Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 9

BÀI 1: BÍ KÍP 'CHỮA CHÁY' KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG NHƯ LÍNH CỨU HỎA !

Bài học từ Cô Long Truyền Thông: “Để xử lý Khủng hoảng Truyền thông hiệu quả, cần nhanh chóng
khoanh vùng và ngăn chặn sự leo thang, giống như Người Lính cứu hỏa xịt nước vào khu vực xung quanh
đám cháy để ngăn ngừa lửa lan rộng.”

Ví dụ điển hình: Trong clip của cô Long, cô có nhắc đến sự cố năm 2023 khi ca sĩ Hoàng Thùy Linh gặp
khủng hoảng truyền thông và để đám cháy lan rộng. Trong buổi họp báo trước Concert, ca sỹ đã biến nó
thành giờ dạy “giáo dục công dân” với phóng viên của một tờ báo lớn. Tuy nhiên, cách xử lý khủng
hoảng không đúng đã làm đám cháy lan rộng. Đội seeding vào tung hô Hoàng Thùy Linh, gây phản ứng
dữ dội từ dư luận, biến khủng hoảng cá nhân thành vấn đề lớn về trình độ và ảnh hưởng sâu rộng hơn.

Không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân Hoàng Thùy Linh, khủng hoảng này còn tác động đến thương hiệu K,
làm giảm uy tín và gây khó khăn trong hợp tác nghề nghiệp.

Bài học quan trọng rút ra: Đừng bao giờ ngạo mạn. Nếu lỡ miệng gây ra khủng hoảng, phải xử lý ngay lập
tức, khoanh vùng nhanh chóng để tránh lửa lan từ nơi này sang nơi khác. Nguyên tắc "Cháy nhà cứu
cột" chưa bao giờ lỗi thời.

---

BÀI 2: TOP 3 NGUYÊN TẮC VÀNG trong KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG

Bài học từ câu chuyện của Hoa hậu Khánh Vân: Hãy mua trước Bảo hiểm

Làm thế nào để biến Truyền thông tiêu cực thành lợi thế cho Doanh nghiệp hay cá nhân bạn? Học ngay
từ câu chuyện của Hoa hậu Khánh Vân !

Đây là bài viết Curated Content từ các bài của Cô Long Truyền Thông, bạn vui lòng xem clip ở comment
nhé. Mong nhận được góp ý của các bạn. Xin cảm ơn.

Tình huống: Hoa hậu Khánh Vân bị nhà báo Hoàng Nguyên Vũ xuyên tạc lời nói và xúc phạm danh dự
thông qua việc cắt ghép câu phát biểu của cô "Một đêm ngủ dậy có nhà, có xe", rồi thêm vào đó những
bình luận ác ý.

Có 3 bài học mà các bạn đang vận hành doanh nghiệp, công việc kinh doanh cá nhân cần hết sức lưu
tâm, đặc biệt trong bối cảnh bất cứ ai cũng có thể là nạn nhân bị tung tin thất thiệt, nói xấu và tạo phốt.

3 NGUYÊN TẮC VÀNG là:

1. Phải xử lý ngay lập tức

2. Hãy chuẩn bị trước các Kênh truyền thông đủ mạnh để đính chính khi có vấn đề

3. Xây dựng uy tín bản thân, xây dựng thương hiệu vững chắc cho Doanh nghiệp

Bài học này dành cho các bạn kinh doanh đã ổn, có nguồn tiền đều đặn thì nhất định phải để ý xem
trong ngành nghề, lĩnh vực của mình, cần phải có sẵn mối quan hệ với những người gây ảnh hưởng nào,
những Kênh truyền thông nào, và nên đầu tư để sở hữu cho mình những kênh Truyền thông riêng đủ
lớn, cũng như là để giành ra một khoản nhỏ thôi cũng được để làm thương hiệu. Và nhìn nó như 1
khoản tiền bảo hiểm, 1 tấm lá chắn hiệu quả cho mình nếu xảy ra sự cố.
Mời các bạn cùng xem clip bên dưới nhé:

1. Hoa hậu Khánh Vân đã ngay lập tức đính chính vụ việc.

2. HH Khánh Vân đã phản hồi trên Kênh cá nhân với hơn 3 triệu người theo dõi, trong đó có các KOLs,
phóng viên, báo chí... Đây là kênh truyền thông đủ sức mạnh để áp đảo các thông tin xấu độc.

3. HH Khánh Vân có uy tín, bản thân không có scandal. Uy tín cá nhân và thương hiệu vững chắc là tấm
lá chắn hiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố.

=> Xây dựng lá chắn Truyền Thông hiệu quả cho Doanh Nghiệp của bạn:

Xử lý ngay lập tức: Hành động nhanh chóng là yếu tố quan trọng để kiểm soát Khủng hoảng truyền
thông.

Chuẩn bị trước: Xây dựng kênh truyền thông mạnh mẽ để có thể đính chính thông tin khi cần thiết.

Xây dựng uy tín và thương hiệu: Đầu tư vào uy tín cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp là cách tốt nhất
để bảo vệ mình trước khủng hoảng truyền thông.

Tóm lại: Đừng đợi đến khi khủng hoảng truyền thông xảy ra mới bắt đầu phản ứng. Hãy học cách từ hoa
hậu Khánh Vân: chuẩn bị kỹ càng, phản ứng nhanh chóng và luôn giữ vững uy tín cá nhân cùng thương
hiệu doanh nghiệp. Đây chính là tấm lá chắn bảo vệ bạn trước mọi sóng gió truyền thông !

---

BÀI 3: NGUYÊN TẮC CHỌN ĐÚNG NGƯỜI BỊ HẠI TRONG KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG

“Xác định đúng được người bị hại (nạn nhân) trong Khủng hoảng truyền thông thì bạn sẽ biết chỗ nào
cần dập “đám cháy khủng hoảng”, và áp dụng công thức “Cháy đâu dập đấy”.

Câu này mình đúc kết lại khi làm Curated Content clip của Cô Long về Khủng hoảng truyền thông các bạn
ạ.

Clip của cô Long ở đây nhé các bạn: https://vt.tiktok.com/ZSY5pPnsQ/

Xác định người bị hại, hay nạn nhân sẽ xác định tâm “đám cháy” khủng hoảng truyền thông và “Cháy
đâu dập đấy”. Nếu xác định không đúng, đám cháy ko được dập, có nguy cơ leo thang, hoặc sẽ trở thành
“Sóng ở đáy sông”, dư luận có thể quên lúc đó, nhưng sau này vẫn có “sóng ngầm” chỉ trích, thì khó lấy
thiện cảm. Trong bài này mình cũng mạn phép nhờ ChatGPT gợi ý xử lý “Sóng ở đáy sông” trong Khủng
hoảng truyền thông nhé. Mong các bạn góp ý thêm.

Ví dụ cụ thể trong clip Tiktok cô Long có nói: Ca sỹ Sao Mai là Lan Quỳnh tham gia một nhóm chat nói
xấu ca sỹ Đinh Trang, người đã hỗ trợ cô thi Sao Mai và giúp cô đạt quán quân. Khủng hoảng Truyền
thông nổ ra khi Bài đăng của Đinh Trang tố Lan Quỳnh “ăn cháo đá.i bát” đã lan truyền rộng rãi. Thay vì
xin lỗi, ca sỹ Lan Quỳnh lại dọa sẽ nhờ Pháp luật xử lý Đinh Trang. Khủng hoảng truyền thông này phát
sinh tình tiết mới khi Đinh Trang tiết lộ trước thời điểm lên tiếng dọa nạt mình thì Lan Quỳnh đã nhắn tin
năn nỉ gỡ bài nhưng Đinh Trang đang cân nhắc.

Xác định tâm đám cháy thì câu chuyện không dừng ở chỗ "vô ơn", vì Lan Quỳnh đã lật mặt 2 lần: Nhờ
dạy hát xong rồi đi nói xấu, lần thứ 2 là nhờ gỡ phốt xong không được thì dọa kiện. Rõ ràng câu chuyện
đã vượt ra khỏi vấn đề quan hệ cô trò giữa Đinh Trang và Lan Quỳnh, mà nó là nhân cách của chính Lan
Quỳnh.

Trong thực tế, bài học, cũng là nguyên tắc vô cùng quan trọng khi xử lý khủng hoảng truyền thông: Đó là
dành sự quan tâm đặc biệt tới các nạn nhân (nếu có). Hay nói cách khác là quan tâm tới Người bị hại.
Trong trường hợp này, cần xác định chính xác người bị hại, thì khả năng tìm được tâm đám cháy để dập
thành công. Tuy nhiên Lan Quỳnh không làm vậy mà xin lỗi sai đối tượng (xin lỗi người khác). Việc cô ta
nói xấu Đinh Trang trong nhóm chat đã chỉ ra người bị hại, và ở đây người cần xin lỗi là Đinh Trang.

Theo cô Long, việc này có 2 điều cần xử lý:

1. Thứ nhất Lan Quỳnh nên đóng hết tất cả MXH trong một thời gian.

2. Khủng hoảng truyền thông này là "Sóng ở đáy sông", dư luận sẽ quên đi, nhưng sau này nếu Lan
Quỳnh muốn quay lại làm nghề thì cần miệt mài lấy thiện cảm truyền thông báo chí (ChatGPT cũng đưa
ra gợi ý các bước).

Mình cũng nhớ lại bài của Cô Long về vụ việc vợ chồng cầu thủ Công Vinh, cs Thuỷ Tiên sao kê, nhưng lại
nói là sao kê cho dư luận và “thách thức” bà Phương Hằng, đáng lý hơn là cần sao kê minh bạch đầu tiên
cho những người đã ủng hộ cùng vợ chồng (mạnh thường quân), cho những bà con miền Trung bị thiệt
hại trong bão lũ đó (người thiệt hại), cho những người ủng hộ, fans bảo vệ họ. Đó cũng là chọn chưa
đúng đối tượng nên việc “thách đấu” với bà Hằng, trả lời dư luận không đúng thời điểm, càng tạo làn
sóng không đáng. Bài học vẫn là nên chọn đúng đối tượng trong Khủng hoảng truyền thông.

Hiện nay mình thấy một số Nghệ sỹ, Người nổi tiếng trẻ còn “cái tôi” quá cao, dương dương tự đắc, có
những hành động khiến dư luận không hài lòng, ghét bỏ. Gần nhất là trường hợp em Phạm Như Phương
(Louis Pham). Em đã phải lên xin lỗi sau khi nhận làn sóng phẫn nộ, anti từ cộng đồng, nhất là liên quan
tới vấn đề “ph.ản động”. Theo lời khuyên trong bài, em nên đóng mọi hoạt động trên MXH. Sau này chắc
chắn Lan Phương quay trở lại sẽ còn “Sóng ở đáy sông”, và cô bé cần lấy thiện cảm của báo chí, truyền
thông.

--

BÀI 4: KHÔNG TÌNH TIẾT MỚI TỪ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG

Liệu bạn có dễ mắc phải trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông như trong bài không?

Việc người nổi tiếng nói riêng, và cá nhân nói chung cũng có thể rơi vào khủng hoảng truyền thông, và
dễ dàng rơi vào tình huống “xung đột” như bà Nhân Vlog với bác sỹ Thịnh. Đây cũng là bài học từ chia sẻ
của cô Long Truyền thông mà mình thấy rất bổ ích, cũng như các bạn trong cuộc sống này.
Hơn một năm trước, Bà Nhân Vlog mở họp báo khóc lóc, cúi đầu xin lỗi nhưng vẫn khăng khăng một
điều bác sĩ Thịnh nhầm lẫn. Sau đó, cô Long Truyền thông đã lên clip phân tích, mọi người có thể xem tại
đây: https://vt.tiktok.com/ZSFvGAn39/

Thực sự cô Long và mọi người đều thấy việc họp báo này vô cùng thảm họa. Việc xin lỗi của bạn Nhân
Vlog mở họp báo xin lỗi là fail toàn tập. Mục tiêu xin lỗi không thực hiện được, phốt bác sỹ Thịnh tiếp
cũng không được, rồi tranh thủ sự cảm thương cũng không được. Vậy trước khi làm việc gì, chúng ta cần
đặt mục tiêu, phân tích cách làm xem mục tiêu có đạt được không trước khi triển khai.

Trong phần “Dập lửa” của Khủng hoảng truyền thông nêu rõ có mấy việc cần xử lý như sau: Tề gia (Trong
nhà tỏ trước, ngoài ngõ tỏ sau), Phát ngôn nhất quán, và đặc biệt lưu ý là KHÔNG CÓ TÌNH TIẾT MỚI.
Trong khi việc này có thêm tình tiết mới trong họp báo bạn Nhân kêu “tôi khổ, tôi phải nuôi mẹ, nuôi chị
tôi khờ”, trong khi một số người lại đào lên cái vụ là bạn Nhân Vlog này vừa mới chi nửa tỷ để kỷ niệm
đám cưới. Kết quả là danh xưng bà hoàng diễn xuất càng được thể hiện rõ ràng.

Thứ hai là bạn Nhân lôi chồng vào Họp báo để chồng cúi đầu xin lỗi. Đây cũng là phát sinh tình tiết mới.
Trước đó người bị chửi nhiều nhất là bạn Nhân, ít nhất chồng không bị chửi trên báo chí. Khi chồng bạn
lên Họp báo cúi đầu xin lỗi thì báo chí đường hoàng có cớ nói về chồng bạn là quá dở hơi.

Vậy tình tiết mới là: kêu khó khăn (nhưng chi tiền tỷ), lôi thêm người thứ 3 vào sự việc không cần thiết...

Vấn đề của bạn Nhân Vlog là người ta đang chỉ trích, ghét thì bạn Nhân nên bình tĩnh, có thể im lặng.
Thời điểm này không phải lúc bạn lên cãi, chứng minh ai đúng ai sai. Cách tốt nhất nên làm ở thời điểm
này chỉ là cúi đầu xin lỗi một cách thành tâm, sau đấy là tuyên bố dừng tham gia nền tảng Mạng xã hội
trong một thời gian để có thể nhìn nhận lại mọi thứ của bản thân mình.

Rất nhiều trường hợp trong xã hội khi hai người cãi nhau, thì không xin lỗi, không trực tiếp xử lý với
nhau mà đi đường vòng, xử lý cầu kỳ, rắc rối, kéo thêm người làm câu chuyện càng to hơn. Nghĩa là sự
việc để phát sinh tình tiết mới, kéo theo vô số người khác vào câu chuyện. Lúc này “đám cháy” sự việc to
hơn và khó dập tắt hơn. Cách tốt nhất là cháy ở đâu dập luôn ở đấy. Như lời khuyên của cô Long là hãy
đến xin lỗi người kia.

Mình cũng tham chiếu vào các sự việc khủng hoảng truyền thông khác, thì đúng là: một số sự việc
thường phát sinh tình tiết mới, làm việc xử lý càng khó khăn hơn. Cách xử lý khủng hoảng của Salon
1900 cũng làm mình nhận ra thêm kinh nghiệm, khi họ xử lý rất tốt, không phát sinh tình tiết mới. Mình
từng viết bài khác nói rằng cách xử lý nên show ra quy trình tiếp nhận tóc... nhưng nó sẽ trở thành tình
tiết mới. Đây đúng là bài học đúc rút quan trọng, và mình cũng cần rút kinh nghiệm để phân tích cho
chuẩn hơn.

Ở clip của cô Long, mình rút ra thêm các Bài học như sau:

1. Tránh phát sinh tình tiết mới trong Khủng hoảng Truyền thông:

Trong khủng hoảng truyền thông, điều quan trọng nhất là không để phát sinh thêm các tình tiết mới có
thể làm tình hình phức tạp hơn. Việc nhắc đến các chi tiết không liên quan có thể tạo ra phản ứng tiêu
cực từ công chúng và làm cho vấn đề càng nghiêm trọng. Nhất là trong những buổi Họp báo cần control
được thông tin truyền thông đưa ra, để tránh phát sinh tình tiết mới.

2. Mục tiêu rõ ràng và đúng đối tượng:

Khi tổ chức họp báo xin lỗi, mục tiêu chính phải là xin lỗi dư luận và công chúng, chứ không phải chỉ để
giải quyết câu chuyện cá nhân. Việc nhầm lẫn đối tượng và mục tiêu sẽ dẫn đến thất bại. Ở đây giữa 2 cá
nhân thì chỉ cần gặp mặt. Bạn Nhân sau này cũng đã gặp riêng bác sỹ Thịnh và xin lỗi.

3. Kiểm soát thông điệp và hình ảnh cá nhân:

Việc lôi kéo những người không liên quan (như chồng của bạn Nhân) vào cuộc Họp báo khiến truyền
thông và công chúng có thêm lý do để chỉ trích. Cần kiểm soát thông điệp và hình ảnh cá nhân một cách
cẩn thận.

4. Xin lỗi chân thành và tạm ngưng hoạt động:

Lời xin lỗi nên chân thành và thể hiện sự hối lỗi thật sự. Sau khi xin lỗi, cần tạm ngưng hoạt động trên
MXH để lắng sự việc và cho phép chúng ta nhìn nhận lại sự việc là một chiến lược hợp lý.

5. Giữ bình tĩnh và tôn trọng thời điểm:

Khi đang bị công chúng chỉ trích, đang ghét bỏ, thì tốt nhất là giữ bình tĩnh, không tranh cãi hay cố gắng
chứng minh ai đúng ai sai. Thời điểm và cách thức phản ứng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Trong thời
điểm này, tốt nhất là nên tránh MXH một thời gian, và quay trở lại ở thời điểm phù hợp.

Bài học: Thường người ta tổ chức họp báo để xin lỗi dư luận, xin lỗi công chúng, hoặc là xin lỗi truyền
thông. Còn câu chuyện cá nhân của 2 người chỉ cần qua xin lỗi.

--

BÀI 5: 6 LƯU Ý HỌC ĐƯỢC QUA KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG CỦA DOMINO NĂM 2009

Năm 2009, Domino’s Pizza đối mặt với làn sóng phẫn nộ khi 2 nhân viên tại một cửa hàng nhượng quyền
ở Conover NC (Hoa Kỳ) đã đăng tải một video lên YouTube, ghi lại hành động "gh.ê r.ợn" với sản phẩm
thực phẩm của công ty (bánh sandwich và pizza). Video này nhanh chóng lan truyền và sau 3 ngày đạt
hơn 1 triệu lượt xem, gây sự chú ý lớn và làm 65% khách hàng tuyên bố không quay lại Domino.

Phân tích đầu tiên chiếu theo Khái niệm của cô Long thì đây chính là khủng hoảng truyền thông, vì rõ
ràng đây là sự kiện "ngoài tầm kiểm soát" và "thông tin này gây bất lợi" cho Domino, dẫn tới "hậu quả
xấu đột biến", ở đây là mất khách hàng, mất uy tín, mất hình ảnh và nhiều thiệt hại khác.

Thông tin gây bất lợi ở đây cấp độ là "TIN TIÊU CỰC". Cách xử lý theo cô Long là: Thay đổi góc nhìn +
định hướng dư luận.

Trong tài liệu của cô Long cũng nhắc tới vấn đề Xác định mức độ leo thang. Tuy nhiên Domino đã chậm
trễ xác định mức độ, không phản ứng và có hy vọng khủng hoảng tự qua đi. Nhưng đó là sai lầm khi
video tiếp tục lan rộng. Phải sau 2 ngày, Domino’s Pizza mới "dập lửa" khủng hoảng này.
Tề gia: Domino’s Pizza đã nhanh chóng thông báo về cuộc khủng hoảng đến những khách hàng trung
thành.

Cần phát ngôn nhất quán: Tuy nhiên Domino đã không "lên tiếng phát ngôn" ngay, mà lựa chọn im lặng.
Sai lầm khi chọn cách im lặng của Domino càng đổ thêm dầu vào lửa, càng khiến khách hàng thêm phẫn
nộ gấp bộn khi cho rằng Domino đang quay lưng với những điều kinh khủng mà nhân viên của họ đã
làm. Còn Domino, họ im lặng vì hi vọng là sự cố sẽ đơn giản là tự biến mất. Nếu họ chọn cách xử lý và
lên tiếng ngay thì vấn đề đã được giải quyết.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc xử lý khủng hoảng truyền thông, công ty Domino đã nhanh chóng
xác định và xử lý hai nhân viên vi phạm, gửi thông báo tới các cửa hàng và liên hệ với cơ quan chức
năng, cho thấy sự kiên quyết trong giải quyết vấn đề.

Sau đó công ty ngay lập tức thiết lập một tài khoản Twitter để phản hồi và trấn an khách hàng rằng đây
là một trường hợp hi hữu riêng lẻ, và công ty đã thực hiện các biện pháp cần thiết để giải quyết sự cố
đáng tiếc này. Hành động này đã giúp Domino làm cho người dùng cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Đây là giải
pháp tốt khi dùng MXH xử lý khủng hoảng truyền thông.

Và cuối cùng, đám cháy bắt đầu ở đâu, thì dập ở đó. Đây là một hành động xử lý đáng giá, nhằm giành
lợi thế chủ động và kiểm soát cuộc khủng hoảng theo hướng tích cực, Domino’s Pizza đưa ra những
thông báo chính thức và thuyết phục khách hàng trên Youtube (nơi khởi nguồn đám cháy). Đoạn video
với sự tham gia của Patrick Doyle - Chủ tịch công ty đã đưa ra những thông báo chính thức về vụ bê bối
cũng như gửi lời xin lỗi chính thức đến công chúng. Domino cũng rất khôn ngoan khi sử dụng từ
“Disgusting” (K.inh t.ởm) cho tiêu đề của đoạn video để tăng tính tiếp cận khi khách hàng của họ cố gắng
tìm kiếm đoạn video kinh khủng kia. Chỉ trong vòng 3 tiếng, video xin lỗi của Domino đã đạt được 1 triệu
lượt xem. Đoạn video thậm chí còn lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng
toàn thế giới.

Phó chủ tịch phụ trách truyền thông của Domino, Tim McIntyre đã nói: "Có hai điều mà chúng tôi đã
không lường trước được. Đầu tiên, chúng tôi đã không dự đoán bản chất hay sức ảnh hưởng quá mức
mà video đặc biệt này mang lại, bởi vì có rất nhiều video dạng 'Này anh bạn, anh nên thấy điều này xảy
ra'. Và điều thứ hai là việc bùng nổ sự quan tâm từ các phương tiện truyền thông".

Một cuộc khủng hoảng cường độ mạnh có thể chôn vùi một thương hiệu nếu công ty không phản ứng
kịp thời và đúng đắn trước cuộc tấn công ồ ạt của CON NGƯỜI.

Vậy bài học đúc rút ra là gì? Mình xin tổng hợp từ ChatGPT, và các nguồn để các bạn đánh giá:

1. Phản ứng nhanh chóng: Sự chậm trễ ban đầu của Domino khiến khủng hoảng lan rộng. Phản ứng
nhanh chóng là yếu tố quyết định trong việc kiểm soát thiệt hại.

2. Minh bạch và trung thực: Việc đăng video xin lỗi và giải thích từ chủ tịch công ty giúp lấy lại niềm tin
của khách hàng. Minh bạch và trung thực là quan trọng trong xử lý khủng hoảng.

3. Sử dụng mạng xã hội hiệu quả: Tạo tài khoản Twitter và khuyến khích chia sẻ thông báo giúp Domino
lan truyền thông điệp tích cực, kiểm soát tình hình trên mạng xã hội.

4. Hành động cụ thể và kiên quyết: Domino nhanh chóng xác định và xử lý hai nhân viên vi phạm, gửi
thông báo tới các cửa hàng và liên hệ với cơ quan chức năng, cho thấy sự kiên quyết trong giải quyết vấn
đề.
5. Chủ động kiểm soát thông tin: Việc sử dụng YouTube (nơi khởi nguồn đám cháy) để đăng video xin lỗi
giúp Domino kiểm soát thông tin và truyền tải thông điệp chính thức đến khách hàng một cách hiệu quả.

6. Học hỏi từ sai lầm, đúc rút kinh nghiệm, và nên có dự phòng khủng hoảng: Khủng hoảng này là bài học
để Domino và các công ty cải thiện quy trình phản ứng và xử lý tình huống, đảm bảo không lặp lại sai lầm
tương tự trong tương lai. Tài liệu của cô Long Truyền thông cũng nhấn mạnh cần 80% dự phòng khủng
hoảng truyền thông. Ngoài ra cần có kế hoạch xử lý khủng hoảng bài bản, chuyên nghiệp.

Cảm ơn và mong được đóng góp ý kiến từ các bạn.

BÀI 6: 4 CẤP ĐỘ THÔNG TIN BẤT LỢI VÀ CÁCH XỬ LÝ

KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG

Định nghĩa về Khủng hoảng Truyền thông:

"Khủng hoảng truyền thông là sự kiện xảy ra ngoài tầm kiểm soát khi xuất hiện THÔNG TIN GÂY BẤT LỢI
ở truyền thông dẫn tới hậu quả xấu đột biến cho doanh nghiệp" (Cô giáo Nguyễn Ngọc Long - Long
Truyền thông).

Trong một clip Tiktok, cô Long Truyền thông có chia sẻ chúng ta cần xác định đúng và trúng kiểu thông
tin bất lợi như dưới đây và cách xử lý thông tin như thế nào.

Có 4 cấp độ thông tin bất lợi và cách xử lý:

1. Tin thất thiệt (Fake News) => Đính chính tuyên bố mạnh mẽ + gào khóc mọi nơi (thời của chị tới rồi)

2. Tin nói quá (vd: hàng chục người ch.ết, bị thương) => Nói lại cho chuẩn, không gào (nhờ edit đừng xóa
bài, xóa sau)

3. Tin tiêu cực (Máy bay của VietnamAirlines hạ cánh nhầm đường băng) => Thay đổi góc nhìn + định
hướng dư luận

4. Tin bị hiểu lầm (Chúng tôi xin lỗi những ai cần xin lỗi, mình không sai lại đi giúp KH xử lý) => Tạo ra
bằng chứng bảo vệ mình, tìm cách hợp thức hóa bằng chứng, gào mạnh mẽ theo hướng tôi với KH 1
phe.

Ví dụ về trường hợp hãng VNA bị khủng hoảng truyền thông về tin thất thiệt (Fake News), khi có tin đồn
rằng tiếp viên, môi giới bán "dâu", "tú bà". Chủ thể cần đi xử lý là VNA. Trước hết chúng ta cần xác định
chủ thể cần xử lý truyền thông ở đây chính là VNA. Mức độ là Tin thất thiệt (Fake News). Vậy phương án
xử lý là cần đính chính mạnh mẽ, gào khóc mọi nơi. Cách xử lý hiệu quả sau đó là các báo đều lên tiếng
rằng cô gái này đã nghỉ VNA từ 10/2022, tức là không còn là người của VNA nữa.

--
BÀI 7: LƯU Ý: KHÔNG PHÁT NGÔN THAY NGƯỜI KHÁC - TRÁNH KHỦNG HOẢNG
TRUYỀN THÔNG

Đây là bài viết Curated Content của Cô Long Truyền thông, phân tích và thêm Bài học về Nguyên
tắc "Không Phát ngôn thay Người khác" từ vụ việc khủng hoảng của Hưng Vlog bán mật ong.

Đây là bài học rất hay, chúng ta nên lưu lại, phòng khi có sự cố tương tự xảy ra.

Bạn vui lòng xem thêm clip chia sẻ của Cô Long dưới comment.

1. Tình huống cụ thể:


a. Tình huống 1: Hưng Vlog và Hợp tác xã nông nghiệp Phì Điền:
Vụ việc mọi người nghi ngờ Hưng Vlog bán mật ong giá 215k quá rẻ, mật ong giả, ông Phan Văn
Nết, Giám đốc hợp tác xã, phát ngôn rằng hợp tác xã có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất
xứ các sản phẩm mật ong mà Hưng Vlog bán trên mạng xã hội. Đây là một phát ngôn không thận
trọng và dễ gây hiểu lầm, bởi vì ông Nết không thể kiểm soát được toàn bộ quá trình kinh doanh của
Hưng Vlog, không thể chắc chắn 100% mật ong Hưng Vlog bán là mật ong của HTX.
b. Tình huống 2: Tin nhắn xác nhận giao dịch tài chính
Khi nhận được tin nhắn hỏi về việc chuyển khoản, nhiều người có xu hướng phản hồi ngay lập tức
rằng họ đã nhận được tiền nếu thấy thông báo tin nhắn. Tuy nhiên, việc này vô tình đặt người trả lời
vào vị trí phát ngôn thay cho ngân hàng hoặc hệ thống thanh toán.
2. Phân tích nguyên tắc "Không Phát ngôn Thay cho Người khác":

a. Hưng Vlog và Hợp tác xã nông nghiệp Phì Điền


Ông Nết nên chỉ xác nhận rằng hợp tác xã có đầy đủ giấy tờ cho các sản phẩm do chính hợp tác xã
cung cấp, và Hưng Vlog có ký với ông về việc bán sản phẩm mật ong, thay vì đảm bảo toàn bộ sản
phẩm Hưng Vlog bán ra đều là từ hợp tác xã.

Phát ngôn chính xác nên là: "Hợp tác xã chúng tôi có đầy đủ giấy tờ cho những sản phẩm mà chúng
tôi cung cấp cho Hưng Vlog." Điều này tránh được rủi ro về việc phát ngôn thay cho quá trình kinh
doanh của Hưng mà ông Nết không kiểm soát được.
b. Tin nhắn xác nhận giao dịch tài chính
Trong trường hợp này, người nhận tin nhắn nên phản hồi rằng họ đã thấy thông báo về giao dịch thay
vì xác nhận đã nhận được tiền. Cụ thể, nên trả lời: "Em ơi, anh đã thấy tin nhắn thông báo có tiền
trong tài khoản." thay vì "Anh đã nhận được tiền rồi." Điều này tránh việc phát ngôn thay cho hệ
thống ngân hàng, giảm thiểu rủi ro về thông tin không chính xác hoặc hiểu lầm nếu có lỗi kỹ thuật
xảy ra.

BÀI HỌC RÚT RA LÀ "Không nên phát ngôn thay cho người khác" trong Khủng hoảng truyền
thông cực kỳ quan trọng, vì đúng là bạn không thể kiểm soát, hay biết chắc 100% vấn đề. ChatGPT
cũng thêm gợi ý là "tránh nhận trách nhiệm không cần thiết có thể dẫn đến việc gánh chịu những hậu
quả không đáng có. Phát ngôn cần tập trung vào việc đồng cảm, cam kết điều tra và cung cấp thông
tin chính xác trong phạm vi kiểm soát của mình."
Một ví dụ khác, Cô Long cũng nêu là vào lúc 7h15, ngày 23/5/2023 một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra
tại dãy nhà kho dùng để làm xưởng sản xuất tại khu vực đền Lừ, Hoàng Mai, Hà Nội. Lửa nhanh
chóng bùng lên dữ dội và lan ra bốn kho bên cạnh. Hiện lực lượng chức năng tiếp tục dập tàn và
chưa ghi nhận thiệt hại về người. Các bạn chú ý nhá, họ nói rằng chưa ghi nhận chứ không nói rằng
là không có thiệt hại về người. Đấy chính là cách nói rất khôn ngoan.

5 BÀI HỌC CỦA CÔ LONG từ vụ Hưng Vlog vướng nghi vấn bán mật ong fake:

1. "Dập" sớm tránh leo thang: Ồn ào trên MXH, Báo chí rầm rộ đưa tin. Quản lý thị trường vào
cuộc

2. Dùng DeepSea tăng uy tín: Nhìn sâu vào sự việc. Kể câu chuyện phía sau. Công thức DeepSea là
gì? (Xem clip khác của cô Long nha)
Thay vì nói "mật ong thật" Hưng Vlog livestream chiết mật với đàn ong bay vo ve, Hoa Ban Food
làm series clip kí sự săn mật ong rừng từ thượng nguồn sông Đà.

3. Nổi tiếng dễ bị soi. VTV nói chung chung. Thị trường thì nhiều người bán nhưng một mình Hưng
Vlog bị dân mạng réo tên.

4. Đừng phát ngôn thay người khác. Ông Nết Giám đốc HTX Phì Điền nói sẽ cung cấp đầy đủ giấy
tờ cho mật ong mà Hưng Vlog bán. Theo cô giáo, đây là phát ngôn "dại dột". Vì Mật ong của ông
Nết có giấy tờ là thật. Ông Nết ký hợp đồng với Hưng là thật. Nhưng Hưng có bán đúng sản phẩm đó
hay không thì hên xui lắm.

5. Luôn đặt giả định sẽ làm gì, nói gì khi có ai đó "phốt" mình. Tự hỏi mình có bằng chứng
không ? Nó có đáng tin không? Bằng chứng truyền thông vững, giải thích sẽ thuyết phục, thì ngại gì
khủng hoảng?

Bài 8:

You might also like