Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 54

Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 1

Ứng dụng một số bổ đề quen thuộc vào các bài


hình học thi Olympic
Trần Quang Hùng

Tóm tắt nội dung


Việc nhận ra một bài toán quen hay một bổ đề quen thuộc trong quá trình giải một bài
toán hình học là điểm mấu chốt, là chia khóa giải toàn bộ bài toán. Bài giảng giới thiệu một số
bổ đề quen thuộc cùng với các ví dụ minh họa là các bài toán thi Olympic trong nước và quốc
tế.

1 Giao điểm của các phân giác và dây cung của đường tròn
nội tiếp
Đây là một bổ đề quen thuộc hay gặp nhưng không có một tên gọi cụ thể, chúng tôi đặt tên như
trên theo cách dựng hình học trong bổ đề này

Bổ đề 1.1. Cho tam giác ABC với M, N là trung điểm CA, AB. Đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc
BC, CA tại D, E. Thì BI, MN, DE đồng quy.

Hình 1.

Chứng minh. Gọi BI cắt DE tại T . Chú ý tam giác CDE cân nên ta có ∠AIT = 180◦ − ∠AIB =
∠C ∠C
180◦ − (90◦ + ) = 90◦ − = ∠CED suy ra tứ giác AIT E nội tiếp. Vậy ∠AT I = ∠AEI = 90◦ .
2 2
Vậy T là hình chiếu của A lên phân giác BI nên T thuộc đường trung bình MN.
Đây là một bài toán khá cơ bản của tứ giác nội tiếp chứng minh đơn giản, nhưng nhiều lúc việc
nhận được ra nó trong một số mô hình khác nhau chính là chìa khóa cho việc giải các bài toán đó,
chúng ta hãy đi vào một số ví dụ sau
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 2

Bài toán 1.1 (IMO shortlist 2004). Cho tam giác ABC và điểm X di chuyển trên tia đối tia CB
sao cho đường tròn nội tiếp tam giác XAB và XAC cắt nhau tại P, Q. Chứng minh rằng P Q luôn
đi qua một điểm cố định khi X thay đổi.

Hình 2.
Lời giải. Gọi đường tròn nội tiếp tam giác XAB tiếp xúc XB, XA tại D, E. Đường tròn nội tiếp
tam giác XAC tiếp xúc XC, XA tại F, G. Gọi m là đường trung bình của tam giác ABC cũng là
đường trung bình của tam giác XAB, XAC. Từ đó nếu DE cắt m tại U theo bổ đề U thuộc phân
giác ∠ABC cố định vậy U cố định. Tương tự F G cắt m tại V thì V cố định. Ta lại dễ thấy nếu P Q
cắt BC tại M thì theo tính chất tiếp tuyến MD 2 = MP.MQ = MF 2 nên M là trung điểm DF . Lại
chú ý DE và F G cùng vuông góc với phân giác góc ∠X nên tứ giác DUV F là một hình thang. Từ
đó theo tính chất đường trung bình thì P Q đi qua trung điểm N của UV cố định.
Nhận xét. Sử dụng bổ đề để chỉ ra hai điểm cố định U, V đóng vai trò quan trọng trong cả bài
toán. Chúng ta có thể làm bài tập tương tự thú vị sau
Bài toán 1.2. Cho tam giác ABC và D là điểm di chuyển trên cạnh BC. Đường tròn (K) nội tiếp
tam giác DAB tiếp xúc DA, DB tại M, N. Đường tròn (L) nội tiếp tam giác DAC tiếp xúc DA, DC
tại P, Q. Chứng minh rằng giao điểm R của MN và P Q luôn thuộc một đường tròn cố định khi D
thay đổi.

V U
m
M
K L
R
P
B N D Q C
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 3

Hình 3.

Lời giải. Gọi m là đường trung bình song song BC của tam giác ABC. Gọi U, V lần lượt là
giao điểm của MN, P Q với m. Áp dụng bổ đề trên, ta thấy BU, CV lần lượt là phân giác của
tam giác ABC, suy ra U, V cố định. Lại có ∠URV = ∠NRQ = 180◦ − ∠QNR − ∠NQR =
∠ADN ∠ADQ
180◦ − (90◦ − ) − (90◦ − ) = 90◦ suy ra R luôn thuộc đường tròn đường kính UV cố
2 2
định.
Chúng ta tiếp tục ví dụ sau

Bài toán 1.3 (VMO 2013). Cho tam giác ABC, đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc CA, AB lần lượt
tại E, F . G, H lần lượt là đối xứng của E, F qua I. Đường thẳng GH giao IB, IC lần lượt tại P, Q.
AB
Giả sử B, C cố định, A thay đổi sao cho tỷ số = k không đổi. Chứng minh rằng trung trực P Q
AC
luôn đi qua một điểm cố định.

E K
J
L
F I
H
Q
P R
G
N D M C
B

Lời giải. Gọi IB, IC lần lượt cắt EF tại K, L theo bổ đề thì ∠BKC = ∠BLC = 90◦ . Từ đó nếu
gọi M là trung điểm BC và J là trung điểm KL đễ có tam giác KLM cân nên MJ ⊥ EF (1).
Do G, H lần lượt là đối xứng của E, F qua I nên đường thẳng GH đối xứng đường thẳng EF
qua I. GH, EF lần lượt cắt IB tại P, K suy ra I là trung điểm P K, tương tự I là trung điểm QL.
Vậy hai đoạn KL và P Q đối xứng nhau qua I. Từ đó nếu gọi R là trung điểm P Q thì trung điểm
J của KL và R đối xứng nhau qua I hay I là trung điểm RJ.
Gọi trung trực P Q cắt BC tại N, ta thấy RN vuông góc P Q, P Q song song EF (2).
Từ (1) và (2) suy ra RN song song JM. Gọi IA cắt BC tại D, dễ có ID ≡ IA vuông góc EF
nên ID cũng song song với RN, JM. Từ đó trong hình thang RJMN có I là trung điểm RJ nên
ID là đường trung bình, vậy D là trung điểm MN.
DB AB
Theo tính chất đường phân giác = = k không đổi nên D cố định. M là trung điểm BC
DC AC
cố định nên N đối xứng M qua D cố định. Vậy trung trực P Q đi qua N cố định.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 4

Nhận xét. Việc sử dụng bổ đề trong việc dựng hai điểm K, L đóng vai trò quan trọng sau đó mới
đến việc chúng ta xử lý bài toán bằng đối xứng tâm. Đây là một mô hình hay gợi nên nhiều ý tưởng,
các bạn có thể làm các bài tập sau

Bài toán 1.4. Cho tam giác ABC có tâm nội tiếp I. Gọi P, Q là đối xứng của I qua CA, AB. P Q
SB AC
cắt IB, IC tại M, N. Trung trực MN cắt BC tại S. Chứng minh rằng = .
SC AB

A
M
P
K
F
N J X
Q Y
E
I

B D T S C

Lời giải. Gọi E, F lần lượt là tiếp điểm của đường tròn nội tiếp tam giác ABC với các cạnh CA, AB,
ta có E, F lần lượt là trung điểm IP, IQ. EF cắt IB, IC lần lượt tại X, Y . Gọi K, J, T lần lượt là
trung điểm MN, XY, BC. Do EF là đường trung bình tam giác IP Q nên XY là đường trung bình
tam giác IMN. Từ đó suy ra I, J, K thẳng hàng. Mặt khác, gọi D là giao điểm AI, BC, dễ thấy
AD là trung trực EF suy ra AD là trung trực P Q. Theo bổ đề và bài toán 1.3 ta thấy T J là trung
trực XY , lại có SK là trung trực MN. Suy ra ID k JT k KS, mà J là trung điểm IK suy ra T là
SB DC AC
trung điểm SD. Suy ra S, D đối xứng nhau qua trung điểm BC suy ra = = . Ta có
SC DB AB
điều phải chứng minh.

Bài toán 1.5 (VMO 2009). Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) cố định với B, C cố định
và A di chuyển trên (O). Đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc BC, CA, AB tại D, E, F . IB, IC cắt EF
tại P, Q. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác DP Q luôn đi qua điểm cố định khi A
thay đổi.

Lời giải. Theo bổ đề dễ thấy P, Q là hình chiếu của B, C lên IC, IB do đó đường tròn ngoại tiếp
tam giác DP Q là đường tròn Euler của tam giác DP Q nên đường tròn ngoại tiếp tam giác DP Q
luôn đi qua trung điểm BC cố định.
Nhận xét. Việc mô hình của bổ đề này có ngay trong giả thiết bài toán làm bài toán trở nên rất dễ
dàng, tuy vậy việt làm xuất hiện đường tròn Euler của tam giác IBC là một ý tưởng rất hay, chúng
ta hãy thử kết hợp các bài toán trên để tạo ra bài toán như sau

Bài toán 1.6. Cho tam giác ABC đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc BC, CA, AB tại D, E, F . Gọi
DX, EY, F Z là đường kính của (I). Y Z cắt IB, IC tại S, T . Chứng minh rằng I là tâm nội tiếp tam
giác XST .
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 5

X
U E
V
F
I Z
T
Y S
B D C

Lời giải. Gọi U, V lần lượt là giao điểm IB, IC với E, F . Theo bổ đề, ta có U, V lần lượt là hình
chiếu của C, B lên IB, IC. Dễ chứng minh U, V lần lượt là đối xứng của S, T qua I. Mặt khác
ta cũng chứng minh được các tứ giác DBV I, DCUI, BCUV nội tiếp, từ đó dễ dàng chứng minh
∠IV D = ∠IV U = ∠IBC và ∠IUV = ∠IUD = ∠ICB suy ra I là tâm nội tiếp tam giác DUV . Xét
phép đối xứng tâm I biến tam giác DUV thành tam giác XST . Từ đó suy ra được I cũng là tâm
nội tiếp tam giác XST . Ta có điều phải chứng minh.

Bài toán 1.7. Cho tam giác ABC đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc BC, CA, AB tại D, E, F . Gọi
DX, EY, F Z là đường kính của (I). Y Z cắt IB, IC tại S, T . Gọi N là trung điểm AD. Đường thẳng
qua X song song BC cắt IN tại P . Chứng minh rằng P S = P T .

Bài toán 1.8 (Mở rộng Iberoamerican 1989 kết hợp Romani TST 2007). Cho tam giác ABC đường
tròn nội tiếp (I) tiếp xúc BC, CA, AB tại D, E, F . Gọi EY, F Z là đường kính của (I). Y Z cắt
XT YT
IB, IC tại S, T . ID cắt Y Z tại X. Chứng minh rằng = .
XS ZS
Bài toán 1.9 (Iran 2004). Cho tam giác ABC đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc BC, CA, AB tại
D, E, F . Gọi EY, F Z là đường kính của (I). Y Z cắt IB, IC tại S, T . Chứng minh rằng đường tròn
ngoại tiếp tam giác IST tiếp xúc BC khi và chỉ khi AB + AC = 3BC.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 6

2 Hai đoạn thẳng bằng nhau đặt trên hai cạnh tam giác
Bổ đề này cũng là một bài toán rất thông dụng và hay gặp tuy nhiên nó cũng không có một tên gọi
cụ thể, chúng tôi đặt tên theo giả thiết của bổ đề này
Bổ đề 2.1. Cho tam giác ABC trên cạnh CA, AB lấy các điểm E, F sao cho CE = BF . Chứng
minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác AEF và đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC cắt nhau
trên trung trực BC và EF .

K
A

B C

Hình 4.

Lời giải. Gọi trung trực BC và EF cắt nhau tại K. Dễ chứng minh các tam giác bằng nhau
△KEC = △KF B (c.c.c). Từ đây suy ra ∠KCE = ∠KBF vậy tứ giác AKCB nội tiếp. Cũng từ
hai tam giác bằng nhau suy ra ∠KEC = ∠KF B suy ra ∠KEA = ∠KF A vậy tứ giác AKEF cùng
nội tiếp. Vậy K cũng là giao cùa đường tròn ngoại tiếp tam giác AEF và ABC. Ta hoàn tất chứng
minh.
Bài toán mà các bạn lớp 7 quen thuộc chính là chứng minh trung trực EF luôn đi qua điểm cố
định. Khi đó trong bài toán và lời giải không cần đến các yếu tố đường tròn. Bạn nào đã quen thuộc
phép biến hình thì có thể thấy K chính là tâm quay biến CE thành BF và nội dung của bài toán
cũng chính là cách dựng K, ta lấy giao điểm khác A của đường tròn ngoại tiếp tam giác AEF và
ABC. Bài toán này mang đậm chất biến hình xong lời giải của bài toán cũng như trong toàn bộ bài
viết này tôi cố gắng trình bày một cách đơn giản nhất chỉ mang nội dung kiến thức của cấp THCS
chứ không thông qua các phép biến hình.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 7

⌢ ⌢
Bài toán 2.1 (Olympic Nga năm 2006 lớp 10). Lấy K, L là hai điểm trên các cung AB và BC
của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC sao cho KL k AC. Chứng minh rằng tâm nội tiếp các tam

giác BAK và BCL cách đều trung điểm ABC của tam giác ABC.

Chúng ta có bổ đề sau

Bổ đề 2.2. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), tâm nội tiếp I. AI cắt (O) tại D khác A
thì D là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác IBC.

Bổ đề trên là một kết quả rất quen thuộc của tâm nội tiếp và đường tròn ngoại tiếp tam giác.
Tôi không trình bày lại chứng minh.

K I L

O J
M N

A C

Hình 5.

Giải bài toán. Gọi I, J là tâm nội tiếp tam giác BAK và BCL. Gọi BI, BJ cắt đường tròn (O)
⌢ ⌢
ngoại tiếp tam giác ABC tại M, N khác B, ta dễ thấy M, N là trung điểm các cung KA , LC . Do
KL k AC nên KA = LC và MN k AC do đó kết hợp bổ đề trên dễ chỉ ra MI = MK = NL = NJ.
Áp dụng bổ đề trên cho tam giác BMN nội tiếp (O) với MI = NJ ta suy ra P I = P J với P là
⌢ ⌢
trung điểm MBN . Ta chú ý MN k AC nên P cũng là trung điểm MBN vậy ta có điều phải chứng
minh.
Nhận xét. Bài toán có thể làm khó hơn bằng cách yêu cầu chứng minh rằng trung trực IJ luôn đi
qua điểm cố định hoặc chứng minh đường tròn ngoại tiếp tam giác AIJ luôn đi qua một điểm cố
định khác A khi K, L di chuyển trên đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Bài toán này là bài toán
đẹp có ý nghĩa. Ta có một ứng dụng của nó như sau
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 8

Bài toán 2.2. Cho hình thang cân ABCD nội tiếp đường tròn (O) với AB k CD. P là một điểm
trên (O). Gọi K, L, M, N là tâm nội tiếp các tam giác P AD, P BC, P AC, P BD. Chứng minh rằng
các đường tròn P KL, P MN và (O) đồng trục.

Bài tập này chỉ là ứng dựng đơn giản của bài thi vô địch Nga, các bạn hãy làm nó như một bài
tự luyện. Cũng trong kỳ thi vô địch Nga có một bài toán khác thú vị như sau

Bài toán 2.3 (Olympic Nga năm 2011 lớp 11). Cho N là trung điểm cung ABC của tam giác ABC.
M là trung điểm BC. I1 , I2 là tâm nội tiếp tam giác ABM, CBM. Chứng minh rằng I1 , I2 , B, N
cùng thuộc một đường tròn.

Bài tập trên là một bài toán có phát biểu rất đẹp và nhiều ý nghĩa. Trong quá trình tìm hiểu tôi
đã tìm ra một tổng quát của nó và đã đề nghị bài tổng quát này trong cuộc thi Mathley. Bài toán
như sau

Bài toán 2.4 (Mathley 9). Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). M thuộc trung trực BC.
I1 , I2 là tâm đường tròn nội tiếp tam giác MAB, MAC. Chứng minh rằng tâm đường tròn ngoại
tiếp tam giác AI1 I2 luôn thuộc một đường thẳng cố định khi M di chuyển.

Bổ đề 2.3. Cho tam giác ABC với I là tâm đường tròn nội tiếp. Đường tròn bất kỳ qua A, I cắt
CA, AB tại E, F khác A thì AE + AF = CA + AB − BC.

F
M

N E
I

B C

Chứng minh. Gọi M, N là hình chiếu của I lên CA, AB. Dễ thấy △INF = △IME (c.g.c) từ đó
suy ra AE = AF = AM + AN = CA + AB − BC.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 9

N
A

F O
E
I1
I2
B D C

Giải bài toán. Gọi đường tròn ngoại tiếp (AI1 I2 ) cắt AM, CA, AB lần lượt tại D, E, F khác A.
Theo bổ đề trên dễ thấy AD + AF = AB + AM − MB, AD + AE = AC + AM − MC. Trừ hai đẳng
thức chú ý MB = MC ta được AF − AE = AB − AC hay AB − AF = AC − AE. Do đó trong các
trường hợp E, F cùng phía hoặc khác phía BC ta cũng đều có BF = CE. Vậy theo bài toán 1 gọi
N là trung điểm cung BC chứa A thì (AI1 I2 ) ≡ (AEF ) đi qua N. Vậy tâm ngoại tiếp AI1 I2 thuộc
trung trực AN cố định. Đó là điều phải chứng minh.
Nhận xét. Nếu gọi I3 , I4 lần lượt là tâm bàng tiếp góc A của tam giác △MAB, △MAC thì chứng
minh tương tự đường tròn ngoại tiếp tam giác AI3 I4 cũng đi qua N. Hơn nữa nếu gọi I5 , I6 lần lượt
chia I1 I3 , I2 I4 cùng tỷ số thì đường tròn ngoại tiếp tam giác AI5 I6 cũng đi qua N. Các nhận xét đó
đều chứng minh tương tự bài toán trên dựa vào bài toán ban đầu của chúng ta. Ta bước đầu có sự
cảm nhận thú vị về hai bài toán thi vô địch Nga. Sau đây là một bài toán cũng rất nổi tiếng

Bài toán 2.5 (IMO 2013 bài 3). Cho tam giác giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Đường tròn bàng
tiếp góc A, B, C lần lượt tiếp xúc BC, CA, AB tại D, E, F . Chứng minh rằng tam giác ABC vuông
khi và chỉ khi tâm ngoại tiếp tam giác DEF nằm trên (O).
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 10

K
A

E
B O D C


Lời giải. K là trung điểm cung BAC . Từ tính chất của các tiếp điểm bàng tiếp ta dễ chứng minh
BF = CE nên theo bài toán 1 trung trực EF đi qua K. Nếu tâm ngoại tiếp tam giác DEF thuộc
(O) sẽ nằm ngoài tam giác DEF nên khi đó tam giác DEF tù. Không mất tổng quát giả sử ∠EDF
tù. Do tâm ngoại tiếp tam giác DEF cũng thuộc trung trực EF vậy tâm ngoại tiếp tam giác DEF
phải là giao của trung trung trực EF và (O). Giao điểm này phải nằm trong góc ∠EDF nên giao
điểm này chính là K. Vậy K cũng là tâm ngoại tiếp tam giác DEF .
Dễ thấy các đường thẳng qua tâm bàng tiếp Ia , Ib , Ic lần lượt vuông góc với BC, CA, AB đồng
quy tại điểm V . Từ đó các tứ giác DF BV, DECV nội tiếp. Ta suy ra ∠BV C = ∠BV D + ∠CV D =
∠EKF
∠AF D + ∠AED = 360◦ − ∠BAC − ∠EDF = 360◦ − ∠EKF − (180◦ − ) = ∠EKF =
2
360 − ∠EKF

.
2
Mặt khác KB = KC. Từ đó dễ suy ra K là tâm ngoại tiếp tam giác BV C. Từ đó theo tính
chất đối xứng dễ suy ra V F = BD = AE, V E = CD = AF . Vậy tứ giác AEV F là hình bình hành
mà ∠AEV = ∠AF V = 90◦ vậy đó là hình chữ nhật suy ra ∠BAC = 90◦ . Ta có điều phải chứng
minh.
Nhận xét. Bài toán thi quốc tế là một bài toán đẹp và ý nghĩa. Một điều thú vị là bài toán này
cũng là bài toán đề nghị từ nước Nga. Bài toán có nhiều phát triển và mở rộng tôi xin giới thiệu
một số phát triển và mở rộng này như sau

Bài toán 2.6. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), tâm nội tiếp I, M là trung điểm của
BC. N đối xứng I qua M. Gọi H là trực tâm tam giác ABC. Gọi D, E, F là hình chiếu của N lên
BC, CH, HB. Chứng minh rằng tâm ngoại tiếp tam giác DEF nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam
giác HBC.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 11

H J
I
F E
B C
L M D K

Lời giải. Do N là đối xứng của I qua trung điểm BC nên tứ giác ICNB là hình bình hành. Suy
ra ∠ICB = ∠NBC và ∠IBC = ∠NCB. Gọi L, K làn lượt là giao điểm của NE, NF với BC. Do
NE ⊥ HC, NF ⊥ HB suy ra NE k AB, NF k AC suy ra ∠F LB = ∠ACB = 2∠ICB = 2∠LBN
suy ra tam giác LBN cân tại L. Suy ra △LF B = △LDN suy ra NF = BD và DF k NB
suy ra trung trực F D cũng là trung trực NB. Chứng minh tương tự suy ra trung trực DE cũng
là trung trực NC. Gọi J là tâm (BCN) suy ra J cũng là tâm ngoại tiếp tam giác DEF . Ta
∠ABC ∠ACB
có ∠BJC = 2(180◦ − ∠BNC) = 2(180◦ − ∠BIC) = 2(180◦ − ∠BAC − − ) =
2 2
∠ABC + ∠ACB = ∠BHC suy ra J thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác BHC. Suy ra điều phải
chứng minh.
Bài toán 2.7. Cho tam giác ABC, trực tâm H, tâm nội tiếp I, M là trung điểm của BC, N đối
xứng I qua M. P là một điểm bất kỳ trên đường tròn ngoại tiếp tam giác HBC. Gọi X, Y, Z là hình
chiếu của N lên BC, CP, P B. Gọi K là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác XY Z. Chứng minh rằng
K luôn thuộc một đường tròn cố định khi P di chuyển.
Bài toán 2.8. Cho tam giác ABC vuông tại A. Tâm bàng tiếp góc A là Ia . V đối xứng với Ia qua
trung điểm BC. Gọi D, E, F là hình chiếu của V lên BC, CA, AB. Chứng minh rằng tâm đường
tròn ngoại tiếp tam giác DEF nằm trên (O).
Bài toán 2.9. Cho tam giác ABC vuông tại A, tâm nội tiếp I. P là một điểm thuộc đường tròn
ngoại tiếp tam giác BIC. Gọi D, E, F là hình chiếu của P lên BC, CA, AB. Chứng minh rằng tâm
đường tròn ngoại tiếp tam giác DEF luông thuộc một đường thẳng cố định khi P di chuyển.
Các bài toán mở rộng trên đều được tôi phát triển từ bài thi IMO và lời giải cũng tương tự lời
giải bài IMO, các bạn hãy làm như các bài tự luyện. Sau đây tôi lại tiếp tục một ứng dụng của bài
toán 1 qua bài toán sau
Bài toán 2.10. Cho tam giác ABC nhọn có, trực tâm H, tâm ngoại tiếp O, bán kính đường tròn
BA.BH CA.CH 4R2
ngoại tiếp là R. Trên các tia BO, CO lấy các điểm K, L sao cho = = . Chứng
BK CL BC
minh rằng trung trực KL đi qua trung điểm BC.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 12

L
O

F H

B C
D M

Hình 6.

Lời giải. Gọi AD, BE, CF là đường cao của tam giác ABC. Gọi OB giao F D tại K ′ . Dễ thấy
BK ′ là đường cao của tam giác BF D. Ta lại có tam giác BF D và tam giác BCA đồng dạng nên
2 .BK
BK ′ FD HB. sin B HB BE.BH BE. 4R BE.2R
= = = . Suy ra BK =

= BA.BC
= BK = BK. Do
BE AC AC 2R 2R 2R BA.BC
đó K ′ ≡ K. Tương tự L là hình chiếu của C lên DE. Vậy ta chú ý rằng B, C là tâm bàng tiếp của
tam giác DEF do đó K, L là các tiếp điểm bàng tiếp với các cạnh DF, DE nên ta dễ chứng minh
F K = EL. Ta chú ý nếu M là trung điểm BC thì M, D, E, F cùng thuộc đường tròn Euler của tam

giác ABC hơn nữa dễ có ME = MF nên M chính là trung điểm EDF của đường tròn Euler. Áp
dụng bài tập 1 dễ chỉ ra trung trực KL đi qua M. Ta có điều phải chứng minh.
Một kết quả đẹp khác từ bài toán 1 như sau

Bài toán 2.11. Cho tam giác ABC có tâm nội tiếp I. Gọi M, N, P, Q, R, S lần lượt là đối xứng
của B, C, C, A, A, B qua IC, IB, IA, IC, IB, IA. Gọi X, Y, Z là tâm ngoại tiếp các tam giác AMN,
BP Q, CRS.
a) Chứng minh rằng I là tâm ngoại tiếp tam giác XY Z.
b) Chứng minh rằng trực tâm tam giác XY Z là tâm ngoại tiếp của tam giác ABC.

Ta có bổ đề sau

Bổ đề 2.4. Cho tam giác ABC có tâm nội tiếp I, tâm ngoại tiếp O. Gọi M, N là đối xứng của B, C
lần lượt qua IC, IB thì MN vuông góc OI và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác AMN bằng
OI.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 13

I O

C
B
Hình 7.
Đây là một bổ đề rất quen thuộc và xuất hiện nhiều trong các tài liệu khác nhau, các bạn có thể
tham khảo nhiều lời giải trong [1,2,3] tôi xin không trình bày lại chứng minh. Quay lại bài toán
N

X
D
A
M

I O
R Z
B F
P
S C

E
Y

Q
Hình 8.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 14

Lời giải. a) Theo bổ đề trên bán kính các đường tròn ngoại tiếp tam giác BP Q và CRS bằng nhau
mà C, Q và B, R đối xứng nhau qua IA, từ đó dễ thấy hai đường tròn ngoại tiếp tam giác BP Q và
CRS đối xứng nhau qua IA. Nên Y và Z là hai tâm tương ứng đối xứng nhau qua IA vậy IY = IZ.
Tương tự suy ra I là tâm ngoại tiếp tam giác XY Z. Ta có điều phải chứng minh.
b) Ta chú ý rằng do tính đối xứng nên MN = CM cùng bằng BC do đó theo bài toán 1 thì

đường tròn (X) ngoại tiếp tam giác AMN đi qua D là trung điểm BAC của đường tròn (O) ngoại
tiếp tam giác ABC. Từ đó dễ suy ra OX vuông góc AD. Ta chú ý AD chính là phân giác ngoài tại
A của tam giác ABC nên AD vuông góc AI do đó ta dễ suy ra OX k AI. Theo chứng minh trên
Y Z đối xứng nhau qua AI nên Y Z vuông góc AI do đó Y Z vuông góc OX. Tương tự dễ chỉ ra O
là trực tâm tam giác XY Z. Ta có điều phải chứng minh.
Nhận xét. Bài toán là kết quả đẹp có ý nghĩa. Nó xuất phát từ một kết quả nghiên cứu trong [5],
thông qua bài toán 1 nó được chứng minh đơn giản hơn như trên. Bài toán này có một hệ quả đẹp
là đường thẳng Euler của tam giác XY Z cũng là đường thẳng OI của tam giác ABC. Ngoài ra ta
còn chú ý rằng từ chứng minh phần b) dễ suy ra IX = OA do đó đường tròn ngoại tiếp tam giác
XY Z và ABC có bán kính bằng nhau. Ta lại tiếp tục một bài toán khác liên quan tới bài toán 1

Bài toán 2.12. Cho tam giác ABC. E, F di chuyển trên cạnh CA, AB sao cho CE = BF . Chứng
minh rằng đường thẳng Euler của tam giác AEF luôn đi qua một điểm cố định khi E, F di chuyển.

L K

T G
F O
N E

M
B C

Hình 9.

Lời giải. Gọi G, L lần lượt là trọng tâm tam giác ABC và AEF . Gọi (O) và (K) lần lượt là đường
tròn ngoại tiếp tam giác ABC và AEF . LK, GO là đường thẳng Euler của tam giác AEF và ABC.
Gọi LK giao GO tại T ta sẽ chứng minh T cố định, thật vậy, theo bài toán 1 thì (O) và (K) cắt nhau
tại P trên trung trực EF và BC. Gọi M, N là trung điểm BC, EF . Ta dễ thấy các tam giác cân
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 15

P EF và P CB đồng dạng có tâm ngoại tiếp lần lượt là K và O, trung điểm đáy lần lượt là N, M. Do
PK KO PO
đó theo tính chất đồng dạng dễ chỉ ra = = là tỷ số cố định, mặt khác từ đây cũng suy
PN MN PM
GL 2 GL GL MN 2 PM
ra MN k KO. Ta lại chú ý = và GL k MN. Do đó GL k KO và = . = .
MN 3 KO MN KO 3 PO
TG GL
là tỷ số cố định. Từ đó ta có = không đổi do đó T cố định. Ta có điều phải chứng minh.
TO KO
Nhận xét. Bài toán lại cho ta một kết luận quan trọng là đường thẳng Euler của tam giác AEF
đi qua điểm cố định nếu ứng dụng nó vào chuỗi các bài toán ta vừa xây dựng ở trên thì nó giúp ta
tìm ra nhiều kết quả sâu sắc khác. Ngoài ra trong chứng minh trên ta có thể chỉ ra điểm cố định T
nằm trên AP là phân giác ngoài góc A. Ta có một chú ý quan trọng nữa là trong chứng minh trên
ta dễ chỉ ra MN song song OK và cùng vuông góc AP hay cùng song song phân giác góc A. Đây
là một kết quả đã khá quen thuộc mà các bạn lớp 7,8 thường hay dùng các tính chất trung điểm và
tam giác cân trong tứ giác EF BC có hai cạnh bằng nhau để chứng minh. Kết quả này cũng cho ta
một hệ quả đẹp sau
Bài toán 2.13. Cho tam giác ABC. E, F nằm trên cạnh CA, AB sao cho CE = BF . BE giao CF
tại P . Gọi M, N là trung điểm của BC, EF . Q là một điểm trên đường thẳng MN. Gọi R là đối
xứng của P qua Q. Chứng minh rằng AR là phân giác của tam giác ABC.
A

R L

Q
F
E
N

P
B C
M
Hình 10.
Lời giải. Gọi L là trung điểm AP ta đã quen thuộc với kết quả của đường thẳng Gauss-Newton
thì M, N, L thẳng hàng do đó theo tính chất đường trung bình thì AR song song QR ≡ MN. Theo
nhận xét bài trên thì AR là phân giác tam giác ABC. Ta có điều phải chứng minh.
Để kết thúc bài viết các bạn hãy cùng làm các bài tập sau để thực hành sâu hơn về bài toán 1
cũng như các bài toán trong bài viết.
Bài toán 2.14. Cho tam giác ABC, đường cao AD, BE, CF và tâm ngoại tiếp O. Gọi OA, OB, OC
lần lượt cắt EF, F D, DE tại X, Y, Z Giả sử tâm ngoại tiếp tam giác XY Z nằm trên đường tròn
Euler của tam giác ABC. Chứng minh rằng tam giác ABC có một góc là 45◦ .
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 16

Bài toán 2.15. Cho tam giác ABC, đường cao AD, BE, CF đồng quy tại H. Đường tròn qua D, H
và trực giao với đường tròn (HBC) cắt (HBC) tại X khác H. Tương tự có Y, Z. Gọi (K) đường
tròn ngoại tiếp tam giác XY Z. Đường thẳng qua H vuông góc với HK cắt (XY Z) tại M, N. Chứng
minh rằng tiếp tuyến tại M, N của (XY Z) cắt nhau trên (O) khi và chỉ khi tam giác ABC có một
góc 45◦ .

Lời giải. Nghịch đảo cực H với phương tích là phương tích của H với (ABC), ta thu được bài 2.5.
Từ đó, ta dễ dàng chứng minh được bài toán.

Bài toán 2.16. Cho tam giác giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Đường tròn bàng tiếp góc A, B, C
lần lượt tiếp xúc BC, CA, AB tại D, E, F . Giả sử rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác DEF đi qua
tiếp điểm của đường tròn nội tiếp tam giác ABC với BC. Chứng minh rằng tam giác ABC vuông.

Bài toán 2.17. Cho tam giác ABC, trên tia đối tia BA, CA lấy các điểm M, N sao cho BM =
CN = BC. Gọi Ia và O lần lượt là tâm bàng tiếp góc A và tâm ngoại tiếp của tam giác ABC.
Chứng minh rằng MN ⊥ OIa và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác AMN là OIa .

Bài toán 2.18. Cho tam giác ABC đường cao AD, BE, CF đồng quy tại H. Gọi M, N, P, Q, R, S
lần lượt là đối xứng của E, F, F, D, D, E qua các đường thẳng AB, AC, BC, BA, CA, CB. Gọi X, Y, Z
là tâm các đường tròn ngoại tiếp tam giác DMN, EP Q, F RS. Chứng minh rằng đường thẳng Euler
của tam giác XY Z và tam giác ABC trùng nhau.

Bài toán 2.19. Cho tam giác ABC. E, F di chuyển trên cạnh CA, AB sao cho CE = BF . Chứng
minh rằng tâm đường tròn Euler của tam giác AEF luôn thuộc một đường thẳng cố định khi E, F
di chuyển.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 17

3 Đường vuông góc với đường nối chân hai phân giác
Bổ đề này cũng là một bài toán rất quan trọng, nhưng cũng không có tên cụ thể, chúng tôi đặt tên
theo kết luận của bài toán

Bổ đề 3.1. Cho tam giác ABC đường cao AD, BE, CF . DE, DF lần lượt cắt CF, BE tại N, M.
Chứng minh rằng đường thẳng qua A vuông góc với MN đi qua tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác
BHC.

Bài toán có lời giải sử dụng khái niệm phương tích và trục đẳng phương

F H L
O
M
N

B D C

K
Hình 11.

Lời giải. Do đối xứng của H qua BC nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC nên đường
tròn ngoại tiếp tam giác BHC và đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC đối xứng nhau qua BC. Từ
đó tâm K đường tròn ngoại tiếp tam giác HBC đối xứng O qua BC. Cũng từ đó dễ thấy AK đi
qua trung điểm L của OH cũng là tâm đường tròn Euler đi qua D, E, F . Gọi (K) và (L) lần lượt là
đường tròn ngoại tiếp tam giác HBC và DEF
Các tứ giác F HDB, EHDC nội tiếp suy ra PM/(K) = MH.MB = MF .MD = PM/(D) . Vậy
M thuộc trục đẳng phương của (K) và (L). Tương tự N thuộc trục đẳng phương của (K) và (L)
nên MN ⊥ KL ≡ AL. Vậy đường thẳng qua A vuông góc MN đi qua K. Ta có điều phải chứng
minh.
Nhận xét. Bổ đề xuất hiện lần đầu trên diễn đàn AoPS xong tác giả tham khảo bài toán này trên
báo THTT số 355 tháng 1 năm 2007. Bài toán là một kết quả rất đẹp của hình học phẳng. Dựa vào
đó ta sẽ khai thác được nhiều tính chất thú vị. Ta đưa ra một bổ đề có thể coi là hệ quả nhưng lại
có tầm ứng dụng lớn như sau
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 18

Bổ đề 3.2. Cho tam giác ABC, phân giác BE, CF , tâm ngoại tiếp O, tâm đường tròn bàng tiếp
góc A là Ia . Chứng minh rằng OIa ⊥ EF .

Bài toán này chính là một áp dụng cơ bản của bổ đề

Ib

Ic E
F
O
I

B C

Ia
Hình 12.

Chứng minh 1. Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp và tâm các đường tròn bàng tiếp ứng với đỉnh
B, C là Ib , Ic thì dễ thấy I là trực tâm tam giác Ia Ib Ic và các đường cao là Ia A, Ib B, Ic C đồng thời
đường tròn (O) ngoại tiếp tam giác ABC là đường tròn Euler của tam giác Ia Ib Ic . Từ đó áp dụng
bài toán 1 cho tam giác Ia Ib Ic ta có điều phải chứng minh.
Nhận xét. Việc chuyển qua xét một bài toán áp dụng vào tam giác tạo bởi ba tâm đường tròn bàng
tiếp là việc làm rất hay gặp và mang nhiều ý nghĩa cũng như tính sáng tạo. Do đó một trong những
yếu tố phụ rất hay vẽ khi gặp các bài toán có tâm nội tiếp là hãy vẽ thêm ba tâm đường tròn bàng
tiếp ở ba đỉnh.
Bài toán có một lời giải trực tiếp thuần túy hình học
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 19

A
K

E
L F
I

B C
D
P Q
T

Ia
Hình 13.
IE
Chứng minh 2. Gọi BE, CF cắt (O) tại điểm thứ hai K, L. Ta dễ thấy BE.BK = ac, =
BE
b abc BK IF
suy ra IE.BK = . Tương tự ta được IE.BK = IF.CL suy ra = (1).
a+b+c a+b+c CL IE
Gọi Ia B, Ia C cắt (O) lần lượt tại S, T . Vì IB ⊥ Ia B, IC ⊥ Ia C nên SK, LT là đường kính
OP
của (O). Gọi P, Q là trung điểm của P S, CT . Theo tính chất đường trung bình dễ thấy =
OQ
2BK IF
= (theo (1)). Mặt khác dễ thấy ∠F IE = ∠P OQ từ đây suy ra △OP Q ∼ △IF E suy ra
2CL IE
∠IF E = ∠OP Q = ∠OIa Q. Mà IF ⊥ Ia Q suy ra F E ⊥ Ia O. Đó là điều phải chứng minh.
Nhận xét. Bổ đề 3.2 là một bài toán hay có nhiều ứng dụng. Chúng ta hãy cũng xét qua một số
bài toán sau.
Đề toán sau được tác giả đề nghị trên THTT số 424 tháng 10 năm 2012

Bài toán 3.1. Cho tam giác ABC, tâm đường tròn ngoại tiếp (O), tâm đường tròn nội tiếp I, tâm
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 20

đường tròn bàng tiếp góc A là Ia . AI, BI lần lượt cắt BC, CA tại D, E. Đường thẳng qua I vuông
góc OIa cắt AC tại M. Chứng minh rằng DE đi qua trung điểm IM.

Bài toán là một ứng dụng trực tiếp của bổ đề 3.2

A
E O
F
M
I

B D C

Ia
Hình 14.

Lời giải. Gọi IC cắt AB tại F . Dễ thấy E(F D, IC) = −1 mà theo bài toán 2 IM k EF do cùng
vuông góc OIa . Theo tính chất hàng điều hòa suy ra ED đi qua trung điểm IM.
Bài toán sau khá thú vị là ý b) đề thi học sinh giỏi toán lớp 10 trường THPT chuyên sư phạm

Bài toán 3.2. Cho tam giác ABC có đường tròn ngoại tiếp (O) và tâm đường tròn nội tiếp I.
AI, BI, CI theo thứ tự cắt BC, CA, AB tại A1 , B1 , C1 và cắt (O) tại A2 , B2 , C2 khác A, B, C. Các
đường thẳng ∆a , ∆b , ∆c theo thứ tự đi qua A2 , B2 , C2 và vuông góc với B1 C1 , C1 A1 , A1 B1 . Chứng
minh rằng ∆a , ∆b , ∆c đồng quy tại một điểm thuộc OI.

Bài toán trên dưới cách nhìn của bổ đề 3.2 là một bài toán khá quen thuộc. Sau đây là một cách
tổng quát cho bài toán này

Bài toán 3.3. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), phân giác AD, BE, CF đồng quy tại I.
AI, BI, CI lần lượt cắt (O) tại X, Y, Z khác A, B, C. Gọi K, L, N các điểm lần lượt chia IX, IY, IZ
cùng một tỷ số. Chứng minh rằng các đường thẳng qua K, L, N lần lượt vuông góc với EF, F D, DE
đồng quy trên OI.

Bài toán là một ứng dụng trực tiếp của bổ đề


Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 21

A Y

E
Z
F
J O
I

B D C

Ia
Hình 15.

Lời giải. Gọi đường thẳng qua K vuông góc EF cắt OI tại J. Gọi Ia là tâm bàng tiếp góc A của
tam giác ABC. Theo bài toán 2 thì Ia O ⊥ EF ⊥ KJ vậy KJ k OIa . Chú ý X là trung điểm IIa .
k IJ IK k
Giả sử K chia IX tỷ số k tức là IK = kIX = IIa . Do đó theo định lý Thales = = . Từ
2 IO IIa 2
đó J xác định trên OI. Tương tự các đường thẳng qua L, N lần lượt vuông góc với F D, DE cũng
đi qua J trên OI.
Nhận xét. Việc chỉ ra một điểm cố định và chứng minh các đường thẳng cùng đi qua điểm đó là
một cách làm rất hay gặp trong bài toán chứng minh các đường thẳng đồng quy. Qua hai bài toán
ta thấy rằng nhờ có bổ đề 3.2 mà toàn bộ các bài toán có yếu tố vuông góc với EF ta hầu như quy
về song song với OIa.
Bài toán sau là một cách phát biểu đẹp khác của bài toán trên
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 22

Bài toán 3.4. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) cố định với B, C cố định và A di chuyển
trên cung lớn. Phân giác BE, CF cắt nhau tại I. Điểm J trên OI chia OI tỷ số k cố định. Chứng
minh rằng đường thẳng qua J vuông góc EF luôn đi qua điểm cố định khi A di chuyển.

E
F J
O
I

B C
M

L
N

K
Hình 16.

Lời giải. Gọi K là tâm đường tròn bàng tiếp góc A của tam giác ABC. Theo bổ đề trên, ta có
OK ⊥ EF . Gọi L là giao điểm AK với (O), suy ra L là điểm chính giữa cung BC không chứa A của
(O). Gọi M, N lần lượt là giao điểm đường thẳng qua J vuông góc EF với OL, AK. Ta có JN k OK
KN OJ OM KN 2KN
suy ra = = k lại có L là trung điểm IK suy ra = = = 2k. Do (O) cố định,
KI OI OL KL KI
BC cố định, suy ra L cố định, tỷ số k không đổi, suy ra M là điểm cố định. Suy ra đường thẳng qua
J vuông góc với EF luôn đi qia M cố định khi A thay đổi.
Qua bổ đề 3.2 và cách làm bài toán trên ta dễ nhận ra điểm cố định nằm trên trung trực BC.
Bài toán trên là bài toán hay và có nhiều áp dụng phong phú xin dành cho bạn đọc. Ta cũng có một
cách nhìn khác cho bài toán trên như sau

Bài toán 3.5. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) cố định với B, C cố định và A di chuyển
trên cung lớn. Phân giác BE, CF cắt nhau tại I. J là điêm trên đường thẳng IA sao cho IJ = k
không đổi. Chứng minh rằng đường thẳng qua J vuông góc EF luôn đi qua điểm cố định khi A di
chuyển.

Các bạn hãy làm thêm các bài toán sau để rèn luyện thêm kỹ năng về bổ đề này.

Bài toán 3.6. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Phân giác BE, CF cắt nhau tại I. EF
cắt (O) tại M, N. Chứng minh rằng bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác IMN gấp đôi bán kính
ngoại tiếp tam giác ABC.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 23

E M
F
N
I
U O L V
B C

Hình 17.

Lời giải. Gọi K là tâm (IMN), gọi J là tâm đường tròn bàng tiếp góc A của tam giác ABC. Ta
có OK là đường trung trực của MN. Lại theo bổ đề trên, có ⊥ EF suy ra O, K, J thẳng hàng. Gọi
P là điểm chính giữa cung BC không chứa A của (O) thì P là trung điểm IK và OP ⊥ BC. Gọi
U, V lần lượt là giao điểm IM, IN với (O). Dễ dàng chứng minh được UV k BC mà tiếp tuyến tại I
của đường tròn (K) song song UV , suy ra IK ⊥ BC. suy ra IK k OP suy ra O là trung điểm KJ.
Suy ra IK = 2OP = 2R. Ta có điều phải chứng minh.
Bài toán sau được đề nghị bởi Nguyễn Lê Phước trên facebook

Bài toán 3.7. Cho tam giác ABC có phân giác BE, CF cắt nhau tại I và O là tâm ngoại tiếp.
Đường tròn đường kính OI cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác IBC tại J khác I. Chứng minh rằng
IJ k EF .
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 24

E
F
O
I J

B C

Hình 18.

Lời giải. Gọi K là tâm đường tròn bàng tiếp góc A của tam giác ABC. Suy ra IK là đường kính
đường tròn (IBC). J là giao điểm (IBC) với đường tròn đường kính OI, suy ra OJ ⊥ IJ và
KJ ⊥ IJ suy ra O, J, K thẳng hàng và IJ ⊥ OK. Mặt khác theo bổ đề trên, ta có OK ⊥ EF . Suy
ra IJ k EF . Ta có điều phải chứng minh.

Bài toán 3.8 (Đề thi Serbia năm 2010). Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), tâm nội tiếp
I. IB, IC lần lượt cắt (O) tại M, N khác B, C. P, Q lần lượt nằm trên tia đối tia BC, CB sao cho
BP = BA, CQ = CA. K, L lần lượt là tâm ngoại tiếp tam giác NBP, MCQ. BL cắt CK tại D.
Đường tròn bàng tiếp góc A là (Ia ) cắt (O) tại S, T . Chứng minh rằng AD ⊥ ST .

Bài toán 3.9. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Phân giác góc B, C cắt (O) tại E, F
khác B, C. P, Q thuộc tia đối tia BC, CB sao cho BP = BA, CQ = CA. Từ A vẽ tiếp tuyến AX, AY
tới đường tròn ngoại tiếp tam giác BF P và tiếp tuyến AZ, AT tới đường tròn ngoại tiếp tam giác
CEQ. Gọi M, N là trung điểm XY, ZT . Gọi đường tròn ngoại tiếp tam giác ACM và ABN cắt
nhau tại R khác A. Đường tròn (K) tiếp xúc AB, AC và tiếp xúc trong (O) cắt BC tại G, H. Chứng
minh rằng tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AGH nằm trên AR.

Bài toán trên là của tác giả và được tác giả dùng trong quá trình tập huấn đội tuyển TST của
trường THPT chuyên KHTN.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 25

Lời kết. Các bổ đề được đưa ra trên đây chỉ là một phần rất nhỏ trong các bổ đề của hình học.
Cũng có lẽ bởi chúng khá đơn giản nên chúng không có tên gắn với một nhà toán học nào cả. Chúng
hoàn toán có thể được phát biểu như một bài toán. Vì sự đơn giản và dễ nắm bắt của các bổ đề này
cho nên tần suất xuất hiện của chúng trong các đề thi Olympic là tương đối lớn, nếu chúng ta nhận
ra được hình dáng của các bổ đề trong bài toán thì có thể tiếp cận lời giải một cách dễ dàng hơn.
Bổ đề càng đơn giản thì càng được dùng nhiều chính là điều chúng tôi muốn lưu ý trong toàn bộ bài
viết này.

Tài liệu
[1] VMO bài toán 3 trên diễn đàn AoPS

[2] Bosnia and Herzegovina TST 2012 Problem 5 on AoPS

[3] Russia All-Russian Olympiad on AoPS

[4] Quang Tuan Bui, Two triads of congruent circles from reflections, Forum Geometricorum, 8
(2008)

[5] Tạp chí toán học tuổi trẻ số 355 tháng 1 năm 2007

[6] http://www.artofproblemsolving.com/Forum/viewtopic.php?t=296809

[7] Tạp chí toán học tuổi trẻ số 424 tháng 10 năm 2012

[8] http://www.artofproblemsolving.com/Forum/viewtopic.php?f=47&t=329713

[9] http://www.artofproblemsolving.com/Forum/viewtopic.php?f=46&t=299372

[10] Tạp chí THTT số 440 tháng 2 năm 2014

[11] http://www.artofproblemsolving.com/Forum/viewtopic.php?f=47&t=16779

[12] http://www.artofproblemsolving.com/Forum/viewtopic.php?f=47&t=202517

[13] Tạp chí THTT số 444 tháng 6 năm 2014

[14] Nguyễn Minh Hà, Nguyễn Xuân Bình, Toán nâng hình học 10, NXBGD 2000

[15] Nguyễn Minh Hà, Nguyễn Xuân Bình, Bài tập nâng cao và một số chuyên đề hình học 10,
NXBGD 2010

[16] H. S. M. Coxeter and S. L. Greitzer. Geometry revisited, volume 19. The Mathematical Associ-
ation of America, 1967.

[17] V. V. Prasolov. Problems in Plane Geometry. M.:MCCME, 2006.

Trần Quang Hùng, trường THPT chuyên KHTN, ĐHKHTN, ĐHQGHN.


E-mail: analgeomatica@gmail.com
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 1

Tứ giác nội tiếp trong các bài toán thi Olympic


Trần Quang Hùng

Tóm tắt nội dung


Mục đích của bài giảng là đưa ra một cái nhìn tổng quan về tứ giác nội tiếp. Từ đó ứng
dụng vào các bài toán thi Olympic trong nước quốc tế.

Mục lục
1 Tổng quan về tam giác đồng dạng và tứ giác nội tiếp 2
1.1 Tóm tắt kiến thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.1.1 Ba trường hợp đồng dạng của tam giác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.1.2 Tứ giác nội tiếp và trường hợp suy biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.2 Một số bài toán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

2 Bốn định lý hình học kinh điển trên tứ giác nội tiếp 11
2.1 Định lý Ptolemy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
2.2 Định lý Brocard . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
2.3 Định lý Brahmagupta . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
2.4 Định lý con bướm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
Bibliography21

Mở đầu
Tứ giác nội tiếp có thể coi là khái niệm quan trọng nhất của mảng hình học thi Olympic. Việc định
nghĩa chứng minh và ứng dụng tứ giác nội tiếp đã được biết đến từ phần kiến thức hình học ứng với
chương trình lớp 9 của Việt Nam, xong việc càng đi sâu vào áp dụng thường được thấy trong các
kỳ thi quốc gia, chọn đội tuyển và IMO. Vì là một mảng lớn như vậy nên việc viết ra một tài liệu
đầy đủ là việc vô cùng khó khăn vì không thể biết là viết bao nhiều là đủ. Hơn nữa nhiều lúc việc
chia và phân loại chỉ là tương đối, những bài toàn gắn với tứ giác nội tiếp thì liên quan đến hầu như
tất cả các mảng khác nhau của hình học phẳng như hình học tam giác, tứ giác ngoại tiếp, đa giác,
công cụ xạ ảnh, công cụ chiếu song song, công cụ nghịch đảo v.v... Vì lý do đó tôi biên soạn tài liệu
này chỉ với mục đích đưa lại một cái nhìn tổng quan về tứ giác nội tiếp chứ không có tham vọng đi
quá sâu vào các bài toán khó nào. Tuy vậy để tìm ra một bài toán hay mà minh họa cho hai tính
chất đặc trưng của tứ giác nội tiếp là góc và tính chất lượng thực ra cũng là việc không dễ, tôi đã
cố gắng làm điều đó trong phần đầu của bài viết. Phần sau, tôi xin giới thiệu lại 4 định lý kinh điển
gắn liên với cả quá trình lịch sử của tứ giác nội tiếp. Thực sự rằng khi viết ra phần này tôi rất thích
thú vì thấy rằng nếu cho một cái nhìn xuyên suốt lịch sử thì đúng là 4 định lý này đẹp như một bộ
tứ bình và hầu như không thể thêm vào một định lý nào hoặc bớt đi một trong 4 định lý đó. Vậy
chúng ta hãy bắt đầu bài viết từ cái nhìn tổng quan.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 2

1 Tổng quan về tam giác đồng dạng và tứ giác nội tiếp


Tứ giác nội tiếp thực chất là một cấu hình khá đơn giản của hình học khi có bốn điểm thuộc một
đường tròn và bốn điểm đó tạo thành một tứ giác lồi. Tuy rằng đơn giản như vậy nhưng hầu hết các
bài toán thi Olympic đều động chạm tới tứ giác nội tiếp. Phần này tối muốn đưa ra một cái nhìn
tổng quan về tứ giác nội tiếp dựa trên cơ sở về tam giác đồng dạng

1.1 Tóm tắt kiến thức


1.1.1 Ba trường hợp đồng dạng của tam giác

Định nghĩa. Hai tam giác gọi là đồng dạng với nhau nếu chúng có ba góc bằng nhau và ba cạnh
tương ứng tỷ lệ.

Trong thực hành chúng ta có ba trường hợp nhận biết hai tam giác đồng dạng như sau
- Hai tam giác có hai góc bằng nhau thì đồng dạng. Đây gọi là trường hợp đồng dạng "góc-góc"
(g.g)
- Hai tam giác có hai cạnh tương ứng tỷ lệ và góc xen giữa hai cạnh đó bằng nhau thì đồng dạng.
Đây gọi là trường hợp đồng dạng "cạnh-góc-cạnh" (c.g.c)
- Hai tam giác có ba cạnh tương ứng tỷ lệ thì đồng dạng. Đây gọi là trường hợp đồng dạng
"cạnh-cạnh-cạnh" (c.c.c)

1.1.2 Tứ giác nội tiếp và trường hợp suy biến

Định nghĩa. Một tứ giác lồi có bốn đỉnh cùng thuộc một đường tròn gọi là tứ giác nội tiếp.

Trong thực hành chúng ta sẽ đưa ra các điều kiện cần và đủ của một tứ giác nội tiếp. Cơ sở của toàn
bộ phần này là dựa vào ba trường hợp đồng dạng của tam giác

Điều kiện cần và đủ. Cho tứ giác ABCD. Gọi AB giao CD tại E. AD giao BC tại F . AC giao
BD tại G. Ta có các điều kiện sau là tương đương
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 3

E
O
D

Hình 1.

1) Tứ giác ABCD nội tiếp một đường tròn.


2) ∠ABC = ∠ADC (Tính chất góc kề)
3) ∠ABC + ∠ADC = 180◦ (Tính chất góc đối)
4) ∠F BA = ∠ADC (Tính chất góc ngoài)
5) EA.EB = ED.EC (Tính chất lượng của cạnh đối)
6) F B.F C = F A.F D (Tính chất lượng của cạnh đối)
7) GA.GC = GB.GD (Tính chất lượng của đường chéo)

Mở rộng tính chất lượng. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O, R). AB giao CD tại E.
AD giao BC tại F . AC giao BD tại G. Thì
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 4

E
O
D

Hình 2.

1) EA.EB = ED.EC = OE 2 − R2
2) F B.F C = F A.F D = OF 2 − R2
3) GA.GC = GB.GD = R2 − OG2
Trong trường hợp tứ giác nội tiếp có hai đỉnh trùng nhau thì cạnh đi qua hai đỉnh đó thực chất
sẽ suy biến về tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác. Do đó chúng ta cũng đưa ra các điều
kiện cần và đủ của tiếp tuyến. Cơ sở của toàn bộ phần này vẫn dựa vào ba trường hợp đồng dạng
của tam giác

Điều kiện cần và đủ của tiếp tuyến. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) và điểm T
nằm trên đường thẳng BC nhưng ở ngoài đoạn BC. Các điều kiện sau là tương đương
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 5

T B C

Hình 3.

1) T A tiếp xúc (O)


2) ∠T AB = ∠ACB (Tính chất góc của tiếp tuyến)
3) T A2 = T B.T C (Tính chất lượng của tiếp tuyến)
TB AB 2
4) = (Tính chất lượng của tiếp tuyến)
TC AC 2
Ba phần trên cho ta một cái nhìn tổng quan về điều kiện cần và đủ tứ giác nội tiếp, tính chất
lượng mở rộng thực chất cũng là tính chất về phương tích và cuối cùng cũng rất quan trọng là tính
chất tiếp tuyến. Theo ý chủ quan của chúng tôi một bài toán về tứ giác nội tiếp gọi là hay nếu nó
phối hợp được nhiều tính chất góc và tính chất lượng trong cùng một bài toán

1.2 Một số bài toán


Bài toán 1.1 (Mở rộng Iran 2012). Cho tam giác ABC (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O). Phân
giác góc ∠BAC cắt (O) tại D khác A. E đối xứng D qua O. F là một điểm trên cung BD không
chứa A, C của (O). F E cắt BC tại G. H thuộc AF sao cho GH k AD. Chứng minh rằng HG là
phân giác ∠BHC.

Bài toán 1.2 (IMO 2015). Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O) với trực tâm H, đường
cao AF và M là trung điểm BC. Đường tròn đường kính HA cắt (O) tại Q khác A. Đường tròn
đường kính HQ cắt (O) tại K khác Q. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp các tam giác KHQ
và KF M tiếp xúc nhau.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 6

Q O

K H
M
B X F C

D E
Hình 4.
Lời giải thứ nhất. Gọi AE là đường kính của (O) và D đối xứng H qua BC thì D nằm trên
(O). Dễ thấy Q, H, M, E thẳng hàng. Gọi tiếp tuyến tại K, H của đường tròn ngoại tiếp tam giác
KHQ cắt nhau tại X. Ta có ∠KXH = 180◦ − 2∠KHX = 180◦ − 2∠KQH = 2(90◦ − ∠KQH) =
2(90◦ − ∠KAE) = 2∠AEK = 2∠KDH. Lại có XK = XH, từ đó X là tâm ngoại tiếp tam giác
KDH. Do BC là trung trực HD nên X nằm trên BC. Từ đó theo hệ thức lượng trong tam giác
vuông ta có XK 2 = XH 2 = XF.XM hay XK là tiếp tuyến chung của đường tròn ngoại tiếp tam
giác KQH và KF M hay hai đường tròn này tiếp xúc nhau tại K.
A

Q
L
O
Z N D
K H

B F C
T M
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 7

Hình 5.

Lời giải thứ hai. Gọi đường thẳng qua M vuông góc với QM cắt KH tại D. Gọi L, Z là trung
điểm của HQ, HK thì L, Z nằm trên đường tròn Euler (N) mà M cũng thuộc (N) nên N là trung
điểm LD. N cũng là trung điểm OH nên OD k LH ⊥ QA. Từ đó có DQ = DA và HA.HF =
HQ.HM = HK.HD. Kẻ tiếp tuyến KT của đường tròn ngoại tiếp tam giác KQH ta có ∠T KF =
∠T KH − ∠HKF = ∠KQH − ∠HAD = ∠HDM − (∠QAD − ∠QAH) = ∠HDM − ∠QDM +
∠HMF = ∠HMF − ∠QDH = ∠HMF − ∠HMK = ∠KMF . Từ đó KT cũng là tiếp tuyến của
đường tròn ngoại tiếp tam giác KF M.

Bài toán 1.3. Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O). AD, BE, CF là đường cao của
tam giác ABC đồng quy tại H. D, E, F lần lượt thuộc đoạn BC, CA, AB. Gọi AG là đường kính
của (O). AG lần lượt giao EF, BC tại X, Y . Gọi giao điểm của AD và tiếp tuyến tại G của (O) là
Z. Chứng minh rằng HX k Y Z.

E
X

F
H O

D
B C
Y

Z
Hình 6.

Lời giải. Từ kết quả quen thuộc AO vuông góc EF tại X, mặt khác AG là đường kính của (O)
nên tứ giác BF XG nội tiếp, chú ý tứ giác BF HD nội tiếp do đó AH.AD = AF.AB = AX.AG từ
đó tứ giác HXGD nội tiếp. Chú ý tứ giác ZDY G nội tiếp kết hợp tứ giác HXGD nội tiếp ta có
∠ZY G = ∠ZDG = ∠HXG. Từ đó HX k Y Z.

Bài toán 1.4 (IMO 2009). Cho tam giác ABC nhọn có tâm ngoại tiếp O. Các điểm E, F thuộc cạnh
CA, AB. M, N, P lần lượt là trung điểm của BE, CF, EF . Chứng minh rằng EF tiếp xúc đường
tròn ngoại tiếp tam giác MNP khi và chỉ khi OE = OF .
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 8

Bài toán 1.5 (IMO Shortlist 2006 G4). Cho tam giác ABC với đường đối trung BE, CF . Gọi M, N
là trung điểm của BE, CF . Chứng minh rằng BN, CM và trung trực của BC đồng quy.

Q E

K L
F
O
M N

B C

Hình 7.

Lời giải. Cho đường tròn (O) ngoại tiếp tam giác ABC. Đường trung tuyến BL, CK kéo dài cắt
(O) tại P, Q. Vì BE, CF là đối trung, ta dễ thấy các tam giác BF C và QAC đồng dạng. Các tam
giác này có các trung tuyến BN, QL, nên ∠NBC = ∠CQL. Tương tự, ∠MCB = ∠BP K. Mặt
khác, dễ thấy KL k BC, do vậy ∠QP L = ∠QCB = ∠LKC. Từ đó tứ giác P QKL nội tiếp. Nên
∠MCB = ∠BP K = ∠CQL = ∠NBC hay BN, CM và trung trực của BC đồng quy. Ta có điều
phải chứng minh.

Bài toán 1.6. Cho hình bình hành ABCD. ∠BAD < 90◦ . O là điểm nằm trong tam giác ABD và
OC không vuông góc BD. (O) là đường tròn tâm O đi qua C. BD cắt (O) tại M, N sao cho B nằm
giữa M và D. Tiếp tuyến tại C của (O) cắt AD, AB lần lượt tại P, Q.
a) Chứng minh rằng bốn điểm M, N, P, Q cùng thuộc một đường tròn.
b) CM giao QN tại K. CN giao P M tại L. Chứng minh rằng KL ⊥ OC.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 9

M
K
B C

S
O L
A P
D

T
Hình 8.
TP TD TC
Lời giải. a) Gọi MN giao P Q tại T . Theo định lý Thales dễ thấy = = . Từ đó
TC TB TQ
T C 2 = T P.T Q. Mặt khác do T C là tiếp tuyến của (O) do đó T C 2 = T M.T N. Vậy từ đó T M.T N =
T C 2 = T P.T Q suy ra tứ giác MNP Q nội tiếp.
b) Gọi MP giao (O) tại điểm thứ hai S. Ta có các biến đổi góc sau

∠KML = ∠CMS = ∠SCP ( Góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung)
= ∠MSC − ∠SP C( Góc ngoài)
= ∠MNC − ∠MNQ( Do các tứ giác MNP Q và MNSC nội tiếp)
= ∠KNL

Từ đó tứ giác MKLN nội tiếp. Suy ra ∠KLM = ∠KNM = ∠QP M suy ra KL k P Q ⊥ OC


vậy KL ⊥ OC.

Bài toán 1.7 (IMO Shortlist 2012 G3). Cho tam giác ABC nhọn có đường cao AD, BE, CF . Gọi
K, L là tâm nội tiếp các tam giác BF D, CDE. Gọi P, Q là tâm ngoại tiếp các tam giác ABK, ACL.
Chứng minh rằng P Q k KL.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 10

A Q

N E
P

F I
L

B D C
Hình 9.

Lời giải. Ta dễ có các tam giác △DF B ∼ △DCE mà K, L là tâm nội tiếp các tam giác này suy
ra △DKF ∼ △DLC. Từ cặp đồng dạng này suy ra △DKL ∼ △DF C. Suy ra ∠DKL = ∠DF C =
∠BF D ∠ACB
∠DAC. Từ đó có ∠BKL = ∠BKD + ∠DKL = 90◦ + + ∠DF C = 90◦ + + 90◦ −
2 2
∠ACB
∠ACB = 180◦ − = 180◦ − ∠LCB suy ra tứ giác BKLC nội tiếp. Tương tự nếu gọi N
2
là tâm nội tiếp tam giác AEF thì các tứ giác ANKB và ANLC nội tiếp. Vậy AN là dây cung
chung của đường tròn (P ) ngoại tiếp ABK và đường tròn (Q) ngoại tiếp ACL suy ra P Q ⊥ AN.
Dễ thấy BK, CL, AN đồng quy tại I là tâm nội tiếp tam giác ABC. Từ đó có các góc ngoài
∠ILN = ∠NAC = ∠NAC = ∠IKN. Tương tự ∠INK = ∠ILK, ∠INL = ∠IKL suy ra I là trực
tâm tam giác KLN. Vậy P Q ⊥ AN ≡ AI ⊥ KL suy ra P Q k KL. Ta có điều phải chứng minh.

Bài toán 1.8 (Sáng tác từ đề thi IMO năm 1998 G3). Cho đường tròn (I) nội tiếp trong tam giác
ABC. Gọi K, L và M là các điểm tiếp xúc của đường tròn nội tiếp tam giác ABC tương ứng với
các cạnh AB, BC và CA. Đường thẳng MK và ML cắt đường thẳng qua B và song song với KL
tương ứng tại các điểm Q và R. Đường tròn với đường kính QR cắt (I) tại S, T . Chứng minh rằng
ST chia đôi đoạn thẳng KL.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 11

B D
Q

S J H T

K
I

A M C

Hình 10.

Lời giải. Gọi (D) là đường tròn với đường kính QR. Ta dễ dàng thấy △BLR ∼ △QBK so
BQ.BR = BK.BL = BK 2 . Giờ ta có hai lần phương tích của I với đường tròn (D) là IR2 + IS 2 −
RS 2 = (BI 2 + BR2 ) + (BI 2 + BQ2 ) − (BR + BQ)2 = 2(BI 2 − BR.BQ) = 2(BI 2 − BK 2 ) = 2IK 2 .
Điều đó có nghĩa là đườngtròn (D) và (I) là trực giao, nên DS, DT là tiếp tuyến của (I). Gọi H
là trung điểm của ST và IB cắt ST tại J. Ta có tứ giác BDHJ nội tiếp, nên IJ.IB = IH.ID =
IT 2 = IK 2 = IK 2 . Từ đó suy ra rằng ∠IJL = ∠IJK = 90◦ . Nên J là trung điểm của KL. Ta có
điều phải chứng minh.

2 Bốn định lý hình học kinh điển trên tứ giác nội tiếp
Phần này chúng tôi liệt kê bốn định lý theo chúng tôi là quan trọng nhất gắn liền với tứ giác nội
tiếp. Chúng tôi không có cố gắng viết sâu sắc về những ứng dụng cho từng định lý vì chỉ riêng từng
định lý này cũng có thể viết một chuyên đề rất lớn. Phần này chỉ là một cái nhìn lướt qua và tập
hợp lại một số bài toán có nội dung quan trọng gắn liền với các định lý này và mang nội dung liên
quan tới thi Olympic

2.1 Định lý Ptolemy


Một định lý nổi tiếng hơn cả về tứ giác nội tiếp cả về lịch sử lẫn ứng dụng là định lý Ptolemy

Định lý 2.1. Tứ giác nội tiếp khi và chỉ khi tích hai đường chéo bằng tổng tích hai cạnh đối.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 12

Bản thân định lý Ptolemy có nhiều phát triển và mở rộng xong, với sự nguyên sơ và vẻ đẹp cân
đối trong sự phát biểu có thể coi đây là một trong những định lý đẹp nhất của hình học phẳng. Sau
đây chúng tôi trình bày một số bài toán ứng đụng định lý này
Bài toán 2.1. Cho tam giác ABC đều cạnh a, nội tiếp đường tròn tâm O. P là một điểm thuộc
cung BC nhỏ không chứa A.
a) Chứng minh rằng P A = P B + P C.
b) Chứng minh rằng (P A2 + P B 2 + P C 2 + a2 )2 = 3(P A4 + P B 4 + P C 4 + a4 ).
Bài toán 2.2. Cho tam giác ABC đều nội tiếp (O), P thuộc cung BC không chứa A. Gọi D là giao
điểm P A, BC.
1 1 1
a) Chứng minh rằng = +
PD PB PC
b) Chứng minh rằng P B 2 + P C 2 + P D 2 = AD 2 .
c) Chứng minh rằng P B 4 + P C 4 + P D 4 = AD 4 − 4AD.P B.P C.P D
Bài toán 2.3. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). P là một điểm di chuyển trên cung BC không chứa
A của (O) và P khác B, C. Giả sử P A = P B + P C với mọi P . Chứng minh rằng tam giác ABC
đều.
Bài toán 2.4 (Mở rộng IMO Shortlist 2005). Cho tam giác ABC có đường tròn nội tiếp (I) tiếp
xúc CA, AB tại E, F . Y, Z đối xứng với E, F qua I. Chứng minh rằng Y, Z, B, C thuộc một đường
tròn khi và chỉ khi AB + AC = 3BC hoặc AB = AC
Bài toán 2.5. Cho tam giác ABC có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc CA, AB tại E, F . Trên tia đối
tia IE, IF . Lấy các điểm M, N sao cho IM = IN. Chứng minh rằng B, C, M, N thuộc một đường
2BC MN
tròn khi và chỉ khi = hoặc AB = AC.
AB + AC − BC EF
Bài toán 2.6 (Mở rộng IMO 2009). Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Các điểm E, F
thuộc CA, AB. Gọi M, N, P là trung điểm của BE, CF, EF và Q là hình chiếu của O lên EF . Chứng
minh rằng M, N, P, Q cùng thuộc một đường tròn.
Bài toán 2.7. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Gọi X, Y, Z là hình
√ chiếu của √
A, B, C
lên √
một tiếp tuyến trên cung BC không chứa A của (O). Chứng minh rằng BC AX = CA BY +
AB CZ.

2.2 Định lý Brocard


Định lý Brocard là một định lý lớn cả về lý thuyết lẫn thực hành trong các bài toán tứ giác nội tiếp,
ứng dụng của định lý này cũng được đề cập nhiều trong các bài thi Olympic
Định lý 2.2. Cho tứ giác ABCD nội tiếp có AB giao CD tại E. AD giao BC tại F . AC cắt BD
tại G. Khi đó O là trực tâm tam giác EF G.
Về mặt lịch sử thì định lý này được có lẽ được biết đến sau cùng trong 4 định lý về tứ giác nội
tiếp nhưng về mặt ứng dụng trong các bài toán khác hoặc trong các bài thi Olympic thì có thể nói
đây là định lý có ứng dụng lớn nhất. Việc sử dụng định lý này gắn liền với các tính chất về phương
tích, trục đẳng phương và điểm Miquel, các bạn có thể tìm hiểu khái niệm trong [2]
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 13

Bài toán 2.8. Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). AC giao BD tại E. P là điểm bất kỳ. Gọi X, Y, Z, T
lần lượt là tâm ngoại tiếp tam giác P AB, P BC, P CD, P DA. Chứng minh rằng XZ, Y T, OE đồng
qui.

B Y
A
E X P
M
N
R
T O
G
D C
Z

Hình 11.

Lời giải. Gọi M là giao điểm khác P của (P AB) với (P CD) và N là giao điểm khác P của (P AD)
với (P BC). Gọi R là giao điểm XZ, Y T . Dễ thấy XZ, Y T lần lượt là trung trực P M, P N, suy ra R
là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác P MN. Mặt khác P M là trục đẳng phương (P AB), (P CD);
AB là trục đẳng phương của (O), (P AB); CD là trục đẳng phương của (O), (P CD). Gọi G là giao
điểm AB, CD thì P M đi qua G. Từ đó suy ra G thuộc trục đẳng phương của (O) với (P MN). Gọi
F là giao điểm AD, BC. Chứng minh tương tự suy ra P N đi qua F và F cũng thuộc trục đẳng
phương của (O) với (P MN) suy ra GF là trục đẳng phương của (O) với (P MN) nên OR ⊥ F G.
Mặt khác theo định lý Brocard ta có OE ⊥ F G. Suy ra O, R, E thẳng hàng hay XZ, Y T, OE đồng
qui.

Bài toán 2.9. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O). AC giao BD tại X. Gọi phân giác các
góc ∠A, ∠B, ∠C, ∠D lần lượt cắt phân giác các góc ∠B, ∠C, ∠D, ∠A tại K, L, M, N. Gọi I là tâm
đường tròn ngoại tiếp tứ giác KLMN. Chứng minh rằng I, O, X thẳng hàng.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 14

A
K
X
I N
L
O
E M

Hình 12.

Lời giải. Gọi E là giao điểm AB, CD, F là giao điểm AC, BD. Dễ chứng minh được F, K, M thẳng
hàng do cùng thuộc đường phân giác ∠AF B. Mặt khác do K là tâm đường tròn ngoại tiếp tam
1
giác KAB suy ra ∠AKF = ∠F BA suy ra 2∠AKF = ∠F BA = ∠CDA = 2∠ADM suy ra
2
∠AKF = ∠ADM suy ra A, K, M, D cùng thuộc một đường tròn. Suy ra F thuộc trục đẳng phương
của (KLMN) và (O). Chứng minh tương tự suy ra E cũng thuộc trục đẳng phương của (KLMN)
với (O) nên EF là trục đẳng phương của (O) với (KLMN). Suy ra OI ⊥ EF . Mặt khác theo định
lý Brocard, ta có OX ⊥ EF suy ra O, I, X thẳng hàng. Ta có điều phải chứng minh.

Bài toán 2.10 (Chọn đội tuyển KHTN 2014). Cho tứ giác lồi ABCD nội tiếp. M, N lần lượt là
PD BD 2
trung điểm các đoạn thẳng CD, AB. P là điểm thuộc đoạn thẳng CD sao cho = . AC
PC AC 2
giao BD tại E. H là hình chiếu vuông góc của E lên P N. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp
tam giác HMP và đường tròn ngoại tiếp tam giác EDC tiếp xúc nhau.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 15

N G
A
H
E

D P M C
T S

Hình 13.
PD BD 2 F D2
Lời giải. Gọi AD giao BC tại F . Dễ thấy = = nên F P là đường đối trung của
PC AC 2 F C2
tam giác F CD do đó F P đi qua N. Gọi AB giao CD tại S dễ thấy S, E, G thẳng hàng và SE
vuông góc OF tại G. Ta dễ thấy các góc nội tiếp và góc có cạnh tương ứng vuông góc bằng nhau
như sau ∠GMS = ∠GOS = ∠GEF = ∠F HG do đó tứ giác HGMP nội tiếp. Gọi tiếp tuyến tại G
của đường tròn ngoại tiếp tam giác GCD cắt CD tại T . Chú ý tam giác △GAC ∼ △GBD ta có
TC GC 2 AC 2 PC
= 2
= 2
= nên (CD, T P ) = −1. Suy ra T G2 = T C.T D = T P.T M nên T G tiếp
TD GD BD PD
xúc đường tròn ngoại tiếp tam giác GP M. Do đó đường tròn ngoại tiếp tam giác HMP và đường
tròn ngoại tiếp tam giác EDC tiếp xúc nhau.

Bài toán 2.11 (HSG lớp 10 KHTN 2012). Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O). Giả sử
AB giao CD tại E, AD giao BC tại F , AC giao BD tại G. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của
AC, BD. Giả sử AC, BD lần lượt giao EF tại P, Q.
a) Chứng minh rằng M, N, P, Q cùng thuộc một đường tròn (K).
b) Gọi OK giao EF tại L, MN giao EF tại H, GL cắt (O) tại S, T . Chứng minh rằng HS, HT
tiếp xúc với (O).
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 16

W
E
A B
N T
S
L U
G
D
K
Q
O
M

C
Hình 14.

Lời giải. a) Ta có các hàng (AC, GP ) = (BD, GQ) = −1. Nên theo hệ thức Maclaurin ta có
GM .GP = GA.GC = GB.GD = GN .GQ do đó bốn điểm M, N, P, Q thuộc một đường tròn.
b) Ta dễ có MN đi qua H theo đường thẳng Newton. Theo chứng minh trên dễ có G thuộc trục
−−→ −→
đẳng phương của (K) và (O). Ta lại có hệ thức cơ bản OE.OF = R2 . Từ đó OH 2 − HE 2 = R2 hay
HE 2 = HF 2 = PH/(O) mà theo hệ thức Newton HE 2 = HF 2 = HP .HQ = PH/(K) . Vậy H cùng
thuộc trục đẳng phương của (K) và (O) nên HG ⊥ OK. Theo định lý Brocard dễ có OG ⊥ EF vậy
G là trực tâm tam giác LOH suy ra OH ⊥ GL. Từ đó đường thẳng qua O vuông góc GL đi qua H.
Gọi OG giao EF tại W , OH giao LG tại U ta có OS 2 = OT 2 = OG.OW = OU.OH. Từ đó dễ có
∠OSH = ∠OT H = 90◦ nên HS, HT tiếp xúc với (O). Ta có điều phải chứng minh.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 17

2.3 Định lý Brahmagupta


Đây là định lý quan trọng và thông dụng của tứ giác nội tiếp, nó xuất hiện một cách gián tiếp trong
nhiều các tài liệu cả ở Việt Nam và trên thế giới, tuy nhiên tên gọi chính thức như trên của định lý
này tham khảo trong [1]

Định lý 2.3. Trong một tứ giác nội tiếp các đường thẳng đi qua trung điểm cạnh một cạnh và
vuông góc với cạnh đối diện thì đồng quy tại một điểm gọi là điểm Poncelet của tứ giác nội tiếp đó.

Việc phát triển định lý này sinh ra các khái niệm lên quan tới đường thẳng Euler và đường tròn
Euler của tứ giác nội tiếp. Chúng ta hãy đi vào các bài tập sau để biết thêm chi tiết.

Bài toán 2.12. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O).
a) Gọi Ga , Gb , Gc , Gd là trọng tâm các tam giác ABC, BCD, CDA, ABC. Chứng minh rằng
AGa , BGb , CGc , DGd đồng quy tại một điểm G và Ga , Gb , Gc , Gd cùng thuộc một đường tròn (OG ).
G gọi là trọng tâm tứ giác ABCD.
b) Gọi Ha , Hb , Hc , Hd lần lượt là trực tâm các tam giác ABC, BCD, CDA, ABC. Chứng minh
rằng AHa , BHb , CHc , DHd đồng quy tại một điểm H và Ha , Hb , Hc , Hd cùng thuộc một đường tròn
(OH ). H được gọi là trực tâm tứ giác ABCD.
c) Gọi Na , Nb , Nc , Nd lần lượt là tâm đường tròn Euler của các tam giác ABC, BCD, CDA, ABC.
Chứng minh rằng ANa , BNb , CNc , DNd đồng quy tại một điểm N và Na , Nb , Nc , Nd cùng thuộc một
đường tròn (ON ). Đường tròn này có bán kính bằng nửa bán kính đường tròn (O) và được gọi là
đường tròn Euler của tứ giác nội tiếp.
d) Chứng minh rằng O, G, H, N, OG, OH , ON cùng thuộc một đường thẳng, đường thẳng này gọi
là đường thẳng Euler của tứ giác nội tiếp ABCD.

Bài toán 2.13. Cho tứ giác ABCD nội tiếp với hai đường chéo AC, BD cắt nhau tại M. E, F là
trung điểm của AC, BD. Chứng minh rằng trực tâm tam giác MEF là điểm Poncelet của tứ giác
ABCD.

Bài toán 2.14. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O). Gọi K, L là đối xứng của O qua
AB, CD. Chứng minh rằng KL đi qua điểm Poncelet của tứ giác ABCD.
Bài toán 2.15 (IMO shortlist 1998 G1). Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc. Trung
trực các cạnh AB và CD cắt nhau tại P . Chứng minh rằng tứ giác ABCD nội tiếp khi và chỉ khi
diện tích các tam giác P AB và P CD bằng nhau.

Bài toán 2.16 (Iberoamerican Olympiad 2010). Cho ABCD là tứ giác nội tiếp đường tròn (O) có
hai đường chéo AC và BD vuông góc tại K. Đường tròn ngoại tiếp tam giác OAC, OBD cắt nhau
tại L khác O. G là trọng tâm tứ giác ABCD. Chứng minh rằng O, K, L, G thẳng hàng.

Bài toán 2.17 (Cono Sur Olympiad 2014). Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O) và ∠BAC =
∠ODA. E là giao của AC và BD. Đường thẳng qua E vuông góc BC cắt AD tại P . Đường thẳng
qua E vuông góc AD cắt BC tại M. N là trung điểm OE. Chứng minh rằng M, N, P thẳng hàng.

Bài toán 2.18 (Tuymaada Mathematical Olympiad 2010). Cho tứ giác ABCD nội tiếp với AB cắt
CD tại P và AD cắt BC tại Q. Chứng minh rằng khoảng cách tứ trực tâm các tam giác AP D, AQB
bằng khoảng cách giữa trực tâm hai tam giác CQD và BP C.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 18

Bài toán 2.19 (Balkan MO 2010). Cho tam giác ABC nhọn với trực tâm H và M là trung điểm
AC. CC1 là đường cao của tam giác ABC. H1 đối xứng H qua AB. Hình chiếu của C1 lên AH1 , AC
và BC lần lượt là P, Q, R. Gọi M1 là điểm đối xứng của M qua tâm ngoại tiếp tam giác P QR.
Chứng minh rằng M1 nằm trên BH1 .
Bài toán 2.20. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). P là điểm bất kỳ trên cung BC không chứa A.
P A, P B, P C cắt BC, CA, AB tại D, E, F . M, N là trung điểm CA, AB. Chứng minh rằng đường
thẳng qua M, N lần lượt vuông góc với P B, P C cắt nhau trên đường tròn ngoại tiếp tam giác DEF .

N
O M

I
B C
Q D
Y X
P

Hình 15.
Lời giải. Gọi Q là giao điểm đường thẳng qua M vuông góc P B và đường thẳng qua N vuông góc
P C. Ta cần chứng minh Q thuộc (DEF ). Theo định lý Brahmagupta P là điểm Poncelet của tứ
giác ABCD nên QX ⊥ AB. Từ đấy ta có QX ⊥ F N và QN ⊥ F X, suy ra QF ⊥ XN. Chứng
minh tương tự có QE ⊥ Y M. Mặt khác theo định lý Brocard DE ⊥ OF và DF ⊥ OE. Ta có
∠EDF = 180◦ − ∠EOF = 180◦ − (∠F OX − ∠XOY + ∠EOY ) = 180◦ − (∠F NX − ∠BAC +
∠EMY ) = 180◦ − (360◦ − ∠INA − ∠IMA − ∠MAN) gọi I là giao điểm MY, NX suy ra ∠EDF =
180◦ − ∠XIY = ∠EQF . Từ đó suy ra Q thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác DEF .
Đây là một bài toán hay và kinh điển kết hợp cả hai định lý Brocard và định lý Brahmagupta

2.4 Định lý con bướm


Định lý con bướm một trong những định lý có ứng dụng lớn nhất vào các bài toán hình học khó. Về
phương diện hình học xạ ảnh xa hơn định lý này cũng mang tầm ảnh hưởng quan trọng.
Định lý 2.4. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O). AC cắt BD tại E. Đường thẳng qua E
cắt AD, BC tại M, N thì E là trung điểm MN khi và chỉ khi MN ⊥ OE.
Định lý này có nhiều biến thể cũng như rất nhiều các mở rộng tổng quát khác nhau. Tuy vậy
việc phát hiện và sử dụng một cách chân phương định lý này trong nhiều bài toán khác nhau cũng
đã dẫn đến những vấn đề hay và có ý nghĩa. Sau đây là một vài ví dụ tiêu biểu
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 19

Bài toán 2.21 (Mở rộng IMO Shortlist 2006). Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O)
với đường cao AD, trực tâm H. Đường thẳng qua D vuông góc OD cắt CA, AB tại E, F . Chứng
minh rằng ∠EHF = ∠BHC.
Bài toán 2.22. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc BC
tại D. AI cắt (O) tại E khác A. Đường thẳng qua I vuông góc OI cắt OA, DE tại M, N. Chứng
minh rằng I là trung điểm MN.
Bài toán 2.23. Cho tam giác ABC đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Đường thẳng qua H
vuông góc đường thẳng Euler cắt DE, DF, AB, AB tại M, N, P, Q. Chứng minh rằng P Q = 2MN.
Bài toán 2.24 (Vô địch Nga 2015). Cho tam giác ABC nhọn có đường cao AH và M là trung điểm
BC. Đường thẳng qua M vuông góc với AB, CA cắt CA, AB tại E, F . Đường tròn ngoại tiếp tam
giác MEF cắt BC tại N khác M. Chứng minh rằng HB = NC.
Bài toán 2.25. Cho tam giác ABC cân tại A và M là trung điểm BC. Điểm P di chuyển trên cạnh
BC. K là tâm ngoại tiếp tam giác P AC. Đường thẳng qua P vuông góc AB cắt đường thẳng qua
M vuông góc KM tại Q. Chứng minh rằng BQ k AC.
Bài toán 2.26. Cho tam giác ABC có M là trung điểm BC. N là trung điểm MC. Trung trực
MC cắt AC tại P sao cho P C = 3P A. Đường tròn ngoại tiếp tam giác ACM cắt AB tại Q khác A.
Chứng minh rằng hai tam giác P NQ và ABC đồng dạng.
Bài toán 2.27 (Kiểm tra đội IMO 2015). Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) có trực tâm
H, trung tuyến AM. K là trung điểm AM. P là một điểm di chuyển trên O. L là hình chiếu của M
lên AP . I là trung điểm P L. Đường tròn đường kính AH cắt (O) tại G khác A. GI cắt (O) tại S
khác G. T là điểm thuộc GL sao cho IT vuông góc KI. Chứng minh rằng ST luôn đi qua một điểm
cố định khi P di chuyển.
Q

A T
L S
E
I
P
F

G K
O
H

B M C

D
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 20

Hình 16.

Lời giải. Gọi AD là đường kính của (O) dễ thấy G, H, M, D thẳng hàng do đó G, L đều thuộc
đường tròn (K) đường kính AM. Gọi GI cắt (K) tại E khác G. AE cắt T I tại F . Ta dễ thấy
∠ELP = ∠AGE = ∠AP S do đó P S k LE nên I là trung điểm ES. Áp dụng bài toán con bướm
cho tứ giác ALEG nội tiếp (K) có T F ⊥ KI nên I là trung điểm T F . Từ đó dễ thấy ST k EF . Gọi
ST cắt (O) tại Q khác S. Ta thấy ∠AQF = 180◦ − ∠AQS = ∠AGS. Từ đó dễ thấy AQ tiếp xúc
(K) nên Q cố định. Vậy ST đi qua Q cố định. Ta có điều phải chứng minh.

Bài toán 2.28 (Chọn đội tuyển Đài Loan 2014). Cho tam giác ABC có đường tròn nội tiếp (I) và
tâm ngoại tiếp O. OI cắt tiếp tuyến của (I) song song BC tại X. Trên tiếp tuyến đó lấy Y sao cho
IY ⊥ OI. Chứng minh rằng A, X, Y, O cùng thuộc một đường tròn.

Tài liệu
[1] http://mathworld.wolfram.com/CyclicQuadrilateral.html

[2] http://mathworld.wolfram.com/MiquelPoint.html

Trần Quang Hùng, trường THPT chuyên KHTN, ĐHKHTN, ĐHQGHN.


E-mail: analgeomatica@gmail.com
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 1

Mở rộng và ứng dụng một số định lý hình học


kinh điển
Trần Quang Hùng
Tóm tắt nội dung
Một số kết quả hình học được coi là kinh điển bởi lịch sử và tầm ứng dụng của chúng. Bài
giảng đưa ra một số mở rộng cho các định lý hình học kinh điển cùng với những ứng dụng của
nó.

1 Đường thẳng Euler và mở rộng và ứng dụng


Kết quả có thể coi là kinh điển nhất của hình học phẳng là đường thẳng Euler.
Bài toán 1.1 (Đường thẳng Euler). Trong tam giác trọng tâm, trực tâm, tâm ngoại tiếp thẳng
hàng.
Liên quan đến đường thẳng này có quá nhiều kết quả cũng như nghiên cứu, tuy vậy trong phần
này chúng tôi muốn trình bày phát triển theo ý chủ quan của mình
Bài toán 1.2 (Mở rộng đường thẳng Euler). Cho tam giác ABC. P là điểm bất kỳ trong mặt phẳng.
Gọi A′ , B ′ , C ′ lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB. G là trọng tâm tam giác ABC.
a) Chứng minh rằng các đường thẳng qua A, B, C lần lượt song song với P A′ , P B ′, P C ′ đồng
GHP
quy tại một điểm HP , hơn nữa HP , G, P thẳng hàng và = 2.
GP
b) Chứng minh rằng các đường thẳng qua A′ , B ′ , C ′ lần lượt song song với P A, P B, P C đồng
GOP 1
quy tại một điểm OP , hơn nữa OP , G, P thẳng hàng và = .
GP 2

B'
Q C'
HP G P

B A' C

Hình 1.
Lời giải. a) Lấy điểm Q trên tia đối tia tia GP sao cho GQ = 2GP . Theo tính chất trọng tâm ta
thấy ngay G thuộc AA′ và GA = 2GA′ . Vậy áp dụng định lý Thales vào tam giác GP A′ dễ suy ra
AQ k P A′ . Chứng minh tương tự BQ k P B ′ , CQ k P C ′ . Như vậy các đường thẳng qua A, B, C lần
lượt song song với P A′ , P B ′ , P C ′ đồng quy tại Q ≡ HP . Hơn nữa theo cách dựng Q thì HP , G, O
GHP
thẳng hàng và = 2. Ta có ngay các kết luận bài toán.
GO
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 2

C' B'

G OP ŁR
P
B A' C
Hình 2.
1
b) Ta có môt lời giải tương tự. Lấy điểm R trên tia đối tia tia GP sao cho GR = GP . Theo tính
2
chất trọng tâm ta thấy ngay G thuộc AA′ và GA = 2GA′ . Vậy áp dụng định lý Thales vào tam giác
GP A dễ suy ra AR k P A. Chứng minh tương tự BR k P B, CR k P C. Như vậy các đường thẳng
qua A, B, C lần lượt song song với P A, P B, P C đồng quy tại R ≡ OP . Hơn nữa theo cách dựng R
GP
thì OP , G, P thẳng hàng và = 2. Ta có ngay các kết luận bài toán.
GOP
Nhận xét. Bài toán trên thực sự là mở rộng của đường thẳng Euler. Phần a) khi P ≡ O tâm đường
tròn ngoại tiếp của tam giác ABC ta có ngay HP ≡ H là trực tâm tam giác ABC. Ta thu được nội
dung của bài toán đường thẳng Euler. Phần b) khi P ≡ H trực tâm của tam giác ABC thì OP ≡ O
tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Bài toán 1.3. Cho tam giác ABC có các đường cao AA′ , BB ′ , CC ′ . Chứng minh rằng đường thẳng
Euler của tam giác AB ′ C ′ , BC ′ A′ , CA′ B ′ đồng quy tại một điểm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác
A′ B ′ C ′ .

Lời giải. Gọi H là giao điểm ba đường cao AA′ , BB ′ , CC ′ , A0 , B0 , C0 lần lượt là trung điểm
HA, HB, HC, da , db , dc lần lượt là đường thẳng Euler của tam giác AB ′ C ′ , BC ′ A′ , CA′ B ′ . Ký hiệu
đường tròn ngoại tiếp tam giác XY Z là (XY Z), ký hiệu này chúng ta sẽ dùng trong cả bài viết này.
Ta chú ý rằng A0 , B0 , C0 cũng chính là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác AB ′ C ′ , BC ′ A′ , CA′ B ′
nên da , db , dc lần lượt đi qua A0 , B0 , C0 .
Ta chú ý rằng (A′ B ′ C ′ ) ≡ (A0 B0 C0 ) chính là đường tròn chín điểm của tam giác ABC. Nếu ta
chứng minh được db , dc cắt nhau tại một điểm trên (A′ B ′ C ′ ) thì tương tự dc , da và da , db chũng cắt
nhau tại một điểm trên đường tròn (A′ B ′ C ′ ), mặt khác da , db, dc lần lượt có điểm chung A0 , B0 , C0
với (A′ B ′ C ′ ) nên chúng chỉ còn một điểm chung khác nữa, do đó chúng đồng quy tại một điểm trên
(A′ B ′ C ′ ).
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 3

A0 B'
C'

C0 J B0

B C
A'
Hình 3.
Vậy ta tập trung vào chứng minh kết luận giao điểm J của db , dc nằm trên (A′ B ′ C ′ ). Thật vậy,
ta dễ chứng minh được các tam giác A′ B ′ C và A′ BC ′ đồng dạng (cùng hướng). Do đó theo bài 3 góc
tạo bởi đường thẳng Euler (db , dc ) = (B ′ C, BC ′) = (AB, AC) = (A0 B0 , A0 C0 ) (đẳng thức cuối là do
AB k A0 B0 , AC k A0 C0 ). Ta chú ý rằng góc hợp bởi hai đường thẳng là góc bé nhất trong bốn góc
tạo thành khi hai đường thẳng đó cắt nhau, do đó tứ giác A0 B0 JC0 nội tiếp hay giao điểm J của
db , dc nằm trên (A0 B0 C0 ) ≡ (A′ B ′ C ′ ). Bài toán được chứng minh.
Nhận xét. Điểm đồng quy J của ba đường thẳng Euler nói trên thường được gọi là điểm Jerabek
của tam giác ABC. Điểm Jerabek có nhiều tính chất hình học thú vị.

Bài toán 1.4. Cho tam giác ABC tâm đường tròn nội tiếp I. Chứng minh rằng đường thẳng Euler
của các tam giác IBC, ICA, IAB đồng quy tại một điểm trên đường thẳng Euler của tam giác ABC.

Lời giải. Gọi O là tâm (ABC), IA giao (ABC) tại điểm OA khác A, G, GA lần lượt là trọng tâm
tam giác ABC, IBC, M là trung điểm BC, GGA cắt OOA tại E.

Ta thấy OA là trung điểm cung BC không chứa A của (O) do đó OOA vuông góc BC tại M.
IGA AG 2 OA E 2 GA E IOA COA
= = nên GGA k AOA suy ra = (1), hơn nữa = = (2).
IM AM 3 OA M 3 GA G IA IA
Gọi GA OA (đường thẳng Euler của tam giác IBC) cắt OG (đường thẳng Euler của tam giác
ABC tại S). Ta sẽ chứng minh rằng S xác định.
[ = BCO
Gọi N là hình chiếu của I lên AB. Do AIB \A nên hai tam giác vuông △IAN và △OA CM
IA IN r COA
đồng dạng. Do đó = = hay r = (3).
OA C MOA MOA MOA .IA
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 4

A
O

G S
N I

GA M
B C
E

OA
Hình 4.
Áp dụng định lý Menelaus vào tam giác GOE có S, GA , OA thẳng hàng ta có

SG OA O GA E
1= . .
SO OA E GA G
SG R COA
= . . (do (1), (2))
SO 3 IA
OA M
2
SG 2R
= . (do (3))
SO 3r
SG 3r
Vậy = , do đó S cố định. Tương tự, các đường thẳng Euler của tam giác ICA, IAB cũng
SO 2R
đi qua S nằm trên đường thẳng Euler của tam giác ABC. Ta có điều phải chứng minh.
Nhận xét. Điểm đồng quy S thường được gọi là điểm Schiffler của tam giác ABC. Chúng ta thử
đặt ra câu hỏi về một bài toán tổng quát, có những điểm P nào trong tam giác mà đường thẳng
Euler của các tam giác P BC, P CA, P AB đồng quy ?(Rõ ràng là tính chất này không đúng với mọi
P trong mặt phẳng). Thực chất quỹ tích các điểm P như vậy là một đường cong bậc 3 hợp với đường
tròn ngoại tiếp tam giác, bài toán đó đã vượt qua khuôn khổ của chuyên đề này. Tuy vậy chúng ta
có thể đưa bài toán đó về một bài toán đơn giản hơn mà có thể coi như là một dấu hiệu để xét sự
đồng quy của ba đường thẳng Euler, đó là bài toán dưới đây
Bài toán 1.5. Cho tam giác ABC và P là điểm bất kỳ. OA , OB , OC lần lượt là tâm đường tròn
ngoại tiếp các tam giác P BC, P CA, P AB. Chứng minh rằng đường thẳng Euler của các tam giác
P BC, P CA, P AB đồng quy khi và chỉ khi AOA , BOB , COC đồng quy.
Lời giải. Gọi GA , GB , GC lần lượt là trọng tâm các tam giác P BC, P CA, P AB, các đường thẳng
Euler tương ứng là OA GA , OB GB , OC GC . Áp dụng bổ đề 7.1 cho tam giác OA OB OC và tam giác
GA GB GC ta thấy OA GA , OB GB , OC GC đồng quy khi và chỉ khi giao điểm tương ứng của OB OC ∩
GB GC = {A1 }; OC OA ∩ GC GA = {B1 }; OA OB ∩ GA GB = {C1 } thẳng hàng (1).
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 5

Cũng áp dụng định lý Desargues ta lại thấy AOA , BOB , COC đồng quy khi và chỉ khi khi giao
điểm tương ứng của OB OC ∩ BC = {A2 }; OC OA ∩ CA = {B2 }; OA OB ∩ AB = {C2 } thẳng hàng (2).
Bài toán được chứng minh nếu ta chỉ ra được (1) và (2) tương đương. Tức là A1 , B1 , C1 thẳng
hàng khi và chỉ khi A2 , B2 , C2 thẳng hàng.
Thật vậy, gọi A′ là trung điểm P A, ta đẽ thấy OB , OC , A1 , A2 và A′ đều nằm trên trung trực
của P A. Áp dụng tính chất trọng tâm ta thấy ngay đường thẳng chứa GB , GC , A1 song song đường
A1 GB A2 B
thẳng chứa B, C, A2 . Từ đó sử dụng hệ quả của định lý Thales ta có ngay = .
A1 GC A2 C

A OB
A'
OC
A1
GC GB
P
A2 B C

Hình 5.
B1 GC B2 C C1 GA C2 A
Tương tự cho các đỉnh B, C ta có = , = . Nhân các tỷ số ta thu được
B1 GA B2 A C1 GB C2 B
A1 GB B1 GC C1 GA A2 B B2 C C2 A
. . = . .
A1 GC B1 GA C1 GB A2 C B2 A C2 B
Sử dụng đẳng thức trên, ta áp dụng định lý Menelaus vào các tam giác GA GB GC , ABC thì
A1 GB B1 GC C1 GA A2 B B2 C C2 A
A1 , B1 , C1 thẳng hàng khi và chỉ khi . . = 1 khi và chỉ khi . . = 1 khi
A1 GC B1 GA C1 GB A2 C B2 A C2 B
và chỉ khi A2 , B2 , C2 thẳng hàng. Suy ngược lại các kết quả ta được điều phải chứng minh.
Nhận xét. Dấu hiệu AOA , BOB , COC đồng quy có thể coi là kiểm tra dễ dàng hơn so với việc trực
tiếp chỉ ra ba đường thẳng Euler đồng quy. Ta dễ dàng kiểm chứng lại điều đó trong các bài 5 và 6.
Sau đây là hai bài toán tương tự để áp dụng tính chất này
Bài 8. Cho tam giác ABC dựng ra ngoài các tam giác đều BCA′ , CAB ′ , ABC ′
a) Chứng minh rằng AA′ , BB ′ , CC ′ đồng quy tại điểm F (Gọi là điểm Fermat của tam giác
ABC), nếu A, b B,
b C
b < 120◦ thì F nằm trong tam giác ABC.
b) Chứng minh rằng đường thẳng Euler của tam giác F BC, F CA, F AB đồng quy tại một điểm
trên đường thẳng Euler của tam giác ABC.
Nhận xét. Chúng ta vẫn còn một điều nghi vấn là tại sao các điểm đồng quy của ba đường thẳng
Euler luôn nằm trên đường thẳng Euler của tam giác ABC ? Thực chất đây là một tính chất thú
vị tuy vậy việc chứng minh nó cũng vượt quá khuôn khổ của chuyên đề này, chúng ta hãy chỉ tham
khảo phát biểu của nó
Bài toán 1.6. Cho tam giác ABC và P là điểm bất kỳ. Nếu đường thẳng Euler của các tam giác
P BC, P CA, P AB đồng quy thì điểm đồng quy nằm trên đường thẳng Euler của tam giác ABC.
Bài toán 1.7. Cho tam giác ABC, đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc BC, CA, AB tại D, E, F . Lần
lượt gọi DP, EQ, F R là đường kính của (I), chứng minh rằng AP, BQ, CR đồng quy tại một điểm
nằm trên đường nối I và trọng tâm G của tam giác ABC.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 6

L
K
E

B D F C
Hình 6.

Lời giải. Gọi giao điểm của AP với BC là A1 và trung điểm BC là A2 . Theo bổ đề BD = CA1 vậy
A2 cũng là trung điểm DA1 , I là trung điểm DP do đó suy ra IA2 k AA1 . Tương tự có B1 , B2 , C1, C2
thì IB2 k BB1 , IC2 k CC1 .
Từ đó ta áp dụng đường thẳng Euler mở rộng với điểm I ta suy ra AA2 , BB2 , CC2 đồng quy tại
một điểm N nằm trên đường nối I và trọng tâm G của tam giác ABC hơn nữa GN = 2GI. Ta có
điều phải chứng minh.
Nhận xét. Ta có thể có kết quả tổng quát hơn khi thay I bởi điểm P bất kỳ trong tam giác ABC
như sau

Bài toán 1.8. Cho tam giác ABC, P là điểm bất kỳ, gọi A′ , B ′ , C ′ lần lượt là hình chiếu của P lên
BC, CA, AB. Chứng minh rằng các đường thẳng qua trung điểm B ′ C ′ , C ′ A′ , A′ B ′ tương ứng vuông
góc với BC, CA, AB đồng quy.

Bài toán 1.9. Cho tam giác ABC, đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc BC, CA, AB tại D, E, F . Lần
lượt gọi DP, EQ, F R là đường kính của (I), chứng minh rằng AP, BQ, CR đồng quy tại một điểm
nằm trên đường nối I và trọng tâm G của tam giác ABC.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 7

2 Điểm Lemoine, điểm Kosnita, mở rộng và ứng dụng


Trong tam giác đường đối trung ứng với một đỉnh là đối xứng của đường trung tuyến qua đường
phân giác tại đỉnh đó. Ta biết rằng trong tam giác ba đường đối trung đồng quy và điểm đồng quy
gọi là điểm Lemoine. Chúng ta cũng đã biết về một kết quả rất nổi tiếng như sau là một dấu hiệu
quan trọng cho ta nhận biết về đường đối trung
Bài toán 2.1. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Tiếp tuyến tại B, C của (O) cắt nhau
tại T . Chứng minh rằng AT là đường đối trung của tam giác ABC.
Như vậy về mặt định nghĩa thì điểm Lemoine được xem là điểm đẳng giác của trọng tâm tam
giác đối với tam giác đó. Tuy vậy nếu chúng ta hiểu điểm Lemoine the nghĩa là điểm đồng quy của
đường nối đỉnh và giao điểm hai tiếp tuyến tại hai đỉnh còn lại thì ta có định nghĩa sau về điểm
Kosnita
Bài toán 2.2. Cho tam giác ABC với tâm ngoại tiếp O. Gọi X, Y, Z là tâm ngoại tiếp tam giác
OBC, OCA, OAB.
a) Chứng minh rằng AX, BY, CZ đồng quy tại một điểm gọi là điểm Kosnita của tam giác ABC.
b) Chứng minh rằng đẳng giác của điểm Kosnita chính là tâm đường tròn Euler của tam giác
ABC.
Ta có nhận xét rằng đẳng giác của điểm Kosnita và điểm Lemoine đều thuộc đường thẳng Euler
của tam giác ABC. Do đó ta nghĩ tới bài toán tổng quát sau
Bài toán 2.3. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Các tiếp tuyến tại A, B, C của (O) cắt
nhau tại D, E, F . Các điểm X, Y, Z chia các đoạn OD, OE, OF cùng một tỷ số. Chứng minh rằng
AX, BY, CZ đồng quy tại một điểm và đẳng giác của điểm đó nằm trên đường thẳng Euler của tam
giác ABC.
Bài toán trên là một cách nhìn tổng quát cho hai điểm Kosnita và điểm Lemoine trong tam giác.
Bài toán cũng có thể được nhìn dưới dạng đường tròn nội tiếp như sau
Bài toán 2.4. Cho tam giác ABC với đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc BC, CA, AB tại D, E, F .
Các điểm X, Y, Z lần lượt chia IA, IB, IC cùng một tỷ số. Chứng minh rằng DX, EY, F Z đồng quy.
Hoặc ta có thể nhìn một cách khác đi cho bài toán tổng quát như sau
Bài toán 2.5. Cho tam giác ABC có tâm ngoại tiếp (O). Các điểm D, E, F thuộc tia OA, OB, OC
sao cho OD = OE = OF . Chứng minh rằng các đường thẳng qua D, E, F lần lượt vuông góc với
OA, OB, OC sẽ cắt BC, CA, AB theo ba điểm thẳng hàng.
Trong bài toán trên ta có nhận xét rằng các tứ giác BCEF, CAF D, ABDE là các hình thang
cân nên chúng nội tiếp. Từ đó chúng ta lại xây dựng được một bài toán tổng quát hơn và quan trọng
như sau
Bài toán 2.6. Cho tam giác ABC. Đường tròn (X) bất kỳ đi qua B, C, đường tròn (Y ) bất kỳ đi
qua C, A và đường tròn (Z) bất kỳ đi qua A, B. Các đường tròn (X), (Y ), (Z) lần lượt cắt nhau tại
D, E, F . Chứng minh rằng các đường thẳng qua D, E, F lần lượt vuông góc với AD, BE, CF cắt
BC, CA, AB theo ba điểm thẳng hàng.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 8

Quay lại các điểm Lemoine và Kosnita ban đầu. Hai điểm này nếu xét kỹ thì có rất nhiều tính
chất hình học riêng đặc biệt và thú vị. Tuy nhiên chúng tôi muốn đề cập tới một số tính chất hình
học khá giống nhau của hai điểm này rồi từ đó chúng tôi sẽ đứa ra một cái nhìn bao quát hơn chung
cho cả hai điểm đó

Bài toán 2.7. Cho tam giác ABC điểm Lemoine L chứng minh rằng L là trọng tâm tam giác pedal
của nó.

Tính chất trên là một trong những tính chất hình học nổi tiếng và đặc trưng cho điểm Lemoine.
Nếu sử dụng tính chất này vào trọng tâm ta có một bài toán rất thú vị đã được đề nghị ở kỳ thi vô
địch Nga

Bài toán 2.8. Cho tam giác ABC với trọng tâm G. Các đường thẳng qua A, B, C lần lượt vuông
góc với GA, GB, GC cắt nhau tạo thành một tam giác thì trọng tâm tam giác mới này nằm trên
đường thẳng Euler của tam giác ABC.

Từ đó ta lại đưa ra một bài toán rất thú vị như sau với tâm Euler

Bài toán 2.9. Cho tam giác ABC với tâm đường tròn Euler là N. Các đường thẳng qua A, B, C
lần lượt vuông góc với NA, NB, NC cắt nhau tạo thành một tam giác thì tâm Euler của tam giác
mới này nằm trên đường thẳng Euler của tam giác ABC.

Trong hai bài toán ta có nhận xét là trọng tâm và tâm Euler đều nằm trên đường thẳng Euler
của tam giác ABC do đó ta đề xuất một bài toán như sau

Bài toán 2.10. Cho tam giác ABC với P là một điểm nằm trên đường thẳng Euler của tam giác
ABC. Các đường thẳng qua A, B, C lần lượt vuông góc với P A, P B, P C cắt nhau tạo thành một
tam giác thì P -tâm của tam giác mới này cũng nằm trên đường thẳng Euler của tam giác ABC.
Trần Quang Hùng - trường THPT chuyên KHTN 9

3 Định lý Brahmagupta mở rộng và ứng dụng


Bài toán 3.1. Cho ngũ giác nội tiếp ABCDE. Gọi M, N, P, Q, R lần lượt là trọng tâm các tam
giác ABC, BCD, CDE, DEA, EAB. Chứng minh rằng các đường thẳng qua M, N, P, Q, R lần lượt
vuông góc với DE, EA, AB, BC, CD đồng quy.

Bài toán 3.2. Cho tứ giác ABCD với P là một điểm bất kỳ. X, Y, Z, T là trung điểm của
AB, BC, CD, DA. Chứng minh rằng các đường thẳng lần lượt qua X, Y, Z, T và song song với
P Z, P T, P X, P T đồng quy tại điểm Q đồng thời P Q đi qua trọng tâm của tứ giác ABCD.

Bài toán 3.3 (Định lý Brahmagupta đảo). Cho tứ giác ABCD và X, Y, Z, T là trung điểm của
AB, BC, CD, DA. Giả sử trong bốn đường thẳng qua lượt qua X, Y, Z, T và vuông góc với các cạnh
CD, DA, AB, BC đồng quy có ba đường thẳng đồng quy. Chứng minh rằng khi đó tứ giác ABCD
nội tiếp.

Các định lý trên có thể mở rộng tiếp cho đa giác nội tiếp và đa giác bất kỳ. Chúng có giá trị ứng
dụng lớn.

Tài liệu
[1] http://mathworld.wolfram.com/BretschneidersFormula.html

[2] http://mathworld.wolfram.com/CaseysTheorem.html

[3] http://mathworld.wolfram.com/PursersTheorem.html

[4] H. S. M. Coxeter and S. L. Greitzer. Geometry revisited, volume 19. The Mathematical Associ-
ation of America, 1967.

[5] V. V. Prasolov. Problems in Plane Geometry. M.:MCCME, 2006.

Trần Quang Hùng, trường THPT chuyên KHTN, ĐHKHTN, ĐHQGHN.


E-mail: analgeomatica@gmail.com

You might also like