Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

PHỐI HỢP PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM VÀ CÔNG NGHỆ:

TÍCH HỢP KHUNG TPACK TRONG THỰC HÀNH GIẢNG DẠY


Lê Hoàng Anh1
Phạm Khánh Băng2
Vũ Thảo Chi3
Nguyễn Thùy Linh4
Lê Ngọc Trà My5

Tóm tắt:
Ngày nay, công nghệ thông tin được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của
đời sống, bao gồm giáo dục. Vì vậy, các giáo sinh cần phải trang bị những kiến thức và kỹ
năng phù hợp để theo kịp những thay đổi này. Từ đó, môn học ‘Công nghệ thông tin truyền
thông trong giảng dạy ngoại ngữ’ đã được xây dựng để trang bị cho sinh viên sư phạm những
kiến thức cơ bản về công nghệ. Cụ thể hơn, môn học tập trung xây dựng những bài tập lớn hỗ
trợ công tác giảng dạy của các giáo viên. Bằng cách áp dụng khung TPACK trong các bài tập
trên lớp, sinh viên có được sự hiểu biết sâu sắc về việc khai thác công nghệ để đáp ứng các
nhu cầu và bối cảnh hiện đại. Bản báo cáo này trình bày một hoạt động nhóm cuối kỳ mang
lại những ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng công nghệ thông tin trong lớp học. Qua đó,
giáo viên có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế quý báu trong giảng dạy ngoại ngữ và tìm kiếm
giải pháp nâng cao chất lượng bài giảng.

Từ khóa: CNTT, khung TPACK, thực hành giảng dạy, công cụ công nghệ, giáo sinh.

HARMONIZING PEDAGOGY AND TECHNOLOGY:


A SYMPHONY OF TPACK INTEGRATION IN TEACHING PRACTICE

Abstract:
These days, technology has played a major impact on education. Increased classroom
technology leads to the need to learn the appropriate knowledge and skills to keep up with
these changes among pre-service teachers. The course Information Communication
Technology in Language Teaching is designed with the aim of equipping students of English
with relevant technological competencies. Specifically, it includes selective tasks that prepare
teacher candidates for future in-service teaching practice. By utilizing the TPACK framework
in their assignments, pre-service teachers gain a deep understanding of harnessing
technological affordances to meet specific needs and changing contexts. For instance, in the
end-of-term assignment, teacher candidates are required to design a lesson based on the
Global Success -English textbook for secondary students. The project was then rated

1
Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN. Điện thoại: 0972156903. Email: lehoanganh16102003@gmail.com
2
Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN. Điện thoại: 0904966966. Email: pkbang0495@gmail.com
3
Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN. Điện thoại: 0961516803. Email: vuthaochi105@gmail.com
4
Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN. Điện thoại: 0364039566. Email: linhnguyenhp313@gmail.com
5
Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN. Điện thoại: 0914192003. Email: tramylengoc001@gmail.com
according to a benchmark to see how well it matches the national curriculum’s requirements
in developing the students’ personalities. Upon completing the course, pre-service teachers
can obtain numerous benefits that significantly enhance their future teaching and learning
experiences. This report presents a final group activity that has a positive impact on the
application of information technology in the classroom. Through this, teachers can
accumulate valuable practical experience in foreign language teaching and find solutions to
improve the quality of their lessons.

Keywords: ICT, TPACK framework, teaching practice, technological tools, pre-service


teachers

I. Giới thiệu môn học


Kính thưa các vị đại biểu, khách quý, các thầy cô và thưa toàn thể các bạn sinh viên đang có
mặt trực tiếp và trực tuyến trong ngày hội UNC. Trước tiên, chúng em xin được gửi lời chào
kính chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành công tới quý vị; và chúc cho hội thảo của chúng ta
thành công tốt đẹp. Chúng em xin tự giới thiệu là một nhóm sinh viên khoa sư phạm tiếng
Anh gồm 5 bạn, là em Nguyễn Thuỳ Linh,… Hôm nay chúng em rất vinh dự khi đc có mặt tại
ngày hội UNC để chia sẻ về một đề tài liên quan đến một môn học của chúng em, đó là

Công nghệ thông tin (CNTT) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giáo dục, đặc biệt
là trong giảng dạy ngoại ngữ. Hiện nay, nhiều thiết bị dạy học tiên tiến đã được giới thiệu và
khuyến khích sử dụng trong các lớp học ngoại ngữ. Bên cạnh đó, việc áp dụng CNTT vào
giảng dạy góp phần to lớn vào việc tạo hứng thú cho sinh viên do cung cấp tài liệu bằng nhiều
kênh như kênh hình, kênh chữ, kênh âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp
thu. Hiểu được những ứng dụng quan trọng của CNTT trong dạy và học ngoại ngữ trong thời
kỳ 4.0, môn học "Ứng dụng CNTT trong giảng dạy ngoại ngữ” ra đời, được thiết kế dành cho
sinh viên các chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, hoặc các ngành liên quan
đến giảng dạy ngoại ngữ, nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT
hiệu quả để nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập ngoại ngữ, tạo môi trường học tập tương
tác và hứng thú,.

Nội dung môn học bao gồm: vai trò của CNTT, các phần mềm và ứng dụng CNTT phổ biến,
cách thiết kế bài giảng, tổ chức hoạt động học tập, đánh giá kết quả học tập và quản lý lớp học
với CNTT. Sinh viên được học lý thuyết và thực hành sử dụng CNTT, tham gia các dự án ứng
dụng CNTT vào giảng dạy ngoại ngữ.

Môn học này giúp sinh viên nâng cao năng lực sư phạm và khả năng ứng dụng CNTT, trở
thành những giáo viên ngoại ngữ năng động, sáng tạo và hiệu quả trong thời đại công nghệ số.

II. Giới thiệu mô hình TPACK


Khung kiến thức sư phạm nội dung công nghệ (TPACK) cố gắng xác định bản chất của kiến
thức cần thiết cho giáo viên để tích hợp công nghệ vào giảng dạy, đồng thời giải quyết bản
chất phức tạp, đa diện và theo tình huống của kiến thức sư phạm. Khung TPACK mở rộng ý
tưởng Kiến thức Sư phạm Nội dung (Pedagogical Content Knowledge) của Shulman (1986).

Bảy thành phần của TPACK

Trên nền tảng của khung TPACK là sự tương tác phức tạp của ba dạng thức kiến thức chính:
Kiến thức Nội dung (CK), Kiến thức Sư phạm (PK) và Kiến thức Công nghệ (TK). Khung
TPACK đi xa hơn ba nền tảng kiến thức này bằng cách nhấn mạnh vào các loại kiến thức giao
thoa giữa ba dạng thức chính: Kiến thức Sư phạm Nội dung (PCK), Kiến thức Công nghệ Nội
dung (TCK), Kiến thức Sư phạm Công nghệ (TPK) và Kiến thức Sư phạm Nội dung Công
nghệ (TPACK).

Vì phần phân tích dữ liệu của nhóm tập trung vào 3 dạng kiến thức đó là kiến thức công nghệ nội
dung, kiến thức sư phạm công nghệ và kiến thức sư phạm nội dung công nghệ, nên em xin phép
trình bày kỹ hơn về 3 dạng kiến thức này

- Kiến thức Công nghệ Nội dung (TCK): "Sự hiểu biết về cách thức công nghệ và nội
dung ảnh hưởng và hạn chế lẫn nhau. Giáo viên cần nắm vững hơn cả nội dung môn
học họ giảng dạy; họ cũng cần có sự hiểu biết sâu sắc về cách thức nội dung môn học
(hoặc các dạng trình diễn) có thể thay đổi do việc ứng dụng các công nghệ cụ thể.
Giáo viên cần hiểu công nghệ nào phù hợp nhất để giải quyết việc học tập nội dung
môn học trong lĩnh vực của họ và nội dung đó chi phối hay thậm chí có thể thay đổi
công nghệ như thế nào - hoặc ngược lại (Koehler & Mishra, 2009).
- Kiến thức Sư phạm Công nghệ (TPK): Sự hiểu biết về cách thức dạy và học có thể
thay đổi như thế nào khi sử dụng các công nghệ cụ thể theo những cách cụ thể. Điều
này bao gồm việc biết được những khả năng sư phạm và hạn chế của một loạt các
công cụ công nghệ liên quan đến các thiết kế và chiến lược sư phạm phù hợp về mặt
học thuật và phát triển (Koehler & Mishra, 2009).

- Kiến thức Sư phạm Nội dung Công nghệ (TPACK): TPACK khác với việc nắm
được cả ba khái niệm riêng lẻ. Thay vào đó, TPACK là nền tảng của việc giảng dạy
hiệu quả với công nghệ, đòi hỏi sự hiểu biết về việc sử dụng công nghệ để trình bày
các khái niệm; các kỹ thuật sư phạm sử dụng công nghệ để xây dựng nội dung; kiến
thức về việc khiến các khái niệm trở nên khó hoặc dễ học và làm thế nào công nghệ có
thể giúp khắc phục một số vấn đề mà học sinh gặp phải; hiểu biết về kiến thức sẵn có
của học sinh và các lý thuyết về nhận thức luận; và kiến thức về cách sử dụng công
nghệ để xây dựng trên nền tảng kiến thức hiện có để phát triển các hệ thống tri thức
mới hoặc củng cố các hệ thống tri thức cũ (Koehler & Mishra, 2009).
III. Quá trình thực hiện bài tập
Trong môn học “Công nghệ thông tin trong giảng dạy ngoại ngữ”, nhóm đã có cơ hội vừa học
lý thuyết, thảo luận và vừa được thực hành chính những kiến thức đó để thiết kế tư liệu dạy
học ngoại ngữ, thiết kế bài giảng ngoại ngữ, thiết kế bài kiểm tra đánh giá và cuối cùng là
thực hiện dự án thiết kế học tập thế kỉ 21 trong giảng dạy ngoại ngữ.
Trong tất cả các buổi học, giảng viên luôn dành nhiều thời gian và cơ hội để cho các sinh viên
có thể tự tay trải nghiệm các công cụ hỗ trợ. Sau đó, sinh viên kết hợp các công cụ này cùng
với các kĩ năng và kiến thức trong xây dựng và thiết kế giáo án để tạo ra những bài giảng sinh
động và thu hút hơn. Các sinh viên sau khi trình bày các sản phẩm của mình đều luôn nhận
được những nhận xét khách quan và mang tính xây dựng từ cả phía giảng viên và các bạn
trong lớp về tính khả thi của bài giảng trong thực tiễn để rút kinh nghiệm cũng như cải thiện
cho những bài tập phía sau.

Bài dự án thiết kế học tập thế kỉ 21 trong giảng dạy ngoại ngữ yêu cầu nhóm phải thiết kế
hoạt động học tập đáp ứng đủ 6 tiêu chí: Cộng tác (collaboration), Kiến tạo tri thức
(knowledge construction), Tự điều chỉnh (self-regulation), Giải quyết vấn đề thực tế và đổi
mới (real-world problem-solving and innovation), Sử dụng Công nghệ Thông tin và Truyền
thông (ICT) cho học tập (the use of ICT for learning), Giao tiếp có kỹ năng (skilled
communication) cho học sinh. Không chỉ vậy, sau khi đã thiết kế được bài giảng phù hợp,
nhóm còn phải tự đánh giá lại bài tập dựa theo những tiêu chí trên.
Khi bước đầu bắt tay thực hiện bài tập cuối kì, nhóm đã cùng ngồi lại và đưa ra quyết định sẽ
lấy bài “Project” trong Unit 10: Ecotourism trong sách Global Success 10 của Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam. Bài “Project” này yêu cầu học sinh phải thiết kế một tour du lịch sinh thái
(ecotour) cho một địa điểm du lịch địa phương và sau đó phải dựng một video ngắn nhằm
quảng bá cho tour du lịch này. Xuất phát từ đặc thù của dạng bài “Project” là tổng hợp lại
những kiến thức đã học từ các bài trước, nhóm đã kết hợp đặc điểm này với việc xây dựng
video nhằm vừa cô đọng kiến thức vừa thúc đẩy sự sáng tạo trong học sinh.
Nhóm cũng đã đưa ra tổng quan về dự án cũng như hình thức lớp học phù hợp để dự án này
trở nên khả thi:
​ Dạng hoạt động: Dự án hai tuần
​ Chủ đề: Du lịch sinh thái (Ecotourism)
​ Thời gian: 1 tiết 45 phút
​ Thông tin lớp học
​ Học sinh lớp 10 ở trường tư thục
​ 25 học sinh/lớp
​ Trình độ tiếng Anh: A2+/B1- theo Khung tiêu chuẩn Châu Âu CEFR
​ Mục tiêu bài giảng
Đến cuối dự án, học sinh có thể:
​ Áp dụng các cụm từ và từ vựng đã học về du lịch sinh thái để thiết kế một tour
du lịch.
​ Tạo một video ngắn để quảng cáo địa điểm đó và trình bày trước lớp.
​ Cải thiện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng công nghệ.
Sau đó, nhóm tiếp tục cùng nhau xây dựng và chỉnh sửa kế hoạch chi tiết cho 2 tuần chuẩn bị
dự án và 1 tiết trình bày sản phẩm của các học sinh. Trong ngày đầu tiên giới thiệu dự án, giáo
viên sẽ vừa đưa ra những yêu cầu và quy tắc về việc chia nhóm và làm việc cùng nhau cũng
như gợi ý thêm cho học sinh về những thông tin cần có trong dự án. Trong trường hợp học
sinh có vấn đề khi thực hiện dự án thì có thể hẹn lịch tư vấn với giáo viên ở cuối tuần đầu
tiên. Sau đó trong 2 tuần, cả giáo viên và học sinh cùng chuẩn bị dự án. Sau hôm thuyết trình
và đánh giá trên lớp, học sinh sẽ nộp lại sản phẩm đã được chỉnh sửa theo nhận xét của các
bạn học và giáo viên để được chấm điểm.

Từ việc thực hiện các bài tập trên lớp và đặc biệt là bài tập dự án cuối kì, nhóm đã thu nhận
lại được những kĩ năng và kiến thức bổ ích thuộc về mô hình TPACK theo hướng áp dụng
CNTT có thể sử dụng cho công việc dạy học sau này.

Đầu tiên, về tiêu chí TCK - những kiến thức về CNTT chuyên dùng trong lĩnh vực dạy học,
không thể không kể đến những công cụ hỗ trợ tuyệt vời giúp giản lược những quy trình phức
tạp trong việc chuẩn bị và trình bày bài giảng. Một vài những công cụ nổi bật trong việc tạo
video và làm các slide bài giảng sinh động như: Canva, Zoho Show,...; các công cụ kiểm tra
đánh giá như Google Forms, Quizizz. Không chỉ tiết kiệm thời gian chuẩn bị bài giảng, những
công cụ này cũng sẽ là những điểm nhấn tuyệt vời, thoát khỏi những phong cách học tập
truyền thống, tăng tính tương tác hơn với học sinh trong lớp.

Tiếp đến, nhóm cũng nhận thấy những điểm sáng của tiêu chí TPK - những kiến thức về
CNTT hỗ trợ những ý tưởng, phương pháp giảng dạy. Qua việc tích hợp công nghệ thông tin
vào một vài bài giảng, nhóm cũng được ôn lại một lần nữa những kiến thức về thiết kế giáo án
và điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp với thời lượng và bối cảnh lớp học. Nhóm cũng
nhận thấy rằng mục đích cuối cùng của việc giảng dạy là truyền tải kiến thức, thế nên nếu
nhồi nhét các hoạt động ngoài lề và áp dụng quá nhiều công cụ thông tin vào bài giảng có thể
gây phản tác dụng và dẫn đến việc “cháy giáo án” trong thực tiễn.
Cuối cùng, từ việc phối hợp những kiến thức về cả công nghệ thông tin lẫn phương pháp
giảng dạy trong mô hình TPACK cũng khiến cho nhóm nhận ra rằng trung tâm của hoạt động
học tập luôn luôn là các bạn học sinh và vì thế những đổi mới trong bài giảng cần cân nhắc rất
nhiều đến vai trò cũng như lợi ích mang lại cho nhóm đối tượng này. Bên cạnh đó, để có thể
tích hợp công nghệ hiệu quả vào trong bài học, giáo viên cần lên kế hoạch thật chi tiết và hợp
lí với bối cảnh lớp học.
IV. Phân tích dữ liệu phỏng vấn
Để thu thập dữ liệu về ảnh hưởng của TPACK, nhóm đã phỏng vấn 5 đại diện của các
nhóm đến từ các lớp Sư phạm Tiếng Anh khác nhau.

Các đại diện này đều đã được học về mô hình TPACK và hiểu rõ các cấu phần của mô
hình này, điều đó giúp cho thông tin thu thập được từ phỏng vấn có giá trị xác thực.

Theme 1: Mô tả bài giảng


Tất cả các nhóm (100%) được phỏng vấn đều áp dụng dự án bài học có kết hợp sử dụng công
nghệ. Điều này cho thấy rằng các dự án sẽ phù hợp nhất khi giáo viên muốn tối đa hóa việc sử
dụng công nghệ trong các bài học.
Theme 2: Kiến thức Nội dung Công nghệ (TCK)
Về kiến thức nội dung công nghệ, 80% các nhóm cho biết việc sử dụng công nghệ cho phép
họ đào sâu vào nội dung một cách sáng tạo hơn. Ngoài ra, 3/5 nhóm cho rằng công nghệ kích
thích khả năng chia sẻ ý kiến và kỹ năng tổ chức bên cạnh nội dung chính của bài học. Điều
này cho thấy giáo sinh có khả năng xây dựng một bài học thúc đẩy giao tiếp lành mạnh.
Theme 3: Kiến thức sư phạm công nghệ (TPK)

Về mặt TPK (kiến thức sư phạm công nghệ), có hai cách tiếp cận chính: dự án và hoạt động
nhóm. Để hỗ trợ các phương pháp này, bốn đại diện nhóm cho biết việc sử dụng công nghệ
trong hoạt động của họ khuyến khích việc học tập hợp tác giữa học sinh. Tương tự, ba trong
số năm đại diện thừa nhận hoạt động của họ cũng thúc đẩy tính sáng tạo và linh hoạt ở học
sinh khi họ lập kế hoạch – hai tiêu chí cơ bản của cách tiếp cận giảng dạy đã chọn. Qua đó, có
thể thấy các giáo viên tương lai đã có khả năng xây dựng các hoạt động, trong đó việc tích
hợp công nghệ hỗ trợ cho phương pháp sư phạm đã chọn.

Theme 4: Kiến thức sư phạm nội dung công nghệ (TPACK)

Các câu hỏi trong phần này yêu cầu giáo viên tương lai suy ngẫm về hoạt động họ đã thiết kế,
nêu bật điểm mạnh và điểm yếu – những yếu tố đo lường khả năng tự điều chỉnh của họ.
Trong khi sự hợp tác (4/5), hiệu quả (2/5), và khả năng truy cập tài nguyên trực tuyến (⅖)
được nhấn mạnh là ưu điểm của việc áp dụng công nghệ trong những hoạt động kể trên, một
số giáo viên tương lai tỏ ra lo ngại về việc không đạt được mục tiêu bài học đề ra (2/5), thiếu
kinh nghiệm của học sinh (3/5) và hạn chế về thời gian (1/5). Điều này đã thể hiện các giáo
sinh đã có thể phát triển khả năng tự đánh giá và điều chỉnh sau khi thực hiện bài tập cuối kỳ
này.

Theme 5: Kết luận.


Khi cân nhắc những nhược điểm của việc kết hợp công nghệ vào bài học, mối quan tâm về
việc học sinh không quen với các công cụ công nghệ đã được 4/5 nhóm nêu ra. Họ cho rằng
điều này có thể khiến học sinh gặp một số khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Ngoài ra,
4/5 nhóm lo ngại có thể không có đủ cơ sở vật chất cần thiết, ví dụ: điện thoại thông minh
hoặc máy chiếu để thực hiện bài giảng theo đúng kế hoạch. Hơn nữa, một số giáo sinh đề xuất
nên đặt ra các mục tiêu rõ ràng trước khi học để cả học sinh và giáo viên không bị phân tâm.
REFERENCES
Koehler, M. J., & Mishra, P. (2009). What is technological pedagogical content knowledge?
Contemporary Issues in Technology and Teacher Education, 9(1), 60-70.

Mishra, P., & Koehler, M. J. (2006). Technological Pedagogical Content Knowledge: A


framework for teacher knowledge. Teachers College Record, 108(6), 1017-1054. doi:
10.1111/j.1467-9620.2006.00684.x.

Shulman, L.S. (1986). Those who understand: Knowledge growth in teaching. Educational
Researcher, 15(2), 4-14.

You might also like