nhóm 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1. Khái niệm sản xuất và các yếu tố của quá trình sản xuất.

Lấy ví dụ một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ


thể để minh họa cho quá trình này.
Khái niệm: Sản xuất được hiểu là quá trình biến đổi yếu tố đầu vào thành các sản phẩm, dịch vụ đầu
ra nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường.
Các yếu tố của quá trình sản xuất: có 4 yếu tố
- Yếu tố đầu vào: là tất cả các yếu tố mà doanh nghiệp sử dung để chế biến, biến đổi. Đó là tài
nguyên thiên nhiên, con người, công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu,… Là điều kiện cần thiết
cho bất cứ quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ nào. Là một trong những yêu cầu cơ bản của
quá trình sản xuất.
- Quá trình biến đổi: đây là nội dung công việc chính. Là quá trình chế biến, chuyển hóa các yếu tố
đầu vào thành hàng hóa và dịch vụ mong muốn đầu ra, đáp ứng yêu cầu thị trường và tạo ra giá
trị gia tăng cho doanh nghiệp. Kết quả đầu ra phụ thuộc rất lớn vào quá trình này. Là hoạt động
trọng tâm và là mối quan tâm hàng đầu của nhà quản trị
- Yếu tố đầu ra: sản phẩm bao gồm 2 loại chính là hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa hay sản phẩm
hữu hình là kết quả của quá trình sản xuất thỏa mãn nhu cầu con người tồn tại dưới dạng vật thể.
Dịch vụ hay sản phẩm vô hình là kết quả của quá trình sản xuất thỏa mãn nhu cầu con người
những không tồn tại dưới dạng vật thể. Ranh giới giữa sản phẩm và dịch vụ ngày càng không rõ
ràng, chỉ mang tính tương đối
Ví dụ: Quá trình sản xuất là sản xuất phần mềm. Quá trình này bắt đầu với các yếu tố đầu vào như
con người (lập trình viên, nhà phân tích), công nghệ (ngôn ngữ lập trình, công cụ phát triển), và quy
trình phát triển. Các yếu tố này được biến đổi thông qua các bước phân tích yêu cầu, thiết kế, lập
trình, kiểm thử, triển khai và bảo trì. Kết quả đầu ra là phần mềm hoàn chỉnh (như ứng dụng di động,
trang web) và các dịch vụ đi kèm (hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì).
2. Phân biệt hàng hóa và dịch vụ qua một số đặc điểm cơ bản. Lấy ví dụ cụ thể để minh họa sự khác
nhau giữa hàng hóa và dịch vụ.

Chỉ tiêu Hàng hóa Dịch vụ


1. Về hình thái sản phẩm Hữu hình Vô hình
2. Thời điểm tiêu dùng Tách biệt với sản xuất Gắn liền với sản xuất
3. Tgian tồn tại Dài Ngắn và nhanh
4. Khả năng dự trữ Có thể dự trữ Không thể dự trữ
5. Sự tham gia của khách Tham gia gián tiếp Tham gia trực tiếp
hàng
6. Đo lường chất lượng Dễ đánh giá dựa vào các tiêu chí Kho lượng hóa
định lượng
7. Phạm vi phân phối/ Phạm vi phân phối rộng, có thể Phạm vi phân phối bị giới hạn
bán hàng vận chuyển về địa lý
8. Đăng ký bằng sáng Dễ đăng ký Khó đăng ký
chế
Về hình thái sản phẩm: Máy giặt là sản phẩm hữu hình, có thể nhìn thấy và chạm vào.
Thời điểm tiêu dùng: Máy giặt được sản xuất trước và sau đó bán cho người tiêu dùng, việc sử dụng
tách biệt với quá trình sản xuất.
Thời gian tồn tại: Máy giặt có thời gian tồn tại dài, thường là nhiều năm trước khi cần thay thế hoặc
sửa chữa.
Khả năng dự trữ: Máy giặt có thể được dự trữ trong kho trước khi bán.
Sự tham gia của khách hàng: Khách hàng tham gia gián tiếp, chỉ mua sản phẩm đã được sản xuất
hoàn chỉnh.
Đo lường chất lượng: Chất lượng máy giặt dễ đánh giá dựa vào các tiêu chí định lượng như công
suất, độ bền, tính năng tiết kiệm nước và điện.
Phạm vi phân phối/ bán hàng: Máy giặt có phạm vi phân phối rộng, có thể vận chuyển và bán trên
toàn thế giới.
Đăng ký bằng sáng chế: Máy giặt dễ đăng ký sáng chế về các công nghệ và thiết kế mới.
Ví dụ về Dịch vụ: Khám bệnh tại bệnh viện
Về hình thái sản phẩm: Khám bệnh là dịch vụ vô hình, không thể cầm nắm.
Thời điểm tiêu dùng: Việc tiêu dùng dịch vụ khám bệnh gắn liền với quá trình cung cấp dịch vụ đó.
Khách hàng phải có mặt tại bệnh viện để được khám.
Thời gian tồn tại: Dịch vụ khám bệnh có thời gian tồn tại ngắn, chỉ kéo dài trong thời gian khám và
tư vấn y tế.
Khả năng dự trữ: Dịch vụ khám bệnh không thể dự trữ, chỉ tồn tại tại thời điểm cung cấp.
Sự tham gia của khách hàng: Khách hàng phải tham gia trực tiếp vào quá trình khám bệnh, tương
tác với bác sĩ.
Đo lường chất lượng: Chất lượng dịch vụ khám bệnh khó lượng hóa, thường dựa vào cảm nhận và
đánh giá chủ quan của khách hàng về sự chuyên nghiệp, hiệu quả điều trị.
Phạm vi phân phối/ bán hàng: Dịch vụ khám bệnh có phạm vi phân phối bị giới hạn về địa lý, chỉ
cung cấp tại các cơ sở y tế cụ thể.
Đăng ký bằng sáng chế: Dịch vụ khám bệnh khó đăng ký sáng chế vì tính chất của dịch vụ khó bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ như hàng hóa.
3. Các mục tiêu của quản trị sản xuất, các DN sx dịch vụ nên sắp xếp các thứ tự các mục tiêu ntn?
 Mục tiêu chi phí: là giảm tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm .Để làm được điều
này, doanh nghiệp cần xem xét lại toàn bộ cấu trúc chi phí để phát hiện khả năng giảm chi phí ở
một số công đoạn không tạo ra giá trị gia tăng hoặc có chi phí lớn hơn mức trung bình của
ngành .Doanh nghiệp cũng có thể liên tục theo đuổi việc loại bỏ các phế phẩm ra khỏi quá trình
sản xuất, áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn, đạt được mức chi phí thấp nhờ quá trình vận hành
có kỷ luật
 Mục tiêu chất lượng: đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ Đáp ứng mong muốn và kỳ vọng
của khách hàng là mục tiêu quan trọng tiếp theo của quản trị sản xuất .Doanh nghiệp cần đảm
bảo chất lượng quá trình của sản phẩm, dịch vụ phải đáp ứng đúng các chỉ tiêu thiết kế ban đầu,
giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm hỏng, lỗi. Việc áp dụng các nguyên lý của quản trị chất lượng toàn
diện sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này.
 Mục tiêu tốc độ: Mục tiêu này có thể liên quan tới thời gian cung cấp sản phẩm dịch vụ trong
bối cảnh của toàn cầu hóa, sự phát triển công nghệ thông tin và internet, khách hàng thường kỳ
vọng được đáp ứng nhanh và phản hồi ngay lập tức về các yêu cầu của họ, mục tiêu cung cấp
nhanh sản phẩm dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng. Các doanh nghiệp sản xuất Ngày nay
không chỉ cạnh tranh về giá và chất lượng mà còn cạnh tranh về thời gian.
 Mục tiêu linh hoạt: là khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi về đặc tính sản phẩm, số lượng
sản phẩm hoặc mẫu thiết kế .Trong bối cảnh thị yếu của khách hàng phản ứng của đối thủ cạnh
tranh các đối thủ cạnh tranh các yếu tố của môi trường kinh doanh biến đổi không ngừng thì đây
là mục tiêu có ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp .Các doanh nghiệp sản xuất phải có
khả năng liên tục sáng tạo để thích ứng với sự thay đổi “Cá biệt hóa hàng loạt” - sản phẩm sản
xuất đại trà nhưng phải cá biệt hóa theo nhu cầu của khách hàng trở thành một thách thức rất lớn
với các doanh nghiệp sản xuất

You might also like