Hệ-thống-thang-máy

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

1

Hệ thống thang máy


2.1.1 Tổng quan về hệ thống thang máy

Thang máy là thiết bị để vận chuyển người, hàng hóa, thực phẩm, giường bệnh… từ tầng này
đến tầng khác. Nó được dùng trong các cao ốc, siêu thị, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện... Hiện
nay thang máy là thiết bị rất quan trọng, đặc biệt là nhà cao tầng vì nó giúp cho việc vận chuyển
nhanh gọn và không tốn sức lực của con người.
Ngày nay, có những hệ thống điều khiển tốc độ phức tạp, sự phối hợp đóng ngắt để điều khiển an
toàn ngay khi vận tốc chuyển động của ca bin cao. Nút nhấn điều khiển thang máy được tích
hợp vào trong những bàn phím nhỏ gọn. Hầu như tất cả thang máy tự động đều mang tính
thương mại.

Vào thời đại ngày nay vi điều khiển có khả năng hoạt động xử lý cũng như lưu trữ rất lớn. Thang
máy được lập trình đặc biệt, cực đại hóa năng suất và an toàn tuyệt đối. Thang máy đã trở thành
kỹ thuật kiến trúc và mỹ thuật. Nó tô điểm và trang hoàng lộng lẫy công trình xây dựng. Những
thiết kế sang trọng, hiện đại cùng các kĩ thuật tiên tiến sẽ luôn làm thỏa mãn và thăng hoa cảm
xúc con người.

Hình 2.1 Mô hình thang máy nhà cao tầng


2.1.2 Cấu tạo của thang máy:

hp 1
2

a) Cấu tạo phần cơ khí của hệ thống thang máy:

Hình 2.1 : Cấu tạo phần cơ khí của thang máy

Mô hình thang máy như hình vẽ trên bao gồm 15 bộ phận chính. công dụng các bộ phận của
thang máy như sau:
1.Thùng cabin có tác dụng chứa người hoặc hàng hóa cần vận chuyển
2. Đối trọng có tác dụng cân bằng lực với thùng cabin, làm giảm đáng kể lực kéo máy kéo.
3. Cửa cabin, đóng khi thang máy bắt đầu di chuyển, mở ra khi có yêu cầu. Cửa cabin có tác
dụng bảo vệ an toan cho người và hàng hóa
4. Hệ thống cửa tầng mở ra khi đưa người và hàng hóa từ cabin ra các tầng. Đóng lai khi thang
máy hoạt động
5. Cáp tải có tác dụng truyền lực từ máy kéo đến cabin, vận chuyển cabin đến các tầng theo
lệnh Call
6. Máy kéo có tác dụng cung cấp lực kéo cho toàn bộ hệ thống thang máy
7. Tủ điều khiển, điều khiển toàn bộ hoạt động của hệ thống thang máy

hp 2
3

8. Sàn phòng máy có nhiệm vụ chịu lực kéo nén cho toàn bộ hệ thống thang máy trong quá
trình vận chuyển người và hàng hóa
9. Rail dẫn hướng có tác dụng dẫn hướng cho buồng thang và đối trọng
10. Dây điện theo cabin, cấp điện cho hệ thống cửa cabin và các nút điều khiển
11. Bảng điều khiển tầng: trên bảng điều khiển tầng có các nút gọi tầng, muốn đưa người
hoặc hàng hóa đến tầng nào ta chỉ viêc chọn nút gọi tầng.
12. Lò xo giảm chấn: Có tác dụng giảm phản lực khi thang máy về vị trí sàn
13. Sàn tầng: Mỗi tầng đều có 1 sàn, gọi là sàn tầng, khi buồng thang đến vị trí tầng nào đó thì
đáy của buồng thang có độ cao đúng bằng độ cao của sàn tầng, khi đó người và hàng hóa được
vận chuyển ra đúng vị trí
14. Đáy hố thang: Là khoảng không gian lắp đặt khung thang với công trình, đồng thời là nơi
đặt hệ thống lò xo giảm chấn
15. Bộ trống vượt tốc: Có tác dụng bảo vệ thang máy khi vận tốc thang máy vượt quá vận tốc
cho phép.

b) Cấu tạo phần điện của hệ thống thang máy:


Phần điện của thang máy gồm nhiều bộ phận nhỏ với các chức năng khác nhau cấu tạo nên chiếc
thang máy hoàn chỉnh.
Phần điện của thang máy sử dụng các hệ điều khiển lập trình sẵn kiểu trí tuệ nhân tạo hoặc các
máy vi tính để tự động hóa hoàn toàn việc điều khiển hệ thống môđun. Mỗi máy vi tính làm việc
như một hệ thống phụ với các máy vi tính khác để điều khiển tất cả các chức năng của thang
máy. Chúng được tích hợp trong các bộ điều khiển và tủ điện của thang máy. Tuy nhiên ta có thể
chia chúng ra thành các bộ phận chính như sau:

1. Bộ điều khiển Mô đun tự động hóa hoàn toàn


Bộ điều khiển sử dụng các hệ điều khiển lập trình sẵn kiểu trí tuệ nhân tạo hoặc các máy vi tính
để tự động hóa hoàn toàn việc điều khiển hệ thống môđun. Mỗi máy vi tính làm việc như một hệ
thống phụ với các máy vi tính khác để điều khiển tất cả các chức năng của thang máy.

2. Bộ điều khiển biến đổi điện áp và tần số (AV – VVVF):


Bộ điều khiển này điều chỉnh tốc độ động cơ thang máy thông qua biến đổi điện áp và tần số
nhằm tiết kiệm điện năng (do công suất động cơ không nhất thiết phải lớn), tăng độ bền động cơ,
chạy êm, dừng tầng chính xác, an toàn và tin cậy

3. Bộ điều khiển cửa thang máy (Sensitive door drive):


Bộ điều khiển động cơ cửa hoạt động dùng bộ điều khiển biến tần VVVF. Động cơ cửa dừng,
động cơ xoay chiều nối với các phanel cửa bằng đai răng truyền động để đảm bảo độ êm khi
đóng mở cửa. Là bộ điều khiển cửa thang máy “Nhạy cảm”. Khi cửa buồng thang đang đóng lại,
nếu chạm nhẹ vào hành khách hay chạm vào vật cản thì lập tức cửa sẽ tự động mở ra

hp 3
4

Hình 2.3 : Cấu tạo phần điều khiển của hệ thống thang máy

4. Điều khiển thời gian đóng mở cửa:


Chức năng này cho phép điều chỉnh thời gian đóng mở cửa nhanh hay chậm để phù hợp với điều
kiện chuyên chở sao cho có hiệu quả nhất. Thời gian đóng mở cửa còn được điều chỉnh tùy thuộc
vào lưu lượng người sử dụng thang.
5.Phím đóng mở nhanh:
Phím đặc biệt này được sử dụng trong trường hợp cần đóng mở nhanh trước khi cửa đóng mở tự
động đóng mở theo thời gian đã đặt sẵn.

6. Phím kéo dài thời gian mở cửa:

hp 4
5

Sử dụng phím này để giữ cửa mở lâu hơn trong trường hợp cần thêm thời gian để hành khách
hoặc hàng hóa ra hoặc vào cabin.

7. Hệ thống truyền thông trong cabin thang máy (intercom):


Trong trường hợp có sự cố khẩn cấp xảy ra hệ thống liên lạc nội bộ hai chiều giúp hành khách
liên lạc được với người trực thang máy, hoặc phòng bảo vệ tòa nhà.

8. Tự động tắt đèn quạt thông gió trong cabin:


Để tiết kiệm điện năng và tăng tuổi thọ đèn, quạt thông gió trong cabin khi thang máy không
hoạt động, trong một thời gian nhất định được định trước, đèn và quạt thông gió sẽ tự động tắt và
chỉ hoạt động bình thường trở lại khi có lệnh gọi trong cabin.

9. Chuông điện thoại báo động và đèn chiếu sáng khẩn cấp
Chuông điện thoại báo động phải lắp trong tất cả các cabin thang máy và đảm bảo hoạt động
được trong bất kỳ tình huống nào. Đèn chiếu sang lập tức tự động chiếu sáng khi có sự cố mất
điện.
10. Ác quy dự phòng:
Dùng cho trường hợp khẩn cấp để cấp điện cho chiếu sáng và chuông điện thoại báo động, phải
được lắp trong tất cả các thang máy cho khách. Bộ quy này phải được nạp điện và chuyển sang
cung cấp điện tự động khi có sự cố trong nguồn cung cấp.
11. Cửa thang máy:
Cửa thang máy là loại cửa hai cánh,mở từ trung tâm. Cửa thang máy phải có thời gian đóng mở
tối thiểu đảm bảo cho hai người có thể vào ra đồng thời, phù hợp với kích thước hố thang hiện
có. Cửa và vách buồng thang làm bằng thép phủ vật liệu chống trầy xước. Trần cabin và tất cả
cửa tầng thang máy phải làm bằng thép phủ sơn, phòng thang lát đá granite.
12. Thiết bị do hoạt động cửa thang máy:
Nếu các cửa thang máy vì lý do nào đó không mở hoặc đóng lại được hướng hoạt động của cửa
sẽ tự đổi lại
13. Thiết bị báo quá tải:
Trong trường hợp hành khách hoặc hàng hóa đưa vào cabin vượt quá tải trọng cho phép thì thiết
bị này hoạt động. Khi đó chuông báo quá tải kêu, đèn báo quá tải sáng, cửa cabin không đóng và
thang máy không hoạt động. Khi đã giảm tải, theo đúng quy định thì thang máy tự động hoạt
động lại bình thường mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào về mặt kỹ thuật.
14. Chức năng tự động bỏ qua:
Khi trong cabin đã đạt đến mức tải trọng tối đa theo thiết kế, thang máy sẽ tự động bỏ qua các
cuộc gọi tại các tầng để đảm bảo hoạt động liên tục và có hiệu quả lớn nhất.

15.Chuông báo tầng:


Khi cabin chuẩn bị chuyển động hoặc sắp dừng tầng thì trong cabin sẽ phát ra một tiếng chuông
nhẹ nhắc hành khách chuẩn bị chuyển sang một trạng thái hoạt động khác.

hp 5
6

Hình 2.1 : Cấu tạo phần cơ khí của thang máy

Mô hình thang máy như hình vẽ trên bao gồm 15 bộ phận chính. công dụng các bộ phận của
thang máy như sau:
1.Thùng cabin có tác dụng chứa người hoặc hàng hóa cần vận chuyển
2. Đối trọng có tác dụng cân bằng lực với thùng cabin, làm giảm đáng kể lực kéo máy kéo.
3. Cửa cabin, đóng khi thang máy bắt đầu di chuyển, mở ra khi có yêu cầu. Cửa cabin có tác
dụng bảo vệ an toan cho người và hàng hóa
4. Hệ thống cửa tầng mở ra khi đưa người và hàng hóa từ cabin ra các tầng. Đóng lai khi thang
máy hoạt động
5. Cáp tải có tác dụng truyền lực từ máy kéo đến cabin, vận chuyển cabin đến các tầng theo
lệnh Call
6. Máy kéo có tác dụng cung cấp lực kéo cho toàn bộ hệ thống thang máy
7. Tủ điều khiển, điều khiển toàn bộ hoạt động của hệ thống thang máy
8. Sàn phòng máy có nhiệm vụ chịu lực kéo nén cho toàn bộ hệ thống thang máy trong quá
trình vận chuyển người và hàng hóa

hp 6
7

9. Rail dẫn hướng có tác dụng dẫn hướng cho buồng thang và đối trọng
10. Dây điện theo cabin, cấp điện cho hệ thống cửa cabin và các nút điều khiển
11. Bảng điều khiển tầng: trên bảng điều khiển tầng có các nút gọi tầng, muốn đưa người
hoặc hàng hóa đến tầng nào ta chỉ viêc chọn nút gọi tầng.
12. Lò xo giảm chấn: Có tác dụng giảm phản lực khi thang máy về vị trí sàn
13. Sàn tầng: Mỗi tầng đều có 1 sàn, gọi là sàn tầng, khi buồng thang đến vị trí tầng nào đó thì
đáy của buồng thang có độ cao đúng bằng độ cao của sàn tầng, khi đó người và hàng hóa được
vận chuyển ra đúng vị trí
14. Đáy hố thang: Là khoảng không gian lắp đặt khung thang với công trình, đồng thời là nơi
đặt hệ thống lò xo giảm chấn
15. Bộ trống vượt tốc: Có tác dụng bảo vệ thang máy khi vận tốc thang máy vượt quá vận tốc
cho phép.

c) Cấu tạo phần điện của hệ thống thang máy:


Phần điện của thang máy gồm nhiều bộ phận nhỏ với các chức năng khác nhau cấu tạo nên chiếc
thang máy hoàn chỉnh.
Phần điện của thang máy sử dụng các hệ điều khiển lập trình sẵn kiểu trí tuệ nhân tạo hoặc các
máy vi tính để tự động hóa hoàn toàn việc điều khiển hệ thống môđun. Mỗi máy vi tính làm việc
như một hệ thống phụ với các máy vi tính khác để điều khiển tất cả các chức năng của thang
máy. Chúng được tích hợp trong các bộ điều khiển và tủ điện của thang máy. Tuy nhiên ta có thể
chia chúng ra thành các bộ phận chính như sau:

1. Bộ điều khiển Mô đun tự động hóa hoàn toàn


Bộ điều khiển sử dụng các hệ điều khiển lập trình sẵn kiểu trí tuệ nhân tạo hoặc các máy vi tính
để tự động hóa hoàn toàn việc điều khiển hệ thống môđun. Mỗi máy vi tính làm việc như một hệ
thống phụ với các máy vi tính khác để điều khiển tất cả các chức năng của thang máy.

2. Bộ điều khiển biến đổi điện áp và tần số (AV – VVVF):


Bộ điều khiển này điều chỉnh tốc độ động cơ thang máy thông qua biến đổi điện áp và tần số
nhằm tiết kiệm điện năng (do công suất động cơ không nhất thiết phải lớn), tăng độ bền động cơ,
chạy êm, dừng tầng chính xác, an toàn và tin cậy

3. Bộ điều khiển cửa thang máy (Sensitive door drive):


Bộ điều khiển động cơ cửa hoạt động dùng bộ điều khiển biến tần VVVF. Động cơ cửa dừng,
động cơ xoay chiều nối với các phanel cửa bằng đai răng truyền động để đảm bảo độ êm khi
đóng mở cửa. Là bộ điều khiển cửa thang máy “Nhạy cảm”. Khi cửa buồng thang đang đóng lại,
nếu chạm nhẹ vào hành khách hay chạm vào vật cản thì lập tức cửa sẽ tự động mở ra

hp 7
8

Hình 2.3 : Cấu tạo phần điều khiển của hệ thống thang máy

4. Điều khiển thời gian đóng mở cửa:


Chức năng này cho phép điều chỉnh thời gian đóng mở cửa nhanh hay chậm để phù hợp với điều
kiện chuyên chở sao cho có hiệu quả nhất. Thời gian đóng mở cửa còn được điều chỉnh tùy thuộc
vào lưu lượng người sử dụng thang.
5.Phím đóng mở nhanh:
Phím đặc biệt này được sử dụng trong trường hợp cần đóng mở nhanh trước khi cửa đóng mở tự
động đóng mở theo thời gian đã đặt sẵn.

6. Phím kéo dài thời gian mở cửa:

hp 8
9

Sử dụng phím này để giữ cửa mở lâu hơn trong trường hợp cần thêm thời gian để hành khách
hoặc hàng hóa ra hoặc vào cabin.

7. Hệ thống truyền thông trong cabin thang máy (intercom):


Trong trường hợp có sự cố khẩn cấp xảy ra hệ thống liên lạc nội bộ hai chiều giúp hành khách
liên lạc được với người trực thang máy, hoặc phòng bảo vệ tòa nhà.

8. Tự động tắt đèn quạt thông gió trong cabin:


Để tiết kiệm điện năng và tăng tuổi thọ đèn, quạt thông gió trong cabin khi thang máy không
hoạt động, trong một thời gian nhất định được định trước, đèn và quạt thông gió sẽ tự động tắt và
chỉ hoạt động bình thường trở lại khi có lệnh gọi trong cabin.

9. Chuông điện thoại báo động và đèn chiếu sáng khẩn cấp
Chuông điện thoại báo động phải lắp trong tất cả các cabin thang máy và đảm bảo hoạt động
được trong bất kỳ tình huống nào. Đèn chiếu sang lập tức tự động chiếu sáng khi có sự cố mất
điện.
10. Ác quy dự phòng:
Dùng cho trường hợp khẩn cấp để cấp điện cho chiếu sáng và chuông điện thoại báo động, phải
được lắp trong tất cả các thang máy cho khách. Bộ quy này phải được nạp điện và chuyển sang
cung cấp điện tự động khi có sự cố trong nguồn cung cấp.
11. Cửa thang máy:
Cửa thang máy là loại cửa hai cánh,mở từ trung tâm. Cửa thang máy phải có thời gian đóng mở
tối thiểu đảm bảo cho hai người có thể vào ra đồng thời, phù hợp với kích thước hố thang hiện
có. Cửa và vách buồng thang làm bằng thép phủ vật liệu chống trầy xước. Trần cabin và tất cả
cửa tầng thang máy phải làm bằng thép phủ sơn, phòng thang lát đá granite.
12. Thiết bị do hoạt động cửa thang máy:
Nếu các cửa thang máy vì lý do nào đó không mở hoặc đóng lại được hướng hoạt động của cửa
sẽ tự đổi lại
13. Thiết bị báo quá tải:
Trong trường hợp hành khách hoặc hàng hóa đưa vào cabin vượt quá tải trọng cho phép thì thiết
bị này hoạt động. Khi đó chuông báo quá tải kêu, đèn báo quá tải sáng, cửa cabin không đóng và
thang máy không hoạt động. Khi đã giảm tải, theo đúng quy định thì thang máy tự động hoạt
động lại bình thường mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào về mặt kỹ thuật.
14. Chức năng tự động bỏ qua:
Khi trong cabin đã đạt đến mức tải trọng tối đa theo thiết kế, thang máy sẽ tự động bỏ qua các
cuộc gọi tại các tầng để đảm bảo hoạt động liên tục và có hiệu quả lớn nhất.

15.Chuông báo tầng:


Khi cabin chuẩn bị chuyển động hoặc sắp dừng tầng thì trong cabin sẽ phát ra một tiếng chuông
nhẹ nhắc hành khách chuẩn bị chuyển sang một trạng thái hoạt động khác.

hp 9
10

2.1.3 Quy trình lắp đặt thang máy:


Bước 1: Tiếp nhận Hồ sơ, kiểm tra phần thô, giám sát thông số thang máy:
Trước khi tiến hành thi công, lắp đặt thang máy, nhà thầu thang máy sẽ cử nhân viên có đủ năng
lực chuyên môn tới hiện trường kiểm tra tính đầy đủ của điều kiện lắp đặt như: Kích thước giếng
thang máy, kích thước phòng máy, chiều cao các tầng, độ sâu hố PIT thang máy, chiều cao tầng
trên cùng OH thang máy, kích thước phòng máy, móc treo bảo dưỡng, chiều cao phòng máy, vị
trí các lỗ trên phòng máy, số lượng lỗ đó, kích thước lỗ chờ cửa tầng, vị trí của lỗ chờ lắp đặt
bảng gọi tầng, vị trí các nguồn điện và Attomat dùng để cắt nguồn điện cho thang máy
Việc tiếp nhận giếng thang máy để thi công chỉ được thực hiện khi các điều kiện về kĩ thuật,
phục vụ cho việc lắp đặt thang máy được đảm bảo đúng theo thiết kế ban đầu, nếu có sự sai khác
so với thiết kế từ phía chủ đầu tư phải được sự đồng ý của nhà thầu cung cấp thang máy.
Bước 2: Lắp đặt sàn thao tác
Lắp dựng sàn thao tác: Lắp dựng sàn thao tác đối với các tầng hầm 1 thấp hơn mặt sàn 300 mm,
sàn thao tác tầng 12 được bố trí cách sàn phòng máy 1800 mm.
Khả năng chịu tải của sàn thao tác: Khi tải trọng là 250 kg/m2 thì sàn không được lún.
Bước 3: Lắp đặt Phooc và thả dọi
Hệ thống dây dọi trong hố được xác định theo đường trục chuẩn của toà nhà và dùng làm mốc
chuẩn cho toàn bộ quá trình lắp dựng thang máy. Quả dọi phải tối thiểu 5kg (tùy thuộc tổng
chiều cao giếng thang) và có biện pháp để giữ chống dao động.
Lắp đặt phooc: Phooc gồm hai phần trên đỉnh hố và dưới đáy hố thang dùng để giữ và định vị hệ
thống dây dọi. Quy trình lắp dựng gồm:
+ Lắp đặt phooc trên sàn phòng máy.
+Thả hai sợi dây dọi dọc theo cửa tầng với khoảng cách hai sợi bằng khoảng chiều rộng cửa
tầng đồng thời căn chỉnh theo một đường trục của toà nhà. Thả dây dọi của ray cabin và ray đối
trọng theo dây dọi cửa
Bước 4: Lắp đặt động cơ và thiết bị bảo vệ cho thang máy
Động cơ được định vị trên hệ thống rầm đỡ. Dùng Nivo xác định mặt phẳng rầm đặt động cơ.
Sau đó, xác định vị trí Puli động cơ và Puli phụ theo phooc. Dùng vít nở để cố định rầm vào sàn
phòng máy sau đó:
+ Lắp đặt tủ điều khiển: cố định tủ điều khiển bằng vít nở xuống sàn phòng máy, lắp máng đi
dây và cố định.
+ Lắp đặt bộ bảo vệ vượt tốc (Governer).
+ Lắp đặt bộ cứu hộ khi mất điện

Bước 5: Lắp đặt khung đối trọng cho thang máy


Đối trọng được lắp dưới tầng trệt trong hố thang máy.Trình tự lắp đặt đối trọng:
+ Dùng tời hoặc balăng xích đưa khung đối trọng vào giếng thang máy.
+ Gá đối trọng vào vị trí ray đối trọng.

hp 10
11

+ Lắp bộ phận dẫn hướng (Guide shoes) để cố định đối trọng

Bước 6 : Lắp đặt, căn chỉnh và cố định các thiết bị cabin (khung cabin, sàn cabin)
Tháo dỡ giàn giáo và dàn thao tác. Cabin được lắp ở tầng trệt trong hố thang.Trình tự lắp cabin
như sau:
+ Lắp tời và balăng.
+ Lắp cơ cấu an toàn (Safety gear), cố định cáp của bộ bảo vệ vượt tốc vào cơ cấu an toàn của
khung cabin.
+ Lắp bộ phận dẫn hướng (Guide shoes).
+ Lắp sàn cabin: dùng Palang kéo sàn vào vị trí, cố định bu lông sau đó hiệu chỉnh sàn bằng
thước và Nivo.
Bước 7 : Thả và cố định cáp tải
Cuộn cáp được đặt dưới tầng trệt, đầu cáp được buộc vào móc tời kéo lên từ từ, luồn qua Puly
máy kéo và thả xuống nối với đối trọng. Đầu kia được nối với cabin.
Bước 8 : Lắp dầm ngăn cách vách giếng thang

Lắp dầm I-200 ngăn vách giếng thang máy, bước đầu tiên cách đáy hố pít 1600 mm, các bước
tiếp theo cách nhau 2500 mm, bước cuối cùng cách dầm I đáy phòng máy 500 mm. Mỗi đầu dầm
gồm 02 Bracket đỡ phía trên và dưới, được hàn liên kết với dầm I
Bước 9: Lắp đặt, căn chỉnh, cố định backet và ray dẫn hướng thang máy
+ Lắp gối đỡ ray: Các gối đỡ ray bao gồm ray cabin và đối trọng thang máy được lắp dọc theo
các sợi dây dọi ray với khoảng cách giữa các gối đỡ nằm trong khoảng 2m đến 3m. Gối đỡ được
bắt vào vách giếng thang máy bằng 02 bulông (tùy theo từng giếng thang máy).
+ Lắp ray dẫn hướng thang máy : Dùng tời điện tối thiểu 500 kg kéo từng thanh ray từ dưới lên.
Một đầu ray được lắp vào cáp tời, một đầu được ghép vào thanh dưới bằng mộng và bản mã. Các
thanh ray được bắt chặt vào gối đỡ bằng móc kẹp.
+ Căn chỉnh ray thang máy: Dụng cụ căn ray chuyên dụng và dựa theo các sợi dây dọi làm chuẩn
căn chỉnh sao cho hai ray ca bin và đối trọng thang máy thẳng hàng và song song với nhau đồng
thời khoảng cách các ray theo đúng thiêt kế
Bước 10: Lắp đặt, căn chỉnh các cửa tầng và khung bao cửa tầng cho thang máy
+ Trắc đạc xác định các cốt nền để lắp cửa tầng (Cốt nền do khách hàng cung cấp)
+ Lắp rãnh trượt : Các rãnh trượt được lắp và căn chỉnh theo hai dây dọi cửa.
+ Lắp khung bao cửa.
+ Xây kín khe hở giữa khung bao cửa và vách hố thang để tạo mối liên kết.

hp 11
12

+ Lắp cánh cửa.

Bước 11: Hoàn thiện cabin thang máy:


+ Lắp vách sau và 2 vách bên cabin: ghép các tấm vách cabin, thao tác tại khu vực ngoài giếng
thang máy sau đó đưa các tấm lớn ghép vào sàn và cố định.
+ Lắp nóc cabin: đưa từng tấm nhỏ lên đỉnh cabin và ghép lần lượt từ phía ngoài vào phía trong.
+ Lắp cửa và động cơ cửa cabin: xác định vị trí đặt động cơ cửa, chỉnh phẳng bằng Nivo, sau đó
lắp cửa và căn chỉnh bằng rọi từ.
+ Lắp đặt hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió.
+ Lắp lan can bảo vệ nóc cabin
Bước 12 Lắp thiết bị trong hố Pit (Đáy hố thang)
+ Lắp giảm chấn, thang xuống hố thang, công tắc an toàn, đèn chiếu sáng hố Pít…
+ Xác định vị trí theo bản vẽ, kết hợp với đơn vị xây dựng để tiến hành đổ bê tông đế giảm chấn.
+ Cố định giảm chấn vào chân đế bằng vít nở đồng thời dùng rọi từ để hiệu chỉnh độ thẳng đứng.
+ Đổ bê tông cố định chân ray, lắp thang tay dưới hố pít.
+ Lắp đặt hộp điện và công tắc an toàn dưới hố pít.

Bước 13 Thi công phần điện


+ Lắp đặt thiết bị căn chỉnh bằng tầng, công tắc giới hạn trên – giới hạn dưới…
+ Đấu nối dây điện các thiết bị phòng máy (Động cơ, tủ điều khiển, phanh cơ…).
+ Đấu nối dây điện các thiết bị thuộc cabin (Đỉnh cabin, bảng điểu khiển trong cabin, bảng hiển
thị tầng trong cabin, thiết bị cân tải đáy cabin…).
+ Đấu nối dây điện các thiết bị dưới hố Pít ( Công tắc an toàn, hộp chiếu sáng, giảm chấn, phanh
cơ…).
+ Các phần đấu nối trên được làm theo hướng dẫn từ bản vẽ của nhà máy.
+ Kiểm tra, vệ sinh toàn bộ thang máy trước khi chạy thử
Bước 14 Hiệu chỉnh và chạy thử thang (Testing & Commisioning):
+ Kiểm tra toàn bộ hệ thống điều khiển và mạch an toàn.
+ Tinh chỉnh hệ thống cửa tầng, cabin.

hp 12
13

+ Tinh chỉnh cơ cấu an toàn (Safety gear).


+ Thả xích bù.
+ Cài đặt phần mềm.
+ Chạy thử tốc độ thấp.
+ Chạy thử ở tốc độ thiết kế.
+ Làm vệ sinh toàn bộ thang trước khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.
Bước 15 Tiến hành chạy thử
+ Thử không tải: kiểm tra các mạch an toàn bằng đồng hồ điện, xác nhận an toàn sau đó đóng
điện. Chuyển thang sang chế độ chạy kiểm tra, nhấn nút điều khiển chạy chậm trên nóc cabin
hoặc trong cabin. Xác nhận an toàn, cho chạy nhanh để thử có tải.
+ Thử có tải: chuẩn bị trọng lượng tải bẳng 120% trọng lượng định mức của thang, cài đặt công
tắc báo quá tải, sau đó cho thang chạy tự động có tải và không tải để kiểm tra độ êm của thang
khi vận hành
2.1.4 Cách vận hành thang máy
a) Gọi thang máy bên ngoài cabin

Hình 2.4 Gọi thang từ bên ngoài cabin


+ Gọi thang
Ở mỗi tầng mà thang phục vụ, gần ngay cửa tầng đều có bảng điều khiển (Hall Call Panell),
còn gọi là hộp Button tầng mục đích phục vụ cho việc gọi thang bao gồm:
- Hai nút ấn: Một nút để gọi cho thang đi lên, một nút để gọi thang đi xuống. Riêng ở tầng dưới
cùng chỉ có một nút(là đi lên hoặc đi xuống).

hp 13
14

- Đèn báo tầng và báo chiều cho biết vị trí và chiều hoạt động hiện của cabin thang máy. Khi
muốn gọi thang, hành khách chỉ cần ấn vào nút gọi tầng theo chiều muốn đi, tín hiệu đèn sẽ sáng
lên, đèn báo hiệu hệ thống đã ghi nhận lệnh gọi

+ Đáp ứng của thang sau lệnh gọi:

Nếu buồng thang đang ở một vị trí nào đó khác với tầng mà hành khách vừa gọi, thang sẽ di
chuyển đến tầng đó theo thứ tự ưu tiên như sau :

- Nếu thang di chuyển cùng chiều với lệnh gọi thang và di chuyển ngang qua tầng mà hành
khách khách đang đứng gọi, thì khi đến tầng dược gọi, thang sẽ dừng lại và đón khách.

- Nếu thang máy đang di chuyển theo chiều ngược với chiều hành khách muốn đi, hoặc cùng
chiều nhưng không đi ngang qua, thì sau khi đáp ứng hết các nhu cầu của chiều đó, thang sẽ
quay trở lại đón khách.

- Nếu buồng thang đang ở ngay tại tầng mà hành khách vừa gọi, buồng thang sẽ mở cửa đón
khách

b) Gọi thang từ bên trong cabin:

Hình 2.5 Gọi thang từ bên trong cabin


+ Trong buồng thang có bảng điều khiển phục vụ cho việc đi thang của khách (Car Operating
Panel) còn gọi là hộp Button Car. Bao gồm các nút có chức năng sau:

- Các nút mang số : Đại diện cho các tầng mà thang phục vụ.

- Nút (DO – Door Open): Dùng để mở cửa (chỉ có tác dụng khi thang dừng tại tầng).

hp 14
15

- Nút (DC – Door Close): Dùng để đóng cửa (chỉ có tác dụng khi thang dừng tại tầng).

- Nút Interphone hoặc Alarm: Dùng để liên lạc với bên ngoài khi thang gặp các sự cố về điện,
hoặc đứt cáp treo.

+ Công tắc E.Stop (Emergency Stop) nếu có: Để dừng thang khẩn cấp khi có sự cố xảy ra.

Khi đã vào bên trong buồng thang, muốn đến tầng nào, khách ấn nút chỉ định tầng đó, thang máy
sẽ lập tức di chuyển và tuần tự dừng tại các tầng mà nó đi qua. Cửa buồng thang và cửa tầng
được thiết kế đóng mở tự động. Khi buồng thang di chuyển đến một tầng nào đó, sau khi ngừng
hẳn, cửa buồng thang và cửa tầng sẽ tự động mở để khách có thể ra (vào) buồng thang, sau vài
giây cửa sẽ tự động đóng lại. Sau đó thang máy sẽ thực hiện lệnh tiếp theo. Nếu không muốn chờ
hết khoảng thời gian cửa đóng lại, khách có thể ấn nút DC để đóng cửa buồng thang.

2.1.5 Kiểm định thang máy


a) Kiểm tra thang máy
+ Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài:
Kiểm tra tính đầy đủ và đồng bộ của thang máy. sự chính xác giữa hồ sơ của nhà chế tạo, lắp đặt
so với thực tế (về các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật, nhãn hiệu). các khuyết tật, biến dạng của các bộ
phận, cụm máy (nếu có).
+ Kiểm tra kỹ thuật- thử không tải:
+ Kiểm tra buồng máy và các thiết bị trong buồng máy. các thiết bị lắp đặt trong buồng , vị trí
lắp đặt các bảng, tủ điều khiển trong buồng máy, khoảng cách an toàn giữa chúng với các kết cấu
xây dựng trong buồng máy
+ Kiểm tra kỹ thuật cáp treo cabin- đối trọng, điện trở cách điện mạch động lực căn cứ theo cấp
điện áp
+ Kiểm tra việc lắp đặt cụm máy đồng bộ lên bệ (giá) máy phải chắc chắn và trong tình trạng
hoạt động tốt.
+Kiểm tra phanh cơ điện: tình trạng kỹ thuật của bánh phanh, má phanh, lò xo phanh
+ Kiểm tra các puly.tang dẫn cáp, hướng cáp và cố định đầu cáp/xích
+ Kiểm tra việc bố trí các công tắc điện trong buồng
+ Kiểm tra cabin và các thiết bị trong cabin.
+ Kiểm tra trên đỉnh cabin và các thiết bị liên quan
+ Kiểm tra giếng thang.
+ Kiểm tra việc lắp đặt thiết bị khác trong giếng thang, Kiểm tra việc bao che giếng thang
+ Kiểm tra việc lắp đặt các thiết bị hạn chế hành trình phía trên và hoạt động của chúng.
+ Kiểm tra khung đối trọng, tình hình lắp các phiến đối trọng trong khung, việc cố định các
phiến trong khung
+Kiểm tra khoảng hành trình có dẫn hướng của cabin đi lên từ tầng dừng cao nhất tới khi cabin
va vào trần của giếng thang ít nhất phải là 0,2 m.

hp 15
16

+ Kiểm tra khe hở giữa hai cánh, giữa cánh và khuôn cửa: giá trị này không quá 10 mm. khóa
cửa tầng, dẫn hướng cửa, tín hiệu “có cabin đỗ”, chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo tại ngưỡng
cửa tầng phải có độ sáng ít nhất là 50 lux.
b) Các chế độ thử tải – Phương pháp thử:
+ Thử tải động ở chế độ 100% tải định mức
Chất tải đều trên sàn cabin, cho thang hoạt động ở vận tốc định mức và kiểm tra các thông số
dòng điện động cơ thang máy, Đo vận tốc cabin
+ Thử tải động ở chế độ 125% tải định mức: Thử phanh điện từ: đánh giá ,so sánh với hồ sơ nhà
chế tạo.
c) Thử phanh hãm bảo hiểm
d) Kiểm tra kỹ thuật trước khi thử không tải:
+ Kiểm tra buồng máy và các thiết bị trong buồng máy: phần lắp đặt và các bộ phận máy ,máy
dẫn động và các thiết bị thuỷ lực, việc lắp đặt máy dẫn động và phương pháp dẫn động, việc lắp
đặt hệ thống ống dẫn, các bảng điện, đường điện, đầu đấu dây
+ Kiểm tra cabin và các thiết bị trong cabin, đỉnh cabin và các thiết bị liên quan. các cửa tầng,
đáy hố thang.
e) Thử không tải:
Thử tải động ở chế độ 100% tải định mức.
Chất tải đều trên sàn cabin, cho thang hoạt động ở vận tốc định mức, yêu cầu kiểm tra các thông
số sau đây (tải trọng định mức của thang máy chở hàng không vượt quá 300 kg).
- Đo dòng điện bơm thủy lực: đánh giá và so sánh với hồ sơ thang máy.
- Đo vận tốc cabin
- Thử van một chiều
- Thử van giảm áp:
f) Thử tải ở chế độ 125% tải định mức.
- Cho cabin chuyển động từ tầng trên cùng xuống, ngắt nguồn điện cung cấp: đánh giá là đạt yêu
cầu khi:cabin không trôi, không xảy ra biến dạng,hư hỏng bất thường của các cơ cấu của thang
máy.
- Thử bộ hãm bảo hiểm cabin
g) Thử cứu hộ thang máy
Trên đây là quy trình kiểm đình thang máy đẻ giúp quý vị và các bạn biết rõ các bước của quá
trình kiểm định chất lượng thang máy nhằm đảm bảo an toàn khi vận hành
2.1.6 Bảo trì thang máy
Kiểm tra tổng quát mỗi tháng một lần. Mỗi lần bảo trì, chúng ta sẽ bảo dưỡng các hạng mục sau:
- Kiểm tra và làm sạch bố thắng, tang thắng và càng thắng. Kiểm tra và điều chỉnh bộ chọn tầng,
công tắc tầng.
- Kiểm tra độ lệch tầng, gia tăng tốc, giảm tốc, độ giật và điều chỉnh hoặc thay thế những bộ
phận cần thiết để đảm bảo tiện nghi sử dụng.
- Kiểm tra tất cả các bạc đạn, mức dầu của hộp số, dầu ron, phếch, động cơ, hộp số khi nhiệt độ
tăng bất thường và thay thế nếu cần.

hp 16
17

- Kiểm tra các đầu dây của tủ điều khiển.


- Kiểm tra relay, các tiếp điểm và các hoạt động của chúng.
- Kiểm tra chức năng của chuông báo động, đèn cabin và intercom.
- Kiểm tra và điều chỉnh hoạt động của công tắc cửa, cơ cấu đóng mở cửa.
- Kiểm tra điều kiện các chân vách formica.
- Lau chùi cửa cabin, cửa tầng, sill cửa, bánh đà, cáp chính, các đầu đối trọng nếu có và áp dụng
chế độ bảo dưỡng những nơi cần thiết.
- Kiểm tra các nút điều khiển, đèn báo tầng, đèn cabin, nút gọi tầng ở những nơi cần thiết.
- Kiểm tra hoạt động các thiết bị quá tải và các thiết bị cân bằng nếu có.
- .Kiểm tra và châm đầy các hộp bôi trơn rây.
- Bôi trơn puli căng governor, điều chỉnh cần thiết để đảm bảo rằng thang đi êm ái.
- Kiểm tra bộ phận nguồn dự phòng và châm đầy nước bình.
- Vệ sinh hố thang, công tắc, các bộ phận và phụ tùng lắp trong hố thang.

2.1.7 Các sự cố thường xảy ra và các bước cứu hộ thang máy.


a) Các sự cố thường xảy ra
+ Khi người sử dụng thang máy đang trong cabin, xảy ra sự cố như mất điện, thang máy không
mở cửa, ngừng hoạt động v.v… Để đảm bảo an toàn, người sử dụng cần thật bình tĩnh, không
hoảng sợ, tuyệt đối không cậy cửa hay người không được huấn luyện cứu hộ đưa ra khỏi thang
máy.
+ Thang máy có bộ cứu hộ tự động ALP thì người sử dụng đứng đợi trong cabin khoảng 3 phút
khi đó thang máy sẽ chuyển sang chế độ cứu hộ tự động, di chuyển về tầng gần nhất và mở cửa.
Lúc này người trong thang máy bước ra, tuyệt đối không chen lấn xô đẩy, gây nguy hiểm.
+ Trường hợp thang máy không được trang bị bộ cứu hộ ALP khi đó người có trách nhiệm đưa
khách ra khỏi thang máy bằng cách sử dụng tay đòn trên phòng máy quay tay, điều chỉnh cabin
di chuyển đến tầng gần nhất, phẳng tầng và mở cửa cabin cho khách trong thang máy đi ra.
b) Các bước cứu hộ thang máy khi gặp sự cố:
+ Đóng cầu dao nguồn điện chính của thang máy. Dùng chìa khóa mở cửa tầng gần vị trí thang
nhất.
+ Nếu cabin đang nằm ngay ở cửa tầng này thì mở cửa cabin đưa khách ra ngoài.
+ Nếu cabin nằm ở giữa hai tầng, người có trách nhiệm, được huấn luyện cứu hộ phải đóng cửa
tầng lại sau đó lên phòng máy thực hiện thao tác tiếp theo sau:

- Gạt khóa hãm phanh và thả phanh từ từ, sử dụng tay quay quay động cơ điều chỉnh di chuyển
cabin đến tầng gần nhất. Trước khi quay cho cabin di chuyển, phải thông báo cho người trong
cabin biết để tránh sự hoảng sợ do thang đột ngột hoạt động. Thao tác nhả phanh chậm và cẩn
thận trong khi quay để tránh trường hợp thang máy bị trượt.

hp 17
18

- Khi cabin được điều chỉnh phẳng tầng (do người quay thang điều chỉnh theo vị trí đánh dấu trên
cable so với đà máy), chú ý kiểm tra lại hệ thống phanh và đưa về vị trí ban đầu, quay lại mở cửa
tầng tại vị trí cabin đang dừng, dùng chìa khóa mở cabin đưa khách ra ngoài.

- Sau khi cứu hộ được hoàn tất, người có trách nhiệm cứu hộ đi kiểm tra, đóng kín lại các cửa
tầng, cửa cabin. Điểu chỉnh các công tắc trong hộp điều khiển trở về vị trí sẵn sàng hoạt động,
đóng lại cầu dao điện chính.

hp 18

You might also like