Ôn 10 cuối kỳ II - 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

I. ĐỌC HIỂU (6.

0 điểm)
Đọc văn bản:
Sang thu
Hữu Thỉnh
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng


Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng


Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
( Từ chiến hào đến thành phố, NXB Văn học, 1991)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
A. Tự sự B. Biểu cảm
C. Nghị luận D. Thuyết minh
Câu 2: Bài thơ Sang thu được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát B. Ngũ ngôn
C. Song thất lục bát D. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 3: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu bằng:
A. Một mùi hương B. Một cơn mưa
C. Một đám mây D. Một cánh chim
Câu 4: Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ- Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào?
A. Nhân hóa B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ D. Điệp từ
Câu 5: Từ “chùng chình” được hiểu thế nào?
A. Đi rất chậm, dò từng bước một
B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả
C. Ngập ngừng như không muốn đi
D. Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói
Câu 6: Ý nào sau đây nêu được nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ trên?
A. Sử dụng câu ngắn gọn, chính xác
B. Sử dụng đa dạng, phong phú phép so sánh, ẩn dụ
C. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm
D. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa, triết lý
Câu 7: Trong bài thơ trên, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ- thu có đặc điểm gì?
A. Sôi động, náo nhiệt B. Bình lặng, ngưng đọng
C. Xôn xao, rộn ràng D. Nhẹ nhàng, giao cảm
Trả lời các câu hỏi
Câu 8: Cho biết cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
Câu 9: Thông điệp mà nhà thơ gửi găm trong hai câu thơ:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Câu 10: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) cảm nhận về thời khắc sang thu ở quê
hương em.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Hãy phấn tích và đánh giá đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh
 Đáp án:
I. ĐỌC – HIỂU
1 A
2 B
3 A
4 A
5 C
6 C
7 D
8 - Nhân vật trữ tình có những cảm nhận hết sức tinh tế trước khoảnh khắc giao mùa sang thu
- Cảm xúc của nhân vật trữ tình đi từ ngỡ ngàng bâng, khuâng đến sự nuối tiếc nhẹ nhàng vào
khoảnh khắc chuyển giao kì diệu của đất trời.
9 Hàng cây đứng tuổi như con người từng trải, không còn thấy bất ngờ trước những vang động
bất thường của cuộc sống.
Hướng dẫn chấm:
10 - HS cảm nhận được phút giây giao mùa sang thu ở quê hương mình qua một và hình ảnh
thiên nhiên cụ thể
II. VIẾT
I. Mở bài:
 Giới thiệu được bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát
II. Thân bài:
* Khổ 1:
- Những cảm nhận tinh tế bất ngờ: Không có lá rụng của thơ xưa, không có màu vàng như trong
"Thơ mới", tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế.
 Khứu giác (hương ổi) ---> xúc giác (gió se) ---> cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua
ngõ) ---> cảm nhận của lý trí (hình như thu đã về).
 Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ “bỗng”, “hình như".
---> Tác giả thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương mới có cảm nhận tinh tế như
vậy.
* Khổ 2:
 Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung
quanh.
 Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông "dềnh dàng" - chim "bắt đầu
vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu".
 Hai khổ thơ đầu, các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" vốn là
những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả
thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn.
* Khổ 3:
 Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lý trí.
 Hai dòng thơ cuối bài cần hiểu với hai tầng nghĩa: Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm" nhưng
gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác - ý nghĩa về con người và cuộc sống.
* Nghệ thuật:
 Nghệ thuật: Bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiều về cảnh về tình. Nhân hóa
làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống.
III. Kết bài:
 Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.
 Nêu cảm xúc khái quát.
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.

Con gặp trong lời mẹ hát


Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”.

Thời gian chạy qua tóc mẹ


Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi, trong lời mẹ hát


Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.
(Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương)
Chọn đáp án đúng:
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
C. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. nghị luận.
B. tự sự.
C. biểu cảm
D. miêu tả.
Câu 3. Ở văn bản này, người con đã gặp trong lời mẹ hát những hình ảnh quen thuộc nào?
A. Cánh cò trắng, dải đồng xanh
B. Màu vàng hoa mướp, con gà cục tác lá chanh
C. Có cả cuộc đời hiện ra
D. Cả A,B,C đều đúng

Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ :


Thời gian chạy qua tóc mẹ
A. So sánh
B. Nói quá
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
Câu 5. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung chính của lời thơ sau:
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
A. Gợi hình ảnh người mẹ vất vả.
B. Tình yêu thương của người con đối với mẹ.
C. Thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn của người con đối với mẹ
D. Tình thương của người mẹ đối với con.
Câu 6. Lời thơ nào sau đây thể hiện rõ nét giá trị lời ru của mẹ?
A. Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao
B. Lời ru chắp con đôi cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa .
C. Tuổi thơ chở đầy cổ tích/ Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
D. Con gặp trong lời mẹ hát/ Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Câu 7. Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của văn bản?
A. Đề cập đến ý nghĩa lời ru của mẹ, đồng thời thể hiện lòng biết ơn của nhà thơ đối với công
ơn của mẹ.
B. Đề cập đến hình bóng người mẹ gắn với tuổi thơ và lời ru ngọt ngào.
C. Đề cập đến những năm tháng tuổi thơ của tác giả cùng người mẹ tảo tần.
D. Đề cập đến tấm lòng người mẹ.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Theo em, lời ru của mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển tâm hồn của người con?
Câu 9. Hình ảnh người mẹ ở văn bản trên gợi cho anh/chị những cảm xúc gì?
Câu 10. Tác giả Trương Nam Hương đã gửi gắm thông điệp gì qua văn bản trên?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Hãy phấn tích và đánh giá đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài thơ “Trong lời mẹ hát” của Trương
Nam Hương
* Gợi ý:
I. Đọc – hiểu
1 B
2 C
3 D
4 C
5 C
6 B
7 A
8 - Lời ru của mẹ rất quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc đời người con. Lời ru giúp
con lớn lên khôn lớn, trưởng thành bay xa. Lời ru chứa đựng trong đó cả một thế giới tinh thần mà
người mẹ có được và muốn xây dựng cho đứa con….
9 Gợi ý
Hình ảnh người mẹ trong bài thơ là một người mẹ đã tần tảo, vượt qua những khó khăn vất vả
để nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Vì vậy, hình ảnh ấy gợi lên nhiều cảm xúc trong lòng người đọc
như:
+ Xúc động trước sự hi sinh của mẹ
+ Xót xa khi nhìn thấy mẹ già đi theo năm tháng
+ Yêu thương, trân quý, cảm phục sự hi sinh một đời của mẹ cho con cái.
10 Gợi ý thông điệp gửi gắm từ văn bản:
- Hãy luôn biết trân quý tình mẫu tử thiêng liêng/ trân quý tình cảm gia đình
- Luôn biết ơn công ơn dưỡng dục của mẹ cha
- Hãy phát huy những khúc hát ru để nuôi dưỡng tinh thần trẻ thơ…
II Viết
I. Mở bài
 Những nét chính về tác giả Trương Nam Hương, tác phẩm Trong lời mẹ hát.
 Dẫn vào bài thơ Trong lời mẹ hát
II. Thân bài
– Khát quát đôi nét về bài thơ
– Vào các ý chính phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát
 Ý thức về dòng chảy trôi của thời gian
 Thời gian trôi đi, người mẹ cũng già dần, tóc mẹ bạc trắng.
 Tình yêu thương của mẹ dành cho các con.
 Những suy tư của người con
 Tình cảm của người con dành cho mẹ của mình.

* Nghệ thuật:
- Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá để nhấn mạnh sự khổ cực của mẹ qua thời gian
- Sử dụng thể thơ sáu chữ, lời thơ mộc mạc, gần gũi, giản dị
- Phương pháp tương phản: Lưng mẹ còng xuống con thêm cao
III. Kết bài
 Khái quát lại nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ
 Cảm nhận, suy nghĩ về tình cảm của người mẹ
Đề 3.
Đọc văn bản:
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu


Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Đất nghèo nuôi những anh hùng


Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà


Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.
( Trích Bài thơ Hắc Hải, tuyển thơ Nguyễn Đình Thi)
Lựa chọn đáp án đúng
Câu 1: Bài thơ trên được sáng tác theo thể thơ gì?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật
B. Song thất lục bát
C. Lục bát
D. Tự do
Câu 2: Nội dung chính của bài thơ trên là gì?
A. Tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của tác giả dành cho con người và quê hương
Việt Nam.
B. Tác giả hồi tưởng về một thời kì “vất vả in sâu” nhưng rất “anh hùng” của dân tộc Việt Nam.
C. Ngợi ca nền văn hóa ngàn năm của quê hương Việt Nam.
D. Ngợi ca vẻ đẹp giàu có của thiên nhiên, đất nước Việt Nam.
Câu 3: Bài thơ đã gợi cho em suy nghĩ gì về con người và cảnh sắc quê hương?
A. Tự hào với sự giàu có của thiên nhiên, với những nét đẹp về văn hóa và tinh thần được hun
đúc qua nhiều thế hệ của dân tộc Việt Nam.
B. Có ý thức tiếp nhận văn hóa của các nước phát triển nhằm mở rộng văn hóa của
dân tộc.
C. Có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc.
D. Yêu mến, tự hào đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ những vùng đất xa
xôi của Tổ quốc.
Câu 4: Khi chọn hình ảnh "đỉnh Trường Sơn", tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp gì của thiên nhiên?
A. Vẻ đẹp dịu dàng, mộc mạc.
B. Vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ.
C. Vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.
D. Vẻ đẹp cao sang, lộng lẫy.
Câu 5: Hình ảnh "biển lúa" sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh.
B. Ẩn dụ.
C. Nhân hóa.
D. Hoán dụ.
Câu 6: Nội dung chính của đoạn thơ sau là gì?
"Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa."
A. Bức chân dung của con người Việt Nam chịu thương, chịu khó.
B. Bức chân dung của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất.
C. Bức chân dung của con người Việt Nam nỗ lực, kiên trì.
D. Bức chân dung của con người Việt Nam thuỷ chung, bất khuất.
Câu 7. Hình ảnh "áo nâu" trong câu thơ "Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn" có ý nghĩa gì?
A. Chỉ những người thuộc lớp trẻ phải vất vả, chịu thương chịu khó.
B. Chỉ những người già yếu phải vất vả, chịu thương chịu khó.
C. Chỉ những người nông dân vất vả, chịu thương chịu khó.
D. Chỉ những người nông dân nghèo khổ.
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8: Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản?
Câu 9: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau và nêu tác dụng:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Câu 10: Từ nội dung gợi ra qua bài thơ “Việt Nam quê hương ta”, em thấy mình phải
làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương Việt Nam mãi giàu đẹp? (Trả lời câu hỏi bằng
một chuỗi câu từ 3-5 câu)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Hãy phấn tích và đánh giá đặc sắc về nội dung và nghệ thuật đoạn trích “Việt Nam quê hương ta”

I. Đọc hiểu
1 C
2 A
3 A
4 B
5 B
6 B
7 C
8 Tình cảm yêu mến, quý trọng với quê hương, đất nước, dân tộc và con người Việt Nam.
9 + Nhân hóa: ơi
+ Ẩn dụ: Biển lúa
+ So sánh: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Tác dụng: Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình, mênh mông, khoáng đạt. Nền cảnh đặc trưng
của Việt Nam.
10 HS trình bày theo suy nghĩ bản thân
II. Viết
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả và tác phẩm.
- Nêu khái quát cảm xúc về bài thơ.
2. Thân bài:
* Nội dung bài thơ:
- Vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam:
+ Khung cảnh trù phú của những cánh đồng lúa.
+ Cảnh tượng những cánh cò bay lượn trên bầu trời đã gợi ra sự thanh bình, yên ả của quê hương.
+ Vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của dãy Trường Sơn.
-> Bức tranh thiên nhiên hiện lên với sự muôn màu muôn vẻ -> tô đậm khung cảnh rộng lớn, yên
bình của quê hương đất nước.
- Vẻ đẹp con người Việt: được khắc họa thông qua những đức tính, phẩm chất đáng quý:
+ Cần cù, chịu thương chịu khó trong lao động sản xuất.
+ Tinh thần đoàn kết, anh dũng, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
+ Bản tính lương thiện, hiền hậu vốn có.
+ Tấm lòng thủy chung, son sắt một lòng một dạ.
+ Sự khéo léo, tài năng trong mọi nghề.
* Hình thức nghệ thuật của bài thơ.
- Sử dụng các hình ảnh gần gũi, quen thuộc.
- Lời thơ sâu lắng, dạt dào cảm xúc.
- Sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa "Việt Nam đất nước ta ơi", so sánh "Tay người như có phép
tiên",...
3. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.

You might also like