Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYỂN QUỐC HỌC

THỪA THIÊN HUẾ NĂM HỌC 2022-2023


Khóa thi ngày 09 tháng 6 năm 2022
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: HÓA HỌC (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,25 điểm)
1. Hãy trình bày phương pháp hoá học để tách riêng từng oxit (không làm thay đổi khối lượng của mỗi
oxit) ra khỏi hỗn hợp gồm: Al2O3, CuO và Fe2O3. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
2. Hãy trình bày phương pháp hóa học (không dùng quỳ tím) để nhận biết các dung dịch đựng trong các
lọ riêng biệt bị mất nhãn sau: saccarozơ, rượu etylic, hồ tinh bột, axit axetic, glucozơ, bari axetat. Viết các
phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Câu 2: (2,5 điểm)
1. Cho sơ đồ sau:
(2) (3) (4) (5)
X1 X2 X3 X4 X5

(9) (6)
(1)

(12) (11) (10) (8) (7)


X X9 X9 X8 X7 X6
Hãy xác định X, X1, X2, ..., X10. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (ghi rõ điều kiện phản
ứng nếu có, mỗi mũi tên là một phản ứng).
Biết rằng: - X là hợp chất khí vô cơ gây ra hiệu ứng nhà kính; X1, X2, ..., X10 là những hợp chất hữu cơ.

- X3, X4 là muối; X5 là thành phần chính của khí thiên nhiên;


- X2, X9 có cùng công thức đơn giản nhất.
. 2. Có 5 ống nghiệm chứa riêng biệt 5 dung dịch trong suốt, không màu: NaOH, H 2SO4 loãng, HCl,
Ba(OH)2, MgSO4. Không dùng thêm bất cứ thuốc thử nào khác, hãy trình bày phương pháp hóa học để
nhận biết các dung dịch trên. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Câu 3: (2,75 điểm)
1. Hỗn hợp X gồm CuO, Al 2O3 và một oxit sắt. Cho luồng khí H 2 dư đi qua 10,32 gam hỗn hợp X đun
nóng, sau khi phản ứng kết thúc thu được 1,80 gam H 2O. Mặt khác, khi hoà tan hoàn toàn 10,32 gam hỗn
hợp X thì cần dùng vừa đủ 220 ml dung dịch H 2SO4 loãng 1M, sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cho
toàn bộ lượng Y tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư. Lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung trong không
khí đến khối lượng không đổi, thu được 6,40 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hãy xác
định công thức của oxit sắt.
2. Nung khí butan trong điều kiện (xúc tác, nhiệt độ, áp suất) thích hợp một thời gian thì thu được hỗn
hợp khí X gồm CH4, C3H6, C2H6, CH4 và C4H10 dư. Cho X lội từ từ vào bình nước brom dư, sau khi kết thúc
các
phản ứng, khối lượng bình brom tăng lên 1,61 gam và có 7,20 gam Br 2 đã phản ứng, đồng thời có hỗn hợp
khí Y thoát ra (thể tích của Y bằng 52,632% thể tích của X). Đốt cháy toàn bộ lượng Y cần vừa đủ V lít khí
O2, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 68,0 gam dung dịch Ca(OH) 2 7,4 %, sau khi kết thúc phản ứng thu
được m gam kết tủa. Biết rằng các khí đo ở đktc. Hãy tính V và m.
Câu 4: (2,5 điểm)
1. Đốt cháy hoàn toàn 26,40 gam một este X có công thức C xHyO2. Cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình
đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 120 gam kết tủa và một dung
dịch có khối lượng giảm 45,60 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH) 2 ban đầu. Mặt khác, thủy phân
hoàn toàn 7,04 gam este X trong 110 gam dung dịch NaOH 4%, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được
chất rắn khan Y. Nung nóng toàn bộ lượng Y với bột CaO, thu được 0,48 gam một chất khí.
a) Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b) Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của X.
2. Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hoà tan hoàn toàn 5,20 gam X vào nước, thu được 0,448 lít
khí H2 và dung dịch Y có chứa 6,33 gam chất tan. Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít khí CO 2 vào dung dịch Y,
sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa. Biết các thể tích khí đo ở đktc. Hãy tính m.
Cho: H=1;0= 16; C = 12; Br=80; S = 32; Na = 23; Ca=40; Al=27; Fe=56; Ba=137; Cu = 64.
----HẾT----
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN HÓA THỪA THIÊN – HUẾ
Năm học 2022-2023
---------------------
Câu 1.
1. Phân tích:
+) Al2O3 có tính chất lưỡng tính nên dùng kiềm để chuyển Al vào dung dịch, tái tạo lại bằng CO 2 dư, rồi
nung kết tủa đến khối lượng không đổi.
+) Hỗn hợp (CuO, Fe2O3) nếu khử sẽ được (Cu, Fe).Căn cứ vào tính chất khác biệt của Cu và Fe 2O3 ta
dùng dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng để tách Cu khỏi dung dịch. Tái tạo CuO và Fe 2O3 từ Cu và muối
Fe2+.
Hướng dẫn:
– Hòa tan hỗn hợp trong dung dịch NaOH dư đến khi kết thúc phản ứng, tách lấy phần rắn được CuO và
Fe2O3. Sục CO2 liên tục vào nước lọc đến khi phản ứng hoàn toàn, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng
không đổi thì thu được Al2O3.
Al2O3 + 2NaOH  2NaAlO2 + H2O
CO2 + 2H2O + NaAlO2  Al(OH)3  + NaHCO3
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
– Dẫn khí H2 dư qua hỗn hợp (CuO, Fe 2O3) nung nóng, thu lấy chất rắn sau phản ứng cho vào dung dịch
HCl dư, lọc chất rắn thu được Cu. Đốt Cu trong khí oxi dư thì thu được CuO.
CuO + H2 Cu + H2O
Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
– Phần nước lọc chứa FeCl2, HCl dư cho vào dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa nung bình chứa oxi dư đến
khối lượng không đổi, thu được Fe2O3.
HCl + NaOH  NaCl + H2O
FeCl2 + 2NaOH  Fe(OH)2  + 2NaCl
2Fe(OH)2 + ½ O2 Fe2O3 + 2H2O
2. Nhận biết các dung dịch: saccarozơ, rượu etylic, hồ tinh bột, axit axetic, glucozơ, bari axetat.
– Trích các chất thành các mẫu nhỏ làm thí nghiệm.
– Thử lần lược các mẫu còn lại bằng dung dịch Na 2CO3 nhận ra bari axetat vì xuất hiện kết tủa trắng,
nhận ra axit axetic vì có sủi bọt khí.
(CH3COO)2Ba + Na2CO3  2CH3COONa + BaCO3 
2CH3COOH + Na2CO3  2CH3COONa + H2O + CO2 
– Thử lần lượt 4 mẫu còn lại bằng dung dịch AgNO3/NH3 đun nhẹ, nhận ra glucozơ vì xuất hiện lớp chất
rắn màu sáng bạc bám vào thành ống nghiệm.
C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag 
– Thử 3 mẫu còn lại bằng dung dịch I2, nhận ra hồ tinh bột vì xuất hiện dung dịch màu xanh.
– Thử 2 mẫu còn lại bằng Cu(OH)2, mẫu nào hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh là mẫu
saccarozơ. Mẫu còn lại là rượu etylic.
2C12H22O11 + Cu(OH)2  (C12H21O11)2Cu + 2H2O
Lưu ý: Để phân biệt rượu etylic và dung dịch saccarozơ ta có thể đốt các mẫu, mẫu nào cháy là rượu
etylic. Tuy nhiên, ở đây đề cho dung dịch rượu etylic chưa rõ nồng độ nên có thể không cháy nếu quá
loãng. Ngoài cách nhận biết trên ta cũng có thể sử dụng phản ứng tráng gương gián tiếp, nhận ra
saccarozơ (cho H2SO4 loãng, đun một thời gian rồi cho tiếp AgNO3/NH3 vào sẽ thấy mẫu saccarozơ xuất
hiện lớp gương bạc như trường hợp glucozơ).
Câu 2.
1. Phân tích:
X là hợp chất gây hiệu ứng nhà kính nên chọn X là CO2.
X5 là thành phần chính của khí thiên nhiên nên chọn X5 là CH4.
MX1 = 58 (chọn C4H10). X3, X4 là muối  X2 là axit (hoặc este).
X2 và X9 có cùng CT đơn giản nên dự đoán X2, X9 là C2H4O2 và C6H12O6  X8: C2H5OH
Từ một số chất đã được xác định ở trên ta sẽ dễ dàng xác định được các chất còn lại.
 Xác định chất:
X1 X2 X3 X4 X5
(2) (3) (4) (5)
CH3 COOH (CH3 COO)2 Ca CH3 COONa CH4
C4 H10
(1) (9) (6)

(12) (11) (8) (7)


CO2 (C6 H10 O5 )n C6 H12 O6 (10) C2 H5 OH C2 H4 C2 H2
X X10 X9 X8 X7 X6
 Các phương trình phản ứng:

(1) C4H10 + O2 4CO2 + 5H2O

(2) C4H10 + O2 2CH3COOH + H2O


(3) 2CH3COOH + CaCO3  (CH3COO)2Ca + H2O + CO2 
(4) (CH3COO)2Ca + Na2CO3  2CH3COONa + CaCO3 
(5) CH3COONa + NaOH CH4  + Na2CO3
(6) 2CH4 C2H2 + 3H2
(7) C2H2 + H2 C2H4
(8) C2H5OH C2H4 + H2O
(9) C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
(10) C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
(11) (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6

(12) 6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n + 6nO2


2. Trích các dung dịch thành nhiều mẫu nhỏ để làm thí nghiệm (đánh số 1,2,3,4,5).
- Cho mỗi mẫu thử lần lượt tác dụng với các mẫu thử khác (tác dụng từng đôi một). Kết quả thí nghiệm
được mô tả theo bảng sau (dấu – là không thấy kết tủa)
NaOH H2SO4 loãng HCl Ba(OH)2 MgSO4
NaOH - - - 
H2SO4 loãng - -  -
HCl - - - -
Ba(OH)2 -  - 
MgSO4  - - 
Kết luận:
+ Mẫu nào không tham phản ứng tạo kết tủa là HCl.
+ Mẫu nào có 2 lần phản ứng tạo kết tủa trắng là nhóm Ba(OH)2 và MgSO4 (nhóm I)
+ Mẫu nào có 1 lần phản ứng tạo kết tủa là nhòm NaOH và H2SO4 loãng (nhóm II)
2NaOH + MgSO4  Mg(OH)2  + Na2SO4
H2SO4 + Ba(OH)2  BaSO4  + 2H2O
Ba(OH)2 + MgSO4  BaSO4  + Mg(OH)2 
– Nhỏ từ từ dung dịch HCl (đã nhận ra) đến dư lên từng kết tủa ở mỗi nhóm (II), nếu kết tủa tan ra thì
mẫu ban đầu là NaOH, nếu kết tủa không tan thì mẩu ban đầu là H2SO4.
Mg(OH)2 + 2HCl  MgCl2 +2H2O
– Thử lần lượt các mẫu nhóm I bằng dung dịch H 2SO4 (vừa nhận ra), mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng là
Ba(OH)2, mẫu còn lại là MgSO4.
H2SO4 + Ba(OH)2  BaSO4  + 2H2O
Lưu ý: Có thể nhỏ dung dịch HCl dư lên kết tủa nhóm I:
+ Mẫu nào có một kết tủa tan hoàn toàn, một kết tủa tan một phần là mẫu MgSO4.
+ Mẫu nào có một kết tủa không tan, một kết tủa tan một phần là mẫu Ba(OH)2.
Câu 3.
1. Phân tích:
CuO, Fex O y
   H (t 0 ) d­
10,32 (gam) X CTHH? 
2  H 2 O (1,8 gam)
Al O
  2 3   
 0,22 mol H SO lo·ng  NaOH 0


2 4  Y 
 KT 
t /KK
 r¾
n
6,4 gam

+) Số mol H2O (TN1) = số mol O trong CuO và FexOy (bảo toàn số mol oxi)
+) Dung dịch NaOH dư nên KT không có Al(OH)3  rắn sau nung gồm Fe2O3 và CuO.
+) Số mol O (trong X) = Số mol SO4. Từ vênh số mol oxi  số mol Al2O3.
Với những phân tích như trên ta đã thấy được mấu chốt bài toán, từ đó ta có nhiều hướng xử lý.
Hướng dẫn:

Thí nghiệm 1:
CuO + H2 Cu + H2O (1)
FexOy + yH2 xFe + yH2O (2)
Chất rắn sau phản ứng gồm: Cu, Fe, Al2O3
Theo ptpư (1,2): (CuO, FexOy) = 0,1 mol
Thí nghiệm 2:
CuO + H2SO4  CuSO4+ H2O (3)
2FexOy + 2yH2SO4 xFe2(SO4)2y/x + 2yH2O (4)
Al2O3 + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2O (5)
CuSO4 + 2NaOH  Cu(OH)2  + Na2SO4 (6)

Fe2(SO4)2y/x + NaOH  2Fe(OH)2y/x  + Na2SO4 (7)


Al2(SO4)3 + 8NaOH  2NaAlO2 + 3Na2SO4 + 4H2O (8)
Cu(OH)2 CuO + H2O (9)

2Fe(OH)2y/x + ( )O2 Fe2O3 + H2O (10)


Chất rắn sau nung gồm: CuO, Fe2O3
Theo ptpư (3,4,5):

Bảo toàn số mol oxi trong X  0,04 mol


Gọi số mol FexOy, CuO lần lượt a,b mol
Bảo toàn số mol Fe, Cu  rắn gồm: 0,5ax (mol) Fe2O3; b (mol) CuO

 hệ phương trình:
 . Vậy công thức của oxit sắt là: Fe3O4.
Lưu ý: Có thể giải bài toán bằng cách khác. Dưới đây là một trong các cách khác:
Cách 2: Tách hỗn hợp thành các nguyên tố.
Gọi số mol nguyên tố Fe, Cu, O trong hỗn hợp X lần lượt a,b,c (mol)

Ta có:
Vậy X gồm: 0,04 mol Al2O3; 0,02 mol CuO; FexOy
Bảo toàn số mol O  (oxit sắt) = 0,22 – 0,04.3 – 0,02 = 0,08 mol

 (Fe3O4)
2. Phân tích: Mấu chốt bài toán ở các đặc điểm sau:
+ Vì các nguyên tố C, H vẫn giữ nguyên trong X nên khối lượng X bằng khối lượng butan ban đầu.
mX = mbutan = mY + 1,61
+ X chỉ gồm ankan và anken  khối lượng bình tăng = khối lượng anken, số mol anken = số mol Br 2
phản ứng (0,045 mol). Từ đây ta có thể tính được công thức trung bình của anken (nếu giải theo hướng
này).
+ Khí Y (ankan) có số mol = 52,632% so với khí X  Anken chiếm 47,368% số mol X. Từ đây tính
được số mol ankan (Y) = 0,05 mol = số mol C4H10 ban đầu:
C4H10 CnH2n+2 + C(4-n)H2(4-n)
Với cách phân tích trên, ta đã xác định được ankan Y có 0,05 mol và có khối lượng m Y = 0,05.58 – 1,61
= 1,29 gam. Từ đây tính được số mol CO2, H2O bằng nhiều cách khác nhau. Đặc biệt dùng phân tích CTPT
hoặc phân tích quan hệ số mol CO2 và H2O sẽ rất thuận lợi. Dưới đây là gợi ý cách phân tích CTPT:

CnH2n+2 có:
Hướng dẫn:
Tính số mol:
 Phản ứng nung butan:
C4H10 CxH2x + C(4-x)H2(4-x) (1)
Khí X gồm: ankan Y: CyH2y+2 (gồm ankan sản phẩm và C4H10 dư), anken CxH2x.
 Phản ứng của Y với Br2:
CxH2x + Br2  CxH2xBr2 (2)
0,045 0,045 mol

Vì số mol Y = 52,632% số mol X nên 

(Hoặc sử dụng phương trình: )

Theo ptpư (1): (ban đầu) 


BTKL 
 Phản ứng đốt Y:
CyH2y+2 + (1,5y + 0,5)O2 yCO2 + (y+1)H2O (3) ( )
Gọi a,b lần lượt là số mol CO2, H2O

Theo ptpư (3): = 1,5.0,085 + 0,5.0,05 = 0,1525 mol
 V = 0,1525.22,4 = 3,416 lit
 Phản ứng của CO2 với Ca(OH)2:

Vì  phản ứng tạo 2 muối


5CO2+ 4Ca(OH)2  3CaCO3  + Ca(HCO3)2 + 3H2O
0,085  0,051 mol
Khối lượng kết tủa: m = 0,051.100 = 5,1 gam.
Lưu ý: Có thể sử dụng phân tích CTPT để tìm số mol CO 2, H2O và bảo toàn số mol Oxi để tìm số mol khí
oxi phản ứng.

Theo CTPT CyH2y+2 

Bảo toàn số mol oxi 


Câu 4.
1. Phân tích:
+ Phân tử của X có 2 nguyên tử oxi nên X là este đơn chức. Thí nghiệm dẫn sản phẩm cháy qua dung
dịch Ca(OH)2 đã biết khối lượng kết tủa và độ giảm khối lượng dung dịch nên đủ cơ sở để tìm số mol CO 2
và số mol H2O: .Các dữ kiện của phản ứng cháy đủ điều kiện tìm CTPT của X.
+ Bảo toàn khối lượng tìm được số mol O trong 26,4 gam X  số mol este X = ½ số mol O =0,3 mol
+ 7,04 gam X có số mol = 0,08 mol < nNaOH = 0,11  nNaOH dư = 0,03 mol
RCOONa + NaOH RH + Na2CO3 (tính theo NaOH  số mol RH = 0,03)
 từ đây tính được MR = 15 (-CH3). Dữ kiện này giúp ta xác định CTCT của este X.
Hướng dẫn:

a) Tính số mol
Các phương trình hóa học:
CxHyO2 + (x+0,25y -1)O2 xCO2 + 0,5yH2O (1)
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3  + H2O (2)
1,2 1,2 (mol)

RCOOR’ + NaOH RCOONa + R’OH (3)

RCOONa + NaOH RH  + Na2CO3 (4)


b) Dung dịch nước vôi giảm 45,6 gam  120 – 1,2.44 – 18 = 45,6  = 1,2 mol =
 X là este no đơn chức: CxH2xO2

Bảo toàn số mol C  0,3x = 1,2  x = 4


Công thức phân tử của X: C4H8O2

7,04 gam X có số mol là <


Theo (1,2):
 Ở phản ứng (4) NaOH hết.

Theo (4):  R+ 1 =
CTCT của X: CH3-COOC2H5 (etyl axetat)
2. Tính số mol ;
Phản ứng của X với nước:
BaO + H2O  Ba(OH)2 (1)
Na2O + H2O  2NaOH (2)
Ba + 2H2O  Ba(OH)2 + H2  (3)
2Na + 2H2O  2NaOH + H2  (4)

BTKL  5,2 + 18 (pư) = 6,33 + 0,02.2  (pư) = 0,065 mol


Gọi x,y lần lượt là số mol NaOH, Ba(OH)2 trong Y

BTKL chất tan và BT mol H 

 kết tủa tan một phần.


Phản ứng của CO2 với Y:
CO2 + Ba(OH)2  BaCO3  + H2O
0,03 0,03  0,03 (mol)
CO2 + NaOH  NaHCO3
0,03 0,03 (mol)

CO2 + H2O + BaCO3  Ba(HCO3)2


(0,07–0,06) 0,01 mol
Khối lượng kết tủa: m = (0,03 – 0,01).197 = 3,94 gam.
Lưu ý:
+ Ở phần X tác dụng với nước có thể sử dụng phương pháp quy đổi (bỏ bớt 1 chất bất kỳ trong X) hoặc
phương pháp giải theo chất đại diện kết hợp phân tích hệ số, hoặc sử dụng phương tính toán theo các
nguyên tố Ba, Na,O trong hỗn hợp X.
+ Ở phần CO2 tác dụng với kiềm ta cũng có thể sử dụng chất kiềm tương đương ROH (0,09 mol). Số mol
R2CO3 < số mol Ba(OH)2 nên kết tủa BaCO3 tính theo R2CO3 (0,02 mol).
9ROH + 7CO2  2R2CO3 + 5RHCO3 + 2H2O
0,09  0,02 mol
-----Hết------
Giáo viên giải: Nguyễn Đình Hành
Trường THCS và THPT Y Đôn,Gia Lai
Email: n.dhanhcs@gmail.com
Điện thoại: 0988 275 288

You might also like