Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

KINH TẾ CHÍNH TRỊ

*Trình bày các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
tư bản chủ nghĩa. Thực tế vấn đề giá trị thặng dư được biểu hiện trong thời kỳ đổi
mới ở Việt Nam
-Câu hỏi phản biện nhóm 4:
Câu 1: Dựa theo lý thuyết lợi nhuận, vì sao các doanh nghiệp ở Việt Nam có vốn
đầu tư nước ngoài lại thu được lợi nhuận cao hơn vốn đầu tư trong nước ?
-Câu trả lời tham khảo: Do có nguồn vốn lớn nên chu kì xoay chuyển vòng vốn
nhanh, và khi nhanh thì sẽ đẩy được tiến độ sản xuất. tiếp theo đó là do nguồn vốn
lớn nên đẩy mạnh được việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất. Từ đó
tăng năng suất lao động giảm giá thành, hình thành nên giá trị lợi nhuận siêu ngạch
tăng + thêm cái giá trị thăng dư ban đầu mỗi sản phẩm đều có => tạo ra được lợi
nhuận cao
Câu 2:Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo những giá trị cơ bản học
thuyết giá trị thặng dư của C. Mác như thế nào vào giải quyết các quan hệ kinh tế
trong TKQĐ lên CNXH ở nước ta?
-Câu trả lời tham khảo:
1. Vận dụng lý luận về hàng hóa sức lao động vào phát triển thị trường lao động
nước ta.
- Quan điểm của Đảng về chính sách tiền lương
- Quan điểm của Đảng về thị trường lao động
2. Vận dụng hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư vào cải tiến kỹ thuật, tăng
năng suất lao động.
- Quan điểm của Đảng về tăng năng suất lao động
- Quan điểm của Đảng về đào tạo nguồn nhân lực
- Quan điểm của Đảng về đổi mới mô hình tổ chức sản xuất.
3. Vận dụng lý luận tích tụ và tập trung tư bản vào tích tụ và tập trung vốn.
+ Quan điểm của Đảng về vốn trong nước và vốn nước ngoài.
+ Quan điểm của Đảng về thu hút vốn.
4. Vận dụng lý luận địa tô TBCN vào quản lý và sử dụng đất, tài nguyên khoáng
sản ở nước ta.
- Quan điểm của Đảng về quản lý và sử dụng đất.
- Quan điểm của Đảng về quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản.
Câu 3: Dựa vào bản chất sản xuất giá trị thặng dư, hãy giải quyết tình huống sau:
Một công ty A chuyên sản xuất xe máy trong việc buôn bán.Công ty phải mua
nguyên vật liệu và các phụ tùng ở điều kiện cung vượt cầu (mua thấp hơn giá trị).
Và khi bán xe máy đi với giá bằng với chi phí sản xuất. Vậy công ty có bóc lột
công nhân (bóc lột giá trị thặng dư) không ? Vì sao
-Câu trả lời tham khảo:
Trong quá trình sản xuất, phải đầu tư về hai mảng
+c:tư bản bất biến (nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng)
+v:tư bản khả biến (hàng hóa sức lao động)
 Sau quá trình sản xuất, nhà tư bản sẽ thu được giá trị hàng hóa G=c+v+m
*Nếu bán ra thị trường với giá cả=giá trị, NTB sẽ thu đc lợi nhuận bằng gtri
thặng dư p=m
.Gtrị thặng dư p được sinh ra từ lượng TBKB
-Tóm lại, dù cty có mua mua nguyên liệu thấp giá trị  Không liên quan đến
việc bóc lột gtrij thặng dư. Khi NTB bán hàng với giá cả = chi phí sx, dù ko lợi
nhuận nhưng hđ này nằm trong kho lưu thông Kho lưu thông ko phản ánh
gtrị thặng dư , không liên quan bóc lột mà là chuyển hóa gtri thặng dư
 Nếu bán đúng với gtri thì Lợi nhuận =GTTD
 Nếu bán thấp hơn gtri thì Lợi nhuận < GTTD
 Nếu bán cao hơn gtri thì Lợi nhuận > GTTD
KẾT LUẬN CHUNG: Công ty mua nguyên vật liệu và các phụ tùng ở điều
kiện cung vượt cầu (mua thấp hơn giá trị). Và khi bán xe máy đi với giá bằng
với chi phí sản xuất đó vẫn bóc lột giá trị thặng dư
Câu 4: Hãy thảo luận và trình bày mối liên hệ giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử
dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư ? Nêu ý nghĩa hiện nay về học thuyết
sản xuất giá trị thặng dư đối với nước ta.
-Câu trả lời tham khảo:
+ Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phái là giá trị sử dụng cũng không
phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư. Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư,
trước hết nhà tư bản phải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, vì giá trị sử dụng
là vật mang giá trị trao đổi là giá trị thặng dư. Vậy, quá trình sản xuất tư bản chủ
nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản
xuất ra giá trị thặng dư.
C.Mác viết: "Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo
ra giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất hàng hóa; với tư cách là
sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình
sản xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa
của nền sản xuất hàng hóa".
*Ý nghĩa học thuyết giá trị thặng dư:
+ Một là, trong thời kỳ quá độ nền kinh tế ở nước ta, trong quan hệ bóc lột chưa thể
bị xóa bỏ ngay theo cách tiếp cận giáo điều và xơ cứng cũ. Càng phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần chúng ta càng thấy rõ, chừng nào quan hệ bóc lột còn có
tác dụng giải phóng sức sản xuất và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thì
chừng đó chúng ta còn phải chấp nhận sự hiện diện của nó.
+ Hai là, điều có sức thuyết phục hơn cả hiện nay là quan hệ phân phối phải được
thể chế hóa bằng luật và lấy luật làm công cụ và cơ sở để điều chỉnh các hành vi xã
hội nói chung, mà còn cả hành vi bóc lột nói riêng. Ai chấp hành đúng pháp luật
thì được xã hội thừa nhận và tôn vinh theo phương châm: dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh.
+ Ba là, trong quản lý xã hội thì phải kiểm soát chặt chẽ thu nhập cá nhân, thu nhập
doanh nghiệp để, một mặt, chống thất thu thuế, mặt khác, bảo đảm sự công bằng
trong phân phối thông qua Nhà nước và bằng các “kênh” phân phối lại và điều tiết
thu nhập xã hội. Thiết nghĩ, đây là một hướng tiếp cận vấn đề bóc lột giúp chúng ta
tránh được những nhận thức giáo điều, phi biện chứng về quan hệ bóc lột, cũng
như việc vận dụng nó trong một giai đoạn lịch sử cụ thể.
+ Bốn là, đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước mỗi khi được thể
chế hóa thành luật và các bộ luật thì chẳng những góp phần xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mà còn phải bảo vệ những quyền chính đáng của
người lao động lẫn người sử dụng lao động bằng luật và bằng các chế tài thật cụ
thể mới bảo đảm công khai, minh bạch và bền vững.
Câu 5: Hãy nêu quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp và địa tô tư
bản chủ nghĩa ?
-Câu trả lời tham khảo:
+Cũng như các nhà tư bản kinh doanh trong công nghiệp, các nhà tư bản kinh
doanh trong nông nghiệp cũng phải thu được lợi nhuận bình quân. Nhưng muốn
kinh doanh trong nông nghiệp thì họ phải thuê ruộng đất của địa chủ. Vì vậy, ngoài
lợi nhuận bình quân ra nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải thu thêm được một
lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định và lâu dài và
nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp dùng để trả cho người sở hữu ruộng dưới hình
thái địa tô tư bản chủ nghĩa.
+Như vậy,địa tô tư bản chủ nghĩa là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận
bình quân của tư bản đu tư trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra mà
các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ.
+Nguồn gốc của địa tô tư bản chủ nghĩa là là một phần giá trị thặng dư do công
nhân nông nghiệp sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

You might also like