Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 47

CHUYÊN ĐỀ

THAM DỰ HỘI THẢO CÁC TRƢỜNG CHUYÊN


DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

CHUYÊN ĐỀ:

HÌNH HỌC XẠ ẢNH TRONG CÁC BÀI TOÁN VỀ ĐƢỜNG


THẲNG, ĐƢỜNG TRÒN ĐI QUA ĐIỂM CỐ ĐỊNH

MỤC LỤC

Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1

2. Mục đích của đề tài ...................................................................................... 2

Phần nội dung

A. Hàng điểm điều hòa và tứ giác điều hòa ..................................................... 3

I. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 3

II. Ví dụ ............................................................................................................ 6

B. Các định lý cơ bản của hình học xạ ảnh .................................................... 15

I. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................ 15

II. Ví dụ .......................................................................................................... 15

C. Phép nghịch đảo ........................................................................................ 25

I. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................ 25
II. Ví dụ .......................................................................................................... 26

D. Cực và đối cực........................................................................................... 36

I. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................ 36

II. Ví dụ .......................................................................................................... 37

E. Bài tập đề nghị ........................................................................................... 42

Phần kết luận ................................................................................................ 44

Tài liệu tham khảo .......................................................................................... 45


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Các bài toán về đường thẳng, đường tròn luôn đi qua một điểm cố định
thường xuất hiện trong các kỳ thi Olympic toán, đặc biệt là các kỳ thi ở Việt
Nam: VMO, TST, chọn đội tuyển các tỉnh, thành phố, …Đây là một dạng toán
đòi hỏi học sinh phải có khả năng dự đoán điểm cố định, yêu cầu phải có kinh
nghiệm, kiến thức tổng hợp và nhiều kỹ năng khác trong việc giải quyết một
bài toán hình học phẳng. Vì lẽ đó, đây là một dạng toán hay và làm nhiều học
sinh bối rối khi đối diện. Phân tích sâu một chút thì cái hay và khó của những
bài toán điểm cố định là khi ta phải đoán một điểm cố định bị “ẩn giấu”, không
xuất hiện trong đề bài.

Đã có khá nhiều chuyên đề viết về dạng toán này, với nhiều phương
pháp tiếp cận khác nhau. Trong quá trình tìm hiểu và giảng dạy, tôi nhận thấy
một trong những công cụ khá “mạnh” để tiếp cận dạng toán này là các kiến
thức về hình học xạ ảnh. Thế mạnh của hình học xạ ảnh là có thế giải quyết các
bài toán về tính đồng quy và thẳng hàng một cách tổng quát. Vì vậy tác giả
chọn đề tài “ Hình học xạ ảnh trong các bài toán về đường thẳng, đường tròn đi
qua điểm cố định ” như một hướng tiếp cận với dạng toán trên.

Nội dung của chuyên đề tập trung vào việc sử dụng các kết quả, định lý
ở bốn chủ đề: hàng điểm điều hòa và tứ giác điều hòa, các định lý cơ bản của
hình học xạ ảnh, phép nghịch đảo, cực và đối cực để giải quyết các bài toán về
đường thẳng, đường tròn đi qua điểm cố định. Ở mỗi chủ đề, tác giả xin phép
nêu lại các kết quả, định lý mà không trình bày chứng minh, sau đó thông qua
các ví dụ để thấy được ứng dụng của các kết quả này. Phần cuối là một số bài
tập đề nghị.

Trang 1
2. Mục đích của đề tài.

Đề tài “ Hình học xạ ảnh trong các bài toán về đường thẳng, đường tròn
đi qua điểm cố định ” được tác giả chọn viết nhằm giới thiệu với các thầy cô và
các em học sinh một số kết quả, định lý của hình học xạ ảnh được ứng dụng để
giải quyết các bài toán về điểm cố định.

Đề tài này được coi như một chuyên đề để giảng dạy và bồi dưỡng cho
học sinh giỏi ở trường THPT chuyên, học sinh dự thi học sinh giỏi Quốc gia.
Tác giả rất mong nhận được góp ý trao đổi của các thầy, cô giáo, các bạn đồng
nghiệp và các em học sinh để chuyên đề có thể sâu sắc và hoàn thiện hơn nữa.
Hy vọng đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi,
trang bị thêm cho các em một mảng kiến thức giúp các em tự tin hơn trong các
kỳ thi.

Trang 2
PHẦN NỘI DUNG

A. HÀNG ĐIỂM ĐIỀU HÒA VÀ TỨ GIÁC ĐIỀU HÒA.

I. Cơ sở lý thuyết.

CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ TÍNH CHẤT CƠ BẢN.

Định nghĩa 1.1. Một hàng điểm A, B, C, D được gọi là hàng điểm điều hòa nếu
tỉ số kép

CA DA
 AB,CD: :
CB DB
có giá trị bằng -1, khi đó ta còn nói A, B liên hợp điều hòa với C, D.

Nhờ các tính chất về tỉ số kép ta thấy ngay, với hàng điểm điều hòa A, B, C, D,
việc C, D chia A, B cũng như A, B chia C, D, tức là

 AB,CD  CD, AB  BA, DC   DC, BA


 BA,CD  CD, BA   AB, DC   DC, AB  ,

Điều này giải thích cho khái niệm liên hợp điều hòa.

Định nghĩa 1.2. Một chùm đường thẳng là một bộ đường thẳng đồng quy.

Định nghĩa 1.3. Cho chùm đường thẳng a, b, c, d đồng quy tại O. Với bốn
điểm bất kỳ A, B, C, D khác O lần lượt nằm trên a, b, c, d, ta định nghĩa tỉ số
kép của a, b, c, d là

ab, cd : O  AB,CD:   


sin OC,OA sin OD,OA
:



  
sin OC,OB sin OD,OB 
Nhận xét. Định nghĩa này thực chất không phụ thuộc vào cách chọn A, B, C,
D.

Tính chất 1.4. Cho chùm đường thẳng a, b, c, d đồng quy tại O và đường
thẳng cắt a, b, c, d lần lượt tại A, B, C, D. Khi đó

ab, cd : O  AB,CD:  AB,CD


Định nghĩa 1.5. Cho chùm đường thẳng a, b, c, d. Khi đó a, b, c, d được gọi là
chùm điều hòa nếu ab, cd    . Ta cũng nói a, b liên hợp điều hòa với c, d.

Trang 3
Tính chất 1.6. Một chùm đường thẳng là điều hòa khi và chỉ khi một đường
thẳng bất kì song song với một đường thẳng của chùm bị ba đường thẳng còn
lại chắn hai đoạn thẳng bằng nhau.

Tính chất 1.7. (Tính chất hàng trung điểm) Chùm O  ABCD   với A, B, C
thẳng hàng có C là trung điểm AB khi và chỉ khi AC//OD.

C
B

Tính chất 1.8. (Các hệ thức của hàng điểm điều hòa). Cho hàng điểm A, B, C,
D và I là trung điểm AB, J là trung điểm CD. Khi đó ta có các khẳng định sau
là tương đương

i)  AB,CD  .

  
ii) Hệ thức Descartes:   .
AB AC AD

iii) Hệ thức Newton: IA  IB  IC.ID .

iv) Hệ thức Maclaurin: AB.AJ  AC.AD .

BA HÀNG ĐIỂM ĐIỀU HÒA VÀ CHÙM ĐIỀU HÒA ĐẶC BIỆT.

Tính chất 1.9. Cho tam giác ABC và AD, AE là hai phân giác trong và ngoài
của tam giác. Khi đó BC, DE   .

E C
B D

Tính chất 1.10. Cho tam giác ABC và điểm P bất kì, gọi D, E, F lần lượt là
giao điểm của các đường thẳng PA, PB, PC với BC, CA, AB. Gọi EF giao BC
tại G thì BC, DG   .

Trang 4
A

F
P

G
B D C

Tính chất 1.11. Cho P là điểm nằm ngoài đường tròn (O) và PA, PB là hai tiếp
tuyến kẻ từ P với A, B thuộc (O). Một đường thẳng qua P cắt (O) tại C, D. Nếu
AB giao CD tại Q thì PQ,CD  .

A
D

C Q

P
O

MỘT SỐ KẾT QUẢ CÓ NHIỀU ỨNG DỤNG.

Tính chất 1.12. (Chùm phân giác). Cho chùm ab, cd    . Các mệnh đề sau
là tương đương

i) c  d .

ii) c là phân giác góc tạo bởi a và b.

iii) d là phân giác góc tạo bởi a và b.

Sử dụng định nghĩa tỉ số kép của bốn điểm đồng viên ta có định nghĩa tứ giác
điều hòa như sau.

Định nghĩa 1.13. Tứ giác ABCD được gọi là tứ giác điều hòa nếu nó là một tứ
giác nội tiếp và  AC, BD  .

Tính chất 1.14. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O), gọi , b, c,
a d

lần lượt là các tiếp tuyến của (O) tại A, B, C, D. Các điều kiện sau là tương
đương

Trang 5
i) Tứ giác ABCD là điều hòa.

ii) AB.CD  AD.BC .

iii) b , d , AC đồng quy.

iv) a , c , BD đồng quy.

II. Ví dụ.

Ví dụ 1.1. Cho tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn (O) có A cố định và B,
C thay đổi trên (O) sao cho BC luôn song song với một đường thẳng cố định
cho trước. Các tiếp tuyến của (O) tại B và C cắt nhau tại K. Gọi M là trung
điểm BC, N là giao điểm của AM với (O). Chứng minh rằng đường thẳng KN
luôn đi qua một điểm cố định.

Lời giải.

Gọi giao điểm thứ hai của KN với (O) là I.

A I

B M C

Tứ giác IBNC là tứ giác điều hòa nên ta có ABC, NI   . Mà M là trung


điểm của BC nên AI || BC . Do đó I là điểm cố định. Vậy đường thẳng KN luôn
đi qua điểm I cố định. Ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 1.2. Cho hai đường tròn  O  ,  O  ngoài nhau. P là một điểm di chuyển
trên  O  , QR là đường kính của  O  , song song với O P . Các đường thẳng
PQ, PR lần lượt cắt đường tròn  O  tại M, N. Chứng minh rằng đường thẳng
MN luôn đi qua một điểm cố định khi P di chuyển.

Lời giải.

Trang 6
Các đường thẳng PQ, PR lần lượt cắt đường thẳng OO tại X ,Y . Khi đó,
X ,Y lần lượt là tâm vị tự ngoài và tâm vị tự trong của hai đường tròn
O  , O  nên X ,Y cố định. Gọi Z là giao điểm của đường thẳng MN và
đường thẳng OO . Ta chứng minh Z cố định.

K L
Y Z O2
X O1

Gọi K, L là hai giao điểm của đường thẳng OO và đường tròn  O  .

Theo tính chất của tỉ số kép ta có

 KL, XZ   M  KL, XZ   M  KL,QN   R  KL,QN    KL,YO 


Mà các điểm K, L, X, Y, O cố định nên Z cố định. Ta có điều phải chứng
minh.

Ví dụ 1.3. Cho tam giác ABC, P là điểm bất kì. A là hình chiếu song song của
P theo phương l cố định lên BC. A là trung điểm AA . A P cắt BC tại A . A
đối xứng A qua A . Chứng minh rằng PA luôn đi qua một điểm cố định khi
P di chuyển.

Lời giải.

A2
A5

B L C
A1 A3 A4

Trang 7
Gọi L là hình chiếu song song phương l của A lên BC. Gọi A là trung điểm
của AL. Ta chứng minh A , P, A thẳng hàng.

Theo tính chất tỉ số kép ta có

A  A A , AP   LA, A    (do PA || AL và A là trung điểm của AL)

A  A A, A A    A A, A    (do A A || A A và A là trung điểm của


A A ).

Từ đó A  A A , AP   A  A A, AA  nên A , P, A thẳng hàng. Ta có điều


phải chứng minh.

Ví dụ 1.4. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) cố định, B, C cố định, A
di chuyển trên (O). Gọi phân giác trong và ngoài của tam giác ABC là AD và
AE với D, E thuộc BC. M là trung điểm DE. H là trực tâm tam giác ABC.
Chứng minh rằng đường thẳng qua H, vuông góc với AM luôn đi qua một điểm
cố định khi A di chuyển.

(VMO 2010)

Lời giải.

Gọi X là điểm đối xứng của O qua BC. Suy ra X cố định và tứ giác AOXH là
hình bình hành. Do đó AO || HX (1)

H
E D C
M B

Lại có BC, DE    và M là trung điểm DE nên theo hệ thức Newton, ta có

MD  MB.MC . Mà MA  MD nên MA  MB.MC . Điều này chứng tỏ


MA  OA (2).

Từ (1) và (2) suy ra MA  HX .

Trang 8
Vậy đường thẳng đi qua H và vuông góc với MA luôn đi qua điểm X cố định.
Ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 1.5. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O) cố định, B, C cố
định và A di chuyển trên (O). D là trung điểm BC. Một đường thẳng bất kì đi
qua A cắt BC tại E và cắt (O) tại P khác A. Đường tròn ngoại tiếp tam giác EPD
cắt (O) tại F khác P. Chứng minh rằng AF luôn đi qua điểm cố định khi A di
chuyển.

(Mở rộng VMO 2014)

Lời giải.

P
A

G
E B D C
F

Gọi PF giao BC tại G. Từ hệ thức lượng trong đường tròn ta có

GB.GC  GP.GF  GD.GE

Do D là trung điểm BC nên theo hệ thức Maclaurin thì BC,GE   . Chiếu
bằng tâm P lên đường tròn (O) ta thu được ABFC là tứ giác điều hòa.

Vậy AF đi qua giao điểm của tiếp tuyến tại B, C của (O) cố định. Ta có điều
phải chứng minh.

Ví dụ 1.6. Cho tam giác ABC cố định, nhọn, không cân, nội tiếp đường tròn
(O). D là điểm thuộc đoạn BC sao cho AD là phân giác BAC . P là một điểm
di chuyển trên đoạn thẳng AD. Q là điểm thuộc đoạn thẳng AD sao cho
PBC  QBA . R là hình chiếu của Q lên đoạn thẳng BC. Gọi d là đường
thẳng đi qua R và vuông góc với OP. Chứng minh rằng đường thẳng d luôn đi
qua một điểm cố định khi P di chuyển.

(KHTN Hà Nội 2013-2014)

Lời giải.

Trang 9
F

Q
O
P X

D
B C
R M
H
N
Y

Gọi AD cắt (O) tại E khác A. EF là đường kính của (O). M là trung điểm BC. N
đối xứng M qua AD. H là trung điểm MN. Ta chứng minh đường thẳng d đi qua
điểm N cố định.

Ta có RMN  OEP (1).

Mặt khác theo định lý Thales và QE DE ME


HDM MDE ta có  
RM DM HM
(2).

Ta lại có biến đổi góc PBE  BQE .

BE QE
Từ đó ta có EBP EQB suy ra  (3).
PE BE

Sử dụng (2), (3) ta có HM  HM . ME . BE  RM . BE . QE  RM (4).


PE ME BE PE QE EF BE EF

Từ (1) và (4) suy ra MHR EPF , từ đó suy ra MRH  EFP suy ra


PF  RH . Từ đó kẻ RX || MN , PY || EF ta có các chùm điều hòa sau
P EF ,OY     R  XH , NM  .

Mà PE  RX , PF  RH , PY  RM nên theo tính chất chùm trực giao ta có


PO  RN . Ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 1.7. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) có B, C cố định và A di
chuyển trên cung BC của (O). Các phân giác AD, BE, CF giao nhau tại I.
Đường tròn qua D tiếp xúc với OA tại A cắt (O) tại G. GE, GF giao (O) lần thứ
hai tại M, N. BM giao CN tại H. Chứng minh rằng AH đi qua một điểm cố định.

(VN TST 2016)

Trang 10
Lời giải.

N
E
H
F
O
I

B D C
X

BA CA
Ta có chùm B  AE, MC   M  AE, BC    AG, BC    :
BG CG
CA BA
Và chùm C  AF , NB   N  AF ,CB    AG,CB    : .
CG BG

Gọi AX là phân giác ngoài góc BAC thì dễ thấy DX là đường kính của đường
tròn (ADG) nên XGD   . Lại có BC, DX    nên GD là phân giác góc
BGC.
GB DB AB
Suy ra   . Từ đó B  AE, MC   C  AF , NB .
GC DC AC

Suy ra A, H, I thẳng hàng. Vậy AH đi qua điểm I cố định. Ta có điều phải


chứng minh.

Ví dụ 1.8. Cho tam giác ABC có B, C cố định, A thay đổi sao cho tam giác
ABC nhọn. Gọi D là trung điểm BC và E, F tương ứng là hình chiếu vuông góc
của D lên các đường thẳng AB, AC. Các tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp
tam giác AEF tại E, F cắt nhau tại T. Chứng minh rằng T thuộc một đường
thẳng cố định.

(VMO 2016)

Lời giải.

Gọi (K) là đường tròn ngoại tiếp tam giác AEF thì AD là đường kính của (K).
Lấy L thuộc (K) sao cho DL  BC thì AL || BC . D lại là trung điểm BC nên
chùm A BC, DL điều hòa.

Trang 11
A L

O F

B C
D

Chiếu chùm này lên đường tròn (K) ta suy ra tứ giác LEDF điều hòa. Từ đó, T
thuộc đường thẳng DL là đường trung trực của BC cố định. Ta có điều phải
chứng minh.

Ví dụ 1.9. Cho đường tròn (O) và hai điểm B, C cố định trên đường tròn này
sao cho BC không là đường kính của (O). Gọi A là một điểm di động trên
đường tròn (O) và A không trùng với hai điểm B, C. Gọi D, K, J lần lượt là
trung điểm của BC, CA, AB và E, M, N lần lượt là hình chiếu vuông góc của A,
B, C trên BC, DJ, DK. Chứng minh rằng các tiếp tuyến tại M, N của đường tròn
ngoại tiếp tam giác EMN luôn cắt nhau tại điểm T cố định khi A di chuyển trên
(O).

(VN TST 2012)

Lời giải.

A F

B'

J K
T

O
M X
H
S
N

B C
E D

Trang 12
Gọi H là trực tâm tam giác ABC. Ta xét trường hợp H nằm trong tam giác, các
trường hợp còn lại xét tương tự.

Dễ thấy H nằm trên các đường thẳng BM, CN nên năm điểm D, M, N, H, E
cùng nằm trên đường tròn đường kính HD.

Gọi S, X lần lượt là hình chiếu của H lên OD, AD. Ta có S, X cũng thuộc đường
tròn đường kính HD.

Ta chứng minh các tứ giác DMSN, XMEN là các tứ giác điều hòa. Thật vậy, do
HS || BC và D là trung điểm của BC nên H BC, DS    suy ra tứ giác
DMSN là tứ giác điều hòa.

Ta lại có HX  AD, HM  AC, HN  AB, HE  AF (F thuộc (O) sao cho


AF || BC ), mà A  BC, DF    nên H NM , XE   , do đó tứ giác XMEN
cũng là tứ giác diều hòa.

Theo tính chất của tứ giác điều hòa, ta có T là giao điểm của EX và DO.

Gọi B’ là hình chiếu của B lên AC. Ta có AX .AD  AH.AE  AB '.AC , suy ra
tứ giác CDXB’ nội tiếp. Suy ra DXC DCA , do đó DC   DX .DA .

AE.DX AD.DX DC 
Theo định lý Thales thì DT    . Vì các độ dài DC,
AX AH AH
AH không đổi nên độ dài DT cũng không đổi. Do đó T cố định. Ta có điều phải
chứng minh.

Ví dụ 1.10. Cho tam giác ADH vuông tại H, HA  HD cố định. Đường tròn
AH
(I) thay đổi nhưng luôn tiếp xúc với HD tại D, có bán kính không quá và

cắt đoạn thẳng AD tại X (khác D). Các tiếp tuyến qua A của (I) lần lượt cắt
đường thẳng HD tại B, C (C thuộc tia DH).

a) Các đường thẳng XB, XC lần lượt cắt (I) tại Y và Z (khác X). Chứng minh
rằng giao điểm của các đường thẳng BZ và CY luôn di động trên một đường cố
định.

b) Đường tròn (J) qua B, C tiếp xúc với (I) tại L. Chứng minh rằng điểm L luôn
di động trên một đường cố định.

(TpHCM 2017-2018)

Lời giải.

Trang 13
A

X
F

I Y
E

C H D B
K P

a) Kẻ tiếp tuyến tại X của (I) cắt BC tại K.

Gọi E, F lần lượt là tiếp điểm của AC, AB với (I). Tứ giác XEDF là tứ giác điều
hòa nên K, E, F thẳng hàng.

Ta lại có AD, BE, CF đồng quy nên KD, BC   , do đó X KD, BC   ,
suy ra XZDY là tứ giác điều hòa. Điều này chứng tỏ K, Y, Z thẳng hàng.

Kết hợp với KD, BC    ta có BZ, CY, XD đồng quy. Vậy giao điểm của BZ
và CY luôn di động trên AD cố định.

b) Tiếp tuyến chung của (I) và (J) cắt BC tại P.

Ta có PD  PL  PB.PC , kết hợp với KD, BC   , ta có P là trung điểm
của KD.

Tam giác ADH và tam giác KID có cạnh tương ứng vuông góc và IP  DL nên
DL là đường trung tuyến của tam giác ADH. Vậy L di động trên đường trung
tuyến qua D của tam giác ADH cố định. Ta có điều phải chứng minh.

Trang 14
B. CÁC ĐỊNH LÝ CƠ BẢN CỦA HÌNH HỌC XẠ ẢNH.

I. Cơ sở lý thuyết.

Định lý 2.1. (Định lý Pappus). Cho hai đường thẳng và ' , các điểm
A, B, C  , A', B', C'  ' . Khi đó, các giao điểm của các cặp đường thẳng
AB’ và A’B, BC’ và B’C, CA’ và C’A thẳng hàng.

Định lý 2.2. (Đối ngẫu của định lý Pappus). Cho hai chùm đường thẳng a, b, c
và a’, b’, c’. Gọi da là đường thẳng đi qua hai giao điểm của b, b’ và c, c’;
tương tự ta có db , dc thì da , db , dc đồng quy.

Định lý 2.3. (Định lý Desargues) Cho hai tam giác ABC và A’B’C’. Khi đó
AA’, BB’, CC’ đồng quy khi và chỉ khi giao điểm của các cặp đường thẳng BC
và B’C’, CA và C’A’, AB và A’B’ thẳng hàng.

Ta thấy định lý Desargues phát biểu hai chiều chính là đối ngẫu của nhau.

Định lý 2.4. (Định lý Pascal). Cho hai tam giác ABC và A’B’C’ nội tiếp cùng
một đường tròn. Khi đó các giao điểm của các cặp AB’ và A’B, BC’ và B’C,
CA’ và C’A thẳng hàng.

Định lý 2.5. (Định lý Brianchon đối ngẫu của định lý Pascal). Cho hai tam giác
ABC và A’B’C’ cùng ngoại tiếp một đường tròn. Gọi Da là giao điểm của BC’
và B’C, tương tự ta có Db , Dc thì Da , Db , Dc thẳng hàng.

II. Ví dụ.

Ví dụ 2.1. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp (O). D là điểm cố định trên cung
nhỏ BC của (O). I là điểm di chuyển trên AD. BI cắt AC tại E, CI cắt AB tại F.
Đường thẳng EF cắt (O) tại M, N. MI, NI cắt (O) lần lượt tại P, Q. Chứng minh
rằng đường thẳng PQ luôn đi qua điểm cố định khi I thay đổi.

Lời giải.

Trước hết ta chứng minh bổ đề sau:

Cho hai tứ giác ABCD và A’B’C’D’ cùng nội tiếp đường tròn (O) sao cho AC,
BD, A’C’, B’D’ đồng quy tại P. AB cắt A’B’ tại Q, CD cắt C’D’ tại R. Khi đó
P, Q, R thẳng hàng.

Trang 15
Q A'
B'

D
A
P C

D'

C'
R

Thật vậy, gọi BC’ cắt B’C tại T. Áp dụng định lý Pascal cho bộ điểm
 A' B C  ta có Q, T, P thẳng hàng. Áp dụng định lý Pascal cho bộ điểm
 
 A B ' C '
 D C ' B '
 D ' C B  ta có R, T, P thẳng hàng. Từ đó P, Q, R thẳng hàng.
 

Trở lại bài toán.

Y
A
M

E
X
F

N Q
I

C'
P B'

T B C

CF, BE lần lượt cắt đường tròn (O) tại X, Y. Áp dụng bổ đề cho hai tứ giác
MNPQ và ACDX, ta được PQ, DX, BE đồng quy tại B’. Tương tự thì PQ, DY,
CX đồng quy tại C’.

 B D X 
Áp dụng định lý Pascal cho bộ điểm   ta có B’, C’ T thẳng hàng với T
 D C Y 
là giao điểm của BC với tiếp tuyến tại D của (O).

Vậy đường thẳng PQ luôn đi qua điểm T cố định. Ta có điều phải chứng minh.

Trang 16
Ví dụ 2.2. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O) với AB không là đường
kính của (O). P là một điểm di chuyển trên cung CD không chứa A, B của (O).
PA cắt DB, DC lần lượt tại E, F; PB cắt CA, CD lần lượt tại G, H. GF giao EH
tại Q. Chứng minh rằng PQ luôn đi qua điểm cố định khi P di chuyển.

(KHTN Hà Nội 2012-2013)

Lời giải.

Gọi tiếp tuyến của đường tròn (O) tại P cắt đường thẳng CD tại T.

S
B
A M

G
E

Q
T
D F H C

P 
ADP 
Áp dụng định lý Pascal cho bộ điểm   ta có T, E, G thẳng hàng.
 B P C 

Ta lại có P TQ, EG    , chiếu chùm này lên đường tròn (O) ta được tứ giác
PAMB điều hòa trong đó M là giao điểm của PQ với đường tròn (O).

Do đó đường thẳng PQ đi qua giao điểm S của các tiếp tuyến của (O) tại A, B
cố định. Ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 2.3. Cho tứ giác ABCD. Hai điểm M, N di chuyển lần lượt trên các cạnh
MA ND
AB, CD sao cho  . AN cắt DM tại P, BN cắt CM tại Q. Chứng minh
MB NC
rằng đường thẳng PQ cố định.

Lời giải.

AC cắt BD tại E. Đường thẳng qua A, song song với CD cắt đường thẳng qua
D, song song với AB tại F. Khi đó E, F cố định.

Trang 17
D

A P
N

M
E

Theo định lý Pappus, ta có P, E, Q thẳng hàng.

MA ND
Mặt khác, ta có D  AB, MF     A DC, NF  . Do đó P, E, F thẳng
MB NC
hàng.

Suy ra P, E, Q, F thẳng hàng.

Vậy đường thẳng PQ cố định. Ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 2.4. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), điểm P di chuyển trên
đường phân giác trong góc A. Đường thẳng PB cắt AC tại E và cắt đường tròn
(O) tại M khác B, đường thẳng PC cắt AB tại F và cắt đường tròn (O) tại N
khác C. MF cắt NE tại Q. Chứng minh rằng PQ luôn đi qua một điểm cố định
khi P di chuyển.

Lời giải.

Gọi X là giao điểm của tiếp tuyến của đường tròn (O) tại A và đường thẳng
MN.

M
A

Q E
N

F
X P

B C

Trang 18
AMC 
Áp dụng định lý Pascal cho bộ điểm   ta có E, F, X thẳng hàng.
N AB 
 


 AN  
XN
Vì XAN XMA nên    (1).
XM  AM 
AN
Theo định lý sin kết hợp với PNB PMC , ta lại có 
BN

PN (2).
AM CM PM

 PN  
XN
Từ (1) và (2) suy ra    .
XM  PM 

Do đó XP là tiếp tuyến của đường tròn (PMN).

Suy ra XPN  XMP  BCN . Điều này dẫn đến XP || BC .

P( XQ, NM )   và XP || BC nên PQ đi qua trung điểm của BC cố định. Ta


có điều phải chứng minh.

Ví dụ 2.5. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), D là điểm cố định thuộc
BC. Điểm P di chuyển trên AD. Đường thẳng PB cắt AC tại E và cắt đường
tròn (O) tại M khác B, đường thẳng PC cắt AB tại F và cắt đường tròn (O) tại N
khác C. MF cắt NE tại Q. Chứng minh rằng PQ luôn đi qua một điểm cố định
khi P di chuyển.

(Mở rộng ví dụ 2.4)

Lời giải.

N Q
X E
F
U
P V

B
D
S C
T

Trang 19
Gọi tiếp tuyến của đường tròn (O) tại A cắt đường thẳng MN tại X. Đường
thẳng AD cắt (O) tại L khác A. LN cắt AB tại U, LM cắt AC tại V. Tiếp tuyến
của (O) tại L cắt đường thẳng BC tại T. PQ cắt BC tại S.
AMC 
Áp dụng định lý Pascal cho bộ điểm   ta có E, F, X thẳng hàng.
N A B 
 

 A M L 
Áp dụng định lý Pascal cho bộ điểm   ta có U, P, X thẳng hàng.
 N A B 
  A M C
Áp dụng định lý Pascal cho bộ điểm    ta có V, P, X thẳng hàng.
N AL 
 
  L C M 
Áp dụng định lý Pascal cho bộ điểm   ta có P, V, T thẳng hàng.
B L A 
 

Do đó năm điểm X, T, P, U, V thẳng hàng.

Ta có P( XQ, NM )   nên (BC, ST )  . Mà B, C, T cố định nên S cố định.


Vậy PQ luôn đi qua điểm S cố định. Ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 2.6. Cho tam giác ABC, điểm P di động trên cạnh BC. Đường tròn ngoại
tiếp tam giác APB cắt AC tại E khác A, đường tròn ngoại tiếp tam giác APC cắt
AB tại F khác A. PF cắt AC tại N, PE cắt AB tại M, BN cắt CM tại Q. Chứng
minh rằng PQ luôn đi qua điểm cố định khi P di chuyển.

Lời giải.

T
E
C
B
P

A'
N

Trang 20
Gọi BE cắt CF tại T. Theo định lý Pappus, ta có P, T, Q thẳng hàng.

Mặt khác, P chính là điểm Miquel nên các tứ giác PTFB, PTEC là các tứ giác
nội tiếp.

Suy ra TPC  AEB  APB .

Do đó, PT và PA là hai tia đẳng giác trong góc BPC.

Điều này dẫn đến PT đi qua điểm A’ là điểm đối xứng với A qua BC.

Vậy PQ luôn đi qua điểm A’ cố định. Ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 2.7. Cho tam giác nhọn ABC. Hình chữ nhật MNPQ thay đổi sao cho M
thuộc cạnh AB, N thuộc cạnh AC và P, Q thuộc cạnh BC. BN cắt MQ tại K, CM
cắt NP tại L, MP cắt NQ tại X, KP cắt LQ tại Y. Chứng minh rằng đường thẳng
XY luôn đi qua một điểm cố định.

Lời giải.

E
M F
N

K X
Y L
B
Q G H P C

BN cắt CM tại Z và H là hình chiếu vuông góc của A lên BC. Gọi E, F, G lần
lượt là trung điểm của AH, MN, BC.

Theo định lý Pappus, ta có X, Y, Z thẳng hàng (1).

Dễ thấy A, F, G thẳng hàng; E, X, G thẳng hàng và XF || AH .

Ta có X  AH , EF    và X  AZ ,OF   , do đó X, Z, H thẳng hàng (2).

Từ (1) và (2) dẫn đến đường thẳng XY luôn đi qua điểm H cố định. Ta có điều
phải chứng minh.

Ví dụ 2.8. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O) và G là một điểm
thuộc cung BC không chứa O của đường tròn (I) ngoại tiếp tam giác OBC. D là

Trang 21
một điểm thuộc cung BC chứa O của đường tròn (I). GB cắt CD tại M, GC cắt
BD tại N. Giả sử MN cắt (O) tại hai điểm P, Q. Chứng minh rằng đường tròn
ngoại tiếp tam giác GPQ luôn đi qua hai điểm cố định khi G di chuyển.

(VMO 2017)

Lời giải.

Gọi J là giao điểm của hai tiếp tuyến tại B và C của đường tròn (I). Áp dụng
 B C D 
định lý Pascal cho bộ điểm    ta có M, N, J thẳng hàng.
 C B G 
N

Y Q

P
M
O

D
T B C

X I

Gọi JD cắt (I) tại X thì X cố định và tứ giác BDCX điều hòa nên
G BC, DX    .

Gọi MN cắt BC tại T thì G BC, DT   , từ đó GX đi qua T.

Suy ra TX .TG  TB.TC  TP.TQ . Điều này chứng tỏ đường tròn (GPQ) đi qua
điểm X cố định.

Gọi (GPQ) cắt DX tại Y thì JX .JY  JP.JQ bằng phương tích của J đối với (O)
không đổi nên Y cố định.

Vậy đường tròn (GPQ) đi qua hai điểm X, Y cố định. Ta có điều phải chứng
minh.

Ví dụ 2.9. Cho tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn (O). P di chuyển trên
(O). S, T là hai điểm cố định trên (O). PS, PT lần lượt cắt CA, AB tại E, F. EF

Trang 22
cắt một đường tròn (K) cố định qua B, C tại Q, R. Chứng minh rằng đường tròn
(PQR) luôn đi qua hai điểm cố định khi P thay đổi.

(Trần Quang Hùng - mở rộng VMO 2017)

Lời giải.

C J
B
K
S P E
Y
Q

R
Z

Gọi CT cắt BS tại X thì X cố định. Áp dụng định lý Pascal cho bộ điểm
BCP
  ta có X, E, F thẳng hàng.
T S A 

Gọi AX cắt (O) tại Y thì Y cố định. Gọi YP cắt BC tại J. Áp dụng định lý Pascal
 B A P 
cho bộ điểm    ta có X, E, J thẳng hàng.
Y S C  

Ta có JP.JY  JB.JC  JQ.JR , do đó Y thuộc đường tròn (PQR).

Gọi AY cắt (PQR) tại Z khác Y thì ta có XY.XZ  XQ.XR bằng phương tích
của X đối với đường tròn (K) không đổi nên Z cố định.

Vậy đường tròn (PQR) luôn đi qua hai điểm Y, Z cố định. Ta có điều phải
chứng minh.

Ví dụ 2.10. Cho đoạn thẳng BC và điểm D cố định thuộc BC. Một đường tròn
(I) thay đổi, tiếp xúc với BC tại D. Dựng điểm A sao cho (I) là đường tròn nội
tiếp tam giác ABC. Gọi K, L là tâm bàng tiếp góc B, C của tam giác ABC.

Trang 23
Đường thẳng ID cắt CA, AB lần lượt tại M, N. NK cắt ML tại J. Chứng minh
rằng đường thẳng IJ luôn đi qua một điểm cố định.

(Trần Quang Hùng)

Lời giải.
N

J
A
M
L E
T
S
F
Y
I
Z

G C
B D

Gọi E, F lần lượt là tiếp điểm của CA, AB với đường tròn (I). CL, BK lần lượt
cắt EF tại S, T. Dễ thấy S thuộc đường tròn đường kính IB và T thuộc đường
tròn đường kính IC.

Gọi EF cắt BC tại G.

 B I F 
Áp dụng định lý Pascal cho bộ điểm   đối với đường tròn đường kính
 S B D 
IB ta có G, L, N thẳng hàng. Tương tự G, K, M thẳng hàng.

Áp dụng định lý Desargues cho hai tam giác KND và MLC có KM, LN, DC
đồng quy, suy ra I, J, Y thẳng hàng với Y là giao của DK và AC. Tương tự DL
cắt AB tại Z thì I, J, Z thẳng hàng.

Mặt khác, ta có D KL, AG    ACB, DG  nên Y, Z, G thẳng hàng.

Vì BC, DG    và B, C, D cố định nên G cố định.

Vậy đường thẳng IJ luôn đi qua điểm G cố định. Ta có điều phải chứng minh.

Trang 24
C. PHÉP NGHỊCH ĐẢO.

I. Cơ sở lý thuyết.

Định nghĩa 3.1. Cho đường tròn O, R  , phép biến hình biến điểm P thành
điểm P’ thỏa mãn OP.OP '  R gọi là phép nghịch đảo qua đường tròn O, R,
tỷ số R gọi là phương tích của phép nghịch đảo, O gọi là tâm nghịch đảo,
đường tròn O, R gọi là đường tròn nghịch đảo, R gọi là bán kính nghịch đảo,
nếu không quan tâm đến phương tích hay bán kính ta có thể ký hiệu phép
nghịch đảo là IO,R khi đó P '  IO,R P. Nếu đã xác định rõ đường tròn ta chỉ
cần ký hiệu là P '  IO P.

Định lý 3.2. Xét phép nghịch đảo IO . Khi đó

a) Ảnh của đường thẳng qua O là chính nó.

b) Ảnh của đường thẳng không đi qua O là đường tròn đi qua O.

c) Ảnh của đường tròn đi qua O là một đường thẳng không đi qua O.

d) Ảnh của đường tròn không đi qua O là đường tròn không đi qua O.

Định nghĩa 3.3. Cho hai đường thẳng d và d .

Nếu d || d hoặc d  d thì góc giữa hai đường thẳng là  .

Nếu d cắt d thì góc giữa chúng là góc nhỏ nhất trong số bốn góc tạo thành.

Định nghĩa 3.4. Cho đường thẳng d có điểm chung với đường tròn (O) là P,
khi đó ta gọi góc giữa tiếp tuyến với (O) tại P và đường thẳng d là góc giữa d
và (O), ký hiệu là d,O.

Định nghĩa 3.5. Cho hai đường tròn O,O ' có điểm chung là M, khi đó ta
gọi góc giữa hai tiếp tuyến của O,O ' tại M là góc giữa hai đường tròn
 O  ,  O ', ký hiệu là O,O '.

Định lý 3.6. Phép nghịch đảo bảo toàn góc giữa hai đường thẳng, giữa hai
đường tròn và giữa đường thẳng với đường tròn.

Trang 25
Định lý 3.7. Cho phép nghịch đảo IO phương tích R , có
R
IO  A  A', IO  B   B ' . Khi đó A' B '  

AB .
OA.OB

Định lý 3.8. Cho đường tròn O, R và đường tròn K  đi qua O. Khi đó ảnh
nghịch đảo của K  qua O, R là trục đẳng phương của O, R và K .

Định lý 3.9. Cho đường tròn O, R và đường thẳng d không qua O. Gọi H là
hình chiếu của O lên d. Gọi ảnh nghịch đảo của H qua O, R là I. Khi đó ảnh
nghịch đảo của d qua O, R  là đường tròn đường kính OI.

Định lý 3.10. Cho O, R và ba điểm A, B, C. Gọi A’, B’, C’ là ảnh nghịch đảo
của A, B, C qua O, R  . Khi đó đường tròn ngoại tiếp  A' B 'C ' là ảnh nghịch
đảo của đường tròn ngoại tiếp  ABC  .

Định lý 3.11. Qua phép nghịch đảo, ba đường thẳng đồng quy (không qua tâm
nghịch đảo) sẽ biến thành ba đường tròn có hai điểm chung, trong đó có một
điểm chung là tâm nghịch đảo.

Định lý 3.12. Ảnh của đường thẳng không qua tâm nghịch đảo là một đường
tròn qua tâm nghịch đảo. Khi đó đường nối tâm của đường tròn này và tâm
nghịch đảo vuông góc với đường thẳng đã cho.

Định lý 3.13. Ảnh của một đường tròn không qua tâm nghịch đảo là một đường
tròn, khi đó tâm của hai đường tròn này thẳng hàng với tâm nghịch đảo.

Định lý 3.14. Tỷ số kép của hàng điểm được bảo toàn qua phép nghịch đảo.

II. Ví dụ.

Ví dụ 3.1. Cho đường thẳng d và ba điểm H, M, N thuộc d (H nằm giữa M và


N). Một đường tròn (O) thay đổi, tiếp xúc với d tại H. Từ M, N lần lượt kẻ các
tiếp tuyến MA, NB với (O) (A, B là các tiếp điểm). Chứng minh rằng đường
thẳng AB luôn đi qua một điểm cố định.

Lời giải.

Gọi I là giao điểm của AB và đường thẳng d. Xét phép nghịch đảo tâm H,
phương tích HM .HN . Qua phép nghịch đảo này ta có

I  I ', A  A', B  B ', M  N , d  d , AB  HA' B '

Trang 26
với I '  HA' B ' d .

A
O

M N d
H I'

B' A'

Suy ra MA  HA' N , NB  HB ' M  ,  O   A' B ' .

Vì d tiếp xúc với (O) nên A' B ' || d .

Dễ dàng chứng minh được MI’A’B’ và NI’B’A’ là các hình bình hành. Suy ra I’
là trung điểm của MN, do đó I’ cố định và I cũng là điểm cố định.

Vậy đường thẳng AB luôn đi qua điểm I cố định. Ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 3.2. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) cố định với B, C cố định
và A di chuyển trên (O). Gọi P, Q là hai điểm bất kỳ nghịch đảo nhau qua (O).
K đối xứng với A qua BC. OK cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác KPQ tại R
khác K. Chứng minh rằng đường thẳng AR luôn đi qua điểm cố định khi A, P,
Q thay đổi.

Lời giải.
A

O
P

Q
B C
R

Gọi X đối xứng với O qua BC và AR cắt OX tại L. Ta có AOXK là hình thang
cân. Do P, Q nghịch đảo qua (O) nên OR.OK  OP.OQ  OA . Từ đó

Trang 27
OAR  OKA  OXA . Suy ra OL.OX  OA . Độ dài OA không đổi, X cố
định nên L cố định. Ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 3.3. Cho hai đường tròn bằng nhau (O) và (O’) cắt nhau tại hai điểm A,
B. Một đường tròn (K) thay đổi tiếp xúc với AB tại A cắt (O) và (O’) lần lượt tại
P và P’. Chứng minh rằng đường thẳng PP’ luôn đi qua một điểm cố định.

Lời giải.

Gọi I là trung điểm AB. Một đường thẳng qua I cắt (O) và (O’) lần lượt tại Q,
Q’, gọi R là điểm đối xứng của Q’ qua I. Ta có IQ.IQ '  IQ.IR  IA  IB .

Xét phép nghịch đảo tâm I, phương tích IA biến các điểm A, B, đường tròn
(K) thành chính nó, biến Q thành Q’, do đó biến đường tròn (O) thành đường
tròn (O’). Từ đó phép nghịch đảo trên biến điểm P là giao điểm của đường tròn
(K) với đường tròn (O) thành điểm P’ là giao điểm của đường tròn (K) với
đường tròn (O’).

Suy ra I, P, P’ thẳng hàng. Vậy đường thẳng PP’ luôn đi qua điểm I cố định.
Ta có điều phải chứng minh.

K A

Q'
O P' I
O'
R
P
B

Ví dụ 3.4. Cho đường tròn O, R và một điểm S nằm ngoài (O). Đường thẳng
d thay đổi đi qua S. Hai đường tròn  C  ,  C  cùng tiếp xúc với d tại S và lần
lượt tiếp xúc với đường tròn (O) tại A, B. Chứng minh rằng đường thẳng AB
luôn đi qua một điểm cố định.

Lời giải.

Trang 28
B'

P'
d2
O

A
P B

A'

d1

Xét phép nghịch đảo tâm S, phương tích bằng phương tích của điểm S đối với
đường tròn O, R.

Phép nghịch đảo biến các đường tròn  C  ,  C  lần lượt thành các đường
thẳng d, d . Ta có d, d cùng song song với d và cùng tiếp xúc với dường tròn
(O).

Gọi A’, B’ lần lượt là tiếp điểm của d, d với đường tròn (O). Khi đó đường
thẳng AB biến thành đường tròn (SA’B’) và A’B’ là đường kính của đường tròn
(O). Ta chứng minh đường tròn (SA’B’) đi qua một điểm cố định.

Thật vậy, đường thẳng SO lần lượt cắt AB và (SA’B’) tại P và P’. P’ chính là
ảnh của P qua phép nghịch đảo. Ta có OP '.OS  OA'.OB '  R  nên P’ cố
định, từ đó P cố định. Ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 3.5. Cho tam giác ABC và D là điểm cố định trên cạnh BC. P thay đổi
sao cho AP  BC. Q là hình chiếu của P lên AD. Đường tròn ngoại tiếp tam
giác ABQ, ACQ cắt AC, AB tại E, F khác A. EF cắt BC tại G. Chứng minh rằng
đường thẳng qua P vuông góc với AG luôn đi qua một điểm cố định.

Lời giải.

Gọi K, L là hình chiếu của P lên CA, AB. DK, DL lần lượt cắt AB, AC tại S, T.
Dễ thấy BCKL nội tiếp.

Phép nghịch đảo tâm A, phương tích AC.AK  AB.AL  AQ.AD biến Q, K, L
lần lượt thành C, D, B do đó giao điểm E của đường tròn QAB với AC biến
thành giao điểm T của DL với AC. Tương tự F biến thành S. Khi đó giao điểm

Trang 29
G của EF với BC biến thành giao điểm I khác A của đường tròn  AKL và
 AST  . Như vậy I cũng là hình chiếu của P lên AG.
S

E
K
M
N
QR
L I
P

B GD C

Lấy M, N nằm trên CA, AB sao cho DM || AB, DN || AC . Lấy R sao cho
RM  AC, RN  AB . Ta sẽ chứng minh P, I, R thẳng hàng, điều đó có nghĩa là
đường thẳng qua P, vuông góc với AG luôn đi qua điểm R cố định.
NL
Thật vậy, ta có MK  MK . MA  MD . DN  NA . LN 
฀ 
. Mặt khác
MT MA MT MD  AS MT NS NA NS
hai tam giác IKT và ILS đồng dạng và có M, N chia KT, LS cùng tỷ số nên hai
tam giác IKM và ILN đồng dạng. Suy ra tứ giác IMAN nội tiếp đường tròn
đường kính AR hay RI  AI . Từ đó A, I, R thẳng hàng.

Ví dụ 3.6. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), ngoại tiếp đường tròn
(I). M, N là trung điểm cung nhỏ AC, AB. P là một điểm di động trên cung nhỏ
BC, MP cắt CI tại T, NP cắt BI tại S. Chứng minh rằng đường tròn (PTS) luôn
đi qua một điểm cố định.

(Iran 1997)

Lời giải.

Gọi X, Y, Z lần lượt là tiếp điểm của đường tròn (I) với các cạnh BC, CA, AB.

Trang 30
A

Y
N

Z M'
N' I O

P' T
S

B C
X

Phép nghịch đảo tâm I, phương tích r  (r là bán kính đường tròn (I)), biến
đường tròn (O) thành đường tròn Euler của tam giác XYZ, biến M, N lần lượt
thành M’, N’ là giao điểm của BI, CI với đường tròn Euler tam giác XYZ, biến
P thành P’ là một điểm bất kỳ trên đường tròn Euler tam giác XYZ.

Mặt khác PM, PN lần lượt sẽ biến thành đường tròn M ' IP ',N ' IP '; T biến
thành T’ là giao điểm của đường tròn M ' IP ' với CI, S biến thành S’ là giao
điểm của đường tròn N ' IP ' với BI.

Dễ thấy đường tròn (PTS) đi qua tâm I nên ta chỉ cần chứng minh đường thẳng
T’S’ đi qua điểm cố định.

Qua phép nghịch đảo và lấy đối xứng qua tâm đường tròn Euler, ta có bài toán
mới sau đây: Cho tam giác ABC có ba đường cao AD, BE, CF đồng quy tại H.
Một điểm P di động trên đường tròn Euler của tam giác ABC. Gọi (FHP) cắt
BH tại X, (EHP) cắt CH tại Y. Chứng minh rằng đường thẳng XY đi qua điểm
cố định.

P
E

H
F

B D C
M

Trang 31
Bằng biến đổi góc ta dễ dàng chứng minh được XY đi qua trung điểm của BC
cố định. Ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 3.7. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) và P là điểm bất kỳ. PA,
PB, PC cắt (O) lần lượt tại D, E, F khác A, B, C. Tiếp tuyến tại A của (O) cắt
SE
BC tại T. TP cắt EF tại S. Giả sử không đổi. Chứng minh rằng P luôn nằm
SF
trên một đường tròn cố định.

Lời giải.
A
E

O
F Q
P

S
C
T B

Gọi PT cắt đường tròn (PBC) tại Q khác P. Xét phép nghịch đảo tâm P,
phương tích k  PA.PD  PB.PE  PC.PF . Khi đó đường tròn (PBC) biến
thành đường thẳng EF, Q biến thành S.


DF  PB QB
Qua các tam giác đồng dạng, ta chứng minh được 
 : .
DE  PC QC

  k AC   k SE 
Qua nghịch đảo ta được PA.PC  k / PE : PS.PE .
   k SF 
k AB k / PF
   
 PA.PB   PS.PF 

AC PC SF PB
Suy ra :  , từ đó không đổi. Vậy P thuộc đường tròn
AB PB SE PC
Appolonius dựng trên đoạn BC cố định.

Ví dụ 3.8. Cho đường tròn (O) và điểm P nằm ngoài đường tròn. Hai đường
thẳng d, d’ thay đổi đi qua P lần lượt cắt đường tròn (O) tại X, Y và X’, Y’,
trong đó X nằm giữa P và Y, X’ nằm giữa P và Y’. Chứng minh rằng đường nối
tâm của hai đường tròn (PXY’) và (PX’Y) luôn đi qua một điểm cố định.

(Romania TST 2013)

Trang 32
Lời giải.

Gọi XX’ cắt YY’ tại S, XY’ cắt X’Y tại R.

Phép nghịch đảo tâm O, phương tích OX  , biến điểm S thành điểm Q là giao
điểm khác O của đường tròn (OXX’) và (OYY’).

Qua biến đổi góc, chứng minh được Q thuộc đường tròn (PX’Y) và cũng thuộc
đường tròn (PXY’).

Y
X

O P

R
Q

Y' X'

Phép nghịch đảo tâm P, phương tích PX.PY, biến các đường tròn (PXY’),
(PX’Y) lần lượt thành các đường thẳng X’Y, XY’, nên biến điểm Q thành điểm
R.

Theo định lý Brocard, O là trực tâm của tam giác PRS nên PQ  OS . Đường
nối tâm của hai đường tròn (PXY’) và (PX’Y) vuông góc với PQ tại trung điểm
của PQ nên song song với OS và đi qua trung điểm của OP (cố định). Ta có
điều phải chứng minh.

Ví dụ 3.9. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), ngoại tiếp dường tròn (I)
với các tiếp điểm là D, E, F. Từ một điểm P di động trên (O), ta vẽ các tiếp
tuyến tới (I) sao cho nó cắt BC tại X, Y. Chứng minh rằng đường tròn (PXY)
luôn đi qua một điểm cố định.

(Taiwan 2014)

Lời giải.

Trang 33
Phép nghịch đảo tâm I, phương tích r  biến cặp đường tròn (O), (I) thành cặp
đường tròn Euler tam giác DEF và (I). Gọi U, V là hai tiếp điểm trên (I) của
PX, PY. Phép nghịch đảo tâm I biến P thành P’ là một điểm trên đường tròn
Euler của tam giác DEF, X thành X’ là trung điểm DU và Y thành Y’ là trung
điểm DV. Ta cần chứng minh  X 'Y ' P ' đi qua một điểm cố định.

F H I O

K
U
Y' V
X'
B X D Y C

Gọi H là trực tâm tam giác DEF, K là trung điểm DH. Ta chứng minh K thuộc
đường tròn  X 'Y ' P '  .

Thật vậy, ta có KX ', KY '  HU , HV  . Vì H là trực tâm tam giác DEF và P’
thuộc đường tròn Euler nên nếu ta lấy H’ đối xứng với H qua P’ ta vân có H’
thuộc đường tròn Euler.

Do đó HU , HV   H 'V , H 'U   DV , DU   P ' X ', P 'Y '.

Từ hai đẳng thức trên ta có KX ', KY '   P ' X ', P 'Y '  , suy ra điều phải chứng
minh.

Ví dụ 3.10. Cho tam giác ABC nội tiếp (O) và tâm nội tiếp I, điểm D di động
trên cạnh BC. Gọi J, K lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABD và
ACD. Giả sử (AIJ), (AIK) lần lượt cắt (O) tại P, Q. Chứng minh rằng đường
thẳng PQ luôn đi qua một điểm cố định.

(Iran 2014)

Lời giải.

Phép nghịch đảo tâm A phương tích AB.AC, lấy đối xứng qua phân giác AI, ta
có I, (ABC), P, Q, (AIJ), (AIK) lần lượt biến thành Ia , BC, P’, Q’, Ia P ', IaQ ' .

Trang 34
Do đó, vì P, Q thuộc (ABC) nên P’, Q’ thuộc BC. Ta chứng minh (AP’Q’) đi
qua điểm S cố định khác A.

I
K
J Q
P
B D N C

 Ia

 
Thật vậy, ta có JAK  BAC nên AJI  AKI  , suy ra hai đường

tròn (AIJ) và (AIK) trực giao, do đó qua phép nghịch đảo ta có Ia P '  IaQ ' .

Gọi N là tiếp điểm của  I a  và BC, ta có NP '.NQ '  NIa  không đổi. Lấy S
thuộc tia AN sao cho NA.NS=NP.NQ, ta được S cố định và S thuộc (AP’Q’). Ta
có điều phải chứng minh.

Trang 35
D. CỰC VÀ ĐỐI CỰC.

I. Cơ sở lý thuyết.

Định nghĩa 4.1. Cho đường tròn (O), hai điểm A, B gọi là liên hợp với (O) nếu
đường tròn đường kính AB trực giao với (O).

Định nghĩa 4.2. Cho đường tròn (O) và điểm P. Tập hợp tất cả các điểm liên
hợp với P là một đường thẳng vuông góc với OP. Đường thẳng đó gọi là đường
đối cực của P đối với (O). Điểm P gọi là cực của đường thẳng đó đối với (O).

Định lý 4.3. (La Hire) Đối với cùng một đường tròn thì A nằm trên đối cực của
B khi và chỉ khi B nằm trên đối cực của A.

Hệ quả 4.4. Đối với cùng một đường tròn thì các đường đối cực đồng quy khi
và chỉ khi cực của chúng thẳng hàng.

Hệ quả 4.5. Đối với cùng một đường tròn thì tỷ số kép của chùm đối cực bằng
tỷ số kép của hàng cực tương ứng.

Hệ quả 4.6. Cho đường tròn (O) và đường thẳng AB cắt (O) tại M, N thì A, B
liên hợp với (O) khi và chỉ khi hàng điểm  AB, MN  điều hòa.

Định nghĩa 4.7. Cho đường tròn (O) và điểm P.

i) Nghịch đảo của P qua (O) nằm trên đường đối cực của P đối với (O).

ii) Nếu kẻ được các tiếp tuyến PA, PB tới (O) với A, B thuộc (O) thì A, B nằm
trên đối cực của P đối với (O).

Định lý 4.8. (Salmon) Cho đường tròn (O) và P, Q là hai điểm bất kỳ. Gọi K, L
lần lượt là hình chiếu của P, Q lên đường đối cực của Q, P đối với (O). Khi đó
OP PK
 .
OQ QL

Định lý 4.9. (Brokard) Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O). Gọi AB cắt
CD tại E, AD cắt BC tại F và AC cắt BD tại G. Ta có EF, FG, GE lần lượt là
đường đối cực của G, E, F đối với đường tròn (O).

Định lý 4.10. (Conway) Cho tam giác ABC và một đường tròn (K) bất kỳ. Gọi
X, Y, Z lần lượt là cực của các đường thẳng BC, CA, AB đối với (K). Khi đó AX,
BY, CZ đồng quy.

Định lý 4.11. (Steinbart) Cho tam giác ABC có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc
với BC, CA, AB tại D, E, F. X, Y, Z nằm trên (I) sao cho DX, EY, FZ đồng quy.
Khi đó AX, BY, CZ đồng quy.

Trang 36
II. Ví dụ.

Ví dụ 4.1. Cho đường tròn (O) và hai điểm A, B cố định trên (O) sao cho A, B,
O không thẳng hàng. Một điểm C di chuyển trên (O) sao cho C không trùng với
A, B. Đường tròn  O  qua A và tiếp xúc với BC tại C, đường tròn  O  qua B
và tiếp xúc với AC tại C. Hai đường tròn  O  và  O  cắt nhau tại D (D khác
C). Chứng minh rằng đường thẳng CD luôn đi qua một điểm cố định khi C di
chuyển.

Lời giải.

Dễ thấy OCOO là hình bình hành nên OO đi qua trung điểm của OC, mà
OO cũng đi qua trung điểm của CD nên OO || OD . Suy ra CD  OD .

Bằng biến đổi góc, chứng minh được bốn điểm A, D, O, B cùng thuộc một
đường tròn.

O2

O1
O
D

S B
A

Ta có ba đường tròn  O  ,  COD  ,  ADOB có các trục đẳng phương của từng
cặp đường tròn là AB, OD và tiếp tuyến tại C của đường tròn (O), do đó chúng
đồng quy tại S.

Xét cực và đối cực đối với đường tròn (O), CD là đường đối cực của S. Vì S
nằm trên đường thẳng AB cố định nên theo định lý La Hire đường thẳng CD đi
qua cực của AB (cố định). Ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 4.2. Cho góc xOy và điểm A thuộc tia Ox. Một đường tròn (I) thay đổi
nhưng luôn tiếp xúc với hai tia Ox, Oy. Gọi tiếp điểm của đường tròn (I) với
Ox, Oy lần lượt là B, C. Qua A kẻ tiếp tuyến AD với (I) (D là tiếp điểm, D khác
B). OI cắt BD tại E. Gọi d là đường thẳng qua I, vuông góc với CE. Chứng

Trang 37
minh rằng đường thẳng d luôn đi qua một điểm cố định khi đường tròn (I) thay
đổi.

Lời giải.

x
A
d

E
D
I
O

C
F y

Gọi F là giao điểm của đường thẳng d và Oy.

Xét cực và đối cực đối với đường tròn (I), ta thấy CE là đường đối cực của F
nên theo định lý La Hire đường đối cực của E đi qua F. (1)

Lại có BD là đường đối cực của A, BD đi qua E nên đường đối cực của E đi
qua A. (2)

Từ (1) và (2), suy ra AF là đường đối cực của E.

Do đó, AF  IE .

Suy ra tam giác OAF cân tại O và từ đó điểm F cố định.

Vậy đường thẳng d luôn đi qua điểm F cố định. Ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 4.3. Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O). Kẻ đường kính
AD của (O). S là một điểm di chuyển trên (O). SB cắt AC tại M, SD cắt BC tại
N. Chứng minh rằng đường thẳng MN luôn đi qua một điểm cố định.

Lời giải.

Gọi AS cắt BC tại P. Dễ thấy đường đối cực của P đi qua M.



Mặt khác, S BC, NP là chùm phân giác nên P, N liên hợp với đường tròn
(O). Suy ra đường đối cực của P đi qua N.

Trang 38
A

M
O

B C
N P

Do đó, MN là đường đối cực của P.

Mà P thuộc đường thẳng BC nên MN đi qua cực của đường thẳng BC là điểm T
cố định. Ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 4.4. Cho hai đường tròn  O  ,  O  tiếp xúc ngoài với nhau tại M. Một
điểm A thay đổi trên đường tròn  O  sao cho A,O,O không thẳng hàng. Từ
A kẻ hai tiếp tuyến AB, AC đến đường tròn  O  với B, C là tiếp điểm. BM, CM
cắt  O  lần lượt tại E, F khác M. EF cắt tiếp tuyến tại A của  O  tại D.
Chứng minh rằng điểm D luôn thuộc một đường thẳng cố định khi A thay đổi.

(VMO 2003)

Lời giải.
D

F A
B

O1 M O2

N C

E
P

Trang 39
Gọi AM cắt  O  tại N khác M. Tiếp tuyến tại M và tiếp tuyến tại N của  O 
cắt nhau tại P. Ta có MN là đường đối cực của P và BC là đường đối cực của A,
mà A thuộc MN nên theo định lý La Hire, P thuộc BC.

Xét phép vị tự tâm M, biến đường tròn  O  thành đường tròn  O  . Khi đó
phép vị tự này biến B thành E, C thành F, N thành A, do đó biến P thành giao
điểm của EF với tiếp tuyến tại A của  O  là D. Suy ra M, P, D thẳng hàng hay
D luôn thuộc tiếp tuyến chung tại M của hai đường tròn  O  ,  O  cố định. Ta
có điều phải chứng minh.

Ví dụ 4.5. Cho tam giác không cân ABC. Đường tròn nội tiếp (I) của tam giác
ABC tiếp xúc với BC, CA, AB lần lượt tại D, E, F. AD giao EF tại J. M, N di
chuyển trên đường tròn (I) sao cho M, J, N thẳng hàng và M nằm về phía nửa
mặt phẳng chứa C bờ AD, N nằm về phía nửa mặt phẳng chứa B bờ AD. Giả sử
DM, DN lần lượt cắt AC, AB tại P, Q.

a) Giả sử MN cắt PQ tại T. Chứng minh rằng T luôn thuộc một đường thẳng cố
định.

b) Giả sử tiếp tuyến tại M, N của (I) cắt nhau tại S. Chứng minh rằng S luôn
thuộc một đường thẳng cố định.

(KHTN 2011-2012)

Lời giải.
S

T
Q
E
N
F J
P
I
M

G
B D C

a) Gọi EF cắt BC tại G, MN cắt AG tại T’.

Xét cực và đối cực đối với đường tròn (I) ta có G là cực của AD nên G, J liên
hợp, J, A cũng liên hợp nên J là cực của AG. MN qua J cắt AG tại T’ suy ra

Trang 40
MN , JT '  , từ đó D MN , JT '  . Lại có ACB, DG   nên suy ra
T’, P, Q thẳng hàng. Suy ra T  T '. Vậy T luôn thuộc đường thẳng AG cố định.

b) S là cực của MN nên S, J liên hợp nên S luôn thuộc đối cực của J là AG cố
định. Ta có điều phải chứng minh.

Trang 41
E. BÀI TẬP ĐỀ NGHỊ.

Bài 5.1. Cho tam giác ABC. Một đường tròn (K) thay đổi đi qua B, C cắt CA,
AB tại E, F. BE cắt CF tại H. AH cắt BC tại D. EF cắt BC tại G. Đường thẳng
qua D song song EF cắt CA, AB lần lượt tại M, N. Chứng minh rằng đường tròn
(GMN) luôn đi qua một điểm cố định khi (K) di chuyển.

Bài 5.2. Cho D nằm giữa H và M cố định. Tam giác ABC thay đổi sao cho AH,
AD, AM lần lượt là đường cao, phân giác và trung tuyến của tam giác ABC.
Chứng minh rằng tâm đường tròn nội tiếp I của tam giác ABC luôn thuộc một
đường thẳng cố định khi tam giác ABC thay đổi.

Bài 5.3. Cho tứ giác ABCD. M, N di chuyển trên AD, BC. P, Q là trung điểm
DN, CM. DQ cắt CP tại T. DN cắt CM tại R. Dựng hình bình hành RDSC.
Chứng minh rằng ST luôn đi qua điểm cố định.

Bài 5.4. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) cố định, B, C cố định và A
di chuyển trên (O). H là trực tâm tam giác ABC. Trung trực BC cắt CA, AB tại
M, N. Đường thẳng qua H, song song OA cắt CA, AB tại P, Q. MQ cắt NP tại R.
Chứng minh rằng đường thẳng qua R, song song OH luôn đi qua một điểm cố
định khi A di chuyển.

Bài 5.5. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) cố định, B, C cố định và A
di chuyển trên cung lớn BC của (O). Các đường cao AD, BE, CF đồng quy tại
H. Đường tròn (AEF) cắt đường tròn (O) tại P khác A. Chứng minh đường
thẳng PD luôn đi qua một điểm cố định.

Bài 5.6. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Đường tròn (K) đi qua B,
C cắt CA, AB tại E, F. Đường tròn (AEF) cắt (O) tại L khác A. Chứng minh
rằng KL luôn đi qua một điểm cố định khi (K) di chuyển.

Bài 5.7. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Phân giác ngoài góc A cắt
(O) tại D khác A. P là một điểm thuộc đoạn BC. Đường tròn (K) tiếp xúc trong
(O) tại E và tiếp xúc đoạn thẳng PD, PB. Đường tròn (L) tiếp xúc trong (O) tại
F và tiếp xúc đoạn thẳng PD, PC. Chứng minh rằng đường thẳng EF luôn đi
qua một điểm cố định khi P di chuyển.

Bài 5.8. Cho tam giác ABC. Điểm P nằm trong tam giác thỏa mãn
PBA  PCA . M, N là hình chiếu của P lên AB, AC. Chứng minh rằng trung
tuyến từ P của tam giác PMN luôn đi qua một điểm cố định.

Bài 5.9. Cho tam giác ABC và điểm P thay đổi sao cho phân giác góc BPC đi
qua A. Đường tròn (K) đi qua A và tiếp xúc với các đường tròn A- mixtilinear
ngoại của tam giác APB, APC sao cho tâm hai đường tròn này không cùng ở

Trang 42
trong hoặc ở ngoài (K). Chứng minh rằng K luôn di chuyển trên một đường
thẳng cố định khi P di chuyển.

Bài 5.10. Cho đường tròn (O) và điểm A nằm ngoài (O). Đường tròn (O’) thay
đổi đi qua A và trực giao với (O). Chứng minh rằng trục đẳng phương của (O)
và (O’) luôn đi qua một điểm cố định.

Trang 43
PHẦN KẾT LUẬN

Trên đây, tác giả đã trình bày một số bài toán được chọn lọc từ các kỳ
thi Olympic toán, qua đó thấy được việc ứng dụng các kết quả, định lý của hình
học xạ ảnh trong các bài toán về đường thẳng, đường tròn đi qua điểm cố định.
Các bài toán được chọn để trình bày khá đa dạng và phong phú. Qua các
phương pháp và lời giải cụ thể, tác giả đã cố gắng giúp học sinh tiếp cận và biết
vận dụng các kết quả này giải quyết một lớp các bài toán cùng loại.

Tác giả hy vọng rằng chuyên đề này có thể đóng góp một phần vào việc
bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên vì khả năng còn hạn chế nên đề tài còn
mang tính chất tổng hợp, chưa thật sự sáng tạo, vì vậy rất mong nhận được các
ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và các em học sinh để
chuyên đề được sâu sắc và hoàn thiện hơn nữa.

Trang 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đoàn Quỳnh, Văn Như Cương, Trần Nam Dũng, Nguyễn Minh Hà, Đỗ
Thanh Sơn, Lê Bá Khánh Trình, 2009, Tài liệu chuyên Toán hình học 10.

[2] Đoàn Quỳnh, Văn Như Cương, Trần Nam Dũng, Nguyễn Minh Hà, Đỗ
Thanh Sơn, Lê Bá Khánh Trình, 2009, Bài tập tài liệu chuyên Toán hình học
10.

[3] Trần Quang Hùng, Blog Hình học sơ cấp


http://analgeomatica.blogspot.com/.

[4] Trần Nam Dũng (chủ biên), 2011-2016, Các phương pháp giải toán qua
các kỳ thi Olympic.

[5] Hoàng Quốc Khánh, 2008, Khám phá cực và đối cực.

[6] Coxeter, Projective Geometry, 2003.

[7] AOPS Forum https://artofproblemsolving.com/.

Trang 45

You might also like