Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

KHAI THÁC MỘT TÍNH CHẤT VỀ TÍNH KHẢ VI VÀ NGHIỆM CỦA ĐA THỨC

KHAI THÁC MỘT TÍNH CHẤT VỀ TÍNH KHẢ VI VÀ NGHIỆM CỦA ĐA THỨC

Lời mở đầu: Đa thức thuộc lớp hàm khả vi(có đạo hàm) tại mọi điểm. Tính khả vi của đa thức được
khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta cùng xét một tính
chất quan trọng được khai thác rất nhiều trong các bài toán liên quan đến nghiệm. Bài viết không
chú trọng đến lời giải chi tiết của mỗi bài toán mà chủ yếu xây dựng một hệ thống bài toán xung
quanh bài toán gốc. Tác giả sẽ cố gắng phân tích mối liên quan giữa giả thiết trong mỗi bài toán với
bài toán gốc để giúp độc giả có thể khai thác được bài toán gốc vào mỗi tình huống đang gặp. Đó là
ý tưởng xuyên suốt của chuyên đề. Đầu tiên ta xét bài toán sau:

Trang. 1
Bài toán mở đầu: Cho đa thức hệ số thực P (x) bậc n ³ 1 có n nghiệm thực phân biệt x1 , x2 ,..., xn .
Ký hiệu P '(x) là đạo hàm cấp một của đa thức đó tại điểm x . Khi đó ta có
P '(x) n
1
P (x)
= å
i= 1 (x - xi )
," x ¹ x i (*)

Chứng minh: Theo định lý Bézuot ta có P (x)= a (x - x1 )(x - x2 )...(x - xn ) với a ¹ 0 .

Khi đó P '(x)= a (x - x2 )(x - x3 )...(x - xn )+ ... + a (x - x1 )(x - x2 )...(x - xn- 1 ) .

P '(x) n
1
Vậy nên
P (x)
= å
i= 1 (x - x )
. Bài toán được chứng minh.
i

Tiếp theo ta sẽ đi xét một số ứng dụng của bài toán trên. Ta bắt đầu với bài toán sau.

Bài toán 1: Cho đa thức P  x   x 4  x3  7 x 2  4 x  6 có bốn nghiệm thực phân biệt x1, x2 , x3 , x4 .

1 1 1 1
Tính tổng S     .
x12  4 x1  3 x22  4 x2  3 x32  4 x3  3 x42  4 x4  3

Phân tích tìm lời giải

4
1 1 4 æ 1 1 ö
÷
Ta để ý rằng å = å çç - ÷. Do đó dấu hiệu sử dụng bài toán mở đầu là rõ
i= 1 xi - 4 xi + 3 2 i= 1 çè xi - 3 xi -
2

÷
ø
ràng.

Ta có P  x    x  x1  x  x2   x  x3   x  x4  , P '  x   4 x3  3x 2  14 x  4

1 4 1 1  1 4 1 4 1 
Dễ thấy S          .
2 i 1  xi  3 xi  1  2  i 1 xi  3 i 1 xi  1 

1æ ç
ö - 35
P '(1) P '(3)÷
Áp dụng bài toán trên ta có S = çç - ÷
÷= ..
2 çè P (1) P (3) ÷ø 9

Nhận xét : Với biểu thức đơn giản ta có thể dùng định lí Viète để tính. Nhưng với biểu thức phức tạp
thì dùng định lí Viète là không tối ưu. Dấu hiệu để sử dụng bài toán mở đầu đó chính là mỗi phân
1
thức trong tổng S có thể tách được thành dạng trong đó xi là các nghiệm. Với ý tưởng trên
x - xi
bạn đọc hãy giải thử cácbài toán sau đây.

Trang. 2
Bài toán 2 (Chọn đội tuyển Chuyên Bến Tre 2017) Chứng minh rằng đa thức
1
P  x   x5  x 4  5 x3  x 2  4 x  1 có 5 nghiệm thực phân biệt. Ký hiệu các nghiệm đó là xi i  1;5
2
 
5
x 1
. Tính tổng S   5 i 4
i 1 2 xi  xi  2

Bài toán 3 (Chọn đội tuyển Toán TPHCM2016) Cho đa thức với hệ số thực

P( x)  x2016  a2015 x2015  a2014 x2014  ...  a1x  a0 có 2016 nghiệm thực phân biệt và

P '  2  P ' 1


P 1 .P  2   0;4   2016 . Chứng minh rằng tồn tại ít nhất một nghiệm của P (x) thuộc
P  2  P 1
khoảng (1;2).

Một bài toán tương tự khác đó là :

2 P '  1
Bài toán 4. Cho đa thức P  x    x bậc n sao cho  n  0 . Chứng minh rằng P  x  có ít
P  1
nhất một nghiệm (thực hoặc phức) x0 thỏa mãn x0  1 .

Gợi ý hướng giải quyết:

Gọi các nghiệm là x1 , x2 ,..., xn .Với giả thiết đã cho ta có thể viết lại

2 P '  1
2
 2 2 2  n x1  1  1 z  1 z
n  n   ...    0 . Lưu ý rằng : Re    Re
P  1 1  x1 1  x2 1  xn  i 1 x1  1 1 z  1 z
2

nên bài toán được giải quyết xong.

Tiếp theo bằng cách đánh giá hệ số của đa thức ta có được bài toán kinh điển sau.

Bài toán 5. Cho đa thức P (x) có bậc n > 1 và có n nghiệm thực phân biệt x1 , x2 ,..., xn . Chứng minh
1 1 1
rằng khi đó ta có + + ... + = 0 (1).
P '(x1 ) P '(x2 ) P '(xn )

Chứng minh. Với mỗi k Î {1;2;...; n} ta xét đa thức


P (x)
Pk (x) = a (x - x1 )(x - x2 )...(x - xk- 1 )(x - xk + 1 )...(x - xn ) = .
x - xk

Khi đó ta có P '(x)= P1 (x)+ P2 (x)+ ... + Pn (x) . Lại có Pk (xi ) = 0(k ¹ i ) và Pi (xi ) ¹ 0 . Từ đó ta
suy ra

Trang. 3
Pi (xi ) P (x)
P '(xi ) = Pi (xi ), " i = 1; n . Vậy = 1 . Ta xét đa thức phụ Q (x) = i - 1 thì đa thức này có n
P '(xi ) P '(xi )
nghiệm thực phân biệt x1 , x2 ,..., xn trong khi bậc của nó không quá n - 1 do đó Q (x) là đa thức đồng
1 1 1
nhất không. Nói riêng hệ số bậc cao nhất của nó là + + ... + = 0 . Bài toán được
P '(x1 ) P '(x2 ) P '(xn )
chứng minh.

Nhận xét : Ở lời giải trên ta sử dụng một tính chất của đa thức đó là : Nếu đa thức có bậc nhỏ hơn n
và có n nghiệm thì đa thức đó đồng nhất không. Kỹ thuật này được dùng khá nhiều khi lập luận liên
quan đến hệ số của đa thức. Thay vì đồng nhất hệ số bậc cao nhất của đa thức Q (x), nếu đồng nhất
hệ số tự do thì ta có được bài toán sau đây. Bạn đọc hãy kiểm tra lại nhận xét như bài tập nhỏ.

Bài toán 6. (Đề chính thức trường Đông toán học miền Nam 2017)

Cho đa thức monic P (x) bậc n > 1 (tức là đa thức có hệ số bậc cao nhất bằng 1) có n nghiệm thực
n+ 1
1 1 1 (- 1)
x1 , x2 ,..., xn phân biệt khác 0. Chứng minh rằng + + ... + = .
x1P '(x 1 ) x2 P '(x2 ) xn P '(xn ) x1.x2 ...xn

Tiếp tục phát triển ý tưởng đồng nhất hệ số đa thức ở trên ta có bài toán sau đây

Bài toán 7.

1. Cho đa thức f  x  có bậc n với các hệ số thực và hệ số cao nhất bằng a . Giả sử f  x  có n
nghiệm phân biệt x1 , x2 ,..., xn khác 0 . Chứng minh rằng

 1
n 1 n
1 n
1
  
ax1 x2 ...xn k 1 xk k 1 xk2 f '  xk 
.

2. Có tồn tại hay không một đa thức f  x  bậc n lẻ với hệ số bậc cao nhất a  1 mà f  x  có n
nghiệm phân biệt x1 , x2 ,..., xn khác 0 thỏa mãn

1 1 1 1
  ...    0?
x1 f '  x1  x2 f '  x2  xn f '  xn  x1x2 ...xn

Chứng minh :
n
1. Ta viết f  x   a  x  x1  x  x1  ... x  xn  và đặt f k  x   a   x  xk , k  1, n .
i 1,i  k

Trang. 4
 n  x x ...x
Ta có f k  x   ax n1  a   xi  x n2  ...   1 a 1 2 n Lấy đạo hàm f  x  ta được
n 1

 i 1,i k  xk

f '  x   f k  x    x  xk  f k '  x  , suy ra f '  xk   f k  xk  , f k  x j   0 khi j  k . Bây giờ xét đa thức

n
fk  x 
P  x    1 . Khi đó deg P  x   n và P  x1   P  x2   ...  P  xn   0 nên P  x   0 . Từ đó
k 1 f k  xk 

 1  n
n 1
n
x x ...x 1
suy ra hệ số tự do a0    1  a .
n 1
a 1 2 n  1  0 . Do đó
k 1 xk f '  xk  ax1 x2 ...xn k 1 xk f '  xk 

Lại xét hệ số bậc nhất của P  x  ta được

n
1  n 1 n
1 n
1 n
1
     0 , hay
k 1 x f '  xk   i 1,i  k xi 
2 
k 1 x f '  xk 
2
  
k 1 xk f '  xk  k 1 xk
b .

Từ  a  và  b  ta có điều cần chứng minh.

2. Ta giả sử rằng tồn tại đa thức f  x  bậc lẻ với hệ số bậc cao nhất a  1 mà f  x  có n nghiệm
1 1 1 1
thực phân biệt x1 , x2 ,..., xn khác 0 và thỏa mãn   ...    0?
x1 f '  x1  x2 f '  x2  xn f '  xn  x1x2 ...xn
 1  1 . Do đó dẫn đến 2  0 là vô lý.
n 1
1 n
.Theo đẳng thức  a  ta có  
k 1 xk f '  xk  x1 x2 ...xn x1 x2 ...xn x1 x2 ...xn
Vậy không tồn tại đa thức P  x  thỏa mãn bài toán.

Bây giờ nếu sử dụng tới đạo hàm cấp hai thì ta lại có kết quả sau đây.

Bài toán 8. Cho đa thức P  x    x có deg P  n có n nghiệm phân biệt x1, x2 ,..., xn . Chứng
n P ''  x 
minh rằng ta có đẳng thức  k
 0  2 .
k 1 P '  xk 
Gợi ý hướng giải quyết:

Để chứng minh bài toán này tương tự với cách xét đa thức Pk (x) như trên thì ta xét đa thức

 
Rij (x) như sau P  x    x  xi  Qi  x    x  xi  x  x j Rij  x  với i  j .

n n
Khi đó P '  x    Qi  x ; P ''  x     Rij  x  . Lập luận tương tự ta có được khẳng định (2).
i 1 i 1 j  i

Trang. 5
Lời giải chi tiết xin dành cho bạn đọc.

Trong các bài tập tiếp theo ta cần xét thêm tính đơn điệu của hàm số trong quá trình lập luận.

Bài toán 9. Cho đa thức hệ số thực P (x) bậc n ³ 1 có n nghiệm thực phân biệt. Gọi D là tổng độ dài
P '(x)
các khoảng nghiệm của bất phương trình ³ 2018 . Tìm n để D = 1 .
P (x)

P '(x)
Phân tích tìm lời giải : Sự xuất hiện của giả thiết ³ 2018 đưa ta đi đến suy nghĩ sẽ sử dụng bài
P (x)
n
toán mở đầu ở trên. Thật vậy. Theo định lí Bézout ta có P  x   a  x  xk  với a ¹ 0 và ta giả sử
k 1

các nghiệm được sắp xếp theo thứ tự lớn dần là x1  x2  ...  xn . Do đó ta có
P ' x  1 P ' x  n 1 n
1
 2018 . Đặt G  x    G ' x   
n
 2018    2 0.
P x k 1 x  x
k
P  x  k 1 x  xk k 1  x  x 
k

Ta có bảng biến thiên như sau

x  x1 x2 x3 ... xn 
G ' x      
G  x 0   

0
  

Do đó phương trình G  x   2018 có n nghiệm thực x1  t1  x2  t2  ...  xn  tn . .Tập nghiệm của

 x ; t  . Tổng độ dài các khoảng nghiệm của bất phương trình


n
bất phương trình là S  i i

i 1
n n n
D    ti  xi    ti   xi . Mặt khác ta lại có ti (i = 1; n) là nghiệm của phương trình
i 1 i 1 i 1

P ' x  n  n  n
 2018  P '  x   2018P  x   a    x  xi   2018a  x  xi 
 
P x k 1  i 1  i 1
 ik 

Trang. 6
n  nn 
 2018a  x  xi   a    x  xi    0  3 . Phương trình (3) có hệ số của x n ( bậc cao nhất )

i 1 k 1  i 1 
 ik 
là 2018a , hệ số của x n- 1 là - 2018a (x1 + x2 + ... + xn )- na .

n2018a  x1  x2  ...  xn   na n n
Áp dụng định lí Viète ta có  ti     xi  .
i 1 2018a i 1 2018
n n n
n
Vậy D    ti  xi    ti   xi  . Do đó D = 1 khi n = 2018 .
i 1 i 1 i 1 2018

P '(x)
Nhận xét:Do ta cần xuất hiện các khoảng nghiệm của bất phương trình ³ 2018 , tức là các
P (x)
P '(x) P ' x 
nghiệm của phương trình = 2018 nên việc xét tính đơn điệu của hàm G  x   là hoàn
P (x) P x
toàn tự nhiên . Bài toán tương tự sau đây cũng đã xuất hiện trong một đề thi. Mời bạn đọc thử sức.

Bài toán 10. Chứng minh rằng tập nghiệm của bất phương trình
1 2 3 70 5
   ...   là hợp các khoảng rời nhau và có tổng độ dài là 1988.
x 1 x  2 x  3 x  70 4
Ngoài ra chúng ta chứng minh được bài toán tổng quát sau đây. Phần chứng minh xin dành cho bạn
đọc.

Bài toán 11. Cho đa thức hệ số thực P  x   a0 x n  a1 x n1  ...  an1 x  an  a0  0  bậc n , có n
P ' x 
nghiệm thực phân biệt và số c  0 . Chứng minh rằng bất phương trình  c có tập nghiệm là
P x
n
hợp của một số nửa khoảng có tổng độ dài là .
c

Bài toán 12. Ứng với mỗi đa thức P  x  với hệ số thực và có nhiều hơn một nghiệm thực, gọi d  P 
là khoảng cách nhỏ nhất giữa hai nghiệm thực bất kì của nó. Giả sử các đa thức với hệ số thực P  x 
và P  x   P '  x  đều có bậc k  1 và có k nghiệm thực phân biệt. Chứng minh rằng
d (P + P ')³ d (P) (4)
Phân tích đi tìm lời giải:

Trong bài toán này, để có thể khai thác được bài toán mở đầu, bạn đọc cần lưu ý đến sự kiện đa thức
P  x   P '  x  có k nghiệm. Ta kí hiệu các nghiệm của P (x) là x1  x2  ...  xk . Ta chứng minh
bài toán trên bằng phản chứng..
Trang. 7
Giả sử d  P  P '  b  a  d  P  trong đó a, b là hai nghiệm gần nhau nhất của đa thức
P  x   P '  x  và b  a . Do đa thức P  x  không có nghiệm bội nên ta suy ra a, b không phải là
nghiệm của P '  x  . Ta để ý là P  a   P '  a   0; P  b   P '  b   0 . Nên từ đó ta suy ra
P ' a  P 'b 
 1;  1  5  .
Pa P b 

k
P ' x  k 1
Theo định lí Bézout ta có P  x   a0   x  xi  với a 0 ¹ 0 . Khi đó ta có  .
i 1 P  x  i 1 x  xi

P ' x  n
1
Hàm số G  x   có G '(x) = - å < 0 nên nghịch biến trên từng khoảng xác định
P x
2
i= 1 (x - xi )
của nó. Từ  5  ta có G  a   G  b   1 nên ta suy ra a, b phải nằm ở hai khoảng xác định khác
nhau. Cũng vì a, b là hai giá trị gần nhau nhất của nghiệm P  x   P '  x  và gần hơn bất cứ hai
nghiệm nào của P (x) nên suy ra tồn tại duy nhất một nghiệm x j   a; b  .

Từ d  P  P '  b  a  d  P  nên suy ra xi 1  xi  b  a  a  xi  b  xi 1 với mọi i  1; k  1 .

Cũng từ tính gần nhất của a, b nên ta có và từ a  xi  b  xi 1 nên ta suy ra  a  xi  b  xi 1   0 ( có

thể vẽ lên trục số để kiểm tra ). Từ đó ta suy ra được


1

1
a  xi b  xi 1
i  1; k  1  6 và hiển nhiên
1 1
ta có a  xk  0  b  x1 nên   7  . Vì vậy cộng vế theo vế các bất đẳng thức trong (6)
a  xk b  x1
P '  a  k 1 1 k 1
1
và (7) ta thu được 1     1 ( vô lý). Vậy d  P  P '  d  P  .
P  a  i 1 a  xi i 1 b  xi

Bài toán 13. Tìm tất cả các đa thức bậc n = 2018 có hệ số thực P (x) sao cho đa thức đạo hàm
P '(x) là ước của P (x). Nghĩa là tồn tại đa thức hệ số thực Q (x) sao cho P (x)= P '(x).Q(x) (8)

Phân tích tìm lời giải

P ' x 
Ta cần khai thác giải thiết trong  8  và lập luận để xuất hiện tỉ số rồi sau đó sử dụng bài toán
P  x
mở đầu. Ta có deg P (x) = n nên deg P '(x) = n - 1 . Bằng cách so sánh hệ số bậc cao nhất của hai đa
1 1
thức ở hai vế trong (8) ta suy ra Q (x) = (x - a ) với a Î ¡ . Như vậy P (x ) = P '(x )(x - a ) , hay
n n

Trang. 8
P '(x) n
= (9) . Gọi x1 , x2 ,..., xk (1 £ k £ n)là các nghiệm phức khác nhau và khác a của P (x)
P (x) x - a
với các bội tương ứng là p1 , p2 ,..., pk sao cho p1 + p2 + ... + pk = n . Khi đó
P (x)= a (x - x1 ) 1 (x - x2 ) 2 ...(x - xk ) k với a ¹ 0 .
p p p

P '(x) n
pi
Khi đó
P (x)
= å
i= 1 x - xi
(10). Ta sẽ chứng minh k = 1 .

P '(x) n
Thật vậy nếu k ³ 2 . Trong (9) ta xét lim (x - xi ) = lim (x - xi ). = 0, (i = 2; k ) .
x® xi P (x) x® xi x- a

P '(x) n
pi
Trong (10) ta có lim (x - xi ) = lim (x - xi ).å = pi ,(i = 2; k ). Như vậy p i = 0, " i = 2; k
x® xi P (x) x® xi i= 1 x - xi

.
2018
Vậy P (x) = a (x - x1 ) , a ¹ 0 . Thử lại ta thấy đa thức này thỏa mãn.

Bài toán 14.

1. Cho đa thức hệ số thực Q (x) bậc n và có n nghiệm thực phân biệt. Chứng minh rằng
éQ '(x)ù2 > Q (x).Q ''(x), " x Î ¡
ë û
2. Cho đa thức hệ số thực P (x)= a0 + a1x + ... + an x n (an ¹ 0) có n nghiệm thực phân biệt.
Chứng minh rằng ak- 1.ak + 1 < ak2 , " Î {1;2;...; n - 1}.

Phân tích tìm lời giải

Q '(x )
Ta khai thác bài toán mở đầu ở góc độ . Tuy nhiên, để vận dụng được giả thiết của bài toán
Q (x)
Q '(x )
này, ta thực hiện đạo hàm biểu thức .
Q (x)

Q '(x) n
1
a) Gọi các nghiệm phân biệt của Q (x) là x1 , x2 ,..., xn . Khi đó
Q (x)
= å x - xi
.
i= 1

éQ '(x)ù2 - Q (x).Q ''(x) n


1
Lấy đạo hàm hai vế ta được ë û = å (11).
Q 2 (x) i= 1 (x - xi )
2

Với x = xi (i = 1; n) thì Q (xi ) = 0 và Q '(xi ) ¹ 0 nên ta có éëQ '(xi )ù


2
û > Q (xi ).Q ''(xi ).
Trang. 9
Với x ¹ xi (i = 1; n) thì ta có từ (11) ta có éëQ '(x)ù
2
û > Q (x).Q ''(x).
2
Như vậy éëQ '(x)ù
û > Q (x).Q ''(x), " x Î ¡ .

b) Áp dụng bài toán ở câu a), ta xét đa thức Q(x)= P(


k - 1)
(x), k = 0; n - 1 .
2
Ta có éëQ '(x)ù éP(k ) (0)ù2 > P(k- 1) (0).P(k + 1) (0)
û > Q (x).Q ''(x), " x Î ¡ . Do đó êë ú
û
2 k 2
Û (k !ak ) > (k - 1)!ak- 1 (k + 1)!ak + 1 Û ak- 1.ak + 1 < ak < ak2 . Bài toán được chứng minh.
k+1

Nhận xét : Bài toán sau là một trường hợp của bài toán 13b).Ta cũng có thể sử dụng định lí Viète để
giải quyết nó. Bạn đọc thử chứng minh.

Bài toán 15. Biết rằng đa thức P  x   x 2020  a1 x 2019  ...  a2019 x  a2020 có 2020 nghiệm thực khác
nhau và a2015  2015, a2017  2017 . Chứng minh rằng a2016  2016 .

Lời kết :Trên đây là một số bài toán khai thác xung quanh một tính chất liên quan đến tính khả vi và
nghiệm của đa thức. Tính khả vi là đặc trưng cơ bản của đa thức. Do đó sẽ còn những khai thác khác
mà tác giả chưa biết. Mong nhận được trao đổi, góp ý từ bạn đọc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Các phương pháp giải toán qua các kỳ thi Olympic (các năm) : Trần Nam Dũng (chủ biên) cùng
nhóm tác giả.

[2]. Chuyên khảo đa thức : Lê Hoành Phò, Nguyễn Văn Nho, Nguyễn Tài Chung.

[3]. Tạp chí Toán học và tuổi trẻ các năm : Nhà xuất bản giáo dục.

[4]. Các đề toán qua các kỳ thi VMO,VMS.

[5]. Các bài toán trên các diễn đàn : Mathscope.org ; diendantoanhoc.net ; AoPS Community-Art of
Promblem Solving.

Trang. 10
[6]. Khai thác một tính chất về đạo hàm và nghiệm của đa thức- Nguyễn Thành Nhân, Toán học và
tuổi trẻ số tháng 1 năm 2018.

Trang. 11

You might also like