Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

BÀI 2 HOÁN VỊ - CHỈNH HỢP

1. Giai thừa

a) Định nghĩa: Cho n  *


. Khi đó: n giai thừa là tích của n số tự nhiên đầu tiên.
Ký hiệu: n!  1.2.3...n .
Qui ước: 0!  1

b) Tính chất:
n!
 n !   n  1!n .    p  1 p  2  ...n (với n  p ).
p!
n!
   n  p  1 n  p  2  ...n (với n  p ).
 n  p !
n !  n  4  .  n  1
2 2
6
Ví dụ 1. Chứng minh đẳng thức: .  n4 , n  .
 n  2 ! n 1 n 1
n2 1 1
Ví dụ 2. Chứng minh đẳng thức:   , n  , n  2 .
n !  n  1 !  n  2  !
Ví dụ 3. Giải các phương trình sau:

a)
 n  1!  72 . b)
n!

n!
 3.
 n  1!  n  2 !  n  1!
n!
Ví dụ 4. Giải bất phương trình: n3   10 .
 n  2 !
BÀI TẬP LUYỆN TẬP
Bài 1. Giải các phương trình sau:

n! n!
a)   n  3 ! . b) n3   10 .
20n  n  2 !
Bài 2. Giải các phương trình sau:

 n  3 !  3  9n n! x !  x  1 ! 1
 .
a) b) n3   10 . c)
 n  1!  n  2 !  x  1! 6
Bài 3. Giải các bất phương trình sau:

a)
1  5
 .
 n  1!  n.  n  1! 
  5.
n  2  n  1  n  3!4! 12  n  3  .  n  4 !2! 

b) 4  n!  n  1!  50 .

GV. Nguyễn Thanh Hải – THPT Bùi Thị Xuân – HCM - 0906.686.989 Trang 1
2. Hoán vị

a. Định nghĩa: Cho tập A gồm n phần tử  n  1 . Mỗi kết quả của sự sắp thứ tự n phần tử của tập A
được gọi là một hoán vị của n phần tử đó.
Nhận xét: Hai hoán vị của n phần tử chỉ khác nhau ở thứ tự sắp xếp.
b. Định lý: Số các hoán vị của tập A gồm n phần tử  n  1 được ký hiệu và xác định như sau:
Pn  n.  n  1 .  n  2  2.1  n ! .

Vấn đề 1. Đếm trực tiếp

Hoán vị: Các dấu hiệu đặc trưng để giúp ta nhận dạng một hoán vị của n phần tử là:
 Tất cả n phần tử đều phải có mặt
 Mỗi phần tử xuất hiện một lần.
 Có thứ tự giữa các phần tử.

Ví dụ 1. Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau?
Ví dụ 2. Có tất cả bao nhiêu số tự nhiên chẵn gồm 5 chữ số khác nhau được thành lập từ các chữ số
1,2,3,4,5 ?
Ví dụ 3. Có bao nhiêu cách sắp xếp 5 bạn học sinh A, B, C, D, E ngồi vào một chiếc ghế dài sao cho:

a) Bạn C ngồi chính giữa?


b) Hai bạn A và E ngồi ở hai đầu ghế?
Ví dụ 4. Có hai dãy ghế, mỗi dãy 5 ghế. Xếp 5 nam, 5 nữ vào 2 dãy ghế trên, có bao nhiêu cách, nếu :

a) Nam và nữ được xếp tùy ý.


b) Nam 1 dãy ghế, nữ 1 dãy ghế.
Ví dụ 5. Ông A mua một chiếc vali mới để đi du lịch, chiếc va li đó có chức năng cài đặt mật khẩu chữ
số để mở khóa. Có 3 ô để cài đặt mật khẩu, ông muốn cài đặt để tổng các chữ số trong 3 ô đó bằng 5. Hỏi
ông có bao nhiêu cách để cài đặt?

Vấn đề 2. Đếm gián tiếp


Ví dụ 6. Xét các số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau lập từ các chữ số 1, 2 , 3 , 4 , 5 . Hỏi trong các
số đó có bao nhiêu số

a) Bắt đầu bằng chữ số 5 ? b) Không bắt đầu bằng chữ số 1 ?


c) Bắt đầu bằng 23 ? d) Không bắt đầu bằng 345 ?

Vấn đề 3. Phương pháp phần tử buộc


Ví dụ 7. Trên một kệ sách có 5 quyển sách Toán, 4 quyển sách Lí, 3 quyển sách Văn. Các quyển
sách đều khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp các quyển sách trên:

a) Một cách tuỳ ý? b) Theo từng môn?


c) Theo từng môn và sách Toán nằm ở giữa?
Ví dụ 8. Có bao nhiêu cách xếp 5 sách Văn khác nhau và 7 sách Toán khác nhau trên một kệ sách dài
nếu các sách Văn phải xếp kề nhau?

GV. Nguyễn Thanh Hải – THPT Bùi Thị Xuân – HCM - 0906.686.989 Trang 2
Vấn đề 4. Hoán vị tròn

 Cho tập A gồm n phần tử. Một cách sắp xếp n phần tử của tập A thành một dãy kín được gọi là một
hoán vị vòng quanh của n phần tử.
 Số các hoán vị vòng quanh của n phần tử là: Qn   n  1!.

Ví dụ 9. Một hội nghị bàn tròn có các phái đoàn 3 người Anh, 5 người Pháp và 7 người Mỹ. Hỏi có
bao nhiêu cách xếp chỗ ngồi cho các thành viên sao cho những người có cùng quốc tịch thì ngồi gần
nhau.
Ví dụ 10. Cho đa giác đều 12 cạnh. Xếp n điểm A1 , A2 ,..., An vào các đỉnh của đa giác.
a. Hỏi có thể tạo thành bao nhiêu đa giác khác nhau?
b. Hỏi có bao nhiêu đa giác nhận đoạn thẳng A1 A2 làm cạnh.

BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Bài 1. Cho một bàn dài có 10 ghế và 10 học sinh trong đó có 5 học sinh nữ. Hỏi có bao nhiêu cách sắp
xếp chỗ ngồi cho 10 học sinh sao cho :

a . Nam, nữ ngồi xen kẽ nhau ?


b. Những học sinh cùng giới thì ngồi cạnh nhau ?
Bài 2. Có bao nhiêu cách xếp 6 bạn nam và 6 bạn nữ vào 2 dãy ghế đối diện nhau, mỗi dãy 6 ghế sao
cho nam nữ không ngồi cạnh nhau?
Bài 3. Lớp 11A1 có 41 học sinh trong đó có 21 bạn nam và 20 bạn nữ. Thứ 2 đầu tuần lớp phải xếp
hàng chào cờ thành một hàng dọc. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp để 21 bạn nam xen kẽ với 20 bạn nữ ?
Bài 4. Có bao nhiêu cách xếp 6 học sinh trong đó có An và Bình vào 6 chiếc ghế kê thành hàng ngang
sao cho An và Bình ngồi cách nhau đúng 2 bạn.
Bài 5. Có hai dãy ghế đối diện nhau, mỗi dãy có 5 ghế. Xếp ngẫu nhiên 10 học sinh, gồm 5 nam và 5
nữ ngồi vào hai dãy ghế đó sao cho mỗi ghế có đúng một học sinh ngồi. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp để
mỗi học sinh nam đều ngồi đối diện một học sinh nữ.
Bài 6. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 3 chữ số khác nhau, biết tổng của 3 chữ số này bằng 18?
Bài 7. Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau và khác 0 biết rằng tổng của 3 chữ số này bằng
9.
Bài 8. Cho tập hợp X có n phần tử trong đó có 2 phần tử a và b . Tính số các hoán vị của tập X sao
cho a và b không đứng cạnh nhau?
Bài 9. Có bao nhiêu cách xếp 5 cuốn sách Toán, 6 cuốn sách Lý và 8 cuốn sách Hóa lên một kệ sách
sao cho các cuốn sách cùng một môn học thì xếp cạnh nhau, biết các cuốn sách đôi một khác nhau.
Bài 10. Sắp xếp 6 nam sinh và 4 nữ sinh vào một dãy ghế. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp chỗ ngồi nếu:

a) Nam sinh ngồi kề nhau, nữ sinh ngồi kề nhau?


b) Chỉ có nữ ngồi kề nhau?
Bài 11. Gọi A là tập hợp tất cả các số tự nhiên có 7 chữ số đôi một khác nhau được tạo ra từ các chữ số
0;1; 2;3; 4;5;6 . Hỏi có bao nhiêu số thuộc A mà trong số đó có chữ số 1 và chữ số 2 đứng cạnh nhau?
Bài 12. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 6 chữ số khác nhau được thành lập từ các chữ số 1, 2,3, 4,5, 6 sao
cho chữ số 1 và chữ số 3 không đứng cạnh nhau?
Bài 13. Từ 5 học sinh không có bạn nào trùng tên nhau trong đó có bạn Hoa và Hồng. Hỏi có bao nhiêu
cách xếp 5 bạn đó vào một bàn dài 5 chỗ sao cho:

GV. Nguyễn Thanh Hải – THPT Bùi Thị Xuân – HCM - 0906.686.989 Trang 3
a) Số cách xếp là tùy ý.
b) Hoa và Hồng ngồi cạnh nhau.
c) Hoa và Hồng không ngồi cạnh nhau.
d) Hoa và Hồng ngồi cách nhau đúng một bạn.
e) Hoa và Hồng ngồi ở hai đầu bàn.

Bài 14. Sắp xếp 10 người vào một dãy ghế. Có bao nhiêu cách sắp xếp chỗ ngồi nếu:

a) Có 5 người trong nhóm muốn ngồi kề nhau?


b) Có 2 người trong nhóm không muốn ngồi kề nhau?
Bài 15. Có 3 viên bi đen (khác nhau), 4 viên bi đỏ (khác nhau), 5 viên bi vàng (khác nhau), 6 viên bi
xanh (khác nhau). Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp các viên bi trên thành một dãy sao cho các viên bi cùng
màu ở cạnh nhau?
Bài 16. Một hội nghị bàn tròn có phái đoàn của các nước: Mỹ 5 người, Nga 5 người, Anh 4 người, Pháp
6 người, Đức 4 người. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp cho mọi thành viên sao cho người cùng quốc tịch
ngồi gần nhau?
Bài 17. Có 5 học sinh nam là A1, A2, A3, A4, A5 và 3 học sinh nữ B1, B2, B3 được xếp ngồi xung
quanh một bàn tròn. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp nếu:

a) Một cách tuỳ ý? b) A1 không ngồi cạnh B1?


c) Các học sinh nữ không ngồi cạnh nhau?
Bài 18. Với mỗi hoán vị của các số 1, 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 ta được một số tự nhiên. Tìm tổng tất cả các số
tự nhiên có được từ các hoán vị của 7 phần tử trên?
Bài 19. Tìm tổng S của tất cả các số tự nhiên, mỗi số được tạo thành bởi hoán vị của 6 chữ số số 1 , 2 ,
3, 4, 5, 6 .
Bài 20. Tính tổng của tất cả các số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau được lập từ các chữ số 0,1, 2,3, 4 .
Bài 21. Tổng của tất cả các số tự nhiên có năm chữ số khác nhau được thành lập từ các chữ số 1; 2; 3; 4;
5 là

3. Chỉnh hợp
a. Định nghĩa: Cho tập A gồm n phần tử  n  1 .
Kết quả của việc lấy k phần tử khác nhau tử n phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng theo một thứ tự
nào đó được gọi là một chỉnh hợp n chập k ( hoặc chập k của n ) của tập hợp A .
b. Định lý: Số các chỉnh hợp hợp n chập k 1  k  n  của tập A được ký hiệu và xác định như sau:
n!
Ank  n  n  1 ...  n  k  1 
 n  k !
Chú ý: Với k  0 thì An0  1 .

Vấn đề 1. Đếm trực tiếp


Chỉnh hợp: Ta sẽ sử dụng khái niệm chỉnh hợp khi
 Cần chọn k phần tử từ n phần tử, mỗi phần tử xuất hiện một lần
 k phần tử đã cho được sắp xếp thứ tự.
Ví dụ 1.

a. Có bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số đôi một khác nhau ?

GV. Nguyễn Thanh Hải – THPT Bùi Thị Xuân – HCM - 0906.686.989 Trang 4
b. Có bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số và số đó là số chẵn ?
c. Có bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số đôi một khác nhau và số đó là số lẻ ?
Ví dụ 2. Cho hai đường thẳng song song d1 , d2 . Trên đường thẳng d1 lấy 10 điểm phân biệt. Trên đường
thẳng d1 lấy 15 điểm phân biệt. Hỏi có bao nhiêu vectơ (khác vectơ không) được tạo thành từ 25 điểm trên
nếu các vectơ cùng nằm trên cùng 1 đường thẳng ?
Ví dụ 3. Lập được bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số đôi một khác nhau chọn từ tập A  1; 2;3; 4;5 sao
cho mỗi số lập được luôn có mặt chữ số 3.
Ví dụ 4. Cho hàng ghế dài gồm 9 ghế đánh số từ 1 đến 9. Tìm số cách xếp 4 nam và 5 nữ vào hàng ghế
này sao cho 3 nam ngồi ở các vị trí 1, 2, 3.

Vấn đề 2. Đếm gián trực tiếp


Ví dụ 5. Có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số đôi một khác nhau trong đó hai chữ số 1
và 4 luôn đứng cạnh nhau.
Ví dụ 6. Có bao nhiêu số gồm 5 chữ số phân biệt có mặt đủ ba chữ số 1, 2, 3.

Vấn đề 3. Phương pháp vách ngăn


Ví dụ 7. Có 6 học sinh lớp 11 và 3 học sinh lớp 12 sẽ ngồi trên một hàng ngang có 9 ghế. Hỏi có bao
nhiêu cách sắp xếp chỗ ngồi cho 9 học sinh đó sao cho mỗi học sinh lớp 12 ngồi giữa hai học sinh lớp 11.

BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Bài 1. Cho đa giác đều có n cạnh. Biết rằng có 240 vec-tơ (khác vectơ không) được tạo thành từ các
đỉnh của đa giác. Hỏi đa giác có bao nhiêu cạnh nếu:

a) Các vectơ nằm tùy ý?


b) Có 130 vectơ và các vectơ không nằm trên cạnh của đa giác?
Bài 2.

a. Có bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số đôi một khác nhau và bé hơn số 475 ?
b. Có bao nhiêu số tự nhiên chẵn gồm 3 chữ số và bé hơn số 475 ?
c. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 3 chữ số đôi một khác nhau bé hơn số 475 và là số lẻ ?
Bài 3. Có thể lập ra được bao nhiêu số điện thoại di động có 10 chữ số bắt đầu là 0908, các chữ số còn
lại khác nhau đôi một, khác với 4 chữ số đầu và phải có mặt chữ số 6.
Bài 4. Có bao nhiêu số tự nhiên có 7 chữ số khác nhau từng đôi một, trong đó chữ số 2 đứng liền giữa
chữ số 1 và chữ số 3?
Bài 5. Xếp 5 bạn nam và 5 bạn nữ thành một hàng dọc .Hỏi có bao nhiêu cách xếp :

a) Nam nữ đứng xen kẻ .


b) Nữ luôn đứng cạnh nhau .
c) Không có 2 nam nào đứng cạnh nhau .

4. Tổ hợp
a. Định nghĩa: Mỗi tập hợp con gồm k của tập hợp X có n phần tử được gọi là một tổ hợp n chập k .
n!
b. Định lý: Số tổ hợp n chập k là Cnk 
k !.  n  k !

Vấn đề 1. Đếm trực tiếp

GV. Nguyễn Thanh Hải – THPT Bùi Thị Xuân – HCM - 0906.686.989 Trang 5
Để nhận dạng bài toán sử dụng tổ hợp chập k của n phần tử, ta dựa trên dấu hiệu:
a. Phải chọn ra k phần tử từ n phần tử cho trước.
b. Không phân biệt thứ tự giữa k phần tử được chọn.
c. Số cách chọn k phần tử không phân biệt thứ tự từ n phần tử đã cho là Cnk cách.
Từ các bài toán trên ta rút ra được quy luật phân biệt tổ hợp và chỉnh hợp như sau:
 Chỉnh hợp và tổ hợp liên hệ với nhau bởi công thức: Ank  k !.Cnk
 Chỉnh hợp: Có thứ tự.
 Tổ hợp: Không có thứ tự.
 Những bài toán mà kết quả phụ thuộc vào vị trí các phần tử thì sử dụng chỉnh hợp. Ngược lại thì sử
dụng tổ hợp.
 Cách lấy k phần tử từ tập n phần tử  k  n  :

+ Không thứ tự: Cnk


+ Có thứ tự: Ank

Ví dụ 1. Cho đa giác lồi 10 cạnh (thập giác)

a). Có bao nhiêu đoạn thẳng mà hai đầu mút là 2 điểm thuộc các đỉnh của tam giác trên.
b). Có bao nhiêu đường chéo.
c). Có bao nhiêu véctơ khác 0 mà điểm đầu và điểm cuối là 2 điểm thuộc các đỉnh của đa giác trên.
d). Có bao nhiêu tam giác mà 3 đỉnh của tam giác là 3 điểm thuộc các đỉnh của đa giác trên.
e). Ta kẻ tất cả các đường chéo, biết rằng không có ba đường chéo nào đồng quy. Tìm số giao điểm
của các đường chéo này.

Ví dụ 2. Cho 10 đường thẳng song song lần lượt cắt 8 đường thẳng song song khác. Hỏi có bao nhiêu
hình bình hành được tạo thành từ các đường thẳng trên.
Ví dụ 3. Một đôi thanh niên tình nguyện có 15 người gồm 12 nam và 3 nữ. Hỏi có bao nhiêu cách phân
công đội thanh niên tình nguyện đó về giúp đỡ 3 tỉnh miền núi, sao cho mỗi tỉnh có 4 nam và 1 nữ.
Ví dụ 4. Từ 5 bông hồng vàng, 3 bông hồng trắng, 4 bông hồng đỏ (các bông hồng xem như đôi một
khác nhau). Người ta muốn chọn ra 1 bó hoa hồng gồm 7 bông. Có bao nhiêu cách chọn.

a) 1 bó hoa trong đó có đúng một bông hồng đỏ.


b) 1 bó hoa trong đó có ít nhất 3 bông hồng vàng và ít nhất 3 bông hồng đỏ.
Ví dụ 5. Có một hộp đựng 5 viên bi xanh, 6 viên bi đỏ và 4 viên bi vàng.

a). Có bao nhiêu cách lấy ra 6 viên bi, trong đó có 2 viên bi xanh và có nhiều nhất 2 viên bi vàng và
phải có đủ 3 màu.
b). Có bao nhiêu cách lấy ra 9 viên bi có đủ 3 màu.
Ví dụ 6. Một đội văn nghệ gồm 20 người, trong đó có 10 nam, 10 nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra 5
người, sao cho:

a.Có đúng 2 nam trong 5 người đó?


b.Có ít nhất 2 nam, ít nhất 1 nữ trong 5 người đó.
Ví dụ 7. Một hộp đựng 15 viên bi khác nhau gồm 4 bi đỏ, 5 bi trắng và 6 bi vàng. Tính số cách chọn 4
viên bi từ hộp đó sao cho không có đủ 3 màu.
Ví dụ 8. Một lớp học có 40 học sinh gồm 25 nam và 15 nữ. Giáo viên chủ nhiệm muốn chọn 5 học sinh
lập thành một đoàn đại biểu để tham gia tổ chức lễ khai giảng. Hỏi có bao nhiêu cách :

GV. Nguyễn Thanh Hải – THPT Bùi Thị Xuân – HCM - 0906.686.989 Trang 6
a. Chọn ra 5 học sinh, trong đó có không quá 3 nữ.
b. Chọn ra 5 học sinh, trong đó có 3 nam và 2 nữ.
c. Chọn ra 5 học sinh, trong đó có ít nhất một nam.
d. Chọn ra 5 học sinh, trong đó anh A và chị B không thể cùng tham gia cùng đoàn đại biểu.
e. Chọn ra 5 học sinh, trong đó anh X và chị Y chỉ có thể hoặc cùng tham gia đoàn đại biểu hoặc cùng
không tham gia.
Ví dụ 9. Trong một môn học, thầy giáo có 30 câu hỏi khác nhau gồm 5 câu hỏi khó, 10 câu hỏi trung
bình, 15 câu hỏi dễ. Từ 30 câu hỏi đó có thể lập được bao nhiêu đề kiểm tra, mỗi đề gồm 5 câu hỏi khác
nhau và nhất thiết phải có đủ 3 loại câu hỏi (khó, trung bình, dễ) và số câu hỏi dễ không ít hơn 2.
Ví dụ 10. Một bảng xe gắn máy ở thành phố X có cấu tạo như sau:

-Phần đầu gồm 2 chữ cái phân biệt viết hoa trong bảng chữ cái.
-Phần sau gồm 4 chữ số trong các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Ví dụ: SA0979, EY 3535,...
Hỏi có bao nhiêu cách cấu tạo bảng số xe theo cấu tạo như trên (giả sử bảng chữ cái có tất cả 26 chữ cái).

Vấn đề 2. Đếm gián tiếp


Ví dụ 11. Môt lớp có 20 học sinh trong đó có 14 nam, 6 nữ. Hỏi có bao nhiêu cách lập 1 đội gồm 4 học
sinh trong đó có.

a.Số nam và nữ bằng nhau. b.ít nhất 1 nữ.

BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Bài 1. Cho 2 đường thằng song song. Trên đường thứ nhất có 10 điểm, trên đường thứ hai có 15 điểm,
có bao nhiêu tam giác được tạo thành từ các điểm đã cho.
Bài 2. Trong mặt phẳng cho đa giác đều H có 10 cạnh.

a). Có bao nhiêu tam giác tạo thành từ đỉnh các tam giác.
b). Có bao nhiêu tam giác có đúng 2 cạnh của đa giác.
c). Có bao nhiêu tam giác có đúng 1 cạnh của đa giác.
d). Có bao nhiêu tam giác không chứa cạnh nào của đa giác.

GV. Nguyễn Thanh Hải – THPT Bùi Thị Xuân – HCM - 0906.686.989 Trang 7

You might also like