Phân tích bài Mùa xuân nho nhỏ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Phân tích bài Mùa xuân nho nhỏ

I. Hoàn cảnh sáng tác :


+ viết bài thơ trên giường bệnh trước khi mất ( 15/12/1980 )
+ hoàn cảnh đất nước vừa mới khôi phục lại sau chiến tranh, nhân dân
đứng lên xây dựng XHCN
+ khoảng thời gian mùa đông nhưng bài thơ viết về mừa xuân  hình
ảnh trong tâm trí tác giả

II. Phân tích


1. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên ( 6
câu thơ đầu )
Vũ điệu của mùa xuân đã rót vào tâm hồn nhà thơ Thanh Hải niềm cảm xúc
dâng trào nhất. Mùa xuân tràn đầy sức sống :
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Cảm nhận : Giản dị mà đầm ấm siết bao, Thanh Hải đã chọn cho mình hình
ảnh mùa xuân thật giản dị mà trang nhã. Không gian cao rộng của bầu trời, màu
sắc hài hòa của bông hoa tím biếc và dòng sông xanh – đặc trưng nơi xứ
Huế .Sự sắp xếp hết sức cân đối, hài hòa của bức tranh thơ. Cái to lớn không lấn
át cái nhỏ bé. Màu xanh của dòng sông làm nền cho sắc tím của bông hoa càng
nổi bật, chỉ vài nét phác thảo, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh mùa xuân hài hòa.
Tiếng chim hót như rót vào tâm hồn nhà thơ một niềm trìu mến. Như nốt thăng
rộn rã của mùa xuân. Tiếng hát ấy cứ kéo dài, ngân nga, rồi lan tỏa hòa quyện
vào bầu trời xuân. Tiếng chim hót trong trẻo, vang lừng xa như gần lại rõ ràng,
tròn trịa kết thành những giọt sương óng ánh sắc màu đọng lại thành giọt long
lanh rơi, rơi mãi. Nhà thơ đã tưởng tượng bằng tất cả rung động của tâm hồn
“tôi đưa tay tôi hứng” người đang hứng những tiếng chim hót cứ như là hứng
những giọt mưa rơi. Từ tưởng tượng tác giả chuyển sang cảm giác thật tinh tế
và tài hoa. Làm sao có thể hứng những âm thanh không hình dáng, kích thước
ấy nhưng thật ra âm thanh đó đã rót vào trái tim mẫn cảm với cuộc sống tinh tế
cùng mọi âm thanh, sắc màu:
Phân tích :

Brightmoon2207@gmai.com
+ Đảo ngữ “mọc giữa dòng sông xanh” : tô đậm hình ảnh một bông hoa tím bé
nhỏ mà tràn đầy sức sống mãnh liệt, hòa cùng vạn vật. Hình ảnh nhẹ nhàng.
Màu hoa tím biếc ấm áp xuôi dòng không gian thăm thẳm, lãnh mạn
+ Ơi : một lời thốt lên, sự ngạc nhiên , thích thú
+ Hót chi mà : một lời trách yêu đầy thân thương
+ Giọt long lanh : - những giọt mưa xuân, giọt sương xuân
- ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : tiếng chim từ chỗ âm thanh
( cảm nhận bằng thính giác)  từng giọt ( cảm nhận bằng
thị giác) “ tôi đưa tay tôi hứng” ( có thể cảm nhận bằng
xúc giác )
 hình ảnh thơ trở nên lung linh, đa nghĩa , góp phần diễn tả trọn vẹn hơn
niềm say sưa ngây ngất của tác giả

2. Cảm xúc của tác giả về mùa xuân đất nước


Trong hương sắc của mùa xuân, ta không chỉ thấy được quyến rũ của mùa xuân
thiên nhiên mà còn bắt gặp ở đó mùa xuân trẻ trung của dòng người.
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
- Hai câu thơ “Mùa xuân người cầm súng / Lộc giắt đầy trên lưng” làm ta liên
tưởng đến những người chiến sĩ ra trận mà trên vai, trên lưng họ có cành lá
nguỵ trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo mùa xuân của
thiên nhiên, cây cỏ. Từ “lộc” còn làm cho người ta liên tưởng đến hình ảnh
người lính khi ra trận, mang theo sức sống của cả dân tộc. Chính màu xanh sức
sống đó đã tiếp cho người lính có thêm sức mạnh, ý chí để họ vươn xa ra phía
trước tiêu diệt quân thù.
- Hai câu thơ tiếp “Mùa xuân người ra đồng. Lộc trải dài nương mạ” nói về
những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm những hạt
mầm non trên những cánh đồng quê hương. Từ “lộc” làm ta nghĩ tới những
cánh đồng trải dài mênh mông với những chồi non mới nhú lên xanh mướt từ
những hạt thóc giống đầu mùa xuân. Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh
của con người. Có thể nói, chính con người đã tạo nên sức sống của mùa xuân
thiên nhiên, đất nước.

Những câu thơ tạo ra hình ảnh sóng đôi đẹp như hai vế của câu đối mừng
xuân nói về những người chiến sỹ bảo vệ và những người lao động dựng xây
đất nước.“Lộc” theo bước chân người cầm súng ra trận,theo bàn tay người
lao động ra đồng và gieo mùa xuân đến khắp mọi miền đất nước. Có lẽ bởi
vậy mà không khí khẩn trương ,rộn ràng, náo nức lan toả

Brightmoon2207@gmai.com
“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao";
Nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận mùa xuân đất nước bằng hai từ láy gợi cảm
“hối hả” là vội vã, khẩn trương, liên tục không dừng lại; “xôn xao” khiến ta
nghĩ tới những âm thanh liên tiếp vọng về, hoà lẫn với nhau xao động. Đây
chính là tâm trạng tác giả, là cái náo nức trong tâm hồn. Tiếng lòng của tác giả
như reo vui náo nức trước tinh thần lao động khẩn trương của con người. Mùa
xuân đất nước được làm nên từ cái hối hả ấy. Sức sống của đất nước, của dân
tộc, cũng được tạo nên từ sự hối hả, náo nức của người cầm súng, người ra
đồng. Như vậy, hình ảnh mùa xuân đất nước đã được mở rộng dần. Đầu tiên, nó
chỉ gói gọn trên đôi vai, tấm lưng của người ra trận, giờ đã trở thành một cánh
đồng bao la.

Phân tích :
+ Điệp từ : tất cả  nhấn mạnh nhịp điệu sống mới, mùa xuân mới
+ Từ láy : hối hả, xôn xao  gợi cảm, gợi hình , nhịp điệu khẩn trương, phấn
khởi, nhộn nhịp, tưng bừng  khơi gợi niềm vui lao động trong lòng người

Âm hưởng của mùa xuân hòa vào thiên nhiên, tràn ngập cả lòng người, bất giác,
nhà thơ chạnh lòng nghĩ đến quê hương, đất nước.
Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Cảm nhận : Trong giai điệu trầm lắng suy tư, câu thơ như đưa ta về quá khứ
bốn ngàn năm lịch sử. Qua bao thời kì dựng nước, giữ nước, tổ quốc ta đã đi
qua bao biến cố, thăng trầm. Những câu thơ của tác giả như gợi nhớ một thời kì
đau thương nhưng vô cùng anh dũng. Qua đó, tác giả cũng bộc lộ niềm tự hào
về một đất nước Việt Nam anh hùng và giàu đẹp. Đất nước sẽ luôn tỏa sáng trên
hành trình đi đến tương lai, đến bến bờ hạnh phúc. Đó cũng là ý chí quyết tâm,
niềm tin sắt đá, niềm tự hào, lạc quan của cả dân tộc

Phân tích
+ So sánh : Đất nước như vì sao
Sao là nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp vĩnh hằng vượt qua không gian
và thời gian. Sao cũng là hình ảnh rạng ngời trên lá cờ Tổ quốc. Ngôi sao

Brightmoon2207@gmai.com
ấy luôn tỏa sáng, soi đường cho các thế hệ nối tiếp chung tay góp sức cho
các thế hệ bay cao, bay xa, trọn vẹn muôn đời
+ phụ từ “cứ” + đi lên : thể hiện niềm tin và ý chí cao độ , hiên ngang mà tiến
lên phía trước, vượt qua khó khăn.
 Cảm xúc nhà thơ là cảm xúc tin tưởng , lạc quan, ngợi ca sức sống quê
hương, đất nước và dân tộc

3. Ước nguyện của nhà thơ ( 8 câu tiếp )


Trước mùa xuân của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của
mỗi cuộc đời và dạt dào một khát vọng hiến dâng:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Cảm nhận : Nếu ở đầu bài thơ, tác giả miêu tả những hình ảnh đẹp làm
tô điểm cho mùa xuân thì ở đây tứ thơ được lặp lại tạo ra sự đối xứng
chặt chẽ. Tác giả muốn làm con chim hót giữa muôn ngàn tiếng chim vô
tư cống hiến tiếng hót, làm một cành hoa giữa vườn hoa xuân rực rỡ vô tư
cống hiến sắc cho đời, làm một nốt trầm giữa bản hòa tấu muôn điệu, làm
một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước. Điệp từ “ta”
như một lời khẳng định, nhấn mạnh khát vọng cống hiến cháy bỏng. Đây
là khát vọng cống hiến không phải của riêng nhà thơ mà trở thành khát
vọng chung của nhiều người.
Phân tích :
+ điệp từ “ta” : sự khát vọng cống hiến cháy bỏng. Khát vọng cống hiến
không chỉ của riêng tác giả mà còn của rất nhiều người
+ cấu tứ được lặp lại ( với khổ đầu ) : đối ứng chặt chẽ. Hình ảnh chọn
lọc

Lời tâm niệm chân thành tha thiết, khiêm nhường và khát khao được
cống hiến phần tinh túy nhất của mình làm đẹp thêm cho mùa xuân quê
hương, xứ sở mà không bị giới hạn bởi thời gian và tuổi tác :
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạn
Cảm nhận : “mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo bất ngời, độc đáo mà tự
nhiên, hợp lý của nhà thơ, bởi mùa xuân vốn là một khái niệm chỉ thời
gian mà ở đây “mùa xuân” lại thành khối, thành hình, một hình hài nhỏ

Brightmoon2207@gmai.com
xinh. Mùa xuân đã trở thành ẩn dụ nói về khát vọng, một lẽ sống cao đẹo,
một ý thức khiêm nhường. Điệp từ “dù là “ đặt ở đầu hai câu thơ liên tiếp
có ý nghĩa khẳng định cho khát vọng dâng hiến miệt mài ,không mệt mỏi
của tác giả.
Phân tích :
+ Ẩn dụ : “mùa xuân nho nhỏ” thể hiện sự khiêm nhường
+ “lặng lẽ” đảo lên đầu câu : thể hiện sự khiêm nhường mà còn là sự
thầm lặng một cách tự nguyện
+ Điệp từ “dù là “: ( đặt ở đầu hai câu thơ liên tiếp ) khẳng định cho khát
vọng dâng hiến miệt mài ,không mệt mỏi của tác giả.

4. Lời ca ngợi quê hương đất nước qua giai điệu dân ca Huế
Khổ thơ cuối cùng đã kết thúc bài thơ trong giai điệu êm ả của giai điệu
xứ Huế.
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam, ai , Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế
Cảm nhận : Vẫn trái tim dạt dào yêu quê hương, nhà thơ Thanh Hải chọn
giai điệu êm ái “Nam ai” “Nam bình” thiết tha, hiền hòa. Nhà thơ muốn
giã biệt mọi người bằng bài ca của xứ sở. Mở mắt nhìn thấy màu tím
Huế, lắng tai nghe thiên nhiên của Huế, lắng lòng lại trong không gian
văn hóa Huế , dù ở trên mảnh đất quê hương hay phương xa nghin dặm
cũng đẹp, cũng nhớ nhung. Đây là niềm tin yêu mến, tự hào quê hương.
Phân tích :
+ điệp từ “ nước non ngàn dặm “ + gieo vần bằng “ bình, mình, tình” :
tạo một âm hưởng nhẹ nhàng như câu hò xứ Huế
 ngân dài, ngân mãi , lắng đọng người đọc những cảm xúc chân thành.

Brightmoon2207@gmai.com

You might also like