Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Hậu quả

Đối với con cái


1. Tâm trạng buồn bã kéo dài
Khi bố mẹ ly hôn, việc đầu tiên mà trẻ phải đối mặt là tâm trạng buồn bã kéo dài. Nếu
như trước đây được chung sống với cả bố và mẹ thì giờ đây, trẻ chỉ có thể ở cùng với
bố hoặc mẹ. Ngoài ra, việc bị chia cách với anh chị em ruột sau khi bố mẹ ly dị cũng là
điều khó khăn đối với trẻ.
Phản ứng chung của trẻ khi bố mẹ ly dị là buồn bã, bi quan và chán nản kéo dài. Trẻ sẽ
mất khá nhiều thời gian để có thể bình ổn lại tâm lý và trở lại với cuộc sống như bình
thường. thời gian để trẻ hồi phục sau khi bố mẹ ly dị phụ thuộc vào độ tuổi cụ thể.
Chẳng hạn như với trẻ chỉ từ 2 – 5 tuổi, trẻ sẽ nhanh chóng quên đi sự việc này nhưng
vẫn sẽ thường xuyên hỏi tại sao bố mẹ lại không sống chung hay những câu hỏi đại
loại như thế.
Theo các chuyên gia, việc bố mẹ ly hôn sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ trong độ tuổi
dậy thì từ 9 – 16 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý nên đôi
khi có phản ứng quá khích về việc bố mẹ ly thân, ly hôn.
Trẻ sẽ giữ sự buồn bã, bi quan, lo lắng, tức giận, xấu hổ,… dai dẳng trong một thời
gian dài. Đối với trẻ đã khôn lớn, việc bố mẹ ly hôn thường không ảnh hưởng quá
nhiều vì bản thân trẻ đã có hiểu biết sâu sắc về cuộc sống và phần nào nhận thức được
lý do dẫn đến quyết định ly hôn.
2. Tính cách tự ti và nhút nhát
Bố mẹ ly hôn có thể ảnh hưởng đến tính cách của con cái. Cụ thể, trẻ có cha mẹ ly
thân, ly hôn thường có tính cách nhút nhát, tự ti và thiếu tự tin vào bản thân – đặc biệt
là khi bố mẹ ly dị trong giai đoạn trẻ mới bắt đầu đến trường (6 – 12 tuổi).
Tính cách này thường hình thành khi trẻ bị bạn bè trêu chọc về việc bố mẹ ly dị, gia
đình không hạnh phúc và trọn vẹn. Những lời trêu chọc từ bạn bè khiến trẻ bị tổn
thương và có xu hướng sống thu mình, cô lập.
3.Có các hành vi chống đối
Ly hôn có thể khiến con cái bị tổn thương sâu sắc. Một số trẻ có thể phản ứng với nỗi
đau bằng các hành vi chống đối, phá phách. Trong trường hợp này, trẻ thường cho
rằng bố mẹ hoàn toàn không nghĩ đến mình mà chỉ nghĩ cho bản thân nên mới quyết
định ly dị, ly thân.
Các hành vi chống đối đôi khi được thực hiện nhằm mục đích thu hút sự chú ý và quan
tâm của bố mẹ. Lúc này, bố mẹ cần phải thấu hiểu tâm lý của con cái để có cách xử lý
đúng đắn. Trên thực tế, rất nhiều gia đình không hiểu được nguyên nhân sâu xa trong
các hành vi của con và quy chụp con cái hư hỏng. Điều này khiến cho trẻ càng thêm
tổn thương và dễ hình thành ý nghĩ, quan điểm lệch lạc.
4.Khó tập trung khi học tập
Ngoài ảnh hưởng đến tâm lý, cha mẹ ly hôn còn ảnh hưởng đến việc học tập của con
cái. Trong thời gian đầu, tâm lý của trẻ thường bất ổn nên khó có thể tập trung và học
tập tốt. Trẻ thường có biểu hiện lơ đễnh, hay suy nghĩ trong giờ học, tiếp thu chậm,
quên làm bài tập,…
Vì lý do này, các cặp đôi cần phải lựa chọn thời điểm ly hôn phù hợp. Tốt nhất, nên
thông báo với con cái khi trẻ đã nghỉ hè hoặc đã hoàn thành kỳ thi quan trọng. Điều
này sẽ giúp trẻ có thời gian để bình ổn lại tâm lý, qua đó giảm thiểu ảnh hưởng đối với
quá trình học tập.

You might also like