Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Đại học Nguyễn Tất Thành Bộ môn Dược liệu

BÀI 3
PHÂN LOẠI THUỐC THEO BÁT PHÁP (BÁT CƯƠNG)
Y học cổ truyền qui nạp các triệu chứng lâm sàng thường gặp làm 8 hội chứng
lớn, gọi là “bát cương” (hàn, nhiệt, hư thực, biểu, lý, âm, dương) và 8 cách chữa gọi là
“bát pháp” (hãn, hạ, hòa, tiêu, thanh, thổ, ôn, bổ). “Bát cương” và “bát pháp” là cơ sở
để biện chứng và đề ra phép trị chung là “Biện chứng luận trị” (Bát pháp) là Hãn, Hạ,
Hòa, Tiêu, Thanh, Ôn, Bổ, Thổ.
1. Phép hãn
Thường dùng để chữa ngoại cảm còn ở biểu bằng những thuốc giải biểu, có tác
dụng làm ra mồ hôi, hạ nhiệt độ. Chứng giải biểu còn được sử dụng trong các chứng
phù thủng, các chứng mụn nhọt ngoài da, các chứng ban sởi chưa mọc. Thuốc giải
biểu chia làm 2 loại
- Loại tân ôn giải biểu:
Để chữa các chứng biểu hàn hay còn gọi là biểu thực: sợ rét, phát nóng, miệng
không khát, rêu lưỡi trắng, đầu nhức, mình đau, mạch phù khẩn, không có mồ hôi
thường dùng các vị Ma hoàng, Quế chi, Sinh khương, bài thuốc là “Ma hoàng thang”.
- Loại tân lương giải biểu:
Để chữa chứng biểu nhiệt phát nóng, sợ rét nhẹ hơn, miệng khát, chất lưỡi
hồng, rêu lưỡi mỏng, vàng, mạch phù sắc, thường dùng các vị Bạc hà, Kinh giới, Tía
tô.
2. Phép thổ
Để chữa thực chứng, dùng để chữa những chứng đầy tức ở ngực hoặc dạ dày
đưa xuống không được, bệnh nhân bứt rứt khó chịu, phải làm cho nôn ra đường họng
thường dùng các vị muối ăn, phèn xanh.

3. Phép hạ
Dùng để chữa chứng táo bón, tích trệ ở ruột, dạ dày. Nước ứ đọng ở ruột, dạ dày
cũng có thể dùng phép hạ để chữa.Trong tường hợp bệnh nhiệt phải dùng thuốc hàn hạ
như Đại hoàng, Chỉ thực, Mang tiêu. Bài thuốc thường dùng “Đại Thừa Khí Thang”.
Trong trường hợp bệnh hàn thì dùng thuốc ôn hạ từ từ bằng các loại dầu như dầu Mè,
dầu Phộng, dầu Dừa.

Dược học cổ truyền – Bài 3 1


Đại học Nguyễn Tất Thành Bộ môn Dược liệu

4. Phép hòa
Để chữa bán biểu bán lý chứng
Dùng để chữa những chứng lúc nóng, lúc rét, phát hãn không dược mà công hạ
cũng không được, chỉ có thể điều hòa hàn nhiệt mà thôi (trong các chứng nhức đầu
chóng mặt, trong người không thư thái khó chịu, buồn bực, bị cảm lâu ngày mà chưa
khỏi hẳn). Trạng thái bệnh lý là chứng thực chứng tỏ sự chống trả còn mạnh hơn cơ
thể, hai bên chưa phân biệt thắng bại. Những loại thuốc có tính hòa như:
Lá chanh để thư can, khai uất.
Bạch truật, Chích thảo, Trần bì, Đại táo để kiện tỳ.Bạc hà, Gừng sống để giải
cảm.
5. Phép ôn
Để chữa hàn chứng, âm chứng. Khi cơ thể bị lạnh thì dùng các thuốc ôn, thuốc
nhiệt để làm ấm bóng cơ thể. Những thuốc ôn gồm có Phụ tử, Can khương, Ngô thù
du, Đậu khấu…
Có 2 loại thuốc ôn:
- Thuốc ôn dùng trong trường hợp vong dương với những triệu chứng: sợ lạnh,
nằm co, tiêu chảy, tay chân lạnh, mạch nhỏ dùng Phụ tử, Can khương.
- Thuốc ôn dùng trong trường hợp dương hư, mỏi mệt, kém ăn, tiêu chảy. Dùng
thuốc ôn trung khu hàn như Can khương, Bạch truật, Sâm, Phá cố chỉ, Ngũ vị tử, Mộc
hương, Hương phụ.
6. Phép thanh
Để chữa nhiệt chứng, dương chứng gồm có
- Thuốc thanh nhiệt tả hỏa dùng chữa các chứng do hỏa độc, nhiệt độc phạm
vào phần khí hay kinh dương minh: sốt cao, khát nặng thì mê sảng phát cuồng, mạch
hồng đại, lưỡi vàng khô. Các vị thuốc thường dùng như Chi tử, Hạ khô thảo, Thảo
quyết minh, Tri mẫu.
- Thuốc thanh nhiệt lương huyết dùng để chữa các chứng bệnh gây ra do huyết
nhiệt, thường gây ra mặt đỏ, mắt đỏ, nước tiểu đỏ, phiền táo không ngủ, mê sảng hoặc
hôn mê co giật, khát, chảy máu cam, thổ huyết, ban chẩn, mụn nhọt lở ngứa, đau các
khớp. Sốt kéo dài do mất tân dịch, hoặc thời kỳ hồi phục của các bệnh truyền nhiễm,
các vị thuốc Sinh địa, Huyền sâm, Rễ tranh, Đơn bì.
- Thuốc thanh nhiệt giải độc

Dược học cổ truyền – Bài 3 2


Đại học Nguyễn Tất Thành Bộ môn Dược liệu

Là những thuốc có tác dụng kháng sinh và chống viêm, có tính hàn lương.
Dùng chữa các bệnh viêm cơ, viêm đường hô hấp, giải dị ứng, hạ sốt, chữa các vết
thương, viêm màng tiếp hợp…Muốn kết quả tốt, thường phối hợp với thuốc hoạt huyết
như Xuyên khung, Đan sâm, thuốc lợi niệu, nhuận tràng để hạ sốt, thuốc thanh nhiệt
lương huyết để tránh tái phát, giảm tình trạng thiếu tân dịch. Các vị thuốc thường
dùng: Kim ngân, Bồ công anh, Sài đất, Liên kiều.
- Thuốc thanh nhiệt táo thấp
Là những thuốc có vị đắng, lạnh dùng để chữa các chứng bệnh do thấp nhiệt
gây ra như nhiễm trùng đường tiết niệu sinh dục, viêm bàng quang, nhiễm trùng đường
tiêu hóa, viêm gan siêu vi, viêm túi mật, đường dẫn mật, tiêu chảy nhiễm trùng, lỵ
amib…Bệnh ngoài da bội nhiễm, chàm, ghẻ lở nhiễm trùng. Các vị thuốc Hoàng liên,
Hoàng cầm, Hoàng bá.
7. Phép bổ
Để chữa hư chứng. Trị các chứng khí huyết kém.
- Bổ khí: Tăng cường hoạt động của một chức năng bị suy giảm như tiêu hóa
kém, tuần hoàn, sinh dục kém, cơ nhục bị sa trệ như sa trực tràng, sa tử cung, sa dạ
dày. Những thuốc bổ khí thường dùng như Bạch truật, Sinh khương, Đại táo, Trần bì,
Sài hồ, Thăng ma.
- Bổ huyết: Tăng cường sự dinh dưỡng của cơ thể, khi thấy có triệu chứng
thiếu máu, sắc mặt vàng héo, móng tay chân lợt lạt, môi tím tái, váng đầu, ù tai, tim
hồi hộp, kinh nguyệt không
đều. Những thuốc bổ huyết thường dùng: Thục địa, Hoài sơn, Qui bản, Thỏ ty
tử, Ý dĩ, lá Dâu, Hà thủ ô…
- Bổ âm
Là những thuốc chữa các chứng bệnh gây ra do phần âm của cơ thể bị giảm sút,
do tân dịch bị hao tổn, hư hỏa bốc lên gây miệng khô, đau họng, đi xuống dưới làm
nước tiểu đỏ, táo bón. Các vị thuốc nhằm làm tăng tân dịch cho cơ thể như Sa sâm,
Mạch môn, Câu kỷ, Qui bản, Bạch thược.
- Bổ dương
Là những thuốc dùng để chữa các chứng dương hư. liệt dương, di tinh, tiểu tiện
nhiều lần, lưng gối mỏi yếu, lạnh đau dùng các thuốc bổ thận dương như Cẩu tích, Ba
kích, Cốt toái bổ, Phá cố chỉ, Tục đoạn, Thỏ ty tử, Đỗ trọng.

Dược học cổ truyền – Bài 3 3


Đại học Nguyễn Tất Thành Bộ môn Dược liệu

8. Phép tiêu
Trị dương chứng, thực tích, sách “Tố vấn” nói: “Tiêu cái cứng rắn, và làm tiêu
cái tập trung”. Để trị các chứng tích tụ, ngưng trệ, ứ đọng do sang chấn, viêm tấy, nổi
u nhọt. Tiêu viêm tiêu ứ thường dùng các loại thuốc hoạt huyết như Tam lăng, Nga
truật, Tô mộc, Đào nhân, Hồng hoa, Nghệ vàng. Tiêu thực dung các thuốc như Mạch
nha, Sơn tra.

Dược học cổ truyền – Bài 3 4


Đại học Nguyễn Tất Thành Bộ môn Dược liệu

BÀI TẬP THẢO LUẬN


Các bạn hãy thảo luận một số câu hỏi sau:
1. Ý nghĩa của Bát cương hay Bát pháp
2. Bát cương là gì
3. Trình bày ý nghĩa của phép Hãn và cho biết thuốc dùng trong Tân ôn và Tân
lương giải biểu
4. Trình bày ý nghĩa của phép Hạ và cho biết thuốc dùng trong phép này
5. Trình bày ý nghĩa của phép Hòa và cho biết thuốc dùng trong phép Hòa là
thuốc nào
6. Trình bày ý nghĩa của phép Tiêu và cho biết thuốc dùng trong phép tiêu ứ
huyết
7. Trình bày ý nghĩa của phép Thanh và cho biết các loại thuốc dùng để thanh
nhiệt cho cơ thể
8. Trình bày ý nghĩa của phép Ôn và cho biết thuốc trong trường hợp nào cần
dùng thuốc ôn.
9. Trình bày ý nghĩa của phép Bổ và trình bày 4 loại thuốc Bổ Âm, Dương, Khí
và Huyết.
10. Trình bày ý nghĩa của phép Thổ và cho biết thuốc dùng để gây nôn mữa là
thuốc gì.

Chúc các anh/chị học tập tốt!

Dược học cổ truyền – Bài 3 5

You might also like