Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Ôn tập KTTX KHTN

I. Trắc nghiệm
BÀI 20: SỰ NHIỄM ĐIỆN
CÂU 1: Câu khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Thanh nam châm luôn bị nhiễm điện do nó hút được các vụn sắt.
B. Mặt đất luôn bị nhiễm điện vì nó hút mọi vật gần nó.
C. Khi bị cọ xát, thanh thuỷ tinh bị nhiễm điện và nó hút được các vụn
giấy.
D. Thanh sắt luôn bị nhiễm điện vì nó hút được mảnh nam châm.
CÂU 2: Chọn phát biểu sai:
A. Vật nhiễm điện là vật mang điện tích.
B. Hai vật nhiễm điện khác dấu thì hút nhau.
C. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ.
D. Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì hút nhau.
CÂU 3: Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách
A. Nhúng vật vào nước đá
B. Cọ xát vật
C. Cho chạm vào nam châm
D. Nung nóng vật
CÂU 4: Dòng điện là:
A. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
B. Dòng các điện tích dương chuyển động hỗn loạn.
C. Dòng các điện tích âm chuyển động hỗn loạn.
D. Dòng các nguyên tử chuyển động có hướng.
CÂU 5: Có 4 vật a, b, c, d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d
thì:
A. vật b và c có điện tích cùng dấu
B. vật b và d có điện tích cùng dấu
C. Cản đường truyền của ánh sáng
D. vật a và c có điện tích cùng dấu
CÂU 6: Trường hợp nào sau đây không có sự nhiễm điện?
A. Dùng hai tay xoa vào nhau.
B. Dùng thanh nhựa cọ xát vào áo len.
C. Dùng giấy bóng kính cọ xát với tóc.
D. Dùng bóng bay cọ xát vào áo len.
CÂU 7 : Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây?
A. Áp sát thước nhựa vào một cực của pin.
B. Áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm.
C. Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa.
D. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.
CÂU 8: Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy vì:
A. Sau khi thước nhựa chạm lên mảnh vải.
B. Sau khi thước nhựa cọ xát với một thanh nhựa khác
C. Sau khi thước nhựa cọ xát với miếng vải khô
D. Sau khi thước nhựa cọ xát với mảnh nilong
CÂU 9: Chọn câu trả lời đúng. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm
cho vật nào dưới đây mang điện tích:
A. Thanh sắt B. Thanh thép
C. Thanh nhựa D. Thanh gỗ
CÂU 10: Chọn câu đúng nhất. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của:
A. Các electron B. Các ion dương
B. Các ion âm D. Các hạt mang điện tích.
CÂU 11: Khi thời tiết hanh khô, chải tóc bằng lược nhựa ta thấy nhiều sợi
tóc bị lược nhựa hút thẳng ra. Vì:
A. Lược nhựa bị nhiễm điện hút tóc không bị nhiễm điện
B. Lược nhựa không bị nhiễm điện hút tóc bị nhiễm điện
C. Lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện trái dấu
D. Lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện cùng dấu
CÂU 12: Hai quả cầu nhẹ A và B treo gần nhau nhận thấy chúng đẩy nhau.
Biết quả câu A nhiễm điện dương, em rút ra được kết luận nào sau đây:
A. Quả cầu B không nhiễm điện
B. Quả cầu B nhiễm điện âm
C. Quả cầu B nhiễm điện dương
D. Quả cầu B có thể nhiễm điện dương hay âm
CÂU 13: Vật nào dưới đây không dẫn điện?
A. Dây xích sắt. B. Nước biển.
C. Nước cất. D. Cơ thể người.
CÂU 14: Vật nào sau đây là chất dẫn điện?
A. Vỏ gỗ bút chì B. Vỏ bóng đèn sợi đốt.
C. Vỏ công tắc điện D. Vỏ xe bồn chở xăng
CÂU 15: Một vật dẫn được điện là do
A. trong vật có các hạt mang điện có thể di chuyển được dễ dàng.
B. trong vật có các nguyên tử được tạo từ các hạt mang điện.
C. trong nguyên tử có hạt nhân mang điện tích dương.
D. trong nguyên tử có các electron quay quanh hạt nhân.
CÂU 16: Trong một đoạn dây điện, phần nào của dây điện là chất cách điện:
A. Phần vỏ nhựa của dây B. Phần đầu của đoạn dây
C. Phần cuối của đoạn dây D. Phần lõi của dây
II. Bài tập tự luận
Bài 1: Dùng mảnh vải khô cọ xát thước nhựa như hình vẽ.

Trước khi nhiễm điện Sau khi nhiễm điện

a- Sau khi cọ xát thước nhựa nhiễm điện gì? Vì sao?


Khi cọ xát thước nhựa với mảnh vải khô, điện tích âm di chuyển từ mảnh vải
sang thước nhựa và thước nhựa nhiễm điện tích âm
b- Để thước nhựa đã nhiễm điện lại gần vật nhẹ mang điện tích âm, em hãy
cho biết chúng hút hay đẩy nhau, vì sao?
Sau khi cọ xát với mảnh vải khô thì thước nhựa nhiễm điện tích âm thì
chúng sẽ đẩy nhau vì vật nhẹ và thước nhựa mang điện cùng dấu

Bài 2 : Dựa vào sự nhiễm điện của các vật, em hãy giải thích:
a. Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi bằng vải lụa, ta
thấy bụi vải từ khăn bám vào gương soi. Em hãy giải thích hiện tượng trên?
Dùng khăn lau bụi ở gương soi, màn hình ti vi khô gây nên sự cọ xát làm cho
chúng nhiễm điện ⇒ chúng hút bụi vải bám vào nhiều hơn.
b. Sau khi chải đầu bằng lược nhựa, tóc nhiễm điện dương. Lược nhựa nhiễ
m điện gì? Electron di chuyển từ vật nào sang vật nào?
Sau khi chải đầu bằng lược nhựa, tóc nhiễm điện dương. Lược nhựa nhiễm
điện âm. Electron di chuyển từ tóc sang lược nhựa.
c. Tại sao khi quạt quay, có bụi bám vào cánh quạt?
Cánh quạt khi quay đặt biệt là mép quạt cọ xát nhiều với không khí nên
nhiễm điện và ở vùng đó có khả năng hút bụi trong không khí bám vào ngày
càng nhiều.
d. Một thanh thủy tinh sau khi cọ xát với lụa, rồi đưa đến gần một vật A, thì
vật A bị đẩy ra, đưa đến gần vật B thì vật B bị hút. Biết vật A mang điện tích
dương. Em hãy cho biết.
+ Thanh thủy tinh sau khi cọ xát nhiễm điện gì? Vì sao
+ Vật B nhiễm điện gì? Vì sao
Thanh thủy tinh cọ xát vào lụa, thanh thủy tinh nhiễm điện tích dương vì khi
đưa đến gần vật A thì vật A bị đẩy ra (vật A mang điện tích dương)
Vật B nhiễm điện tích âm vì nhiễm điện trái dấu với thành thủy tinh và
chúng đẩy nhau
BÀI 21: MẠCH ĐIỆN
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Chiều dòng điện được quy ước là chiều:
A. Từ cực dương qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực âm của nguồn
B. Chuyển dời có hướng của các điện tích.
C. Dịch chuyển của các electron.
D. Từ cực âm qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực dương của nguồn.
Câu 2: Sơ đồ của mạch điện là gì?
A. Là ảnh chụp mạch điện thật.
B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận
mạch điện.
C. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó.
D. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ.
Câu 3: Nguồn điện được kí hiệu bằng kí hiệu nào sau đây:

A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
Câu 4: Bóng đèn được kí hiệu bằng kí hiệu nào sau đây:

A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
Câu 5: Một mạng điện thắp sáng gồm:
A. Nguồn điện, bóng đèn và công tắc
B. Nguồn điện, bóng đèn, công tắc và dây dẫn
C. Nguồn điện, bóng đèn và dây dẫn
D. Nguồn điện, bóng đèn và phích cắm
Câu 6: Hình nào sau đây biểu diễn đúng chiều quy ước của dòng điện?

A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
Câu 6: Cho biết hình bên là kí hiệu của thiết bị điện nào?
A. Đèn compac B. Đèn Led
C. Đèn sợi đốt D. Đèn diode
Câu 7: Cho biết hình bên là kí hiệu của thiết bị điện nào?
A. Nguồn điện B. Công tắc
C. Điện trở D. Biến trở
Câu 8: Cho biết hình bên là kí hiệu của thiết bị điện nào?
A. Công tắc B. Chuông điện
C. Đèn Led D. Biến trở

Câu 9: Bóng đèn nào có thể tiết kiệm năng lượng nhất
A. Đèn sợi đốt B. Đèn huỳnh quang
C. Đèn compac D. Đèn LED
Câu 10: Để cùng một độ sáng thì đèn LED sẽ giảm được bao nhiêu năng
lượng điện so với đèn sợi đốt?
A. 50% B. 60% C. 80% D. 90%
Câu 11: Thiết bị nào dùng để điều khiển đóng, ngắt mạch điện từ xa:
A. Công tắc B. Rơle
C. Nguồn điện D. Cầu dao tự động
Câu 12: Cầu chì được mắc như thế nào với các thiết bị điện?
A. mắc song song với thiết bị điện và mắc sau nguồn điện
B. mắc nối tiếp với thiết bị điện và mắc sau nguồn điện
C. mắc song song với thiết bị điện và mắc trước nguồn điện
D. mắc nối tiếp với thiết bị điện và mắc trước nguồn điện
Câu 13: Chuông điện là thiết bị điện ứng dụng của:
A. Nam châm vĩnh cửu B. Nam châm viên
C. Nam châm điện D. Nam châm thỏi
Câu 14 : Chiều dòng điện trong mạch kín theo quy ước:
A. Chiều đi vào cực bên trái sang cực bên phải của nguồn điện
B. Chiều đi vào cực bên phải sang cực bên trái của nguồn điện
C. Chiều đi vào từ cực dương và đi ra cực âm của nguồn điện
D. Chiều đi ra từ cực dương và đi vào cực âm của nguồn điện
Câu 15: Một mạch điện không thể thiếu
A. bóng đèn. B. chuông điện.
C. cầu chì. D. nguồn điện.
II. Bài tập tự luận
Bài 1: Em hãy kể ra các thiết bị điện có ở xe đạp điện (hay xe máy điện).

Bình acquy
Công tắc
Đèn
Còi,…

Bài 2: Một học sinh lắp ráp mạch điện như hình bên.
a. Kể tên tất cả các bộ phận trong mạch điện này.

Bóng đèn sợi đốt, nguồn điện, công tắc, các dây dẫn điện
b.Vẽ thành sơ đồ mạch điện theo đúng vị trí các bộ phận mạch điện từ hình
1, sau đó bổ sung chiều dòng điện trên sơ đồ.
c. Có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?
Điện năng -> Quang năng
Bài 3: Một học sinh mắc mạch điện như hình sau
a. Các em hãy vẽ sơ đồ của mạch điện trên.
b. Các em hãy vẽ lại 2 sơ đồ mạch điện khác bằng cách
+ Đổi vị trí của acquy với đèn 1.
+ Đổi vị trí công tắc với đèn 2.
Bài 4: Cho sơ đồ mạch điện như hình 21.3.
a) Em hãy nêu tên và số lượng các thiết bị điện trong mạch.
Mạch điện gồm: hai pin, một đèn LED, một ampe kế, một cầu chì, các dây
dẫn điện.
b) Đóng công tắc, hãy mô tả hiện tượng diễn ra trong mạch điện.
Khi đóng công tắc, sẽ có dòng điện chạy từ cực dương đi qua đèn LED và đi
về cực âm của nguồn điện.
c) Mạch điện được dùng ở mạch điện nào trong thực tế.
Mạch điện này dùng cho đèn pin hoặc đèn thắp sáng dùng LED.
Bài 22: Tác dụng của dòng điện
I. Trắc nghiệm:
CÂU 1. Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc, phát biểu nào sau đây
đúng?
a. Bóng đèn chỉ nóng lên
b. Bóng đèn chỉ phát sáng
c. Bóng đèn vừa phát sáng vừa nóng lên
d. Bóng đèn không có hiện tượng
CÂU 2. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây,
khi chúng hoạt động bình thường?
a. Máy bơm nước chạy điện
b. Công tác
c. Dây dẫn điện ở gia đình
d. Đèn báo tivi
CÂU 3. Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?
a. Nồi cơm điện
b. Quạt điện
c. Máy thu hình (tivi)
d. Máy bơm nước
CÂU 4.Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
a. Tác dụng nhiệt.
b. Tác dụng phát sáng.
c. Tác dụng nhiệt và phát sáng.
d. Một tác dụng khác.
CÂU 5. Chọn phát biểu đúng?
a. Dòng điện chạy qua một số vật dẫn mới làm cho vật nóng lên
b. Dòng điện chạy qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn
nóng lên
c. Dòng điện chạy qua mọi vật dẫn thông thường đều không làm cho vật
dẫn nóng lên
d. Dòng điện chạy qua mọi vật dẫn làm cho vật bị cháy
CÂU 6.
Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại, đó
là tác dụng nào của dòng điện?
a. Tác dụng hóa học
b. Tác dụng từ
c. Tác dụng sinh lí
d. Tác dụng nhiệt
CÂU 7. Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian
thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn
điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?
a. Tác dụng hóa học
b. Tác dụng từ
c. Tác dụng sinh lí
d. Tác dụng nhiệt
CÂU 8. Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong
a. Chạy điện khi châm cứu.
b. Chụp X – quang
c. Đo điện não đồ
d. Đo huyết áp
II. Bài tập tự luận
Bài 1. Trong các thiết bị dùng điện, năng lượng điện được chuyển thành các
dạng năng lượng khác để đáp ứng nhiều mục đích khác nhau.
a. Nêu một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng điện trong gia đình em.
b. Chỉ ra tác dụng của dòng điện ở mỗi ví dụ đã nêu.
Dùng bàn ủi là phẳng quần áo: Tác dụng nhiệt
Bóng đèn dể chiếu sáng: Tác dụng phát sáng

You might also like