Cau doi

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Tủ sách Thăng Long Ngàn năm văn hiến

*********

CÂU ĐỐI THĂNG LONG HÀ NỘI

Nhà xuất bản Hà Nội – 2010

ĐỀ DẪN VỀ CÂU ĐỐI THĂNG LONG - HÀ NỘI


A.MỞ ĐẦU
1.Vài nét về thể loại câu đối
Trong văn học Trung đại Việt Nam có một thành tựu đặc biệt về mặt thể
loại, đó là Câu đối. Đặc biệt vì một câu đối chỉ có hai vế hay hai câu; số từ của
hai vế đối bằng nhau, số lượng không nhiều nhưng đối xứng nhau về từ loại, từ
tính, âm thanh,cú pháp… Hai vế của câu đối phải liên thông với nhau về ý
nghĩa. đặc trưng đối ngẫu và liên thông là ý nghĩa của hai tên tiếng Việt thường
gọi là: Câu đối và liên gọi chệch là liễn. Câu đối còn có nhiều tên gọi khác, gọi
theo nghĩa của tên: đối liên (đối xứng và liên thông), hạ liên (liên chúc mừng, hạ
là mừng) vãn liên (liên chia buồn), xuân liên (liên mừng xuân); gọi theo nơi
trang trí: doanh liên, doanh thiếp (doanh nghĩa là cột, thiếp là viết trên giấy hay
lụa) vì câu đối thường được treo, hoặc dán cột nhà, cột đình, chùa…
Câu đối là một trong số ít thể loại văn học với số lượng từ ít nhất so với
các thể loại văn học khác nhưng nó vẫn đủ khả năng phản ánh hiện thực muôn
màu muôn vẻ của cuộc sống con người, thiên nhiên, xã hội... ta có thể hình dung
câu đối như một hay nhiều con thuyền nhỏ chở ngôn từ chứa nội dung có thể
lướt trên mọi dòng nước nhỏ bé ra tới biển khơi mênh mông cuộc đời.
Thành tựu của câu đối thật đáng kể trong dòng chung của các thể văn có đối
ngẫu, nó lấp lánh một dòng riêng, góp phần tạo lên độ mênh mang và dài thăm
thẳm của dòng sông văn học ,hay mức thâm u của khu rừng văn hoá Việt Nam.
Nó phát triển qua nhiều trăm năm để đến nay vẫn giữ được phần đặc sắc của di
sản văn hoá,văn học và còn tiếp tục nẩy nở tỏa sáng.
Ở thời Trung đại, các tác gia văn học thường đồng thời là các nhà khoa bảng,
họ đã phải “mười năm đèn sách” để “nấu sử sôi kinh” vượt qua “vũ môn khoa
cử”; quá trình đó đòi hỏi sĩ tử phải học và sử dụng thành thạo một số thể văn
được dùng trong khoa cử, từ bát cổ văn (văn có tám vế), chế, chiếu, biểu đến
thơ, phú, và văn sách. Đối ngẫu là quy định bắt buộc của trường quy với các loại
văn khoa cử; ngay cả văn sách là văn xuôi nghị luận không quy định đối ngẫu,
các sĩ nhân vừa là thói quen vừa muốn vươn lên bậc cao của khoa trưởng vẫn
đưa vào những đoạn, những câu đối ngẫu như một biện pháp tu từ để tăng sự
hấp dẫn cho bài nghị luận.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng câu đối xuất hiện sau biền văn, vì câu đối
tồn tại độc lập của một thể văn, với những đặc trưng nghệ thuật bền vững. Nói
như vậy là nhìn vào lịch sử vấn đề, còn trên thực tế giữa biền văn và câu đối có
mối liên quan tương hỗ nhau chặt chẽ và sinh động. Các nhà khoa bảng - các tác
gia văn học xưa, ngay từ khi nhập môn cửa thầy cùng với việc học chữ là học
văn và các thể văn. Mà các thể văn khoa cử đều liên quan đến đối ngẫu, cho nên
khả năng đối ngẫu đã giúp kẻ sĩ thành thạo văn chương khoa cử, để họ đạt đỉnh
cao trên khoa trường ,để họ có được điều kiện vươn tới địa vị cao của xã hội, và
đủ quyền lực để thực thi lý tưởng “tu tề trị bình”(tu thân, tề gia,trị quốc, binh
thiên hạ) của kẻ sĩ.
Câu đối quả thực là một thể loại văn học đặc biệt hội tụ đầy đủ các yếu tố
về mặt thể loại; nó chứa đựng nội dung, phản ánh, tư tưởng tình cảm của người
sáng tác; thể hiện trình độ, tài năng của tác giả, thông qua các thủ pháp nghệ

2
thuật như: Tu từ, chọn chữ, cách luật, sử dụng điển cố… Kho tàng câu đối Việt
Nam được sáng tác, lưu truyền, tham gia vào việc tạo dựng văn hoá văn học
Việt Nam. Nó hiện tồn trong hệ thống thư tịch, hệ thống di tích, trong đời sống
dân gian, trong đó lòng yêu thích và sáng tác câu đối trở thành một phong tục
bền vững qua năm tháng.
Ở Việt Nam, ngoài câu đối chữ Hán, câu đối chữ Nôm, còn có câu đối
chữ Quốc ngữ. Chữ Hán và chữ Nôm là loại văn tự có lịch sử lâu dài trong lịch
sử văn hoá, văn học Việt Nam. Chữ Quốc ngữ thay thế cho chữ Hán, chữ Nôm
mới có thời gian chưa tròn một trăm năm. Cả ba văn tự này đều chung sức tạo
nên thành tựu của câu đối Việt Nam.
Bước vào thời hiện đại, số người biết chữ Hán, chữ Nôm ngày càng ít
dần;việc đào tạo Hán Nôm chỉ nhỏ hẹp trong một số it trường đại học và cao
dẳng,số lượng đào tạo không nhiều,số người đào tạo ra vẫn còn một số đang kể
chưa có điều kiện dể phát huy sở học Hán Nôm của mình. Cảnh số đông người
Việt Nam ngày nay không đọc được di sản Hán Nôm do tiền nhân để lại, nhiều
nhà nghiên cứu cho đây là sự “đứt đoạn” trong văn hoá Việt. Chữ Quốc ngữ
phải gánh một nhiệm vụ duy trì sự sáng tác câu đối. Tuy còn yếu ớt, lẻ tẻ nhưng
nhiều hy vọng. Vì trong những dịp tết đến, xuân về là dịp để câu đối xuất hiện
nhiều trên các mặt báo; có nhiều câu hay, góp thêm cho đời niềm vui vừa sinh
động vừa sâu lắng giữa xuân - tết nhiều ồn náo.Thảng hoặc còn có người vẫn
say xưa làm câu đối in cùng với thơ văn, bộc phát một sức sống văn hóa Hán
Nôm truyền thống bền dẻo.
Chữ Quốc ngữ còn góp phần vào việc chuyển tải câu đối Hán Nôm vào
đời sống Việt qua phiên dịch Hán Nôm ra chữ Quốc ngữ. Nhưng vì chữ Quốc
ngữ chỉ thông tin được cho người hiện đại phần âm của văn tự Hán Nôm truyền
thống, còn ngữ nghĩa và văn hoá của văn tự ấy phải nhờ đến các loại công cụ
như từ điển, sách tra cứu… góp sức. Hào ngăn cách khá sâu rộng giữa số đông
người Việt với kho tàng văn hóa của minh vẫn tồn tại.Làm thế nào để lấp dần
khoảng ngăn cách đó? Đây cũng là câu hỏi đặt ra lâu nay với những người tha
thiết với văn hóa truyền thống và một phạm vi nào đó có ý nghĩa là vận mệnh
văn hóa dân tôc.
Hai văn tự Hán, Nôm cùng tồn tại trên văn đàn Trung đại Việt Nam tạo
nên đặc sắc về mặt văn tự trong sáng tác câu đối. Người Việt Nam thời Trung
đại sáng tác cả câu đối chữ Hán, chữ Nôm, còn tạo nên những câu đối đan xen
giữa chữ Hán và chữ Nôm. Đó là nét đặc sắc, vẻ đa dạng đầy thú vị của câu đối
Việt so với các nước trong khu vực Đồng văn (Việt Nam, Trung Quốc, Nhật
Bản,Triều Tiên,Hàn Quốc), chính vì vậy mà thành tựu câu đối Việt có đóng góp
đáng kể với câu đối khu vực..
Câu đối còn giàu tính văn hóa, nó gắn bó với Thư pháp - nghệ thuật viết
chữ Hán bằng bút lông, mực nho, trên giấy, lụa; được khắc trên gỗ, đá, đồng…
thể hiện và bảo lưu nghệ thuật thư pháp, chạm khắc và sơn thếp cùng với thơ
văn đươc thể hiện trên các sản phẩm.
Ngoài ra cũng cần phải kể nhiều nghệ thuật đối ngẫu và cả câu đối còn có
mặt trong nhiều làn điệu dân ca như hát đối, hát quan họ, hát chèo, hát tuồng…
góp phần vào sự bảo tồn và phát triển cuả các thể loại đó.
3
Trong khi tìm hiểu nguồn gốc của câu đối, chúng ta cần quan tâm đến
truyền thuyết về sự ra đời cuả câu đối ở Trung quốc, nơi ra đời nhiều thể loại
văn học của khu vực. Truyền thuyết đó liên quan đến đào phù (phù gỗ đào) là
hình thức sơ khai của câu đối, với hai vị thần là Thần Đồ và Uất Luật, rồi những
câu đối xuất hiện sớm trong lịch sử văn học Trung Quốc…
Còn ở Việt Nam nói đến nguồn gốc câu đối cần phải chú ý đến những câu
tục ngữ, ca dao, nhiều câu tục ngữ đã là câu đối khá hoàn chỉnh, nhiều câu khác
chỉ cần chuyển đổi về từ ngữ, cú pháp ở một chừng mực là trở thành những câu
đối rồi.
Vào trước thời độc lập tự chủ (thế kỷ VIII) đã có Khương Công Phụ
tham gia khoa cử ở nhà Đường (Trung Quốc), Bài phú Bạch vân chiếu xuân hải
phú là bài phú khoa cử của ông đã có những cặp câu đối ngẫu.
Thời Lý đã có nhiều bài minh trong văn bia, trong thơ, kệ có các câu đối
ngẫu. Đến thời Trần thì câu đối đã phát triển, nổi tiếng là trạng nguyên Mạc
Đĩnh Chi vừa giỏi câu đối, vừa giỏi thơ, phú ông còn để lại những tác phẩm về
câu đối nổi tiếng trong văn học Việt Nam.
Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của thể loại câu đối còn phải chú
ý và nhấn mạnh như vưà nói trên: Tư duy sáng tác đối ngẫu có truyền thống
trong văn học dân gian Việt Nam từ xa xưa, từ khi chưa có văn tự; còn yêu thích
câu đối, bảo tồn câu đối và sáng tác câu đối dường như đến nay vẫn là việc
thường nhật của người Việt Nam. Nó thật sự là “thuần phong mỹ tục”, một biểu
hiện của “văn hóa Hán Nôm” nếu thấy hết được ý nghĩa văn hoá của nó, thì có thể
bồi dưỡng, vận dụng nó trên một quy mô thích hợp.
Hà Nội là trung tâm văn hóa, giáo dục, học tập khoa cử, tập hợp anh tài
bốn phương; họ đến đây sống để học tập, kết giao, thử sức tiến thân, thời nào
cũng là nơi đô hội của trí thức, trung tâm các nguồn tri thức quốc gia. Trong đó
có hầu hết các tác gia nổi tiếng, tác phẩm của họ về Hà Nội cũng rất tiêu biểu.
Về mặt di tích gắn liền với câu đối, so với các địa phương khác thì Hà Nội
có một hệ thống, trong đó những di tích nổi tiếng tiêu biểu với tầm quốc gia số
lượng cũng nhiều. Nhưng trải qua thăng trầm của lịch sử với chiến tranh xâm
lăng và tranh giành giữa các triều đại,rồi thiên nhiên của một vùng nắng lắm
mưa nhiều, bão lụt thường xuyên, các di tích đã bi phá huỷ, thiên di, hao mòn
thật đáng kể. Có nhiều di tích chỉ còn lại dấu vết, có di tich vùi sâu trong lòng
đất,hay bị mất hẳn chỉ còn ghi trong thư tịch, trong ký ức của dân gian. Những
dấu ấn, di tích, trong đó có câu đối, của các triều đại từ Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê
Trung hưng và triều Nguyễn vẫn thật đáng kể và thực sự là đáng quý. Dòng văn
tự Hán Nôm chảy cùng dòng văn hoá dân tộc không ngừng trên vùng đất kinh
kỳ lắng lại nhiều tầng phù sa văn hoá. Ngay cả khi kinh đô đã được chuyển vào
Huế nhưng Hà Nội vẫn là mảnh đất thiêng của Cố đô với sự phát triển văn học,
văn hoá ở nhịp độ khác thường. Nhiều công trình văn hoá tiêu biểu như đền
Ngọc Sơn với hệ thống hoành phi câu đối giá trị đã rực rỡ lên và còn nguyên
vẹn đến nay. Nhiều câu đối hay trong nhiều di tích là sáng tác của các văn nhân
ở thời Nguyễn .Hà Nội là vùng có đầy đủ các loại di tích như chùa, đình, đền,
quán, miếu, nhà thờ …Hệ thống câu đối đại tự nơi đây đã nhiều về số lượng và
chất lượng nghệ thuật vào loại cao.
4
Những di tich và chứng tích lịch sử và văn hoá của Hà Nội là các chứng
tích của lịch triều từ thời mở nước đến thời Lý-triều đại phong kiến quân chủ tập
quyền với nền độc lập tự chủ đầu tiên thực hiện sứ mạng "thiên đô”. Trải qua
các triều đến nay Thăng Long - Hà Nội có những mốc tiêu biểu của lịch sử dân
tộc. Di tích Cổ Loa với Loa Thành kinh đô của An Dương Vương ,với Hoàng
thành là một phần của Hoàng cung xưa gắn với các triều huy hoàng của lịch sử
dân tôc: Lý,Trần,Lê vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Văn Miếu Quốc - Tử Giám - Trường giáo dục Nho giáo cấp đại học , với hệ
thống Bia đề danh Tiến sĩ - biểu tượng của của thành tựu giáo dục bậc cao, của
học vấn Việt Nam , cũng mới được được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá
thế giới trước đó không lâu .
Hà Nội cũng là vùng có nhiều quần thể di tích văn hoá gắn bó giữa di tích
và thiên nhiên tạo nên bức tranh tươi đẹp của Thủ đô ngàn năm văn vật, của
giang sơn gấm vóc: Hồ Hoàn Kiếm quanh năm gương nước trong xanh giữa
lòng thành phố, soi bóng đền Ngọc Sơn
và cầu Thê Húc nơi tập trung một hệ thống câu đối hay vào loại bậc nhất kinh
kỳ; Hồ Tây mênh mang sóng nước, san sát làng cổ, di tích xưa; Ba Đình nơi bao
năm ôm ấp trong lòng đất cả một Hoàng thành của lịch triều quy mô,vừa phát lộ
đã nhận được sự ngưỡng mộ tôn vinh của thế giới.
Từ trung tâm Hà Nội ra tới các quận liền kề đều có những di tích văn hóa
lịch sử nổi tiếng; Quận Đống Đa với với Gò Đống Đa, Trung Liệt miếu, Chùa
Bộc thờ anh hùng “áo vải cờ đào”Quang Trung, xa hơn là Đông Anh với di tích
Cổ Loa lịch sử…Vùng mới sát nhập làm đẹp thêm thủ đô đất nước với các danh
thắng và di tich như Sài Sơn- chùaThầy, Hương Sơn với hệ thống hang động và
chùa chiền đều là “danh lam thắng cảnh” bậc đệ nhất nước Nam “mà từ xưa sử
sách đã ghi.
Tuyển tập Câu đối Thăng Long Hà Nội này mới chỉ giới thiệu được một
phần câu đối của hệ thống di tích Thăng Long Hà Nội, nhưng đó là một phần
đáng kể của tinh hoa câu đối Thăng Long Hà Nội. Tuyển tập là một trong nhiều
công trình cuả Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến. Quy mô của công trinh
đặt ra cho việc sưu tầm là khá toàn diện, bao gồm tập hợp câu đối và hoành phi
trong di tich,thư tịch và trong dân gian trên một diện rộng của Hà Nội hiện nay.
Nhưng do hạn độ cuả một tập sách, yêu cầu tuyển chọn đặt ra và thời gian có
hạn giành cho nhóm thực hiện Đề tài, chúng tôi mới chọn lọc đưa vào tuyển tập
này với khoảng trên 700 câu đối chữ Hán và một số câu đối chữ Nôm. Tuy vậy,
có thể nói đây là một công trình góp phần vào phản ánh phong cảnh thiên
nhiên ,đời sống văn hóa, xã hội của Thăng Long - Hà Nội qua hàng ngàn năm
lịch sử từ sự phản ánh của thể văn câu đối.
2. Những thành tựu về sưu tầm, phiên dịch và nghiên cứu về câu đối
Nhìn lại thành tựu sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật câu đối Hán Nôm Việt
Nam, trong đó có câu đối Hà Nội từ trước đến nay, ta thấy thành tựu đó mới chỉ
là một phần rất vừa phải giành cho di sản phong phú câu đối của tiền nhân để
lại. Cho nên chúng ta vẫn chưa thể hiểu được quy mô, đặc biệt là chiều sâu nội
dung và nghệ thuật của di sản đặc trưng này. Câu đối - một phần di sản văn hóa
Hán Nôm, chưa thật gần gũi với đời sống văn hoá hiện tại, đó cũng là tình trạng
5
chung của di sản văn hóa Hán Nôm hiện nay, khi mà chúng ta đã gần 100 năm
không sử dụng văn tự Hán Nôm - một thứ văn tự chính thức với hàng ngàn năm
lịch sử của nước nhà.
Một số tác phẩm nghiên cứu về câu đối chưa nhiều nhưng đã giúp người
đọc lâu nay hiểu được một phần về di sản câu đối về thể loại, giá trị, vị trí của
nó trong văn học, văn hóa và trong các cuốn sách này cũng đã ít nhiều giới thiệu
câu đối. Tuy số trang giành cho nội dung này không thật nhiều nhưng đó là
những ý kiến ban đầu đáng lưu ý như: Việt Hán văn khảo (Phan Kế Bính), Việt
Nam văn học sử yếu (Dương Quảng Hàm), Câu đối Việt Nam (Tạ Phong Châu),
Câu đối trong văn hoá Việt Nam (Tạ Hoàng Huy)… Những công trình trên đây
đều đã được xuất bản rộng rãi ,có cuốn đã tái bản nhiều lần.
It năm gần đây đã xuất hiện nhiều công trình sưu tập hoành phi câu đối
có độ dày đáng kể được xuất bản, ngoài phần nguyên văn chữ Hán,phiên âm,
dịch nghĩa các tập sách có giới thiệu sơ lược về thể loại và thành tựu câu đối
như:
- 3000 hoành phi câu đối Hán Nôm .Trần Lê Sáng chủ biên1
- 5000 hoành phi câu đối Hán Nôm .Trần Lê Sáng chủ biên2
Tập sau ra đời trên cơ sơ bổ sung cho tập trước; các câu đối trong hai tập
sách này được sưu tập từ nhiều nguồn trong thư tịch,di tich,trong dân gian.Cùng
với câu đối Việt Nam có cả câu đối Trung Quốc,môt số câu đối Hà Nội cũng
được đưa vào nhưng số lượng không nhiều so với số lượng chung .
Về câu đối Thăng Long Hà Nội, chúng ta mới có một số bài viết và tập
sách tập trung vào câu đối và đại tự đền Ngọc Sơn:
- Tuấn Nghi - Tảo Trang: Phiên dịch toàn bộ câu đối hoành phi di tích đền
Ngọc Sơn - Hồ Hoàn Kiếm3.
Tuy trong phạm một tạp chí chuyên ngành nhưng có thể nói đây là lần đầu
câu đối tại đền Ngọc Sơn đựơc giới thiệu với một bản dịch khả dĩ nhất của các
lão thành trong nghành Hán Nôm lúc bấy giờ.
- Nguyễn Đức Huân: Phiên dịch có bình giải hệ thống câu đối đại tự đền
Ngọc Sơn .
- Trần Văn Đạt: Hoành phi - Câu đối chữ Hán Đền Ngọc Sơn 4.
Ngoài các xuất bản trên còn phải kể đến những đề tài khoa học và sưu tầm
khác vê câu đối Hà Nội:
- Hoành phi - Câu đối Hà Nội.Công trình sưu tập của Viện Nghiên cứu
Hán Nôm,gồm 4 tập, sưu tầm tại 4 quận: Quận Ba Đình (64 di tích), Hoàn Kiếm
(52 di tích), Đống Đa (35 di tích); Hai Bà Trưng (46 di tích). Các ký hiệu của
Thư viện Viện là:KH:Bt 1003,171,172,170. Các hoành phi, câu đối và lạc khoản
trong tư liệu này có phần nguyên văn chữ Hán chép tay và phiên âm, chưa có
phần dịch nghĩa. Nhưng do sưu tầm từ năm 1984-1985, từ đó tới tới nay đã 25
năm,với những biến động về thiên nhiên, trùng tu di tích, khắc lại, làm mới câu

1
Nxb Văn hoá thông tin – Hà Nội 2002.
2
Nxb Văn hoá thông tin – Hà Nội 2006.
3
Tạp chí Hán Nôm – Số 1 năm 1991.
4
Nxb Từ điển Bách Khoa – Hà Nội 2007.

6
đối trong thời gian này, Bộ sưu tập trở thành một bản giúp cho nghiên cứu so
sánh rất có ý nghĩa.
- Câu đối hoành phi nội thành Huế .Bản thảo vi tính, 460tr khổ A4,
năm2001.GV.Trần Đại Vinh chủ biên.PGS.TS Nguyễn Văn Thinh hiệu chỉnh.
- Câu đối hoành phi ngoại thành Huế. Bản thảo vi tính, 480 tr khổ A4,
năm 2001.Th.S Đinh Thanh Hiếu chủ biên; PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh hiệu
chỉnh.
Hai bản thảo trên là sản phẩm của Đề tài khoa học cấp nhà nước Tổ chức
bảo vệ và khai thác Văn hóa Hán Nôm ở Huế; Năm 1991-2001. PGS.TS
Nguyễn Văn Thịnh chủ nhiệm Đề tài; Trường đại học Khoa học Xã hội văn
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ quan chủ trì Đề tài.
Chúng tôi giới thiệu hai tập trên trong phần này, vì ngoài giá trị tham khảo
như tài liệu chung về câu đối giới thiệu ở trên, các công trình này còn trực tiếp
giúp chúng tôi so sánh hoành phi câu đối ở Hà Nội và Huế hai vùng đất từng là
kinh đô. Chúng tôi đã tìm được nhiều tương đồng và dị biệt về mặt văn chương
và văn hóa, cũng như giúp cho việc chỉnh sửa về nhiều nội dung khác trong bản
thảo của cả hai vùng.
Nhóm thực công trình Câu đối Thăng Long Hà Nội chúng tôi đã có
những sưu tầm, nghiên cứu và dịch thuật về câu đối hoành phi Thăng Long - Hà
Nội qua xuất bản, đề tài khoa học sau:
- Câu đối Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di tich Nho giáo Hà Nội.
Nguyễn Văn Thịnh sưu tầm và tuyển dịch năm 199… Đề tài khoa học về Văn
Miếu - Quốc Tử Giám và chể độ học hành khoa cử, GS.Đặng Đức Siêu chủ trì.
- Câu đối Hán Nôm trong các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu nội
thành Hà Nội: Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia Hả Nội ; Mã số QX 2001
- 08, GV Lê Anh Tuấn chủ trì5.
- Câu đối cổ Hà Tây; PGS.Nguyễn Tả Nhí chủ biên. Hội Văn nghệ Hà
Tây, 2006.
- Trần Thanh Quỳnh .Nghiên cứu thể loại câu đối qua khảo sát các di
tích lịch sử văn hoá Hà Nội.Luận văn thạc sĩ Hán Nôm.Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn.2007
- Câu đối và hoành phi Hà Nội. Bản sưu tầm tuyển chọn, phiên dịch
và chú giải các câu đối hoành phi về gia đình đình dòng họ. Nguyễn Văn
Thịnh ,Dương Bich Hồng và Lê Ngọc Tuyển ; Bản thảo vi tính 450 tr. khổ A4;
năm 2009(Nguyên văn chữ Hán Nôm được chụp ảnh từ di tich,ấn ảnh từ thư
tịch,các câu đồi khác được trinh bày thư hoạ ).
Các công trình trên là nguồn tài liệu cho chúng tôi tham khảo để thực
hiện công trình Câu đối Thăng Long Hà Nội.

3. Mấy nét về tuyển tập Câu đối Thăng Long Hà Nội.


Câu đối Thăng Long – Hà Nội tuyển chọn câu tại di tích trên một vùng
đất rộng của Thăng Long - Hà Nội. Do khuôn khổ có hạn của tập sách, do thời
gian có hạn giành cho các tác giả và yêu cầu của tuyển chọn của tập sách nên

5
Đại học KHXH & NV – ĐH Quốc Gia Hà Nội 2004.

7
câu đối của những di tích còn lại , câu đối trong thư tịch và trong dân gian của
chúng tôi mong sớm được tiếp tục ra mắt ban đọc ở những tập sau.
Để hoàn thành tập sách trên, chúng tôi đã tham khảo những thành tựu sưu
tầm, dịch thuật, khảo cứu chung về câu đối của nhiều tác giả đi trước. Tuy vậy,
những kết quả đó chỉ là những công việc có ý nghĩa mở đường. Vì đến nay, ,như
trên đã trinh bày chưa có công trình nào đáng kể đi vào sưu tầm, dịch thuật,
nghiên cứu về câu đối Hà Nội ngoài các công trình vê câu đối đền Ngọc sơn. Để
hoàn thành công trinh vào dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội,
chúng tôi đã sử dụng các kết quả của các thành viên trong nhóm đã làm, kế thừa
những thành tựu về câu đối Hà Nội của các tác giả khác ;nhóm tác giả cũng
được cộng tác viên xa gần phối hợp giúp đỡ nhiều về tư liệu,đối chiếu nguyên
văn chữ Hán qua ảnh và thực địa.
Trong quá trình thực hiện đề tài Câu đối Thăng Long - Hà Nội, chúng tôi
đã vận dụng các phương pháp của khoa học về văn học, sử học, văn hóa học và
Hán Nôm học. Cùng với những vấn đề có tính lý thuyết và phương pháp như nói
trên, nhóm biên soạn cũng thực hiện việc điền dã trên một phạm vi tương đối
rộng của vùng đất Hà Nội ngày nay.
Tập sách này có thể nói là có quy mô và độ dày tương đối so với những
nghiên cứu khác từ trước tới nay về câu đối Hà Nội.
Câu đối Thăng Long Hà Nội giới thiệu câu đối của những di tích lớn
của vùng nội thành như Đền Ngọc Sơn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám… các di tích
thuộc các quận nội thành như: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng,
Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy… tới các huyện ngoại thành như:Gia Lâm, Từ
Liêm, Đông Anh, … Vùng Hà Nội mới sát nhập, do điều kiện thời gian, và
người tham gia có hạn nên chúng tôi chỉ chọn giới thiệu một số di tích nổi tiếng
như Chùa Thầy, Chùa Hương... Chúng tôi giành phần ưu tiên trong tập sách cho
vùng đất cổ Thăng Long - Hà Nội về số lượng các di tích và số lượng đơn vị câu
đối trong mỗi di tích.
Mỗi một đơn vị câu đối sẽ được thực hiện phiên âm, dịch nghĩa, chú
thích. Chúng tôi mới chú ý được phần chính văn của câu đối, giới thiệu những
nét đại lược về địa chỉ di tích có câu đối, còn còn các nội dung khác của lạc
khoản như tác giả, người cung tiến, thời gian viết thì câu đối tại di tích cũng rất
ít có, hoặc có không đầy đủ nên chúng tôi chưa đưa vào. Phần dịch thuật chúng
tôi chỉ thực hiện được phần dịch nghĩa, còn phần dịch đối theo thể loại thực sự
là một công việc không dễ làm được. Mặc dù chúng tôi biết đó là một việc làm
rất hay và cần thiết để người đọc thưởng thức câu đối được trọn vẹn hơn, tiếp
nhận được tác phẩm câu đối một cách tốt nhất. Chúng tôi chỉ có thể cố gắng
bám sát ngữ nghĩa ngôn từ và trau chuốt lời dịch, nhằm lưu lại phần nào đặc
trưng của câu đối trong lời dịch.
Ngoài phần phiên dịch Hán Nôm, tập sách có phần Đề dẫn giới thiệu về
câu đối Thăng Long Hà Nội về mặt thể loại, nội dung, nghệ thuật.
Một điểm khá khó khăn trong quá trình thực hiện tập sách này là việc
tuyển chọn câu đối theo một tiêu chí nào đó để bảo đảm cơ sở văn hoá và khoa
học cho việc tuyển chọn . Chúng tôi đã tiếp thu ý kiến góp ý từ nhiều phía, tạm
ấn định một số điểm:
8
- Về Ngôn ngữ, tập sách này, chúng tôi chỉ chọn những câu đối Hán là
chủ yếu,sau đến chữ Nôm.Như vậy là tập sách đã giành sự ưu tiên cho các tác
phẩm xuất hiện vào thời trung đại. Đó là thời kỳ văn tự Hán Nôm được coi là
văn tự chính thống của quốc gia, nó được sử dụng trong học tập, khoa cử và
sáng tác. Ở thời kỳ này, những tác gia Hán Nôm xuất hiện như hoa giữa mùa
xuân và những tác phẩm của họ , trong đó có câu đối đã đạt được trình độ cao.
- Về Địa lý: chúng tôi ưu tiên chọn câu đối ở các di tích quan trọng trong
khu vực nội thành, đó là miền đất cổ của Thăng Long - Hà Nội. Trên thực tế,
hiện nay khu vực nội thành cũng là nơi có nhiều di tích văn hóa, lịch sử nổi
tiếng, cũng là nơi lưu giữ được nhiều câu đối gắn bó với các tác gia Hán Nôm
nổi tiếng của đất kinh thành, có giá trị cao về mặt nội dung và nghệ thuật, là
tiếng nói đậm đà nhất của một thời kỳ văn hóa Hán Nôm phát triển.
Nói đến Thăng Long Hà Nội là nói đến trung tâm văn hóa văn học của
nhiều triều đại, di sản câu đối ở đây gắn liền với lịch sử thăng trầm của thời thế,
của quốc gia, của xã hội, gắn với sự phát triển mang tính tinh hoa của nơi đô hội
từ xưa cũng như nay. Thăng Long Hà Nội luôn luôn mang tính trung tâm, thật
sự là trái tim của đất nước. Từ trái tim này, mọi biến động lịch sử, văn hoá học
thuật đều xảy ra sôi động và những gì đã kết tinh lại từ nơi đây sẽ tỏa rộng đi
bốn phương trời Tổ quốc.

You might also like