Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Hạn chế, khuyết điểm của cán bộ chỉ huy:

Chất lượng chỉ huy duy trì đơn vị của cán bộ có lúc chưa đạt yêu cầu, có
thời điểm còn để đơn vị xảy ra vi phạm, còn trường hợp học viên có tư tưởng
không ổn định, nhiều cán bộ chưa phát huy hết năng lực chỉ huy, tác phong công
tác của bản thân, các nhiệm vụ bên trên giao đôi lúc triển khai chưa thực sự cụ thể
đến học viên, khi xảy ra vi phạm phải xử lý còn chưa bảo đảm, có hiện tượng nể
nang, ngại va chạm, nương tay dẫn đến những vi phạm tương tự tiếp tục xảy ra,
quá trình quản lý học viên chưa thực sự sâu sát, tỉ mỉ dẫn đến có nhiều trường hợp
học viên học lực còn yếu, mải chơi, chưa có tinh thần, xây dựng được động cơ
trong học tập.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do:
Cán bộ chỉ huy đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến việc nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của từng người trong xây dựng đơn vị. Việc tổ chức nghiên cứu,
quán triệt, học tập các chỉ thị, nghị quyết, kết luận, hướng dẫn của cấp trên của một
số cấp ủy, chỉ huy cơ quan, đơn vị chưa được thường xuyên, sâu rộng; chưa tạo
được sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ chỉ
huy trong xây dựng đơn vị.
Để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm nêu trên, đồng thời phát huy
những kết quả đã đạt được của đội ngũ cán bộ chỉ huy góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo của học viên trong đơn vị, cần thực hiện một số giải
pháp:

Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ đơn vị quản lý
học viên về thực hiện trách nhiệm nêu gương.

Đây là biện pháp cơ bản, quan trọng hàng đầu, bao trùm, xuyên suốt nhằm tạo sự
chuyển biến tích cực trong nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chỉ huy
quản lý. Thực tiễn thực hiện trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ quản lý
học viên thời gian qua cho thấy, khi đội ngũ cán bộ quản lý học viên nhận thức
đúng đắn về trách nhiệm, bổn phận nêu gương và tự giác nêu gương thì chất lượng
thực hiện trách nhiệm nêu gương được đề cao và ngược lại.

Để nhận thức đúng, đầy đủ về thực hiện trách nhiệm nêu gương, mỗi cán bộ quản
lý học viên phải nghiêm túc học tập và quán triệt đầy đủ, gương mẫu thực hiện các
quy định về nêu gương của Đảng, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, cấp
ủy, chỉ huy các cấp. Mỗi cán bộ chỉ huy phải xác định, nêu gương vừa là đạo lý,
vừa là trách nhiệm, nhiệm vụ thường xuyên, được thể hiện trong cuộc sống, trong
công tác. Từ đó, thực hiện tốt nội dung nêu gương trên tất cả các mặt tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong, thực hiện nhiệm vụ được giao, ý thức tổ
chức kỷ luật, ý thức chấp hành pháp luật. Thực hành chuẩn mực đạo đức chính là
quá trình thực hiện trách nhiệm nêu gương. Các cấp ủy, tổ chức đảng ở nhà trường
cần xây dựng quy chế, quy định và công khai các nội dung nêu gương trước toàn
đơn vị. Thực hiện nghiêm trách nhiệm nêu gương theo phương châm, chức vụ càng
cao càng phải mẫu mực, nói phải đi đôi với làm; cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy
nêu gương cho học viên. Do đó, nêu gương tốt trong nhận thức và hành động của
đội ngũ cán bộ quản lý học viên có tác động tích cực đến mọi học viên trong đơn
vị.

Hai là, đa dạng hóa nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện trách nhiệm
nêu gương của đội ngũ cán bộ quản lý học viên trong đơn vị.

Nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện trách nhiệm nêu gương là những yếu tố
cấu thành hoạt động thực hiện trách nhiệm nêu gương. Đặc điểm, tính cách của
mỗi học viên không giống nhau, nên việc xác định chính xác nội dung, xây dựng
và thực hiện tốt chương trình, kế hoạch, kết hợp và vận dụng linh hoạt, sáng tạo
các hình thức, phương pháp, sát với từng người, phù hợp với từng đối tượng là hết
sức cần thiết, bảo đảm cho đội ngũ cán bộ quản lý học viên ở đơn vị hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Nội dung thực hiện trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ quản lý
học viên đơn vị phải toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với từng đối
tượng cụ thể.

Ba là, phát huy tính tự giác, tích cực tự tu dưỡng, rèn luyện, tự nghiên cứ
các phương pháp của đội ngũ cán bộ chỉ huy đơn vị.

Đây là giải pháp có tính quyết định trực tiếp tới kết quả nêu gương của đội ngũ cán
bộ quản chỉ huy đơn vị. Tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện là phương thức chủ yếu,
công việc suốt đời của mỗi cán bộ quản lý học viên, giúp họ không ngừng tiến bộ,
trưởng thành về mọi mặt, đồng thời khắc phục được những hạn chế, khuyết điểm
của bản thân.

Do đó, ngoài việc xây dựng động cơ, trách nhiệm đúng đắn, cán bộ quản lý học
viên cần có nghị lực, quyết tâm cao, có ý chí vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để
nâng cao năng lực của bản thân. Cầu thị lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người,
để nhận ra những khuyết điểm của bản thân, từ đó quyết tâm phấn đấu vươn lên,
không tự ti, nhưng cũng không chủ quan tự mãn.
Bốn là, nâng cao hiệu quả, chất lượng các phong trào thi đua và đẩy mạnh
học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng và nhân
rộng các điển hình tiên tiến.

Để thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ chỉ huy đơn vị, cần
nâng cao chất lượng, hiệu quả của các phong trào thi đua. Trước hết, các cấp ủy, tổ
chức đảng ở nhà trường có trách nhiệm lãnh đạo tổ chức, cơ quan, đơn vị xây dựng
chương trình, kế hoạch thực hiện, cán bộ quản lý chỉ huy phải tự giác, nghiêm túc
đăng ký tu dưỡng, rèn luyện và đề ra phương hướng phấn đấu, làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hằng năm. Chất lượng, hiệu quả của việc học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phụ thuộc vào hoạt
động lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và chương trình, kế hoạch thực hiện
của đội ngũ cán bộ quản lý học viên.

Mỗi cấp ủy cần căn cứ vào đặc điểm của đơn vị để xây dựng nội dung thực hiện
phong trào thi đua, gắn với các nội dung cụ thể trong việc học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách phù hợp. Mỗi cán bộ quản lý
học viên căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao xây dựng chương trình hành
động, bản cam kết thực hiện trách nhiệm nêu gương gắn với phong trào thi đua học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Năm là, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện trách
nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ đơn vị quản lý học viên, gắn với đánh giá,
khen thưởng, kỷ luật học viên, đảng viên.

Các cán bộ chỉ huy cần thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện
trách nhiệm nêu gương của học viên, nhất là tiến hành giám sát chuyên đề trong
việc thực hiện quy định của Đảng về nêu gương. Qua đó, phát hiện những điển
hình trong nêu gương để nhân rộng, những hạn chế, yếu kém để kịp thời chấn
chỉnh. Kết quả kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm nêu gương là căn cứ
để đánh giá, khen thưởng, kỷ luật. Để làm tốt việc này, cần xây dựng chương trình,
kế hoạch kiểm tra cụ thể; quán triệt đến tổ, đoàn kiểm tra thực hiện nghiêm kế
hoạch, không nể nang, né tránh; phải công tâm, khách quan trong việc đánh giá kết
quả thực hiện trách nhiệm nêu gương.

Sáu là, phát huy vai trò của tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân tham
gia giám sát việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ chỉ huy đơn
vị.
Đơn vị cần củng cố tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của tổ chức quần chúng và hội
đồng quân nhân, phát huy vai trò giám sát việc thực hiện trách nhiệm nêu gương
của đội ngũ cán bộ quản lý học viên. Thực hiện nghiêm việc định kỳ tổ chức quần
chúng và hội đồng quân nhân tham gia đối thoại dân chủ trong đơn vị. Khắc phục
tâm lý e ngại, “dĩ hoà vi quý” khi góp ý cho đội ngũ cán bộ chỉ huy. Giúp cho tổ
chức quần chúng và hội đồng quân nhân hiểu được quyền và trách nhiệm của mình
trong việc tham gia góp ý kiến cho cán bộ chỉ huy quản lý.

You might also like