Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II

CÂU 1: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
THU VỊNH
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Nguyễn Khuyến
1/ Xác định thể thơ, luật bằng trắc của bài thơ.
2/Phân tích bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến
GỢI Ý:
1. -Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Luật thơ: Bài thơ theo luật Bằng
2. Dàn bài phân tích bài thơ
A. Mở bài:
- Nguyễn Khuyến có nhiều bài thơ viết về mùa thu. Chùm thơ thu nổi tiếng đã góp phần tôn vinh tên
tuổi tác giả lên vị trí hàng đầu trong các nhà thơ viết về quê hương làng cảnh Việt Nam.
- Trong chùm thơ đó thì bài Thu vịnh tiêu biểu nhất, in đậm phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Khuyến.
B. Thân bài:
+ Hai câu đề:
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
- Mở đầu là hình ảnh bầu trời mùa thu xanh ngắt và cao vời vợi. Xanh ngắt là xanh thăm thẳm một
màu; mấy từng cao là tưởng như bầu trời có nhiều lớp, nhiều tầng.
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh trong câu thứ hai thường thấy trong thơ cổ điển, được Nguyễn Khuyến
vận dụng rất tự nhiên và phù hợp. Cần trúc thanh mảnh khẽ đong đưa trước ngọn gió hắt hiu (gió nhẹ)
càng tôn thêm vẻ mênh mông của bầu trời mùa thu.
+ Hai câu thực:
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
- Nước biếc là màu đặc trưng của nước mùa thu (trong xanh). Lúc sáng sớm và chiều tối, mặt ao hồ
thường có sương, trông như tầng khói phủ. Cảnh vật quen thuộc, bình dị trở nên huyền ảo.
- Hình ảnh Song thưa để mặc bóng trăng vào có sự tương phản giữa cái hữu hạn (song thưa) và cái vô
hạn (bóng trăng), do vậy mà tứ thơ rộng mở, mênh mông ý nghĩa.
- Cảnh vật trong bốn câu thơ trên được nhà thơ miêu tả ở những thời điểm khác nhau trong ngày,
nhưng mối dây liên hệ giữa chúng lại là sự nhất quán trong cảm xúc của tác giả.
+ Hai câu luận:
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào.
- Tâm trạng hoài cổ chi phối cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ. Hoa năm nay mà nghĩ là hoa năm ngoái.
Tiếng ngỗng trời kêu quen thuộc mỗi độ thu về khiến nhà thơ giật mình, băn khoăn tự hỏi ngỗng nước
nào?
- Âm điệu câu thơ 4/1/2 như chứa chất bâng khuâng, suy tư. Nhà thơ quan sát cảnh vật với một nỗi
niềm u uất.
+ Hai câu kết:
Nhân hứng cũng vừa toan cắt bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
- Thi hứng dạt dào thôi thúc nhà thơ cầm bút, nhưng phần lí trí bừng thức khiến nhà thơ chợt thấy thẹn
với ông Đào. (Tức Đào Tiềm, nhà thơ nổi tiếng đời Đường bên Trung Quốc).
- Nguyễn Khuyến thẹn về tài thơ thua kém hay thẹn vì không có được khí tiết cứng cỏi như ông Đào ?
Nói vậy nhưng Nguyễn Khuyến vẫn sáng tác nên bài Thu vịnh để đời.
- Câu thơ cuối bỏ lửng khơi gợi suy ngẫm của người đọc.
C. Kết bài:
- Thu vịnh là một bài thơ hay, góp phần khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước
trong thơ Nguyễn Khuyến
- Trình độ nghệ thuật của bài thơ đã đạt tới mức điêu luyện, khó ai sánh kịp.

CÂU 2: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:


CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
1/ Xác định bố cục bài thơ.
2/ Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
3/ Phân tích bài thơ
GỢI Ý:
1/ Bố cục bài thơ:
- Phần 1 (hai câu thơ đầu): Cảnh trăng sáng trên núi rừng Tây Bắc
- Phần 2 (hai câu còn lại): Cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên
2/ Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
Giá trị nội dung
Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng
và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ
Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Hình ảnh thiên nhiên đẹp, gần gũi, bình dị
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng
- Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ…
3/ Phân tích bài thơ
Dàn ý phân tích bài thơ Cảnh khuya
a. Mở bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ.
- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh
chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc.
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình
những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn
động viên tinh thần đối với mình.
b. Thân bài:
- Câu 1 và 2:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
+ Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng
hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ấm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng
hát xa.
+ Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể
hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
+ Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo
nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào
bóng hoa một cách lung linh và huyền ảo,…
+ Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,…tạo nên bức tranh
đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Câu 3 và câu 4:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
+ Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ
“Cảnh khuya như vẽ”.
+ Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng
khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một
lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
+ Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con người thi sĩ đa cảm và con người chiến sĩ kiên cường
trong Bác.
c. Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và
tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ
đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ -
chiến sĩ Hồ Chí Minh.

CÂU 3: đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:


TĨNH DẠ TỨ
Nguyên văn chữ Hán:
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
Dịch nghĩa
Đầu giường trăng sáng soi,
như là sương trên mặt đất.
Ngẩng đầu ngắm nhìn vầng trăng sáng,
Cúi đầu lại thấy nhớ quê nhà.

Dịch thơ:
Đầu giường ánh trăng rọi,
Mặt đất như phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
1/ Xác định nội dung và nghệ thuật bài thơ.
2/ Xác định biện pháp tu từ.
3/Xác định bố cục bài thơ.
4/ Phân tích bài thơ
GỢI Ý:
1/ Nội dung và nghệ thuật:
- “Tĩnh dạ tứ” thể hiện một cách nhẹ nhàng thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong
đêm thanh tĩnh "vọng nguyệt hoài hương"..
- Bài thơ được viết theo thể thơ cổ thể, câu có 5 hoặc 7 chữ, không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm
luật, đối ràng buộc.
2/ Xác định biện pháp tu từ:
-So sánh: Nghi thị địa thượng sương
- Đối: Ngẩng đầu ngắm nhìn vầng trăng sáng,
Cúi đầu lại thấy nhớ quê nhà.
3/Xác định bố cục bài thơ:
-Hai câu đầu: Hình ảnh ánh trăng trong đêm thanh tĩnh
-Hai câu cuối: Nỗi nhớ quê hương của tác giả
4/ Phân tích bài thơ TĨNH DẠ TỨ
Dàn ý phân tích bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
I. Mở bài
Giới thiệu khái quát về nhà thơ Lý Bạch, bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
II. Thân bài
1. Hình ảnh ánh trăng trong đêm thanh tĩnh
Hình ảnh ánh trăng được miêu tả qua:
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
- Các từ “minh ”, “quang”, “sương”: Ánh trăng trong đêm rất sáng và mở ảo, chiếu xuống mà nhìn là
dưới mặt đất đất đang phủ một làn sương mờ ảo.
- Từ “sàng” (giường): Giúp người đọc nhận biết được vị trí ngắm trăng của nhà thơ. Ánh trăng xuyên
qua khe cửa, chiếu xuống đầu giường chứng tỏ trăng đêm rất sáng và trời cũng đã khuya rồi. Nhưng lúc
này, nhà thơ vẫn còn thức để ngắm trăng - chứng tỏ tâm trạng thao thức, băn khoăn của nhà thơ.
- Từ “nghi” và từ “sương” cùng xuất hiện bổ xung ý nghĩa cho nhau:
 “nghi” nghĩa là tưởng như, ngỡ như, dường như
 “sương”: chỉ màn sương đêm trắng mịt mờ, khiến cảnh vật mờ ảo.
=> Ánh trăng chiếu xuống vạn vật trong đêm tối mờ ảo khiến cho nhà thơ không phân biệt được đâu là
trăng đâu là màn sương đêm.
- Tâm trạng của nhà thơ:
 Đầy ngạc nhiên trước vẻ đẹp của ánh trăng.
 Hình ảnh ánh trăng trong con mắt nhà thơ mờ ảo: gợi ra hình ảnh Lý Bạch vừa uống rượu vừa thưởng
trăng.
 Thể hiện tâm trạng bâng khuâng và nhớ nhung.
=> Hai câu đầu khắc họa hình ảnh đêm trăng đầy thơ mộng.
2. Nỗi nhớ quê hương của tác giả :
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
- Từ “vọng” được hiểu theo hai cách:
Nhìn ra xa - hành động ngắm trăng của nhà thơ.
Ngóng trông, nhìn về quê hương ở phía xa.
=> Từ vọng đã diễn tả nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.
- Lý Bạch đã xây dựng hai hình ảnh đối lập: “cử đầu” - “đê đầu” (ngẩng đầu - cúi đầu) giúp cho câu thơ
trở nên đăng đối nhịp nhàng:
 Ngẩng đầu: Nhìn về phía ánh trăng đang chiếu sáng khắp mặt đất, cả quê hương của nhà thơ.
 Cúi đầu: Nhớ về quê cũ, nhà thơ đang tự nhìn vào nội tâm mình - tự đối mặt với nỗi nhớ quê hương da
diết.
- Tình cảm của nhân vật trữ tình được bộc lộ trực tiếp qua từ “tư” (nhớ): nỗi nhớ quê hương sâu đậm.
=> Hai câu sau khắc họa tình cảm nhớ thương của nhân vật trữ tình dành cho quê hương.
III. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.

CÂU 4: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước.
Gian nan chi kể việc con con!
( Phan Châu Trinh)
1/ Bài thơ thuộc thể thơ gì? Phương thức biểu đạt chính là phương thức nào? Bài thơ thuộc phong cách
ngôn ngữ gì?
2/ Chỉ rõ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong bài thơ.
3/ Nội dung ý nghĩa của bài thơ là gì? Từ nội dung bài thơ, em học tập được gì ở tác giả ?
4/ Phân tích bài thơ.
GỢI Ý:
1/ Bài thơ thuộc thể thơ gì? Phương thức biểu đạt chính là phương thức nào? Bài thơ thuộc phong cách
ngôn ngữ gì?
-Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
-Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
-Phong cách ngôn ngữ: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
2/ Chỉ rõ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong bài thơ.
- Nói quá: Lừng lẫy làm cho lở núi non.
 Thể hiện sức mạnh, sự oai hùng, kiên cường của người tù yêu nước trước hoàn cảnh khắc nghiệt
của công việc khổ sai chốn lao tù.
- Phép đối: +/ Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
+/ Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
 Nhấn mạnh sự bền bỉ, mạnh mẽ, kiên trung và ý chí bất khuất của người tù.
-Ẩn dụ: Những kẻ vá trời khi lỡ bước
 Người tù là những người yêu nước vĩ đại, làm những công việc to tát, xứng đáng là những người
anh hùng của dân tộc.
3/ Nội dung ý nghĩa của bài thơ là gì? Từ nội dung bài thơ, em học tập được gì ở tác giả ?
- Nội dung ý nghĩa bài thơ: “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh kể về việc đập đá- công việc khổ sai
người tù phải làm- làm nổi bật lên tinh thần quật cường, ngang tàng của chí sĩ lúc buổi lâm nguy
-Điều học tập ở em là: Dù trong cuộc sống có nhiều khó khăn thử thách đi chăng nữa thì chúng ta vẫn phải cố
gắng vượt qua đừng vì khó khăn mà sờn lòng đổi chí mà hãy nhớ rằng những khó khăn thử thách đó chỉ làm
cho ta càng tăng thêm sức mạnh để vượt qua những khó khăn thôiDù trong cuộc sống có nhiều khó khăn thử
thách đi chăng nữa thì chúng ta vẫn phải cố gắng vượt qua đừng vì khó khăn mà sờn lòng đổi chí mà hãy nhớ
rằng những khó khăn thử thách đó chỉ làm cho ta càng tăng thêm sức mạnh để vượt qua những khó khăn thôi
4/ Phân tích bài thơ:
Dàn ý phân tích bài Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)
1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét tiêu biểu về Phan Châu Trinh
- Nêu ngắn gọn hoàn cảnh và nội dung chính của bài thơ: sáng tác vào thời gian Phan Châu Trinh bị bắt
giam tại nhà tù ở Côn Đảo, thể hiện rõ lí tưởng và ý chí quyết tâm của tác giả
2. Thân bài
a. Bốn câu đầu: Khí phách, uy dũng của người chiến sĩ:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
- Tư thế: Làm trai đứng giữa đất Côn Luân: thế lồng lộng giữa càn khôn nhật nguyệt, vượt ra khỏi sự tù
hãm của hoàn cảnh ⇒ Đằng sau hai chữ “làm trai” là quan niệm nhân sinh mang tính truyền thống của
nho giáo
- “Xách búa đánh tan năm bảy đống- Ra tay đập bể mấy trăm hòn”: Công việc đập đá được thể hiện
bằng nghệ thuật khoa trương
+ “lở núi non”, “năm bảy đống”, “mấy trăm hòn” và các hành động “xách búa”, “đập bể”: điểm xuất
phát để làm xuất hiện lớp nghĩa biểu trưng.
+ Người đập đá xuất hiện trong khí thế lẫy lừng, kết quả thì phi thường
⇒ Giọng điệu hùng tráng, bút pháp khoa trương, động từ mạnh, miêu tả- biểu cảm ⇒ Con không nhỏ
bé mà người lại mang tầm vóc vũ trụ, ngạo nghễ phi thường
b. Bốn câu thơ sau: ý chí chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước.
Gian nan chi kể việc con con!
- Hai câu 5, 6: giọng tự bạch: Dưới con mắt của tác giả thì “tháng ngày”, “mưa nắng” không làm nhụt
chí mà ngược lại tôi luyện cho họ sành sỏi, dày dạn kinh nghiệm, “bền gan” với lí tưởng
⇒ Nghệ thuật đối: Những thử thách gian nan với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ của con người ⇒ thể
hiện rất rõ nội lực tinh thần của người chiến sĩ
- Hai câu kết lại trở về giọng khẩu khí ngang tàng: Mượn hình ảnh huyền thoại Nữ Oa vá trời, nhà thơ
nói đến chí lớn của người cách mạng.
- Đối với nhà thơ, chuyện ở tù, chuyện “lỡ bước” cũng chỉ là chuyện “con con”
⇒ Câu cảm thán, nghệ thuật đối ⇒ Con người bản lĩnh, coi thường tù đày gian khổ, tin tưởng mãnh liệt
vào sự nghiệp yêu nước của mình
3. Kết bài
- Khái quát những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật tác phẩm
- Qua bài thơ, chúng ta thêm trân trọng khí phách hiên ngang của một người chí sĩ yêu nước

CÂU 5: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
Đêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu, có bạn, can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám.
Tựa nhau trông xuống thế gian, cười.
( Tản Đà )
1/ Xác định nội dung và nghệ thuật bài thơ.
2/ Xác định biện pháp tu từ.
3/ Bài thơ thể hiện cái ngông của tác giả như thế nào?
GỢI Ý:
1/ Xác định nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Nội dung: Bộc lộ tâm sự của tác giả về nỗi buồn nhân thế do bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường,
xấu xa. Qua đó, thể hiện khát vọng muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị
Hằng.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngôn ngữ dân dã đời thường và mang nét mới khi thể hiện cái
tôi trong bài thơ.
+ Hồn thơ lãng mạn, pha chút ngông nghênh đáng yêu.
+ Giọng thơ hóm hỉnh, kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
+ Sử dụng câu hỏi tu từ, câu cầu khiến, điệp từ, nhân hóa đã thể hiện rõ hơn tâm trạng của nhà thơ
2/ Xác định biện pháp tu từ.
-Câu hỏi tu tự: Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
-Phép đối: Cung quế đã ai ngồi đó chửa? / Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu, có bạn, can chi tủi, / Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.
-Câu cảm thán: Đêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi!
3/ Bài thơ thể hiện cái ngông của tác giả như thế nào?
Khát vọng thoát li rất ngông trong bài Muốn làm thằng Cuội là bản năng của thi sĩ. Khao khát
thoát li lên cung trăng của Tản Đà đã rất ngông, thêm vào đó là cách gọi thân mật và suồng sã chị chị
em em khiến bức tranh trở nên ngày càng ngông.

CÂU 6: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
( Phan Bội Châu )

1/ Xác định thể thơ.


2/ Xác định Phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ.
3/ Xác định nội dung và nghệ thuật.
4/ Xác định biện pháp tu từ.
GỢI Ý:
1/ Xác định thể thơ: ThẤT ngôn bát cú Đường luật
2/ Xác định Phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ.
-Phương thức biểu đạy: Biểu cảm.
-Phong cách ngôn ngữ: Phong cách nghệ thuật
3/ Xác định nội dung và nghệ thuật.
- Nội dung: bài thơ đã khắc họa phong thái ung dung, đường hoàng, phí phách kiên cường bất khuất,
vượt lên trên hoàn cảnh tù ngục của nhà cách mạng Phan Bội Châu.

- Nghệ thuật: giọng điệu hào hùng, khoa trương, bút pháp lãng mạn vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ
thất ngôn bát cú với các phép đối chặt chẽ làm cho tầm vóc nhân vật trữ tình trở nên lớn lao, kì vĩ.

4/ Xác định biện pháp tu từ.


-Phép đối: Đã khách không nhà trong bốn biển, / Lại người có tội giữa năm châu.
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế, / Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
-Nói quá: Mở miệng cười tan cuộc oán thù

You might also like