Chuong 1 MH kinh tế và mô hình toán kinh tế

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 42

TOÁN KINH TẾ

Chương 1: Giới thiệu mô hình toán kinh tế


Chương 2: Bài toán tối ưu hóa sản xuất và
tiêu dùng
Chương 3: Bài toán quy hoạch tuyến tính
Chương 4: Mô hình cân đối liên ngành
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU MÔ HÌNH TOÁN
KINH TẾ
Nội dung chương 1

1 Các khái niệm

2 Cấu trúc của mô hình

3 Các bước xây dựng mô hình toán kinh tế

4 Một số phương pháp phân tích mô hình


1.1. Các khái niệm

1.1.1. Mô hình
- Mô hình của một đối tượng là sự phản
ảnh hiện tượng khách quan của một đối
tượng và việc trình bày, thể hiện, bằng lời
văn, sơ đồ, hình vẽ, … hoặc một ngôn ngữ
chuyên ngành
- Mô hình bao gồm nội dung của mô hình
và hình thức thể hiện nội dung
1.1. Các khái niệm

1.1.2. Mô hình kinh tế


- Mô hình của các đối tượng trong lĩnh vực
hoạt động kinh tế gọi là mô hình kinh tế
1.1. Các khái niệm
1.1.3. Mô hình toán kinh tế

Là mô hình kinh tế
Mô hình được trình bày bằng
toán kinh tế ngôn ngữ toán học
1.1. Các khái niệm
1.1.3. Mô hình toán kinh tế
 Ví dụ 1: Giả sử chúng ta muốn nghiên cứu,
phân tích quá trình hình thành giá cả một loại
hàng hóa A trên thị trường với giả định các yếu
tố khác không thay đổi.
Đối tượng liên quan đến vấn đề cần nghiên
cứu là thị trường hàng hóa A và sự vận hành của

1.1. Các khái niệm
1.1.3. Mô hình toán kinh tế
 Mô hình bằng lời:
- Tại thị trường hàng hóa A, nơi người bán, người mua gặp
nhau và xuất hiện mức giá ban đầu. Với mức giá đó lượng
hàng hóa người bán muốn bán gọi là mức cung, lượng
hàng hóa người mua muốn mua gọi là mức cầu
- Nếu cung lớn hơn cầu thì người bán phải giảm giá do đó
hình thành mức giá mới thấp hơn. Nếu cầu lớn hơn cung
thì người mua sẵn sàng trả giá cao hơn để mua được
hàng do đó mức giá mới cao hơn được hình thành
- Với mức giá mới xuất hiện mức cung, mức cầu mới. Quá
trình tiếp diễn cho đến khi cung bằng cầu ở một mức giá
gọi là giá cân bằng
1.1. Các khái niệm
1.1.3. Mô hình toán kinh tế
 Mô hình bằng đồ thị:
1.1. Các khái niệm
1.1.3. Mô hình toán kinh tế

Ví dụ

 Cho hàm cung và cầu 1 loại hàng hóa


lần lượt là:
S(P) = 0,1P2 + 5P -10
D(P) = 50/(P-2)
Chứng tỏ luôn tồn tại giá cân bằng nằm
trong khoảng (3,5)
1.1. Các khái niệm
1.1.3. Mô hình toán kinh tế

Ví dụ 2: Mô hình đầu tư
 Mô hình bằng lời:
Trong nền kinh tế, tổng vốn đầu tư phụ thuộc vào
lãi suất ngân hàng và chúng có quan hệ ngược
chiều nhau, nghĩa là khi lãi suất ngân hàng tăng
thì tổng vốn đầu tư giảm và ngược lại, khi lãi suất
ngân hàng giảm thì tổng vống đầu tư tăng.
1.1. Các khái niệm
1.1.3. Mô hình toán kinh tế
 Mô hình bằng đồ thị:
1.1. Các khái niệm
1.1.3. Mô hình toán kinh tế
 Mô hình toán kinh tế:
Gọi I : là tổng vốn đầu tư,
r : là lãi suất ngân hàng.
Mối quan hệ của tổng vốn đầu tư (I) theo
lãi suất ngân hàng (r) được biểu diễn dưới
dạng hàm số như sau: I = f(r)
Trong đó:

Dạng đơn giản: I = a+br; a >0, b<0


1.2. Cấu trúc của mô hình
Mô hình toán kinh tế là một tập hợp gồm các
biến số và các hệ thức toán học liên hệ giữa
chúng nhằm diễn tả đối tượng liên quan đến
sự kiện, hiện tượng kinh tế
Như vậy, mô hình toán kinh tế gồm: các
biến, các phương trình, các bất phương trình
Các biến số, tham số
Các biến số của
mô hình

Biến nội sinh Biến ngoại sinh Tham số

+ Là các biến - Là các biến Các tham số của mô


phản ảnh trực hình phản ánh xu
độc lập với các
tiếp sự kiện, hướng , mức độ ảnh
HTKT và giá trị biến khác trong
hưởng của các biến
của chúng phụ mô hình, giá trị
tới các biến nội sinh
thuộc vào giá trị của chúng tồn
của các biến tại bên ngoài
khác trong mô
mô hình
hình.
Mối quan hệ giữa các biến
 Để mô tả các mối quan hệ kinh tế, các quy luật
kinh tế trong các mô hình toán kinh tế người ta
thương dùng các phương trình hoặc bất phương
trình
- Phương trình định nghĩa thể hiện quan hệ định
nghĩa giữa các biến
- Phương trình hành vi mô tả quan hệ giữa các
biến do tác động của các quy luật kinh tế, hoặc
do giả thiết
- Phương trình điều kiện mô tả quan hệ giữa các
biến trong tình huống có điều kiện
Ví dụ:
- Phương tình định nghĩa:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
LN = TR –TC
Xuất khẩu ròng = Xuất khẩu – Nhập khẩu
NX = EX- IM
- Phương trình hành vi: Trong mô hình MHIA:
S = S(p); D = D(p); S = D
- Phương trình điều kiện: Trong mô hình hàm
sản xuất bất phương trình xi ≥0 là bất phương
trình điều kiện
Bài tập
Giả sử Mr.X là giám đốc công ty ABC. Vấn đề quan tâm hiện
nay của Mr.X là vấn đề thời gian giao hàng. Vì có tháng thì
khách hàng đặt 1000 sản phẩm của công ty ABC, nhưng có
tháng lại đặt 2000 sản phẩm, v.v. Và Mr.X không biết được sản
lượng mà khách hàng muốn đặt, cũng như ngày nào thì khách
hàng lại đặt. Để kiểm soát việc đó thì Mr.X muốn xây dựng một
mô hình mà trong đó với các biến đầu vào trong công ty thì
Mr.X có thể xuất ra số ngày cần để hoàn thành đơn hàng. Có
nhiều yếu tố trong công ty, nhưng Mr.X chốt lại thì bao gồm
nhân công (tính theo giờ lao động), số máy móc (tính theo
năng suất sản xuất trên giờ), số nguyên vật liệu (tính bằng kg),
số đơn hàng, v.v.
1 Xác định hàm mục tiêu của mô hình.
2 Xác định các biến của mô hình - phân loại các biến đó.
3 Xác định phương trình định nghĩa, hành vi, điều kiện (nếu có).
Phân loại mô hình
THEO ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC
VÀ CÔNG CỤ TOÁN HỌC

Mô hình Là mô hình phản ánh sự lựa chọn cách thức hoạt động
tối ưu nhằm tối ưu hóa một hoặc một số chỉ tiêu định trước

Là lớp mô hình xác định sự tồn tại của trạng thái cân
bằng nếu có và phân tích sự biến động của trạng thái Mô hình
này khi các biến ngoại sinh hoặc các tham số thay đổi cân bằng

MH tất
Mô hình với các biến là tất định (phi ngẫu nhiên) gọi là
định, MH
mô hình tất định, nếu có chứa biến ngẫu nhiên gọi là mô
ngẫu hình ngẫu nhiên
nhiên
MH có các biến mô tả hiện tượng KT tồn tại ở 1 thời
điểm hay 1 khoảng thời gian đã xác định gọi là MH tĩnh MH tĩnh,
MH mô tả các biến mô tả hiện tượng kinh tế trong đó MH động
các biến phụ thuộc vào thời gian gọi là mô hình động
1.3. Các bước xây dựng mô hình
toán kinh tế
1.3. Các bước xây dựng mô hình
toán kinh tế
 Lựa chọn và phân tích mô hình
- Xác định các yếu tố, sự kiện cần xem
xét cùng các mối liên hệ trực tiếp giữa
chúng
- Lượng hóa các yếu tố này, coi chúng là
các biến của mô hình
- Xem xét vai trò của các biến và thiết
lập các hệ thức toán học
1.4. Một số phương pháp phân tích mô hình
1.4.1. Đo lường sự thay đổi của biến nội sinh theo biến
ngoại sinh.
a) Đo lường sự thay đổi tuyệt đối:
Xét hàm Y = F(X1, X2, …,Xn), tại X = Xo gọi sự thay đổi của
Y khi chỉ có Xi thay đổi một lượng nhỏ là:
Yi  F  X 1 ,..., X i  X i ,..., X n   F ( X 1 ,..., X i ,..., X n )
Yi
+ Lượng thay đổi trung bình của Y theo Xi là:  
X i
+ Đạo hàm riêng:
Nếu F khả vi theo Xi ta có tốc độ thay đổi tức thời tại
F  X o 
điểm X = Xo là:   X i  
X i
Do đó nếu X i khá nhỏ thì   X i    , nếu X i = 1 thì
  X i   Yi
+ Vi phân toàn phần:

- Nếu tất cả các biến ngoại sinh đều thay đổi với các
lượng khá nhỏ X1 , X 2 ..., X n thì sự thay đổi của biến

nội sinh Y được tính: Y  F X 1  F X 2  ...  F X n


X 1 X 2 X n
Ví dụ:
Cho hàm doanh thu: TR (Q) = 1200Q – Q 2. Tại Q = 590,
khi Q tăng lên 1 đơn vị thì doanh thu sẽ thay đổi bao
nhiêu?
Ví dụ:
Cho hàm chi tiêu C(Y) = aY+b với 0<a<1; b>0; Y là thu
nhập. Khi Y tăng thêm 1 đơn vị thì chi tiêu C thay đổi
như thế nào?
Ví dụ:
Cho hàm tổng chi phí TC(Q) = 0,1Q 2 + 0,3Q +100 với
Q ≥ 0. Tìm chi phí biên tại mức sản lượng Q 0 = 120 và
ý nghĩa
b. Đo lường sự thay đổi tương đối: hệ số co giãn.

+ Hệ số co giãn của biến Y theo biến Xi tại X = X0, ký

hiệu là  YX i  X o  được định nghĩa bởi công thức :

F  X o  X io
 YX  .
i
X i FXo

Hệ số này cho biết tại X = X0, khi biến Xi thay đổi 1%
thì Y thay đổi bao nhiêu %.

+ Nếu  YX
i
 
X 0
> 0 thì Xi, Y thay đổi cùng hướng và
ngược lại.
+ Hệ số co giãn chung (toàn phần):

 X     X 
n
 Y o Y
Xi o
i 1

Hệ số này cho biết tại X = Xo tỉ lệ % thay đổi của Y khi

tất cả các biến Xi thay đổi 1%.


Ví dụ:
Xét hàm cầu của một loại hàng hóa D = D(P)
- Lập công thức tính hệ số co giãn của cầu tại mức
giá P0
- Áp dụng với D(P) = 6P – P2 tại P0 = 5 và giải thích ý
nghĩa của kết quả
Ví dụ:
Cho hàm sản xuất Q = 40L0,4 với L là lượng lao động.
Hãy cho biết khi lượng lao động tăng lên 2% thì sản
lượng sẽ thay đổi như thế nào?
n
+ Nếu 1
Y   o . X 1 . X 2 ... X n
2
với  o ,1,..., n
là các tham số thì ta có:  YX  X    i  i  1,.., n 
i
n
Do đó:  Y   i
i 1
Ví dụ:
Cho hàm cầu D = 0,4Y 0,2 P -0,3 . Hãy tính hệ số co giãn
của cầu theo Y và hệ số của cầu theo P
Ví dụ:
Cho hàm tổng chi phí:
TC = 3Q2 – 2Q + 8
Tính hệ số co giãn của TC theo Q tại Q = 2.

TC
 6Q  2
Q
Ta có:  TC 
TC Q
.
Q TC
Q

  (Q  2)  1,25
TC
Q
1.4.2. Tính hệ số tăng trưởng (nhịp tăng trưởng)
Hệ số tăng trưởng của một biến đo tỷ lệ biến động của
một biến theo đơn vị thời gian.

Cho Y  F ( X 1 ,..., X i ,..., X m , t ) thì hệ số tăng trưởng


của Y là:
Y
rY  t
Y
Nếu Y = F(X1(t), X2(t),…, Xn(t)) thì :

n
rY    .rX i Y
Xi
i 1
Ví dụ:

Cho hàm sản xuất Y(t) = 0,2.K0,4.L0,8

Hãy tính hệ số tăng trưởng của sản xuất biết hệ số tăng


trưởng của vốn K là 20%, lao động là 8%.
1.4.3. Tính hệ số thay thế (bổ sung, chuyển đổi).

Giả sử Y = F(X1, X2 ,…,Xn ) tại X = Xo ta có giá trị tương


ứng là Y0 = F(X0)
Nếu cho 2 biến Xi, Xj thay đổi và Xk (k  i, j ) không đổi,
là cho Y vẫn cố định (Y = Y0) thì sự thay đổi của 2 biến
này sẽ thay đổi theo tỷ lệ nào?

F
dX i X j

dX j F
X i
dX i
+ Nếu  0 thì Xi có thể thay thế được cho Xj tại
dX j
dX i
(X = Xo) và là hệ số thay thế (cận biên)
dX j

ý nghĩa: khi giảm (tăng) mức Xj một đơn vị thì phải tăng
(giảm) Xi bao nhiêu đơn vị để Y không thay đổi
dX i
+ Nếu  0 thì Xi, Xj có thể bổ sung cho nhau tại
dX j
dX i
(X = Xo) và là hệ số bổ sung (cận biên).
dX j
ý nghĩa: khi tăng (giảm) mức Xj một đơn vị thì phải
tăng (giảm) Xi bao nhiêu đơn vị để Y không thay đổi

dX i
+ Nếu  0 thì Xi, Xj không thể thay thế hoặc bổ
dX j

sung cho nhau tại X = Xo


Ví dụ:

Người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng hai mặt hàng có
sản lượng lần lượt là Q1, Q2.

Hàm chi phí tiêu dùng là: TC = Q12 + Q22

Hỏi hai mặt hàng này có thể thay thế nhau trong tiêu
dùng không?

dQ1 2Q2
 0
dQ2 2Q1
=> Hai mặt hàng có thể thay thế cho nhau.

You might also like