điểm mua xe cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó đội ngũ
nhân viên bán hàng chuyên nghiệp và hỗ trợ các hình thức thanh toán được đánh giá là
quan trọng, chứng tỏ nó có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng.
Câu 12: Anh chị đánh giá như thế nào về mức độ quảng cáo của nhãn hiệu xe
máy Honda qua các phương tiện truyền thông:
20
10
0

Chưa bao giờ thấy Hiếm khi


Thỉnh thoảng Thường xuyên

Internet có độ phủ sóng rất lớn, nên hình thức quảng cáo của Honda trên các
kênh truyền hình VTV hay xuất hiện trong các MV ca nhạc của các ca sĩ nổi tiếng sẽ
khiến cho khách hàng biết đến và tiếp cận xe Honda nhiều hơn.
Câu 13: Anh/chị đánh giá mức độ hài lòng của mình về các đặc tính nổi trội của
xe máy Honda so với các nhãn hiệu khác trong quá trình sử dụng:
16
12
8
4
0
Tiết kiệm nhiên Cốp xe và bình Khóa thông minh Hệ thống đèn
liệu tốt xăng mở rộng chiếu sáng hiện
đại

Rất không quan trọng Không quan trọng Bình thường


Quan trọng Rất quan trọng

9
Qua bảng khảo sát ta thấy có
đến 20/27 người hài lòng và rất hài
lòng khi sử dụng xe. Có đến 8/27
người cảm thấy bình thường. Từ đây
có thể kết luận rằng khi dùng sản
phẩm xe máy Honda, đa phần người
tiêu dùng thấy xe máy Honda có chất
lượng tốt và phù hợp với nhu cầu của
họ.

Câu 16: Khi có nhu cầu mua xe máy trong tương lai anh/chị có sẵn sàng mua
sản phẩm xe máy Honda không?

100% khách hàng lựa chon nếu có


nhu cầu mua xe máy trong tương lai,
hoặc sẽ chọn Honda. Niềm tin, sự uy tín
của hãng xe cũng có ảnh hưởng nhiều
100 đến quyết định mua xe của khách hàng.
Có Không

Đa số những người mua xe là


qua người thân hoặc bạn bè giới
thiệu, người Việt Nam thường có đặc
tính buôn có bạn, bán có phường, nên
khi có sản phẩm gì tốt, người ta
thường giới thiệu cho nhau để cùng
sử dụng và trải nghiệm. Đây là một
kênh marketing rất tốt và hiệu quả mà
công ty có thể tận dụng để tăng doanh
thu bán.

10
Theo điều tra cho thấy tỷ lệ nam và
Câu 1: Vui lòng cho biết giới tính của
anh/chị? nữ tham gia khảo sát mua xe máy là
gần như nhau, điều này cho thấy nhu
cầu đi lại là tất yếu không phân biệt
Nam giới tính.
46.70% Nữ
53.30%

Nhìn chung chủ yếu người mua


Câu 2: Độ tuổi của anh/chị?
16 15 xe là đối tượng trẻ từ 18-35 tuổi
14 với 62.9%. Tiếp theo có 18,5%
12
10 là 35-60 tuổi, thấp nhất và các
8 7 khách hàng dưới 18 tuổi và trên
6
4 3 60 tuổi. Có thể thấy, khách hàng
2
2 mục tiêu của Honda chủ yếu từ
0
Dưới 18 18-35 tuổi 35-60 tuổi Trên 60 tuổi 18-60 tuổi.

Theo điều tra định tính, số


liệu thu được 16/27 người đang là
sinh viên, chiếm 59,3%. Đứng thứ
2 là nghề nghiệp kinh doanh chiếm
25,9% còn lại là những ngành nghề
dạy học, nghệ thuật và kỹ thuật
điện tử. Khách hàng chủ yếu là
sinh viên với nhân viên kinh
doanh.

11
Đa số tỉ lệ mua sắm tại các
trung tâm thương mại và cửa hàng
tiện lợi là bằng nhau và đều chiếm
40,7% qua đó ta thấy thu nhập của
khách hàng thuộc vào dạng khá, đây
đa số là những lớp người trẻ, hiện
đại, ưu tiên các hình thức mua sắm
thuận tiện. Mức độ tiếp cận và truy
cập internet cao.

Qua biểu đồ ta thấy phần lớn


là thu nhập dành cho việc mua sắm
dưới 5 triệu chiếm 63%, xếp thứ 2
là từ 5-10 triệu chiếm 29,6%. Và
trên 15 triệu chiếm ít nhất là 7,4
%. Ta có thể nhận thấy rằng, đa số
khách hàng của Honda rơi vào
phân thúc khách hàng có thu nhập
thấp và trung bình.

2.4. Phân tích thực trạng các hoạt động Marketing tại công ty Honda:
Từ kết nghiên cứu hành vi mua xe máy cho thấy khách hàng họ chịu phần tác
động yếu tố xã hội, đặc biệt tác động từ nhóm tham khảo người bán hàng trực tiếp hay
gia đình bạn bè nhận thấy số đông khách hàng lựa chọn sản phẩm mang thương hiệu
Honda (88,9%), nhóm sẽ đi sâu tìm hiểu hoạt động marketing mà Honda thực hiện
nhằm tác động đến hành vi người tiêu dùng.
2.4.1. Chiến lược về sản phẩm (Product)
Trong dòng sản phẩm xe máy của công ty Honda Việt Nam được chia thành 2
loại chính: xe tay ga và xe số.
 Xe tay ga: Air Blade, Click, Spacy 125cc, Sh 150i, Vision,....
 Xe số: Future Neo, Future Neo F1, Super Dream, Wave RS, Wave RSX, Wave
RSV, Wave S, Wave Anpha.
12
Đa dạng hóa sản phẩm là một chiến lược hữu hiệu nhằm làm mới mình, tăng
doanh số bản, mở rộng thị phần, và nâng cao sức cạnh tranh. Với định hướng đa dạng
hóa sản phẩm Honda Việt Nam đã có rất nhiều sản phẩm xe máy phù hợp với từng lứa
tuổi, giới tính, tình hình kinh tế của mỗi gia đình.... Cùng với đó, mỗi loại xe có nhiều
màu sắc màu sắc thể hiện tính cách của người đi xe. Do vậy sản phẩm của Honda được
mọi người ưa thích.. vì khi mua sản phẩm xe máy của Honda Việt Nam sẽ rất dễ dàng
lựa chọn loại xe phù hợp với mình.
2.4.2. Chiến lược về giá (Price)
- Chiến lược giá hợp lý:
Hiểu rõ mong muốn và nhu cầu cầu của người tiêu dùng, Honda Việt Nam luôn
khuyến khích việc sử dụng phụ tùng chính hiệu thông qua sự hợp lý của giá thành. Giá
cả của tất cả các loại phụ tùng xe máy đều được niêm yết công khai và thống nhất trên
tất cả các kênh. Từ đó giúp người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và mua các phụ tùng
chính hiệu của Honda mà không lo về giá cả cũng như chất lượng.
Khách hàng mục tiêu của Honda là tầng lớp có mức thu nhập trung bình nên chủ
yếu các sản phẩm xe máy của Honda có mức giá trung bình từ 18 - 40 triệu.
Bảng 1: So sánh sản phẩm và giá xe máy của Honda với các đối thủ cạnh tranh

HONDA YAMAHA SYM SUZUKI PIAGGIO

SẢN Chất lượng Chất lượng Chất lượng Chất lượng Chất lượng
PHẨM bền, tiết kiệm trung bình thấp cao rất tốt
nhiên liệu Kiểu dáng Kiểu dáng Kiểu dáng Kiểu dáng
Kiểu dáng đơn thể thao nhỏ gọn thể thao cổ điển
giản, thể thao

GIÁ Trung bình Trung bình Thấp Cao Rất cao


Từ 18 - 40 Từ 19 - 45 Từ 17 - 30 Từ 25 - 50 Từ 55 - 90
triệu triệu triệu triệu triệu

Từ bảng 1 ta thấy rằng sản phẩm của Honda có giá cả hợp lý với chất lượng tốt
thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng với tâm lý muốn sử dụng xe chất lượng với
giá rẻ. Từ đó giúp cho người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn xe có mức giá phù hợp với
nhu cầu của mình và đưa ra quyết định mua đúng đắn.
13
- Chiến lược giá cao:
Ngoài những dòng sản phẩm phù hợp với đối tượng khách mục tiêu thì Honda
còn nhắm đến khách hàng thuộc tầng lớp cao với những sản phẩm cao cấp với mức giá
45 - 160 triệu. Giá Honda đưa ra là tương đối cao nhưng khách hàng dễ dàng chấp
nhận mức giá này để có thể sở hữu một chiếc xe máy thuộc hạng sang bởi nhu cầu của
đối tượng này là thể hiện đẳng cấp bản thân. Với chiến lược này giúp Honda tạo thêm
nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng, tăng lợi thế cạnh tranh với Piaggio Việt Nam
2.4.3. Chiến lược phân phối (Place)
Ngay từ khi bước chân vào thị trường Việt Nam, Honda đã chú tâm vào xây dựng
các cơ sở phân phối và bán hàng của hãng từ các thành phố lớn sau đó len lỏi tới các
cơ sở cấp huyện, thị trấn. Với nỗ lực thỏa mãn nhu cầu khách hàng, Honda đã không
ngừng phát triển và tăng cường quản trị hệ thống kênh phân phối trên toàn quốc với rất
nhiều cửa hàng bán xe và dịch vụ có mặt tại khắp 63 tỉnh/thành, cung cấp các dịch vụ
tư vấn vượt trội. Điều này thể hiện rõ nét ở kết quả khảo sát khi mà hầu hết mọi người
đều hài lòng và có sự đánh giá cao về việc hệ thống phân phối của Honda rất thuận
tiện và có nhiều cửa hàng để mua và bảo dưỡng sản phẩm.
Honda có hai kênh phân phối chính: phân phối độc quyền và phân phối rộng rãi.
Hiện nay, Honda thường tập trung vào hình thức phân phối rộng rãi qua các
HEAD (cửa hàng mua bán và dịch vụ do Honda ủy nhiệm) trên toàn quốc hay liên kết
với điểm bán xe ở các tỉnh thành hoặc một lượng nhỏ sản phẩm cũng được bán tại các
siêu thị như Big C,...hơn là các cửa hàng độc quyền của Honda (nơi chỉ phân phối các
dòng xe có giá cả lên tới hàng trăm triệu đồng và tập trung tại các thành phố lớn của
đất nước). Như thế những khách hàng ở vùng địa lý xa hoặc có thu nhập không quá
cao cũng có thể dễ dàng tiếp cận với sản phẩm mới, vô cùng thuận lợi, tiết kiệm thời
gian trong quá trình tìm kiếm, mua sắm hoặc bảo dưỡng xe tại bất cứ nơi đâu mà việc
cung cấp sản phẩm xe đến với khách hàng cũng nhanh hơn, sản phẩm cũng sẽ đảm bảo
không bị hỏng hóc va đập hơn so với vận chuyển đường dài.
2.4.4. Chiến lược xúc tiến (Promotion)
- Quảng cáo: Suốt 20 năm qua, Honda Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt
đến người Việt bằng chương trình “Tôi yêu Việt Nam” trong năm 2005. Đây cũng là
một trong những yếu tố mà sản phẩm của Honda thu hút khách hàng và chiếm được
lòng tin của họ. Honda là một thương hiệu rất mạnh tay trong việc truyền thông quảng
cáo, với các chiến dịch quảng cáo từ truyền hình đến quảng cáo Outdoor. Trên những
đoạn đường giao thông chúng ta có thể bắt gặp những quảng cáo của Honda, những
quảng cáo rầm rộ cho những dòng sản phẩm mới của mình, hay chỉ là lời tuyên truyền

14
về an toàn giao thông. Hơn thế nữa, quảng cáo truyền hình là thế mạnh của Honda với
những TVC quảng cáo dày đặc và được hãng chăm chút đánh vào sức sống trẻ của
Việt Nam.Một trong những TVC nổi bật của Honda Việt Nam gần đây là chiến dịch
“Đi về nhà” vào dịp Tết 2021. Nhắm vào khách hàng mục tiêu ở xa quê và ngày tết là
ngày tự họp sum vầy của người Việt, Honda Việt Nam đã thành công trong việc thu
hút khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu để từ đó tăng sức mua và mang đến
nhiều doanh thu bán hàng. Ngoài ra ở cửa hàng bán quảng cáo các loại xe Honda xuất
hiện với tần suất liên tục thu hút sự chú ý từ tất cả mọi người khiến cho khi nói đến
hãng xe máy thì đa phần nghĩ ngay đến Honda.
- Chiến dịch khuyến mãi: Honda liên tục đưa ra những chương trình khuyến
mãi với giá ưu đãi. Đây có lẽ là những chiến dịch khuyến mại thành công nhất của
Honda có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hành vi mua xe của khách hàng. Các chiến dịch này
khi mua xe máy của Honda bạn được tặng một mũ bảo hiểm của Honda sản xuất, được
hỗ trợ phí khi đăng ký giấy tờ về xe, và cũng có thể là được bảo dưỡng định kỳ tại các
trung tâm của Honda mà không phải trả tiền. Những chương trình dịch vụ lưu động
đến các tỉnh thành khác như BeU của Honda thường với các khuyến mãi giúp nâng
cao dịch vụ đồng thời chiến lược này rất được lòng khách hàng và nó tạo ra những
phản hồi tích cực từ phía khách hàng và dẫn đến quyết định mua hàng.
2.5. Đánh giá thực trạng hiệu quả của các hoạt động Marketing tại công ty Honda
Việt Nam
 Ưu điểm:
Với chiến lược Marketing của Honda là đa dạng hóa sản phẩm và đầu tư vào cải
thiện chất lượng sản phẩm, các sản phẩm của Honda luôn được phần đông khách hàng
tin dùng và lựa chọn mua sản phẩm. Hãng đã có chiến lược sản phẩm vô cùng khôn
ngoan khi cùng một dòng sản phẩm, người tiêu dùng lại có thêm nhiều sự lựa chọn
nhờ đó tăng mức doanh thu lên đáng kể .
Chiến lược marketing của Honda đã cực kỳ tinh tế khi đánh vào sự đa dạng, nhiều
mẫu mã chủng loại với các mức giá khác nhau giúp người dùng có nhiều lựa chọn hơn.
Tất cả các sản phẩm đều được Honda đưa ra mức giá sao cho phù hợp và tiếp cận được
lượng khách hàng nhiều nhất. Honda đã tung ra các dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu đi
lại thiết yếu từ bình dân cho đến các dòng sản phẩm cao cấp nhằm thể hiện sự đẳng
cấp và sang trọng của khách hàng.
Chiến lược marketing của Honda đã cực kỳ chú trọng đến việc xây dựng các cơ sở
bán hàng và phân phối sản phẩm. Sản phẩm mới được Honda đem đến giới thiệu tại
các hội chợ nhằm thu hút khách hàng. Hình thức này giúp Honda có thể nhanh chóng

15
giới thiệu sản phẩm mới của mình với những khách hàng ở xa các đại lý phân phối.
Những chương trình dịch vụ lưu động, chương trình khuyến mãi được khách hàng
đánh giá cao và phản hồi tích cực chứng tỏ sự quan tâm của người tiêu dùng vô cùng
lớn.
Honda cực kỳ khôn khéo khi lồng ghép các hoạt động tuyên truyền an toàn giao
thông vào các quảng cáo sản phẩm mới của mình trên khắp những con đường lớn.
Những TVC quảng cáo mang sức sống của thế hệ trẻ Việt Nam cũng được Honda cho
chạy dày đặc trên các kênh quảng cáo truyền hình.
 Nhược điểm:
Chưa nhận thức sâu sắc vai trò của các hoạt động xã hội trong chiến lược
Marketing, chính vè vậy các hoạt động đóng góp xã hội chưa thực sự phát huy hiệu
quả trong chiến lược tạo dựng hình ảnh tốt đẹp và phát triển thương hiệu của Honda
Việt Nam.
Mức giá Honda đưa ra cho một số sản phẩm vẫn còn cao, nên khách hàng tiếp cận
đa phần sẽ là khách hàng có thu nhập cao không phù hợp với những người tiêu dùng
nông thôn Việt Nam.
Qua khảo sát trên cho thấy, các hoạt động xã hội của Honda Việt Nam chưa thực
sự thu hút được sự quan tâm, chú ý của công chúng. Thương hiệu Honda Việt Nam
mỗi khi được nhắc đến thường chỉ gắn liền với sản phẩm tốt với giá cả hợp lý. Chính
vì vậy Honda Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện các hoạt động xã hội
để chúng trở thành yếu tố quan trọng đến sự biết đến của sản phẩm, từ đó dẫn đến
quyết định mua xe của khách hàng.
Honda chưa có sự phối hợp hiệu quả với công tác truyền thông. Trong số các hoạt
động đóng góp cho lợi ích xã hội của Honda Việt Nam chỉ có chiến dịch "Tôi yêu Việt
Nam" là thu hút được sự quan tâm, chú ý của công chúng và chủ yếu là qua ti-vi còn
các phương tiện truyền thông khác chưa đạt được hiệu quả cao ví dụ như công tác
truyền thông “ An toàn giao thông” ở học đường, hay trên báo bìa, tạp chí,...

16
III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING
TẠI CÔNG TY HONDA VIỆT NAM
3.1. Chính sách về sản phẩm
Đa dạng hóa sản phẩm: khi ra đời các loại sản phẩm mới cùng một loại thì sản
phẩm đó cần có sự khác biệt với sản phẩm cũ. Ra mắt các sản phẩm xe mới hàng năm
là điều vô cùng cần thiết. Việc này giúp cho công ty giảm thiểu được rủi ro, duy trì sự
ổn định, tăng sức cạnh tranh với đối thủ, kích thích tiêu dùng, đồng thời củng cố được
hình ảnh thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. Ra mắt các sản phẩm mới là một
trong những kế hoạch để giúp cho khách hàng tăng sự hứng thú, tò mò về sản phẩm và
thương hiệu cũng như tiếp tục duy trì mối quan hệ với công ty. Từ đó làm tăng khả
năng mua của khách về các dòng sản phẩm của công ty.
Chiến lược đặc tính sản phẩm: xe tay ga với đặc tính ưu việt thuận tiện như cốp
để đồ rộng, không phải sang số khi đi, mẫu mã đẹp sang trọng….Nhưng trong tình
hình thị trường hiện nay giá xăng đang tăng cao, dù muốn sử dụng xe tay ga nhưng
người dùng vẫn e ngại. Do vậy, công ty nên cho ra đời những dòng xe tiết kiệm được
nhiên liệu một cách tối đa nhất.
Dịch vụ hậu đãi: chưa thực sự thu hút do đó công ty nên tổ chức câu lạc bộ thành
viên Honda. Song song đó là việc tổ chức, xây dựng các chương trình để các thành
viên cảm thấy kích thích trong việc mua hàng của mình. Ngoài ra công ty nên thường
xuyên tổ chức các buổi tri ân các khách hàng thân thiết của mình và các khách hàng
lớn của công ty. Từ đó tạo nên mối quan hệ thân thiết với người tiêu dùng. Với tâm lí
chung của người Việt Nam là các sản phẩm khuyến mãi công ty có thể tận dụng tâm lí
này để thu hút và tạo dựng lòng tin với khách hàng.
Cải tiến về dịch vụ: Honda có một hệ thống trạm bảo hành rộng rãi trên toàn
quốc. Việc cần làm là phải xây thêm đội ngũ nhân viên kỹ thuật có trình độ cao. Bên
cạnh đó cần thúc đẩy sản xuất các sản phẩm hỗ trợ bộ phận chi tiết thay thế như dầu
nhớt, má phanh, săm… Cải tiến tốt về mặt dịch vụ sẽ giúp công ty tăng cường được
mức độ thỏa mãn, niềm tin của khách hàng mỗi mua hoặc sử dụng dịch vụ của hãng.
3.2. Chính sách về giá
Trong thời điểm hiện tại, cùng với lạm phát cao và đồng tiền của chúng ta đang
mất giá sao với các ngoại tệ mạnh. Vì thế để giữ giá và bình ổn giá hiện tại hoàn toàn
không đơn giản. Tuy vậy với sức mạnh về thương hiệu và quy mô cả về nhân lực lẫn
vật lực Honda Việt Nam nên duy trì giá bán hiện tại vừa đảm bảo được uy tín và tìm
lại được niềm tin nơi khách hàng.

17
3.3. Chính sách phân phối
- Ngoài việc sử dụng mô hình phân phối hiện tại:

Người tiêu
Hãng Head Đại lí
dùng

- Mở rộng hệ thống phân phối bằng cách tăng chiều dài kênh phân phối:

Người tiêu
Hãng Head Đại lí Nhà bán lẻ
dùng

Như thế vừa thuận tiện cho khách hàng hơn trong quá trình mua sản phẩm đồng
thời có thể kích thích tăng doanh số.
3.4. Chính sách xúc tiến
- Quảng cáo:
+ Bổ trợ và cập nhật thêm một số mẫu quảng cáo mới trên TV cho các sản phẩm
tay ga của Honda Việt Nam. Từ đó mang lại thông tin về sản phẩm dịch vụ của các
dòng xe đồng thời tác động tới hành vi lựa chọn và quyết định mua hay sử dụng sản
phẩm hàng hóa dịch vụ đó của khách hàng mục tiêu.Việc cập nhật thêm các mẫu
quảng cáo giúp cho công ty duy trì được hình ảnh thương hiệu giữ vững được mối
quan hệ, lòng tin của khách hàng đối với các sản phẩm của công ty.
+ Đăng quảng cáo về hình ảnh hoặc video về các sản phẩm xe cũng như công ty
lên báo chí, internet để tất cả mọi người có thể biết đến nhiều thông tin hơn về công ty
cũng như các sản phẩm mới. Việc này giúp tăng cường độ phủ sóng, hình ảnh của
công ty đến khách hàng. Tăng cường tối đa các điểm chạm thương hiệu giúp công ty
luôn nhắc nhở khách về sự tồn tại của mình, tăng sự gợi nhớ khi khách xuất hiện nhu
cầu, xây dựng và tìm kiếm thêm được các đối tượng khách hàng tiềm năng.
- Xúc tiến bán:
+ Tạo ra các chương trình khuyến mại như là tặng quà khi mua xe, dịch vụ gia
tăng, các chương trình chăm sóc khách hàng hay các chương trình khuyến mãi vào lễ
tết …
- Các hình thức khuyến mại:
18
+ Tặng quà: tặng các vật phẩm kèm theo như áo mưa, dầu nhớt, khóa đĩa,mũ bảo
hiểm….
+ Giảm giá: nên giảm giá bán các loại xe vào những ngày lễ tết, những đợt thi
xong đại học áp dụng trong thời gian được khuyến mại.
- Quan hệ công chúng:
+ Tích cực đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội trên tất cả các lĩnh vực
như: đóng góp cho Ngân sách nhà nước tuyên truyền an toàn giao thông và hướng dẫn
lái xe an toàn, hỗ trợ phát triển giáo dục. Làm như vậy giúp công ty xây dựng được
hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng, tăng độ tín nhiệm, lòng tin và tình cảm dành
cho công ty cũng như các sản phẩm của hãng.
- Phân chia ngân sách marketing cho từng bộ phận:
+ Nghiên cứu sản phẩm mới: môt mặt luôn cập nhật và cải tiến công nghệ mới
tạo ra các loại xe tay ga mẫu mã đẹp chất lượng tốt, tiết kiệm chi phí. Mặt khác đảm
bảo cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại.
+ Nghiên cứu marketing: trước khi tung sản phẩm mới ra thị trường ta phải đánh
giá thái độ của khách hàng để có biện pháp marketing cho phù hợp.
+ Chi phí bán hàng: quyết định doanh số, doanh thu và lợi nhuận của công ty
đồng thời đánh giá hiệu quả của chương trình marketi

19
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
A. Phần giới thiệu
Xin chào anh/chị, chúng tôi là nhóm nghiên cứu sinh viên trường Đại học
Thương mại. Hiện chúng tôi đang thực hiện khảo sát “Nghiên cứu quá trình mua
sản phẩm trên 15 triệu đối với xe máy Honda” để có sự đánh giá hiệu quả các
hoạt động marketing. Rất mong anh/chị có thể giúp chúng tôi hoàn thành tốt đề tài
này. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin anh/chị cung cấp sẽ được bảo mật tuyệt
đối. Xin chân thành cảm ơn!
B. Phần nội dung:
1. Hiện nay anh/chị có đang sở hữu hoặc sử dụng xe máy Honda không?
a. Có
b. Không
2. Khi nhắc đến xe máy anh/chị thường nghĩ ngay đến thương hiệu nào?
a. Suzuki
b. Yamaha
c. Honda
d. Piaggio
3. Tại sao anh/chị lại chọn mua sản phẩm xe máy đó?
a. Thiết kế và mẫu mã hợp mắt
b. Độ bền xe cao
c. Tiết kiệm nhiên liệu
d. Chính sách và dịch vụ hậu mãi tốt
e. Khác
4. Anh/chị thấy giá bán sản phẩm xe máy Honda đã hợp lý chưa?
a. Không hợp lý
b. Không ý kiến
c. Hợp lý
d. Rất hợp lý
5. Khi mua xe máy Honda, anh/chị thường lựa chọn mua loại sản phẩm xe máy
nào?
i
a. Honda Vision
b. Honda Air Blade
c. Honda Wave Alpha 110
d. Honda SH Mode
e. Khác
6. Anh/chị thường mua xe máy Honda vào dịp nào?
a. Trước Tết
b. Khi nhận được lương thưởng
c. Khi hãng xe ra mẫu mới
d. Khi có giảm giá, khuyến mãi
e. Cuối tháng
f. Khác
7. Khi lựa chọn mua các sản phẩm xe máy Honda, anh/chị tham khảo ý kiến từ
nguồn nào?
a. Người thân trong gia đình
b. Bạn bè thân thiết, đồng nghiệp
c. Quảng cáo, hội chợ, triển lãm, nhãn hiệu, banner ngoài trời
d. Tin đồn, mạng xã hội
e. Khác
8. Anh/chị thường mua sản phẩm xe Honda ở đâu?
a. Trực tiếp tại cửa hàng, showroom
b. Sàn thương mại điện tử
c. Qua các bên trung gian
d. Từ bạn bè, người thân của mình
e. Khác
9. Anh/chị vui lòng đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình mua xe máy Honda (tích “x” vào các ô theo thang điểm từ 1 đến 5):

1 2 3 4 5

ii
Thiết kế

Độ bền

Đặc tính nổi trội

Giá cả

Khác

10. Anh/chị vui lòng đánh giá mức độ hài lòng về sản phẩm xe máy Honda mà
mình đang sử dụng?

Rất không Không Bình Hài lòng Rất hài lòng


hài lòng hài lòng thường

Kiểu dáng và mẫu mã


đẹp, thể hiện được cá
tính

Giá cả phải chăng

Độ bền xe cao

Thiết kế cập nhật liên


tục, bắt kịp xu hướng

Có nhiều đặc tính nổi


trội so với các nhãn
hiệu khác

Thông tin và tư vấn


sản phẩm rõ ràng, chi
tiết

11. Vui lòng cho biết mức độ quan trọng đối với anh/chị về các yếu tố sau khi lựa
chọn địa điểm mua sản phẩm xe máy Honda:

Rất không Không Bình Quan Rất quan


quan trọng quan thường trọng trọng
trọng

iii
Các cửa hàng bán xe
nhiều, có mặt ở hầu
hết các tỉnh cả nước
và thuận tiện mua sắm

Thủ tục mua xe máy


nhanh chóng

Hỗ trợ các hình thức


thanh toán

Các hình thức khuyến


mãi

Dịch vụ hậu mãi khi


mua xe

Đội ngũ nhân viên


bán hàng chuyên
nghiệp, thái độ niềm
nở

12. Anh chị đánh giá như thế nào về mức độ quảng cáo của nhãn hiệu xe máy
Honda qua các phương tiện truyền thông:

Chưa bao Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên


giờ thấy

Truyền hình, mạng xã


hội

Báo, tạp chí

Tờ rơi, poster,
catalog,...

Bảng hiệu quảng cáo


tại cửa hàng,
showroom,...

iv
13. Anh/chị đánh giá mức độ hài lòng của mình về các đặc tính nổi trội của xe máy
Honda so với các nhãn hiệu khác trong quá trình sử dụng(tích “x” vào các ô
theo thang điểm từ 1 đến 5):

1 2 3 4 5

Tiết kiệm nhiên liệu tốt

Cốp xe và bình xăng


mở rộng

Khóa thông minh Smart


Key

Hệ thống đèn chiếu


sáng hiện đại

14. Nếu cho thang điểm từ 1 đến 10 để đánh giá chất lượng sản phẩm xe máy
Honda thì anh chị sẽ chấm như thế nào?
a. 1-5 điểm
b. 5-8 điểm
c. 8-10 điểm
15. Mức độ hài lòng của anh/chị khi sử dụng xe máy Honda?
a. Rất không hài lòng
b. Không hài lòng
c. Bình thường
d. Hài lòng
e. Rất hài lòng
16. Khi có nhu cầu mua xe máy trong tương lai, anh/chị có sẵn sàng mua sản phẩm
xe máy Honda không?
a. Có
b. Không
17. Anh/chị có sẵn sàng giới thiệu xe máy Honda cho bạn bè và người thân khi họ
có nhu cầu không?
a. Có
v
b. Không
C. Phần thông tin cá nhân
1. Vui lòng cho biết giới tính của anh/chị?

 Nam

 Nữ
2. Độ tuổi của anh/chị?

 Dưới 18 tuổi

 18-25 tuổi

 25-40 tuổi

 Trên 40 tuổi
3. Anh/chị đang làm trong lĩnh vực nào?

 Kinh doanh

 Nghệ thuật

 Kỹ thuật, điện tử

 Nội trợ

 Sinh viên

 Khác
4. Anh/chị thường xuyên mua sắm tại các địa điểm nào?

 Trung tâm thương mại

 Chợ

 Cửa hàng tiện lợi, siêu thị

 Khác
5. Bình quân hàng mỗi lần anh/chị sử dụng bao nhiêu tiền cho việc mua sắm?

 Dưới 5 triệu

 Từ 5-10 triệu

 Từ 10-15 triệu

 Trên 15 triệu

vi
Cảm ơn anh/chị đã trả lời câu hỏi!

vii

You might also like