Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 1

Câu 1. Thuật ngữ Kinh tế chính trị xuất hiện năm nào và do ai đề xuất?
A. 1817, David Ricardo
B. 1776, Adam Smith
C. 1615, Antoine de Montchrestien
D. 1662, William Petty
Câu 2: Kinh tế chính trị Mác-Lênin đã kế thừa có phê phán và phát triển trực tiếp
những thành tựu của:
A. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh
B. Chủ nghĩa trọng thương
C. Chủ nghĩa trọng nông
D. Kinh tế chính trị tầm thường
Câu 3: Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác – Lênin là:
A. Quan hệ giữa người với người
B. Sản xuất của cải vật chất
C. Quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi trong sự liên hệ biện chứng với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
D. Quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng
Câu 4. William Stafford, Thomas Mun, Gasparo Scaruffi, Antonso Serra, A.
Montchrestien là các đại diện tiêu biểu của hệ thống lý luận kinh tế chính trị nào?
A. Chủ nghĩa trọng nông
B. Chủ nghĩa trọng thương
C. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh
D. Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Câu 5. Pierre Boisguillebert, Francois Quesnay, Jacques Turgot là các đại diện tiêu
biểu của hệ thống lý luận kinh tế chính trị nào?
A. Chủ nghĩa trọng thương
B. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh
C. Kinh tế chính trị Mác - Lênin
D. Chủ nghĩa trọng nông
Câu 6. Sự xuất hiện hệ thống lý luận của nhà kinh tế học nào đã làm cho kinh tế
chính trị chính thức trở thành môn học với các phạm trù, khái niệm chuyên ngành?
A. William Petty
B. Adam Smith
C. Karl Marx
D. David Ricardo
Câu 7. Theo Chủ nghĩa trọng thương, nguồn gốc của lợi nhuận đến từ lĩnh vực:
A. Sản xuất công nghiệp tạo ra giá trị thặng dư
B. Thương nghiệp, thông qua việc mua bán ngang giá.
C. Sản xuất nông nghiệp tạo ra giá trị thặng dư
D. Thương nghiệp, thông qua việc mua rẻ, bán đắt
Câu 8. Bước tiến về mặt lý luận của Chủ nghĩa trọng nông so với Chủ nghĩa trọng
thương là:
A. Hướng việc nghiên cứu vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
B. Hướng việc nghiên cứu vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp
C. Hướng việc nghiên cứu vào lĩnh vực lưu thông hàng hóa
D. Hướng việc nghiên cứu vào lĩnh vực hành vi kinh tế của con người
Câu 9. Sự phát triển vượt bậc trong hệ thống lý luận Kinh tế chính trị cổ điển Anh
so với Chủ nghĩa trọng nông là:
A. Đã rút ra được giá trị là do công dụng của sản phẩm tạo ra
B. Đã rút ra được giá trị là do tính khan hiếm của sản phẩm tạo ra
C. Đã rút ra được giá trị là do hao phí lao động tạo ra, giá trị khác với của cải
D. Đã rút ra được giá trị là do cung – cầu hàng hóa tạo ra
Câu 10. Chủ nghĩa trọng nông có hạn chế lịch sử khi cho rằng:
A. Giá trị thặng dư là do máy móc tạo ra
B. Nguồn gốc của lợi nhuận là từ mua rẻ, bán đắt
C. Giá trị là do hao phí lao động tạo ra
D. Chỉ có sản xuất trong nông nghiệp mới làm tăng giá trị của cải
Câu 11. Lý luận kinh tế chính trị của C. Mác và Ph. Ăngghen được thể hiện tập
trung và cô đọng nhất trong tác phẩm nào?
A. Tuyên ngôn Đảng cộng sản
B. Tư bản
C. Nguồn gốc sự giàu có của các dân tộc
D. Biểu kinh tế
Câu 12. Bước nhảy vọt về lý luận khoa học kinh tế chính trị của C. Mác so với
David Ricardo là gì?
A. Phát hiện ra quy luật kinh tế “Bàn tay vô hình”
B. Phát hiện ra hàng hóa có hai thuộc tính
C. Phát hiện ra nguồn gốc của giá trị là hao phí sức lao động
D. Phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Câu 13. Lênin đã có đóng góp nổi bật gì về mặt khoa học trong lý luận kinh tế chính
trị?
A. Chỉ ra những đặc điểm kinh tế ở giai đoạn độc quyền và độc quyền nhà nước
của chủ nghĩa tư bản
B. Chỉ ra sự chuyển hóa giá trị thành giá cả sản xuất trong giai đoạn tự do cạnh tranh
của chủ nghĩa tư bản
C. Chỉ ra sự chuyển hóa giá trị thặng dư thành lợi nhuận bình quân trong trong giai
đoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản
D. Chỉ ra công thức chung của tư bản là T-H-T’
Câu 14. Mục đích nghiên cứu ở cấp độ cao nhất của kinh tế chính trị Mác - Lênin
là:
A. Phát hiện ra sự thay đổi của các chỉ tiêu kinh tế như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các
chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế
B. Phát hiện ra các quy luật chi phối các quan hệ giữa người với người trong sản
xuất và trao đổi
C. Phát hiện ra động cơ hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty và cá nhân người
tiêu dùng
D. Phát hiện ra các tiêu chí để phân tích và lựa chọn những chiến lược phát triển kinh
tế ở các nước đang phát triển
Câu 15. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của kinh tế chính trị Mác – Lênin là:
A. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
B. Phương pháp thống kê kinh tế
C. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
D. Phương pháp logic – lịch sử

You might also like