Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ 1

Câu 1: Dung dịch gồm các ion Ca2+, Mg2+, Cl-, HCO3- được gọi là :
A. nước có tính cứng vĩnh cửu B. nước mềm
C. nước có tính cứng tạm thời D. nước có tính cứng toàn phần
Câu 2: Hợp chất sắt(III) hiđroxit có màu gì?
A. Màu nâu đỏ. B. Màu đen. C. Màu trắng hơi xanh. D. Màu trắng.
Câu 3: Thành phần chính của quặng hemantit đỏ là
A. FeCO3. B. Fe3O4. C. Fe2O3.nH2O. D. Fe2O3.
Câu 4: Thạch cao nung thường được đúc tượng, đúc các mẫu chi tiết tinh vi dùng trang trí nội
thất, làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương…Công thức của thạch cao nung là
A. CaSO4.H2O. B. CaSO4.0,5H2O. C. CaSO4. D. Cả A và B.
Câu 5: Kim loại vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH ở điều kiện
thường là:
A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Al.
Câu 6: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện
phân nóng chảy?
A. Ag. B. Cu. C. Na. D. Fe.
Câu 7:Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo trắng. Chất
X là:
A. HCl B. NH3 C. NaOH D. KOH
Câu 8: Chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl là
A. NaHCO3. B. (NH4)2SO4. C. AlCl3. D. Na2CO3.
Câu 9: Sự phá huỷ kim loại do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi
trường gọi là
A. sự khử kim loại. B. sự tác dụng của kim loại với nước.
C. sự ăn mòn hoá học. D. sự ăn mòn điện hoá.
Câu 10: Cho 5,6 gam sắt tác dụng với 5,6 lít khí Cl2 (đktc). Sau phản ứng thu được một lượng
muối clorua là
A. 16,25 gam. B. 15,25 gam. C. 17,25 gam. D. 16,20 gam.

Câu 11: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến
khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu:
A. 0,8 gam. B. 8,3 gam. C. 2,0 gam. D. 4,0 gam.
Câu 12: Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam
một oxit. Giá trị của m là
A. 14,0. B. 16,0. C. 12,0. D. 8,0.

Câu 13: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?
A. Nhúng thanh Al vào dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 và CuSO4.
B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.
C. Để đinh sắt (làm bằng thép cacbon) trong không khí ẩm.
D. Dây đồng nối với dây thép để trong không khí ẩm
Câu 14: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm
khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 6,72.

Câu 15: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu
trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Công thức của X là
A. CrCl3. B. FeCl3. C. FeCl2. D. MgCl2
Câu 16: Cho các hợp kim sau: Cu – Fe (1); Zn – Fe (2); Fe – C (3); Sn – Fe (4). Khi tiếp xúc
với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là
A. (1), (3) và (4). B. (2), (3) và (4). C. (1), (2) và (3). D. (1), (2) và (4).
Câu 17: Hoà tan Fe dư vào dung dịch AgNO3, dung dịch thu được chứa chất nào sau đây?
A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)3.
C. Fe(NO2)2, Fe(NO3)3, AgNO3. D. Fe(NO3)3, AgNO3.
Câu 18: Thí nghiệm nào sau đây khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa?
A. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
B. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.
C. Đổ dung dịch HCl đến dư vào vào dung dịch NaAlO2.
D. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
Câu 19: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác
dụng hết với dung dịch HCl, thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là
A. 1,12. B. 3,36. C. 2,24. D. 4,48.
Câu 20: Quặng giàu sắt nhất là ?
A. Hematit. B. Xiđerit C. Pirit D. Mandehit.
Câu 21: Cho các phát biểu sau:
(a) CrO3 là oxit bazơ và có tính oxi hoá mạnh.
(b) Hỗn hợp tecmit ( hỗn hợp bột Al2O3 và Fe) được dùng để hàn gắn đường ray.
(c) Có thể dùng giấm ăn để xử lý lớp cặn CaCO3 bám vào ấm đun nước.
(d) Công thức hóa học của thạch cao khan là CaSO4.
(e) Nhôm và sắt đều bền trong không khí ẩm và nước.
(f) Cho Fe vào dung dịch FeCl3 dư sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối.
Số phát biểu đúng:
A. 3. B. 6. C. 2. D. 5.
Câu 22: Các số oxi hoá đặc trưng của Crom là?
A. +2, +4, +6. B. +2, +3, +6 . C. +1, +2, +4, +6 D. +3, +4, +6.

Câu 23: Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1ml nước và lắc
đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X,
thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là:
A. Màu vàng chanh và màu da cam
B. Màu vàng chanh và màu nâu đỏ
C. Màu nâu đỏ và màu vàng chanh
D. Màu da cam và màu vàng chanh
Câu 24: Cho các chất sau chất nào không có tính lưỡng tính:
A. ZnSO4 B. NaHCO3 C. Al2O3 D. Cr(OH)3
Câu 25: Cho từ từ Na vào dung dịch CuCl2 ta thấy hiện tượng là:
Có khí thoát ra
B. Có kết tủa màu xanh
C. Có khí thoát ra và có kết tủa xanh
D.Không có hiện tượng
Câu 26: Ngâm một lá Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy lá Fe ra rửa
nhẹ làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng Cu bám trên lá Fe là bao
nhiêu gam?
A. 12,8 gam. B. 8,2 gam. C. 6,4 gam. D. 9,6 gam.

Câu 27: Sục 1,12 lít CO2(đkc) vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M khối lượng kết tủa thu được:
A. 78,8g B. 98,5g C. 5,91g D. 19,7g
Câu 28: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit: CO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ
cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là
A. Fe, Zn, MgO. B. Fe, ZnO, MgO. C. CO, Fe, ZnO, MgO. D. CO, FeO, ZnO, MgO.
Câu 29: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng
cacbon chiếm
A. trên 2%. B. dưới 2%. C. từ 2% đến 5%. D. trên 5%.
Câu 30: Hoà tan hoàn toàn m hỗn hợp X gồm Al và Al(OH)3 cần 400ml dung dịch NaOH 0.5M
thu được 3,36 lít khí ( đktc). Giá trị của m là:
A. 7,8 B. 10,5. C. 15,6 D. 18.3.

Câu 31: Hòa tan vừa hết 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 trong 200 ml dung dịch HCl 3,5M.
Khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp là:
A. 4 gam và 16 gam. B. 10 gam và 10 gam. C. 8 gam và 12 gam. D. 14 gam và 6 gam.

Câu 32: Hòa tan 4 gam oxit kim loại hóa trị III cần dùng 150 ml dung dịch HCl 1M. Công thức
oxit kim loại đem dùng là
A. Al2O3. B. Fe2O3. C. Cr2O3. D. ZnO.

You might also like