dàn ý 3 bài viết ôn tập cuối kì 2 (1)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

PHẦN II: VIẾT.

Lập dàn ý:
ĐÊ 1:
1. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối của người viết.
- Mỗi một môn học giữ một tầm quan trọng nhất định, không thể bỏ qua môn nào.
- Tuy nhiên, hiện nay có một số bạn cho rằng: Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên
học những môn mình yêu thích. Đây là hiện tượng nhận thức lệch lạc, không tốt
với người học.
2. Thân bài:
a. Vấn đề gợi ra cách hiểu nào?
- Một số bạn bỏ bê, không học một số môn mà chỉ lựa chọn và tập trung học những
môn mình yêu thích, đam mê. Đó là cách học lệch của HS.
b. Vì sao bày tỏ thái độ phản đối?
- Đây là suy nghĩ không đúng, không phù hợp với yêu cầu thực tế của giáo dục.
c. Những lí lẽ và bằng chứng đưa ra để chứng tỏ ý kiến phản đối một quan
niệm, một cách hiểu khác về vấn đề là xác đáng.
(Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống)
* Ý 1: Vai trò của việc học tất cả các môn học.
+ Người học được phát triển một cách toàn diện.
+ Đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của giáo dục.
+ Có đủ năng lực và phẩm chất, khẳng định được bản thân, hòa nhập với xã hội,
đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước...
* Ý 2: Nếu chỉ học những môn học mình yêu thích thì sẽ ntn?
- Việc học lệch, chỉ tập trung vào một số môn mình yêu thích sẽ để lại những hậu
quả:
+ Hổng kiến thức cơ bản;
+ Kết quả học tập thấp, gây chán nản, ảnh hưởng đến giáo dục toàn diện;
+ Kìm hãm vốn hiểu biết sâu rộng;
+ Không phát triển được tư duy sáng tạo;
+ Nhìn nhận cuộc sống phiến diện;
+ Không đủ năng lực để sau này làm việc, ứng xử,…
- Những bằng chứng:
+ Coi nhẹ môn toán thì sẽ không biết tính toán, hoặc tính toán chậm, lúng túng;
+ Coi nhẹ môn Văn, viết câu sai ngữ pháp hoặc kém về giao tiếp, không chuyển tải
được điều mình nghĩ,…
+ Coi nhẹ môn địa, không nắm được vị trí địa danh, tình hình kinh tế xã hội,…
+ Khi làm việc gì cũng lúng túng, không thành công….bị mất việc do không đáp
ứng yêu cầu của chủ.
* Ý 3: Nhận xét những tác động tiêu cực: Ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng
nguồn nhân lực của đất nước, không xây dựng và phát triển được đất nước nếu con
người đào tạo ra lại bị hổng kiến thức…
d. Bàn luận, mở rộng.
- Trong lớp, trường có không ít những bạn học đều, giỏi tất cả các môn học.
e. Bài học nhận thức và hành động.
- Việc học đều tất cả các môn học có ý nghĩa quan trọng đối với người học.
- Mỗi HS cần lên kế hoạch học tập cụ thể các môn học và thực hiện kế hoạch để
đạt hiệu quả cao nhất.
3. Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.
- Giúp nhận thức đúng vấn đề để điều chỉnh nhận thức và hành vi;
- Cần cân đối, hài hoà để học tập toàn diện, có đủ kiến thức năng lực để lao động
và cống hiến,…
Bài tham khảo:
Học lệch là một vấn đề không còn xa lạ đối với nhiều bạn học sinh thời nay.
Vấn đề này tuy đã được thầy cô giáo lên tiếng nhưng hiện nay tình trạng này vẫn
đang diễn ra, chưa có xu hướng thuyên giảm. Nhiều bạn chưa xác định đúng đắn
được mục đích và động cơ học tập nên vẫn còn tình trạng bỏ qua một số môn học,
chỉ học môn mình yêu thích. Đây là một nhận thức lệch lạc, không tốt với người
học.
Tác hại của việc học lệch khá rõ ràng. Đó là kiến thức cơ bản sẽ bị hổng; kết
quả học tập thấp, gây chán nản, ảnh hưởng đến giáo dục toàn diện. Bên cạnh đó nó
còn kìm hãm vốn hiểu biết sâu rộng của mỗi người, không phát triển được tư duy
sáng tạo. Hơn nữa, nếu chỉ chú trọng học môn mình yêu thích thì nhìn nhận cuộc
sống sẽ phiến diện, sau này không đủ năng lực để làm việc, để ứng xử,…Chẳng
hạn như nếu bạn coi nhẹ môn Toán thì sẽ không biết tính toán, hoặc tính toán
chậm, lúng túng, bạn coi nhẹ môn Văn, viết câu sai ngữ pháp hoặc kém về giao
tiếp, không chuyển tải được điều mình nghĩ,…, coi nhẹ môn Địa sẽ không nắm
được vị trí địa danh, tình hình kinh tế xã hội của đất nước và thế giới,… Và cuối
cùng, kết quả là khi làm việc gì cũng lúng túng, không thành công….Bạn bị mất
việc do không đáp ứng yêu cầu của chủ sẽ dễ xảy ra. Thực tế, nhiều bạn mải học
các môn tự nhiên mà không để ý đến các môn xã hội. Sau này các bạn trở thành
những nhà khoa học giỏi nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, có những bạn tốt
nghiệp bằng giỏi trường quản trị kinh doanh, nhưng do giao tiếp kém nên không
xin được một công việc tốt.
Học đều các môn là cách hiệu quả nhất để trở thành một con người toàn
diện. Các bạn có thể chú trọng hơn về các môn tự nhiên, nhưng cần dành thời gian
xứng đáng cho các môn xã hội. Những giá trị văn hoá, tinh thần, những vẻ đẹp của
quê hương đất nước sẽ được khám phá qua việc học tập các môn xã hội. Một tâm
hồn phong phú sẽ giúp bạn học tốt hơn, nạp kiến thức tốt hơn, và những kiến thức
xã hội đến lượt mình sẽ giúp các bạn học tốt hơn các môn tự nhiên.
Nói tóm lại nếu chỉ chú trọng học môn mình yêu thích sẽ ảnh hưởng lâu dài
đến chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, không xây dựng và phát triển được
đất nước nếu con người đào tạo ra lại bị hổng kiến thức có được từ các môn học…
Các bạn cần hiểu được tác hại của việc học lệch như trên sẽ giúp mỗi người nhận
thức đúng vấn đề để điều chỉnh nhận thức và hành vi, cần học tập toàn diện để có
đủ kiến thức năng lực để lao động và cống hiến,… Các bạn học sinh nên coi những
giờ học tập môn xã hội chính là những giờ thư giãn, giúp bạn lấy lại tinh thần để
học những môn tự nhiên. Có như vậy các bạn sẽ không thấy nhàm chán, dẫn đến
học lệch.
ĐÈ 2:
1. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối của người viết.
- Học tập văn hóa và rèn luyện thể chất là hai nhiệm vụ song song để phát triển con
người toàn diện, khỏe mạnh.
- Tuy nhiên, hiện nay có một số bạn cho rằng: “Học sinh chỉ cần học giỏi các môn
văn hóa không cần luyện tập thể dục thể thao”. Tôi không đồng ý với suy nghĩ
này.
2. Thân bài:
a. Vấn đề gợi ra cách hiểu nào?
Hiện nay có một số bạn lười vận động, không chịu rèn luyện thể dục thể thao, chỉ
chú trọng đến học văn hóa (kiến thức văn hóa được giảng dạy trong nhà trường).
b. Vì sao bày tỏ thái độ phản đối?
Đây là suy nghĩ không phù hợp, chưa đúng đắn làm ảnh hưởng đến sự phát triển
thể chất của bản thân mỗi người.
c. Những lí lẽ và bằng chứng đưa ra để chứng tỏ ý kiến phản đối một quan
niệm, một cách hiểu khác về vấn đề là xác đáng.
(Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống)
* Ý 1: Tác dụng của việc học giỏi các môn văn hóa:
- Học giỏi các môn văn hóa là ta chiếm lĩnh được những kiến thức nhân loại, có hiểu
biết, có trí thức về mọi lĩnh vực Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... một cách uyên thâm,
biết vận dụng vào cuộc sống một cách thành thạo.
- HS lấy bằng chứng trong thực tế đời sống để CM.
* Ý 2: Tác dụng của việc rèn luyện thể dục thể thao:.
- Nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.
+ Giúp cơ thể bài tiết chất độc, cơ bắp khỏe mạnh hơn. Hình dáng đẹp hơn, thon
thả hơn.
+ Phòng tránh được một số bệnh: sơ vữa động mạch, cao huyết áp,...
+ Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp cải thiện não bộ, tăng cường
khả năng hoạt động của các chức phận cơ thể giúp giảm stress, giảm nhẹ sự lưu
thông bất thường của hormone và sự lão hóa của tế bào.
+ Tinh thần thoải mái hơn, yêu đời hơn, học tập và lao động hiệu quả hơn.
- Rèn luyện một số kĩ năng: phản xạ nhanh (nhanh tay, nhanh mắt), tập trung, tinh
thần tập thể, sức .bền., sự khéo léo, linh hoạt,....
- HS lấy bằng chứng trong thực tế đời sống để CM.
* Ý 3: Nếu học sinh chỉ lo học tập văn hóa thật giỏi mà không cần đến rèn luyện
thể dục thể thao sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- Thiếu hụt vận động sẽ dẫn đến chậm lớn, chậm phát triển, phát triển không đúng,
ảnh hưởng đến hệ xương - cơ, cơ thể phát triển không cân xứng dễ cong vẹo cột
sống, bàn chân bẹp, ...
- Sự thiếu hụt vận đông gây rối loạn trao đổi chất và dư thừa mỡ trong cơ thể nên
dễ mắc bệnh béo phì.
- Kém sức bền, dẻo dai trong quá trình làm việc.
- Khả năng đề kháng của cơ thể kém khi ảnh hưởng của các yếu tố: Thời tiết, khí
hậu, vi khuẩn, vi rút,...
- Giảm sự khéo léo, linh hoạt...
d. Bàn luận, mở rộng.
- Không nên vận động quá sức làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Không nên bỏ bê việc
học hành chỉ chăm tập thể dục thể thao. Chọn các môn thể thao phù hợp với lứa
tuổi.
e. Bài học nhận thức và hành động.
- Ở mỗi lứa tuổi, cần một mức vận động thích hợp. Sau khi học hành các môn văn
hóa căng thẳng, mệt mỏi trí óc, chúng ta có thể giải trí vận động bằng các môn thể
thao như: cầu lông, bóng bàn, đá bóng, hoặc đi bộ. Thời gian luyện tập vào lúc
sáng sớm hoặc chiều tối.
3. Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.
- Khẳng định vai trò của cả hai yếu tố: vừa học tốt và rèn luyện thể thao tốt.
ĐỀ 3:
1. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối của người viết.
- Trong cuộc sống, gia đình và bạn bè là những yếu tố không thể thiếu để tạo nên
một môi trường sống đủ đầy, hạnh phúc và đầy màu sắc.
- Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng: Cuộc sống chỉ cần gia đình, không cần bạn
bè. Tôi không đồng ý với suy nghĩ này.
2. Thân bài:
a. Vấn đề gợi ra cách hiểu nào?
- Cuộc sống của mỗi người chỉ cần gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng mà không cần
đến bạn bè.
b. Vì sao bày tỏ thái độ phản đối?
- Đây là cách nghĩ sai lệch không phù hợp với thực tế cuộc sống. Bởi gia đình nuôi
dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ ta nên người nhưng bạn bè là nơi ta tìm được sự sẻ chia,
tìm được niềm vui, tiếng nói chung…
c. Những lí lẽ và bằng chứng nào cần đưa ra để chứng tỏ ý kiến phản đối một
quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề là xác đáng.
(Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống)
* Ý 1: Vai trò của gia đình đối với mỗi người:
- Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là nơi chúng ta được yêu thương và chia sẻ yêu
thương.
- Gia đình có vai trò quan trọng, là nơi định hướng, nuôi dưỡng nhân cách cũng
như giáo dục con người từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, trở thành những công
dân có ích, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của xã hội.
- HS lấy bằng chứng trong thực tế đời sống của bản thân gđ mỗi người để CM.
* Ý 2: Vai trò của bạn bè đối với mỗi người:
- Bạn bè không chỉ là người cùng chúng ta học tập, làm việc mà còn là người cùng
vui chơi, trải nghiệm.
- Bạn bè cũng là người cho ta những tình cảm ấm áp.
- Người bạn tốt sẽ sẵn sàng ở bên ta để lắng nghe, động viên, an ủi, giúp ta vượt
qua được những khó khăn trong cuộc sống...
- HS lấy bằng chứng trong thực tế đời sống để CM.
* Ý 3: Hãy thử tưởng tượng nếu không có bạn bè cuộc sống sẽ ra sao?
- Liệu bạn có cảm giác buồn tẻ và cô đơn hay không? Sẽ chẳng có ai ở bên cạnh để
lắng nghe bạn tâm sự những chuyện trong cuộc sống và bạn sẽ cảm thấy thấm thía
sự cô độc đến nhường nào.
d. Bàn luận, mở rộng.
- Cần phải gìn giữ tình cảm gia đình thiêng liêng và cũng phải tìm cho mình những
người bạn chân thành, tri kỉ, những người bạn tốt.
e. Bài học nhận thức và hành động.
- Cần đối xử với những người bạn của mình bằng tất cả sự chân thành và không
ngừng giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống.
3. Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.
Khẳng định vai trò của gia đình và bạn bè đối với mỗi người trong cuộc sống.
Bài tham khảo:
Một trong những hạnh phúc lớn nhất đời này là tình bạn, và một trong
những hạnh phức của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín.
Tình bạn chính là phép màu của cuộc sống. Tuy nhiên, hôm vừa rồi, tôi có nghe
hai bạn tranh luận. Một bạn bảo rằng: Chỉ cần tình cảm gia đình, không cần đến
tình bạn. Tôi không đồng ý với suy nghĩ này.
Theo tôi nghĩ, bạn ấy quan niệm rằng: Cuộc sống của mỗi người chỉ cần gia
đình chăm sóc nuôi dưỡng không cần đến bạn bè. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống gia
đình và bạn bè đều có một vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta, không
thể thiếu đi một trong hai.
Bởi vì gia đình là nơi chứa đựng những tình cảm thân thương và chân thành
nhất của một đời người, ở đó ta nhận được sự yêu thương của ông bà, cha mẹ, của
anh chị em và những người thân yêu ruột thịt. Ta lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào
của mẹ, sự che chở bảo vệ của cha. Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng
vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng
và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái
tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên
nẻo đường kiếm tìm hạnh phúc.
Tuy nhiên, giữa dòng đời với biết bao bon chen, xô đẩy, có được một tình
bạn chân thành là điều vô cùng may mắn. Bởi đó là niềm vui, là chỗ dựa lớn lao
đem đến cho ta sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Đồng thời, “học thầy
không tày học bạn”, từ họ ta có thể nhìn ra thiếu sót của bản thân, từ đó mà phấn
đấu, nỗ lực để hoàn thiện hơn. Tình bạn có thể vượt qua hầu hết mọi thứ và phát
triển trên mảnh đất cằn cỗi. Bạn bè không chỉ là người cùng chúng ta học tập, làm
việc mà còn vui chơi, trải nghiệm. Bạn bè cũng là người cho ta thứ tình cảm ấm áp.
Người bạn tốt sẽ sẵn sàng ở bên động viên, an ủi, giúp đỡ trong những giây phút
khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.
Hãy thử tưởng tượng nếu không có bạn bè cuộc sống sẽ ra sao? Liệu bạn có
cảm giác buồn tẻ và cô đơn hay không? Sẽ chẳng có ai ở bên cạnh để lắng nghe
bạn tâm sự những chuyện vui, buồn trong cuộc sống và bạn sẽ cảm thấy thấm thìa
sự cô độc đến nhường nào. Một mình đơn độc trong lớp học, không ai trò chuyện,
không ai hỏi han. Một mình với những thứ đồ chơi đắt tiền nhưng vẫn cảm thấy
thiếu vắng và buồn chán bởi vì không có bạn chơi... Cứ một mình như thế trên con
đường đời rộng thênh thang và nhiều dốc ụ thì sẽ ra sao?
Vì vậy cần phải gìn giữ tình cảm gia đình thiêng liêng và cũng phải tìm cho
mình những người bạn chân thành, tri kỉ, bạn tốt.
Vì vậy, tất cả chúng ta cần đối xử với những người bạn của mình bằng tất cả
sự chân thành và không ngừng giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống. Bởi đúng
như Ralph Waldo Emerson từng nói: “Cách duy nhất để có một người bạn là hãy
làm một người bạn"
Tình bạn, tình thân, tình làng nghĩa xóm... tất cả những tình cảm cao quý mà
chúng ta được nhận hoặc trao đi là những món quà mà cuộc sống ban tặng, cần
phải biết trân quý những tình cảm ấy.

You might also like