L091.2_BTL_DS

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 39

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

LỚP: L09 - NHÓM: L091.2 - HK212

GVHD: THS. VŨ QUỐC PHONG

SINH VIÊN THỰC HIỆN


% ĐIỂM ĐIỂM GHI
STT MSSV HỌ TÊN
BTL BTL CHÚ
1 2014915 Nguyễn Lệ Quang Trường 20.25 NT
2 2011585 Phan Sỹ Luân 20.25
3 2013197 Phạm Huy Hiệu 20.25
4 2014385 Phan Thiện Sơn 20.25
5 1911927 Lê Văn Quân 19

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

Nhiệm vụ được phân


STT Mã số SV Họ Tên Ký tên
công

1 2014915 Nguyễn Lệ Quang Trường Chương 1 + Phần Mở đầu

2 2011585 Phan Sỹ Luân Phần 2.1 + Kết luận

3 2013197 Phạm Huy Hiệu Phần 2.2.2

4 2014385 Phan Thiện Sơn Phần 2.2.1

5 1911927 Lê Văn Quân Phần 2.3


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................2
Chương 1: HÀNG HÓA................................................................................................4
1.1. Khái niệm và hai thuộc tính của hàng hoá...............................................................4
1.2. Tính hai mặt lao động của sản xuất hàng hóa..........................................................5
1.3. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa........................7
Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................................9
2.1. Khái quát lịch sử hình thành & phát triển của ngành khai thác khoáng sản............9
2.2. Thực trạng & nguyên nhân của ngành khai thác khoáng sản ở Việt Nam hiện nay
.......................................................................................................................................12
2.3. Các kiến nghị thúc đẩy sự phát triển cho ngành khai thác khoáng sản ở Việt Nam
.......................................................................................................................................27
KẾT LUẬN..................................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................35

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải tạo hóa ban tặng cho con người. Đó cũng
là ngọn nguồn của sự phát triển cũng như nhiều tranh chấp trong lịch sử phát triển của
nhân loại. Trên hành tinh chúng ta đang sống, không phải quốc gia nào cũng được
thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn của cải này. Chỉ có khoảng 50 quốc gia may mắn có
nguồn tài nguyên dầu mỏ và khoáng sản phong phú. Tuy nhiên, việc chuyển hóa
nguồn của cải thiên nhiên ban tặng thành sự thịnh vượng cho mỗi quốc gia không phải
là một quá trình dễ dàng. Nhiều quốc gia giàu tài nguyên vẫn chưa tận dụng được lợi
thế để phát triển, thậm chí còn rơi vào nghịch lý mà các nhà kinh tế học gọi là “lời
nguyền tài nguyên”. Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia may mắn được tạo
hóa ban tặng nguồn tài nguyên khoáng sản và dầu mỏ. Cũng như các nguồn tài nguyên
thiên nhiên khác, khoáng sản được xem là nguồn của cải chung của mọi thành viên
trong xã hội. “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất,
nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu
tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội,
khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp
luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.”1
Bên cạnh những tác động tích cực lên phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
thực tiễn cũng cho thấy hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản còn có những bất
cập, mặt trái. Những ảnh hưởng tiêu cực lên con người, môi trường, các hệ sinh thái tự
nhiên đã và đang hiện hữu. Dưới sức ép của nhu cầu phát triển kinh tế, những ảnh
hưởng này vẫn chưa được tính toán và cân nhắc một cách đầy đủ.
Chính vì lý do đó nhóm chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu cho bài tập lớn
môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin.

2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Sự phát triển của ngành khai thác khoảng sản
1
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, (15/04/1992), Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam
năm 1992, Hà Nội, Điều 17.

2
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian: Việt Nam
Thời gian: 2015 - 2020
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thứ nhất, phân tích khái niệm và hai thuộc tính của hàng hóa, tính hai mặt của
lao động sản xuất hàng hóa, lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị
của hàng hóa.
Thứ hai, giới thiệu khái quát lịch sử hình thành & phát triển của ngành khai thác
khoáng sản.
Thứ ba, đánh giá thực trạng & nguyên nhân của ngành khai thác khoáng sản ở
Việt Nam hiện nay.
Thứ tư, đề xuất các kiến nghị thúc đẩy sự phát triển cho ngành khai thác khoáng
sản ở Việt Nam.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên
cứu như trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả. Kết hợp với các
phương pháp khác như: logic và lịch sử, so sánh để giải quyết nhiệm vụ đặt ra.
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02
chương:
- Chương 1: HÀNG HÓA
- Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

3
Chương 1: HÀNG HÓA

1.1. Khái niệm và hai thuộc tính của hàng hoá


1.1.1. Khái niệm hàng hóa
“Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi, mua bán.”2
Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi nhằm đưa ra trao đổi, mua bán trên thị
trường. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể.
- Lưu ý:
+ Nhu cầu của con người bao gồm cả nhu cầu vật chất, lẫn nhu cầu tinh thần.
+ Sản phẩm của lao động nếu được đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường thì
được gọi là hàng hóa. Sản phẩm của lao động nếu bị hỏng, lỗi thì không phải là hàng
hóa (phế phẩm).
+ Phân loại hàng hóa: có nhiều cách khác nhau để phân loại hàng hóa như hàng
hóa hữu hình và hàng hóa vô hình, hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng,…
1.1.2. Hai thuộc tính của hàng hoá
1.1.2.1. Giá trị sử dụng của hàng hóa
“Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của vật phẩm, có thể thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người.”3
- Đặc trưng:
+ Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của vật phẩm quy định nên nó là phạm
trù vĩnh viễn.
+ Được thực hiện trong quá trình sử dụng, tiêu dùng sản phẩm.
+ Số lượng giá trị sử dụng của vật phẩm phụ thuộc vào trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất.
+ Trong nền kinh tế hàng hóa, vật mang giá trị sử dụng đồng thời cũng là vật
mang giá trị trao đổi (có thể đổi được các vật khác).

1.1.2.2. Giá trị của hàng hóa


2
Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội ,
tr.23.
3
Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội ,
tr.23.

4
“Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong
hàng hóa.”4
- Đặc trưng:
+ Giá trị hàng hóa thể hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
+ Giá trị hàng hóa là một phạm trù có tính lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế
hàng hóa.
+ Giá trị hàng hóa là hình thức biểu hiện của giá trị, giá trị nội dung, là cơ sở của
giá trị trao đổi, giá trị trao đổi là biểu hiện bên ngoài của giá trị hàng hóa, còn gọi là
giá cả.
1.1.2.3. Mối quan hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa
Mối quan hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa: vừa thống nhất, vừa mâu
thuẫn với nhau.
Giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa thống nhất với nhau: cả hai đều tồn tại
trong thực thể hàng hóa , thiếu một trong hai thuộc tính thì thực thể đó không phải là
hàng hóa.
- Giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa mâu thuẫn với nhau:
+ Giá trị sử dụng khác nhau về chất giữa các hàng hóa khác nhau, giá trị lại
đồng nhất với nhau về chất.
+ Quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa khác nhau về không
gian và thời gian, giá trị hàng hóa được thực hiện trước ở trên thị trường, giá trị sử
dụng được thực hiện trong tiêu dùng. Điều này dẫn đến mâu thuẫn của sản xuất hàng
hóa: cung và cầu hàng hóa...
1.2. Tính hai mặt lao động của sản xuất hàng hóa
1.2.1. Lao động cụ thể
“Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định.”5
- Đặc trưng:
+ Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng, phương tiện riêng, phương
pháp và kết quả riêng. Là cơ sở của phân công lao động xã hội.
4
Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.24.
5
Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.25.

5
+ Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
+ Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn.
+ Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể
ngày càng phong phú, đa dạng, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động
xã hội.
+ Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
+ Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn.
+ Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể
ngày càng phong phú, đa dạng, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động
xã hội.
1.2.2. Lao động trừu tượng
“Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể
đến các hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người
sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc.”6
- Đặc trưng:
+ Chính lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị của
hàng hóa.
+ Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử, tồn tại trong xã hội có sản xuất
hàng hóa.
+ Lao động trừu tượng là lao động đồng nhất và thống nhất với nhau về chất.
1.2.3. Mối quan hệ giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng
Mối quan hệ giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng: vừa thống nhất, vừa
mâu thuẫn với nhau.
- Sự thống nhất đó là hai mặt của một quá trình lao động sản xuất hàng hóa.
- Sự mâu thuẫn:
+ Tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa: sản phẩm khác nhau, có hao
phí lao động cá biệt khác nhau.
+ Tính chất lao động xã hội của sản xuất hàng hóa: sản phẩm phải đáp ứng
được nhu cầu xã hội, được đo bằng hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng
hóa.
6
Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.25.

6
+ Biểu hiện mâu thuẫn: sản phẩm sản xuất ra không phù hợp với nhu cầu xã
hội, mức hao phí lao động không được xã hội chấp nhận, sản phẩm ế thừa, là mầm
mống của khủng hoảng kinh tế.
1.3. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
1.3.1. Lượng giá trị hàng hóa
Giá trị hàng hóa được xét cả về mặt lượng và chất: Chất giá trị hàng hóa là do lao
động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy,
lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó.
Vậy, lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng lượng lao động đã hao phí để sản
xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động hao phí đó được tính bằng thời gian lao động.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động đòi hỏi cần để sản xuất
ra một giá trị sử dụng nào đó nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với
một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và một
cường độ lao động trung bình trong xã hội đó.
Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết sấp xỉ với thời gian lao động cá
biệt (mức hao phí lao động cá biệt) của người sản xuất hàng hóa nào cung cấp đại bộ
phận hàng hóa đó trong thị trường.
1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
1.3.2.1 Năng suất lao động.
“Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian hao phí
đế sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.”7
- Lượng giá trị của hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao động thể hiện trong
hàng hóa đó và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội. Như vậy, muốn giảm giá trị
của mỗi đơn vị hàng hóa xuống, thì năng suất lao động xã hội cần tăng lên.
- Năng suất lao động lại tùy thuộc vào nhiều nhân tố như: trình độ khéo léo trung
bình của người lao động, mức độ phát triển của khoa học - kỹ thuật và trình độ ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, quy mô, trình độ
tổ chức quản lí, độ hiệu quả của tư liệu sản xuất và điều kiện tự nhiên.
1.3.2.2. Cường độ lao động
7
Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.27.

7
“Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động
trong sản xuất.”8
- Phản ánh mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian (mức độ khẩn
trương, nặng nhọc, căng thẳng của lao động).
- Cường độ lao động phụ thuộc: trình độ tổ chức quản lí, quy mô và hiệu suất
của tư liệu sản xuất và đặc biệt là tinh thần và thể chất của người lao động. => Tăng
cường độ lao động không có ý nghĩa tích cực với sự phát triển kinh tế bằng việc tăng
năng suất lao động.
- Cường độ lao động tăng => Số lượng (khối lượng) hàng hóa sản xuất ra tăng.
=> Sức lao động hao phí tăng tương ứng. Nên tăng cường độ lao động thực chất là kéo
dài thời gian lao động.
1.3.2.3 Mức độ phức tạp của lao động
Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giản
đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi quá trình đào tạo mà bất kỳ một
người bình thường nào có khả năng lao động đều có thể thực hiện được.
Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải thông qua quá trình đào tạo, huấn
luyện thành lao động chuyên môn lành nghề mới có thể tiến hành được.

Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở


VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Khái quát lịch sử hình thành & phát triển của ngành khai thác khoáng sản
Lịch sử văn minh nhân loại khởi đầu từ thời đồ đá, chuyển lên đồ đồng và tiếp
nối là đồ sắt cho đến tận ngày nay. Và nước ta là một đất nước có hơn 2000 năm văn
8
Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.27.

8
hiến, cho đến nay theo các nhà nghiên cứu khảo cổ học và lịch sử cho thấy rằng người
Việt cổ thành thạo nghề luyện kim từ sớm, với dấu vết luyện kim đồng thau từ cuối
văn hóa Phùng Nguyên (cách đây 4000 đến 3500 năm). Về đồ sắt, các phát hiện khảo
cổ học gần đây cũng cho thấy bằng chứng về nghề luyện sắt có niên đại từ thế kỷ 2-3
trước Công nguyên từ những vết tích của lò luyện sắt, hòn quặng sắt và xỉ sắt hình giọt
nước tại di chỉ Đồng Mỏm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Do đó các
hoạt động khai thác các loại khoáng sản đã tồn tại ở nước ta từ lâu đời.
2.1.1. Giai đoạn thời kỳ Phong Kiến
Vào thời kỳ Phong Kiến, công cuộc khai khoáng vẫn diễn ra thường xuyên
nhưng sự phát triển về số lượng cũng như kĩ thuật vẫn còn hạn chế. Tuy các triều đình
đều có sự quan tâm lớn đến việc khai thác mỏ nhưng với nhiều sự hạn chế như kĩ thuật
còn thô sơ lạc hậu, quản lí lỏng lẽo, tình hình an ninh không đảm bảo nên nhìn chung
về khai khoáng qua các thời đại phong kiến đều phát triển cầm chừng.
2.1.2. Giai đoạn sau khi thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị
Sau khi thực dân Pháp chiếm được nước ta, họ đã đẩy mạnh “chính sách thực
dân”. Với ưu tiên là biến nước ta trở thành nguồn nguyên liệu đầu tiên cho nước Pháp,
chủ trương rằng vốn của tư bản pháp đầu tư vào Việt Nam phải làm cho Việt Nam trở
thành một nước sản xuất như than, kẽm, thiếc… để bán sang Pháp phục vụ nền công
nghiệp Pháp. Từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã tổ
chức các đoàn thăm dò, tìm kiếm mỏ và tiếp tục đẩy mạnh quá trình này qua các năm
sau Than đã được biết đến ở Việt Nam từ lâu, nhưng đến thời thuộc địa, than mới được
khai thác một cách có hệ thống. Tuy dưới thời thuộc địa Pháp nhân dân ta đã chịu
nhiều cảnh bóc lột hà khắc nhưng phần nào đó họ cũng góp phần thay đổi nền kinh tế
của nước ta (dần hiện đại hóa hơn).

2.1.3. Giai đoạn Sau khi Cách Mạng Tháng Tám thành công
2.1.3.1. Lịch sử hình thành và phát tiển của ngành Địa chất trong giai đoạn sau khi
Cách mạng Tháng Tám thành công
Việc thăm dò địa chất là rất cần thiết cho sự phát triển của ngành công nghiệp
khai thác, công việc này là tiền đề và là cơ sở để các cơ quan chuyên môn đưa ra các
quyết định và chiến lược khai thác tài nguyên có hiệu quả sau này.

9
Nhận định rõ vai trò quan trọng của ngành Địa chất, ngày 02/10/1945, Chính phủ
đã thành lập Nha Kỹ nghệ trong cơ cấu của Bộ Quốc dân Kinh tế đánh dấu sự ra đời
của ngành Địa chất Việt Nam, sau này thì tổ chức đã trở thành Cục Địa Chất và
Khoáng Sản Việt Nam.
Sau khi hòa bình được lập lại ở miền bắc, công tác điều tra, khảo sát cơ bản về
địa chất lãnh thổ, công tác tìm kiếm - thăm dò mỏ khoáng sản được triển khai mạnh
mẽ hơn, có hệ thống và liên kết với tinh thần tự lực, tự cường và có sự giúp đỡ, hợp
tác có hiệu quả của Liên Xô và các nước Xã Hội Chủ Nghĩa trước đây. Bộ bản đồ địa
chất được hoàn thành vào năm 1980 - là dấu mốc quan trọng làm cơ sở, tiền đề cho
việc quy hoạch, định hướng điều tra địa chất khoáng sản tiếp theo.
2.1.3.2. Lịch sử hình thành và phát tiển của nghành khoảng sản trong giai đoạn sau
khi Cách mạng Tháng Tám thành công
“Đánh giá và thăm dò tài nguyên thiên nhiên luôn được coi là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu và nhận được dành tỷ trọng đầu tư lớn nhất. Về khoáng sản năng
lượng. Công tác tìm kiếm, thăm dò được tập trung trước hết và nhiều nhất ở bể than
Quảng Ninh, trong đó trữ lượng đã tính là 3,5 tỷ tấn. Ðến nay, kết quả tìm kiếm, thăm
dò dầu khí trong nước đã xác định được trữ lượng tiềm năng về dầu khí của Việt Nam
ước đạt 4 - 4,5 tỷ m3 quy đầu. Trong đó trữ lượng tiềm năng về khí thiên nhiên chiếm
khoảng 55 - 60%, trữ lượng dầu khí xác minh đạt hơn 1,5 tỷ m 3 quy dầu tại hơn 60 cấu
tạo chứa dầu khí.”9
“Về khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã tìm kiếm, thăm dò đá vôi xi-măng xác
định được 84 mỏ với trữ lượng đạt 13.676 triệu tấn, 58 mỏ sét với trữ lượng hơn 1.180
triệu tấn là cơ sở cho sự phát triển bền vững của nền công nghiệp xi-măng đến năm
2020 và những thập kỷ tiếp theo.”10
Các mỏ khoáng sản phục vụ công nghiệp phân bón, hóa chất cũng đã được tìm
kiếm, thăm dò và đang khai thác như: mỏ a-pa-tít Cam Ðường (Lào Cai), phốt-pho-rít
ở Quảng Bình, Thanh Hóa,...
2.1.4. Lịch sử hình thành và phát tiển của nghành dầu khí
2.1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam

9
Trần Xuân Hường, (07/10/2005), Tìm tài nguyên cho Tổ Quốc, Truy cập từ https://nhandan.vn
10
Trần Xuân Hường, (07/10/2005), Tìm tài nguyên cho Tổ Quốc, Truy cập từ https://nhandan.vn

10
Quá trình hình thành và phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam đã có những
bước ngoặt quan trọng gắn bó và đồng hành cùng lịch sử đất nước.
Ở Việt Nam ngành điện - than đã có mặt từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20; Ngành
Dầu khí giữa thế kỷ 20 vẫn chưa ra đời.
Với tầm nhìn xa trông rộng, chỉ sau 3 năm giải phóng hoàn toàn miền Bắc
(1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến lĩnh vực dầu khí và Người đã đến
thăm các giàn khoan dầu ở Albania và nhà máy lọc dầu ở Bulgaria (1957).
Ngày 27/11/1961, Tổng cục Địa chất Việt Nam quyết định thành lập Đoàn Thăm
dò dầu lửa 36.Sau này Chính phủ Việt Nam đã quyết định lấy ngày 27/11 hằng năm là
Ngày Truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam.
Ngày 9/8/1975, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 244NQ / TW về việc triển
khai công tác thăm dò khai thác dầu khí trên phạm vi cả nước. Đó là văn kiện dầu khí
đầu tiên của Đảng, thể hiện sự sáng suốt và tầm nhìn xa chiến lược là “sợi chỉ đỏ”
xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển toàn diện của ngành Dầu khí Việt Nam.
Trong giai đoạn 1978 - 1980, các công ty dầu khí phương Tây không thành công
trong việc thăm dò dầu khí ở một số lô thềm lục địa phía Nam, cùng với việc Mỹ tăng
cường chính sách cấm vận, các công ty này chấm dứt các hoạt động dầu khí ở Việt
Nam.
Ngày 19/6/1981, Chính phủ 2 nước Việt Nam và Liên Xô đã ký Hiệp định thành
lập Xí nghiệp Liên doanh Việt - Xô tại Mátxcơva. Đây là bước ngoặt vô cùng quan
trọng cho sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam.
Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng
phát triển đến năm 2025 được Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 41-KL/TW
(19/1/2006), được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (9/3/2006), hoạt động dầu khí được
triển khai mạnh mẽ. Hoạt động dầu khí còn tham gia bảo vệ và khẳng định chủ quyền
trên thềm lục địa Việt Nam.
“Tiếp tục phát huy thành quả của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu
khí Quốc gia Việt Nam vẫn đang đẩy mạnh hợp tác với nhiều Tập đoàn và công ty
nước ngoài (Malaysia, Indonesia, Algeria, Cộng hòa Liên bang Nga,...). Ngành công
nghiệp khí tiếp tục phát triển. Dịch vụ dầu khí Việt Nam đã vươn mạnh và mở rộng ra

11
thị trường thế giới. Ngoài ra, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam còn triển khai xây
dựng và vận hành nhiều nhà máy điện dùng khí, than và thủy điện,...”11
Hiện nay, nếu tình hình chính trị, kinh tế và đặc biệt nhất là gíá dầu thô trên thế
giới có nhiều biến động khó dự đoán, thì Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam vẫn
luôn giữ vững là một trong những tập đoàn kinh tế mạnh, một đầu tàu kinh tế của Việt
Nam.
2.2. Thực trạng & nguyên nhân của ngành khai thác khoáng sản ở Việt Nam hiện
nay
2.2.1 Những thành tựu đạt được & nguyên nhân của ngành khai thác khoáng sản ở
việt nam hiện nay
2.2.1.1 Tiềm năng của ngành khai thác khoáng sản ở Việt Nam
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú với các mỏ
quặng của 60 loại khoáng sản khác nhau từ hơn 5000 điểm mỏ. Đây là kết quả của quá
trình nghiên cứu, đánh giá và thăm dò khoáng sản được thực hiện cho đến nay. Từ đó
cho thấy có một số loại khoáng sản có trữ lượng quan trọng, tầm cỡ thế giới, có tầm
quan trọng chiến lược cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Công nghiệp khai khoáng chiếm 45% tổng GDP hàng năm; thu bình quân
16.000 đến 20.000 tỷ đồng, trong đó thuế tài nguyên từ 10.000 đến 11.000 tỷ đồng/
năm từ các khoản đóng góp trực tiếp vào ngân sách nhà nước từ tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản, thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường (không bao gồm Dầu khí)
từ năm 2014 đến nay. Khai thác hàng năm cung cấp khoảng 90 triệu tấn vôi xi măng,
khoảng 70 triệu m3 vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT), gần 100 triệu m 3 cát
xây dựng, 45 triệu tấn than, hơn 3 triệu tấn quặng sắt,...
Cụ thể các nhóm khoáng sản và thực trạng khai thác hiện nay ở Việt Nam.
Nhóm khoáng sản năng lượng:
Dầu khí: Trữ lượng và tiềm năng dầu khí có khả năng thu hồi của các bể trầm
tích Đệ tam của Việt Nam khoảng 4.300 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ lượng phát
hiện là 1.208 tỷ tấn và trữ lượng dầu khí có khả năng thương mại là 814.7 triệu tấn dầu
quy đổi. Đến ngày 2/9/2009 Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã đạt được mốc

11
PGS. TS. Đỗ Cảnh Dương, (06/10/2020), 75 năm phát triển ngành địa chất Việt Nam, truy cập từ
https://tainguyenmoitruong.gov.vn

12
khai thác 300 triệu tấn dầu quy đổi. Với sản lượng khai thác dầu khí hàng năm, hiện
nay Việt Nam đứng hàng thứ ba ở Đông Nam Á sau Malaysia và Indonesia.
Than khoáng: Than biến chất thấp (lignit - á bitum) ở phần lục địa trong bể than
sông Hồng tính đến chiều sâu 1700m có tài nguyên trữ lượng đạt 36.960 tỷ tấn. Nếu
tính đến độ sâu 3500m thì dự báo tổng tài nguyên than đạt đến 210 tỷ tấn. Than biến
chất trung bình (bitum) đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng Nghệ Tĩnh và vùng
sông Đà với trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn. Than biến
chất cao (anthracit) phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông
Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất
với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm
nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu quốc tế.
Urani: Tổng tài nguyên urani ở Việt Nam được dự báo trên 218.000 tấn U308 là
nguồn nguyên liệu khoáng cho các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.
Địa nhiệt: Việt Nam có nhiều nguồn nước nóng, ở phần đất liền có 264 nguồn có
nhiệt độ là 300 độ C trở lên. Các nguồn nước nóng chủ yếu được phân bố ở Tây Bắc,
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Ngoài ra nhờ khoan thăm dò, khai thác dầu khí chúng
ta cũng phát hiện được nhiều nguồn nước nóng ở dưới sâu thuộc Bể Sông Hồng và Bể
Cửu Long.
Nhóm khoáng sản kim loại:
Việt Nam có nhiều loại như sắt, crôm, mangan, titan, đồng, chì, kẽm, cobalt,
nickel, nhôm, thiếc, vonfram, bismut, molybden, lithi, đất hiếm, vàng, bạc, platin,
tantal-niobi,... Trong số khoáng sản kim loại kể trên có các loại tài nguyên trữ lượng
lớn tầm cỡ thế giới như bauxit (quặng nhôm), đất hiếm, wolfram, titan, crôm,...
Bauxit có 2 loại chủ yếu là gibsit và diaspor. Gibsit có nguồn gốc phong hoá từ
đá bazan, phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên với trữ lượng đạt gần 2,1 tỷ tấn (Sở Địa chất
Mỹ năm 2010 đã công bố sách hàng hoá khoáng sản thế giới và xếp bauxit Việt Nam
đứng hàng thứ 3 thế giới sau Guinea 7,4 tỷ tấn và Australia 6,2 tỷ tấn). Diaspor có
nguồn gốc trầm tích phân bố ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Dương và Nghệ
An với tài nguyên trữ lượng không lớn chỉ đạt gần 200 triệu tấn.

13
Đất hiếm ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở Tây Bắc Bộ với tổng tài nguyên trữ
lượng đạt gần 10 triệu tấn, đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc (36 triệu tấn) và
Mỹ (13 triệu tấn). Quặng đất hiếm ở Việt Nam chưa được khai thác sử dụng.
Quặng titan (Ilmenit) ở Việt nam có 3 loại: quặng gốc trong đá xâm nhập mafic,
quặng sa khoáng ven biển và quặng trong vỏ phong hoá.
Nhóm khoáng chất công nghiệp:
Việt Nam có nhiều loại khoáng chất công nghiệp như apatit, phosphorit, baryt,
fluorit, pyrit, than bùn, sét gốm sứ, serpentin, magnesit, dolomit, felspat, kaolin,
pyrophylit, quartzit, disthen, cát thuỷ tinh, silimanit, sét dẻo chịu lửa, diatomit, graphit,
talc, atbest, muscovit, vermiculit, bentonit, thạch anh tinh thể.
Apatit phân bố dọc bờ phải sông Hồng, từ biên giới Việt Trung ở phía Bắc đến
vùng Văn Bàn, rộng trung bình 1 km, dài trên 100 km, được đánh giá có tài nguyên
đến độ sâu 100m, là 2,5 tỷ tấn và trữ lượng đã được thăm dò đạt 900 triệu tấn.
Baryt phân bố chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam, thường đi kèm với đất hiếm và
quặng Pb-Zn. Tổng tài nguyên dự báo đạt 25 triệu tấn (trong tụ khoáng Đông Pao, Lai
Châu có 4 triệu tấn).
Graphit có ở Lào Cai, Yên Bái và Quảng Ngãi với tổng trữ lượng đạt gần 20
triệu tấn.
Nhóm vật liệu xây dựng:
Việt Nam có nhiều mỏ vật liệu xây dựng: sét xi măng, sét gạch ngói, puzzolan,
cát sỏi, đá vôi, đá hoa trắng, đá ốp lát, đá ong. Việt Nam có nhiều loại vật liệu xây
dựng và khoáng chất công nghiệp phục vụ tốt cho phát triển kinh tế của đất nước và có
thể xuất khẩu.

Nguyên nhân:
Lãnh thổ VN nằm ở chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn
nhất là Địa Trung Hải và Thái Bình Dương, đồng thời nằm trên địa điềm tiếp giáp của
Đại lục Lauraxia, Gorwana và trên bản lề của đại dương Paxtie với mảng lục đại Á –
Âu nên có mặt hầu hết khoáng sản quan trọng trên Trái Đất.

14
Việt Nam nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ nén, ép
thường tạo ra mỏ than (Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn thì thường tạo ra mỏ dầu
(vùng biển phía Đông Nam).
2.2.1.2. Ngày càng cải thiện về công tác quản lý của nhà nước về khoáng sản
Để tăng cường khả năng quản lý về khai thác khoáng sản, các văn bản giới luật
về khoáng sản ngày càng được quan tâm và cải thiện. Luật khoáng sản được ban hành
năm 1996 và được sửa đổi vào các năm 2005 và năm 2010. Luật Bảo vệ môi trường
được ban hành năm 1993 và sửa đổi vào các năm 2005. Ngoài ra còn hàng trăm văn
bản giới luật của các bộ, ngành có liên quan đến hoạt động khoáng sản được ban hành.
“Năm 2021, Tổng cục đã hoàn thành Báo cáo Tổng kết 10 năm thi hành Luật
Khoáng sản, hiện nay Tổng cục đang chuẩn bị Lập hồ sơ đề nghị dự án xây dựng Luật
Khoáng sản (sửa đổi, bổ sung) để Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Chính phủ
trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phê duyệt trong năm 2022. Trong đó,
nhiệm vụ lập báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày
25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai
khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; xây dựng dự thảo trình Bộ Chính trị
ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 02/NQ-TW.”12
Theo đó, Tổng cục đã tham mưu kịp thời cho lãnh đạo Bộ trong việc xử lý các
vướng mắc của các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân liên quan đến lĩnh vực
địa chất và khoáng sản nhằm hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ; thường xuyên rà soát,
kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về
lĩnh vực địa chất, khoáng sản. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đã chỉ
đạo thực hiện nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn và đi đến chấm dứt hoạt động khai thác
trái phép.
Ngoài ra chính sách thuế đối với tài nguyên khoáng sản đã được triển khai và
liên tục được hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu, việc quản lý thu thuế tài nguyên
thực hiện từ năm 1991 cho đến nay và đã đạt được những kết quả nhất định: “góp phần
tăng nguồn thu ngân sách, nhất là dầu khí. Số thu về thuế tài nguyên chủ yếu từ dầu
thô và khí thiên nhiên khai thác từ các hợp đồng dầu khí, chiếm từ 82% đến 83% trên
tổng số thu về thuế tài nguyên. Số thuế tài nguyên khai thác nội địa chiếm tỷ trọng
12
Diệu Thúy, (14/01/2022), Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực địa chất, khoáng sản, truy cập từ
https://baotintuc.vn

15
khoảng 16 - 17% tổng thu ngân sách nhà nước. Mặc dù tỷ trọng số thu thuế tài nguyên
còn nhỏ so với tổng số thu thuế và phí nội địa, nhưng tỷ trọng tăng dần qua các năm.
Thuế tài nguyên là nguồn thu quan trọng đối với ngân sách địa phương vì đây là khoản
thu điều tiết 100% cho ngân sách địa phương (trừ dầu khí) theo quy định của Luật
ngân sách Nhà nước.”13
Nguyên nhân:
Để có thể thức đẩy sự phát triển bền vững của ngành khai khoáng, đảm bảo việc
thực hiện đúng các điều luật được quy định trong Luật khoáng sản, công tác quản lý
của nhà nước ngày càng được cải thiện. Nó được xem như là một nhiệm vụ trọng tâm
và cực kỳ quan trọng nhằm quản lý, bảo vệ việc khai thác, sử dụng một các hợp lý và
tiết kiệm tài nguyên khoáng sản để phục vụ trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội
cũng như để bảo vệ môi trường sinh thái trước mắt và cả lâu dài.
Để chấn chỉnh và đưa hoạt động khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân
đi vào nền nếp, tuân thủ kỉ cương pháp luật, đồng thời thông qua hoạt động thanh tra,
kiểm tra định kỳ và đột xuất đã bắt buộc các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng
sản phải quan tâm hơn đến việc tuân thủ luật pháp và chính sách có liên quan đến phát
triển tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường; chấn chỉnh và đưa hoạt động khai
thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân đi vào nền nếp, tuân thủ kỉ cương pháp luật.
Đồng thời kiểm tra đã phát hiện những bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật, từ
đó sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước sửa chữa, bổ sung và ban hành văn bản pháp
luật, chính sách để khắc phục những tồn tại trong hoạt động khoáng sản, bổ sung ban
hành các văn bản pháp luật về khoáng sản phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi.

2.2.1.3 Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoáng sản
Công tác hợp tác quốc tế trước đây và hiện nay của Tổng cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam luôn được coi trọng và là tinh thần xuyên suốt qua các thời kỳ.
Hiện nay là đa phương, song phương với nhiều tổ chức quốc tế và các nước có trình độ
công nghệ địa chất phát triển.
Trong những năm qua, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam luôn chú
trọng và đa dạng hoá cũng như đa phương hóa công tác hợp tác quốc tế với nhiều tổ
13
Tổng Cục Thuế, (10/09/2016), Thu ngân sách nhà nước về thuế tài nguyên trong khai thác khoáng sản: những
tồn tại và giải pháp, truy cập từ https://nature.org.vn

16
chức khoa học, chính phủ, các công ty trên thế giới như: Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Nhật
Bản, Đan Mạch, Hà Lan, Australia, Mỹ, Hàn Quốc, Canada, Cộng hoà Séc, các nước
trong ASEAN, Trung Quốc,... Đặc biệt là sự hợp tác với các tổ chức quốc tế như:
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc UNDP, ESCAP về dự thảo Luật Khoáng
sản, nghiên cứu nước ngầm châu thổ Sông Hồng và Mê Kông; Chương trình khoa học
địa chất vùng Đông và Đông Nam Á (CCOP); Hội đồng Vành đai Thái Bình Dương
về năng lượng và tài nguyên khoáng sản (CPCEMR); Chương trình Khoa học Địa chất
Quốc tế (IGCP), Uỷ ban Bản đồ Địa chất thế giới (CGMW), Tổ chức Kinh tế, Xã hội
và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO),...
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản đã tích cực tham gia kế hoạch hành động hợp
tác ASEAN về khoáng sản (AMCAP) III, giai đoạn 2016 - 2020 như: “Hội nghị Bộ
trưởng ASEAN về khoáng sản (AMMin) lần thứ 7; hoạt động hợp tác ASEAN về
khoáng sản, tham dự khóa đào tạo kinh nghiệm thai thác đá quý gắn với tăng cường
năng lực trong lĩnh vực khoáng sản; Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về khoáng
sản (ASOMM) lần thứ 19; Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN và ba nước tham vấn
(ASOMM+3) lần thứ 12, tổ chức vào tháng 12/2019 tại Thái Lan.”14
Những kết quả đạt được thông qua hợp tác quốc tế đã nâng cao vị thế ngành Địa
chất Việt Nam trên trường quốc tế song song với việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho
nhiều chuyên gia trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản, tăng cường năng lực công nghệ
và thiết bị được trang bị, theo như Tổng cục trưởng Đỗ Cảnh Dương đã phát biểu.

Nguyên nhân:
Trước xu hướng vận động, các quốc gia ngày càng hòa nhập sâu vào dòng chảy
của hội nhập. Việt Nam không thể đứng ngoài tiến trình phát triển, nếu không sẽ rơi
vào trạng thái cô lập, tụt hậu. Cộng thêm trong công cuộc phát triển đất nước toàn diện
thì không thể bỏ qua sự hợp tác quốc tế kể cả lĩnh vực khai khoáng. Việt Nam là nước
giàu tài nguyên khoáng sản. Việc khai thác mỏ là chìa khóa để tăng trưởng kinh tế
trong tương lai. Việc hợp tác giữa Việt Nam và các nước khác về lĩnh vực khoáng sản
sẽ mang đến cho ngành công nghiệp Việt Nam cơ hội tiếp cận kiến thức và năng lực
14
Mai Đan, (03/10/2020), Đa dạng hóa, đa phương hóa trong hợp tác quốc tế về địa chất và khoáng sản, truy
cập từ https://dttg.baotainguyenmoitruong.vn

17
chuyên môn quốc tế. Với sự hợp tác trong lĩnh vực này sẽ hi vọng các nước trở thành
đối tác quan trọng, hiệu quả và năng suất đối với Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu
tăng trưởng năng lượng của quốc gia.
2.2.1.4. Đào tạo nguồn nhân lực dồi dào
Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Khai khoáng Việt
Nam luôn là nhiệm vụ mà Đảng và chính phủ quan tâm. Trong Quyết định 2427/QĐ-
TTg đã nêu rõ:
Về chiến lược phát triển: “Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trình độ
cao bằng nhiều hình thức”, xây dựng cơ chế ưu đãi nghề nghiệp phù hợp với đặc thù
nghề nghiệp, bảo đảm ổn định phát triển nguồn nhân lực cho thăm dò, điều tra, chế
biến khoáng sản.
Về quan điểm chỉ đạo: Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản
quan trọng của quốc gia phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết
kiệm, có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát
triển bền vững kinh tế, xã hội trước mắt, lâu dài và bảo đảm quốc phòng – an ninh, bảo
vệ môi trường. Điều tra, đánh giá khoáng sản phải đi trước một bước, làm rõ tiềm năng
tài nguyên khoáng sản để lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng
sản và dự trữ quốc gia. Thăm dò, khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến và sử
dụng phù hợp với tiềm năng của từng loại khoáng sản và nhu cầu của các ngành kinh
tế. Chế biến khoáng sản phải sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường,
tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao; chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong
nước; chỉ xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị kinh tế cao đối với khoáng sản
quy mô lớn.
Về điều kiện hành nghề, Luật Khoáng sản số 60 năm 2010 và Nghị định
158/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ đã quy định: “Trong các doanh nghiệp có
HĐKS, dịch vụ khoáng sản phải có cán bộ đủ năng lực đảm nhận các vị trí Chủ nhiệm
Đề án Địa chất, Giám đốc Điều hành mỏ khoáng sản. Có thể thấy rằng, yêu cầu bắt
buộc về chức danh, điều kiện hành nghề của cán bộ trong ngành Khai khoáng cũng
chính là một động lực để cán bộ phấn đấu.”15

15
Nguyễn Thị Thục Anh, Đỗ Mạnh Tuấn, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, (29/10/2021), Tác động
chính sách đối với nguồn nhân lực Ngành Khai khoáng ở Việt Nam, truy cập từ
http://www.tainguyenvamoitruong.vn

18
Đối với công tác liên kết đào tạo, trong đào tạo theo định chế tín chỉ, các trường
có khung và chương trình đào tạo trong đó có học phần trùng nhau hoặc tương đương
cần có sự phối hợp để thỏa thuận sao cho gửi sinh viên về một đầu mối, vừa tạo sự tập
trung, vừa tận dụng tối đa năng lực giảng viên, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, đạo
cụ thực hành giúp sinh viên học tập đạt chất lượng cao, hứng khởi, yêu nghề.
Nguyên nhân:
Trong những năm qua, nguồn nhân lực của ngành Khai khoáng trong các cơ
quan Quản lý Nhà nước, khối tư nhân, khối người lao động được đào tạo ở trong và
ngoài nước đã phần nào đáp ứng nhu cầu tuyển dụng. Tuy nhiên, những năm gần đây,
nguồn tuyển sinh cho các trường khối Khoa học Trái đất, Tài nguyên và Môi trường
lại rất hạn chế, chưa kể là báo động. Chính vì thế để đảm bào nguồn nhân lực dồi dào
trong tương lai cần phải có những chính sách, đãi ngộ phù hợp để đáp ứng đủ nhu cầu
về lao động cho nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn này.
2.2.1.5. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào công cuộc khai khoáng
Trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, hoạt động khoa học và công
nghệ đã góp phần đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, giảm
giá thành, tạo ra sản phẩm mới thay thế nhập khẩu trong các ngành kinh tế mũi nhọn.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, trong 6 tháng đầu năm 2021,Bộ Khoa học &
Công Nghệ đã tiếp tục đồng hành với các ngành, lĩnh vực trong quá trình tái cơ cấu,
cải thiện và nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm.
Đặc biệt, trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoảng sản, “Bộ tiếp tục hỗ trợ các
doanh nghiệp cơ khí trong việc nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo các thiết bị, linh
kiện thủy lực, cột chống thủy lực sử dụng trong các mỏ hầm lò công suất đến 600.000
tấn/năm mà trước đây chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài, giúp doanh nghiệp chủ
động nguồn cung sản phẩm, đảm bảo hoạt động sản xuất liên tục của ngành.”16
Theo nhận định của Bộ KH&CN, việc đầu tư đổi mới công nghệ trong ngành
khai thác than và khoáng sản đã góp phần tăng sản lượng than khai thác bình quân
14%/năm. Tỷ lệ cơ giới hóa trong khai thác hầm lò đã tăng vượt bậc từ 10 - 80% trong
những năm qua.
Nguyên nhân:
16
Mai Đan, (03/10/2020), Ngành KH&CN đầu tư đổi mới công nghệ trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng
sản, truy cập từ https://baotainguyenmoitruong.vn

19
Trong điều kiện khai thác tài nguyên khoáng sản ngày càng khó khăn, việc đẩy
mạnh phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất có vai trò
quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. về biến đổi khí hậu và cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0.
Hiện nay, các công nghệ khai thác tiên tiến trên thế giới đáp ứng yêu cầu tập
trung vào các công nghệ thông minh phục vụ công việc, thăm dò và đánh giá trữ
lượng, bao gồm đánh giá địa cơ; công nghệ cho phép sử dụng hệ thống khai thác liên
tục trở thành một lựa chọn khả thi trong khai thác khoáng sản và loại bỏ đá; công nghệ
sạch và sử dụng, tái sử dụng chất thải thân thiện với môi trường; công nghệ khai thác
khoáng sản cho phép nâng cao hơn nữa tỷ lệ thu hồi khoáng sản; công nghệ cho phép
khai thác trong điều kiện địa chất mỏ phức tạp mà vẫn đảm bảo bảo vệ môi trường.
2.2.1.6 Công tác phổ biến, tuyên truyền, lưu trữ thông tin và kiến thức về địa chất và
khoáng sản
Các hoạt động khai khoáng được xác định là một khu vực kinh tế quan trọng,
mở ra cơ hội phát triển khai thác và ngành chế biến khoáng sản, cung cấp thu nhập
lớn, tiềm năng, lợi ích và góp phần vào việc thực hiện công nghiệp hóa của việc hiện
đại hóa đất nước. Chính vì thế không thể thiếu một phần vai trò của công tác phổ biến
kiến thức về địa chất và khoáng sản mà tiêu biểu là Bảo tàng Địa chất.
Bảo tàng Địa chất có 2 cơ sở trưng bày thường trực ở Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh. Hệ thống trưng bày cho mọi đối tượng tham quan, nghiên cứu, học tập, đặc
biệt là sinh viên và học sinh. Năm 2020 đã đón tiếp 3.321 lượt khách tham quan; tuyên
truyền, phân phát hơn 2.300 tờ rơi giới thiệu về bảo tàng.
Hiện nay Bảo tàng Địa chất đã vào số đăng ký “655 mẫu của 12 bộ sưu tập; sơn
số hiệu, bảo quản mẫu trong các ngăn tủ, kệ, kho; đã sơn 387 mẫu; lấy 33 mẫu trầm
tích, magma, biến chất cho 7 đoàn là sinh viên các trường Đại học tham quan, học tập
(tại Chi nhánh). Đồng thời, Bảo tàng Địa chất đã tiếp nhận 12 bộ sưu tập mẫu với tổng
số 655 mẫu; hoàn chỉnh hồ sơ khoa học, lập 170 phiếu mẫu vật địa chất, cài đặt 340
trang dữ liệu,...”17
Nguyên nhân:

17
Mai Đan, (07/04/2021), Bảo tàng Địa chất trưng bày hơn 7.600 mẫu vật địa chất, truy cập từ
https://baotainguyenmoitruong.vn

20
Nhằm mục đích phổ biến, tuyên truyền và là công cụ đào tạo kiến thức về
khoáng sản để nó không bị mai một cho thế hệ mai sau, cũng như góp phần vào công
cuộc nghiên cứu khoa học, tìm ra một bước nhảy vọt mới trong công cuộc phát triển
Kinh tế - Khoa học Kỹ thuật.
Ngoài ra những mẫu khoáng còn có giá trị tinh thần, là một nét đẹp để sưu tầm,
trưng bày, thu hút một lượng không nhỏ khách du lịch trong nước và quốc tế.
2.2.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của nghành khai thác khoáng sản ở
Việt Nam
Ngành khai thác khoáng sản ở Việt Nam đã hình thành và đang phát triển, đóng
góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nhưng ngành khai thác khoáng
sản Việt Nam phát triển không hợp lý, kém hiệu quả, thiếu bền vững và chưa tương
xứng với tiềm năng nguồn tài nguyên khoáng sản vì còn một số vấn đề tồn tại và hạn
chế.
2.2.2.1. Tác động đến môi trường của hoạt động khai khoáng tại Việt Nam
Hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam tác động nghiêm trọng nhất là khai
thác ở các vùng mỏ, đặc biệt là hoạt động của các mỏ khai thác quặng kim loại, than
và vật liệu xây dựng.
Hoạt động khai khoáng tại Việt Nam tác động môi trường bao gồm xói mòn, sụt
đất, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm đất, nước ngầm và nước sông, kênh,… Do hóa chất
từ chế biến quặng, rừng ở vùng lân cận còn bị chặt phá để lấy chỗ chứa chất thải mỏ.
Ngoài việc hủy hoại môi trường, ô nhiễm do hóa chất cũng ảnh hưởng đến sức khỏe
của người dân địa phương. Tác động đến cơ sở hạ tầng (giao thông, điện – nước,…) và
ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự - an ninh, kinh tế, văn hoá – xã hội của nhiều khu vực,
đặc biệt tại các vùng có hoạt động khai thác khoáng sản quy mô nhỏ và trái phép.
Hoạt động khai thác vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và
hóa chất như đá vôi, đá xây dựng, các loại sét, cát sỏi, fenspat, aptit,... cũng gây những
tác động xấu đến môi trường, làm ô nhiễm ô nhiễm nước, không khí, tiếng ồn. Phần
lớn các mỏ đá xây dựng hiện nay thường được khai thác bằng phương pháp thủ công,
quy trình lạc hậu, không có hệ thống thu bụi, làm cho hàm lượng bụi ở nơi khai thác
lớn gấp 9 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

21
“Chỉ cần nhìn đến vùng than Quảng Ninh, có thể thấy rõ đất đá thải đang làm
biến dạng địa hình, địa vật vùng đất du lịch nổi tiếng này. Điều đáng nói là các bãi thải
tích tụ thành núi ở vùng mỏ Mạo Khê, Uông Bí và Cẩm Phả,... là các điểm ô nhiễm
đến mức báo động, nhưng đến nay vẫn chưa có hướng giải quyết cụ thể.”18
Nguyên nhân:
“Khai thác khoáng sản là quá trình con người bằng phương pháp khai thác lộ
thiên hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Các
hình thức khai thác bao gồm: khai thác thủ công, khai thác quy mô nhỏ và khai thác
quy mô vừa và lớn. Dù là hình thức khai thác khoáng sản nào cũng dẫn đến sự suy
thoái môi trường.”19
Sản phẩm của quá trình khai thác mỏ phục vụ cho lợi ích của con người nhưng
con người đã làm thay đổi môi trường xung quanh. Yếu tố chính gây tác động đến môi
trường là khai phá không hợp lý các mỏ, bãi thải, để khí độc hại, bụi và nước thải ra
môi trường không được xử lí,… Làm phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái, đã được
hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi trường và là
vấn đề mang tính chất xã hội và chính trị của cộng đồng.
Quá trình khai thác khoáng sản phá vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến
hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy các quá trình hoà tan, quá trình tháo khô mỏ, đổ
các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản lý,… là những
tác động hoá học làm thay đổi tính chất, làm ô nhiễm nguồn nước xung quanh các khu
mỏ.
Công nghệ khai thác than từ dưới sâu yêu cầu rất phức tạp, hiện nay chưa có giải
pháp thỏa đáng để vừa khai thác ngầm, vừa bảo vệ được đất.
2.2.2.2. Doanh nghiệp hoạt động khoáng sản chủ yếu là qui mô nhỏ
Theo số liệu thống kê, 80% doanh nghiệp hoạt động khoáng sản có quy mô nhỏ
và rất nhỏ.
Có hàng chục nghìn cơ sở khai thác bất hợp pháp khác quy mô nhỏ và rất nhỏ
cùng cạnh tranh với nhau.

18
Thái Hà Anh, (07/04/2012), Khai thác khoáng sản và hệ luỵ với môi trường, Truy cập từ
https://www.daibieunhandan.vn
19
Văn Hữu Tập, (23/12/2015), Báo động tình trạng ô nhiễm nguồn nước từ hóa chất, Truy cập từ
http://moitruongviet.edu.vn

22
- Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản: Ngoài một số doanh nghiệp khai thác
khoảng sản quy mô vừa và lớn (>100.000 tấn/năm) có trình độ công nghệ, thiết bị
tương đối hợp lý và tiên tiến. Phần lớn các doanh nghiệp còn lại có qui mô nhỏ và rất
nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp khai thác khoáng sản kim loại và vật liệu xây dựng
thông thường. Tại các doanh nghiệp khai thác khoáng sản qui mô nhỏ thường sử dụng
phương pháp “giàu đào, nghèo bỏ” và “dễ làm, khó bỏ”.
- Các doanh nghiệp chế biến và chế tạo sản phẩm khoáng sản: Theo số liệu
thống kê năm 2015 chỉ có khoảng 500 trong số 12.478 doanh nghiệp chế tạo sản phẩm
khoáng sản có qui mô công nghiệp với công nghệ và thiết bị khai thác tiên tiến. Số còn
lại chủ yếu là doanh nghiệp qui mô nhỏ và rất nhỏ.
Nguyên nhân:
Còn thiếu sự hợp tác và liên kết:
- Giữa các giai đoạn phát triển khoáng sản, từ thăm dò khai thác đến chế biến,
chế tạo và sử dụng khoáng sản.
- Giữa các doanh nghiệp cùng hoạt động trong một ngành hay một vùng khoáng
sản.
- Trong công tác tiêu thụ, sử dụng và xuất nhập khẩu khoáng sản
- Với các ngành công nghiệp phù trợ, đặc biệt với ngành chế tạo cơ khí.
- Giữa doanh nghiệp với các tổ chức nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ
và các cơ quan quản lý nhà nước.
- Với chuỗi sản xuất giá trị gia tăng khu vực và toàn cầu.
2.2.2.3. Xuất nhập khẩu khoáng sản không hợp lý
Khoáng sản xuất khẩu:
- Chủ yếu theo đường tiểu ngạch và trái phép vào thị trường Trung Quốc.
- Phần lớn là nguyên vật liệu khoáng sản thô có chất lượng thấp, không ổn định
nên giá trị không cao và khó tìm thị trường mới, khó tiếp cận với thị trường lớn.
- Là loại trong nước có trữ lượng hạn chế và rất cần thiết cho sự phát triển bảo
vệ các ngành công nghiệp tiếp theo của Việt Nam như than, quặng sắt và các khoáng
sản kim loại màu.
Hàng hóa khoáng sản nhập khẩu:
- Phần lớn theo đường tiểu ngạch và nhập lậu.

23
- Là các nguyên vật liệu khoáng sản thông thường, có chất lượng thấp và không
ổn định nên ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp công nghiệp tiếp theo trong nước.
- Nhiều loại hàng hóa khoáng sản nhập khẩu có thể tổ chức sản xuất từ nguồn
tài nguyên khoáng sản trong nước.
2.2.2.4. Xây dựng và phát huy tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia
Chính sách và biện pháp xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học công nghệ
quốc gia để phát triển bảo vệ ngành khai thác khoáng sản Việt Nam còn nhiều tồn tại:
- Chưa xây dựng và phổ biến được mô hình công nghệ và thiết bị thích hợp, tiên
tiến và thân thiện với môi trường.
- Chưa quan tâm đúng mức đến áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để đổi
mới và hiện đại hóa công nghệ, thiết bị của các cơ sở đang hoạt động.
- Chưa quan tâm đến công tác quản lý công nghệ, thiết bị, các chỉ tiêu và định
mức kinh tế, kỹ thuật, các tiêu chuẩn môi trường,...
- Thiếu sự phối hợp với các ngành cơ khí và tự động hóa để chế tạo các cụm
thiết bị công nghệ và hệ thống thiết bị toàn bộ cho ngành khai thác khoáng sản.
2.2.2.5. Công tác quy hoạch , đầu tư và khai thác khoáng sản

“Mặc dù Luật Khoáng sản quy định hạn chế khai thác sản phẩm thô, nhưng hầu
hết các doanh nghiệp khai khoáng của Việt Nam hiện nay muốn thu lợi nhuận nhanh
nên chỉ chú trọng khai thác ở mức quặng và tinh quặng.’’20
“PGS.TS Lưu Đức Hải, Khoa Môi trường, ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN
cho rằng, vấn đề bất cập hiện nay trong chế biến khoáng sản ở Việt Nam rất ít quan
tâm đến các sản phẩm phụ và chất thải có thể thu trong quá trình chế biến khoáng sản,
gây lãng phí tài nguyên của đất nước. Có trường hợp giá trị của chất thải bị loại bỏ
khỏi dây truyền chế biến quặng vẫn có giá trị kinh tế, chưa được tận dụng.’’21
Nguyên nhân:
Trong quá trình nghiên cứu soạn thảo chiến lược và quy hoach phát triển:

20
Viện Tư vấn Phát triển (CODE), (08/03/2012), Truy cập từ: https://dangcongsan.vn
21
PGS.TS Lưu Đức Hải, (19/08/2014), Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam còn nhiều bất cập,
Truy cập từ: https://www.thiennhien.net

24
- Thiếu cơ sở khoa học và kinh tế để phát triển bảo vệ ngành khai thác khoáng
sản chỉ chú ý đến khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản trong nước để xuất khẩu.
- Chỉ mới chú ý đến dự án khoáng sản cụ thể mà chưa quan tâm đến mối quan hệ
với chiến lược và quy hoạch phát triển vùng mỏ, tác động đến môi trường và nền kinh
tế địa phương.
Trong các dự án phát triển khoáng sản đầu tư xây dựng mới phổ biến tình trạng:
- Hy vọng kiếm được siêu lợi nhuận nhiều chủ đầu tư không đủ năng lực và kinh
tế vẫn xin cấp phép dầu tư theo phong trào.
- Nhập công nghệ bẩn, thiết bị cũ, lạc hậu, không phù hợp với đặc điểm của tài
nguyên.
- Lựa chọn chủ đầu tư, tổng thầu EPC nước ngoài không hợp lý.
2.2.2.6. Công tác quản lý nhà nước
“Ngày 30/3/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc
tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản. Sau 05 năm thực
hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhiều văn bản pháp luật quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản được sửa đổi, bổ sung hoặc ban
hành mới đã góp phần hoàn thiện cơ bản hệ thống pháp luật về khoáng sản.”22
Tuy nhiên công tác quản lý khai thác khoáng sản tại một số địa phương chưa
được chặt chẽ, còn tình trạng cấp trái phép giấy khai thác, khai thác không đúng quy
hoạch được phê duyệt, khai thác vượt quá quy hoạch, cấp phép quá 12 tháng nhưng
chưa thực hiện khai thác chưa được xử lý theo quy định,...
Nguyên nhân:
- Cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý nhà nước về Tài nguyên khoáng sản chưa
hợp lý dẫn đến việc quản lý tài nguyên, hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường
kém hiệu quả.
- Việc lựa chọn mô hình tổ chức các doanh nghiệp Hoạt đông khoáng sản tùy
tiện và theo mong muốn chủ quan (Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty, Xí nghiệp liên
hợp,...) hay lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.
- Chưa xử lý kiên quyết, đúng mức và kịp thời khi phát hiện các sai phạm của
quan chức, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.
22
Chí Kiên, (29/09/2020), Tăng cường quản lí nhà nước về thăm dò, khia thác khoáng sản, Truy cập từ
https://baochinhphu.vn

25
- Bổ nhiệm không đúng hoặc chậm thay thế một số cán bộ không đủ trình độ,
năng lực, phẩm chất chính trị vào các vị trí quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước
các cấp và doanh nghiệp nhà nước quan trọng.
2.2.2.7. Công tác điều tra thăm dò địa chất và khoáng sản
Nếu giữ tần suất khai thác như hiện nay mà không phát hiện thêm trữ lượng mới,
nguồn dầu khí của Việt Nam sẽ cạn kiệt chỉ trong vài ba chục năm tới. Lượng than ở
đất liền cũng đã dần cạn kiệt. Nước ta đang và sẽ vẫn phải nhập than từ nước ngoài để
bảo đảm nhu cầu về nhiệt điện trong nước.
“PGS.TS Nguyễn Khắc Vinh – Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam cho biết,
tổng kết 13 năm thực hiện Luật Khoáng sản (1996 - 2009) và thực tế cho thấy rằng
tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản tràn lan và vô tổ chức ở nhiều nơi đã không
những làm thất thoát lớn nguồn tài nguyên mà còn ảnh hưởng xấu đến cơ sở hạ tầng,
làm xuống cấp trầm trọng hệ thống đường xá, cầu cống, phá hủy môi trường sống, nảy
sinh nhiều tệ nạn xã hội cho địa phương nơi có mỏ.”23

Nguyên nhân:
- Phần lớn công tác điều tra, thăm dò trước đây được tiến hành bằng công nghệ,
thiết bị tương đối lạc hậu. Tại nhiều mỏ và vùng mỏ trữ lượng và hàm lượng khoáng
sản có nhiều biến đổi và không còn đáng tin cậy.
- Trong quá trình điều tra, thăm dò địa chất chưa quan tâm đúng mức đến các
khoáng sản đi kèm, các nguyên tố phân tán. Đồng thời không đầu tư thích đáng cho
công tác nghiên cứu đặc tính công nghệ (khai thác, chế biến và chế tạo) của quặng mỏ,
vấn đề kinh tế của khoáng sản.
=> Do những tồn tại và hạn chế trên đây nên khó đánh giá đúng đắn, đầy đủ và
khách quan về tiềm năng của nguồn tài nguyên khoáng sản của Việt Nam.
2.3. Các kiến nghị thúc đẩy sự phát triển cho ngành khai thác khoáng sản ở Việt
Nam
2.3.1. Chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng

23
PGS.TS Nguyễn Khắc Vinh – Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam, (19/08/2014), Ngành công nghiệp khai
thác khoáng sản ở Việt Nam còn nhiều bất cập, Truy cập từ: https://www.thiennhien.net

26
Chiến lược phát triển khoáng sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2427 / QĐTTg ngày 22 tháng
12 năm 2011 với những điểm chính sau:
Quan điểm phát triển:
- Khoáng sản VN là tài nguyên không tái tạo, có trữ lượng hạn chế, do đó phải
được điều tra, khai thác, khai thác, xử lý và cải tiến để bảo vệ đầy đủ, kinh tế và hiệu
quả, bảo vệ tốt môi trường, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng
trong địa bàn có khoáng sản.
- Xây dựng và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản với công
nghệ hiện đại phù hợp với các điều kiện tại Việt Nam và cải thiện các hệ số của việc
thu hồi khoáng sản và độ chế biến sâu khoáng sản.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và khám phá khai thác và
chế biến khoáng sản dựa trên các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản,
đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ tài nguyên. Thử nghiệm việc đấu giá quyền thăm
dò, khai thác khoáng sản để bắt đầu áp dụng phương pháp quản lý trên một cách rộng
rãi.
- Không khuyến khích hợp tác đầu tư về khâu thăm dò và khai thác khoáng sản,
trừ các trường hợp đặc biệt (đối với dầu khí, đồng bằng sông Hồng, đất hiếm,...) trong
giai đoạn đầu cần phải thu hút kỹ thuật, vốn, thị trường. Hợp tác đầu tư tập trung vào
các khâu chế biến sâu các loại khoáng sản bauxit, titan, đất hiếm,...
- Tăng cường, siết chặt quản lý nhà nước về khoáng sản, cải cách, sửa đổi Luật
Khoáng sản để bảo đảm tính thống nhất, chặt chẽ vàđầy đủ cho công tác hoạt động
khoáng sản.
Về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản:
- Khoáng sản than: Đẩy mạnh thăm dò phần sâu dưới -300m đối với các mỏ ở bể
than Quảng Ninh, Thái Nguyên, Quảng Nam; lựa chọn một số khu vực có triển vọng
nhất ở vùng đồng bằng Sông Hồng, thăm dò đến mức sâu -1000m. Đầu tư mới và cải
tạo, mở rộng khai thác phần sâu một số mỏ ở bể than Quảng Ninh; cải tạo nâng cấp
các khu công nghiệp tuyển than tập trung tại Quảng Ninh, Thái Nguyên đảm bảo các
tiêu chuẩn an toàn môi trường; lựa chọn phương pháp khai thác thử nghiệm tại một số
khu vực thuộc bể than đồng bằng sông Hồng bảo đảm an toàn môi trường, không ảnh

27
hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội trên mặt đất, làm cơ sở đề xuất giải pháp khai thác
tổng thể bể than giai đoạn sau năm 2020.
- Khoáng sản phóng xạ (urani): Khám phá thăm dò khoáng sản uranium ở các
mỏ Pà Lừa - Pà Rồng, Khe Hoa - Khe Cao tại Quảng Nam và một số khu vực có triển
vọng khác; nghiên cứu công nghệ hoàn thiện quá trình xử lý uranium kỹ thuật và giải
pháp an toàn trong khai thác, chế biến quặng urani, phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho
các Nhà máy điện nguyên tử.
- Khoáng sản kim loại:
+ Quặng titan - zircon: Thăm dò, khai thác quy mô lớn cung cấp nguyên liệu cho
dự án chế biến sâu tập trung tại khu vực Lương Sơn, tỉnh Bình Thuận. Đẩy nhanh tiến
độ xây dựng các nhà máy chế biến sâu quặng titan (rutil nhân tạo, pigment, titan xốp,
titan kim loại) theo hướng sử dụng công nghệ tiên tiến, không gây ô nhiễm môi
trường. Hình thành ngành công nghiệp khai khoáng titan - zircon phù hợp với tiềm
năng tài nguyên đã phát hiện. Quy hoạch vùng dự trữ khoáng sản quốc gia theo giai
đoạn tại Bình Thuận để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên mặt đất.
+ Quặng bauxit: Hoàn thành công tác thăm dò các mỏ bauxit vùng Tây Nguyên,
Bình Phước đã được điều tra, đánh giá. Triển khai hoạt động khai thác mỏ Tân Rai,
mỏ Nhân Cơ phục vụ nguyên liệu cho 02 dự án sản xuất alumin tại Lâm Đồng, Đắk
Nông. Việc triển khai các dự án khai thác, sản xuất alumin khác tại Lâm Đồng, Đắk
Nông, Bình Phước chỉ thực hiện sau khi 02 dự án trên đi vào hoạt động và được đánh
giá hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu độ khả thi của dự án sản xuất nhôm tại Việt Nam để
triển khai sau năm 2015.
+ Quặng sắt: Triển khai thăm dò đối với các mỏ có tiềm năng tại tỉnh Yên Bái,
Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Kạn, Quảng Ngãi. Hoạt động khai thác phải
gắn với địa chỉ sử dụng, phục vụ dự án sản xuất gang, thép trong nước, không xuất
khẩu quặng sắt.
+ Quặng đất hiếm: Hoàn thành công tác thăm dò đối với các mỏ đất hiếm ở Lai
Châu, Lào Cai. Triển khai dự án khai thác, chế biến quặng đất hiếm tại mỏ Đông Pao
(Lai Châu) và Yên Phú (Yên Bái).
+ Quặng đồng: Hoàn thành công tác thăm dò các mỏ đồng tại tỉnh Lào Cai, Lai
Châu, Yên Bái, Sơn La. Đầu tư mở rộng cơ sở chế biến đồng kim loại tại Lào Cai. Các

28
dự án khai thác phải gắn với địa chỉ sử dụng cho các dự án chế biến trong nước; không
xuất khẩu quặng đồng.
+ Quặng chì - kẽm: Thăm dò phần sâu và khu vực mở rộng các mỏ Chợ Điền,
Chợ Đồn nhằm bổ sung trữ lượng quặng cho các dự án đang khai thác; hoàn thành
thăm dò các mỏ có tiềm năng ở Điện Biên, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao
Bằng. Việc khai thác quặng chỉ phục vụ cho dự án chế biến sâu thành kim loại chì,
kẽm; không xuất khẩu quặng chì - kẽm. Các khu vực quặng mới phát triển tại Bắc
Kạn, Cao Bằng đưa vào khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
+ Quặng mangan: Hoàn thành công tác thăm dò tại khu vực có tiềm năng tại tỉnh
Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng để khai thác làm nguyên liệu cho dự án chế biến
feromangan, mangan điện giải EMD phục vụ nhu cầu trong nước; không xuất khẩu
quặng mangan và sản phẩm sau chế biến.
+ Quặng cromit: Căn cứ nhu cầu sử dụng sản phẩm chế biến từ quặng cromit
trong các ngành công nghiệp đến năm 2030 để cấp khai thác, chế biến phù hợp với nhu
cầu sử dụng; cân đối giữa khai thác với dự trữ quốc gia hình thành khu công nghiệp
khai thác, chế biến cromit tại Cổ Định, tỉnh Thanh Hóa. Không xuất khẩu quặng
cromit và sản phẩm sau chế biến.
+ Khoáng sản vàng: Chỉ thăm dò, khai thác mỏ vàng nguyên khai, việc chế biến
quặng vàng phải sử dụng công nghệ hiện đại, không gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường và tài nguyên nước; không khám phá và khai thác vàng sa khoáng.
+ Đối với các loại khoáng sản kim loại khác: Việc thăm dò, khai thác phải gắn
với các dự án chế biến sâu chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, không xuất khẩu
khoáng sản và sản phẩm sau chế biến.
- Khoáng sản không kim loại:
+ Khoáng sản làm nguyên liệu xi măng: Thăm dò và khai thác mỏ cho các dự án
cụ thể trong việc lập kế hoạch phát triển ngành xi măng đã được phê duyệt. Không
khai thác đá vôi tại khu vực sườn núi dọc theo hai bên đường quốc lộ để bảo vệ cảnh
quan.
+ Khoáng sản đá vôi trắng: Khai thác quy mô lớn và chế biến tập trung đá vôi
trắng tại Nghệ An, Yên Bái; hạn chế khai thác quy mô nhỏ; không xuất khẩu đá khối.

29
+ Khoáng sản làm nguyên liệu gốm sứ - thủy tinh: Thăm dò, khai thác các khu
vực kaolinh, felspat tại Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Quảng Bình, Thừa
Thiên Huế, Bình Dương, Bình Phước, Kon Tum phục vụ nguyên liệu dự án sản xuất
gạch men, gốm sứ. Thăm dò, khai thác các mỏ cát trắng tại Quảng Ninh, Quảng Bình,
Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Khánh Hòa phục vụ nguyên liệu cho dự án chế biến thủy
tinh, khuôn đúc, men frit, gạch không nung.
+ Khoáng sản làm nguyên liệu ốp lát: Thăm dò, khai thác đá granit, gabro ốp lát
tại các tỉnh Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Tây Ninh và các mỏ đá trầm tích ốp lát tại Cao
Bằng, Thái Nguyên, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An phục vụ nhu cầu xây dựng. Không
xuất khẩu đá khối.
+ Quặng apatit: Thăm dò mở rộng, bổ sung toàn bộ khu vực khảo sát. Nghiên
cứu công nghệ sử dụng quặng loại 2 để đầu tư dự án chế biến. Cấp phép khai thác phải
gắn với dự án chế biến, sản xuất phân lân, DAP, sản xuất phốt pho, phân lân nung
chảy; không xuất khẩu quặng apatit. Cân đối nhu cầu sử dụng trong nước để điều
chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
- Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường: Khai thác và chế biến
khoáng sản vật liệu xây dựng thường phải gắn với an toàn lao động, bảo vệ cảnh quan
và môi trường. Không được khai thác vật liệu xây dựng ở chân sườn đồi, núi, dọc theo
các tuyến đường quốc lộ để bảo vệ cảnh quan.
- Các khoáng sản nước nóng, nước khoáng: Thúc đẩy việc khám phá và xác định
trữ lượng, chất lượng nước khoáng và nước nóng để sử dụng hiệu quả và hợp lý theo
nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
- Đối với dầu khí: Thực hiện theo Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam
đã được Chính phủ phê duyệt với mục tiêu “Phát triển ngành Dầu khí trở thành ngành
kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm: Tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận
chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu”24.
Về khoa học và công nghệ: Tiếp tục đổi mới, nâng cấp công nghệ, thiết bị khai
thác, chế biến khoáng sản, bảo đảm khai thác hiệu quả và tối đa tài nguyên, tăng cường
chế biến sâu để nâng cao giá trị kinh tế của khoáng sản.
24
Nguyễn Mạnh Quân, (14/05/2013), Định hướng khai thác khoáng sản Việt Nam, truy cập từ
http://www.vinacomin.vn

30
Về bảo vệ môi trường:
- Thúc đẩy công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức về Bảo
vệ môi trường (BVMT).
- Phát triển và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về công tác BVMT.
- Đầu tư xây các công trình BVMT và phòng ngừa sự cố môi trường trong ranh
giới mỏ, các công trình khắc phục môi trường ngoài ranh giới mỏ tại khu vực xung
quanh nơi hoạt động khai thác khoáng sản.
- Tăng cường và tiến tới bắt buộc sử dụng các công nghệ thân thiện với môi
trường.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Về hợp tác đầu tư: Một số lĩnh vực cần hợp tác đầu tư:
- Thăm dò, khai thác than Đồng bằng Sông Hồng đồng bộ với việc đầu tư Tổ
hợp Nhà máy nhiệt điện chạy than tại khu vực này.
- Hợp tác đầu tư đồng bộ Tổ hợp Nhà máy điện - nhà máy điện phân nhôm tại
VN để sử dụng alumin sản xuất tại VN.
- Hợp tác đầu tư Nhà máy điện phân nhôm tại nước ngoài (nơi có nguồn điện và
giá hợp lý) sử dụng alumina sản xuất tại VN. Đầu mối hợp tác phía VN là Tập đoàn
VINACOMIN.
+ Hợp tác đầu tư nhà máy chế biến sâu tinh quặng titan (pigment, titan kim loại)
tại VN.
+ Hợp tác đầu tư tuyển để làm giàu quặng apatit loại 2 (15% ≥P2O5 ≤ 28%) và
loại 4 (P2O5 ≤ 15%) lên loại 1 (P2O5 ≥ 32%). Đầu mối hợp tác phía VN là Tập đoàn
VINACHEM.
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng xuất khẩu theo nhóm ngành Quý 1/2019

31
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế
Chính sách về giá: Thực hiện giá các khoáng sản theo cơ chế thị trường cho các
mục tiêu: Buộc các doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ chi phí, sản lượng, chất lượng sản
phẩm để nâng cao hiệu quả, khắc phục tác động tiêu cực do chênh lệch giá nội địa và
giá xuất khẩu, nhất là xuất khẩu lậu, đẩy mạnh khai thác, chế biến khoáng sản để nâng
cao hệ số sử dụng tài nguyên, việc tiêu thụ các sản phẩm khoáng sản buộc phải sử
dụng một cách tiết kiệm.
Chính sách về phí, thuế: Để tránh thất thu tài nguyên và thất thu cho ngân sách
nhà nước, thuế tài nguyên nên chuyển từ cách tính theo sản lượng khai thác sang cách
tính theo trữ lượng khoáng sản được phép, tùy từng loại quặng. Miễn giảm thuế đối
với trữ lượng khai thác tăng thêm nếu cần thiết, để các công ty có thể cải thiện việc
khai thác và bảo tồn khoáng sản.
Chính sách về sử dụng, xuất khẩu khoáng sản:
- Phải chế biến sâu khoáng sản; cấm xuất khẩu khoáng sản thô, chỉ cho phép
xuất khẩu các loại khoáng sản có trữ lượng dồi dào để đảm bảo đáp ứng lâu dài nhu
cầu trong nước hoặc cho phép xuất khẩu các loại khoáng sản mà nhu cầu trong nước
không có hoặc vẫn còn thấp.

32
- Chính phủ phải ban hành quy chế xây dựng các trung tâm dự trữ khoáng sản
cho khoáng sản mà không có điều kiện chế biến sâu. Các trung tâm này phải được xây
dựng ở những nơi có tài nguyên khai thác. Nhiệm vụ của các trung tâm là tổ chức thu
mua tinh quặng thô để dự trữ cho chế biến sâu và mời đầu tư để nhận nhanh chóng tiếp
nhận công nghệ và hình thành các nhà máy chế biến sản phẩm sâu.
- Cần phải gắn các điều kiện chế biến và cam kết trước khi cấp phép khai thác,
thực tế cho thấy vốn đầu tư cho hoạt động khai thác không lớn, nhưng chế biến đòi hỏi
vốn rất lớn và công nghệ hiện đại nên dẫn đến tình trạng khai thác tràn lan, không thực
hiện được mục đích chế biến sâu.

33
KẾT LUẬN

Tài nguyên khoáng sản là một trong những loại tài nguyên quan trọng bậc nhất
đối với sự tồn tại cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia từ xưa đến
nay, và nhiệm vụ của thế hệ chúng ta là phải cố gắng phát triển cũng như bảo vệ nguồn
tài nguyên khoáng sản đó, đặc biệt là đối với một đất nước giàu tài nguyên khoáng sản
như Việt Nam.
Phát triển tài nguyên khoáng sản là huy động nguồn nội lực và lợi thế so sánh
của tài nguyên để phát triển kinh tế xã hội va cải thiện đời sống dân sinh, đặc biệt
trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa của mỗi quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường,
khoáng sản hàng hoá là sản phẩm của ngành khai thác khoáng sản và phải tuân thủ quy
trình phát triển chung của các ngành công nghiệp phát triển tài nguyên thiên nhiên.
Đồng thời khai thác khoáng sản phải bảo đảm được các đặc điểm chung của một
ngành công nghiệp là chuyên nghiệp hoá, tiêu chuẩn hóa, đa dạng hóa, hợp tác và liên
kết hóa, cơ giới hóa và tự động hóa. Với mục tiêu phát triển bảo vệ cần thêm đặc điểm
thân thiện và bảo vệ môi trường.
Bước sang thế kỷ XXI, tuy ngành khai thác khoáng sản Việt Nam phát triển
nhanh, nhưng không hợp lý, hiệu quả thấp, thiếu bền vững và chưa tương xứng với
tiềm năng nguồn tài nguyên khoáng sản vì còn một số tồn tại và hạn chế trong công tác
quản lý nhà nước, trong hoạt động phát triển tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi
trường. Vì vậy để phát triển hợp lý, hiệu quả và bền vững ngành khai thác khoáng sản
Việt Nam cần phải: Đổi mới nhận thức và tư duy trong công tác quản lý nhà nước,
hoạt động phát triển tài nguyên khoáng sản và tái cơ cấu ngành khai thác khoáng sản
Việt Nam phù hợp với đặc điểm nguồn tài nguyên, quy trình phát triển và nền kinh tế
thị trường trong thời kỳ toàn cầu hóa và kinh tế trí thức. Áp dụng tiến bộ khoa học để
điều tra thăm dò địa chất, khai thác, chế biến và chế tạo sản phẩm khoáng sản hợp lý;
sử dụng tổng hợp, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản ; hình thành công nghệ
sản xuất ít và không phế thải nhằm tận thu tài nguyên, bảo vệ con người và phát
triển kinh tế - xã hội.

34
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, (15/04/1992), Hiến pháp
Nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, Hà Nội, Điều 17.
4. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, (2008), Địa chất và Tài nguyên Việt Nam,
Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
5. Nguyễn Đức Quý, (2015), Bảo vệ môi truờng và phát triển bền vững tài nguyên
khoáng sản, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ - Hà Nội năm 2015.
6. Thái Hà Anh, (07/04/2012), Khai thác khoáng sản và hệ luỵ với môi trường, Truy
cập từ https://www.daibieunhandan.vn/khai-thac-khoang-san-va-nhung-he-luy-ve-
moi-truong-242967.
7. Nguyễn Thị Thục Anh, Đỗ Mạnh Tuấn, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội, (29/10/2021), Tác động chính sách đối với nguồn nhân lực Ngành Khai
khoáng ở Việt Nam, Truy cập từ http://www.tainguyenvamoitruong.vn/tac-dong-
chinh-sach-doi-voi-nguon-nhan-luc-nganh-khai-khoang-o-viet-nam-cid1496.html.
8. BBT, (11/03/2020), Tiềm năng ngành khoáng sản ở Việt Nam, truy cập từ
https://kinhtemoitruong.vn/tiem-nang-nganh-khoang-san-o-viet-nam-14743.html.
9. Công ty cổ phần phân lân nung chảy Lào Cai, (12/01/2022), Việt Nam có bao
nhiêu loại khoáng sản khác nhau, truy cập từ https://lafco.vn/viet-nam-co-bao-
nhieu-loai-khoang-san-khac-nhau-94574.
10. TS. Lê Đăng Doanh, (19/08/2014), Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở
Việt Nam còn nhiều bất cập, Truy cập từ
https://www.thiennhien.net/2014/08/19/nganh-cong-nghiep-khai-thac-khoang-san-
o-viet-nam-con-nhieu-bat-cap/.
11. PGS.TS Đỗ Cảnh Dương, (06/10/2020), Truy cập từ
https://tainguyenmoitruong.gov.vn/dia-chat-khoang-san/75-nam-phat-trien-nganh-
dia-chat-viet-nam-1945-2020-958.html.

35
12. Mai Đan, (07/04/2021), Bảo tàng Địa chất trưng bày hơn 7.600 mẫu vật địa chất,
Truy cập từ https://baotainguyenmoitruong.vn/bao-tang-dia-chat-trung-bay-hon-7-
600-mau-vat-dia-chat-322528.html.
13. Mai Đan, (03/10/2020), Đa dạng hóa, đa phương hóa trong hợp tác quốc tế về địa
chất và khoáng sản, Truy cập từ https://dttg.baotainguyenmoitruong.vn/da-dang-
hoa-da-phuong-hoa-trong-hop-tac-quoc-te-ve-dia-chat-va-khoang-san-
311557.html.
14. Mai Đan, (03/10/2020), Ngành KH&CN đầu tư đổi mới công nghệ trong lĩnh vực
khai thác, chế biến khoáng sản, Truy cập từ
https://baotainguyenmoitruong.vn/nganh-kh-cn-dau-tu-doi-moi-cong-nghe-trong-
linh-vuc-khai-thac-che-bien-khoang-san-328767.html.
15. Đại hội Đảng lần thứ X, (22/09/2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng,
Truy cập từ https://daihoidang.vn/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-
uong-dang-khoa-ix-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-x-cua-dang/471.vnp.
16. Trần Văn Hường, (07/10/2005), Tìm tài nguyên cho Tổ Quốc , Truy cập từ
https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/tim-tai-nguyen-cho-to-quoc-418996.
17. Chí Kiên, (29/09/2020), Tăng cường quản lí nhà nước về thăm dò, khai thác
khoáng sản, Truy cập từ https://baochinhphu.vn/tang-cuong-quan-ly-nha-nuoc-ve-
tham-do-khai-thac-khoang-san-102279836.htm.
18. Trần Gia Ninh, (28/05/2019) Thời đại đồ sắt và nghề luyện sắt của tổ tiên người
Việt, truy cập từ https://nghiencuuquocte.org/2019/05/28/thoi-dai-do-sat-va-nghe-
luyen-sat-cua-to-tien-nguoi-viet.
19. An Nhiên, (12/06/2021), Quỹ ngoại lãi "khủng" với những khoản đầu tư tỷ đô trên
sàn chứng khoán Việt, Truy cập từ https://vneconomy.vn/quy-ngoai-lai-khung-
voi-nhung-khoan-dau-tu-ty-do-tren-san-chung-khoan-viet.htm.
20. Văn Hữu Tập, (23/12/2015), Báo động tình trạng ô nhiễm nguồn nước từ hóa
chất, Truy cập từ http://moitruongviet.edu.vn/tac-dong-tu-hoat-dong-khai-thac-
khoang-san-den-moi-truong/.

36
21. Tổng Cục Thuế, (10/09/2016), Thu ngân sách nhà nước về thuế tài nguyên trong
khai thác khoáng sản: những tồn tại và giải pháp, Truy cập từ
https://nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2014/10/2.-Tax-in-EI-Giang.pdf.
22. Diệu Thúy, (14/01/2022), Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực địa
chất, khoáng sản, truy cập từ https://baotintuc.vn/thoi-su/tang-cuong-cong-tac-
quan-ly-nha-nuoc-ve-linh-vuc-dia-chat-khoang-san-20220114133259198.htm.
23. Trần Thanh Thủy, Trịnh Lê Nguyên & Nguyễn Việt Dũng, (2012), Khoáng sản –
Phát triển – Môi trường: Đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn, Truy cập từ
https://goeco.link/bRZYO.
24. Th.S Trương Thị Bích Trọng, (31/07/2018), Khai thác khoáng sản bền vững trong
bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, truy cập từ
https://stnmt.thuathienhue.gov.vn/?gd=23&cn=28&tc=4418.
25. Nguyễn Mạnh Quân, (14/05/2013), Định hướng khai thác khoáng sản Việt Nam,
truy cập từ http://www.vinacomin.vn/tin-trong-nuoc/dinh-huong-khai-thac-
khoang-san-viet-nam-5017.htm.
26. Viện Tư vấn Phát triển (CODE), (08/03/2012), Tổn thất tài nguyên trong khai
thác khoáng sản, Truy cập từ: https://dangcongsan.vn/y-te/ton-that-tai-nguyen-
trong-khai-thac-khoang-san-117663.html.

37

You might also like