Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 35

Đề 1-

Câu 1.
a. Thuế sử dụng đất là một tên gọi khác của tiền sử dụng đất.
Nhận định SAI.
CSPL: điểm a, c khoản 1 Điều 107 Luật ĐĐ.
Tiền sử dụng đất là số tiền người sử dụng đất nộp cho nhà nước khi Nhà nước khi
Nhà nước giao đất và thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công
nhận quyền sử dụng đất tại Điều 55, 56, 57 Luật này
Thuế sử dụng đất là loại thuế mà người sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước hàng
năm. Thuế sử dụng đất bao gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp; phát sinh khi thuộc đối tượng chịu thuế của 2 loại thuế này quy định tại
Điều 2 Luật thuế sử dụng đất NN và Điều 2 Luật thuế sử dụng đất phi NN.
b. TAND chỉ giải quyết các tranh chấp đất đai khi đương sự có giấy chứng nhận
hoặc các giấy tờ tại Điều 100 Luật ĐĐ.
Nhận định SAI.
CSPL: khoản 2 Điều 203 Luật ĐĐ.
Đương sự vẫn có quyền khởi kiện tại TAND có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật về TTDS khi tranh chấp đất đai mà đương sự không có GCN hoặc không một trong
các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật này.
c. Người sử dụng đất được thực hiện giao dịch quyền sử dụng đất kể từ thời
điểm được cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nhận định SAI.
CSPL: Điều 168, Điều 188 Luật ĐĐ.
Điều 168 quy định thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đấtlà kể
từ khi có GCN nhưng trong một số trường hợp còn phải đáp ứng các điều kiện khác như
với trường hợp chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện
quyền khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; hay trường hợp nhận thừa kế được thực
hiện quyền khi có GCN hoặc phải đáp ứng đủ điều kiện để được cấp GCN.
Ngoài ra, Điều 188 Luật này quy định những điều kiện để người sử dụng đất có thể
thực hiện giao dịch QSDĐ: (i) có GCN, trừ trường hợp khoản 3 Điều 186 và trường hợp
nhận thừa kế tại khoản 1 Điều 168; (ii) đất không có tranh chấp; (iii) trong thời hạn sử
dụng đất.
d. Người VN định cư ở nước ngoài cũng được nhận chuyển quyền sử dụng đất
để xây dựng nhà ở tại VN.
Nhận định SAI.
CSPL: khoản 6 Điều 5, điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật ĐĐ.
Người VN định cư ở nước ngoài thuộc được xác định là người sử dụng đất khi đáp
ứng các quy định của pháp luật về quốc tịch theo khoản 6 Điều 5 Luật ĐĐ. Tuy nhiên,
đối tượng được nhận chuyển quyền sử dụng đất tại VN chỉ được áp dụng cho người VN
định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.
bên cạnh đó, đối tượng này bị hạn chế về quyền; tức chỉ được nhận chuyển quyền sử
dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn
liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển
nhà ở.
Câu 3. 4đ
HGĐ bà N sử dụng 100 m2 đất ở, tại Thủ Đức, TP.HCM từ năm 1992 đến nay
(không có giấy tờ về QSDĐ). Năm 2016, phần diện tích đất này hiện đang nằm trong
khu quy hoạch xây dựng công viên (đã được xét duyệt nhưng vẫn chưa thực hiện).
Nay HGD bà N muốn được NN cấp GCN QSDĐ 100m2 đất ở này. Hỏi:
a. HGĐ bà N có được cấp GCN QSDĐ không? Tại sao? (1.5đ)
HGĐ bà N được cấp GCN QSDĐ căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 20 NĐ
43/2014/NĐ-CP.
Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng
đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực
hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Khoản 1 Điều 166
Luật ĐĐ quy định quyền chung của người sử dụng đất có đề cập “được cấp GCN QSDĐ,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Trường hợp này, phần 100m2 của HGĐ bà N nằm trong khu quy hoạch xây dựng
công viên (đã được xét duyệt nhưng vẫn chưa thực hiện - chưa có kế hoạch sử dụng đất
hàng năm của cấp huyện thì HGD bà N vẫn có quyền được hưởng các quyền của người
sử dụng đất trong đó bao gồm được cấp GCN. HGĐ bà N đã sử dụng hợp pháp diện tích
đất này từ năm 1992 đến nay (không có giấy tờ về QSDĐ) thuộc khoản 2 Điều 101 Luật
ĐĐ tức sử dụng đất không có giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật này nhưng đã sử dụng
ổn định từ trước ngày 01/7/2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, được UBND cấp
k5xã xác nhận là đất không có tranh chấp; dù không hợp với quy hoạch nhưng được xác
định đã sử dụng đất từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch (từ năm 1992 đến nay) thì
vẫn được cấp GCN QSDĐ với toàn bộ phần đất 100m2 này (nhỏ hơn hạn mức giao đất
của khu vực tại thời điểm này quy định 200m2)
“Hạn mức công nhận đất ở theo QĐ 18/2016/QĐ-UBND
1. Hạn mức đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân:
a) Các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú không quá 160m2/hộ.
b) Các quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và thị trấn các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè
không quá 200m2/hộ.
c) Khu quy hoạch phát triển đô thị không quá 250m2/hộ.
d) Huyện Cần Giờ và các khu dân cư nông thôn tại các xã của các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà
Bè không quá 300m2/hộ.”

b. Nếu được cấp GCN QSDĐ thì HGĐ bà N phải thực hiện nghĩa vụ tài chính gì
cho NN? Tại sao? (1đ)
Nếu được cấp GCN QSDĐ thì HGĐ bà N phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính cho
nhà nước quy định tại Điều 107 Luật ĐĐ.
1. Tiền sử dụng đất: phần đất này của HGĐ bà N là đất ở, sử dụng từ năm 1992
(không có bất kỳ giấy tờ về QSDĐ) thuộc đối tượng thu tiền sử dụng đất theo khoản 3
Điều 2, điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 45/2014/NĐ-CP.
Theo đó, phần đất này của HGĐ bà N sử dụng là đất có nhà ở ổn định từ trước ngày
15/10/1993 (sử dụng từ năm 1993) và không có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền được sử
dụng đất thì tiền sử dụng đất phải nộp bằng 40% tiền sử dụng đất theo giá đất ở với phần
diện tích đất trong hạn mức giao đất ở tại địa phương theo giá đất quy định tại Bảng giá
đất tại thời điểm có quyết định công nhận QSDĐ và áp dụng mức 100% đối với phần đất
ở vượt hạn mức. Trường hợp này 100m2 đất ở của HGĐ bà N nhỏ hơn hạn mức giao đất
ở tại địa phương (200m2) nên chỉ cần áp dụng 40% tiền sử dụng đất theo giá đất ở với
100m2 đất ở này.
2. Thuế sử dụng đất: phần đất này của HGĐ bà N thuộc đối tượng thuế sử dụng đất
theo khoản 1 Điều 2 Luật thuế sử dụng đất PNN.
3. Lệ phí trước bạ: khoản 1 Điều 3 NĐ 10/2022 về lệ phí trước bạ.
4. Lệ phí địa chính:
5. Lệ phí cấp GCN quyền sử dụng đất.
c. Trường hợp bị NN thu hồi đất để thực hiện quy hoạch thì HGĐ bà N có được
bồi thường không? Tại sao? (1đ) (Cho biết hạn mức giao đất ở tại Thủ Đức là 200
m2/HGĐ)
Trường hợp bị nhà nước thu hồi đất để thực hiện quy hoạch thì HGĐ bà N có được
bồi thường theo quy định tại Điều 6 NĐ 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi NN thu hồi đất.
Trường hợp này phần diện tích đất của HGĐ bà N đã bị thu hồi toàn bộ đất nên nếu
HGĐ bà N không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn thì được bồi thường bằng đất ở
hoặc nhà ở tái định cư.
Trường hợp HGĐ bà N còn đất ở, nhà ở trong địa bàn thì được bồi thường bằng tiền
hoặc trường hợp điều kiện lũy đất của địa phương còn nhiều thì có thể xem xét để bồi
thường bằng đất ở.
Đề 2- CLC41-QTL
Câu 1. (4đ)
a. Mọi trường hợp lấn chiếm đất đai đều bị NN thu hồi đất.
Nhận định SAI.
CSPL: khoản 1 Điều 3 NĐ 91/2019 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai;
điểm b khoản 1 Điều 16, khoản 5 Điều 98 Luật ĐĐ.
“Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để
mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho
phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép”. Như
vậy, việc lấn chiếm được xác định là hành vi vi phạm pháp luật về đất đai và hành vi này
thuộc đối tượng bị nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Luật
ĐĐ.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp lấn chiếm đất đều bị NN thu hồi đất. Tại
khoản 5 Điều 98 Luật ĐĐ quy định trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo
đạc thực tế với số liệu ghi trên GCN đã cấp (tức có sự lấn chiếm) nhưng ranh giới thửa
đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới đất có giấy tờ, không có tranh chấp với
những người sử dụng đất liền kề thì được xem xét cấp GCN cho phần đất đó và không
phải nộp tiền sử dụng đất với phần diện tích chênh lệch.
b. HGĐ sử dụng đất nông nghiệp do được NN giao vượt hạn mức cũng có
quyền góp vốn bằng QSDĐ đó để hợp tác sản xuất kinh doanh.
Nhận định SAI.
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 56, khoản 1, 2 Điều 179 Luật ĐĐ.
HGĐ có quyền được tiếp tục sử dụng đất NN vượt hạn mức được giao tại Điều 129
Luật ĐĐ theo hình thức thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần
cho cả thời gian thuê.
Trường hợp HGĐ được cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê thì được
quyền góp vốn bằng QSDĐ với tổ chức, HGĐ, cá nhân, người VN định cư ở NN để hợp
tác sản xuất, kinh doanh.
Trường hợp HGĐ được NN cho thuê đất hàng năm thì bị giới hạn góp vốn bằng tài
sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất với tổ chức, HGĐ, cá
nhân, người VN định cư ở NN để hợp tác sản xuất, kinh doanh.
c. Cơ quan có thẩm quyền giao đất thì cũng có thẩm quyền cấp GCN QSDĐ,
quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
Nhận định SAI.
CSPL: khoản 3 Điều 59, 105 Luật ĐĐ.
Theo quy định này thì cơ quan có thẩm quyền giao đất thì cũng có thẩm quyền cấp
GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên tại
khoản 4 Điều 59 có quy định cơ quan có thẩm quyền gioa đất không được ủy quyền; còn
với quy định cấp GCN thì UNBD cấp tỉnh có thể được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên
và môi trường cùng cấp cấp GCN quy định tại khoản 1 Điều 105 Luật này. Bên cạnh đó,
tại khoản 2 Điều này quy định về cấp đổi, cấp lại GCN lại do cơ quan tài nguyên và môi
trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.
d. Chuyển mục đích sử dụng đất là chuyển hình thức sử dụng đất.
Nhận định SAI.
CSPL: Điều 10, 57, 54, 55, 56 Luật ĐĐ.
Căn cứ chuyển mục đích sử dụng đất được xác định tại Điều 57 Luật này, quy định
việc được quyền chuyển đổi loại đất với mục đích sử dụng phù hợp với nhu cầu của
người sử dụng khi có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Còn hình thức sử dụng đất được xác định tại Điều 54, 55, 56 xác định có 4 hình thức
sử dụng đất: (i) giao đất không thu tiền sử dụng đất; (ii) giao đất có thu tiền sử dụng đất;
(iii) thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; (iv) thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời
gian thuê. Hình thức sử dụng đất này được xác định khi người sử dụng đất được giao đất
hay chuyển quyền sử dụng đất từ chủ thể khác.
Câu 2: (6đ)
HGĐ ông A được giao khoán 1 ha đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong phân khu
phục hồi sinh thái thuộc rừng phòng hộ. Hỏi:
1. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp GCN QSDĐ, QSH nhà ở và các tài sản khác
gắn liền với đất cho HGĐ ông A?
CSPL: khoản 2 Điều 105 Luật ĐĐ.
Cơ quan có thẩm quyền cấp GCN QSDĐ, QSH nhà ở và các tài sản khác gắn liền
với đất cho HGĐ ông A là UBND cấp huyện.
2. Năm 2018 HGĐ ông A muốn chuyển nhượng 1 ha đất này cho HGĐ ông B.
Hỏi có được không? Giải thích?
CSPL: khoản 2 Điều 188, khoản 4 Điều 191, khoản 2 Điều 192 Luật ĐĐ.
Trường hợp 1: HGĐ ông B sing sống trong khu vực rừng phòng hộ.
Đất của HGĐ ông A thuộc đất nông nghiệp xen kẽ trong phân khu phục hồi sinh thái
thuộc rừng phòng hộ tức thuộc trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất có điều
kiện đáp ứng đủ các điều kiện tại khoản 1,2 Điều 188, khoản 2 Điều 192 Luật ĐĐ:
(i) Có giấy chứng nhận
(ii) Đất không có tranh chấp
(iii) Trong thời hạn sử dụng đất
(iv) Chuyển nhượng cho người sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ.
Vậy nên, HGĐ ông A được phép chuyển nhượng cho ông B.
Trường hợp 2: HGĐ ông B không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ.
Không đáp ứng các điều kiện tại khoản 1, 2 Điều 188 và Điều 192 Luật ĐĐ nên
HGĐ ông A không thể chuyển nhượng cho HGĐ ông B.
3. Nếu 1 ha đất đó do HGĐ ông A được UBND cấp huyện cho thuê thì HGĐ ông
A có được chuyển nhượng QSDĐ đó cho người khác không? Tại sao? Khi thực hiện
quyền sử dụng đất đó, HGĐ ông A phải thực hiện những nghĩa vụ tài chính nào về
đất đai đối với NN.
Trường hợp 1: UBND cấp huyện cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời
gian thuê.
CSPL: điểm c khoản 1 Điều 179; khoản 1, 2 Điều 188; khoản 4 Điều 191; khoản 2
Điều 192 Luật ĐĐ.
HGĐ được NN giao đất NN trong hạn mức được phép chuyển nhượng QSDĐ theo
quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, HGĐ ông A phải đảm bảo các điều kiện để chuyển
nhượng quy định tại khoản 1, 2 Điều 188 về GCN, đất không có tranh chấp, QSDĐ
không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và trong thời hạn sử dụng đất.
Bên cạnh đó, chủ thể được nhận chuyển nhượng QSDĐ cũng phải đảm bảo quy định
tại khoản 4 Điều 191, khoản 2 Điều 192 Luật này, tức người được nhận chuyển nhượng
phải sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ.
Khi đảm bảo được những điều kiện trên thì HGĐ ông A được UBND cấp huyện cho
thuê được chuyển nhượng QSDĐ cho người đó.
Trường hợp 2: UBND cấp huyện cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm.
CSPL: khoản 2 Điều 179 Luật ĐĐ.
Chuyển nhượng QSDĐ không nằm trong các quyền mà HGĐ được phép thực hiện
khi được NN cho thuê đất thu tiền đất hàng năm. Vậy nên trường hợp này HGĐ ông A
không được thực hiện việc chuyển nhượng.
Đề 3- CLC 43D
Câu 1: (5đ)
a. Theo Luật ĐĐ, dòng họ được NN công nhận QSDĐ hương hỏa thờ cúng là
một trong những loại chủ thể sử dụng đất. (1đ)
Nhận định SAI.
CSPL: khoản 3 Điều 5, khoản 5 Điều 100 Luật ĐĐ, điểm i khoản 1 Điều 5 TT
23/2014 về cấp GCN.
Dòng họ được liệt kê trong nhóm cộng đồng dân cư. Tại khoản 5 Điều 100 Luật này
cũng xác định về việc được cấp GCN với đất cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công
trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ và đất đó không có tranh chấp, được
UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp GCN
quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, TT 23/2014 cũng xác định thông tin của người sử dụng
đất trên giấy chứng nhận đối với cộng đồng dân cư là tên của cộng đồng dân cư.
Như vậy, dòng họ vẫn được coi là chủ thể sử dụng đất được nhà nước công nhận
QSDĐ hương hỏa thờ cúng nhưng dưới tên gọi là cộng đồng dân cư.
b. Hệ quả pháp lý của việc thu hồi đất và thu hồi GCN QSDĐ, quyền sở hữu
nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất là như nhau.
Nhận định SAI.
CSPL: Chương VI thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, khoản 2 Điều 106
Luật ĐĐ.
NN thực hiện thu hồi đất khi có những căn cứ như vì mục đích quốc phòng an ninh;
phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; do vi phạm pháp luật về luật đất
đai; do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả đất, có nguy cơ đe dọa
tính mạng con người. Dựa vào căn cứ thu hồi đất mà có hệ quả pháp lý khác nhau nhưng
chung quy người sử dụng đất không còn là chủ thể sử dụng đất đã bị thu hồi nhưng sẽ có
những trường hợp người sử dụng được xem xét bồi thường theo quy định tại Điều 74
khoản này.
NN thực hiện thu hồi GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền
với đất khi có các căn cứ tại khoản 2 Điều 106: NN thu hồi toàn bộ diện tích đất trên
GCN đã cấp; cấp đổi GCN đã cấp; đăng kí biến động mà phải cấp mới; GCN không đúng
thẩm quyền, đối tượng, điều kiện, mục đích sử dụng…Việc thu hồi GCN không nhất thiết
xảy ra khi người sử dụng bị thu hồi đất mà có thể là cấp đổi, cấp mới GCN.
c. HGĐ, cá nhân sử dụng đất NN do được UBND cấp xã cho thuê đất có các
quyền pháp lý về đất đai giống HGĐ, cá nhân được UBND cấp huyện cho thuê đất.
(1.5đ)
Nhận định SAI.
CSPL: khoản 1 Điều 56; khoản 2, 3 Điều 59; khoản 1,2 Điều 179 Luật ĐĐ.
Các quyền pháp lý về đất đai của HGĐ, cá nhân được quy định tại Điều 179 Luật
này tức tùy thuộc vào hình thức sử dụng đất UBND cấp huyện/xã cấp cho HGĐ, cá nhân
mà có các quyền pháp lý về đất đai khác nhau. Trường hợp được NN cho thuê một lần
cho cả thời gian thuê thì có các quyền tại khoản 1 Điều 179 còn trường hợp được NN cho
thuê trả tiền thuê hàng năm thì có các quyền quy định tại khoản 2 Điều này; theo đó bị
hạn chế một số quyền hạn về chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho,…
d. HGĐ sử dụng đất ở có tên trong Sổ địa chính của phường được lập trước
ngày 15/10/1993 và HGĐ sử dụng đất ở tử năm 1992 (không có giấy tờ quy định tại
khoản 1,2,3 Điều 100 Luật ĐĐ 2013 nhưng nguồn gốc không vi phạm pháp luật ĐĐ
đều không phải nộp tiền SDĐ cho NN khi được công nhận QSDĐ. (1.5đ)
Nhận định SAI.
CSPL: khoản 1, 2 Điều 100 Luật ĐĐ; khoản 1, 2, 5 Điều 20 NĐ 43/2014.
Trường hợp HGĐ sử dụng đất ở có tên trong sổ địa chính của phường được lập trước
ngày 15/10/1993, đất không có tranh chấp thì được cấp GCN QSDĐ và không phải nộp
tiền SDĐ.
Trường hợp HGĐ sử dụng đất từ năm 1992 (không có giấy tờ quy định tại khoản
1,2,3 Điều 100 Luật ĐĐ), có nguồn gốc không vi phạm pháp luật ĐĐ thì nếu thửa đất có
nhà ở diện tích thửa đất nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức công nhận đất ở thì toàn bộ diện tích
thửa đất được công nhận là đất ở. Còn nếu thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất lớn
hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích được công nhận bằng hạn mức công nhận đất
ở tức không phải nộp tiền SDĐ với phần đất được công nhận, với diện tích phần diện tích
đất còn lại thì được xác định là đất NN và chuyển sang thuê đất của NN (tức phải nộp
tiền SDĐ).
Câu 2. (5đ)
A là chủ thể có nhu cầu sử dụng đất vào mục đích thực hiện dự án đầu tư xây
dựng nhà ở để bán. Khu đất mà A có nhu cầu sử dụng để thực hiện dự án này nằm
trong quy hoạch xây dựng khu đô thị mới của địa phương và hiện đang là đất khu
dân cư cũ.
a. A có thể thuộc những loại chủ thể sử dụng đất nào? (1đ)
- Tổ chức trong nước sử dụng đất: khoản 1 Điều 5 Luật ĐĐ.
- HGĐ, cá nhân trong nước: khoản 2 Điều 5 Luật ĐĐ.
- Người VN định cư ở NN sử dụng đất: khoản 6 Điều 5 Luật ĐĐ.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: khoản 7 Điều 5 Luật ĐĐ.
b. Xác định hình thức sử dụng đất của A. (1đ)
Đối tượng đất mà A hướng đến là đất trong khu quy hoạch xây dựng đô thị mới của
địa phương, đất khu dân cư cũ và muốn sử dụng đất này với mục đích thực hiện dự án
đầu tư xây dựng.
A có thể sử dụng đất dưới hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất.
CSPL: khoản 2, 3 Điều 55 Luật ĐĐ.
A có thể là tổ chức kinh tế hay người VN định cư NN, DN có vốn đầu tư nước ngoài
với mục đích thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán thì có thể sử dụng đất dưới
hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất.
c. Sau khi được sử dụng đất, A phải nộp tiền sử dụng đất cho NN theo loại giá
đất nào? (1.5đ)
CSPL: điểm b khoản 4 Điều 114 Luật ĐĐ.
Căn cứ để xác định A nộp tiền sử dụng đất cho NN theo loại giá đất cụ thể trong
trường hợp này A có nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trong khu quy hoạch
xây dựng đô thị mới của địa phương, được xác định sử dụng dưới hình thức giao đất có
thu tiền sử dụng đất.
d. Nếu A là người VN định cư ở NN sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư nói
trên, A có được thừa kế QSDĐ theo di chúc hoặc theo pháp luật không? Tại sao?
(1.5đ)
- A có thể được thừa kế QSDĐ.
- CSPL: điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật ĐĐ.
- Trong trường hợp A là người VN định cư ở NN thì có thể được nhận thừa kế nếu
thuộc diện được sở hữu nhà ở tại VN theo quy định của pháp luật về nhà ở, nhận thừa kế
nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự
án phát triển nhà ở.
Đề 4-TMQT43
Câu 1. hành vi của các chủ thể trong các trường hợp sau có phù hợp với quy
định của pháp luật không? Tại sao? (6đ)
a. UBND huyện K ra quyết định thu hồi 5ha đất NN do HGĐ bà A đang sử
dụng để thực hiện kế hoạch thu hồi đất của địa phương.
- Hành vi này phù hợp với quy định của pháp luật.
- CSPL: khoản 2 Điều 63, điểm a khoản 2 Điều 66 Luật ĐĐ.
- 5ha đất NN do HGĐ bà A đang sử dụng thuộc đất để thực hiện kế hoạch thu hồi đất
của địa phương (theo khoản 2 Điều 63 Luật này căn cứ thu hồi đất xác định thu hồi đất vì
mục đích quốc phòng-an ninh; phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia-công cộng).
Vậy nên, UBND cấp huyện ra quyết định thu hồi đất trong trường hợp này theo điểm a
khoản 2 Điều 66 Luật ĐĐ.
b. Bà A có 1000m2 đất NN ở quận 12, TP.HCM, đất đã được cấp GCN. Toàn bộ
diện tích đất trong khu quy hoạch làm công viên xây xanh. Bà A quyết định bán
toàn bộ đất cho ông T. công chứng viên của văn phòng công chứng H từ chối lập
hợp đồng chuyển nhượng khu đất trên vì lý do đất thuộc quy hoạch sẽ giải tỏa nên
không mua bán được.
Trường hợp chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện:
- Hành vi của công chứng viên của văn phòng công chứng H là không phù hợp với
quy định của pháp luật.
- CSPL: khoản 7 Điều 49, điểm c khoản 1 Điều 179 Luật ĐĐ.
- Trường hợp này theo quy định của pháp luật, đất của bà đã được cấp GCN QSDĐ,
Bà A có quyền được tiếp tục sử dụng và thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo
quy định của pháp luật và chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác định là một trong
những quyền của người sử dụng đất nên bà vẫn được phép chuyển nhượng, công chứng
viên không được từ chối lập hợp đồng chuyển nhượng khu đất trên.
Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện:
- Hành vi của công chứng viên không phù hợp với quy định của pháp luật.
- CSPL: khoản 7, 8 Điều 179 Luật ĐĐ.
- Trường hợp này, Bà A chỉ bị hạn chế một số quyền về xây dựng mới nhà ở, công
trình, trồng cây lâu năm; nhu cầu cải tạo, sửa chữa phải được cơ quan có thẩm quyền cho
phép còn ngoài ra bà A vẫn được thực hiện các quyền của người sử dụng đất bao gồm cẩ
chuyển nhượng. Bên cạnh đó, khoản 8 Điều này cũng quy định trường hợp sau 3 năm nếu
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều
chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ
thì người sử dụng đất cũng không bị hạn chế quyền tại khoản 7 Điều này.
c. Trên cơ sở thông tin địa chính từ chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai
chuyển, Chi cục thuế huyện X ra thông báo nộp tiền sử dụng đất cho hồ sơ xin phép
chuyển mục đích sử dụng đất từ 300m2 đất NN sang đất ở của bà K. Theo đó, giá
đất làm căn cứ xác định nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất được cơ quan thuế áp dụng
là giá đất cụ thể được xác định theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.
Trường hợp hạn mức giao đất ở tại huyện X nhỏ hơn 300m2:
- Hành vi này không phù hợp với quy định của pháp luật.
- CSPL: điểm d khoản 1, 2 Điều 57; điểm a khoản 2 Điều 114 Luật ĐĐ.
- Người sử dụng đất có quyền được chuyển mục đích sử dụng đất khi được phép của
ơ quan có thẩm quyền. Trường hợp này cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cho bà K có
quyền chuyển mục đích sử dụng đất và phải tiến hành nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Ở đây, giá đất làm căn cứ xác định nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất được cơ quan thế
áp dụng là giá đất cụ thể là không phù hợp với quy định tại điểm a khoản 2 Điều 114
Luật ĐĐ. Theo quy định này, căn cứ tính tiền sử dụng đất khi NN cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao
đất ở cho cá nhân thì áp dụng bảng giá đất để làm căn cứ.
Trường hợp này, hạn mức giao đất ở nhỏ hơn 300m2 tức trong hạn mức giao đất nên
việc áp dụng giá đất cụ thể không phù hợp với quy định pháp luật.
Trường hợp hạn mức giao đất ở tại huyện X lớn hơn hoặc bằng 300m2:
- Hành vi này không phù hợp với quy định của pháp luật.
- CSPL: điểm d khoản 1, 2 Điều 57, điểm a khoản 4 Điều 114 Luật ĐĐ.
- Người sử dụng đất có quyền được chuyển mục đích sử dụng đất khi được phép của
ơ quan có thẩm quyền. Trường hợp này cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cho bà K có
quyền chuyển mục đích sử dụng đất và phải tiến hành nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Ở đây, giá đất làm căn cứ xác định nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất được cơ quan thế
áp dụng là giá đất cụ thể là không phù hợp với quy định tại điểm a khoản 4 Điều 114
Luật ĐĐ. Theo quy định này, căn cứ tính tiền sử dụng đất khi NN cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao
đất ở cho cá nhân thì áp dụng bảng giá đất để làm căn cứ; còn phần diện tích vượt hạn
mức giao đất ở thì sẽ căn cứ theo giá đất cụ thể.
Trường hợp này, hạn mức giao đất ở lớn hơn (hoặc bằng) 300m2 tức vượt hạn mức
giao đất nên sẽ áp dụng bảng giá đất cho phần đất trong hạn mức và áp dụng giá đất cụ
thể cho phần đất vượt hạn mức nên hành vi trên không phù hợp với quy định pháp luật.
d. Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện X, tỉnh Tiền Giang chỉ đồng ý
cấp GCN đối với 30ha đất trồng lúa (trong tổng số 50ha) do H nhận thừa kế từ cha
mẹ, số còn lại 20ha đất bị từ chối cấp GCN vì lý do diện tích đất này vượt quá hạn
mức đất được phép nhận chuyển quyền theo quy định của pháp luật.
- Hành vi trên không phù hợp với quy định của pháp luật.
- CSPL: điểm a khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 130, khoản 3 Điều 191 Luật ĐĐ.
- Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân chỉ đặt ra với
trường hợp cá nhân nhận chuyển quyền dưới hình thức nhận chuyển nhượng hoặc tặng
cho; không áp dụng hạn mức với trường hợp thừa kế. Vậy nên, trường hợp này H được
nhận thừa kế từ cha mẹ nên không bị giới hạn về hạn mức được phép nhận chuyển quyền
khi H đáp ứng được đủ tất cả những điều kiện để được cấp GCN QSDĐ với 50ha đất
trồng lúa nói trên.
Câu 2. (4đ)
Ông H có 2500m2 đất NN ở huyện Bình Chánh, TP.HCM, đất đã được cấp
GCN. Sau khi tìm hiểu và tham vấn ý kiến của bạn bè, ông quyết định đầu tư làm
đường cắt đôi thửa đất và chia 2500m2 đất thành 20 lô đất, mỗi lô có diện tích
100m2 để bán cho công nhân làm nhà để ở.
Việc mua bán trên được thực hiện thông qua lập vi bằng ghi nhận vụ việc bởi
VP Thừa phát lại K. hỏi:
1. Giao dịch nêu trên có phù hợp với quy định của pháp luật không, giải thích?
(1đ)
- Giao dịch trên không phù hợp với quy định của pháp luật.
- CSPL: Điều 6, Điều 188, khoản 3 Điều 191, điểm a khoản 1 Điều 194 Luật ĐĐ.
- 2500m2 ông H sở hữu là đất NN; vậy nên căn cứ theo mục đích sử dụng đất thì ông
H không thể bán cho công nhân để làm nhà để ở; hành vi này không phù hợp với mục
đích sử dụng đất nông nghiệp.
2. Hãy hướng dẫn (sơ lược) để ông H có thể tách thửa đất và chuyển nhượng
QSDĐ theo đúng quy định của pháp luật? (3đ)
- CSPL: điểm d khoản 1 Điều 57; khoản 1, 2 Điều 188; khoản 1 Điều 194 Luật ĐĐ;
Điều 41, 43d NĐ 43/2014.
- Đầu tiên, ông H phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo điểm d khoản 1
Điều 57 Luật ĐĐ chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là đất ở.
Sau đó, xem xét quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa quy định tại Điều 43d
NĐ 43/2014 theo đó UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối
với từng loại đất phù hợp với từng địa phương; trường hợp này thuộc khu vực huyện
Bình Chánh, TP.HCM quy định diện tích tối thiểu được tách thửa là 80m2 (100m2 >
80m2) nên trường hợp này ông H có thể tách 2500m2 đất NN thành 20 lô đất, mỗi lô có
diện tích 100m2.
- Ông H muốn thực hiện dự án kinh doanh nhà ở được phép chuyển nhượng dưới
hình thức phân lô, bán nền thì ông phải đáp ứng các điều kiện:
(i) Điều kiện chung theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật ĐĐ:
- Có GCN SDĐ;
- Đất không có tranh chấp;
- Không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
(ii) Theo quy định riêng tại Điều 194 Luật ĐĐ hướng dẫn cụ thể tại Điều 41 NĐ
43/2014:
- Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
- Được sự cho phép của UNBD cấp tỉnh khi tiến hành chuyển nhượng QSDĐ dưới
hình thức phân lô bán nền;
- Chủ đầu tư phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công
trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng
1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước
khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở;
đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác
thải;
- Đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với nhà nước.
Đề 5: QTL42
Câu 1: Xác định các hành vi sau đúng hay sai?
1. UBND huyện ra quyết định thu hồi 1ha đất nông nghiệp do bà A đang sử
dụng để phục vụ cho mục đích làm KCN theo kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
- Đúng.
- Cspl: điểm a khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 66 LDD
- UBND cấp huyện có thẩm quyền quyết định thu hồi đất đối với bà A để thực hiện
dự án xây dựng KCN
2. Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện K từ chối hồ sơ đăng ký biến động
đất đai vì hợp đồng chuyển đổi QSDĐ chưa được công chứng, chứng thực.
3. Công ty X tặng cho QSDĐ và tài sản gắn liền với đất cho bà X - là bà mẹ VN
anh hùng
Chỉ trong trường hợp Công ty X là chủ thể được NN giao đất có thu tiền sử dụng đất
hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mới có quyền tặng cho
4. Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thu hồi lại GCN đã cấp do có kết luận
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc cấp GCN có vi phạm pháp luật.
- Sai
- Cspl: Điều 105, 106 LDD
Việc thu hồi GCN không đúng pháp luật phải do cơ quan có thẩm quyền cấp GCN
QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105 của
Luật này quyết định. Theo đó, Điều 105 luật đất đai 2013 quy định Ủy ban nhân dân cấp
huyện có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận.
Câu 2: Bài tập
Bà A đang sử dụng 2ha đất trồng lúa tại Tiền Giang. Tuy nhiên, do việc canh tác
không hiệu quả, bà A muốn chuyển 1000m2 sang đào ao nuôi vịt, 1000m2 sang chuồng
trại nuôi heo, 5000m2 đất đào ao nuôi tôm, số còn lại sẽ trồng chanh không hạt để năng
suất cao hơn.
Bạn hãy hướng dẫn cho bà A các thủ tục để bà có thể thực hiện được ý định của
mình. Biết rằng các nhu cầu của bà phù hợp với kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
Đề 6: CLC42A
Câu 1: Nhận định
a. Giá đất tính tiền sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất không thông qua đấu giá là giá đất cụ thể của UBND cấp tỉnh nơi có
đất.
Nhận định đúng.
Cspl: khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 114 LĐĐ 2013
Giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp Nhà nước giao đất
có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá, mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết
định giá đất cụ thể trong trường hợp này.
b.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhất định cũng có
quyền giao dịch quyền sử dụng đất như tổ chức kinh tế.
Nhận định đúng.
Cspl: Điều 183 Luật đất đai 2013
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp đáp ứng điều kiện được
Nhà nước giao đất có thu tiền SDĐ hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời
gian thuê thì có quyền chuyển nhượng quyền SDĐ đối với tài sản thuộc sở hữu của mình
gắn liền với đất trong thời hạn sử dụng đất; cho thuê, cho thuê lại QSĐ; thế chấp bằng
QSĐ, góp vốn bằng QSĐ như tổ chức kinh tế.
c. Người sử dụng đất dưới hình thức giao đất không thu tiền SDĐ không có
quyền giao dịch QSĐ.
Nhận định sai
Cspl: Điều 54, 188,189,190,191,192,193,194 Luật đất đai 2013
Đối với đất được Nhà nước giao đất không thu tiền SDĐ, tùy vào từng trường hợp
có thể thực hiện quyền giao dịch QSĐ nhưng cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy
định của pháp luật đất đai. Ví dụ Điều 190,192.
d. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông
nghiệp
Nhận định sai.
Cspl: Điều 10, khoản 2 Điều 191 LDĐ 2013
Theo đó, nhóm đất nông nghiệp gồm: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và
đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng
hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác.
Mà pháp luật đất đai chỉ quy định tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng
quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá
nhân, nhưng trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, TCKT vẫn
được nhận chuyển nhượng của một số loại đất còn lại thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Câu 2: Bài tập


Công ty X là TCKT trong nước được Nhà nước cho thuê 7.000m2 đất để thực
hiện dự án xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê. Hỏi:
a. Cho biết các nghĩa vụ tài chính của Công ty X khi sử dụng 7000m2 đất vào
mục đích nói trên? Giải thích?
Các nghĩa vụ tại chính:
- Tiền thuê đất: điểm b khoản 1 Điều 107
- Thuế SDĐ: không thuộc đối tượng không chịu thuế
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Điều 2,3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Thu nhập
từ cho thuê là thu nhập chịu thuế, Công ty X thuộc đối tượng chịu thuế nên phải nộp thuế
này.
- Lệ phí trước bạ: Điều 4, Điều 10 NĐ 10/2022/NĐ-CP. Không thuộc trường hợp
được miễn lệ phí trước bạ
- Lệ phí địa chính.
B. Sau khi được cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất (GCN), Công ty X có được chuyển nhượng quyền sử dụng 7000m2 đất này
không, tại sao?
Được. Cspl: Điều 174 LDĐ 2013.
Công ty X là TCKT được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả
thời gian thuê có quyền chuyển nhượng quyền SDĐ, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn
liền với đất.
C. Giả sử Công ty X muốn chuyển 7.000 m2 đất trên sang xây dựng chung cư
cao tầng để bán. Việc chuyển mục đích trên có phải xin phép cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền không, tại sao? Nếu chuyển mục đích thì nghĩa vụ tài chính của Công ty
X sẽ thay đổi như thế nào?
Cspl: Điều 57 LDĐ
Chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp trên không thuộc trường hợp phải
được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nghĩa vụ tài chính gồm:
- Tiền sd đất: điểm d Khoản 2 NĐ 45/2014/NĐ-CP. Người đang sử dụng đất được
Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đối với đất phi nông nghiệp
(không phải là đất ở) có nguồn gốc được Nhà nước cho thuê đất nay chuyển sang sử dụng
làm đất ở thì phải nộp tiền sd đất.
- Tiền thuê đất: điểm b khoản 1 Điều 107
- Thuế sử dụng đất: đất ở là đối tượng chịu thuế của thuế sử dụng đất phi nn (Điều 2
Luật Thuế SDĐ PNN)
-Thuế thu nhập doanh nghiệp: Điều 2,3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Thu nhập
từ chuyển nhượng BĐS là thu nhập chịu thuế, Công ty X thuộc đối tượng chịu thuế nên
phải nộp thuế này.
- Lệ phí trước bạ: Điều 4, Điều 10 NĐ 10/2022/NĐ-CP. Không thuộc trường hợp
được miễn lệ phí trước bạ
- Lệ phí địa chính

Đề 7: CLC41A
Câu 1: Nhận định
A. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng được nhận chuyển nhượng
quyền SDĐ ở tại VN để xây dựng nhà ở.
Nhận định đúng.
Cspl: điểm đ khoản 1 Điều 169 LDĐ 2013
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua
hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng
đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.

B. Người sử dụng đất thuê khi bị Nhà nước thu hồi đất thì không được bồi
thường về đất.
Nhận định sai.
Cspl: khoản 1 Điều 75 LDĐ
Người sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở,
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
(sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy
định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của
Luật này thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi
đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
C. Chủ thể sử dụng đất ở đều phải nộp tiền SDĐ cho Nhà nước
Nhận định sai
Cspl: Điều 11 NĐ 45/2014
Tiền SDĐ được miễn trong trường hợp tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở
khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách
mạng thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; miễn tiền
sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do
chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ
đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc
và miền núi; Miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao trong hạn mức giao
đất ở cho các hộ dân làng chài, dân sống trên sông nước, đầm phá di chuyển đến định cư
tại các khu, điểm tái định cư theo quy hoạch, kế hoạch và dự án được cấp có thẩm quyền
phê duyệt; Miễn tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất được giao trong hạn mức giao
đất ở để bố trí tái định cư hoặc giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong các cụm, tuyến
dân cư vùng ngập lũ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
D. UBND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các
bên tranh chấp lựa chọn UBND giải quyết
Nhận định sai
Cspl: Điều 203 LDĐ 2013
Chủ tịch UBND các cấp (cấp huyện/cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
đất đai khi: Đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy
tờ tại Điều 100 Luật Đất đai và đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND. Như
vậy, nếu chỉ đáp ứng điều kiện đương sự lựa chọn UBND giải quyết thì chưa đủ điều kiện
để UBND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu đương sự có Giấy chứng
nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ tại Điều 100 Luật Đất đai thì do TAND
giải quyết.

Câu 2:
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự
án đầu tư tại VN có thể xác lập QSDĐ thông qua các cách thức nào? Nêu rõ cspl?
Các cách thức để DNCVĐTNN có nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại
VN có thể xác lập QSDĐ:
* Giao đất có thu tiền sử dụng đất: Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất cho
DNCVĐTNN để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho
thuê (k3 Điều 55 Luật đất đai)
* Cho thuê đất: Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê
đất một lần cho cả thời gian thuê đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng
đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm
muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có
mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê (điểm đ khoản 2
Điều 56 LDD)
* Nhận quyền sử dụng đất:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là
giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp đang sử dụng đất có nguồn gốc được Nhà
nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê
mà giá trị quyền sử dụng đất đã được vốn hóa vào vốn của doanh nghiệp, trừ trường hợp
chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp. (điểm b khoản 1 Điều 169);
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc
Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết
hợp cho thuê (điểm g khoản 1 Điều 169).
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả
hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa
thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ…(điểm k khoản 1 Điều 169)
Câu 3:
Công ty X là TCKT trong nước có chức năng kinh doanh BĐS.Công ty X muốn
sử dụng 20ha đất để thực hiện dự án xây dựng khu nhà ở để bán tại huyện Bình
Chánh, TPHCM với tổng mức đầu tư là 1000 tỷ đồng. Diện tích đất này được phê
duyệt quy hoạch xây dựng nhà ở thương mại. Hỏi:
A. Điều kiện để Công ty X được giao đất để thực hiện dự án này?
Cspl: K3 Điều 58, Đ14 NĐ 43/2014
- Điều kiện để Công ty X được giao đất:
+ Có năng lực tài chính để bảo đảm việc SDĐ theo tiến độ của dự án đầu tư;
+ Ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư;
+ Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang SDĐ do
Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác.
- Điều kiện về năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án
đầu tư:
+ Có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án: không thấp hơn 15% tổng mức
đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên;
+ Có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài và các tổ chức, cá nhân khác.
B. Công ty X được chuyển nhượng QSDĐ dưới hình thức phân lô không? Tại
sao?
Công ty X được chuyển nhượng QSDĐ dưới hình thức phân lô. Vì chuyển nhượng
QSDĐ dưới hình thức phân lô bán nền được áp dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng
kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê quy định tại Điều 194 Luật đất
đai 2013.
Theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì điều kiện để một dự án được phép chuyển
nhượng dưới hình thức phân lô, bán nền gồm:
Thứ nhất, điều kiện chung theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Đất không có tranh chấp;
- Không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Thứ hai, theo quy định riêng tại Điều 194 Luật Đất đai 2013 được hướng dẫn cụ thể
tại Điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
- Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
- Được sự cho phép của UBND cấp tỉnh khi tiến hành chuyển nhượng QSDĐ dưới
hình thức phân lô bán nền;
- Chủ đầu tư phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công
trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng
1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước
khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở;
đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác
thải;
- Đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với nhà nước.

Đề 8: TM-DS-QT 42A
Câu 1: Nhận định
A. Mọi chủ thể được NN giao đất không thu tiền sdđ không có quyền giao dịch
qsdđ.
Nhận định sai.
Cspl: Điều 54, khoản 1 Điều 179.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nn được NN giao trong hạn mức là trường hợp NN
giao đất không thu tiền sử dụng đất có quyền chuyển đổi; chuyển nhượng qsdđ; cho tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân khác, người VN định cư nước ngoài đầu tư tại VN thuê
QSDĐ; thừa kế; tặng cho; thế chấp; góp vốn QSDĐ.
B. Khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền đều phải
lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.
Nhận định sai.
Cspl: Điều 43, 45 LDD 2013, Điều 8 NĐ 43/2014
Theo đó, cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mới có trách nhiệm
lấy ý kiện đóng góp của nhân dân…
// Câu này NĐ với Luật đất đai mới sửa đổi có mâu thuẫn huhu
C. Chủ thể thuê lại QSDĐ của người SDĐ không được cấp giấy chứng nhận đối
với quyền sử dụng đất thuê lại
Nhận định đúng
Cspl: Điều 99 LDD
NN cấp lại GCN QSDĐ cho các trường hợp thuộc khoản 1 Điều này. Cho thuê lại
không thuộc các trường hợp trên.
D. HGĐ, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp phải nộp tiền sử dụng đất nông
nghiệp cho NN.
Nhận định sai
Cspl: Điều 54, Điều 2 NĐ 45/2014
HGĐ, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức quy định thuộc đối tượng
được NN giao đất không thu tiền sử dụng đất. Mà chủ thể được NN giao đất không thu
tiền sử dụng đất không thuộc đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất.

Câu 2: Công ty X là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, xin Nhà
nước cho sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở tại
huyện Củ Chi, TP HCM. Hỏi:
A. Xác định hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh
doanh nhà ở của Công ty X và nghĩa vụ tài chính của Công ty X có thể phải nộp cho
Nhà nước tương ứng hình thức sử dụng đất đó (2.5đ)
* Hình thức sử dụng đất: Thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê
hoặc thu tiền thuê đất hằng năm (Cspl: điểm đ khoản 1 Điều 56 LDD). Doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài không phải là tổ chức kinh tế, đây là doanh nghiệp sử dụng đất để
thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở nên thuộc hình thức sử dụng đất trên.
* Nghĩa vụ tài chính:
- Tiền thuê đất: điểm b khoản 1 Điều 107
- Thuế sử dụng đất: Điều 2,4 Luật thuế sử dụng đất phi nn.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Lệ phí trước bạ: Điều 3,4 NĐ 10/2022
- Lệ phí địa chính
B. Công ty X muốn nhận chuyển nhượng QSDĐ hoặc nhận góp vốn bằng
QSDĐ từ các HGĐ, cá nhân để có đất thực hiện dự án. Việc nhận chuyển nhượng
hoặc nhận góp vốn bằng QSDĐ có phù hợp với pháp luật đất đai không? Tại sao?
(2đ)
Theo pháp luật đất đai thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa được nhận
chuyển nhượng QSDĐ. Tuy nhiên, DNCVĐTNN được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư
là giá trị quyền sử dụng đất (điểm b khoản 1 Điều 169 LDĐ). Ngoài ra, theo điểm e
khoản 1 Điều 169 LDD quy định doanh nghiệp liên doanh cũng như doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận góp vốn bằng
quyền sử dụng đất.
C. Xác định thời gian SDĐ của Công ty X khi sử dụng đất để thực hiện dự án
nêu trên và thời gian SDĐ của người mua nhà ở (cá nhân trong nước) trong dự án
của công ty X (1.5đ)
Cspl: khoản 3 Điều 126 LDD
Thời hạn NN cho DNCVĐTNN thuê đất để thực hiện dự án đầu tư tại VN được xem
xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá
50 năm.
Thời hạn SDĐ của người mua nhà ở: Đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để
bán kết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê mua thì thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được
xác định theo thời hạn của dự án; người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được
sử dụng đất ổn định lâu dài.

Đề 9- HC40
Câu 1: Nhận định: 3đ
a)Khi tranh chấp QSDĐ, NSDĐ không được lựa chọn cơ quan cơ quan có thẩm
quyền (TAND hoặc UBND) để giải quyết tranh chấp.
- SAI.
- CSPL: Điều 203 Luật Đất đai.
- Giải thích: Tranh chấp đất đai có thể được hòa giải tại UBND cấp xã. Trong trường
hợp mà hòa giải không thành thì UBND cấp xã có quyền lựa chọn cơ quan có thẩm
quyền giải quyết theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai, cụ thể như sau: Tranh chấp đất
đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại
Điều 100 Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải
quyết, còn nếu không có giấy tờ như trên thì đương sự được lựa chọn 1 trong 2 hình thức
giải quyết: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy
định tại khoản 3 Điều 203, hoặc khởi kiện tại TAND có thẩm quyền. Ngoài ra thì đương
sự còn có thể lựa chọn giải quyền tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo khoản 3
Điều 203 Luật này. Như vậy thì tranh chấp QSDĐ, NSDĐ vẫn được lựa chọn cơ quan cơ
quan có thẩm quyền (TAND hoặc UBND) để giải quyết tranh chấp.
b)Chỉ UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện mới có thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận đối với QSDĐ.
- SAI.
- CSPL: Điều 99, khoản 3 Điều 105 LĐĐ.
- Giải thích: Không chỉ UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện mới có thẩm quyền cấp
giấy chứng nhận đối với QSDĐ. Ngoài UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện thì nhà
nước cũng có được quyền cấp GCNQSDĐ theo quy định tại Điều 99 Luật này. Ngoài ra
theo quy định tại khoản 3 Điều 105 thì đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện
các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi cấp lại
thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện.

c) Chỉ khi sử dụng đất đầu tư xd nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê, tổ
chức KT mới được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
- SAI.
- CSPL: Điều 55 LDĐ 2013.
- Giải thích: Không chỉ sử dụng đất đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết
hợp cho thuê thì tổ chức KT mới được NN giao đất có thu tiền sd đất. Ngoài ra thì tổ
chức KT còn được NN giao đất có thu tiền sd đất khi được giao đất để thực hiện dự án
đầu tư hạ tầng nghĩa tang, nghĩa địa để chuyển nhượng QSDĐ gắn với hạ tầng.

Câu 2: 2.5đ:
Xác định nghĩa vụ tài chính của HGĐ bà A đang sử dụng 5ha đất trồng lúa tại
tỉnh Tiền Giang.
Làm: Nghĩa vụ tài chính mà HGĐ bà A khi đang sử dụng 5ha đất trồng lúa tại tỉnh
TG là:
- Tiền sử dụng đất.
- Tiền thuê đất nếu được Nhà nước cho thuê đất.
- Thuế sử dụng đất.
CSPL: Điều 107 Luật đất đai 2013.

Câu 3: 4.5đ:
Công ty X là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài xin Nhà nước cho
sử dụng 150ha đất nông nghiệp tại Huyện Củ Chi, tp HCM để thực hiện dự án đầu
tư xd khu công nghiệp. Hỏi:
a. Điều kiện để công ty X được cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng đất thực
hiện dự án trên? 1.5đ
Điều kiện:
- Công ty X là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư
xây dựng khu công nghiệp.
- Công ty X phải là 1 trong các đối tượng sau: Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Nhà nước cho phép Công ty X sử dụng đất với hình thức: Cho thuê đất.
CSPL: Điểm đ khoản 1 Điều 56 Luật Đất đai 2013.

b. Dự án của công ty X thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất hay Công ty X
phải tư thỏa thuận với NSDĐ trong khu vực sự án? Vì sao? 1đ
Dự án để công ty X là dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp nên nếu khu công
nghiệp này được thủ tướng chấp nhận và dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 62 Luật đất đai 2013 thì sẽ bị thu hồi.
Còn nếu không thuộc trường hợp này thì công ty A sẽ phải tiến hành thỏa thuận với
NSDĐ để sử dụng khu vực.

c. Xác định hình thức sử dụng đất của công ty X khi sử dụng đất thực hiện dự án
trên? Với hình thức sử dụng đất đó, Công ty X có quyền giao dịch đối với quyền sử
dụng đất của mình hay không? Nếu có, liệt kê các quyền giao dịch quyền sử dụng đất
tương ứng của công ty X? 2đ
Hình thức sd đất của công ty X: Công ty X được Nhà nước cho thuê đất có thu tiền
sử dụng đất.
Công ty X vẫn được quyền giao dịch đối với QSDĐ cụ thể là được quyền giao đất
không thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất.
CSPL: khoản 1 Điều 56 Luật đất đai.
Đề 10- CLC41B
Câu 1: 4đ:
a. DN có vốn đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam khi sử dụng đất trong 1 số
trường hợp có quyền và nghĩa vụ như tổ chức kinh tế sử dụng đất.
- ĐÚNG
- CSPL: Điều 174, khoản 2 và khoản 3 Điều 183 LDD.
- Giải thích: DN có vốn đầu tư nước ngoài thành lập tại VN khi sử dụng đất thì trong
1 số trường hợp vẫn có các quyền và nghĩa vụ tương tự như tổ chức KT sử dụng đất:
Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170; chuyển nhượng QSDĐ tài
sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất, cho thuê QSDĐ; thế chấp bằng tài sản thuộc
sở hữu của mình; góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình.

b. Các chủ thể sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh
đều phải thuê đất của nhà nước.
- SAI.
- CSPL: Điều 55 LDD 2013.
- Giải thích: Đối với chủ thể thực hiện các dự án đầu tư để xây dựng nhà án để bán
hoặc để bán kết họp với cho thuê thì được nhà nước giao đất.

c. Giá đất dùng để tính tiền sử dụng đất trong 1 số trường hợp là giá đất trong
bảng giá của của UBND cấp tỉnh nơi có đất.
- ĐÚNG.
- CSPL: Điều 114 Luật đất đai 2013.
- Giải thích: Vì đó là căn cứ tính tiền sử dụng đất trong trường hợp người dân được
giao đất hoặc là thu đất nằm trong hạn mức giao đất. Có 2 cách để tính tiền sử dụng đất:
Dùng giá đất trong bảng giá đất hoặc dùng giá đất cụ thể. Nên trong trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều 114 thì dùng bảng giá đất.

d. Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên không có giấy tờ về QSD có thể
được TAND giải quyết.
- SAI.
- CSPL: Khoản 2 Điều 203 Luật đất đai 2013.
- Giải thích: Đối với loại tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận
hoặc các loại giấy tờ khác quy định tại Điều 100 thì đương sự chỉ được lựa chọn 1 trong 2
hình thức giải quyết tranh chấp đất đai: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND
cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại TAND có thẩm quyền chứ không mặc nhiên là Tòa
án sẽ giải quyết.

Câu 2: 3đ
Trong các hành vi sai, hành vi nào phù hợp hoặc không phù hợp với quy định
của PL hiện hành.
a. UBND huyện X ban hành quyết định thu hồi 2ha đất nông nghiệp của ông Y để
thực hiện quy hoạch xd công trình công cộng của địa phương và không bồi thường về
đất với lý do đất này dược giao không thu tiền sử dụng đất.
- Hành vi này là không phù hợp với quy định của PL.
- Vì: Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 76 thì UBND huyện X có quyền thu hồi đất
và không bồi thường với lý do đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Tuy nhiên nếu như đất này thuộc vào trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 54 nên
vẫn phải bồi thường.
b. Ông T (hiện lả giảng viên ĐH sống tại TP.HCM) nhận chuyển nhượng QSDĐ
50ha trồng cây lâu năm tại Bến Tre.
- Hành vi của ông T là phù hợp với quy định của PL.
- Vì: Vì đất trồng cây lâu năm là đất nông nghiệp cho nên hạn mức giao là không
quá 10ha đổi với đồng bằng. Mà theo Điều 130 thì mức chuyển nhượng tối đa không quá
10 lần hạn mức giao cho nên được nhận chuyển nhượng tối đa 100ha cho nên phù hợp.
- CSPL: khoản 2 Điều 129, khoản 1 Điều 130 LDD 2013.
Câu 3: 3đ
Công ty H (là DN kinh doanh bất động sản) có quyền sử dụng hợp pháp 10 ha đất
nông nghiệp tại huyện Nhà Bè, tp. HCM. Khu đất này đã có quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất được phê duyệt cho phép phát triển nhà ở thương mại. Công ty H muốn xd khu nhà ở
để bán diện tích đất này. Hỏi:
a. Mong muốn của H có phù hợp với quy định PL đất đai không?
Mong muốn của H là phù hợp. Tuy nhiên nếu 10 ha đất đó phù hợp với kế hoạch sử
dụng đất thì ông H phải chuyển mục đích dử dụng đất rồi mới được thực hiện xây dựng
khu nhà ở để bán.
b. Cho biết nghĩa vụ tài chính mà công ty H phải thực hiện khi sử dụng đất vào
mục đích xd nhà ở để bán.
Đề 11- TM37B
Câu 1: 5đ
a. Tiền sử dụng đất là nghĩa vụ tài chính mà NSDĐ dưới hình thức giao phải nộp
cho Nhà nước.
- SAI.
- CSPL: điểm a khoản 1 Điều 107 LDD 2013.
- Giải thích: Tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử
dụng đất thì mới là nghĩa vụ tài chính mà NSDĐ dưới hình thức giao đất phải nộp cho
Nhà nước.

b. Khi NSDĐ đã có GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất có thu tiền sử dụng đất.
- SAI.
- CSPL:
- Giải thích:

c. Chủ thể sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư xd kinh doanh nhà ở sẽ được nhà
nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
- SAI.
- CSPL: Điều 55 Luật đất đai.
- Giải thích: Không phải chủ thể nào sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng
kinh doanh nhà ở thì sẽ được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. Mà chủ thể đó
phải là tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài và dự án đầu tư xâu dựng nhà ở đó phải dùng để bán hoặc bán kết hợ cho
thuê thì mới được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.

d. NSDĐ chỉ được thế chấp QSDĐ tại TCTD được phép hoạt động tại Việt Nam.
- SAI.
- CSPL: điểm g khoản 1 Điều 179, điểm b khoản 1 Điều 175 Luật đất đai 2013.
- Giải thích: Việc thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng không chỉ được
phép hoạt động tại Việt Nam, mà còn tại các tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy
định của pháp luật. Hiện nay, pháp luật về đất đai, nhà ở, công chứng không có quy định
riêng dành cho tổ chức, cá nhân khi nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với
đất. Việc thế chấp quyền sử dụng đất là quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản
gắn liền với đất được pháp luật về đất đai ghi nhận nếu đủ điều kiện về thế chấp. Theo
quy định trên, đối với hộ gia đình, cá nhân có thể lựa chọn thế chấp QSDĐ tại tổ chức tín
dụng được phép hoạt động ở VN, các tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định
của pháp luật. Còn đối với tổ chức KT, người VN định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá
nhân nước ngoài chỉ có thể thế chấp QSDĐ cùng với TS gắn liền trên đất tại tổ chức tín
dụng được phép hđ tại VN (điểm b K1 Đ.175)

e. Hòa giải tranh chấp đất đai là 1 hoạt động được khuyến khích thực hiện trong
trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.
- ĐÚNG.
- CSPL: khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013.
- Giải thích: Theo đó thì hòa giải tranh chấp đất đai được Nhà nước khuyến khích
thực hiện, cá bên tranh chấp đất đai có thể tự hòa giải hoặc giải quyết thông hòa giải ở cơ
sở.

Câu 2: 5đ
Các hành vi mà cơ quan có thẩm quyền thực hiện dưới đây có phù hợp không? Vì
sao?
a. UBND cấp huyện C không cấp giấy chứng nhận đối với QSDĐ nông nghiệp mà
HGĐ ông A và HGĐ ông B có được do chuyển đổi QSDĐ cho nhau, với lý do hợp
đồng chuyển đổi không được công chứng lẫn chứng thực. 1đ
-

b. UBND tỉnh D ủy quyền cho UBND tỉnh E (thuộc tỉnh D) thu hồi đất của công
ty TNHH F. 1.5đ
- Không phù hợp.
- CSPL: Khoản 3 Điều 66 LDĐ 2013.
- Theo quy định tại khoản 3 Điều 66 thì đối với trường hợp Ủy quyền thu hồi đất thì
chỉ có UBND cấp tỉnh ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất chứ UBND
cấp tỉnh không thể ủy quyền cho UBND cấp tỉnh khác thu hồi đất.
c. TAND quận G từ chối thụ lý đơn kiện tranh chấp căn nhà giữa ông H và bà K
với lý do các đương sự không có giấy chứng nhận đối với quyền sở hữu nhà ở và
quyền sử dụng đất ở. Biết rằng tranh chấp trên đã được hòa giải nhưng không thành
tại UBND quận G. 1đ
- Không phù hợp.
- CSPL: Khoản 2 Điều 203 LDĐ 2013.
- Theo quy định trên thì nếu như tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy
chứng nhận đối với quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thì được lựa chọn 1 trong
2 hình thức giải quyết là: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm
quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 hoặc khởi kiện tại TAND có thẩm quyền. Như
vậy TAND quận G không thể từ chối thụ lý đơn kiện tranh chấp với lý do nêu trên.
d. Văn phòng đăng ký đất đai huyện L từ chối việc chị M đăng ký nhận thừa kế 5
ha đất trồng lúa theo di chúc của cha ruột với lý do chị M đang là giảng viên ĐH,
không trực tiếp sản xuất công nghiệp và diện tích thừa kế vượt quá hạn mức địa
phương quy định. Biết rằng hạn mức trồng lúa tại địa phương là 3ha. 1.5đ
- Không phù hợp.
- CSPL: khoản 3 Điều 191
- Luật đất đai chỉ quy định: “HGĐ, cá nhân không trực tiếp sản xuất đất nông
nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng
lúa”. Tuy nhiên, Văn phòng đăng ký đất đai không thể từ chối chị M với lý do diện tích
thừa kế vượt quá hạn mức địa phương quy định bởi vì hạn mức nhận chuyển nhượng
QSDĐ chỉ đặt ra đối với hình thức chuyển nhượng và tặng cho đất và đặt ra đối với đất
nông nghiệp. Còn trong trường hợp này là nhận thừa kế nên không áp dụng hạn mức
chuyển nhượng. Và mặc dù không thể đứng tên trên GCN QSDĐ nhưng vẫn được giao
dịch.
Đề 12- AUF42
Câu 1: 5đ:
a. Khi sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư DN có vốn đầu tư nước ngoài và tổ
chức kinh tế có quyền giao dịch quyền sử dụng đất giống nhau.
- SAI.
- CSPL: Điều 174, Điều 183 LDD.
- Giải thích: Không giống nhau, có điểm khác. Cụ thể ở Điều 174, 183.
b. HGĐ, cá nhân được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở thì chỉ được
công nhận phần diện tích đất trong hạn mức giao đất ở.
- SAI.
- CSPL:điểm a khoản 1 và điểm 1 khoản 2 Điều 20 NĐ 43 sđ, bs.
- Giải thích: thì nếu đất sử dụng trước năm 1993 và được xác nhận không có tranh
chấp và không vi phạm quy định về đất đai thì đối với trường hợp diện tích đất xây dựng
nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì được công
nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ
đời sống đó
c. Chủ thể được nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm chỉ được thực
hiện giao dịch đối với ts gắn liền với đất.
- SAI.
- CSPL: điểm đ khoản 1 Điều 175.
- Giải thích: Chủ thể được NN cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm không phải
chỉ được thực hiện giao dịch đối với ts gắn liền với đất ngoài ra còn được cho thuê lại
QSDĐ theo hình thức trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất đã được xây dựng xong kết
cấu hạ tầng ,…
d. DN có vốn đầu tư nước ngoài cũng được nhận chuyển nhượng QSDĐ để thực
hiện dự án đầu tư tại Việt Nam.
- SAI.
- CSPL: điểm b, khoản 1 Điều 169 LĐ Đ, Điều 39 NĐ 43 sđ, bs. Điều 13
TT02/2015/ TT-BTNMT.
- Giải thích: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được nhận chuyển nhượng
vốn đầu tư là giá trị QSDĐ mà không được được nhận chuyển nhượng QSDĐ
e. HGĐ, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp cũng được sử dụng đất ổn định lâu
dài.
- ĐÚNG.
- CSPL: khoản 3 Điều 125.
- Giải thích: Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong trường hợp
đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 131.
Câu 2: 5đ
DN có vốn đầu tư nước ngoài K là DN được thành lập và hoạt động tại Việt
Nam. Nay DN K muốn thực hiện dự án xây dựng nhà ở để bán hợp đồng thuê. Hỏi:
a. Để thực hiện dự án doanh nghiệp K có thể xác lập QSDĐ theo cách nào?
Xin nhà nước cho thuê đất theo điểm đ khoản 1 Điều 56 LDĐ.

b. Xác định hình thức sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất của DN K khi thực
hiện dự án này?
- Hình thức sử dung đất là thuê đất đất thu tiền sử dụng đất một lần hoặc là thuê đất
thu tiền sử dụng đất hằng năm.
- Thời hạn sử dụng đất là không quá 50 năm hoặc không quá 70 năm đối với dự án
có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm theo quy định tại khoản 3 Điều 126 LĐĐ
c. Giả sử trong quá trình thực hiện dự án, DN K không muốn tiếp tục thực hiện
dự án, DN K có thể chuyển nhượng QSDĐ gắn với chuyển nhượng toàn bộ dự án cho
DN khác không? Tại sao?
TH1: Doanh nghiệp k thuê đất trả tiền sử dụng đất hằng năm thì không được chuyển
nhượng QSDĐ gắn với chuyển nhượng toàn bộ dự án cho DN khác theo khoản 2 Điều
183 LĐĐ. TH2: DN K thuê đất trả tiền sử dụng đất một lần cho cả thời gian thuê thì DN
K được phép chuyển nhượng QSDĐ gắn với chuyển nhượng toàn bộ dự án cho DN khác
theo điểm b khoản 3 Điều 183 LĐĐ.

You might also like