Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Câu 1: Độ giãn của lò xo theo phương thẳng đứng như thế nào

với khối lượng của vật?

Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.

Nêu công dụng của lực kế, cấu tạo của lực kế và các bước đo lực bằng lực kế?

Lực kế là dụng cụ chính dùng để đo cường đọ của một lực.


- Cấu tạo một lực kế lò xo đơn giản gồm có : một lò xo gắn vào vỏ lực kế, đầu kia
có một cái móc và 1 kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên một bảng chia độ

Các bước đo lực kế:

+Bước 1: Đầu tiên, điều chỉnh kim chỉ thị về đúng vạch số 0. + Bước 2:
Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế. + Bước 3: Tiến hành cầm vào vỏ lực
kế sao cho phương của lò xo nằm dọc theo phương của lực cần đo. + Bước 4: Đọc
và ghi kết quả nhận được.

Câu 2: Lực ma sát là gì? Cho ví dụ?Lực ma sát trượt xuất hiện khi nảo? cho ví
dụ?Lực ma sát nghĩ xuất hiện khi nào? Cho ví dụ? nếu tác dụng và ảnh
hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ? cho ví dụ? Lực cản
cản không khí xuất hiện khi nào? Cho Ví dụ?

Lực ma sát là lực cản trở chuyển động của một vật này so với vật khác

Một vài lực ma sát thường gặp là: Ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ.

Lực ma sát trượt xuất hiện khi nảo? cho ví dụ?

ma sát trượt: lực ma sát sinh ra trong chuyển động trượt của hai bề mặt. Vd: đẩy
thùng hàng trên sàn nhà, má phanh ép lên vành bánh xe.

Lực ma sát nghĩ xuất hiện khi nào? Cho ví dụ?

Khi vật bị tác dụng bởi một lực song song với bề mặt tiếp xúc thì xuất hiện lực ma
sát nghỉ, giúp giữ cho vật không trượt trên bề mặt tiếp xúc. Ví dụ: Khi kéo một vật
trên mặt bàn, dù đã tác dụng lực kéo nhưng vật chưa chuyển động là do xuất hiện
lực ma sát nghỉ giữa vật và mặt bàn giữ cho vật không trượt trên mặt bàn.
ma sát lăn: lực ma sát sinh ra trong chuyển động lăn của vật. Vd:đẩy tùng hàng
trên xe đẩy có bánh xe, hòn bi lăn trên sàn nhà.
- ma sát nghỉ: khi dịch chuyển một vật đứng yên cần tác dụng vào nó 1 lực đủ lớn,
lực vừa đủ làm dịch chuyển vật đang đứng yên gọi là lực ma sát nghỉ. Vd: dịch
chuyển đồ vật, kéo vật bằng lực kế,...
Cho ví dụ về lực ma sát có lợi và lực ma sát có hại? Nêu cách làm tăng lực ma
sát có lợi và làm giảm lực ma sát có hại? Tại sao bánh xe có rãnh?
- ví dụ về lực ma sát có lợi và lực ma sát có hại:
+ Lợi: khi đi, nhờ có ma sát nghỉ giúp chúng ta ko bị trượt.
+ Hại: Giày đi mãi đế bị mòn vì ma sát của mặt đường với đế giày làm mòn đế.
- cách làm tăng lực ma sát có lợi và làm giảm lực ma sát có hại:
nếu tác dụng và ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường
bộ?
+ Ma sát có lợi và cách tăng ma sát: Ma sát giữa bánh xe với mặt đường, giữa đế
giày với mặt đất, ma sát khi ta cầm một vật là ma sát có lợi. Làm tăng ma sát bằng
cách tăng áp lực, tăng độ nhám của mặt tiếp xúc ( cắt nhiều khía ở vỏ xe, đế giày,
rải cát trên đường trơn)
+ Ma sát có hại và cách giảm ma sát: Ma sát ở trục bánh xe, trục máy, ma sát khi
cần di chuyển một vật… là ma sát có hại. Muốn giảm ma sát thì tăng độ nhẵn của
mặt tiếp xúc, bôi trơn bằng dầu mỡ, thay ma sát trượt bằng ma sát lăn (dùng các ổ
bi)
- Bánh xe có rãnh vì:
⇒ Các vỏ lốp xe cao su cần có rãnh và gai để tăng độ bám dính lên bề mặt di
chuyển, tạo ra ma sát vừa đủ để các bánh xe có thể chuyển động liên tục, thay vì
chỉ quay tròn và trượt theo Quán Tính. ... Nếu hiện tượng này xuất hiện thường sẽ
khiến cho khả năng thăng bằng của xe bị mất và xe bị ngã là điều đương nhiên.
Có lợi: Nhờ có lực ma sát mà người đi xe đạp có thể đi lại được trên đường không
bị trượt, đổ. + Có hại: Lực ma sát làm người đi xe đạp đi lại trên đường bị mòn lốp
xe. - Ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát (có lợi và có hại) trong giao thông với xe
lửa (tàu hỏa) chạy trên đường ray.

Lực cản cản không khí xuất hiện khi unào? Cho Ví dụ?

Lực cản của không khí là lực cản do không khí tác dụng lên vật chuyển động trong
không khí. Lực cản của không khí càng lớn khi diện tích mặt cản càng lớn.

Ví dụ cho thấy lực cản của không khí phụ thuộc vào hình dạng của vật: Thả rơi 2
tờ giấy ở cùng một độ cao, trong đó một tờ để x phẳng và một tờ được vo tròn
thì tờ giấy bị vo tròn sẽ rơi nhanh hơn so với tờ giấy phẳng do nó chịu lực cản
không khí nhỏ hơn.

Câu 3: Nêu các dạng năng lượng. Phân loại năng lượng theo tiêu chí. Năng
lượng đặc trưng cho khả năng gì? Nhiên liệu là gì? Cho ví dụ? Năng lượng tái
tạo là gì? Cho ví dụ?

Năng lượng tồn tại ở nhiều dạng.

+ Cơ năng: Một vật ở độ cao nào đó so với mặt đất hoặc đang bị biến dạng đàn
hồi thì có cơ năng dạng thế năng. Một vật đang chuyển động thì có cơ năng dạng
động năng.Thế năng trọng trường( máy bay đang bay)thế năng đàn hồi( bắn
cung), động năng( đạp xe)

+ Nhiệt năng: Mọi vật quanh ta đều có nhiệt năng.

Ví dụ: bếp than nóng đỏ có nhiệt năng.

+ Điện năng: Năng lượng điện gọi là điện năng

+ Hóa năng: Năng lượng hóa học.

Ví dụ: Pin điện hóa

+ Quang năng: Năng lượng ánh sáng.

Ví dụ: Pin quang điện

Phân loại năng lượng theo tiêu chí:


+ Năng lượng tái tạo: là dạng năng lượng như ánh sáng mặt trời, gió, thủy
triều, hạt nhân,…

- Theo mức độ ô nhiễm môi trường:


+ Năng lượng sạch: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều.

+ Năng lượng gây ô nhiễm môi trường: năng lượng hóa thạch.

Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công
Nhiên liệu là gì? Nhiên liệu là loại vật chất có khả năng giải phóng năng lượng khi
cấu trúc vật lý hoặc hóa học của chúng bị thay đổi thông qua quá trình hóa học (ví
dụ: cháy) hoặc quá trình vật lý (phản ứng nhiệt hạch, phản ứng phân hạch,…)x

Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục
mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa,
thủy triều, sóng và địa nhiệt.

Câu 4 Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng. Năng lượng có ích là gì? Cho
ví dụ? Năng lượng hao phí là gì cho ví dụ? vì sao cần tiết kiệm năng lượng?
Nêu một số hoạt động năng lượng có hiệu quả và không hiệu quả

Năng lượng không tự nhiên sinh ra hoặc mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang
dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

Ví dụ:

+ Điện gió: Cơ năng biến đổi thành điện năng.

+Bếp mặt trời: Năng lượng ánh sáng Mặt Trời biến đổi thành nhiệt năng cung cấp
cho nước trong nồi và nồi.

Năng lượng có ích là phần năng lượng ban đầu chuyển thành dạng năng lượng
theo đúng mục đích sử dụng. Ví dụ: Nhiên liệu khí gas bị đốt cháy tỏa ra nhiệt
lượng làm nóng môi trường xung quanh, nóng ấm và nóng nước. Phần năng lượng
nhiệt làm nóng nước trong ấm là năng lượng có ích.

Năng lượng hao phí xuất hiện trong quá trình chuyển hóa từ dạng này sang
dạng khác; từ vật này sang vật khác.
- Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng nhiệt năng (đôi khi có cả âm
thanh hoặc ánh sáng).
- Ví dụ: Điện năng chuyển hóa thành quang năng và nhiệt năng làm bóng đèn sáng
=> Phần năng lượng có ích là quang năng, phần năng lượng hao phí là nhiệt năng
làm nóng bóng đèn.
Nếu tiết kiệm năng lượng, bạn không chỉ tiết kiệm tiền mà còn góp phần
giảm nhu cầu sử dụng đối với các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ
và khí thiên nhên. Đốt ít nhiên liệu hóa thạch đồng nghĩa với việc giảm một lượng
lớn khí thải CO2, hạn chế sự nóng lên toàn cầu và các hiện tượng do biến đổi khí
hậu.

Chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm năng lượng để:

- Giảm chi phí sinh hoạt cho gia đình

- Bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏa cho gia đình và cho cộng đồng.

- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

- Tránh những biến đổi khí hậu và thiên tai.

Hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả:

+ Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

+ Để điều hòa ở mức trên 20 độ C.

+ Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt.

+ Sử dụng nước sinh hoạt với một lượng vừa đủ nhu cầu.

+ Sử dụng điện mặt trời trong trường học.

- Hoạt động sử dụng năng lượng không hiệu quả:

+ Để các thực phẩm có nhiệt độ cao (còn nóng) vào tủ lạnh → tủ lạnh cần tiêu hao
nhiều năng lượng để làm mát thực phẩm → để thực phẩm nguội rồi mới cho vào
tủ.

+ Ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện khi nhiệt độ ổn định → khi tủ lạnh hết mát cắm
lại vào nguồn thì cần tiêu hao nhiều năng lượng nhiều làm mát lại như ban đầu →
không nên rút tủ lạnh.
+ Bật lò vi sóng trong phòng có máy lạnh → khi đó nhiệt năng của lò vi sóng tỏa
nhiệt làm nóng phòng, máy lạnh cần tiêu hao nhiều năng lượng hơn để làm lạnh
phòng lại.

+ Sử dụng bóng đèn dây tóc thay vì bóng đèn LED → bóng đèn dây tóc tiêu hao
nhiều năng lượng điện hơn bóng đèn LED.

+ Khi không sử dụng các thiết bị như máy tính, ti vi, .... nên để ở chế độ chờ →
khi đó điện năng vẫn tiêu hao một phần điện năng → cách tiết kiệm nhất là ngắt
nguồn điện khi không sử dụng các thiết bị trong thời gian dài.

You might also like