Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

NHÓM 5: Anh/chị hãy phân tích tại sao Đảng lại quyết định tiến hành cải cách

ruộng
đất năm 1953?
5/11/1950, trong Chỉ thị sửa chữa khuyết điểm trong việc thi hành chính sách nông thôn
thì Ban Thường vụ Trung ương Đảng vẫn nhắc nhở: “Tuyệt đối không được coi địa chủ
ngang với đế quốc, đối với địa chủ, Đảng chủ trương không đẩy họ về phe đế quốc xâm
lược, mà vận động họ tham gia, ủng hộ kháng chiến hoặc ít nhất cũng làm cho họ đứng
trung lập, có thiện cảm đối với công cuộc kháng chiến. Bởi vậy, trong giai đoạn cách
mạng này, Đảng thừa nhận họ có nhân quyền, chính quyền, tài quyền, địa quyền”. Hội
nghị đại biểu toàn quôc lần thứ nhất (khoá II) tháng 11 năm 1953: Tại sao phải thực
hiện cải cách ruộng đất trong kháng chiến? Báo cáo của Hồ Chủ tịch cho chúng ta
nhận thấy những điểm quan trọng dưới đây:
- Cuộc kháng chiến của dân tộc ta đòi hỏi ta phải cải cách ruộng đất
- Quần chúng nông dân và nhân dân nước ta yêu cầu cải cách ruộng đất.
- Đường lối cách mạng Việt Nam dẫn ta đến chỗ phải thực hiện cải cách ruộng đất.
1. Cuộc kháng chiến của dân tộc ta đòi hỏi ta phải cải cách ruộng đất
* Do sự tác động của Liên Xô và Trung Quốc
Trong hoàn cảnh những năm năm mươi, khi mà sự hình thành hai phe xã hội chủ nghĩa
và tư bản chủ nghĩa đã rõ và ta còn phải dựa vào Liên Xô, Trung Quốc một phần quan
trọng về hậu cần quân sự, thì liệu ta cố chịu sức ép gì từ phía hai nước lớn không? Hồi ức
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chuyến đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Trung
Quốc và Liên Xô đầu nám 1950 cho chúng ta một vài chi tiết đáng chú ý. Đại tướng kể,
sau khi đi thăm hai nước trở về, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thông báo với Thường vụ
Trung ương Đảng về chuyên đi công tác, việc hai nước hứa chi viện cho cách mạng Việt
Nam; về mối quan tâm của LV.Xtalin đối với việc giải quyết vấn đề ruộng đất của Đảng
Cộng sản Đông Dương.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Liên Xô phê bình ta chậm làm cách mạng thổ địa”. Đồng
chí Xtalin trỏ hai chiếc ghế rồi hỏi mình: “Ghế này là ghế của nông dân, ghế này là của
địa chủ, người cách mạng Việt Nam ngồi ghế nào?”. Tới đây, chúng ta phải làm cách
mạng ruộng đất.
- Trung Quốc hứa giúp ta kinh nghiệm về phát động quần chúng tiến hành cải cách ruộng
đất. Những tài liệu lưu trữ cho thấy từ năm 1950, cuộc kháng chiến của ta đã có sự giúp
đỡ rất lớn của Trung Quốc về phương diện đảm bảo hậu cần, và bạn đã cử cả chuyên gia
quân sự, chuyên gia chính trị sang giúp ta. Trước đó, năm 1949, Trung ương Đảng Cộng
sản Trung Quốc đã có điện hỏi Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương bốn vấn đề:
+ Tại sao Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào bí mật?
+ Chính sách ruộng đất ra sao?
+ Chính sách mặt trận ra như thế nào?
+ Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương ra sao?
Hội nghị đại biểu toàn quốc tháng 1/1953, Đảng ta cũng mời đại diện của Đảng Trung
Quốc tham dự và cố vấn của bạn đã có mặt từ những đợt cải cách thí điểm ở Thái
Nguyên, ở các đoàn uỷ cải cách ruộng đất sau này. Chủ tịch Hồ Chí Minh với bản lĩnh
chính trị vững vàng, sự từng trải trong đấu tranh giai cấp, đã khôn khéo ứng xử trong tình
hình quốc tế gay go, phức tạp, dẫn dắt con thuyền cách mạng Việt Man vượt qua bao
ghềnh thác. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới đã chia làm hai phe, cuộc kháng chiến
của nhân dân ta chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đang ở cường độ cao, chúng
ta cần tranh thủ sự giúp đỡ nhiều vể các phương tiện chiến tranh từ Liên Xô –
Trung Quốc; bạn bè lại thúc giục, yêu cầu và sẵn sàng cử chuyên gia sang giúp; dù
Hồ Chí Minh là lãnh tụ của Đảng, nhưng cũng là thành viên của tổ chức, phải tôn
trọng tập thể lãnh đạo. Những điều này, có thể là nguyên nhân khiến Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Đảng ta thực hiện cải cách ruộng đất ngay trong kháng chiến.
Sau những thắng lợi vang dội trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954,
đặc biệt là trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, tháng 7 năm 1954, các đại biểu
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã bước vào Hội nghị đàm phán Giơnevơ với tư thế
của người chiến thắng. Mặc dù việc phân chia vùng của Hội nghị quôc tế chưa phản ánh
đúng thắng lợi của chúng ta, song với việc một nửa đất nước hoàn toan sạch bóng quân
xâm lược, đã đánh dấu sự thắng lợi của đường lối độc lập, tự chủ, đường lối tập trung
mọi sức mạnh dân tộc cho sự nghiệp giải phóng của Đảng ta và Hồ Chí Minh là hoàn
toàn đúng đắn. Để làm nên chiến thắng đó, bên cạnh tài thao lược của Đảng, của Bộ Tổng
chỉ huy; sự hy sinh xương máu của hàng vạn đồng bào đồng chí trong suốt 9 năm kháng
chiến trường kỳ, sự ủng hộ của bạn bè quôc tế... còn là kết quả của chính sách hậu
phương quân đội, kết quả của chính sách dân chủ, bồi dưỡng lực lượng nông dân, là thắig
lợi của chính sách ruộng đất của Đảng trong kháng chiến, của sự kết hợp đúng đắn hai
nhiệm vụ dân tộc - dân chủ trong cách mạng Việt Nam.
* Tình hình trong nước: Khi bước sang năm 1953, tình hình kháng chiến của quân
dân Việt Nam có nhiều chuyển biến lớn.
- Vùng tự do của ta mở rộng và tương đối ổn định, quân đội ta giữ vững và phát huy
thế chủ động chiến lược tiến công trên toàn chiến trường.
- Sự chuyển biến của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở giai đoạn cuối đòi
hỏi chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến càng trở nên cấp thiết.
Vì vậy để có thể đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng phải huy động hơn
nữa lực lượng nhân dân mà trong đó giai cấp nông dân chiếm đa số. Điều này đòi
hỏi Đảng và Nhà nước phải đẩy mạnh hơn nữa việc bồi dưỡng lực lượng nông dân,
tức là đáp ứng những nguyện vọng của dân - cải cách ruộng đất, thực hiện mục tiêu
“người cày có ruộng”.
2. Quần chúng nông dân và nhân dân nước ta yêu cầu cải cách ruộng đất
Tính đến 1950 tại miền Nam Việt Nam thì tình hình sở hữu ruộng đất có rất nhiều
chênh lệch: 2,5% đại điền chủ sở hữu 45% tổng số ruộng trong khi 73% tiểu điền chủ chỉ
chia nhau 15% diện tích còn lại. Trong khi đó, nông dân chiếm gần 90%. Đối với kháng
chiến, nông dân đóng góp nhiều nhất, hy sinh nhiều nhất. Nhưng nông dân phần nhiều lại
không có, hoặc có rất ít ruộng đất. Nông dân làm lụng vất vả quanh năm mà vẫn không
được no cơm, ấm áo. Tình hình ấy rất không hợp lý, không công bằng. Vì vậy, nông
dân yêu cầu được ruộng đất là một điều rất chính đáng, rất hợp với lợi ích giải
phóng dân tộc. Chỉ có thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng, làm cho hàng chục triệu
nông dân hǎng hái tham gia kháng chiến, thì kháng chiến mới hoàn toàn thắng lợi, cách
mạng chắc chắn thành công.
3. Đường lối cách mạng Việt Nam dẫn ta đến chỗ phải thực hiện cải cách ruộng đất
- Việc mang lại quyền lợi ruộng đất cho nông dân là một trong hai nhiệm vụ cơ bản
của cách mạng Việt Nam.
Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Chủ trương
làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm
vụ, mục tiêu cơ bản là: chống đế quốc, chống phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và
người cày có ruộng: “Có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và
làm cách mạng thổ địa thắng lợi; mà có phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được
đế quốc chủ nghĩa”
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đánh giá rất cao vai trò của nông dân trong cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân. Tháng 1/1953, trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung
ương lần thứ tư, Người chỉ rõ: “Nền tảng của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân, vì nông
dân là tối đại đa số trong dân tộc”. Nền tảng của cách mạng dân chủ cũng là nông dân, vì
nông dân là lực lượng cách mạng đông nhất chống phong kiến, chống đế quốc. Do vậy,
từ lâu Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã xác định việc mang lại quyền lợi ruộng đất cho
nông dân là một trong hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam. Song do yêu cầu
của sự nghiệp cách mạng là phải tập trung cho nhiệm vụ giữ độc lập dân tộc, cho nên chủ
trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là dùng phương pháp cải cách để thu hẹp dần
phạm vi bóc lột của địa chủ phong kiến, đồng thời sửa đổi chính sách ruộng đất cho phù
hợp hơn với việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược.
Đó là cách thực hiện cách mạng ruộng đất bằng đường lối tự chủ sáng tạo, phù hợp vối
thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đến sau năm 1952, khi địch bị thất bại nặng nề trong việc
mở rộng chiến tranh ra vùng Hoà Bình và đã chịu bị mất cả vùng Tây Bắc, so sánh lực
lượng đã cổ lợi cho cách mạng. Căn cứ vào tình hình cụ thể của cuộc kháng chiến và yêu
cầu cấp bách của việc bồi dưỡng sức dân, củng cố hậu phương, chi viện cho tiển tuyến,
Hội nghị Trung ương lần thứ tư của Đảng họp tháng 1/1953 đã quyết định phát động
quần chúng nông dân triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất ở các vùng tự do.
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Mấy năm trước, vì hoàn cảnh đặc biệt
mà ta chỉ thi hành giảm tô, giảm tức, như thế là đúng. Ngày nay, kháng chiến đã bảy
năm, đồng bào nông dân hy sinh cho Tổ quốc, đóng góp cho kháng chiến đã nhiều và vẫn
sẵn sàng hy sinh, đóng góp nữa. Song họ vẫn là lớp người nghèo, khổ hơn hết, vì thiếu
ruộng hoặc không có ruộng cày. Đó là một điều rất không hợp lý. Muốn kháng chiến
hoàn toàn thắng lợi, dân chủ nhân dân thực thà thực hiện, thì phải thiết thực nâng cao
quyền lợi kinh tế và chính trị của nông dân, phải chia ruộng đất cho nông dân”. Tuy
nhiên, Hồ Chí Minh chưa chủ trương thực hiện cải cách ruộng đất ngay, mà nhiệm vụ
chính trước mắt như Người nói là: “Phát động quần chúng năm nay triệt để giảm tô, thực
hiện giảm tức, để tiến đến cải cách ruộng đất”, bởi vì theo Người, việc cải cách ruộng đất
phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, phải qua phát động quần chúng, phải có to chức vững chắc,
nông dân có ưu thế chính trị.
Để chuẩn bị cho thực hiện cải cách ruộng đất, từ tháng 7 năm 1953, Bộ Chính trị Trung
ương Đảng đã điện gửi Trung ương Cục miền Nam, các tỉnh uý, khu uỷ yêu cầu thảo luận
các câu hỏi để chuẩn bị đi dự họp Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng. Tám câu hỏi đó
hoàn toàn xoay quanh chủ trương cải cách ruộng đất trong kháng chiến. Tháng 11 năm
1953, Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khoá II) và Hội nghị đại biểu toàn quốc đã thảo
luận và thông qua cương lĩnh ruộng đất chính thúc của Đảng. Mở đầu báo cáo tại Hội
nghị đại biểu toàn quốc lần thứ nhất (khóa II) của Đảng Lao động Việt Nam, tháng 11
năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Hội nghị này chỉ thảo luận và giải quyết một
vấn đề cực kì quan trọng cho nước ta - là vấn đề cải cách ruộng đất”. Sau khi phân tích
tình hình thế giới, tình hình trong nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên nhu cầu phải cải
cách ruộng đất, thực hiện ngườii cày có ruộng, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn,
chấm dứt tình trạng bần cùng lạc hậu của nông dân, từ đó mới có thể phát động được lực
lượng to lớn của họ để phát triển sản xuất và đẩy mạng kháng chiến đến thắng lợi hoàn
toàn. Người chỉ rõ đường lối cải cách ruộng đât của Đảng và Chính phủ như sau:
- Mục đích là tiêu diệt chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất, giải phóng nông
dân, thực hiện ngưòi cày có ruộng, bồi dưỡng sức dân, phát triển sản xuất, đẩy
mạnh kháng chiến.
- Phương châm là làm cho nông dân tự giác, tự nguyện đấu tranh giành lại quyền
lợi của mình, dùng lực lượng nông dân giải phóng nông dân.
- Phương pháp là phóng tay phát động quần chúng nông dân; tổ chức và giáo dục
quần chúng nông dân đấu tranh; thực hiện cải cách ruộng đất có kế hoạch, làm
từng bước, có trật tự, có lãnh đạo chặt chẽ. Phải dựa hẳn vào quần chúng nông dân,
đi đúng đường lối quần chúng, tuyệt đôí chớ dùng cách ép buộc, mệnh lệnh, bạo
biện, làm thay.
- Đường lối chính sách chung là: dựa hẳn vào bần, cố nông, đoàn kết chặt chẽ với
trung nông, liên hiệp với phú nông, tiêu diệt chế độ phong kiến từng, bước và có
phân biệt, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng lưu ý khi thực hiện cần phân biệt đối với giai cấp địa chủ,
nghĩa là có “tịch thu, trưng thu, trưng mua, mà không dùng chính sách tịch thu cả loạt hay
là trưng mua cả loạt”. Mục đích của cải cách ruộng đất là đưa ruộng đất thực sự vào tay
nông dân, Người nói: “Những ruộng đất tịch thu, trưng thu, trưng mua đều chia hẳn cho
những nông dân thiếu ruộng đất hoặc không có ruộng đất. Nông dân có quyền sở hữu
ruộng đất đó”. Về mối quan hệ giữa kháng chiến với cải cách ruộng đất, Ngưòi nêu rõ:
“Cải cách ruộng đât để bảo đảm kháng chiến thắng lợi. Ra sức đánh giặc, tiêu diệt nhiều
sinh lực địch để bảo đảm cho việc cải cách ruộng đất được thành công” để từ đó xác định
nhiệm vụ trung tâm sang năm 1954 là: “Ra sức đánh giặc và cải cách ruộng đất”.
Tóm lại, quyết định tiến hành cải cách ruộng đất năm 1953 của Đảng Cộng sản Việt Nam
là một bước đi chiến lược, mang tính toàn diện, nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách về
kinh tế, chính trị, xã hội và quân sự. Chính sách này không chỉ tạo ra những chuyển biến
tích cực về mặt kinh tế và cải thiện đời sống nông dân, mà còn củng cố quyền lực của
Đảng, thúc đẩy cuộc kháng chiến và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết.

You might also like