GiotrnhKthuttinguynnc

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 359

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/339089375

Giáo trình Kỹ thuật Tài nguyên nước

Book · February 2020

CITATIONS READS

0 2,396

3 authors:

Luong Bang Nguyen Tran Quoc Lap


ThuyLoi University Hanoi Water Resources University
31 PUBLICATIONS 199 CITATIONS 13 PUBLICATIONS 14 CITATIONS

SEE PROFILE SEE PROFILE

Nguyen Quang Phi


Thuyloi University
28 PUBLICATIONS 56 CITATIONS

SEE PROFILE

All content following this page was uploaded by Luong Bang Nguyen on 07 February 2020.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
BỘ MÔN KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC

Tập thể tác giả:


PGS.TS. NGÔ VĂN QUẬN (Chủ biên)
PGS.TS. PHẠM VIỆT HÒA - PGS.TS. LÊ QUANG VINH -
TS. NGUYỄN LƯƠNG BẰNG - TS. NGÔ ĐĂNG HẢI
TS. TRẦN QUỐC LẬP - TS. NGUYỄN QUANG PHI -
THS. NGUYỄN VĂN TÍNH

GIÁO TRÌNH
KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC

NHÀ XUẤT BẢN BÁCH KHOA HÀ NỘI


MỤC LỤC

Trang
Các từ viết tắt..................................................................................................................... 11
Lời nói đầu......................................................................................................................... 13

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................. 15


1.1. KHÁI QUÁT CHUNG............................................................................................... 15
1.2. CÁC NGUỒN NƯỚC NGỌT TRÊN THẾ GIỚI..................................................... 16
1.3. TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM.......................................................................... 21
1.3.1. Tài nguyên nước mặt Việt Nam........................................................................... 21
1.3.2. Tài nguyên nước ngầm ở Việt Nam .................................................................... 22
1.3.3. Thực trạng tài nguyên nước Việt Nam hiện nay ................................................. 23
1.3.4. Nguồn nước trong tương lai................................................................................. 25
1.4. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG THÁCH THỨC
TRONG TƯƠNG LAI .............................................................................................. 26
1.4.1. Vấn đề sử dụng nước ở Việt Nam ....................................................................... 26
1.4.2. Những thách thức trong tương lai........................................................................ 28

CHƯƠNG 2. DÒNG CHẢY MẶT..................................................................................... 33


2.1. KHÁI NIỆM DÒNG CHẢY MẶT........................................................................... 33
2.2. LƯU VỰC VÀ ĐẶC TRƯNG HÌNH HỌC CỦA LƯU VỰC............................... 34
2.2.1. Khái niệm về lưu vực ........................................................................................... 34
2.2.2. Các phương pháp xác định lưu vực ..................................................................... 36
2.2.3. Các đặc trưng hình học của lưu vực .................................................................... 38
2.3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH DÒNG CHẢY ......................................................... 42
2.3.1. Sự hình thành dòng chảy...................................................................................... 42
2.3.2. Quá trình hình thành dòng chảy........................................................................... 43
2.4. PHÂN TÍCH QUAN HỆ MƯA-DÒNG CHẢY ...................................................... 45
2.4.1. Phương pháp biểu đồ thủy văn đơn vị ................................................................. 45

3
2.4.2. Biểu đồ thủy văn đơn vị tổng hợp........................................................................ 49
2.4.3. Biểu đồ thủy văn S ............................................................................................... 52
2.4.4. Quan hệ mưa - dòng chảy CSC............................................................................ 55
2.4.5. Xác định số đường cong và tổn thất .................................................................... 57
2.4.6. Các số đường cong ............................................................................................... 63
2.4.7. Phương pháp biểu đồ thủy văn đơn vị SCS......................................................... 65

CHƯƠNG 3. DÒNG CHẢY NƯỚC NGẦM.................................................................... 71


3.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NƯỚC NGẦM ................................................... 71
3.1.1. Đặc tính của tầng nước ngầm............................................................................... 75
3.1.2. Tính không đồng nhất và không đẳng hướng của hệ số dẫn thủy lực ................ 77
3.1.3. Các tầng chứa nước ngầm.................................................................................... 78
3.1.4. Sự chuyển động của nước ngầm.......................................................................... 78
3.2. DÒNG CHẢY NGẦM BÃO HÒA .......................................................................... 78
3.2.1. Các phương trình điều khiển................................................................................ 78
3.2.2. Các mạng dòng chảy ............................................................................................ 81
3.3. DÒNG CHẢY MỘT CHIỀU Ở TRẠNG THÁI ỔN ĐỊNH ................................... 83
3.3.1. Tầng nước ngầm giới hạn .................................................................................... 83
3.3.2. Tầng nước ngầm không giới hạn ......................................................................... 84
3.4. THỦY LỰC HỌC GIẾNG Ở TRẠNG THÁI ỔN ĐỊNH ....................................... 85
3.4.1 Dòng chảy vào các giếng ...................................................................................... 85
3.4.2. Tầng nước ngầm bị giới hạn ................................................................................ 87
3.4.3. Các tầng nước ngầm không bị giới hạn (không áp) ............................................ 89
3.5. THỦY LỰC GIẾNG TRẠNG THÁI NHẤT THỜI - ĐIỀU KIỆN CÓ ÁP........... 90
3.6. THỦY LỰC GIẾNG TRẠNG THÁI NHẤT THỜI - ĐIỀU KIỆN KHÔNG ÁP . 92
3.7. NƯỚC NGẦM Ở VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG ....... 95
3.7.1. Các tầng chứa nước lỗ hổng................................................................................. 95
3.7.2. Các tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo Bazan Pliocen - Đệ tứ............ 97
3.7.3. Các tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo lục nguyên Mesozoi (ms)...... 97
3.7.4. Các tầng chứa nước khe nứt - Karst trong các thành tạo Cacbonat.................... 97
3.7.5. Các thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước........................... 98

4
CHƯƠNG 4. NHU CẦU NƯỚC ........................................................................................ 99
4.1. MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 99
4.2. NƯỚC CHO NÔNG NGHIỆP ............................................................................... 101
4.2.1 Giới thiệu chung .................................................................................................. 101
4.2.2. Khái quát về chế độ tưới và cách xác định lưu lượng yêu cầu đầu hệ thống ... 107
4.2.3. Nhu cầu nước tưới cho một số loại cây trồng theo hướng dẫn của FAO ......... 115
4.3. NƯỚC CHO SINH HOẠT ..................................................................................... 118
4.3.1. Nước sinh hoạt cho đô thị .................................................................................. 119
4.3.2. Cấp nước sinh hoạt cho nông thôn..................................................................... 124
4.4. NƯỚC CHO CÔNG NGHIỆP ............................................................................... 125
4.5. NHU CẦU NƯỚC CHO CHĂN NUÔI, THỦY SẢN.......................................... 132
4.5.1. Nhu cầu nước cho chăn nuôi.............................................................................. 132
4.5.2. Nhu cầu nước cho thủy sản ................................................................................ 133
4.6. NƯỚC DÙNG CHO GIAO THÔNG THỦY........................................................ 135
4.6.1. Chiều sâu bảo đảm ............................................................................................. 135
4.6.2. Lưu lượng yêu cầu khi sử dụng âu tàu............................................................... 136
4.7. NƯỚC CHO SẢN SINH NĂNG LƯỢNG............................................................ 137
4.8. PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CUNG CẤP NƯỚC MẶT ....................................... 141
4.8.1. Hệ thống hồ chứa nước mặt ............................................................................... 141
4.8.2. Trữ nước - phân tích sự ổn định cho việc cung cấp nước ................................. 142

CHƯƠNG 5. HỆ THỐNG PHÂN PHỐI NƯỚC........................................................... 144


5.1. HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI KÊNH HỞ................................................................. 144
5.1.1. Bố trí hệ thống kênh tưới.................................................................................... 144
5.1.2. Bố trí hệ thống kênh tiêu .................................................................................... 148
5.1.3. Bố trí mạng lưới giao thông và cây chắn gió..................................................... 149
5.1.4. Bố trí công trình trên kênh ................................................................................. 152
5.1.5. Tính toán lưu lượng trên kênh tưới.................................................................... 160
5.2. HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC BẰNG ĐƯỜNG ỐNG ....................... 160
5.2.1. Các thành phần cơ bản của hệ thống cấp nước và chức năng
của các công trình trong hệ thống...................................................................... 160

5
5.2.2. Phân loại hệ thống cấp nước .............................................................................. 164
5.2.3. Tiêu chuẩn, chế độ dùng nước và quy mô công suất của trạm cấp nước ......... 166

CHƯƠNG 6. THỦY NĂNG VÀ TRẠM THUỶ ĐIỆN................................................. 174


6.1. MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 174
6.2. KHÁI NIỆM VỀ THỦY NĂNG ............................................................................ 174
6.2.1. Trữ lượng thủy năng cho một con sông............................................................. 175
6.2.2. Xác định lưu lượng bình quân dòng chảy.......................................................... 176
6.3. ĐÁNH GIÁ TRỮ NĂNG DÒNG CHẢY ............................................................. 176
6.3.1. Đánh giá năng lượng nguồn nước...................................................................... 176
6.3.2. Đánh giá trữ năng dòng chảy ............................................................................. 179
6.4. CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LƯỢNG.................. 181
6.4.1. Mục đích và nhiệm vụ tính toán thủy năng ....................................................... 181
6.4.2. Các tài liệu cơ bản cho tính toán đánh giá thủy năng........................................ 182
6.5. BIỆN PHÁP KHAI THÁC THỦY NĂNG............................................................ 183
6.5.1. Cách tập trung cột nước ..................................................................................... 184
6.5.2. Cách tập trung lưu lượng và điều tiết lưu lượng................................................ 187
6.6. KHÁI NIỆM VỀ THỦY ĐIỆN .............................................................................. 190
6.7. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN..................................... 190
6.7.1. Các thành phần phát điện ................................................................................... 190
6.7.2. Phân loại nhà máy thủy điện .............................................................................. 191
6.7.3. Các thông số chủ yếu của trạm thủy điện.......................................................... 193
6.8. XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ CUNG CẤP NƯỚC VÀ MỨC BẢO ĐẢM ............... 194
6.8.1. Mức bảo đảm tính toán....................................................................................... 194
6.8.2. Chọn năm tính toán và các năm đặc trưng về thủy văn .................................... 196

CHƯƠNG 7. KIỂM SOÁT HẠN ..................................................................................... 199


7.1. MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 199
7.2. TÌNH HÌNH HẠN HÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM .......................... 199
7.2.1. Tình hình hạn hán trên thế giới .......................................................................... 199
7.2.2. Tình hình hạn hán ở Việt Nam........................................................................... 202
7.2.3. Tình hình giám sát, dự báo và cảnh báo hạn hán của Việt Nam....................... 205

6
7.3. KHÁI NIỆM VỀ HẠN HÁN.................................................................................. 206
7.3.1. Định nghĩa và phân loại hạn hán........................................................................ 206
7.3.2. Các chỉ số hạn..................................................................................................... 209
7.3.3. Các đặc trưng của hạn hán ................................................................................. 220
7.4. DỰ BÁO, CẢNH BÁO SỚM HẠN HÁN............................................................. 220
7.4.1. Sự cần thiết phải dự báo, cảnh báo hạn hán....................................................... 220
7.4.2. Thực trạng và thách thức trong xây dựng hệ thống giám sát
và cảnh báo sớm hạn hán ở nước ta................................................................... 223
7.4.3. Mô hình dự báo hạn............................................................................................ 225
7.4.4. Mô hình giám sát và cảnh báo hạn..................................................................... 227
7.4.5. Xây dựng Bản đồ dự báo và bản tin cảnh báo hạn sớm.................................... 228
7.5. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ HẠN HÁN PHỤC VỤ CẤP NƯỚC
CHO CÁC NGÀNH KINH TẾ QUỐC DÂN........................................................... 231

CHƯƠNG 8. KIỂM SOÁT TIÊU THOÁT NƯỚC....................................................... 233


8.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI KIỂM SOÁT TIÊU THOÁT NƯỚC ............................. 233
8.1.1. Khái quát chung.................................................................................................. 233
8.1.2. Yếu tố tự nhiên ................................................................................................... 233
8.1.3. Yếu tố kinh tế - xã hội ........................................................................................ 236
8.2. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG TIÊU THOÁT NƯỚC ............................................... 237
8.2.1. Phân loại theo đặc điểm của đối tượng tiêu nước.............................................. 237
8.2.2. Phân loại theo biện pháp tiêu ............................................................................. 240
8.3. BỐ TRÍ HỆ THỐNG TIÊU THOÁT NƯỚC CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI.... 241
8.3.1. Phân cấp kênh..................................................................................................... 241
8.3.2. Yêu cầu bố trí hệ thống kênh tiêu thoát nước.................................................... 243
8.3.3. Nguyên tắc bố trí ................................................................................................ 243
8.3.4. Khoảng cách giữa các kênh................................................................................ 244
8.3.5. Sơ đồ bố trí hệ thống kênh tiêu và kênh cấp nước riêng biệt............................ 244
8.3.6. Sơ đồ bố trí hệ thống kênh cấp nước và tiêu thoát nước kết hợp...................... 245
8.4. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC MƯA TRONG QUẢN LÝ
HỆ THỐNG THỦY LỢI......................................................................................... 246
8.4.1. Khái quát chung.................................................................................................. 246

7
8.4.2. Phân vùng tiêu .................................................................................................... 247
8.4.3. Hồ điều hòa......................................................................................................... 248
8.4.4. Tiêu nước đệm.................................................................................................... 251
8.4.5. Trữ thêm nước trên ruộng lúa ............................................................................ 251
8.4.6. Yêu cầu tiêu nước mưa....................................................................................... 251
8.5. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC MƯA TRONG CÁC KHU ĐÔ THỊ
VÀ KHU CÔNG NGHIỆP ..................................................................................... 256
8.5.1. Tính toán nhu cầu tiêu thoát nước cho đô thị và công nghiệp .......................... 256
8.5.2. Quy hoạch, thiết kế, thi công xây dựng và quản lý hệ thống công trình
tiêu thoát nước cho các khu đô thị và công nghiệp ........................................... 259
8.5.3. Mạng lưới thoát nước mưa................................................................................. 262
8.5.4. Hệ thống thoát nước thải, nước bẩn................................................................... 262
8.5.5. Hệ thống thoát nước chân không và hệ thống thoát nước giản lược ................ 266
8.5.6. Công trình xử lý nước thải sinh hoạt đô thị (cục bộ và khu vực) ..................... 266
8.5.7. Yêu cầu đối với vật liệu và cấu kiện hệ thống thoát nước đô thị...................... 270
8.6. THU TRỮ VÀ ĐIỀU TIẾT NƯỚC MƯA ............................................................ 270
8.6.1. Sự cần thiết phải có các công trình thu trữ và điều tiết nước mưa.................... 270
8.6.2. Một số loại công trình thu trữ và điều tiết nước mưa trong khu đô thị............. 272

CHƯƠNG 9. KIỂM SOÁT LŨ......................................................................................... 276


9.1. KHÁI QUÁT CHUNG ........................................................................................... 276
9.2. QUẢN LÝ ĐỒNG BẰNG VÙNG LŨ.................................................................. 280
9.2.1. Khái niệm về đồng bằng vùng lũ ....................................................................... 280
9.2.2. Phân tích về thủy văn và thủy lực đối với lũ ..................................................... 281
9.2.3. Quản lý đồng bằng vùng lũ và các quy định ..................................................... 283
9.2.4. Quản lý nước mưa và quản lý đồng bằng vùng lũ............................................. 284
9.3. CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LŨ ............................................ 285
9.3.1. Nguyên nhân lũ lụt ............................................................................................. 285
9.3.2. Tác động của lũ................................................................................................... 286
9.3.3. Những thiệt hại do lũ gây ra............................................................................... 286
9.4. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT LŨ ..................................................................... 288

8
9.4.1. Các biện pháp công trình.................................................................................... 289
9.4.2. Biện pháp phi công trình .................................................................................... 298
9.5. THIỆT HẠI VÀ ƯỚC TÍNH LỢI ÍCH THỰC CỦA LŨ..................................... 301
9.5.1. Các mối quan hệ của thiệt hại ............................................................................ 301
9.5.2. Các thiệt hại dự kiến........................................................................................... 302
9.5.3. Phân tích dựa trên rủi ro ..................................................................................... 305
9.6. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH ............................................................................................. 314

CHƯƠNG 10. bTÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ............................................................... 316


10.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ............ 317
10.1.1. Tài nguyên và môi trường................................................................................ 317
10.1.2. Phát triển kinh tế - xã hội ................................................................................. 319
10.1.3. Quan hệ giữa phát triển và môi trường............................................................ 320
10.2. NỘI DUNG VÀ NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT ...................................... 321
10.2.1. Nội dung ........................................................................................................... 321
10.2.2. Những kiến thức cần thiết ................................................................................ 321
10.2.3. Nhiệm vụ của đánh giá tác động môi trường .................................................. 321
10.2.4. Những yêu cầu cần đạt được của đánh giá tác động môi trường.................... 322
10.2.5. Phương châm đánh giá tác động môi trường................................................... 322
10.3. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.............. 323
10.3.1. Lược duyệt các tác động môi trường ............................................................... 323
10.3.2. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường................................................................ 323
10.3.3. Đánh giá tác động môi trường đầy đủ ............................................................. 323
10.3.4. Tác động môi trường của các dự án tưới, tiêu nước........................................ 325
10.4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG............................ 326
10.4.1. Phương pháp liệt kê số liệu về thông số môi trường....................................... 327
10.4.2. Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường.......................................... 327
10.4.3. Phương pháp ma trận môi trường .................................................................... 328
10.4.4. Phương pháp chập bản đồ môi trường............................................................. 328
10.4.5. Phương pháp mô hình ...................................................................................... 328
10.4.6. Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí mở rộng............................................ 329

9
10.5. ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
ĐẾN MÔI TRƯỜNG ............................................................................................ 332
10.5.1. Trừ hại, tăng lợi - lợi nhiều hơn hại ................................................................. 332
10.5.2. Công trình thủy lợi đã trực tiếp làm thay đổi các yếu tố môi trường.............. 332
10.5.3. Sự cố công trình thủy lợi gây tác hại lớn......................................................... 333
10.6. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CÁC DỰ ÁN
PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN NƯỚC ................................................................. 334
10.6.1. Nội dung và phương pháp đánh giá sơ bộ cho dự án thủy lợi ........................ 334
10.6.2. Những tài liệu cần thiết .................................................................................... 335
10.6.3. Một số dự án phát triển tài nguyên nước điển hình......................................... 335
10.7. QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG CÁC
HỆ THỐNG THỦY LỢI...................................................................................... 344
10.7.1. Yêu cầu chất lượng nước dùng cho sản xuất nông nghiệp ............................. 344
10.7.2. Hệ chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nước tưới.................................................. 344

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 350

10
CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng Phát triển châu Á


ANN Mạng thần kinh nhân tạo
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
CTĐM Công trình đầu mối
CTTL Công trình Thủy lợi
DHMT Duyên hải miền Trung
DHBTB Duyên hải Bắc Trung Bộ
DHNTB Duyên hải Nam Trung Bộ
ĐCTV Địa chất thủy văn
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐTM Đồng Tháp Mười
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐGSB Đánh giá sơ bộ
ĐGSBMT Đánh giá sơ bộ môi trường
ĐNB Đông Nam Bộ
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc
GDP Tổng thu nhập quốc dân
HTTL Hệ thống thủy lợi
ICID Ủy ban Quốc tế về vấn đề tưới tiêu
IWRA Hiệp hội nước Quốc tế
KTCTTL Khai thác công trình thủy lợi
KTNN Khí tượng nông nghiệp
LVS Lưu vực sông

11
MNDBT Mực nước dâng bình thường
Trung tâm Giảm nhẹ Hạn hán Mỹ và Trung tâm Thông tin
NOAA
Hạn hán
PDSI Chỉ số khắc nghiệt hạn Palmer
QHTH-TNN Quy hoạch tổng hợp Tài nguyên nước
SMI Chỉ số độ ẩm cây trồng
RSMI Chỉ số độ ẩm tương đối của đất
SSI Chỉ số chuẩn hóa độ ẩm đất
SPI Chỉ số chuẩn hóa lượng mưa
SPEI Chỉ số chuẩn hóa lượng mưa và bốc hơi
SMAPI Chỉ số độ ẩm đất bất thường
SWSI Chỉ số cung cấp nước mặt
TCXD Tiêu chuẩn xây dựng
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TDMNBB Trung du miền núi Bắc Bộ
TĐMT Tác động môi trường
TNN Tài nguyên nước
TTĐ Trạm thủy điện
TGLX Tứ giác Long Xuyên
UNDP Tổ chức Liên Hợp quốc
WB Ngân hàng Thế giới
WEAP Chương trình tính toán lượng nước và quy hoạch hệ thống
WMO Tổ chức Khí tượng Thế giới

12
LỜI NÓI ĐẦU

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và cần thiết cho mọi sự sống và phát
triển. Tài nguyên nước bao gồm các nguồn chính như nước mặt, nước ngầm và nước
mưa. Hiện nay nguồn nước ngọt trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang
đứng trước khủng hoảng về sự thiếu hụt nước cung cấp cho nhu cầu thiết yếu cho tất
cả các ngành kinh tế như: Nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, thương mại, dịch
vụ… Hậu quả của việc khan hiếm và thiếu nước là một thách thức rất lớn đối với sự
phát triển kinh tế xã hội trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc đảm
bảo tính bền vững trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước hiệu quả hiện tại và
trong tương lai là vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết đối với cán bộ kỹ thuật nói
chung và cán bộ ngành nước nói riêng. Chính vì những lý do trên, chúng tôi biên
soạn Giáo trình Kỹ thuật Tài nguyên nước để dùng làm tài liệu giảng dạy chính
thức cho môn học Kỹ thuật Tài nguyên nước, nhằm trang bị một cách có hệ thống
những kiến thức cần thiết để cung cấp và tạo điều kiện cho sinh viên trong quá trình
học tập cũng như sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ đảm nhiệm tốt chức năng được
giao trong lĩnh vực Kỹ thuật Tài nguyên nước. Đồng thời, giáo trình cũng là tài liệu
tham khảo cho các cán bộ, kỹ sư thủy lợi đang công tác tại các Công ty khai thác hệ
thống thủy lợi, các Vụ, Viện, Cục thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và
những cơ quan có liên quan khác.
Đề cương Giáo trình Kỹ thuật Tài nguyên nước được xây dựng với sự phối hợp
của các cán bộ giảng dạy thuộc Bộ môn Kỹ thuật Tài nguyên nước và được biên
soạn bởi một nhóm các cán bộ giảng dạy thuộc Bộ môn Kỹ thuật Tài nguyên nước
do PGS.TS. Ngô Văn Quận làm chủ biên.
Chương 1. Giới thiệu chung - Do PGS.TS. Phạm Việt Hòa biên soạn.
Chương 2. Dòng chảy mặt - Do TS. Nguyễn Quang Phi biên soạn.
Chương 3. Dòng chảy ngầm - Do PGS.TS. Phạm Việt Hòa biên soạn.
Chương 4. Nhu cầu sử dụng nước - Do TS. Trần Quốc Lập biên soạn.
Chương 5. Hệ thống phân phối nước - Do ThS. Nguyễn Văn Tính biên soạn.
Chương 6. Thủy năng và trạm thủy điện - Do PGS.TS. Ngô Văn Quận biên soạn.
Chương 7. Kiểm soát hạn - Do TS. Nguyễn Lương Bằng biên soạn.

13
Chương 8. Kiểm soát tiêu thoát nước - Do PGS.TS. Lê Quang Vinh biên soạn.
Chương 9. Kiểm soát lũ - Do TS. Ngô Đăng Hải, PGS.TS. Ngô Văn Quận biên soạn.
Chương 10. Tác động môi trường và chất lượng nước trong các hệ thống thủy lợi
- Do PGS.TS. Ngô Văn Quận, PGS.TS. Phạm Việt Hòa biên soạn.
Các tác giả muốn gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Trường Đại học Thủy lợi, Khoa Kỹ
thuật Tài nguyên nước và tập thể Bộ môn Kỹ thuật Tài nguyên nước - những người
đã góp công rất lớn trong việc đề xuất, xây dựng đề cương môn học và đề cương
giáo trình này.
Hà Nội, tháng 8 năm 2019
Các tác giả

14
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG


Quản lý nguồn nước bao gồm kỹ thuật quản lý cung cấp nước, quản lý sự quá dư
thừa nước và hồi phục môi trường (xem hình 1.1). Quản lý cung cấp nước và quản
lý sự quá dư thừa nước là quá trình phân tích thủy văn và quá trình phân tích thủy
lực. Cốt lõi chung có liên quan đến việc giải thích các quá trình thủy văn, thủy lực là
trên cơ sở của cơ học chất lỏng. Quá trình thủy lực bao gồm 3 dạng của dòng chảy:
dòng chảy trong ống, dòng chảy trong kênh hở và dòng chảy nước ngầm.

Hình 1.1. Các yếu tố của quản lý nguồn nước

Kỹ thuật nguồn nước theo nghĩa rộng bao gồm các mặt nghiên cứu về khoa học
sinh học, kỹ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, được minh họa trong hình
1.1. Các lĩnh vực trong khoa học sinh vật học được liệt kê từ sinh thái đến động vật
học. Khoa học tự nhiên được liệt kê từ hoá học, khí tượng học và vật lý học. Khoa
học xã hội là kinh tế học và xã hội học. Thuật ngữ kỹ thuật nguồn nước được sử

15
dụng tập trung vào các lĩnh vực kỹ thuật của thủy văn và thủy lực trong việc quản lý
cung cấp nước và quản lý sự quá dư thừa nước (Mays, 1996[1]).
Kỹ thật tài nguyên nước không chỉ bao gồm phân tích và tổng hợp những vấn đề
về nước khác nhau thông qua các công cụ phân tích trong kỹ thuật thủy văn, thủy
lực mà còn vươn tới lĩnh vực thiết kế. Lĩnh vực kỹ thuật tài nguyên nước đã phát
triển qua 9000 - 10000 năm, khi loài người phát triển kiến thức và kỹ thuật trong
việc xây dựng các công trình thủy lợi để dẫn nước và trữ nước. Ví dụ: Từ lâu các hệ
thống tưới đã được xây dựng bởi người Ai Cập và người Hôhcam ở Bắc Mỹ. Đập
lớn và lâu đời nhất là đập Sadd-el-Kafara được xây dựng ở Ai Cập khoảng năm
2950 đến năm 2690 - trước Công nguyên. Hệ thống phân phối nước áp lực lâu đời
nhất được biết đến (vào khoảng 2000 năm trước Công nguyên) tại thành phố cổ đại
của Knossos ở Krete. Trên thế giới có rất nhiều các hệ thống thủy lợi đã được xây
dựng từ rất lâu.

1.2. CÁC NGUỒN NƯỚC NGỌT TRÊN THẾ GIỚI


Một trong những vấn đề nhạy cảm và phức tạp nhất hiện nay là vấn đề liên quan tới
sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nước (Gleick, 1993[2]). Gắn liền vấn đề nước là việc
cung cấp cho con người đầy đủ lượng nước ngọt. Tài liệu thu thập được về nguồn
nước trên toàn cầu bởi các nhà khoa học Xô Viết được thống kê trong bảng 1.1.
Những tài liệu này rõ ràng là chỉ đưa ra các số liệu thống kê một cách tương đối chứ
không chú ý nhiều đến độ chính xác. Bảng 1.2 trình bày sự vận động của lượng nước
sẵn có trên thực tế ở các vùng khác nhau trong toàn thế giới. Bảng 1.3 trình bày sự vận
động của nước được sử dụng trên thế giới bởi những hoạt động của con người. Bảng
1.4 trình bày dòng chảy hàng năm và lượng nước tiêu hao do sử dụng bởi các lục địa,
các vùng địa lý, các vùng kinh tế trên thế giới (Shiklomanov, 1993[9]).
Bảng 1.1. Trữ lượng nước trên Trái đất

Số % trữ lượng
Diện tích Thể Chiều nước toàn cầu
Địa danh vùng, miền
phân bố tích dày
và nguồn nước ngọt Toàn Nước
(103km2) (103km3) (m)
bộ nước ngọt
Đại dương 361,300 1338,000 3.700 96,5 -
Nước ngầm 134,800 23,400 174 1,7 -
Nước ngọt 10,530 78 0,76 30,1
Nước dưới dạng độ ẩm của đất 16,5 0,2 0,001 0,05

16
Số % trữ lượng
Diện tích Thể Chiều nước toàn cầu
Địa danh vùng, miền
phân bố tích dày
và nguồn nước ngọt Toàn Nước
(103km2) (103km3) (m)
bộ nước ngọt
Sông băng và tuyết phủ vĩnh cửu 16,227 24,064 1463 1,74 68,7
Nam Cực 13,980 21,600 1,546 1,56 61,7
Greenland 1,802 2,340 1,298 0,17 6,68
Các đảo Bắc Cực 226 83,5 369 0,006 0,24
Các vùng núi cao 224 40,6 181 0,003 0,12
Vùng đất đóng băng vĩnh cửu 21,000 300 14 0,022 0,86
Nước trữ ở các hồ: 2058,7 176,40 85,7 0,013 -
- Nước ngọt 1236,4 91,00 73,6 0,007 0,26
- Nước mặn 822,3 85,40 103,8 0,006 -
Nước đầm lầy 2682,6 11,47 4,28 0,0008 0,03
Dòng chảy trên sông 148,800 2,12 0,014 0,0002 0,006
Nước sinh học 510,000 1,12 0,002 0,0001 0,003
Nước trong không khí 510,000 12,90 0,025 0,001 0,040
Tổng trữ lượng nước 510,000 1385,984 2,718 100 -
Tổng trữ lượng nước ngọt 148,800 35,029 235 2,53 100

Bảng 1.2. Lượng nước thực tế của nguồn nước sẵn có


tại các vùng trên thế giới

Lượng nước thực tế sẵn có


Vùng Diện tích
(103m3 trên năm trên đầu người)
và lục địa (106km2)
1950 1960 1970 1980 2000
Châu Âu 10,28 5,9 5,4 4,9 4,6 4,1
Bắc Âu 1,32 39,2 36,5 33,9 32,7 30,9
Trung Âu 1,86 3,0 2,8 2,6 2,4 2,3
Nam Âu 1,76 3,8 3,5 3,1 2,8 2,5
Liên Xô thuộc châu Âu
1,82 33,8 29,2 26,3 24,1 20,9
(Bắc)
Liên Xô thuộc châu Âu
2,52 4,4 4,0 3,6 3,2 2,4
(Nam)

17
Lượng nước thực tế sẵn có
Vùng Diện tích
(103m3 trên năm trên đầu người)
và lục địa (106km2)
1950 1960 1970 1980 2000
Bắc Mỹ 24,16 37,2 30,2 25,2 21,3 17,5
Canađa và Alaska 13,67 384 294 246 219 189
Hoa Kỳ 7,83 10,6 8,8 7,6 6,8 5,6
Trung Mỹ 2,67 22,7 17,2 12,5 9,4 7,1
Châu Phi 30,10 20,6 16,5 12,7 9,4 5,1
Bắc 8,78 2,3 1,6 1,1 0,69 0,21
Nam 5,11 12,2 10,3 7,6 5,7 3,0
Đông 5,17 15,0 12,0 9,2 6,9 3,7
Tây 6,96 20,5 16,0 12,4 9,2 4,9
Trung tâm 4,08 92,7 79,5 59,1 46,0 25,4
Châu Á 44,56 9,6 7,9 6,1 5,1 3,3
Bắc Trung Quốc
9,14 3,8 3,0 2,3 1,9 1,2
và Mông Cổ
Nam 4,49 4,1 3,4 2,5 2,1 1,1
Tây 6,82 6,3 4,2 3,3 2,3 1,3
Đông Nam 7,17 13,2 11,1 8,6 7,1 4,9
Trung Á và Kazakhstan 2,43 7,5 5,5 3,3 2,0 0,7
Sibêri và Viễn Đông 14,32 124 112 102 96,2 95,3
Tran và Capcazơ 0,19 8,8 6,9 5,4 4,5 3,0
Nam Mỹ 17,85 105 80,2 61,7 48,8 28,3
Bắc 2,55 179 128 94,8 72,9 37,4
Brazil 8,51 115 86,0 64,5 50,3 32,2
Tây 2,33 97,9 77,1 58,6 45,8 25,7
Trung tâm 4,46 34,0 27,0 23,9 20,5 10,4
Úc và châu Đại Dương 8,59 112 91,3 74,6 64,0 50,0
Úc 7,62 35,7 28,4 23,0 19,8 15,0
Châu Đại Dương 1,34 161 132 108,0 92,4 73,5

18
Bảng 1.3. Động thái của việc sử dụng nước do hoạt động của con người

1980 1990 2000


Nước sử dụng
km3/năm % km3/năm % km3/năm %
Nông nghiệp
Lấy ra 2,290 69,0 2,680 64,9 3,250 62,6
Tiêu thụ 1,730 88,7 2,050 86,9 2,500 86,2
Công nghiệp
Lấy ra 710 214 973 23,6 1,280 24,7
Tiêu thụ 61,9 3,2 88,5 3,8 117 4,0
Cung cấp cho đô thị
Lấy ra 200 6,0 300 7,3 441 8,5
Tiêu thụ 41,1 2,1 52,4 2,2 64,5 2,2
Hồ chứa
Lấy ra 120 3,6 170 4,1 220 4,2
Tiêu thụ 120 6,2 170 7,2 220 7,6
Tổng cộng
Lấy ra 3,320 100 4,130 100 5,190 100
Tiêu thụ 1,950 100 2,360 100 2,900 100

Bảng 1.4. Lượng dòng chảy năm và lượng nước tiêu thụ
ở các lục địa và các vùng địa lý, kinh tế trên thế giới

Dòng chảy Chỉ Lượng nước tiêu thụ (km3/ năm)


bình quân năm số
Lục địa
khô Tổng 1980 1990 2000
hoặc vùng km3/ hạn
(mm) Tất Tất
năm R/LP Tổng Tổng Tất yếu
yếu yếu
Châu Âu 310 3,210 - 435 127 555 178 673 222
Bắc 480 737 0,6 9,9 1,6 12 2,0 13 2,3
Trung tâm 380 705 0,7 141 22 176 28 205 33
Nam 320 564 1,4 132 51 184 64 226 73
Liên Xô (châu Âu)
330 601 0,7 18 2,1 24 3,4 29 5,2
Bắc

19
Dòng chảy Chỉ Lượng nước tiêu thụ (km3/ năm)
bình quân năm số
Lục địa
khô Tổng 1980 1990 2000
hoặc vùng km3/ hạn
(mm) Tất Tất
năm R/LP Tổng Tổng Tất yếu
yếu yếu
Liên Xô (châu Âu)
150 525 1,5 134 50 159 81 200 108
Nam
Bắc Mỹ 340 8,200 - 663 224 724 255 796 302
Canađa và Alaska 390 5,300 0,8 41 8 57 11 97 15
Hoa Kỳ 220 1,700 1,5 527 155 546 171 531 194
Trung Mỹ 450 1,200 1,2 95 61 120 73 168 93
Châu Phi 150 4,570 - 168 129 232 165 317 211
Bắc 17 154 8,1 100 79 125 97 150 112
Nam 68 349 2,5 23 16 36 20 63 34
Đông 160 809 2,2 23 18 32 23 45 28
Tây 190 1,350 2,5 19 14 33 23 51 34
Trung Phi 470 1,909 0,8 2,8 1,3 4,8 2,1 8,4 3,4
Châu Á 330 14,410 - 1,910 1,380 2,440 1,660 3,140 2,020
Bắc Trung Quốc
160 1,470 2,2 395 270 527 314 677 360
và Mông Cổ
Nam Á 490 2,200 1,3 668 518 857 638 1,200 865
Tây Á 72 490 2,7 192 147 220 165 262 190
Đông Nam Á 1,090 6,650 0,7 461 337 609 399 741 435
Trung Á,
70 170 3,1 135 87 157 109 174 128
Kazakhstan
Sibêri
230 3,350 0,9 34 11 40 17 49 25
và Viễn Đông
Tran - Capcazơ 410 77 1,2 24 14 26 18 33 21
Nam Mỹ 660 11,760 - 111 71 150 86 216 116
Diện tích phía Bắc 1,230 3,126 0,6 15 11 23 16 33 20
Brazil 720 6,148 0,7 23 10 33 14 48 21
Tây 740 1,714 1,3 40 30 45 32 64 44

20
Dòng chảy Chỉ Lượng nước tiêu thụ (km3/ năm)
bình quân năm số
Lục địa
khô Tổng 1980 1990 2000
hoặc vùng km3/ hạn
(mm) Tất Tất
năm R/LP Tổng Tổng Tất yếu
yếu yếu
Trung tâm 170 812 2,0 33 20 48 24 70 31
Úc và
270 2,390 - 29 15 38 17 47 22
châu Đại Dương
Úc 39 301 4,0 27 13 34 16 42 20
Châu Đại Dương 1,560 2,090 0,6 2,4 1,5 3,3 1,8 4,5 2,3
Diện tích
- 44,500 - 3,320 1,450 4,130 2,360 5,190 2,900
(đất thuộc)

1.3. TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM


1.3.1. Tài nguyên nước mặt Việt Nam
Tài nguyên nước bao gồm: nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước
biển. Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại thường
xuyên hay không thường xuyên trong các thủy vực ở trên mặt đất như: sông ngòi, hồ
tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết. Tài nguyên
nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi trong
đời sống và sản xuất. Do đó, tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói
riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng
lãnh thổ hay một quốc gia.
 Tài nguyên nước mặt
Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ hay một quốc
gia là tổng của lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và lượng dòng
chảy được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa)[77].
Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng
847km3, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507km3 chiếm 60% và dòng
chảy nội địa là 340km3, chiếm 40%.
Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong
phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi
đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên, một
đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời

21
gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố rất
không đều giữa các hệ thống sông và các vùng.
Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mêkông bằng khoảng 500km3, chiếm tới
59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó đến hệ thống sông
Hồng 126,5km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3km3 (4,3%), sông Mã, sông
Cả, sông Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20km3 (2,3
- 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng
9km3 (1%), các sông còn lại là 94,5km3 (11,1%).
Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là phần lớn
nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở nước ngoài,
trong đó hệ thống sông Mêkông chiếm nhiều nhất (447km3, chiếm 88%). Nếu chỉ
xét thành phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh thổ nước ta, thì hệ
thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3km3, chiếm 23,9%), sau
đó đến hệ thống sông Mêkông (53km3, chiếm 15,6%), hệ thống sông Đồng Nai
(32,8km3, chiếm 9,6%) [10].
1.3.2. Tài nguyên nước ngầm ở Việt Nam
Nước ta có nguồn tài nguyên nước ngầm khá phong phú. Dòng chảy ngầm trên
toàn lãnh thổ (chưa kể phần hải đảo) khoảng 2.000m3/s. Lưu lượng các sông trong
mùa khô phần lớn là nước ngầm.
Các thành hệ chứa nước lớn, có vai trò quan trọng bao gồm:
a) Thành hệ chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Đệ tứ và Neogen
- Phân bố rộng ở đồng bằng Bắc Bộ, ven biển miền Trung và đồng bằng Nam Bộ.
- Chiều dày của tầng nước ngầm từ vài chục mét đến 500m.
- Nước ngầm tồn tại trong 2 đến 3 tầng chứa nước như ở đồng bằng Bắc Bộ, ven
biển miền Trung. Đồng bằng Nam Bộ có đến 6-7 tầng chứa nước.
- Mức độ chứa nước của các tầng chứa nước lớn (Khả năng dẫn nước của tầng
chứa nước từ vài trăm đến 2000 m2/ngày; các giếng khoan có lưu lượng khai thác từ
vài chục đến vài trăm m3/h).
- Thành hệ chứa nước này là nguồn cấp nước quan trọng cho ăn uống, sinh hoạt
và công nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ, ven biển miền Trung và đồng bằng Nam Bộ
của nước ta.
b) Thành hệ chứa nước Karst:
- Phân bố chủ yếu ở khu vực miền Bắc: chiếm 1/3 diện tích của miền Bắc.
- Môđun dòng ngầm trung bình khoảng 10 - 12 l/s.km2.

22
- Trong vùng Karst, nước mặt hiếm, vì vậy, nước ngầm có vai trò rất quan trọng
cho cấp nước (như ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên…).
c) Thành hệ chứa nước khe nứt-lỗ hổng trong bazan
- Phân bố ở Tây Nguyên, chiều sâu từ 10m đến hơn 100m.
- Môđun dòng ngầm trung bình trong bazan từ 8 đến hơn 10l/s.km2.
- Lưu lượng khai thác của các giếng khoan có thể đạt tới 100m3/h.
- Ở khu vực Tây Nguyên nước chứa trong khe nứt-lỗ hổng bazan là nguồn cung cấp
chủ yếu cho ăn uống, sinh hoạt của nhân dân vùng Tây Nguyên, ngoài ra còn là nguồn
cấp nước quan trọng cho tưới cà phê, hồ tiêu, cao su và các loại cây trồng cạn khác.
d) Ngoài các thành hệ chứa nước chủ yếu trên, còn có các thành hệ chứa nước
khác (trầm tích, biến chất, macma) tuy có mức độ chứa nước, dẫn nước hạn chế
nhưng cũng có giá trị đối với việc cấp nước ăn uống, sinh hoạt quy mô nhỏ và cho
tưới vườn, chăn nuôi… ở nhiều vùng, nhất là các khu vực thường xuyên bị hạn hán,
thiếu nước như các tỉnh ở miền Trung, Tây Nguyên và trung du miền núi Bắc Bộ.

1.3.3. Thực trạng tài nguyên nước Việt Nam hiện nay
Do vị trí địa lý, đặc điểm điều kiện tự nhiên đặc thù của nước ta, nên khoảng 60%
lượng nước của cả nước tập trung ở lưu vực sông Mêkông, 16% tập trung ở lưu vực
sông Hồng - Thái Bình, khoảng 4% ở lưu vực sông Đồng Nai, các lưu vực sông lớn
khác, tổng lượng nước chỉ chiếm phần nhỏ còn lại.
Tổng lượng nước mặt của nước ta phân bố không đều giữa các mùa, một phần là
do lượng mưa phân bố không đồng đều cả về thời gian và không gian, gây nên lũ lụt
thường xuyên và khô hạn trong thời gian dài. Lượng mưa thay đổi theo mùa và thời
điểm mùa mưa, mùa khô ở các vùng là khác nhau. Ở miền Bắc, mùa khô bắt đầu vào
tháng XI và tháng XII, ở miền Trung và miền Nam mùa khô bắt đầu muộn hơn, vào
tháng I. Mùa khô ở nước ta kéo dài từ 6 đến 9 tháng và khắc nghiệt, lượng nước
trong thời gian này chỉ bằng khoảng 20 - 30% lượng nước của cả năm. Vào thời
điểm này, khoảng một nửa trong số 15 lưu vực sông chính bị thiếu nước bất thường
hoặc cục bộ.
Tổng lượng nước mặt của các lưu vực sông trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 830 - 840
tỷ m3/năm, nhưng chỉ có khoảng 310 - 315 tỷ m3 (37%) là nước nội sinh, còn 520 - 525
tỷ m3 (63%) là nước chảy từ các nước láng giềng vào lãnh thổ Việt Nam. Chẳng hạn, ở
lưu vực sông Hồng nguồn nước ngoại lai chiếm 50% tổng khối lượng nước bề mặt. Còn
ở lưu vực sông Mêkông có đến 90% tổng khối lượng nước bề mặt có nguồn gốc ngoại
lai. Nếu chỉ xem xét tổng lượng nước cả năm sẽ thấy tài nguyên nước của Việt Nam rất

23
dồi dào. Xét trên từng lưu vực, theo tiêu chuẩn quốc tế (theo Chỉ số về mức căng thẳng
nước của Falkenmark), thì nguồn cung cấp nước: Mức trên 1.700m3/người/năm được
xem là đủ nước; Trong khoảng 1.700 - 1.000m3/người/năm thì có khả năng xảy ra thiếu
nước bất thường hoặc cục bộ; Dưới 1.000m3/năm thì xảy ra hiện tượng khan hiếm
nước) trong mùa khô, chỉ có 4 lưu vực sông có đủ nước đó là: Mêkông, Sê San, Vu Gia
- Thu Bồn và sông Gianh; 2 lưu vực khác là lưu vực sông Hương và lưu vực sông Ba ở
ngưỡng xấp xỉ mức đủ nước; lưu vực sông Đông Nam Bộ và Đồng Nai thì việc thiếu
nước có thể thường xuyên hơn; lưu vực sông Ba gần tiến đến mức này; các lưu vực
sông còn lại có khả năng thiếu nước không thường xuyên hoặc cục bộ. Nếu xét trên cơ
sở tổng lượng nước trung bình năm, 2 lưu vực sông Đồng Nai và Đông Nam Bộ với số
dân hiện tại đều có nguy cơ thiếu nước không thường xuyên hoặc thiếu nước cục bộ,
lưu vực sông Mã và lưu vực sông Kôn đang gần với mức này. Với dân số gần 88 triệu
người, Việt Nam có tổng lượng nước bình quân đầu người theo năm đạt khoảng
9.560m3/người, thấp hơn chuẩn 10.000m3/người/năm của quốc gia có tài nguyên nước ở
mức trung bình theo quan điểm của Hiệp hội Nước quốc tế (IWRA).
Tính theo lượng nước nội sinh thì Việt Nam hiện mới đạt khoảng
4.000m3/người/năm, và đến năm 2025 có thể bị giảm xuống còn 3.100 m3. Đặc
biệt, trong trường hợp các quốc gia thượng nguồn không có sự chia sẻ công bằng
và sử dụng hợp lý nguồn nước trên các dòng sông liên quốc gia, thì Việt Nam
chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ khan hiếm nước, có khả năng sẽ xảy ra
khủng hoảng nước, đe dọa đến sự phát triển ổn định về kinh tế, xã hội và an ninh
lương thực. Mực nước và lưu lượng trung bình cao nhất và thấp nhất trên các con
sông trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay có xu hướng giảm, điều này càng minh
chứng rõ hơn cho các nhận định trên. Các hồ chứa (tự nhiên và nhân tạo), đập dâng
và các công trình thủy lợi là một phần không thể thiếu của các lưu vực sông và thực
tế cho thấy, dòng chảy của các con sông trong lưu vực đang được kiểm soát bởi các
hồ chứa và đập nước. Theo con số tính toán, tổng dung tích hữu ích của các hồ chứa
của nước ta vào khoảng 37 tỷ m3 (chiếm khoảng 4,5% của tổng lượng nước mặt
trung bình năm). Trong đó, trên 45% nằm trong lưu vực sông Hồng - Thái Bình,
22% ở lưu vực sông Đồng Nai và 5 - 7% nằm ở lưu vực sông Cả, lưu vực sông Ba
và Sê San. Tính riêng cho lưu vực sông Đồng Nai thì dung tích hữu ích của các hồ
chứa chiếm 23% tổng lượng nước trung bình năm của cả lưu vực. Trên các lưu vực
sông khác lượng nước trữ bằng 20% tổng lượng nước mặt hàng năm, trong đó có 12
lưu vực sông ở mức dưới 10%.
Những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân, ở hạ lưu hầu hết các lưu vực sông,
tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm nước không đủ cung
cấp cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thường xuyên hơn, trên phạm vi

24
rộng lớn hơn và ngày càng nghiêm trọng, gây tác động lớn đến môi trường sinh thái
các dòng sông, gia tăng nguy cơ kém bền vững của tăng trưởng kinh tế, xóa đói
giảm nghèo và phát triển xã hội. Thêm vào đó, tài nguyên nước trên các lưu vực
sông ở Việt Nam đang bị suy giảm và suy thoái nghiêm trọng do nhu cầu dùng nước
tăng cao trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thủy điện,
làng nghề và do khả năng quản lý yếu kém. Các hệ sinh thái rừng tự nhiên duy trì
nguồn sinh thủy từ thượng nguồn các lưu vực cũng bị suy giảm trên diện rộng do
nạn phá rừng, do canh tác nông, lâm nghiệp, khai khoáng và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Xét lượng nước vào mùa khô thì nước ta thuộc vào vùng phải đối mặt với thiếu
nước, một số khu vực thuộc loại khan hiếm nước. Chưa bao giờ tài nguyên nước lại
trở nên quý hiếm như những năm gần đây, khi nhu cầu nước không ngừng tăng lên
mà nhiều dòng sông lại bị suy thoái, ô nhiễm, nước sạch ngày một khan hiếm. Hạn
hán, thiếu nước diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng. An ninh về nguồn nước cho
thấy sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường đang không được bảo đảm ở nhiều
nơi, nhiều vùng ở nước ta.
1.3.4. Nguồn nước trong tương lai
Quản lý tài nguyên nước có thể được chia nhỏ thành 3 cách phân loại rộng rãi: (1)
quản lý cấp nước; (2) quản lý nước thừa; (3) phục hồi môi trường. Tất cả các dự án
nguồn nước phục vụ đa mục tiêu hiện đại được thiết kế và xây dựng để quản lý cấp
nước hoặc quản lý nước thừa. Thực tế trong lịch sử của nhân loại, tất cả các dự án về
nguồn nước đã được thiết kế và xây dựng cho một hoặc cả hai loại này. Một hệ
thống nguồn nước là một hệ thống phân phối lại theo không gian và thời gian của
nguồn nước sẵn có từ một vùng để đáp ứng yêu cầu xã hội (theo Plate, 1993[11]).
Nước có thể được sử dụng từ hệ thống nước mặt, hệ thống nước ngầm hoặc từ hệ
thống liên kết giữa nước mặt và nước ngầm.
Khi thảo luận về các nguồn nước, chúng ta phải quan tâm đến cả hai lĩnh vực
khối lượng và chất lượng. Chu trình thủy văn phải xác định rõ vấn đề khối lượng và
chất lượng nước. Bởi vì có nhiều vấn đề rất phức tạp về nước, trong đó nhiều vấn đề
hiện nay chúng ta phải đối mặt, nhiều lĩnh vực nghiên cứu có liên quan đến lời giải
của chúng. Những vấn đề này bao gồm khoa học sinh học, kỹ thuật, khoa học vật lý
và khoa học xã hội. Hình 1.1 minh họa tính đa dạng rộng rãi của các ngành kiến
thức liên quan tới tài nguyên nước.
Trong thế kỷ XXI này, chúng ta đang đặt ra câu hỏi: hình mẫu phát triển của công
nghiệp hoá, hiện đại hóa và sử dụng nguồn nước như thế nào? Chúng ta đang thảo
luận về các mục tiêu hướng tới một thế giới công bằng và bền vững trong cộng đồng
quốc tế. Nhìn về tương lai, những vấn đề mới mà cả thế giới đang phải đối mặt bao

25
gồm: việc dân số tăng nhanh ở các nước đang phát triển, những tác động ngẫu nhiên
của sự thay đổi khí hậu toàn cầu, những xung đột có thể xẩy ra về chia sẻ nguồn
nước sạch, làm mỏng tầng ôzôn, những phá hoại của mưa rừng, mối đe dọa tới vùng
đất ẩm ướt, vùng đất trồng trọt, khả năng phục hồi các nguồn tài nguyên và rất nhiều
các vấn đề khác.

1.4. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG THÁCH THỨC


TRONG TƯƠNG LAI

1.4.1. Vấn đề sử dụng nước ở Việt Nam


a) Vai trò của nước đối với con người và sinh vật
Nước là một yếu tố sinh thái không thể thiếu đối với sự sống và là nguồn tài nguyên
có thể tái tạo vô cùng quý giá đối với con người. Trong lịch sử phát triển xã hội loài
người, các cuộc xung đột sắc tộc, chiến tranh giữa các dân tộc, các quốc gia với nhau
trên thế giới nhiều khi gắn liền với việc tranh giành nguồn nước. Vì nguồn nước nhiều
hay ít sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Trong phát triển nông nghiệp, nước trong vai trò quan trọng nhất, nó quyết định
đến năng suất cây trồng và vật nuôi. Đặc biệt đối với các quốc gia nghèo nằm trong
khu vực nhiệt đới của châu Á, châu Phi, Nam Mỹ - nơi sản xuất nông nghiệp đóng
vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân - thì nước lại càng có ý nghĩa sống còn
đối với các quốc gia này.
Trong phát triển công nghiệp và đô thị, nước có vai trò to lớn. Công nghiệp hóa
và đô thị hóa có thể được coi là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh
tế, xã hội của mỗi quốc gia. Nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật, từ
thực vật đến động vật đến các vi sinh vật. Nước còn được coi là nguồn khoáng sản
và năng lượng to lớn của nhân loại. Trong nước chứa nhiều chất khoáng quan trọng
mà con người có thể khai thác được.
b) Tình hình khai thác và sử dụng nước trong các hoạt động kinh tế
Theo số liệu thống kê đánh giá chưa đầy đủ, các công trình thủy lợi đang được khai
thác gồm: 5.656 hồ chứa; 8.512 đập dâng; 5.194 trạm bơm điện, cống tưới tiêu các
loại; 10.698 các công trình khác và trên 23.000 bờ bao ngăn lũ đầu vụ hè thu ở đồng
bằng sông Cửu Long, cùng với hàng vạnkm kênh mương và công trình trên kênh. Tuy
nhiên, hệ thống thủy nông đã xuống cấp nghiêm trọng, chỉ đáp ứng 50 - 60% công
suất thiết kế. Lượng nước sử dụng hằng năm cho nông nghiệp khoảng 93 tỷ m3, cho
công nghiệp khoảng 17,3 tỷ m3, cho dịch vụ là 2 tỷ m3, cho sinh hoạt là 3,09 tỷ m3.
Tính đến năm 2030, cơ cấu dùng nước sẽ thay đổi theo xu hướng nông nghiệp 75%,

26
công nghiệp 16%, tiêu dùng 9%. Nhu cầu dùng nước sẽ tăng gấp đôi, chiếm khoảng
1/10 tổng lượng nước sông ngòi, 1/3 lượng nước nội địa, 1/3 lượng nước chảy ổn
định. Do lượng mưa lớn, địa hình dốc, nước ta là một trong 14 nước có tiềm năng
thủy điện lớn. Các nhà máy thủy điện hiện nay sản xuất khoảng 11 tỷ kWh, chiếm 72
- 75% sản lượng điện cả nước. Với tổng chiều dài các sông và kênh khoảng
40.000km, đã đưa vào khai thác vận tải 15.000km, trong đó quản lý trên 8.000km. Có
những sông suối tự nhiên, thác nước,… được sử dụng làm các điểm tham quan du
lịch. Về nuôi trồng thủy hải sản, nước ta có 1 triệu ha mặt nước ngọt, 400.000ha mặt
nước lợ và 1.470.000ha mặt nước sông ngòi, có hơn 14 triệu ha mặt nước nội thủy và
lãnh hải. Tuy nhiên cho đến nay mới sử dụng 12,5% diện tích mặt nước lợ, nước mặn
và 31% diện tích mặt nước ngọt. Nhiều hồ và đập nhỏ hơn trên khắp toàn quốc phục
vụ tưới tiêu như Cấm Sơn (Bắc Giang), Bến En và Cửa Đạt (Thanh Hóa), Đô Lương
(Nghệ An), Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) và Phú Ninh (Quảng Nam). Theo số liệu thống kê, Việt
Nam hiện có hơn 3.500 hồ chứa nhỏ và khoảng 650 hồ chứa cỡ lớn và trung bình
dùng để sản xuất thủy điện, kiểm soát lũ lụt, giao thông đường thủy, thủy lợi và nuôi
trồng thủy sản (theo FAO, 1999 [12]).
d) Tình hình khai thác và sử dụng nước trong đời sống sinh hoạt
Đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người sử dụng rất nhiều nước sinh hoạt.
Về mặt sinh học mỗi người cần 1 - 2 lít nước/ngày. Trung bình nhu cầu sử dụng
nước sinh hoạt của một người trong một ngày 10 - 15 lít cho vệ sinh cá nhân, 2
0 - 200 lít cho tắm, 20 - 50 lít cho chế biến thức ăn, 40 - 80 lít cho giặt bằng máy…
 Tình hình khai thác và sử dụng ở khu vực thành thị:
Việt Nam có 708 đô thị bao gồm 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 86 thành
phố và thị xã thuộc tỉnh, 617 thị trấn với 21,59 triệu người (chiếm 26,3% dân số toàn
quốc). Có trên 240 nhà máy cấp nước đô thị với tổng công suất thiết kế là 3,42 triệu
m3/ngày. Trong đó 92 nhà máy sử dụng nguồn nước mặt với tổng công suất khoảng
1,95 triệu m3/ngày và 148 nhà máy sử dụng nguồn nước dưới đất với tổng công suất
khoảng 1,47 triệu m3/ngày. Một số địa phương khai thác 100% nước dưới đất để
cung cấp cho sinh hoạt sản xuất như: Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Vĩnh Phúc,
Quảng Ngãi, Bình Định, Sóc Trăng, Phú Yên, Bạch Liêu... Các tỉnh thành như Hải
Phòng, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kon Tum, Gia Lai...
khai thác 100% từ nguồn nước mặt. Nhiều địa phương sử dụng cả 2 nguồn nước.
Tổng công suất hiện có của các nhà máy cấp nước đảm bảo cho mỗi người dân đô
thị khoảng 150 lít nước sạch mỗi ngày. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng hệ thống cấp
nước tại nhiều khu đô thị lạc hậu, thiếu đồng bộ nên hệ thống cấp nước khu đô thị

27
chưa phát huy hết công suất, tỉ lệ thất thoát nước sạch khá cao (có nơi tỉ lệ thất thoát
tới 40%). Chính vì vậy trên thực tế nhiều đô thị cung cấp nước chỉ đạt khoảng 40 -
50 lít/người/ngày.
 Tình hình khai thác và sử dụng ở khu vực nông thôn:
Đối với khu vực nông thôn, Việt Nam có khoảng 36,7 triệu người dân được cấp
nước sạch (trên tổng số người dân 60,44 triệu). Có 7.257 công trình tập trung cấp
nước sinh hoạt cho 6,13 triệu người và trên 2,6 triệu công trình cấp nước nhỏ lẻ khác.
Tỉ lệ dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt lớn nhất ở vùng Nam Bộ chiếm
66,7%; đồng bằng sông Hồng 65,1%; đồng bằng sông Cửu Long 62,1%. Tại thành
phố Hà Nội, tổng lượng nước dưới đất được khai thác là 1.100.000 m3/ngày đêm.
Trong đó, phía Nam sông Hồng khai thác với lưu lượng 700.000 m3/ngày đêm. Trên
địa bàn Hà Nội hiện nay khoảng trên 100.000 giếng khoan khai thác nước kiểu
UNICEF của các hộ gia đình, hơn 200 giếng khoan của công ty nước sạch thành phố
quản lý và 500 giếng khoan khai thác nước của các trạm cấp nước sạch nông thôn.
Các tỉnh ven biển miền Tây Nam Bộ như Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Long An…
do nguồn nước ngọt trên các sông rạch, ao hồ không đủ phục vụ cho nhu cầu của đời
sống và sản xuất, vì vậy nguồn nước cung cấp chủ yếu được khai thác từ nguồn nước
dưới đất. Khoảng 80% dân số ở 4 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau đang
sử dụng nước ngầm mỗi ngày. Tại tỉnh Trà Vinh hiện có khoảng 41.512 giếng khoan,
thành phố Cà Mau hơn 90% người dân trong xã đã khoan và sử dụng nước ngầm. Việc
khai thác nước ngầm quá mức đã làm tầng nước ngầm sụt giảm từ 12 - 15m khu vực
này; khiến cho tỉnh Trà Vinh gần hơn với mặt nước biển khoảng 2 - 2,5m.
1.4.2. Những thách thức trong tương lai
a) Sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội
Sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội trong thế kỷ XXI sẽ làm gia
tăng mạnh nhu cầu dùng nước và đồng thời tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước.
Tài nguyên nước (xét cả về lượng và chất) liệu có đảm bảo cho sự phát triển bền
vững kinh tế xã hội trong hiện tại và tương lai của nước ta hay không? Đây là một
vấn đề lớn cần được quan tâm. Dưới đây xin nêu một số thách thức chủ yếu:
- Trước hết, sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch phục
vụ ăn uống và lượng nước cần dùng cho sản xuất. Đồng thời, tác động của con
người lên môi trường tự nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng sẽ ngày càng
mạnh mẽ, có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng.
Ở nước ta, mức bảo đảm nước trung bình cho một người trong một năm từ
12.800m3/người vào năm 1990, giảm còn 10.900m3/người vào năm 2000 và có khả

28
năng chỉ còn khoảng 8500m3/người vào khoảng năm 2020. Tuy mức bảo đảm nước
nói trên của nước ta hiện nay lớn hơn 2,7 lần so với châu Á (3970m3/người) và 1,4 lần
so với thế giới (7650m3/người), nhưng nguồn nước lại phân bố không đều giữa các
vùng. Do đó, mức bảo đảm nước hiện nay của một số hệ thống sông khá nhỏ:
5000m3/người đối với các hệ thống sông Hồng, Thái Bình, sông Mã và chỉ đạt
2980m3/người ở hệ thống sông Đồng Nai. Theo Hiệp hội Nước Quốc tế (IWRA),
quốc gia nào có mức bảo đảm nước cho một người trong một năm dưới 4000m3/người
thì quốc gia đó thuộc loại thiếu nước và nếu nhỏ hơn 2000m3/người thì thuộc loại
hiếm nước. Theo tiêu chí này, nếu xét chung cho toàn quốc thì nước ta không thuộc
loại thiếu nước, nhưng không ít vùng và lưu vực sông hiện nay đã thuộc loại thiếu
nước và hiếm nước, như vùng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận, hạ lưu sông Đồng
Nai. Đó là chưa xét đến khả năng một phần đáng kể lượng nước được hình thành ở
quốc gia lân cận sẽ bị sử dụng và tiêu hao đáng kể trong phần lãnh thổ đó.
Hơn nữa, nguồn nước sông tự nhiên trong mùa cạn lại khá nhỏ, chỉ chiếm
khoảng 10 - 40% tổng lượng nước toàn năm, thậm chí bị cạn kiệt và ô nhiễm, nên
mức bảo đảm nước trong mùa cạn nhỏ hơn nhiều so với mức bảo đảm nước trung
bình toàn năm.
b) Nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài
Gần 2/3 lượng nước của nước ta là từ quốc gia láng giềng chảy vào. Những năm
qua các quốc gia ở thượng lưu đang tăng cường xây dựng các công trình thủy điện,
chuyển nước và xây dựng nhiều công trình lấy nước, gây nguy cơ nguồn nước chảy
về nước ta sẽ ngày càng suy giảm và Việt Nam sẽ khó chủ động được về nguồn
nước, phụ thuộc nhiều vào các quốc gia ở thượng lưu.
Theo số liệu phân tích từ ảnh viễn thám thì thượng nguồn hệ thống sông Hồng
trên lãnh thổ Trung Quốc có khoảng 52 công trình thủy điện đã hoàn thành hoặc
đang xây dựng. Riêng đối với thượng nguồn sông Đà, về cơ bản đến nay Trung
Quốc đã khai thác hết các bậc thang thủy điện lớn, đã vận hành 8 nhà máy, với tổng
dung tích hồ chứa trên 2 tỷ m3, công suất lắp máy gần 1,7 nghìn MW.
Việc khai thác nước ở thượng nguồn của phía Trung Quốc đã gây ra các tác động
đến việc khai thác nguồn nước của nước ta như: đã có hiện tượng suy giảm lượng
nước từ Trung Quốc chảy vào nước ta, nhất là từ các năm từ 2007 - 2010; tạo ra lũ
đột ngột, bất thường (biên độ dao động mực nước ngày từ 4m đến 10m), gây dao
động mực nước giữa ban ngày và ban đêm rất lớn, có thời gian các hồ ngừng xả
nước phát điện liên tục, kéo dài, làm suy kiệt dòng chảy các sông.
Tương tự như vậy, trên thượng nguồn sông Mêkông, Trung Quốc đã có kế hoạch
xây dựng 14 đập thủy điện với tổng công suất lắp đặt trên 22.000MW. Trong đó, có

29
2 công trình có khả năng điều tiết rất lớn với tổng dung tích khoảng 38 tỷ m3 (thủy
điện Tiểu Loan công suất 4.200MW, dung tích hồ chứa khoảng 15 tỷ m3; và thủy
điện Nọa Chất Độ công suất rất lớn, 5.500MW, dung tích hồ chứa khoảng 23 tỷ m3).
Phân tích sơ bộ ảnh viễn thám trên một phần lưu vực của sông Mêkông (thuộc
Trung Quốc) cho thấy đã có 75 công trình thủy điện đã hoặc đang xây dựng, trong
đó có 6 đập trên dòng chính. Trên phần lưu vực thuộc các nước Lào, Thái Lan và
Campuchia hiện đã có quy hoạch 11 công trình thủy điện trên dòng chính, tổng công
suất khoảng 10.000 - 19.000MW. Lào đã chính thức khởi công thủy điện Xayabury
và đang chuẩn bị xây dựng thủy điện Donsahong.
Việc xây dựng, vận hành các công trình thủy điện trên thượng nguồn sông Mêkông
được cảnh báo sẽ là mối nguy cơ lớn làm đảo lộn các hoạt động phát triển kinh tế,
bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường ở vùng hạ lưu, đặc biệt là vùng đồng
bằng sông Cửu Long của Việt Nam do các vấn đề về biến đổi dòng chảy trong mùa
lũ, suy giảm dòng chảy mùa kiệt, gia tăng xâm nhập mặn, suy giảm hàm lượng phù
sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản...
c) Nguồn nước phân bố không cân đối giữa các vùng, các lưu vực sông
Toàn bộ phần lãnh thổ từ các tỉnh biên giới phía Bắc đến TP Hồ Chí Minh, nơi có
80% dân số và trên 90% hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhưng chỉ có gần
40% lượng nước của cả nước; 60% lượng nước còn lại là ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long - nơi chỉ có 20% dân số và khoảng 10% hoạt động sản xuất, kinh doanh
dịch vụ. Lưu vực sông Đồng Nai, chỉ có 4,2% lượng nước, nhưng đang đóng góp
khoảng 30% GDP của cả nước.
d) Tài nguyên nước phân bố không đều theo thời gian trong năm và không đều
giữa các năm
Lượng nước trong 3 - 5 tháng mùa lũ chiếm tới 70 - 80%, trong khi đó 7 - 9 tháng
mùa kiệt chỉ có 20 - 30% lượng nước cả năm. Phân bố lượng nước giữa các năm
cũng biến đổi rất lớn, trung bình cứ 100 năm thì có 5 năm lượng nước chỉ bằng
khoảng 70 -75% lượng nước trung bình nêu trên.
e) Nhu cầu nước gia tăng trong khi nguồn nước đang tiếp tục bị suy giảm, đặc
biệt là trong mùa khô
Hiện nay, một số lưu vực sông đã bị khai thác quá mức, nhất là trong mùa khô,
cạnh tranh, mâu thuẫn trong sử dụng nước ngày càng tăng. Theo tiêu chuẩn quốc
tế, đã có 4 lưu vực sông đang bị khai thác ở mức căng thẳng trung bình (sử dụng
20 - 40% lượng nước) gồm các sông Mã, Hương, các sông thuộc Ninh Thuận,
Bình Thuận và Bà Rịa-Vũng Tàu. Nếu tính riêng trong mùa khô, thì đã có 10 lưu

30
vực sông đang bị khai thác ở mức căng thẳng trung bình, 6 sông đã đến mức rất
căng thẳng (sử dụng trên 40% lượng nước, gồm 4 sông: sông Mã, cụm sông Đông
Nam Bộ, sông Hương và sông Đồng Nai). Trong đó, cụm sông Đông Nam Bộ và
sông Mã đã khai thác khoảng 75% và 80% lượng nước mùa khô. Dự kiến đến năm
2020 tình trạng khan hiếm nước, thiếu nước, nhất là trong mùa khô sẽ còn tăng
mạnh so với hiện nay và hầu hết các lưu vực sông của Việt Nam đều ở trong trạng
thái căng thẳng về sử dụng nước, đặc biệt là trong thời kỳ mùa cạn.
f) Một số khu vực, nguồn nước dưới đất cũng bị khai thác quá mức
Mực nước dưới đất ở một số khu vực bị suy giảm liên tục và chưa có dấu hiệu hồi
phục. Tại vùng đồng bằng Bắc Bộ, đã hình thành 3 phễu hạ thấp mực nước lớn (tại
TP Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định); năm 1995, diện tích hình phễu hạ thấp mực
nước chỉ có 195km2, đến nay đã tăng lên đến 2900km2, có một số nơi tốc độ hạ thấp
tới 0,8 m/năm. Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, đã hình thành 2 phễu hạ thấp
mực nước lớn (tại khu vực TP Hồ Chí Minh và bán đảo Cà Mau); diện tích phễu hạ
thấp mực nước tăng từ 6900km2 (1995) lên gần 15000km2 (hiện nay), cá biệt có
điểm tốc độ hạ thấp đến trên 1 m/năm. Một số khu vực, nước dưới đất có nguy cơ ô
nhiễm arsen cao, nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng (có 792 xã) và đồng bằng
sông Cửu Long (229 xã), vùng Bắc Trung Bộ (155 xã).
g) Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cả về mức độ, quy mô,
nhiều nơi có nước nhưng không thể sử dụng do nguồn nước bị ô nhiễm
Nguồn nước mặt ở hầu hết các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề đều đã
bị ô nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng (như lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy,
sông Cầu và sông Đồng Nai - Sài Gòn). Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải từ các
cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, các đô thị không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt
tiêu chuẩn nhưng vẫn xả ra môi trường, vào nguồn nước.
h) Rừng đầu nguồn bị suy giảm, diện tích rừng không được cải thiện, chất
lượng rừng kém làm giảm nguồn sinh thủy
Rừng đầu nguồn bị suy giảm, diện tích rừng không được cải thiện, chất lượng
rừng kém làm giảm nguồn sinh thủy là một trong những nguyên nhân chính góp
phần làm cho nguồn nước cạn kiệt, thiếu nước trong mùa khô và gia tăng lũ ống, lũ
quét, sạt lở đất về mùa mưa trong thời gian gần đây.
i) Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xâm nhập mặn sẽ tác động mạnh mẽ,
sâu sắc tới tài nguyên nước
Trong những năm qua, các hiện tượng bất thường của khí hậu, thời tiết đã xảy ra
liên tục. Mùa khô ngày càng kéo dài, hạn hán gây thiếu nước xảy ra trên diện rộng

31
liên tục trong mùa khô các năm từ 2008 đến nay, không chỉ xảy ra cả ở khu vực
miền Trung, Tây Nguyên, miền núi cao phía Bắc mà ngay cả ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Mùa mưa: mưa, lũ tăng lên ở tất cả các vùng trong cả nước (dự báo
đến năm 2020 tất cả các vùng đều tăng từ 2,3- 5,4%); lượng nước mùa khô ở nhiều
vùng (từ Bắc Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long) bị suy giảm (dự báo đến
năm 2020 giảm từ 2,3% đến lớn nhất 16% - ở vùng Nam Trung Bộ, nơi đang thiếu
nước nhất).
Mực nước biển dâng cao dẫn tới ngập lụt vùng ven biển; gia tăng tình trạng xâm
nhập mặn vùng cửa sông, đồng bằng ven biển; gây xói lở, sa bồi làm đảo lộn cân
bằng tự nhiên và sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng ven bờ. Đồng thời,
còn làm gia tăng ngập lụt vùng đồng bằng, hàng triệu hecta vùng ven biển có thể bị
chìm ngập, hàng trăm hecta rừng ngập mặn có thể bị mất, các hệ sinh thái đất ngập
nước ven bờ bị tác động sâu sắc. Các hệ sinh thái thủy sinh, nguồn lợi thủy sản và
nghề cá, đời sống, sinh hoạt, các công trình xây dựng của cư dân ven bờ cũng thay
đổi theo chiều hướng xấu đi.
Theo báo cáo của Liên Hiệp quốc công bố ngày 05/03/2003 được thảo luận tại
Diễn đàn Thế giới Lần thứ III về nước, tổ chức tại Kyoto (Nhật Bản) từ ngày
16-23/03/2003 cho thấy, nguồn nước sạch toàn cầu đang cạn kiệt một cách đáng lo
ngại do sự bùng nổ dân số, tình trạng ô nhiễm môi trường cùng với nhiệt độ Trái đất
nóng lên sẽ làm mất đi khoảng 1/3 nguồn nước sử dụng trong 20 năm tới. Hiện nay
đã có khoảng 12.000km3 nước sạch trên thế giới bị ô nhiễm, hàng năm có hơn 2,2
triệu người chết do các căn bệnh có liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm và điều
kiện vệ sinh nghèo nàn.
Như vậy, khan hiếm và thiếu nước là mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với sự tồn
tại của con người trong tương lai. Vì lẽ đó, cần có các giải pháp quản lý, khai thác và
bảo vệ tốt tài nguyên nước. Trước hết, cần phải củng cố, bổ sung mạng lưới điều tra
quan trắc tài nguyên nước, bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất, cả lượng và chất,
hình thành mạng lưới quan trắc điều tra tài nguyên nước thống nhất trong phạm vi
cả nước, tiến hành kiểm kê đánh giá tài nguyên nước trong các lưu vực sông, các
vùng và toàn lãnh thổ. Trên cơ sở kiểm kê đánh giá tài nguyên nước và cân bằng
kinh tế nước mà xây dựng chiến lược, chính sách phát triển bền vững tài nguyên
nước của quốc gia nói chung và cho các lưu vực nói riêng, cần thực hiện nghiêm
Luật Tài nguyên nước và đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng Tài nguyên nước Quốc
gia cũng như Ban quản lý Lưu vực các sông.

32
Chương 2
DÒNG CHẢY MẶT

2.1. KHÁI NIỆM DÒNG CHẢY MẶT


 Dòng chảy mặt (còn được gọi là dòng chảy trên mặt đất): là dòng chảy của
nước xảy ra khi nước mưa dư thừa, sự tan chảy của tuyết hoặc băng, hoặc các nguồn
khác chảy tràn trên bề mặt Trái đất. Lượng mưa dư thừa là phần của nước mưa
không được lưu trữ trên bề mặt đất hoặc không xâm nhập vào lớp đất bên dưới.
Có hai loại dòng chảy bề mặt xảy ra trong mưa hoặc tuyết:
- Vượt quá lượng thấm: Dòng chảy tràn trên mặt đất xảy ra với đất không bão
hòa. Trong thực tế, đất có thể khá khô, nhưng tính chất đất hoặc mức độ che phủ đất
không cho phép thấm để theo kịp lượng mưa lớn hoặc tuyết tan nhiều. Loại dòng
chảy này thường gặp nhất với lượng mưa trong thời gian ngắn. Nó cũng xảy ra
thường xuyên nhất ở những khu vực có hàm lượng sét cao, hoặc nơi bề mặt bị thay
đổi bởi sự nén chặt, đô thị hóa.
- Vượt quá độ bão hòa: Dòng chảy trên mặt đất xảy ra khi đất trở nên bão hòa
và không còn bất kỳ không gian nào để nước thấm vào trong đất nữa. Điều này có
thể xảy ra ngay cả với loại đất cho phép một lượng thấm lớn trong điều kiện gần
bão hòa. Xảy ra phổ biến nhất với lượng mưa trong thời gian dài, hoặc với trường
hợp mưa liên tục và các trường hợp tuyết tan. Nó cũng có thể xảy ra bất cứ nơi nào
đất bị ướt và cũng phổ biến nhất ở vùng khí hậu ẩm ướt với các lưu vực dốc nhỏ
hoặc phẳng.
Như vậy có thể thấy dòng chảy mặt được hình thành từ mưa và cuối cùng nó tạo
thành dòng chảy trực tiếp đến các sông, suối và đổ ra biển, dòng chảy mặt và mưa có
mối quan hệ được biểu thị dưới dạng vòng tuần hoàn của nước thông qua chu trình
thủy văn. Một trong những thông số chính trong thiết kế và phân tích các hệ thống
thủy văn là dòng chảy đỉnh hoặc trong một số trường hợp sự biến đổi dòng chảy
theo thời gian tại cửa ra của lưu vực hoặc điểm thiết kế hạ lưu khác. Đánh giá của nó
đòi hỏi một sự hiểu biết đầy đủ về các quá trình của tuyến dòng chảy bằng cách
chuyển đổi lượng mưa dư thừa thành dòng chảy trực tiếp.

33
2.2. LƯU VỰC VÀ ĐẶC TRƯNG HÌNH HỌC CỦA LƯU VỰC

2.2.1. Khái niệm về lưu vực


 Lưu vực là phần diện tích bề mặt đất trong tự nhiên, nơi mà mọi lượng nước
mưa khi rơi xuống sẽ tập trung lại và thoát qua một cửa ra duy nhất. Lưu vực hứng
nước, lưu vực thoát nước và lưu vực sông là ba thuật ngữ đồng nghĩa đề cập đến khu
vực địa hình thu nhận và thoát dòng chảy bề mặt qua một cửa ra.
Lưu vực được giới hạn bởi đường chia nước (đường phân thủy) trên mặt và dưới
đất. Đường chia nước trên mặt (hay còn gọi là đường phân nước mặt) là đường nối
các đỉnh cao của địa hình. Nước từ đỉnh cao chuyển động theo hướng dốc của địa
hình để xuống chân dốc là các suối nhỏ, rồi tập trung đến các nhánh sông lớn hơn
chảy về biển. Đường chia nước dưới đất (hay còn gọi đường phân nước ngầm) là
đường giới hạn trong lòng đất mà theo đó nước ngầm chảy về hai phía đối lập nhau
(theo Marsh, 1987[14]).

Hình 2.1. Sơ đồ của một lưu vực thoát nước

Nếu đường phân nước mặt trùng với đường phân nước ngầm thì lưu vực được gọi
là lưu vực kín. Nếu đường phân nước mặt không trùng với đường phân nước ngầm
thì lưu vực được gọi là lưu vực hở. Đường phân nước mặt và đường phân nước
ngầm thường không trùng nhau, do đó đa số các lưu vực là lưu vực hở nên sẽ có
hiện tượng nước từ lưu vực này chuyển sang lưu vực khác. Việc xác định đường
phân nước ngầm là rất khó khăn, nên thực tế thường lấy đường phân nước mặt làm
đường phân nước của lưu vực và gọi đường phân nước mặt là đường phân lưu hay
đường phân thủy.
Nước trên lưu vực chảy theo các dòng chảy thành phần, tập trung vào dòng chính,
mặt cắt dòng chính tại đó nước trên lưu vực chảy qua gọi là mặt cắt cửa ra. Tại mặt
cắt cửa ra, nếu tiến hành đo đạc các yếu tố thủy văn sẽ thu được quá trình dòng chảy
và lượng dòng chảy của lưu vực đó. Vì vậy, trong mỗi lưu vực có thể bao gồm nhiều
lưu vực nhỏ hơn (gọi là tiểu lưu vực). Như thể hiện trong hình 2.3, các lưu vực thoát

34
nước có thể được hình dung như một Kim Tự tháp khi dòng chảy từ các lưu vực nhỏ
hơn (các hệ thống con) kết hợp để hình thành các lưu vực lớn hơn (hệ thống con
trong hệ thống lớn) và dòng chảy từ các lưu vực này trong khối kết hợp để tạo thành
các lưu vực lớn hơn… Marsh, 1987[35] đề cập đến chế độ tổ chức này như là một hệ
thống phân cấp hoặc phân cấp lồng nhau, vì mỗi lưu vực nhỏ hơn được đặt bên trong
lưu vực lớp tiếp theo. Một khái niệm tương tự là các hệ thống thoát nước ra khỏi các
lưu vực nhỏ kết hợp để tạo thành các hệ thống thoát nước lớn hơn…

Hình 2.2. Xác định đường phân nước lưu vực

Hình 2.3. Minh họa hệ thống phân cấp lồng nhau


của các lưu vực nhỏ trong một lưu vực lớn

35
Chính vì vậy, lưu vực được đề cập đến thường là lưu vực sông, theo Luật Tài
nguyên nước năm 2012 thì lưu vực sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt,
nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển.
2.2.2. Các phương pháp xác định lưu vực

Hình 2.4. Bản đồ ranh giới các lưu vực sông của Việt NamMuốn xác định đường phân lưu
để xác định lưu vực phải căn cứ vào bản đồ địa hình có vẽ các đường đồng mức cao độ.
Hiện nay, có hai phương pháp xác định lưu vực:

36
- Phương pháp cổ điển: Sử dụng bản đồ địa hình in trên giấy.
- Phương pháp kỹ thuật số: Sử dụng công cụ hỗ trợ của hệ thống thông tin địa lý
GIS với bản đồ kỹ thuật số.
2.2.2.1. Xác định lưu vực theo phương pháp sử dụng bản đồ địa hình
Phương pháp này sử dụng bản đồ cao độ địa hình, tạo các đường đồng mức, sau đó
khoanh lưu vực theo những cao độ lớn nhất trên khu vực nghiên cứu. Phương pháp
xác định đường phân lưu trên bản đồ địa hình [36] được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định vị trí cần nghiên cứu trên sông.
- Bước 2: Xác định đường phân nước của lưu vực bằng cách nối các điểm cao độ
cao nhất trong khu vực lại với nhau.
- Bước 3: Xác định diện tích lưu vực và các đặc trưng cần thiết khác.
Phương pháp sử dụng bản đồ địa hình in trên giấy để xác định lưu vực được thực
hiện khá đơn giản, không cần máy móc hỗ trợ. Tuy nhiên lại mất nhiều thời gian để
khoanh lưu vực, tính diện tích lưu vực hoặc xác định các đặc trưng của lưu vực.
Mức độ chính xác của kết quả xác định theo phương pháp này phụ thuộc nhiều vào
kinh nghiệm và tính chủ quan của người thực hiện. Phương pháp này không linh
hoạt khi cần có sự thay đổi về vị trí cần nghiên cứu.
2.2.2.2. Xác định lưu vực theo phương pháp kỹ thuật số
Phương pháp kỹ thuật số là sử dụng công nghệ GIS bao gồm các phương pháp
tính, các phần mềm chuyên dụng và cơ sở dữ liệu bản đồ số bao gồm bản đồ dưới
dạng vector (dạng điểm, đường và vùng) hay dưới dạng raster (dạng ô lưới).
Hiện nay có nhiều phần mềm GIS được ứng dụng rộng rãi như MapInfo,
ArcView GIS, ArcGIS, Map Windows… để kết hợp việc xác định ranh giới lưu vực
với phân tích, đánh giá và tính toán các đặc trưng lưu vực sông nhiều công cụ được
xây dựng và nhúng kết vào các phần mềm này. Các công cụ điển hình về xác định
lưu vực sông phổ biến hiện nay là Hydrologic Modeling, AVSWAT (ArcView
SWAT); AV-ThreshR; HEC-GeoHMS (ESRI, HEC) kết hợp HECPrepro (Univ. of
Texas at Austin) và Watershed Delineator (ESRI, TNRCC),... Ngoài ra, có khá
nhiều các công cụ, đoạn chương trình được chia sẻ miễn phí trên mạng internet có
thể sử dụng cho việc xác định lưu vực sông.
Để xác định lưu vực sông một cách tự động, hầu hết các công cụ được xây dựng
dựa trên lý thuyết "mô hình dòng chảy 8 hướng" (D8 flow direction model). Mô
hình này dựa trên lý thuyết là dòng chảy tại một ô lưới (grid) sẽ chảy đến 1 trong 8
hướng xung quanh ô lưới đó, được thể hiện trong hình 2.5.

37
1 Hướng Đông
2 Hướng Đông - Nam
4 Hướng Nam
8 Hướng Tây - Nam
16 Hướng Tây
32 Hướng Tây - Bắc
64 Hướng Bắc
128 Hướng Đông - Bắc

Hình 2.5. Hướng dòng chảy trong mô hình dòng chảy 8 hướng

Các công cụ xác định ranh giới lưu vực sông chỉ khác nhau về mức độ sử dụng
thể hiện qua các đặc tính của công cụ như: (1) tính linh động trong xác định lưu vực;
(2) tốc độ tính toán nhanh chậm; (3) việc tính toán các đặc trưng lưu vực; (4) cách
thức lưu giữ, liên kết thông tin; (5) cách thức sử dụng và kết nối các đặc trưng của
lưu vực sông với các công cụ khác bên ngoài.
Các bước cơ bản để xác định lưu vực sông một cách tự động dựa trên bản đồ số
dưới dạng raster (dạng ô lưới) như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị số liệu cao độ số DEM;
- Bước 2: Xử lý số liệu cao độ số;
- Bước 3: Tính toán xác định hướng dòng chảy theo mô hình 8 hướng trên;
- Bước 4: Xác định liên kết hướng dòng chảy giữa các ô lưới;
- Bước 5: Xác định lưu vực sông và tính toán các đặc trưng của nó.
Phương pháp xác định ranh giới lưu vực sông bằng ứng dụng công nghệ GIS trên
bản đồ số có thể khắc phục được những nhược điểm của phương pháp xác định bằng
bản đồ giấy địa hình lưu vực sông. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ GIS
không chỉ dừng lại ở việc xác định ranh giới lưu vực sông mà nó còn có thể phát huy
được các chức năng của công cụ máy tính như liên kết, tự động hóa, cải tiến tốc độ
tính toán, ứng dụng mở rộng trong tính toán xử lý phía sau đó.

2.2.3. Các đặc trưng hình học của lưu vực


Các đặc trưng hình học của lưu vực thể hiện những điểm khác biệt của lưu vực
này đối với lưu vực khác. Các đặc trưng hình học chính của lưu vực sông gồm: Diện
tích lưu vực, chiều dài sông chính, chiều dài lưu vực, chiều rộng bình quân lưu vực,
hệ số hình dạng lưu vực, độ cao bình quân lưu vực và độ dốc bình quân lưu vực.

38
 Diện tích lưu vực F (km2): Diện tích khống chế bởi đường phân nước của lưu
vực được gọi là diện tích lưu vực. Diện tích lưu vực thường được thực hiện bằng
phương pháp đếm ô vuông hoặc dùng máy đo diện tích chạy theo đường phân nước
được xác định trên bản đồ địa hình. Để đảm bảo độ chính xác người ta thường dùng
các bản đồ địa hình tỉ lệ lớn 1/5.000, 1/10.000, 1/25.000 hay lớn hơn, tùy yêu cầu về
độ chính xác.
 Chiều dài sông chính L (km): Chiều dài sông chính là chiều dài đường chủ lưu
của dòng sông chính từ nguồn ra cửa sông.
 Chiều dài lưu vực Llv (km): Chiều dài lưu vực là khoảng cách theo đường gấp
khúc nối các trung điểm mặt cắt ngang lưu vực và vuông góc với hướng dòng chảy
tính từ nguồn ra cửa sông. Trong thực tế, thường lấy chiều dài sông chính tính từ
nguồn đến cửa sông thay thế cho chiều dài lưu vực, L  Llv, thường lấy Llv = 0.9(L +
l); l là tổng chiều dài các sông nhánh có l ≥ 0.75B.
 Chiều rộng bình quân lưu vực B (km): Chiều rộng bình quân lưu vực được xác
định như sau:
A
B (2.1)
Llv
trong đó: n - số mái dốc lưu vực: Lưu vực một mái dốc n = 1; Lưu vực hai mái dốc
n = 2.
 Hệ số hình dáng của lưu vực Kd: Là hệ số so sánh hình của lưu vực bất kỳ với
hình vuông có cạnh bằng chiều dài lưu vực. Đó chính là tỷ số giữa diện tích lưu vực
A và diện tích hình vuông có độ dài cạnh bằng chiều dài lưu vực (Llv).
Hệ số hình dáng của lưu vực được xác định như sau:
A L B B
Kd  2
 lv  (2.2)
Llv Llv Llv Llv
trong đó: Kd - đánh giá hình thái phát triển của lưu vực, Kd càng lớn lưu vực càng
phát triển theo chiều ngang lưu vực và ngược lại.
 Độ cao bình quân của lưu vực Hbq: Là độ cao gia quyền của lưu vực, được tính
theo chênh lệch giữa hai đường đồng mức và diện tích nằm giữa hai đường đồng
mức. Độ cao bình quân của lưu vực được xác định trên bản đồ địa hình theo công
thức sau:
 ai hi  ai hi
H bq   (2.3)
 ai A

39
trong đó:
hi - cao trình bình quân giữa hai đường đồng mức;
ai - diện tích giữa hai đường đồng mức;
A - diện tích lưu vực.
 Độ dốc bình quân của lưu vực Sbq: Độ dốc bình quân của lưu vực có thể được
xác định theo 2 phương pháp sau:
- Phương pháp Alvard-Horton’s: Độ dốc lưu vực phản ánh mức độ thay đổi độ
cao đối với khoảng cách dọc theo đường chảy chính.
Độ dốc thành phần của khu vực gần đúng hình chữ nhật giữa hai đường đồng
mức liền kề:
h hli hli
Si    (2.4)
di di li ai
trong đó:
h - chênh lệch cao độ giữa hai đường đồng mức liền kề;
li - chiều dài của đường cao độ trung bình giữa hai đường đồng mức liền kề;
di - khoảng cách giữa hai đường đồng mức liền kề;
ai - diện tích giữa hai đường đồng mức liền kề.
Độ dốc bình quân của lưu vực:
hl1 ha1 hl2 ha2 hl ha hl ha
Si    ...  n1 n1  n n 
a1 A a2 A an1 A an A
(2.5)
h hL
  l1  l2  ...  ln1  ln  
A A
trong đó:
L là tổng chiều dài của các đường cao trung bình;
A là tổng diện tích lưu vực.
Mức độ chính xác của độ dốc lưu vực xác định theo phương pháp này phụ thuộc
vào khoảng cách đường đồng mức và độ chính xác của các khu vực gần đúng hình
chữ nhật.
- Phương pháp ô lưới: Trong một lưu vực, có rất nhiều các sườn dốc có độ dốc
khác nhau nên độ dốc bình quân của lưu vực sẽ được xác định theo giá trị bình quân
của các độ dốc của các sườn dốc trong lưu vực [37].
Độ dốc tại mỗi sườn dốc được xác định theo công thức:

40
hi
Si  (2.6)
di
trong đó:
hi - chênh lệch giữa 2 đường đồng mức;
di - khoảng cách tối thiểu giữa 2 đường đồng mức trong các ô lưới khác nhau.
Độ dốc bình quân của lưu vực:
 Si
Si  (2.7)
N
trong đó: N - số lượng các nút lưới nơi các sườn dốc Si được tính toán.
Độ chính xác của phương pháp phụ thuộc vào số N của tính toán độ dốc mỗi
sườn dốc1.

a) b)
Hình 2.6. Xác định độ dốc lưu vực:
a) Phương pháp Alvard-Horton’s; b) Phương pháp ô lưới.
(Nguồn: Hydrology - Basin characteristics, 2017)

 Mật độ lưới sông D (km/km2): Mật độ lưới sông nói lên mức độ dày hay thưa
của sông suối phân bố trên lưu vực, nó là tỷ số giữa tổng số chiều dài của tất cả các
con sông trong hệ thống sông trên diện tích lưu vực của nó, được tính như sau:

1
Nguồn: Hydrology - Basin characteristics - Autumn Semester 2017.

41
 Li
D (2.8)
A
trong đó:
Li - chiều dài của sông i trong lưu vực;
A - diện tích lưu vực.
Sông suối càng dày, mật độ lưới sông càng lớn. Những vùng có nguồn nước
phong phú thì D thường có giá trị lớn. Một số phân cấp mật độ lưới sông:
Bảng 2.1. Phân cấp mật độ lưới sông

Cấp mật độ lưới sông Mật độ lưới sông D Đặc điểm


Cấp 1 1,5 - 2,0 Mật độ sông, suối rất dày
Cấp 2 1,0 - 1,5 Mật độ sông, suối dày
Cấp 3 0,5 - 1,0 Mật độ sông, suối tương đối dày
Cấp 4 < 0,5 Mật độ sông, suối thưa

Mật độ lưới sông đo lường hiệu quả của việc thoát nước lưu vực (nghĩa là mức độ
thoát nước của các dòng sông). Mật độ lưới sông phụ thuộc vào cả khí hậu (ví dụ như
chế độ mưa) và các đặc điểm vật lý (địa chất, độ dốc, loại đất, mức độ che phủ) của
lưu vực thoát nước. Đối với các đặc điểm khí hậu giống nhau có thể được sử dụng
như thông tin đại diện cho tính thấm (D cao: Độ thấm thấp; D thấp: Độ thấm cao).

2.3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH DÒNG CHẢY

2.3.1. Sự hình thành dòng chảy


Sự hình thành dòng chảy từ lúc mưa rơi trên bề mặt lưu vực đến khi thoát đến cửa
ra và đổ ra biển đều tuân theo một quy luật nhất định, thỏa mãn phương trình liên
tục và phương trình chuyển động.
Theo A.N. Befanhi, quá trình chuyển động dòng chảy được tạo thành và phát
triển qua ba giai đoạn:
1. Giai đoạn tạo dòng: Bắt đầu từ lúc mưa rơi trên lưu vực đến khi bắt đầu có
dòng chảy xuất hiện. Trong giai đoạn này hạt mưa rơi xuống mặt đất, thấm vào lòng
đất làm tăng độ ẩm của đất, sau một thời gian nào đó đủ để bão hòa nước trong tầng
đất thì bắt đầu xuất hiện dòng chảy mặt.
2. Giai đoạn dòng chảy sườn dốc: Từ lúc bắt đầu có dòng chảy đến lúc kết thúc
hoạt động của dòng chảy trên bề mặt sườn dốc của lưu vực (giai đoạn này bắt đầu
khi đã xuất hiện lượng mưa vượt quá lượng thấm).

42
3. Giai đoạn dòng chảy trong sông ngòi: Được xét từ lúc nước bắt đầu nhập vào
sông và hệ thống sông, cũng tuân theo các quy luật của phương trình liên tục và
phương trình cân bằng chuyển động.

2.3.2. Quá trình hình thành dòng chảy


2.3.2.1. Tổn thất thủy văn và lượng mưa sinh dòng chảy
 Lượng mưa sinh dòng chảy hay lượng mưa hiệu quả là lượng mưa không được
giữ lại trên bề mặt mặt đất và cũng không ngấm vào tầng đất. Sau khi chảy qua bề
mặt lưu vực, lượng mưa thừa trở thành dòng chảy trực tiếp tại cửa ra của lưu vực.
Đồ thị của lượng mưa hiệu quả với thời gian là đường quá trình mưa hiệu quả. Hình
2.7 nêu sự khác nhau giữa đường quá trình tổng lượng mưa với đường quá trình tổng
lượng mưa hiệu quả là lượng tổn thất. Tổn thất chủ yếu là do bị ngấm và bị giữ lại
trên bề mặt.

Hình 2.7. Khái niệm mưa hiệu quả


Mối quan hệ về lượng mưa, lượng ngấm và luỹ tích lượng ngấm được thể hiện
trong Hình 2.8. Hình 2.8 minh họa các mối quan hệ về lượng mưa và dữ liệu dòng
chảy của một cơn bão thực tế thu được từ dữ liệu được Cục Khảo sát Địa chất Hoa
Kỳ đo đạc. Sử dụng dữ liệu lượng mưa, có thể tính toán được biểu đồ quá trình
lượng mưa trận mưa ngày 27 - 28/05/1978 (Masch, 1984[38]).
Mục tiêu của nhiều vấn đề về thiết kế và phân tích thủy văn là xác định dòng chảy
bề mặt từ lưu vực do một trận mưa cụ thể. Quá trình này thường được gọi là phân
tích quan hệ mưa - dòng chảy. Các quá trình (các bước) được minh họa trong hình
2.9 để xác định quá trình dòng chảy (hoặc biểu đồ lưu lượng dòng chảy) bằng cách
sử dụng phương pháp biểu đồ thủy văn đơn vị.

43
Hình 2.8. Lượng mưa và dữ liệu dòng chảy của Joes Creek

Hình 2.9. Biểu đồ dòng chảy:


a) Mô hình mưa - dòng chảy; b) Các bước xác định dòng chảy do mưa.

44
2.4. PHÂN TÍCH QUAN HỆ MƯA-DÒNG CHẢY

2.4.1. Phương pháp biểu đồ thủy văn đơn vị


Đối tượng của phân tích quan hệ mưa - dòng chảy là phát triển quá trình dòng
chảy như ở hình 2.9a, trong đó hệ thống là lưu vực của các nhánh sông, đầu vào là
quá trình mưa, đầu ra là quá trình dòng chảy hoặc quá trình lưu lượng. Hình 2.9a
đưa ra các quá trình (các bước) để xác định quá trình dòng chảy từ lượng mưa đầu
vào bằng cách sử dụng phương pháp biểu đồ thủy văn đơn vị.
Biểu đồ thủy văn đơn vị là quá trình dòng chảy trực tiếp tạo ra từ 1,0 cm lượng
mưa hiệu quả sinh ra đồng đều trên một lưu vực với một cường độ không đổi trong
thời gian mưa hiệu quả. Biểu đồ thủy văn đơn vị là một mô hình tuyến tính đơn giản,
nó có thể được sử dụng để xác định biểu đồ thủy văn cho bất kỳ lượng mưa hiệu quả
nào. Những giả thiết cơ bản sau đây được áp dụng trong phương pháp biểu đồ thủy
văn đơn vị:
1. Mưa hiệu quả có cường độ không đổi trong thời gian mưa;
2. Lượng mưa hiệu quả được phân bố đều trên toàn bộ diện tích lưu vực;
3. Thời gian cơ bản của quá trình dòng chảy trực tiếp (tức là quãng thời gian của
dòng chảy trực tiếp) được xác định từ lượng mưa hiệu quả là không đổi;
4. Các tọa độ của tất cả các đường quá trình dòng chảy trực tiếp trong thời gian
mưa có cùng tỷ lệ với tổng số dòng chảy trực tiếp được biểu diễn bởi mỗi đường quá
trình dòng chảy;
5. Đối với lưu vực đã biết, đường quá trình dòng chảy là kết quả từ lượng mưa
hiệu quả đã biết, nó phản ảnh tính chất không đổi của lưu vực.
Phương trình tính toán tung độ của đường quá trình dòng chảy trực tiếp Qn, khi
biết giá trị lượng mưa hiệu quả Pm, và tung độ đường quá trình đơn vị Un–m+1 (theo
Chow và cộng sự, 1988[64]):
n M
Qn   m1 PmU nm1 (2.9)

trong đó: n - biểu thị cho khoảng thời gian của dòng chảy trực tiếp và m biểu thị cho
khoảng thời gian mưa (m = 1, 2, …, n).
Quá trình ngược lại, được sử dụng để suy ra được số liệu một biểu đồ thủy văn
đơn vị khi biết Pm và Qn. Giả sử có M giá trị lượng mưa hiệu quả và N giá trị dòng
chảy trực tiếp trong trận mưa xem xét, sau đó N phương trình có thể được viết cho
Qn, n = 1, 2..., N, dưới dạng L = N  M + 1 giá trị chưa biết của biểu đồ thủy văn đơn

45
vị. Như trong bảng 2.2 và hình 2.10 sơ đồ mô tả tính toán sự phân bố dòng chảy của
từng trận mưa trên lưu vực.
Bảng 2.2. Tập hợp các phương trình để tích hợp thời gian rời rạc
Q1 = P1U1
Q2 = P2U1 + P1U2
Q3 = P3U1 + P2U2 + P1U3

QM = PMU1 + PM-1U2 + … + P1UM
QM+1 =0 + PMU2 + … + P2UM + P1UM+1

QN-1 =0 +0 +… + 0 + 0 + ... PMUN- + PM-1UN-M+1
QN =0 +0 +… + 0 + 0 + M + UN-M+1
+ ... 0
+

Khi biểu đồ thủy văn đơn vị đã được xác định, nó có thể được áp dụng để tìm
đường quá trình dòng chảy trực tiếp và đường quá trình lưu lượng dòng chảy đối với
trận mưa đã cho. Khi đường quá trình lượng mưa đã được chọn, trừ đi lượng tổn thất
sẽ được đường quá trình lượng mưa hiệu quả. Khoảng thời gian được sử dụng trong
việc xác định đường quá trình lượng mưa hiệu quả phải giống với khoảng thời gian
mà biểu đồ thủy văn đơn vị đã xác định.

Ví dụ 2.1. Biểu đồ thủy văn đơn vị 1 giờ của 1 lưu vực được cho như dưới đây.
Hãy xác định dòng chảy của lưu vực này đối với mô hình trận mưa tương ứng. Biết
hệ số ngấm là 5,0 mm/h.

Thời gian (h) 1 2 3 4 5 6


Lượng mưa (mm) 13 25 38 13
Biểu đồ thủy văn đơn vị (m3/s) 0,3 3,0 6,0 4,0 3,0 1,5

Giải:
Tính toán như trong bảng 2.3. Các tung độ của biểu đồ thủy văn đơn vị 1 giờ
đã được nêu ở cột 2 của bảng; các tung độ của biểu đồ thủy văn đơn vị là L = 6,
với L = N – M + 1. Số khoảng thời gian mưa hiệu quả là M = 4. Lượng mưa hiệu
quả 1 giờ là P1 = 8,0mm, P2 = 20,0mm in, P3 = 33,0mm và P4 = 8,0mm như nêu
ở đầu bảng.

46
Đối với giá trị đầu tiên n = 1, sử dụng phương trình (2.9) tính lưu lượng:

Áp dụng P1

Áp dụng P2

Áp dụng P3

Hình 2.10. Áp dụng đối với biểu đồ thủy văn đơn vị với đầu vào là lượng mưa

47
Q1 = P1U1 = 8  0,3 = 2,4 m3/s
Đối với giá trị thứ 2:
Q2 = P1U2 + P2U1 = 8  3 + 20  0,3 = 30 m3/s
và tính toán tương tự được các tung độ còn lại của biểu đồ dòng chảy trực tiếp. Số
tung độ dòng chảy trực tiếp là N = L + M – 1 = 6 + 4 – 1 = 9, có 9 tung độ khác 0
như trình bày trong bảng 2.3.
Cột 3 bảng 2.3 gồm dòng chảy trực tiếp tương ứng giá trị lượng mưa đầu tiên
P1 = 8,0 mm và cột 4 là dòng chảy trực tiếp tương ứng với giá trị lượng mưa thứ hai,
P2 = 20 mm… Dựa trên nguyên lý chồng chất bằng cách cộng các giá trị từ cột 3
đến cột 6 được quá trình dòng chảy trực tiếp như trong cột 7 của bảng.
Bảng 2.3. Tính toán đường quá trình dòng chảy trực tiếp

Tổng lượng mưa


Biểu đồ 13 25 38 13 Dòng chảy
Thời
đơn vị trực tiếp
gian Lượng mưa hiệu quả
(cfs/m) (cfs)
8 20 33 8

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

0 0 0 0 0
1 0,3 2,4 0 0 2,4
2 3,0 24,0 6,0 0 0 30,0
3 6,0 48,0 60,0 9,9 0 117,9
4 4,0 32,0 120,0 99,0 2,4 253,4
5 3,0 24,0 80,0 198,0 24,0 326,0
6 1,5 12,0 60,0 132,0 48,0 252,0
7 0 0 30,0 99,0 32,0 161,0
8 0 49,5 24,0 73,5
9 0 12,0 12,0
10 0 0

Ví dụ 2.2. Hãy xác định biểu đồ dòng chảy đơn vị 1 giờ của 1 lưu vực với lượng
mưa và dòng chảy trực tiếp được cho như trong bảng sau đây. Biết hệ số ngấm ổn
định là 5mm/h và dòng chảy cơ bản của sông suối là 0m3/s.

48
Thời gian (h) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Lượng mưa (mm) 13 25 38 13
3
Dòng chảy trực tiếp (m /s) 2,4 30,0 117,9 253,4 326,0 252,0 161,0 73,5 12,0 0

Giải:
Sử dụng quá trình sắp xếp, chúng ta có: Q1 = P1U1, cũng có P1 = 13 – 5 = 8mm
U1 = Q1/P1 = 2,4/8 = 0,3m3/s
Q2 = P1U2 + P2U1 từ đó U2 = (Q2 – P2U1)/P1
Trong đó:
P2 = 25,0 – 5,0 = 20,0mm và Q2 = 30,0m3/s
U2 = (30,0 – 20,0(0,3))/8,0 = 3,0m3/s
Q3 = P1U3 + P2U2 + P3U1
từ đó:
U3 = (Q3 – P2U2 – P3U1)/P1
U3 = (117,9 – 20,0(3,0) – 33,0(0,3))/8,0 = 6,0m3/s
Các tung độ còn lại của biểu đồ thủy văn đơn vị được tính toán theo cách tương tự.

2.4.2. Biểu đồ thủy văn đơn vị tổng hợp


Khi không có tài liệu quan trắc về mưa - dòng chảy để xác định biểu đồ thủy văn
đơn vị thì cần dùng biểu đồ thủy văn đơn vị tổng hợp. Đường này được phát triển từ
tài liệu mưa và tài liệu dòng chảy của lưu vực tương tự. Trình tự, cách tính toán của
biểu đồ thủy văn đơn vị tổng hợp này được sử dụng để tính toán biểu đồ thủy văn
đơn vị của vùng khác trên cùng lưu vực, hoặc cho lưu vực khác có các điều kiện
tương tự.
Một trong những cách tính toán thông dụng nhất là sử dụng cách tính biểu đồ
thủy văn đơn vị tổng hợp Snyder. Phương pháp này liên hệ thời gian tính từ trung
tâm của khối lượng mưa tới đỉnh của đường quá trình dòng chảy đơn vị, với đặc tính
địa lý của lưu vực. Để xác định các thông số vùng Ct và Cp có thể sử dụng các giá trị
của các thông số đã được xác định từ các lưu vực tương tự. Thông số Ct có thể xác
định từ quan hệ với lưu vực chậm lũ:
tp = C1Ct(L.Lc)0,3 (2.10)
Giải phương trình (2.10) đối với Ct (trong đó: C1, L và Lc được xác định theo các
bước dưới đây):

49
tp
Ct  (2.11)
C1( L.Lc )0 ,3
a) Các bước tính toán quá trình dòng chảy đơn vị tổng hợp Snyders:
 Bước 0: Các tài liệu từ bản đồ địa hình lưu vực gồm:
L: Chiều dài lòng dẫn chính (km);
Lc: Chiều dài của lòng dẫn chính từ điểm ra của lưu vực tới điểm đối diện với tâm
của lưu vực (km);
A: Diện tích lưu vực (km2).
Các thông số vùng Ct và Cp được xác định từ lưu vực tương tự.
 Bước 1: Xác định thời gian đạt đỉnh (tp) và khoảng thời gian mưa hiệu quả (tr)
của biểu đồ thủy văn đơn vị tiêu chuẩn:
tp = C1Ct(L.Lc)0,3 (giờ)
tr = tp/5,5 (giờ)
với: C1 = 0,75.
 Bước 2: Xác định thời gian đạt đỉnh tPR theo thời gian mưa tính toán tR:
tPR = tp + 0,25(tR – tr) (giờ)
 Bước 3: Xác định lưu lượng lớn nhất QPRm3/s:
C2 C p A
QPR  với: C2 = 2,75.
t PR
 Bước 4: Xác định độ rộng biểu đồ thủy văn đơn vị tại 0,5QPR và 0,75QPR.W50 là
độ rộng ở 50% lưu lượng lớn nhất (0,5QPR), được tính:
C50
W50 
QPR / A1.08
với: C50 = 2,14;
W75 - độ rộng tại 75% lưu lượng lớn nhất (0,75QPR), được tính:
C75
W75 
QPR / A1.08
với: C75 = 1,22.
 Bước 5: Xác định độ rộng đáy Tb, như vậy Tb tương ứng với biểu đồ thủy văn
đơn vị 1 cm của thể tích dòng chảy trực tiếp.

50
 W50  TB   W75  W50  1  m3 
1cm     0.5QPR      0.25QPR   W75  0.25QPR    hr  
 2   2  2  sec 
 1 1km2 100cm 3600 sec 
 2
 2 2
  
 A  km  1000  m m hr 
100 A
Giải cho Tb sẽ nhận được: Tb   1.5W50  W75
9 QPR
với: A - đơn vị km2; Q - đơn vị m3/s; W50 và W75 - đơn vị giờ.
 t 
 Bước 6: Xác định các điểm cần biết của biểu đồ thủy văn đơn vị:  TP  t PR  R  .
 2
Để xác định C1 đối với lưu vực được đo mưa, L và Lc đã được xác định từ lưu vực
được đo mưa và tP được suy ra từ biểu đồ thủy văn đơn vị của lưu vực được đo mưa.
Để tính thông số cần tìm khác Cp có thể sử dụng biểu thức đối với lưu lượng lớn
nhất của biểu đồ thủy văn đơn vị tiêu chuẩn:
Vị trí điểm:

C2 C p A
QP  (2.12)
tp
hoặc lưu lượng đơn vị (lưu lượng trên 1 đơn vị diện tích):
C2 C p
qP  (2.13)
tp
Giải phương trình (2.13) được:
q pt p
CP  (2.14)
C2

51
Mối quan hệ này có thể được sử dụng để tìm ra Cp đối với lưu vực không có tài
liệu đo đạc khi biết các đại lượng ở phía bên phải.
Ví dụ 2.3:
Một lưu vực có diện tích 14,04km2; chiều dài dòng chảy chính là 7,16km và chiều
dài các nhánh chính từ cửa ra của lưu vực đến điểm đối diện tâm của trọng tâm lưu
vực là 3,22km. Cho Ct = 2,0 và Cp = 0,625, hãy xác định biểu đồ thủy văn đơn vị
tổng hợp tiêu chuẩn cho lưu vực này. Thời gian mưa tiêu chuẩn là bao nhiêu? Sử
dụng phương pháp Snyder để xác định thông số biểu đồ thủy văn đơn vị 30 phút.
Giải:
Với biểu đồ thủy văn đơn vị tiêu chuẩn, phương trình (2.10) cho ta:
tp = C1Ct(L.Lc)0,3 = 0,75  2,0  (7,16  3,22)0,3 = 3,85 giờ
Thời gian mưa tiêu chuẩn: tr = 3,85/5,5 = 0,7 giờ.
Đối với biểu đồ thủy văn đơn vị 30 phút, tR = 30 phút = 0,5 giờ. Thời gian đạt
đỉnh tPR = tp + 0,25(tR – tr) = 3,85 + 0,25(0,5 – 0,7) = 3,8 giờ.
Lưu lượng lớn nhất của biểu đồ thủy văn đơn vị cần tìm qPR = qptp/tPR, thay
phương trình (2.13) vào phương trình này, ta được: qptp/tPR = (C2Cp/tp)tp/tRP =
C2Cp/tRP nên qPR = 2,75  0,625/3,8 = 0,452m3/s/(cm.km2) và lưu lượng lớn nhất
là QPR = qPRA = 0,452  14,04 = 6,35m3/s/cm.
Độ rộng của biểu đồ thủy văn đơn vị được tính như sau:
- Tại 75% lưu lượng lớn nhất, W75 = CW75qPR-1,08 = 1,22  0,452-1,08 = 2,88 giờ.
- Tại 50% lưu lượng lớn nhất, W50 = CW50qPR-1,08 = 2,14  0,452-1,08 = 5,04 giờ.
Thời gian đáy tb có thể tính theo dạng hình tam giác. Tuy nhiên, điều này không
đảm bảo rằng thể tích ở dưới biểu đồ thủy văn đơn vị đúng với 1 cm lượng mưa hiệu
quả. Để đảm bảo được điều này, giá trị tb có thể được tính toán chính xác có tính đến
các giá trị W50 và W75 bằng giải phương trình trong bước 5 đối với tb:
Tb = (100/9)A/QPR – 1,5W50 – W75
Như vậy, với A = 14,04 m2, W50 = 5,04 giờ, W75 = 2,88 giờ và QPR = 6,35m3/s/cm.
Tb = (100/9)(5,42)/570 – 1,5  5,04 – 2,88 = 14,1 giờ.

2.4.3. Biểu đồ thủy văn S


Để thay đổi biểu đồ thủy văn đơn vị từ thời gian này sang thời gian khác thì sử
dụng phương pháp biểu đồ thủy văn S, dựa trên nguyên lý chồng chất. Biểu đồ thủy
văn S về mặt lý thuyết là kết quả từ mưa hiệu quả liên tục với một cường độ không

52
đổi trong một thời gian không xác định. Đường cong trên hình 2.11 có dạng hình
chữ S với các tung độ gần như tỷ lệ với lượng mưa hiệu quả tại thời điểm cân bằng.

a)

b)

c)

d)

Hình 2.11. Sự phát triển của biểu đồ thủy văn đơn vị trong thời gian t'R
từ biểu đồ thủy văn đơn vị trong thời gian mưa tR

53
Về cơ bản biểu đồ thủy văn S là tổng của hàng loạt biểu đồ thủy văn đơn vị trong
thời gian tR và được mô tả trên hình 2.12. Mỗi điểm được làm trễ từ điểm trước đó
theo thời gian mưa hiệu quả như minh họa trong hình 2.12.

Hình 2.12. Minh họa cách xây dựng biểu đồ thủy văn S

Một biểu đồ thủy văn đơn vị ở thời gian mới t'R đạt được bằng cách sau:
- Làm trễ biểu đồ thủy văn S (được suy ra từ biểu đồ thủy văn đơn vị trong thời
gian tR) bởi thời gian mới (cần tìm) t'R.
- Trừ hai biểu đồ thủy văn S cho nhau được một biểu đồ khác.
- Nhân kết quả các tung độ biểu đồ thủy văn bằng tỷ số tR/t'R.
Về lý thuyết thì biểu đồ thủy văn S là đường cong trơn, vì lượng mưa hiệu quả
đầu vào được giả thiết là giá trị không đổi và liên tục. Tuy nhiên, quá trình của
phương pháp số có thể dẫn đến dạng gợn sóng nên đòi hỏi phải làm mịn kết quả
hoặc điều chỉnh biểu đồ thủy văn S.

Ví dụ 2.4:
Sử dụng biểu đồ thủy văn đơn vị 2 giờ trong bảng 2.4 dưới đây, hãy xây dựng
biểu đồ thủy văn đơn vị 4 giờ.

54
Bảng 2.4. Biểu đồ thủy văn S được xác định từ biểu đồ thủy văn đơn vị 2 giờ
để ước tính biểu đồ thủy văn đơn vị 4 giờ của Sanders, 1980[67]

Biểu đồ Biểu đồ thủy văn Biểu đồ Biểu đồ Biểu đồ


Thời Biểu đồ
thủy văn đơn vị 2 giờ đã thủy văn thủy thủy văn
gian thủy
đơn vị 2 giờ được làm trễ S đã được văn 4 đơn vị 4 giờ
(giờ) văn S
(cfs/in) (cfs/in) làm trễ giờ (cfs/in)
0 0 0 - 0 0
2 69 0 69 - 69 34
4 143 69 0 212 0 212 106
6 328 143 69 0 540 69 471 235
8 389 328 143 69 929 212 717 358
10 352 389 328 143 1281 540 741 375
12 266 352 389 328 1547 929 618 309
14 192 266 352 389 1739 1281 458 229
16 123 192 - - 1862 1547 315 158
18 84 123 - - 1946 1739 207 103
20 49 84 - - 1995 1862 133 66
22 20 49 - - 2015 1946 69 34
24 0 20 - - *2015 1995 20 10
26 0 0 - - *2015 2015 0 0
* Các giá trị điều chỉnh.

2.4.4. Quan hệ mưa - dòng chảy CSC


Cục Bảo vệ Đất nông nghiệp Hoa Kỳ (SCS, 1972) và hiện là Cục Bảo tồn Tài
nguyên quốc gia (NRCS)[39] đã nghiên cứu phát triển quan hệ mưa - dòng chảy trên
lưu vực. Đối với một trận mưa, chiều dày lớp nước mưa hiệu quả hay dòng chảy
trực tiếp Pe, luôn luôn nhỏ hơn hay bằng độ sâu lớp nước mưa P. Mặt khác, sau khi
dòng chảy xuất hiện, độ sâu nước bổ sung được giữ lại trên lưu vực là Fa, sẽ nhỏ
hơn hay bằng mức giữ nước tối đa tiềm năng S (hình 2.13).
Sẽ có lượng mưa nào đó Ia (lượng tổn thất ban đầu trước khi tạo thành ao, hồ)
không sinh ra dòng chảy, dòng chảy tiềm năng sẽ là (P  Ia). Phương pháp SCS giả
thiết rằng tỷ lệ của 2 lượng thực với 2 lượng tiềm năng là bằng nhau:
Fa Pe
 (2.15)
S P  Ia
tiếp tục có: P = Pe + Ia + Fa (2.16)
Kết hợp hai phương trình (2.15) và (2.16) được:

55
Pe 
 P  I a 2 (2.17)
P  Ia  S
Phương trình (2.17) là phương trình cơ bản để xác định độ sâu lượng mưa hiệu
quả hoặc dòng chảy trực tiếp từ một trận mưa bằng phương pháp SCS.

Hình 2.13. Sự biến đổi trong phương pháp SCS của các lượng mưa bị tổn thất:
Ia: lượng tổn thất ban đầu; Pe: lượng mưa hiệu quả;
Fa: lượng tổn thất tiếp theo; P: tổng lượng mưa.

Từ kết quả nghiên cứu tại rất nhiều lưu vực nhỏ, tìm được công thức thực nghiệm
Ia là:
Ia = 0,2S (2.18)
khi đó phương trình (2.18) được biểu thị là:
 P  0.2 S 2
Pe  (2.19)
P  0.88
Kinh nghiệm nghiên cứu của SCS cho biết khả năng giữ lại tối đa có thể được
tính bằng:
1000
S  10 (2.20)
CN
với: CN là một số đường cong dòng chảy, CN là hàm của sử dụng đất, độ ẩm ban đầu
của đất và các yếu tố khác ảnh hưởng đến dòng chảy và lưu trữ nước của lưu vực.
Số đường cong không có thứ nguyên và biến đổi trong phạm vi 0  CN  100.
Đối với trường hợp không thấm và bề mặt nước CN = 100, đối với bề mặt tự nhiên
CN < 100.
Quan hệ mưa - dòng chảy SCS (phương trình 2.19) có thể biểu diễn trên biểu đồ
từ việc sử dụng các số đường cong như trong hình 2.14. Phương trình (2.19) hoặc
hình 2.14 được dùng để tính toán lượng dòng chảy khi biết lượng mưa P và số
đường cong CN.

56
Biểu đồ giải phương trình dòng chảy của SCS

Số đường cong CN
Lũy tích dòng chảy trực tiếp Pe (inch)

Lũy tích lượng mưa P (inches)

Hình 2.14. Giải phương trình dòng chảy SCS


2.4.5. Xác định số đường cong và tổn thất
a) Điều kiện độ ẩm sẵn có
Các số đường cong đưa ra trên hình 2.14 được áp dụng đối với điều kiện độ ẩm
sẵn có bình thường (AMC II) [39]. Điều kiện độ ẩm sẵn có được nhóm thành ba loại:
AMC I - Độ ẩm thấp.
AMC II - Điều kiện độ ẩm trung bình, thường dùng để tính toán lũ hàng năm.
AMC III - Độ ẩm cao do mưa lớn trong vài ngày.
Đối với điều kiện khô (AMC I) hoặc điều kiện ướt (AMC III) thì số đường cong
tương đương có thể được tính:
4.2CN  II 
CN  I   (2.21)
10  0.058CN  II 
23CN  II 
và CN  III   (2.22)
10  0.13CN  II 
Phạm vi của điều kiện độ ẩm sẵn có đối với từng loại được nêu trên bảng 2.5.
Bảng 2.6 liệt kê cách hiệu chỉnh các số đường cong cho điều kiện I và III khi biết
điều kiện II.

57
Bảng 2.5. Phân loại độ ẩm sẵn có của đất (AMC)
theo phương pháp SCS của lượng mưa tổn thất

Tổng lượng mưa 5 ngày (in)


Nhóm AMC
Mùa cây trồng không phát triển Mùa cây trồng phát triển
I < 0,5 < 1,4
II 0,5 ÷ 1,1 1,4 ÷ 2,1
III > 1,1 > 2,1
Nguồn: Cục Bảo vệ Đất nông nghiệp Hoa Kỳ (1972).

Bảng 2.6. Điều chỉnh các số đường cong đối với các điều kiện độ ẩm sẵn có
là điều kiện khô (điều kiện I) và điều kiện ẩm (điều kiện III)

CN đối với Giá trị CN tương ứng với điều kiện


điều kiện II I III
100 100 100
95 87 99
90 78 98
85 70 97
80 63 94
75 57 91
70 51 87
65 45 83
60 40 79
55 35 75
50 31 70
45 27 65
40 23 60
35 19 55
30 15 50
25 12 45
20 9 39
15 7 33
10 4 26
5 2 17
0 1 0

58
b) Phân loại nhóm đất
Các số đường cong đã được Cục Bảo vệ đất lập thành bảng trên cơ sở của loại đất
và việc sử dụng đất như trong bảng 2.7. Bốn nhóm đất cơ bản trong bảng được mô tả
như sau:
- Nhóm A: Cát sâu, hoàng thổ dầy, bùn tổng hợp.
- Nhóm B: Hoàng thổ nông, thịt pha cát.
- Nhóm C: Đất sét nhiều mùn, đất cát nhẹ, đất có thành phần hữu cơ thấp và đất
nhiều sét.
- Nhóm D: Đất tương đối nở ra khi ướt, đất sét nặng và có chứa ít muối.
Các giá trị CN đối với việc sử dụng đất khác nhau trên các loại đất được cho
trong bảng 2.7. Đối với lưu vực được tạo thành từ nhiều loại đất và mục đích sử
dụng đất một CN tổng hợp có thể được tính.
Tốc độ thấm nhỏ nhất đối với các nhóm đất như sau:

Nhóm Tốc độ thấm tối thiểu (in/hr)


A 0,30 - 0,45
B 0,15 - 0,30
C 0 - 0,05

Bảng 2.7. Số đường cong dòng chảy (Điều kiện lưu vực trung bình, Ia = 0,2S)

Số đường cong đối với


Mô tả sử dụng đất nhóm đất thủy văn
A B C D
a
Khu vực đô thị đã phát triển đầy đủ (đã thiết lập hệ thống cây cối)
Các bãi, không gian mở, công viên, sân golf, các nghĩa trang…
Điều kiện tốt: cỏ che phủ từ 75% diện tích trở lên 39 61 74 80
Điều kiện bình thường: Cỏ che phủ từ 50-75% diện tích 49 69 79 84
Điều kiện kém: Cỏ che phủ dưới 50% diện tích 68 79 86 89
Phần lát bãi đỗ xe, mái nhà, đường ô tô 98 98 98 98
Đường phố
Phần lát lề đường, cống 98 98 98 98
Sỏi thô 76 85 89 84
Đất 72 82 87 89
Phần lát các rãnh tiêu hở 83 89 92 98
Không thấm trung bình %b

59
Số đường cong đối với
Mô tả sử dụng đất nhóm đất thủy văn
A B C D
Khu thương mại và dịch vụ 85 89 92 94 95
Khu công nghiệp 72 81 88 91 93
Các lô chung cư, các nhà ở thị xã và nhà riêng
65 77 85 90 92
với nhiều kích thước 1/8 mẫu Anh hoặc nhỏ hơn
Nhà riêng: kích thước trung bình
1/4 mẫu Anh 38 61 75 83 87
1/3 mẫu Anh 30 57 72 81 86
1/2 mẫu Anh 25 54 70 80 85
1 mẫu Anh 20 51 68 79 84
2 mẫu Anh 12 46 65 77 82
Khu vực nông thôn đang phát triển (không thiết lập hệ thống cây)c
Khu vực được xếp loại gần đây 77 86 91 94
Che phủ
Điều kiện
Sử dụng đất Canh tác thực tế d
thủy văn
Đất nông nghiệp đã trồng trọt
Đất cày bừa Thẳng hàng - 77 86 91 94
Bảo tồn đất canh tác Tốt 76 85 90 93
Bảo tồn đất canh tác Kém 74 83 88 90
Cây trồng Thẳng hàng Tốt 72 81 88 91
theo hàng Thẳng hàng Kém 67 78 85 89
Bảo tồn đất canh tác Tốt 71 80 87 90
Bảo tồn đất canh tác Kém 64 75 82 85
Theo đường đồng mức Kém 70 79 84 88
Theo đường đồng mức Tốt 65 75 82 86
Theo đường đồng mức Kém 69 78 83 87
và bảo tồn đất canh tác Tốt 64 74 81 85
Đồng mức và bậc thang Kém 66 74 80 82
Đồng mức và bậc thang Tốt 62 71 78 81
Đồng mức và bậc thang Kém 65 73 79 81
và bảo tồn đất canh tác Tốt 61 70 77 80
Cây có hạt nhỏ Thẳng hàng Kém 65 76 84 88
Thẳng hàng Tốt 63 75 83 87
Bảo tồn đất canh tác Kém 64 75 83 86
Bảo tồn đất canh tác Tốt 60 72 80 84

60
Số đường cong đối với
Mô tả sử dụng đất nhóm đất thủy văn
A B C D
Gieo trồng Theo đường đồng mức Kém 63 74 82 85
và quay Theo đường đồng mức Tốt 61 73 81 84
vòng kíne Theo đường đồng mức và Kém 62 73 81 84
bảo tồn đất canh tác Tốt 60 72 80 83
Đường đồng mức và bậc thang Kém 61 72 79 82
Đường đồng mức và bậc thang Tốt 59 70 78 81
Đường đồng mức và bậc thang Kém 60 71 78 81
và bảo tồn đất canh tác Tốt 58 69 77 80
Thẳng hàng Kém 66 77 85 89
Thẳng hàng Tốt 58 72 81 85
Theo đường đồng mức Kém 64 75 83 85
Theo đường đồng mức Tốt 55 69 78 83
Đường đồng mức và bậc thang Kém 63 73 80 83
Đường đồng mức và bậc thang Tốt 51 67 76 80
Không canh tác cơ giới Kém 68 79 86 89
Đất nông nghiệp Không canh tác cơ giới Trung bình 49 69 79 84
không canh tác
Không canh tác cơ giới Tốt 39 61 74 80
đất đồng cỏ
Theo đường đồng mức Kém 47 67 81 88
hoặc bãi chăn
Theo đường đồng mức Trung bình 25 59 75 83
thả
Theo đường đồng mức Tốt 6 35 70 79
Đồng cỏ - 30 58 71 78
Kém 55 73 82 86
Vùng đất rừng, đồng cỏ, vườn cây ăn quả -
Trung bình 44 65 76 82
cây xanh hoặc cây tạm thời
Tốt 32 58 72 79
Kém 48 67 77 83
Bụi cây
Tốt 20 48 65 73
Kém 45 66 77 83
Rừng cây gỗ Trung bình 36 60 73 79
Tốt 25 55 70 77
Trang trại - 59 74 82 86
Rừng, bãi chăn thả Kém 79 86 92
Trung bình 71 80 89
Cây cỏ Tốt 61 74 84
Kém 65 74

61
Số đường cong đối với
Mô tả sử dụng đất nhóm đất thủy văn
A B C D
Trung bình 47 57
Rừng cây dương Tốt 30 41
Kém 72 83
Trung bình 58 73
Cây cối - bãi cỏ Tốt 41 61
Kém 67 80
Trung bình 50 63
Cây thơm - bãi cỏ
Tốt 35 48
Ghi chú:
a
Đối với các đất sử dụng với vùng không thấm, các đường cong số đã được tính
100% dòng chảy từ các diện tích không thấm được kết nối trực tiếp với hệ thống tiêu.
Các khu vực (bãi) dễ thấm đã được xét đến để tương đương với các bãi trong điều kiện
tốt và các khu vực không thấm có CN là 98.
b
Bao gồm các đường phố đã được lát.
c
Sử dụng để thiết kế kích thước tạm thời trong thời gian san ủi và xây dựng. Phần trăm
diện tích không thấm đối với diện tích đô thị chưa phát triển biến đổi nhiều. Người sử
dụng sẽ xác định phần trăm không thấm, sau đó sử dụng các khu vực được xếp loại là mới
CN và hình 2.15a hoặc 2.15b, CN tổng hợp có thể được tính đối với mức độ phát triển.
d
Đối với đất cày cấy trồng trọt điều kiện thủy văn kém, 5% đến 20% bề mặt đã được che
phủ với phần còn lại (nhỏ hơn 750 pao/mẫu với cây trồng theo hàng hoặc 300 lb/mẫu với
cây trông hạt nhỏ).
Đối với đất cày cấy trồng trọt điều kiện thủy văn tốt, trên 20% bề mặt đã được che phủ
với phần còn lại (lớn hơn 750 pao/mẫu với cây trồng theo hàng hoặc 300 lb/mẫu với cây
trông hạt nhỏ).
e
Đối với các luống kín hoặc gieo vãi.
- Đối với các diện tích nông nghiệp không canh tác:
Điều kiện thủy văn kém có dưới 25% mặt đất được che phủ.
Điều kiện thủy văn trung bình có từ 25% đến 50% mặt đất được che phủ.
Điều kiện thủy văn tốt có từ trên 50% mặt đất được che phủ.
- Đối với rừng - bãi cỏ:
Điều kiện thủy văn kém có dưới 30% mặt đất được che phủ.
Điều kiện thủy văn trung bình có từ 30% đến 70% mặt đất được che phủ.
Điều kiện thủy văn tốt có từ trên 70% mặt đất được che phủ.
(Nguồn: Cục Bảo vệ đất Nông nghiệp Hoa Kỳ, 1986).

62
2.4.6. Các số đường cong
Bảng 2.7 đưa ra các số đường cong trong điều kiện trung bình lưu vực (Ia = 0,2S)
và điều kiện độ ẩm sẵn có II. Đối với các lưu vực bao gồm các lưu vực nhỏ cấp dưới
có các giá trị CN khác nhau thì dùng giá trị CN tổng hợp trung bình để tính toán cho
toàn lưu vực.
Phân tích này giả định rằng những khu vực không thấm nước được kết nối trực
tiếp với hệ thống tiêu của lưu vực (hình 2.15a).

a)

b)
Hình 2.15. Quan hệ để xác định CN tổng hợp: a) Diện tích kết nối với khu vực không thấm;
b) Diện tích không kết nối với khu vực không thấm.

63
Nếu phần trăm của các khu vực không thấm nước có giá trị khác các giá trị trong
bảng 2.7 hoặc các khu vực không thấm nước không được kết nối trực tiếp với hệ
thống tiêu khi đó sử dụng hình 2.15a hoặc 2.15b [40].
Các khu vực thấm nước, giá trị CN được sử dụng trong các đồ thị này là tương
đương với CN ở không gian trống trong bảng 2.7. Nếu tổng diện tích không thấm
nước nhỏ hơn 30% thì sử dụng hình 2.15b để xác định CN tổng hợp. Đối với các
khu vực còn giữ cảnh quan tự nhiên và các khu vực mới được phân loại, bảng 2.7
chỉ đưa ra giá trị CN cho các khu vực thấm nước.
Ví dụ 2.5:
Xác định số đường cong có trọng số đối với lưu vực với 40% nhà riêng (chia
thành nhiều lô 1/4 mẫu), 25% trống, điều kiện tốt và 20% giành cho thương mại
(85% không thấm), 15% công nghiệp (72% không thấm) tương ứng với các nhóm
đất C, D, C và D.
Giải:
Đường cong số tương ứng tra được từ bảng 2.7.

Sử dụng đất (%) Nhóm đất Số đường cong


40 C 83
25 D 80
20 C 94
15 D 93

Số đường cong có trọng số là:


CN = 0,4(83) + 0,25(80) + 0,20(94) + 0,15(93)
= 33,2 + 20 + 18,8 + 13,95 = 85,95 (lấy bằng 86).
Ví dụ 2.6:
Lưu vực trong ví dụ 2.5 có lượng mưa là 6in, tổng lượng dòng chảy là bao nhiêu?
Giải:
Sử dụng phương trình (2.19), Pe = tổng lượng dòng chảy là:
Pe = (P – 0,2S)2/(P + 0,8S)
trong đó: S được tính toán với đường cong số CN là 86 ở trong ví dụ 2.5:
S = 1000/86 – 10 = 1,63
Nên: Pe = (6 – 0,2(1,63))2/(6 + 0,8(1,63)) = 32.19/7.3 = 4,41in.

64
Ví dụ 2.7:
Với lưu vực như trong ví dụ 2.5 và 2.6, có lượng mưa trong giờ đầu tiên là 6in,
trong giờ thứ hai là 3in và trong giờ thứ ba là 1in. Xác định lượng mưa hiệu quả
trong các thời gian trên.
Giải: Lượng tổn thất ban đầu được tính là Ia = 0,2S với S = 1,63 được xác định từ
ví dụ 2.6 nên Ia = 0,2(1,63) = 0,33in. Tổn thất còn lại trong quãng thời gian (giờ đầu
tiên) được tính toán thông qua sự phối hợp phương trình (2.15) và (2.16):
S  Pt  I a  1,63  Pt  0 ,33 1,63  Pt  0 ,33
Fa,t   
Pt  I a  S Pt  0 ,33  1,63 Pt  1,3

1,63  2  0 ,33
Fa,1   0 ,82
2  1,3
Tổng tổn thất trong giờ đầu tiên là 0,33 + 0,82 = 1,15 in và lượng mưa hiệu quả là:
Pe1 = P1 – Ia – Fa,1 = 2 – 0,33 – 0,82 = 0,85 in
1,63  5  0 ,33
- Đối với giờ thứ 2: P2 = 2 + 3 = 5 in, nên: Fa,2   1, 2 in
5  1,3
và luỹ tích lượng mưa hiệu quả là: Pe2 = 5 – 0,33 – 1,21 = 3,46 in
1,63  6  0 ,33
- Đối với giờ thứ 3: P3 = 2 + 3 + 1 = 6 in, nên: Fa,3   1, 27 in
6  1,3
và Pe3 = 6 – 0,33 – 1,27 = 4,40 in (so sánh với kết quả của ví dụ 2.6).
Tổng hợp kết quả như dưới đây, được đường quá trình lượng mưa hiệu quả.

Lũy tích tổn thất Lũy tích Quá trình


Lũy tích
Thời gian lượng mưa lượng mưa
lượng mưa
(h) Ia (in) Fa,t (in) hiệu quả hiệu quả
Pt (in)
Pe (in) (in)
1 2 0,33 0,82 0,85 0,85
2 5 0,33 1,21 3,46 2,61
3 6 0,33 1,27 4,40 0,94

2.4.7. Phương pháp biểu đồ thủy văn đơn vị SCS


Biểu đồ thủy văn đơn vị không thứ nguyên SCS và đường cong khối lượng được
nêu ra trên hình 2.16 và số liệu được nêu trong bảng 2.8. Biểu đồ thủy văn đơn vị
không thứ nguyên SCS có dạng hình tam giác như trong hình 2.16.

65
Bảng 2.8. Tỷ số của biểu đồ thủy văn đơn vị không thứ nguyên
và đường cong toàn phần
Tỷ số thời gian, t/Tp Tỷ số lưu lượng, q/qp Tỷ số đường cong toàn phần Qa/Q
0 0,000 0,000
0,1 0,030 0,001
0,2 0,100 0,006
0,3 0,190 0,012
0,4 0,310 0,035
0,5 0,470 0,065
0,6 0,660 0,107
0,7 0,820 0,163
0,8 0,930 0,288
0,9 0,990 0,300
1,0 1,000 0,375
1,1 0,990 0,450
1,2 0,930 0,522
1,3 0,860 0,589
1,4 0,780 0,650
1,5 0,680 0,700
1,6 0,560 0,751

Hình 2.16. Biểu đồ thủy văn đơn vị dạng đường cong không thứ nguyên
và biểu đồ thủy văn tam giác tương ứng [40]

66
a) Thời gian tập trung nước
Thời gian tập trung nước trên lưu vực là thời gian để cho các giọt nước chuyển từ
những điểm thủy văn xa nhất trong lưu vực tới cửa ra của lưu vực. Có hai phương
pháp xác định thời gian tập trung mà SCS khuyến nghị: Phương pháp trễ pha và
phương pháp vùng cao hay phương pháp vận tốc.
Phương pháp trễ pha liên quan tới thời gian trễ (tL) được xác định là thời gian tính
bằng giờ từ trung tâm khối mưa hiệu quả đến lưu lượng lớn nhất, độ dốc (Y) tính
bằng phần trăm (%), chiều dài thủy lực L tính theo feet (ft) và mức giữ tối đa tiềm
năng S, tL được biểu thị như sau:
L0,8  S  1
0,7

tL  (2.23)
1900Y 0,5
SCS sử dụng mối quan hệ giữa thời gian tập trung (tc) với thời gian trễ (tL) như
dưới đây:
5
tc  t L (2.24)
3
0.7
L0.8  S  1
hoặc: tc  (2.25)
1140Y 0.5
trong đó: tc - được tính bằng giờ (h). Từ hình 2.16 thấy SCS xác định tc và tL.
Phương pháp vận tốc (vùng cao) được dựa trên cơ sở xác định thời gian tập trung
là tỷ số của chiều dài dòng chảy thủy lực (L) với vận tốc (V):
L
tc  (2.26)
3600V
trong đó: tc - tính bằng giờ (h);
L - tính bằng feet (ft);
V - tính bằng ft/s.
Trước đây chúng ta có thể nghĩ về thời gian tập trung như là tổng thời gian
chuyển nước của các phần diện tích khác nhau:
1 L
 i1 Vi
k
tc  (2.27)
3600V i

với: k - số phần diện tích sử dụng đất khác nhau.


Vận tốc có thể tính được khi biết độ dốc và tình hình sử dụng đất như trong hình
2.17 sau đây:

67
Hình 2.17. Vận tốc trong phương pháp vận tốc trên vùng đất cao để xác định tc[40]

b) Thời gian đạt cực đại


Thời gian đạt cực đại (tp) là thời gian tính từ khi bắt đầu mưa đến thời gian lưu
lượng lớn nhất (hình 2.16):
tR
tp   tL (2.28)
2
trong đó: tp - tính bằng giờ (h);
tR - quãng thời gian mưa hiệu quả tính bằng giờ (h);
tL - thời gian trễ tính bằng giờ (h).
SCS khuyến nghị rằng tR bằng 0,133 thời gian tập trung của lưu vực tc:
tR = 0,133tc (2.29)
và bởi vì từ phương trình (2.24) có tL = 0,6tc, thay vào phương trình (2.28) được:
0 ,133tc
tp   0 ,6tc  0 ,67tc (2.30)
2

68
c) Lưu lượng lớn nhất
Diện tích của biểu đồ thủy văn đơn vị bằng thể tích của dòng chảy trực tiếp Q, nó
được xác định bằng phương trình (2.19). Với biểu đồ thủy văn đơn vị không thứ
nguyên dạng tam giác tương ứng với biểu đồ thủy văn đơn vị không thứ nguyên
dạng đường cong trong hình 2.16, thời gian đáy của biểu đồ thủy văn đơn vị không
thứ nguyên dạng tam giác bằng 8/3 thời gian đạt cực đại tp, so với 5tp của biểu đồ
thủy văn đơn vị không thứ nguyên dạng đường cong. Diện tích dưới phần tăng lên
của hai biểu đồ thủy văn đơn vị không thứ nguyên giống nhau (37%).
Dựa trên cơ sở hình học trên (hình 2.16), chúng ta thấy:
1
Q q p  t p  tr  (2.31)
2
Đối với dòng chảy trực tiếp Q, có giá trị là 1in, trong đó tr là thời gian giảm của
biểu đồ thủy văn đơn vị không thứ nguyên dạng tam giác và qp là lưu lượng lớn
nhất. Giải phương trình (2.31) đối với qp được:
Q 2 
qp  (2.32)
t p 1  tr / t p 

 2  KQ
Đặt giá trị: K    ta có: q p  (2.33)
1  tr / t p  tp

trong đó: Q - lượng nước cân bằng với biểu đồ thủy văn đơn vị 1 inch (1in).
Phương trình trên có thể biến đổi thành qp với đơn vị là ft3/s, tp tính bằng giờ (h)
và Q tính bằng inchs (in):
AQ
q p  645,33K (2.34)
tp
Giá trị 645,33 là tỷ lệ cần thiết để lưu lượng 1 in của dòng chảy từ 1 mi2 trong 1
giờ. Sử dụng tr = 1,67tp được K = [2/(1 + 1,67)]; khi đó phương trình (2.34) trở
thành:
484 AQ
qp  (2.35)
tp
2,08 AQ
Đối với hệ đơn vị SI: q  (2.36)
tp

với: A đơn vị là km2.

69
 Các bước phát triển biểu đồ thủy văn đơn vị:
- Bước 1: Sử dụng phương pháp trễ pha tính thời gian tập trung (phương trình
(2.25) hoặc phương pháp vận tốc [phương trình (2.26) hoặc (2.27)].
- Bước 2: Tính thời gian đạt cực đại tp = 0,67tc (phương trình 2.30) và sau đó sử
dụng phương trình (2.35) hoặc (2.36) tính lưu lượng lớn nhất qp.
- Bước 3: Tính thời gian đáy tb và thời gian giảm tr:
+ Biểu đồ thủy văn dạng hình tam giác: tb = 2,67tp;
+ Biểu đồ thủy văn dạng đường cong: tb = 5tp:
tr = tb – tp
- Bước 4: Sử dụng các phương trình (2.29) và (2.24) tương ứng tính thời gian
tR = 0,133tc và thời gian trễ tL = 0,6tc.
- Bước 5: Tính các tung độ và vẽ biểu đồ thủy văn đơn vị. Đối với dạng tam giác
chỉ tp, qp và tr là cần thiết. Đối với dạng đường cong, sử dụng tỷ số không thứ
nguyên trong bảng 2.8.
Ví dụ 2.8:
Với lưu vực như trong ví dụ 2.5, xác định biểu đồ thủy văn đơn vị SCS dạng hình
tam giác. Độ dốc trung bình của lưu vực là 3% và diện tích lưu vực là 3,0mi2. Chiều
dài thủy lực là 1,2mi.
Giải:
- Bước 1: Thời gian tập trung được tính theo phương trình (2.23), với S đã được
xác định từ ví dụ 2.6 là S = 1,63:
 6336 0 ,8 1,63  10 ,7
tL   0 ,66
1900 3
5
tc  t L  1,1
3
- Bước 2: Thời gian đạt cực đại: tp = 0,67tc = 0,67(1,1) = 0,74hr.
- Bước 3: Thời gian đáy: tb = 2,67tp = 1,97hr.
- Bước 4: Thời gian trễ: tR = 0,133tc = 0,133(1,1) = 0,15 hr và tL là 0,66hr
- Bước 5: Lưu lượng đỉnh là (đối với Q = 1in):
484 AQ 484  3 1
qp    1962 cfs
tp 0 ,74
Kết luận, biểu đồ thủy văn đơn vị dạng tam giác có đỉnh là 1962cfs tại thời gian là
0,74 giờ với thời gian đáy là 1,97 giờ. Đây là biểu đồ thủy văn đơn vị thời gian 0,15 giờ.

70
Chương 3
DÒNG CHẢY NƯỚC NGẦM

Thủy văn nước ngầm là một ngành khoa học nghiên cứu sự hình thành, phân bố và
di chuyển của nước dưới lòng đất (Todd, 1980). Nó liên quan đến cả các yếu tố chất
lượng và số lượng của nguồn nước này (Charbeneau, 2000). Chương này chỉ xem xét
các yếu tố về định lượng, đặc biệt là về các quá trình dòng chảy thủy lực, trong đó
nhấn mạnh về thủy lực học tầng nước ngầm, cũng theo Batu, 1988, Charbeneu, 2000
và Delleur, 1999 [60, 62,63].

3.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NƯỚC NGẦM


Nước ngầm chảy qua môi trường xốp, môi trường đứt gãy và các đường dẫn
(Karst). Môi trường xốp gồm các lớp chất rắn và cấu trúc rỗng hoặc các khoảng
rỗng. Môi trường xốp chứa khá nhiều các khe rỗng trong khối chất rắn và là một môi
trường có khả năng thấm hút cho phép dòng nước có thể chảy xuyên qua. Môi
trường xốp mà chúng ta thường quan tâm đối với dòng chảy nước ngầm bao gồm đất
tự nhiên, các chất trầm tích lắng cặn và đã trầm tích. Khoảng kích thước các hạt
trong đất được gọi là cấu tạo đất. Kích thước hạt quyết định phân loại hạt. Các hạt
đất sét, phù sa và cát trong cấu tạo đất đã được miêu tả bởi tam giác kết cấu đất như
minh họa trong hình 3.1. Mỗi điểm trên tam giác phản ánh số phần trăm khối lượng
khác nhau (trọng lượng) của đất sét, cát và phù sa.
Sự hình thành của nước dưới lòng đất như minh họa trong hình 3.2 có thể được
chia thành đới thấm nước (hoạt động vùng) và đới bão hòa. Đới thấm nước hay còn
gọi là đới chưa bão hòa hoặc đới bão hòa một phần, là tầng trung gian nằm bên trên
mực nước ngầm. Thuật ngữ nước trọng lực phát sinh từ chữ Vadosus trong tiếng
Latinh, có nghĩa là nông. Chương này tập trung nghiên cứu về dòng chảy bão hòa
hay còn gọi là dòng chảy nước ngầm.
Dòng chảy nước ngầm bắt nguồn từ quá trình lọc thấm qua các sông nhánh, rỉ ra
từ các hồ chứa, do cấp nước nhân tạo, sự cô đọng, nước thấm xuống từ các đại
dương, nước đọng trong các lớp đá trầm tích (nước hợp sinh), và nước nguyên sinh
(do hiện tượng núi lửa, mắc ma, nước trong vũ trụ). Một khối lượng nước ngầm
được dự trữ trong các cấu tạo dưới lòng đất được gọi là các tầng nước ngầm. Một

71
tầng nước ngầm có thể được coi là một cấu tạo chứa đầy đủ các chất thấm hút đã
bão hòa để sản sinh ra một lượng nước đáng kể cho các giếng của Lohman và các
cộng sự, 1972 [65]. Các tầng nước ngầm thường trải trên phạm vi rộng lớn và về bản
chất là những bể trữ nước ngầm. Chúng có thể nằm trên hoặc nằm dưới một lớp
chắn nước mà có cấu tạo bằng chất tương đối dễ thấm hút sát với tầng nước ngầm.

Đất sét pha cát Đất sét pha bùn

Đất cát

Hình 3.1: Tam giác kết cấu đất

Hình 3.2: Sự phân chia nước ngầm nông của Todd, 1980[41]

72
Dưới đây là các loại lớp chắn nước khác nhau của Todd, 1980 [41]:
 Lớp ít thấm: Một lớp bão hòa nhưng bằng chất ít thấm hút không cho phép một
lượng nước đáng kể thâm nhập vào các giếng (chẳng hạn như đất sét).
 Lớp không thấm: Một cấu trúc ít thấm nước hoặc không chứa nước hoặc không
cho nước truyền qua (đá granite thuộc loại này).
 Lớp chứa nước: Một lớp bão hòa nhưng thấm nước kém, ngăn cản sự di
chuyển của nước và giữ cho nước không thể tự do chảy vào các giếng, nhưng có thể
truyền lượng nước đáng kể tới hoặc từ các tầng nước ngầm bên cạnh và tại nơi có đủ
độ dày, nó có thể hình thành một đới trữ nước ngầm quan trọng (chẳng hạn như cát
và đất sét).
Bảng 3.1: Các loại tầng nước ngầm khác nhau và các đặc tính của chúng
Cơ chế Loại tầng Kết cấu Cơ chế dòng
dòng Độ
Loại tầng Kết cấu nước thạch chảy nước
chảy xốp Độ xốp
nước ngầm thạch học ngầm học ngầm
nước (%)
(m/ngày) (%) (m/ngày)
ngầm
Giữa Có thể
Sỏi 23-35 100-1000 12-25 2-10
các hạt rất ngắn
Vài tháng
Bồi tích Giữa
Cát 30-42 1-50 10-25 0,05-1 đến vài
nông các hạt
năm
Giữa 0,00005- Tùy thuộc
Phù sa 40-45 5-10 0,001-1
các hạt 0,1 khối lượng
Cấu trúc Cát và Giữa Nhiều
30-40 0,1 -5 2-10 0,001-0,01
trầm tích sâu phù sa các hạt ngàn năm
Các hạt Giữa các
Hàng chục
Sa thạch thạnh anh hạt và 10-30 0,1-10 8-20 0,001-0,1
- trăm năm
cố kết vết nứt
Cácbonat Chủ yếu Hàng chục
Đá vôi 5-30 0,1-5,0 5-15 0,001-1
cố kết vết nứt - trăm năm
Vết nứt Vài giờ
Đá vôi Cácbonat
và các 5-25 100-10,000 5-15 10-2,000 đến vài
Karstic cố kết
kênh ngày
Tầm rất
Đá núi lửa; Các hạt rộng; có
Vết nứt 2-15 0,1-100 1-5 1-500
Đất ba zan pha lê mịn thể rất
ngắn

73
Cơ chế Loại tầng Kết cấu Cơ chế dòng
dòng Độ
Loại tầng Kết cấu nước thạch chảy nước
chảy xốp Độ xốp
nước ngầm thạch học ngầm học ngầm
nước (%)
(m/ngày) (%) (m/ngày)
ngầm
Giữa các
Các hạt
Đá túp hạt và 15-30 0,1-5 10-20 0,001-1 Tầm rộng
cố kết
vết nứt
Đá mắc ma Hàng ngàn
và biến thể năm,
(granit và Hạt pha lê Vết nứt 0,1-2 10-7-5,10 10-6-10-2 nhưng rất
gơnai) nhanh
Nước sạch khi bị nứt
Giữa các
Pha lê Hàng chục
Phong hóa hạt và 10-20 0,1-2 1-5 0,001-0,1
bị vỡ vụn - trăm năm
vết nứt

Các tầng nước ngầm được phân loại thành không giới hạn hoặc giới hạn (không
áp hoặc có áp) tùy thuộc vào sự hiện diện hay biến mất của một mực nước ngầm
(Hình 3.3).

Hình 3.3: Các dạng tầng nước ngầm

Một tầng nước ngầm không giới hạn là một tầng nước ngầm trong đó mực nước
ngầm có chức năng như mặt trên của đới bão hòa, hay còn gọi là tầng nước ngầm tự
do, bão hòa hay không áp. Những thay đổi về mực nước (nâng lên hoặc hạ xuống)
tương ứng với những thay đổi về thể tích nước dự trữ trong một tầng nước ngầm.
- Một tầng nước ngầm giới hạn là tầng nước ngầm trong đó nước ngầm bị hãm
dưới một áp suất lớn hơn khí quyển do các lớp nằm bên trên có độ thấm hút tương
đối tạo ra. Các tầng nước ngầm giới hạn còn được gọi là tầng nước ngầm phun hoặc

74
có áp. Nước thâm nhập vào các tầng ngầm này trong một khu vực tại đó các lớp
ngăn nước tăng lên bề mặt hoặc nén xuống phía dưới và khu vực này gọi là vùng bổ
cập. Những thay đổi của mực nước ngầm trong giếng thông với tầng nước giới hạn
chủ yếu bắt nguồn từ những thay đổi về áp suất chứ không phải do khối lượng trữ
nước.
3.1.1. Đặc tính của tầng nước ngầm
Các tầng nước ngầm thực hiện 2 chức năng quan trọng - chức năng dự trữ nước
và chức năng dẫn nước. Nói cách khác, các tầng nước ngầm dự trữ nước và đồng
thời làm chức năng như một đường ống dẫn nước. Khi nước được rút ra khỏi một
chất liệu bão hòa dưới tác động của trọng lực, chỉ một phần trong tổng số khối lượng
bão hòa trong lỗ rỗng được giải phóng. Phần nước được giữ lại lỗ hổng do thiếu sức
hút của các phân tử, do sự cố kết và bám dính. Lưu lượng riêng Sy - một thuật ngữ về
dự trữ nước cho các tầng nước ngầm không giới hạn - là khối lượng nước từ một
mẫu đơn vị thể tích bão hòa (1ft3 hoặc m3) với một đơn vị giảm mực nước. Hàm
lượng nước hút bám Sr là khối lượng nước được giữ lại theo đơn vị thể tích sau khi
tiêu nước trọng lực. Tổng lưu lượng riêng và hàm lượng nước hút bám cho các tầng
nước ngầm bão hòa là độ xốp,  = Sy + Sr. Độ xốp là thể tích rỗng được chia bởi
tổng thể tích, biểu thị bằng một số phần trăm. Độ xốp biểu thị khả năng trữ nước
tiềm năng của một tầng nước ngầm nhưng không biểu thị khối lượng nước mà một
chất liệu xốp sinh ra. Hình 3.4 minh họa các loại độ xốp khác nhau.

Hình 3.4: Các loại độ xốp của đất đá

Hệ số trữ nước (hay hệ số tích trữ) của một tầng nước ngầm là khối lượng nước
mà một tầng nước ngầm xả ra hoặc hút vào trên một đơn vị diện tích bề mặt của tầng

75
ngầm trên độ giảm hoặc tăng của cột áp. Điều này được minh họa tại hình 3.5 xem
xét cột thẳng đứng của một đơn vị diện tích bề mặt qua một tầng nước ngầm giới
hạn và không giới hạn. Trong cả hai trường hợp, hệ số trữ nước S bằng thể tích nước
(ft3 hoặc m3) xả ra từ tầng nước ngầm khi mặt đo áp hoặc mực nước ngầm làm giảm
một đơn vị khoảng cách (1ft hoặc 1m). Hệ số trữ nước khi đó có kích thước bằng
ft3/ft3 hoặc m3/m3. Trong trường hợp các tầng nước ngầm không giới hạn, hệ số trữ
nước tương ứng với lưu lượng riêng. Các tầng nước ngầm giới hạn có hệ số trữ nước
giao động từ 10-5  S  10-3. Các giá trị nhỏ này cho thấy những thay đổi lớn về áp
lực là yêu cầu bắt buộc để tạo ra các lưu lượng nước bền vững. Hệ số trữ nước có
thể được xác định trong trường bằng các đợt bơm thử. Trữ lượng nước riêng Ss của
một tầng nước ngầm bão hòa là khối lượng nước mà đơn vị thể tích của tầng nước
ngầm xả ra từ lượng dự trữ dưới một đơn vị cột áp thủy lực, có nghĩa là S = Ssb khi b
là độ dày của một tầng nước ngầm giới hạn.

Hình 3.5: Sơ họa định nghĩa về hệ số trữ nước:


a) Tầng nước ngầm giới hạn (có áp);
b) Tầng nước ngầm không giới hạn (không áp).

76
Hệ số dẫn thủy lực (còn gọi là hệ số thấm hút) là đặc tính liên quan đến chức
năng dẫn nước của một tầng nước ngầm. Nó là giới hạn nới lỏng của nước ngầm
đang chuyển động qua các tầng nước ngầm, với kích thước (L/T). Hệ số dẫn thủy lực
K là tốc độ dòng chảy của nước qua một thiết diện mặt cắt của đơn vị diện tích của
tầng nước ngầm dưới một đơn vị gradient thủy lực. Gradient thủy lực là sự hao hụt
cột áp bị chia tách bởi khoảng cách giữa hai điểm. Hệ số dẫn thủy lực thông thường
được biểu thị bằng cm/ngày hay m/ngày theo đơn vị SI.
Độ thấm riêng hay độ thấm nội tại, có chức năng trung gian và không phải là
các đặc tính của chất lỏng, là k = Cd2, trong đó C là một hằng số tính tỉ lệ và d là
đường kích cỡ hạt của Freeze và Cherry, 1979[42]. Độ thấm k này được gọi một
cách đơn giản là độ thấm. Bảng 3.2 cũng biểu thị dãy giá trị k mà có các kích
thước là [L2]. Darcy cũng là một đơn vị đo độ thấm, trong đó Darcy I là độ thấm
dẫn đến một lưu lượng riêng tính bằng 1cm/s cho một chất lỏng với độ nhớt 1cP
(i centipose, cP =N= s/m210-3) dưới một gradient thủy lực của 1cm/cm. Một Darcy
xấp xỉ bằng 10-8cm2 [42]. Tham khảo thêm bảng 3.2 để hiểu về các dãy giá trị k.
Liên quan mật thiết đến hệ số dẫn thủy lực đó là hệ số lan truyền (hay hệ số
truyền), biểu thị khả năng của một tầng nước ngầm truyền nước qua toàn bộ độ dày
của nó. Hệ số lan truyền T là tốc độ dòng chảy (m2/s) qua phương thẳng đứng của
một đơn vị chiều rộng (1m) và kéo dài xuyên qua độ dày bão hòa dưới một đơn vị
gradient thủy lực.
Hệ số lan truyền bằng hệ số dẫn thủy lực nhân bởi độ dày bão hòa của tầng nước
ngầm T = Kb, trong đó b là độ dày bão hòa của tầng nước ngầm.

3.1.2. Tính không đồng nhất và không đẳng hướng của hệ số dẫn thủy lực
Trong các cấu tạo địa chất, hệ số dẫn thủy lực thường khác nhau khi đi qua các
khoảng trống, được gọi là tính không đồng nhất. Một cấu tạo địa chất thường là
đồng nhất nếu hệ số dẫn thủy lực độc lập về vị trí trong cấu tạo, có nghĩa là K(x,y,z)
= hằng số. Một cấu tạo địa chất thường không đồng nhất nếu hệ số dẫn thủy lực phụ
thuộc vào vị trí trong cấu tạo, K(x,y,z)  hằng số.
Hệ số dẫn thủy lực có thể cũng cho thấy biến số với hướng đo tại một điểm cho
trước trong cấu tạo. Một cấu tạo địa chất là đẳng hướng tại một điểm nếu hệ số dẫn
thủy lực độc lập với hướng đo tại điểm Kx = Ky = Kz. Một cấu tạo địa chất không
đẳng hướng tại một điểm nếu hệ số dẫn thủy lực khác với hướng đo tại điểm đó,
Kx  Ky  Kz.

77
3.1.3. Các tầng chứa nước ngầm
Các tầng nước ngầm tồn tại ở cả dạng vật chất vững chắc (chủ yếu là nền đá) và
không vững chắc (chủ yếu là các trầm tích trên mặt). Các tầng chứa nước ngầm có
điểm đặc trưng là những hệ thống 3 chiều phức hợp. Sự biến đổi về không gian của
các tầng chứa nước ngầm được xác định bởi kết cấu địa chất theo khu vực.
3.1.4. Sự chuyển động của nước ngầm
Nước ngầm ở trạng thái tự nhiên thường chuyển động bất biến và sự chuyển
động này bị chi phối bởi các nguyên lý về thủy lực. Dòng chảy qua một tầng nước
ngầm được diễn giải theo định luật của Darcy, là nền tảng của môn Thủy lực Nước
ngầm. Định luật này cho biết tốc độ chảy qua môi trường xốp tỉ lệ thuận với sự tổn
thất cột áp và tỉ lệ nghịch với chiều dài của dòng chảy, biểu thị bằng công thức
toán học như sau:
Q = - KA. dh/dL (3.1)
Hình 3.6 minh họa định luật của Darcy trong đó h = dh và L = dL sao cho Q = Kah/L.

Hình 3.6: Sơ đồ minh họa định luật Darcy

Trị số của Reynold để tính dòng chảy trong môi trường xốp là:
Re = VD/ (3.2)
Trong đó:  là tỉ trọng của chất lỏng; V là tốc độ biểu kiến; D là đường kính hạt
trung bình (xấp xỉ bằng đường kính lỗ trung bình, và  là tốc độ của chất lỏng). Giới
hạn trên của giá trị đối với định luật Darcy là cho Re < 1; vì vậy, định luật Darcy có
thể ứng dụng cho các bài toán nước ngầm tự nhiên. Tóm lại, định luật này có giá trị
khi dòng chảy theo tầng hoặc không có sự nhiễu loạn.
3.2. DÒNG CHẢY NGẦM BÃO HÒA

3.2.1. Các phương trình điều khiển


Khối điều khiển của một dòng chảy bão hòa được minh họa trong hình 3.7. Các
bên có độ dài dx, dy, và dz theo các hướng tọa độ. Tổng thể tích của khối điều khiển là

78
dxdydz và thể tích nước trong khối điều khiển là dxdydz, trong đó  là độ ngậm nước.
Với phương pháp khối kiểm soát, đặc tính lan rộng B là đặc tính khối của nước ngầm,
đặc tính lan rộng được tính  = dB/dm = 1, vì không có sự thay đổi về pha.

Hình 3.7: Khối điều khiển để xây dựng phương trình liên tục trong môi trường rỗng

Phương trình tính khối điều khiển chung liên tục, phương trình (3.3) được áp dụng:
0 = d/dt d + V.dA (3.3)
CV CS

Hệ số thời gian thay đổi khối nước được dự trữ trong khối điều khiển được xác
định theo hệ số thời gian thay đổi khối chất lỏng được dự trữ, được tính bằng biểu
thức sau:
d/dt d = Ss.h/t(dxdydz) +W(dxdydz) (3.4)
trong đó: Ss là lượng trữ nước riêng và W là dòng chảy ra của khối điều khiển,
W = Q(dxdydz). Vế Ss.h/t(dxdydz) gồm hai phần: (1) lưu lượng
theo khối của nước được tạo ra bởi sự giãn nở của nước khi thay đổi
về mật độ và (2) lưu lượng theo khối của nước được sinh ra bởi sức
nén của môi trường xốp do sự thay đổi về độ xốp [xem Freeze and
Cherry (1979) để biết thêm chi tiết].
Dòng chảy vào của nước qua khu vực kiểm soát tại đáy của khối điều khiển là
qdxdy và dòng chảy ra tại đỉnh là [q + (q/z)dz]dzdy, sao cho dòng thực chảy ra
theo hướng thẳng đứng là:
d.dA = (q+ .q/z. dz)dxdy  qdxdy = dxdydz.q/z (3.5)
trong đó: q trong .q/z là qz có nghĩa là theo hướng z.

79
Xem xét cả ba hướng, chúng ta thu được:
d.dA = dxdydz.q/x + dxdydz.q/y + dxdydz.q/z (3.6)
Thay (3.3) và (3.4) vào (3.5) thu được:
0 = Ss.h/tdxdydz + W(dxdydz) + dxdydz.q/x +
+ dxdydz.q/y + dxdydz.q/z (3.7)
Chia hết dxdydz thu được:
Ss.h/t + q/x + q/y + q/z + W = 0 (3.8)
Sử dụng định luật Darcy, dòng chảy Darcy theo mỗi hướng là:
qx = -Kx h/x (3.9a)
qy = -Ky h/y (3.9b)
qz = -Kx h/x (3.9c)
Thay các đại lượng xác định của qx, qy, qz vào (3.8) và sắp xếp lại thu được:
/x(Kx h/x) + /y(Ky h/y) + /z(Kz h/z) = Ss.h/t + W (3.10)
Đây là phương trình tính dòng chảy nhất thời ba chiều qua một môi trường xốp bão
hòa không đẳng hướng. Đối với mội trường đồng nhất đẳng hướng (Kx = Ky = Kz),
phương trình (3.10) trở thành:
2h/x2 + 2h/y2 + 2h/z2 = Ss/K.h/t + W/K (3.11)
Đối với môi trường đồng nhất đẳng hướng và dòng chảy ở trạng thái ổn định,
phương trình (3.11) trở thành:
2h/x2 + 2h/y2 + 2h/z2 = W/K (3.12)
Đối với một tầng nước ngầm giới hạn nằm ngang có độ dày b, S = Ssb và hệ số
lan truyền T = Kb, dạng hai chiều của (3.11) với W = 0 trở thành:
2h/x2 + 2h/y2 = S/T. h/t (3.13)
Phương trình chủ đạo tính dòng chảy xuyên tâm cũng có thể được chuyển hóa
bằng cách sử dụng phương pháp khối điều khiển. Ngoài ra, phương trình (3.13) có
thể chuyển thành các tọa độ bán kính theo mối quan hệ r = x2 + y2. Đây được gọi là
phương trình khuếch tán, được viết như sau:
1/r./r(r. h/r) = 2h/r2 + 1/r./r = S/T. h/t (3.14)
trong đó: r - khoảng cách theo bán kính từ một giếng bơm; t - thời gian kể từ lúc bắt
đầu bơm. Đối với các điều kiện ổn định, h/t = 0, vì vậy phương trình
(3.13) giản lược thành:
1/r./r(r.h/r) = 0 (3.15)

80
3.2.2. Các mạng dòng chảy
Các mạng dòng chảy cung cấp một phương pháp đồ thị để minh họa các bài toán
dòng chảy nước ngầm hai chiều. Đối với các điều kiện nước ngầm, phương trình
dòng chảy hai chiều (3.13) cho môi trường đồng nhất đẳng hướng trở thành:
2h/x2 + 2h/y2 = 0 (3.16)
Đây là một dạng phương trình vi phân cục bộ cổ điển được gọi là phương trình
Laplace. Phương trình (3.16) là tuyến tính dưới dạng cột nước thủy tĩnh h, và đáp án
của nó phụ thuộc hoàn toàn vào các giá trị của h trên các đường phân ranh của
trường dòng chảy trong mặt phẳng x-y. Hay nói cách khác, h tại bất kỳ điểm nào
trong một trường dòng chảy có thể được xác định duy nhất theo h trên các đường
phân ranh. Phương trình của Laplace phát sinh trong các khu vực như thủy động lực
học và dòng chảy cột áp.
Tốc độ dòng chảy trực giao đến các đường cột nước thủy tĩnh hằng số. Điều này
có thể thấy thông qua kiểm tra phương trình của Darcy, vx = Kx(h/x) và vy =
- Ky(h/y) và phương trình liên tục (yx/x) + (yy/y) = 0. Hình 3.8 là mạng
dòng chảy giả định. Véc tơ vận tốc V có thành phần vx và vy với véc tơ vận tốc hợp
lực theo hướng giảm cột áp h. Các luồng chảy là tập hợp các đường tiếp tuyến đến
véc tơ vận tốc và trực giao đến đường của cột nước thủy tĩnh không đổi. Tập hợp
các luồng chảy được gọi là hàm dòng chảy . Trong dòng chảy ổn định các dòng
xác định luồng của các hạt chảy chất lỏng. Bởi vì các dòng chảy trực giao đến đường
của cột áp không đổi, các tốc độ vx và yy có thể được viết thành biểu thức như sau:
vx = /y (3.17)
vy = /x (3.18)
mà có thể được thay vào dạng vi phân của phương trình hai chiều liên tục:
vx/x + vy/y = 0 (3.19)
2 2 2 2
Dẫn đến:  /x +  /y = 0 (3.20)
đó cũng chính là phương trình Laplace [xem phương trình (3.16)].
Do các dòng chảy theo mọi tiếp tuyến véc tơ vận tốc, không dòng chảy nào tồn
tại cắt ngang chúng. Tốc độ dòng chảy không đổi giữa bất kỳ hai dòng nào. Các
đường kẻ dòng chảy trong hình 3.8 được thiết lập sao cho ds = dh. Lưu lượng qua
diện tích mặt cắt ngang của đơn vị độ sâu vuông góc với mạng dòng chảy là:
dq = K.dh/ds.dh (3.21)
và vì ds = dh khi đó:
dq = Kdh (3.22)

81
và với các mặt cắt m:
q = mKdh (3.23)

Hình 3.8: Mạng dòng chảy giả định

Phương trình này chỉ áp dụng với các hệ thống dòng chảy đơn giản với một
đường biên cấp nước và một đường biên xả nước.
Tốc độ dòng chảy giữa các dòng có thể được tính bằng biểu thức:
dq = vxdx  vydy (3.24)
Thay (3.17) và (3.18) vào vx và vy chúng ta được:
/x.dx + /y .dy = dq (3.25)
điều đó có nghĩa là: dq = d (3.26)
Giá trị của hàm dòng chảy tương ứng với đơn vị lưu lượng xả. Đồng thời số gia
trong đơn vị lưu lượng xả giữa hai dòng tương ứng với sự thay đổi về giá trị của
hàm dòng chảy giữa hai dòng.
Hình 3.9 minh họa sự phát triển phân bố dòng chảy thông qua việc sử dụng các
đường đẳng thế và các đường dòng. Các đường dòng biểu thị các luồng các hạt phân
tử nước khi chúng di chuyển qua một tầng nước ngầm theo hướng cột áp giảm
xuống. Các đường đẳng thế giao nhau với các đường dòng chảy theo góc vuông,
biểu diễn các đường mực nước hoặc mặt đo áp. Hai đoạn của các đường thẳng hoặc
đường cong kết hợp cùng nhau được gọi là mạng dòng chảy.
Hình 3.9 minh họa 2 ứng dụng thí dụ cho thấy các đường dòng và các đường
đẳng thế mà hình thành lên mạng ô trực giao tạo ra mạng dòng chảy. Về mặt lý
thuyết, dòng chảy qua bất kỳ ô này cũng đều bằng dòng chảy qua bất kỳ ô khác. Số

82
liệu này cho thấy các mạng dòng chảy tương phản của sự rò rỉ theo kênh qua môi
trường không đẳng hướng có phân lớp.

Hình 3.9: Mạng dòng chảy do ngấm từ kênh qua môi trường 2 lớp (layer)
không đẳng hướng khác nhau: a) Ku/Kl= 1/50; b) Ku/Kl = 1/150.

3.3. DÒNG CHẢY MỘT CHIỀU Ở TRẠNG THÁI ỔN ĐỊNH


3.3.1. Tầng nước ngầm giới hạn
Xem xét dòng chảy ngầm ở trạng thái ổn định trong một tầng nước ngầm có áp, độ
dày không đồng nhất, như minh họa trong hình 3.10. Cho dòng chảy một hướng ổn
định, 2h/y2 = 0 và h/t = 0, vì vậy phương trình (3.13) cho W = 0 giản lược thành:

83
2h/x2 = 0 (3.27)

h1

h2

x1 x2

Hình 3.10: Dòng chảy 1 chiều trong tầng ngầm có áp

Mà có lời giải là: h = C1 + C 2 (3.28)


trong đó: h là cột áp trên mức đã biết và C1 và C2 là hằng số tích hợp. Cho h = h1 tại
x = 0, h = h2 tại x = L, và h/x = (q/K) từ định luật của Darcy
(phương trình 3.9a), khi đó ta được:
h = qx/K (3.29)
Nói cách khác, cột áp giảm xuống theo tuyến tính với dòng chảy theo hướng x,
như trên hình 3.10.

3.3.2. Tầng nước ngầm không giới hạn


Đối với một dòng chảy ổn định một chiều trong một tầng nước ngầm không giới
hạn hay không áp (hình 3.11), đáp án trực tiếp của phương trình (3.13) là điều
không thể (xem Todd 1980). Để có được lời giải sử dụng định luật Darcy,
q = K(h/x), và liên tục xác định lưu lượng chảy theo đơn vị độ rộng tại bất cứ
thiết diện thẳng đứng nào như sau:
V.dA = Q = K(h/x) (3.30)

Mực nước ngầm thực tế


Mực nước ngầm
tính toán
Phân bố
vận tốc Phân bố
giả thiết vận tốc
thực tế h2

x1 x2
Hình 3.11: Dòng chảy 1 chiều trong tầng ngầm không áp

84
Phương trình (3.30) có thể tích hợp qua khoảng cách từ x1 đến x2 tại đó h1 và h2 là
các cột áp tương ứng, khi đó:
x
2 h2
Q dx = K  h dh (3.31)
x
1 h1
Trở thành: Q = K.(h1 – h22)/2(x2 – x1)
2
(3.32)
Phương trình (3.32) biểu thị một mặt parapol của phần bão hòa tầng nước ngầm
giữa x1 và x2.
Các giả thiết trong phép đạo hàm này là (1) tốc độ của dòng chảy tỉ lệ thuận với
tiếp tuyến của gradient thủy lực và (2) dòng chảy nằm ngang và đồng nhất mọi chỗ
theo mặt tiết diện đứng. Giả thiết dòng chảy một hướng có giá trị khi các vận tốc
nhỏ và dh/dx nhỏ. Sử dụng các điều kiện biên mà x1 = 0 và h1 = h2, khi đó phương
trình (3.32) rút gọn thành phương trình Dupuit nổi tiếng:
Q = K/2X. (h02 – h2) (3.33)
3.4. THỦY LỰC HỌC GIẾNG Ở TRẠNG THÁI ỔN ĐỊNH

3.4.1 Dòng chảy vào các giếng


Khi bắt đầu xả (bơm) từ một giếng, về mặt lý thuyết mực nước hoặc cột áp trong
giếng tương đối thấp do điều kiện của mặt áp hoặc mực nước ngầm bên ngoài giếng
chưa bị xáo động. Trong tầng nước ngầm xung quanh giếng, các dòng chảy tỏa tròn
xuống chỗ có mực nước thấp hơn trong giếng. Đối với các điều kiện giếng phun có
áp, sự phân bố dòng chảy thực sự của dòng chảy gần đúng với lý thuyết ngay khi bắt
đầu bơm. Tuy nhiên, trong các điều kiện giếng không áp (tầng nước ngầm tự do) sự
phân bố thực sự của dòng chảy không thể đúng như lý thuyết, như minh họa bởi các
giai đoạn kế tiếp của việc phát triển phân tán dòng chảy trong hình 3.12.
Mạng dòng chảy trong hình 3.13 minh họa sự phân tán dòng chảy trong một tầng
nước ngầm có áp cho một giếng thông hoàn toàn và một lỗ mở 100%. Mực nước hạ
xuống là khoảng cách mực nước rút xuống. Khi mực nước hạ dưới đáy của lớp chắn
nước trên, một điều kiện hỗn hợp của dòng nước có áp và không áp sẽ xuất hiện.
Mạng dòng chảy trong hình 3.14 minh họa sự phân tán của dòng chảy trong một
tầng nước ngầm có áp đối với một giếng thông hoàn toàn qua lớp chắn nước trên
nhưng không thông vào tầng nước ngầm có áp. Phần dòng chảy thẳng đứng mạnh
được tạo ra vọt ra ngoài bằng một khoảng cách xấp xỉ bằng độ dày của tầng nước
ngầm. Các đường cong mực nước hạ (có hình nón) cho thấy mức độ biến đổi của
mực nước xuống với khoảng cách từ giếng.

85
a) Trạng thái ban đầu trước khi bơm của tầng nước ngầm không áp

b) Trạng thái nối tiếp trong quá trình bơm của tầng nước ngầm không áp

c) Trạng thái ổn định của giếng bơm tầng nước ngầm không áp
Hình 3.12: Minh họa sự phân bố dòng chảy của 1 giếng bơm nước ngầm không áp

Hình 3.13: Sự phân bố dòng chảy tới 1 giếng bơm trong tầng nước ngầm có áp,
nước tới giếng thông hoàn toàn.

86
Áp suất không khí

Hạ thấp mực nước


dạng hình nón
Lớp không thấm trên

Tầng chứa
nước có áp

Lớp không thấm dưới

Hình 3.14: Sự phân bố dòng chảy tới 1 giếng bơm trong tầng nước ngầm có áp,
nước tới giếng chỉ thông ở 1 vị trí của tầng nước ngầm.

3.4.2. Tầng nước ngầm bị giới hạn


Khi bơm từ một giếng, nước di chuyển từ tầng nước ngầm quanh giếng và mặt đo
áp hạ xuống. Mực nước hạ xuống là khoảng cách mặt đo áp hạ xuống. Xem xét tầng
nước ngầm giới hạn với dòng chảy tỏa tròn ở trạng thái ổn định thông hoàn toàn với
giếng đang được bơm, như mô tả trong hình 3.15. Đối với một tầng nước đồng nhất,
đẳng hướng, lưu lượng giếng tại bất kỳ khoảng cách bán kính nào r từ giếng được
bơm là:
V.dA = Q = 2Krb.dh/dr (3.34)

Mặt đất

Mặt đo áp ban đầu

Đường cong hạ thấp


mực nước

Tầng chữ nước có áp

Hình 3.15: Giếng thủy lực của 1 tầng nước ngầm có áp

87
Hình 3.16: Sự phân bố dòng chảy tới 1 giếng bơm của tầng ngầm có áp

Đối với các điều kiện biên h = h1 tại r = r1 và h = h2 tại r = r2, khi đó phương trình
(3.34) có thể tích hợp thành:
h2 r2
 dh = Q/2Kb  dr/r (3.35)
h1 r1
h2 – h1 = Q/2Kb.ln.r2/r1
Giải phương trình (3.35) tìm Q:
Q = 2Kb[h2 – h1]/ln(r2/r1) (3.36)
Đối với trường hợp khái quát hơn một giếng thông với một tầng nước ngầm có áp
trải rộng, không có giới hạn đối với r. Tham khảo hình 3.17, phương trình (3.36)
trở thành:
Q = 2Kb[h – h1]/ln(r/r1) (3.37)
Trong đó cho thấy cột áp khác nhau theo tuyến tính với logarit của khoảng cách
bất kể tốc độ xả.

88
Phương trình (3.37) được gọi là phương trình cân bằng hoặc phương trình
Thiem và cho phép xác định độ thấm của tầng nước ngầm từ một giếng được bơm.
Hai điểm xác định đường cong logarit mực nước hạ xuống, vì thế có thể đo được
mực nước hạ xuống tại hai giếng quan trắc tại các khoảng cách khác nhau từ một
giếng đang được bơm với tốc độ không đổi. Có thể tính hệ số dẫn thủy lực K bằng
cách sử dụng:
K = Qln(r2/r1)/2b(h2  h1) (3.38)
trong đó: r1 và r2 - các khoảng cách; h1 và h2 - các cột áp trong các giếng quan trắc
tương ứng.
3.4.3. Các tầng nước ngầm không bị giới hạn (không áp)
Bây giờ hãy xem xét dòng chảy tỏa tròn ổn định vào một giếng thông hoàn toàn
với một tầng nước ngầm không áp như minh họa trong hình 3.17. Một biên tâm của
cột áp không đổi bao quanh giếng. Lưu lượng xả của giếng được tính bằng:
 V.dA = Q = 2Khr. dh/dr (3.39)

Hình 3.17: Thủy lực của giếng trong tầng ngầm không áp

Tích hợp các phương trình (3.39) với các điều kiện biên h = h1 tại r = r1 và h = h2
tại r = r2 thu được:
h2 r2
 hdh = Q/2K  dr/r (3.40)
h1 r1

89
Q = K[h22 – h12]/ln(r2/r1) (3.41)
Có các phần dòng chảy lớn thẳng đứng ở gần giếng vì vậy phương trình này
không tính được chính xác đường cong mực nước hạ xuống gần giếng, nhưng có thể
xác định được cho hai khoảng cách bất kỳ r1 và r2 từ giếng được bơm.

3.5. THỦY LỰC GIẾNG TRẠNG THÁI NHẤT THỜI - ĐIỀU KIỆN CÓ ÁP
Xem xét tầng nước ngầm có áp với các điều kiện dòng chảy nhất thời do tốc độ
bơm không đổi Q (L3/T) tại giếng như minh họa trong hình 3.15. Điều kiện ban đầu
là cột áp không đổi trên toàn tầng nước ngầm, h(r,0) = h0 đối với tất cả r tại đó h0 là
cột áp không đổi ban đầu tại t = 0. Điều kiện biên giả thiết (1) cột áp thủy lực không
hạ xuống tại biên vô định, h (, t) = h0 cho tất cả t với tốc độ bơm không đổi và (2)
áp dụng định luật Darcy:
lim (r h/r) = Q/T cho t > 0 (3.42)
r 0

Phương trình vi phân chủ đạo là (3.13):


2h/r2 + 1/r. h/r = S/T.h/t (3.43)
Tầng nước ngầm có áp không bị rò rỉ, đồng nhất, đẳng hướng vô định trong một
phạm vi diện tích và độ dày khắp tầng ngầm như nhau. Các giếng thông hoàn toàn
với tầng nước ngầm được bơm với tốc độ không đổi Q. Trong suốt quá trình bơm
một giếng như vậy, nước được hút lên từ nguồn dự trữ trong tầng nước ngầm, gây ra
phễu giảm áp hướng ra phía ngoài từ giếng. Không có sự ổn định của các mực nước,
dẫn đến cột áp tiếp tục giảm, với điều kiện không có cấp nước bổ sung và tầng nước
ngầm là vô hạn về mặt diện tích. Tuy nhiên tốc độ giảm cột áp tiếp tục giảm khi
phễu giảm áp lan rộng. Nước được giải phóng từ nguồn dự trữ bởi áp lực của tầng
nước ngầm và do sự giãn nở của nước. Theis, 1935 [68] đã trình bày một lời giải tích
phân của phương trình (3.13) để xác định mực nước hạ xuống s như sau:

s = h0 – h = Q/4T  (e-u/u.du) (3.44)
u
trong đó: h0 - mặt đo áp trước khi bắt đầu bơm;
Q - tốc độ bơm không đổi (L3/T);
T - hệ số lan truyền (L2/T) và:
u = r2S/aTt (3.45)
trong đó: r - ở trong L;
t - thời gian trong T.

90
Tích phân mũ có thể mở rộng thành một dạng mở rộng chuỗi như sau:
W(u) = T (e-u/u). du = –0,5772 – inu + u – u2/2.2! + u3/3.3! + ... (3.46)
Trong đó W(u) gọi là hàm giếng không thứ nguyên đối với các tầng nước không
rò rỉ, đẳng hướng, có áp hoàn toàn thông với các giếng có các điều kiện xả không
đổi. Các giá trị của hàm giếng này được liệt kê trong bảng 3.2. Hàm giếng này cũng
được tính bằng biểu thức dưới dạng một dạng một đường cong như minh họa trong
hình 3.18. Cả u và W(u) đều không thứ nguyên.

Hình 3.18: Đường cong để giải phương trình Theis ở trạng thái
không cân bằng theo phương pháp đồ thị (vẽ trên giấy logarit)

Bảng 3.2. Các giá trị của W(u) cho các giá trị khác nhau của u

u 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0


1 0.219 0.049 0.013 0.0038 0.0011 0.00036 0.00012 0.000038 0.000012
-1
10 1.82 1.22 0.91 0.7 0.56 0.45 0.37 0.31 0.26
-2
10 4.04 3.35 2.96 2.68 2.47 2.3 2.15 2.03 1.92
-3
10 6.33 5.64 5.23 4.95 4.73 4.54 4.39 4.26 4.14
-4
10 8.63 7.94 7.53 7.25 7.02 6.84 6.69 6.55 6.44
-5
10 10.94 10.24 9.84 9.55 9.33 9.14 8.99 8.86 8.74
-6
10 13.24 12.55 12.14 11.85 11.63 11.45 11.29 11.16 11.04
-7
10 15.54 14.85 14.44 14.15 13.93 13.75 13.60 13.46 13.34

91
u 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0
-8
10 17.84 17.15 16.74 16.46 16.23 16.05 15.9 15.76 15.65
-8
10 20.15 19.45 19.05 18.76 18.54 18.35 18.2 18.07 17.95
-10
10 22.45 21.76 21.35 21.06 20.84 20.66 20.5 20.37 20.25
-11
10 24.75 24.06 23.65 23.36 23.14 22.96 22.81 22.67 22.55
-12
10 27.05 26.36 25.96 25.67 25.44 25.26 25.11 24.97 24.86
-13
10 29.36 28.66 28.26 27.97 27.75 27.56 27.41 27.28 27.16
-14
10 31.66 30.97 30.56 30.27 30.05 29.87 29.71 29.58 29.46
-15
10 33.96 33.27 32.86 32.58 32.35 32.17 32.02 31.88 31.76

Mực nước hạ xuống được tính bằng biểu thức:


s = Q/4T W(du) (3.47)
Phương trình này gọi chung là phương trình bơm giếng không cân bằng hoặc
phương trình của Theis.
Phương trình (3.47) và (3.45) có thể được biểu diễn theo các đơn vị đo thông lệ
của Mỹ (gallon - ngày - hệ thống foot), trong đó: s tính bằng ft; Q tính bằng gpm; T
tính bằng gpm/ft; r tính bằng ft, và t tính theo ngày:
s = 114,6Q/T.W(du) (3.48)
và: u = 1,87 r2S/Tt (3.49)
hoặc, cho t tính theo phút.
u = 2693 r2S/Tt (3.50)
-4
Cho T = 10.000 gpd/ft, S = 10 , t = 2693 phút, Q = 1000 gpm, và r = 1000ft, tính
mực nước hạ xuống:
- Bước 1: Tính u (r tính bằng ft, T tính bằng gpd/ft, t tính bằng phút):
U = 2693 r2S/Tt = 2693  106  10 -4/104  2693 = 10-2
- Bước 2: Tìm W(u) từ bảng 3.2: W(u) = 4.04.
- Bước 3: Tính mực nước hạ xuống: (cho Q tính bằng ga-lôngl/phút và T tính
bằng gpd/ft):
s = 114,6Q/T.W(du) = 114,6  104  404/104 = 46,30ft.

3.6. THỦY LỰC GIẾNG TRẠNG THÁI NHẤT THỜI - ĐIỀU KIỆN KHÔNG ÁP
Các điều kiện không áp (mực nước ngầm) khác cơ bản so với các điều kiện của
tầng nước ngầm có áp. Vì đối với các điều kiện không áp nước bơm được chuyển từ

92
nguồn dự trữ do sự tiêu nước trọng lực qua các kẽ hở trên phễu giảm áp, gây ra bởi
áp lực của tầng nước ngầm và sự giãn nở của nước khi áp lực giảm xuống khi bơm.
Đối với các điều kiện có áp, phương pháp giải không ổn định dựa trên các giả thiết
rằng hệ số trữ nước là hằng số và nước được giải thoát ngay lập tức từ nguồn dự trữ
khi cột áp hạ. Những ảnh hưởng của sự tiêu nước trọng lực không được xét trong
phương pháp giải không ổn định. Tiêu nước trọng lực không xảy ra thức thời và do
dòng nước không ổn định hướng đến một giếng đối với các điều kiện không áp, hình
thành đặc tính theo sự tiêu nước chậm của các khe hở.
Có 3 đoạn khác biệt của đường cong mực nước hạ xuống theo thời gian cho các
điều kiện mực nước ngầm, như minh họa trong hình 3.19. Đoạn thứ nhất xuất hiện
trong một khoảng thời gian ngắn sau khi bắt đầu bơm: mực nước hạ xuống tương tác
trở lại theo đúng cách như trong một tầng nước ngầm có áp. Nói cách khác, tiêu
nước trọng lực không xảy ra tức thời và nước được giải thoát ngay lập tức từ nguồn
dự trữ. Trong một số điều kiện nhất định, có thể xác định hệ số lan truyền bằng cách
áp dụng phương pháp bất cân bằng theo các dữ liệu mực nước hạ xuống theo thời
gian ban đầu. Hệ số trữ nước đã được tính bằng cách sử dụng mực nước hạ xuống
theo giới hạn ban đầu là trong phạm vi có áp và không thể được sử dụng để dự báo
các mực nước hạ xuống về lâu dài. Đoạn hai biểu diễn một giai đoạn tức thời khi sự
lan tỏa của phễu giảm áp giảm xuống do sự tiêu nước trọng lực. Độ nghiêng của
đường cong mực nước hạ xuống theo thời gian giảm xuống, phản ánh việc cấp nước.
Các dữ liệu bơm thử lệch nhiều so với lý thuyết bất cân bằng trong đoạn thứ hai.
Trong đoạn ba (hình 3.19), các đường cong mực nước rút xuống theo thời gian gần
đúng như các đường cong chuẩn bất cân bằng như minh họa trong hình 3.20. Đoạn
này có thể bắt đầu từ vài phút đến vài ngày sau khi bắt đầu bơm, tùy thuộc vào điều
kiện tầng nước ngầm. Hệ số lan truyền của một tầng nước ngầm có thể được xác
định bằng cách áp dụng phương pháp giải bất cân bằng đối với đoạn ba của các dữ
liệu mực nước hạ xuống theo thời gian. Hệ số trữ nước được tính từ dữ liệu này sẽ
nằm trong phạm vi không áp, mà có thể được sử dụng để dự báo hiệu quả lâu dài.
Picket, 1965[43] đã phát triển một phương pháp giải đường cong chuẩn cho các
điều kiện mực nước ngầm. Các phương trình tính mực nước ngầm hạ xuống trong
một tầng nước ngầm không áp thông hoàn toàn với các giếng và có điều kiện lưu
lượng xả không đổi Q được Neuman, 1975 [44] trình bày dưới đây (1975):
S = Q/4T W(ua, uy, ) (3.51)
trong đó:
ua = r2S/Tt (áp dụng cho các giá trị t nhỏ) (3.52)

93
uy = r2Sy/Tt (áp dụng cho các giá trị t lớn) (3.53)

Hình 3.19: Ba đoạn của đường cong mực nước hạ xuống


theo thời gian của các điều kiện mực nước ngầm

Hình 3.20: Các dạng đường cong lý thuyết của W(ua,uy,η) và 1/ua,1/uy
của tầng ngầm không áp

Trong đó:  = r2kz/b2kr.


W(ua, uy, ) được gọi là hàm giếng không áp và Kr và Kz là các hệ số dẫn thủy lực
theo phương ngang và phương thẳng đứng tương ứng cho một tầng nước ngầm không
đẳng hướng. Neuman (1975) đã lập bảng hàm giếng, theo dạng đồ thị trong hình 3.20
đối với một tầng nước ngầm đẳng hướng, Kr = Kz và  = r2/b2.ua chỉ áp dụng đối với
phản ứng ban đầu khi tốc độ mực nước hạ xuống được kiểm soát bởi các đặc tính dự

94
trữ nước có thể giãn nở của tầng nước ngầm. Uy áp dụng đối với phản ứng sau này khi
tốc độ mực nước hạ xuống đã được kiểm soát bởi lưu lượng riêng.
Có thể sử dụng các dữ liệu mực nước hạ theo khoảng cách đối với các điều kiện
mực nước ngầm để xác định T và Sy chỉ sau khi các ảnh hưởng tiêu nước trọng lực
bị chậm lại đã biến mất trong các giếng quan trắc. Sau khi các ảnh hưởng của tiêu
nước trọng lực chậm ngừng gây ảnh hưởng đối với mực nước hạ xuống trong các
giếng ngầm, các dữ liệu mực nước hạ theo thời gian gần đúng với phương pháp giải
bất cân bằng như minh họa ở trên. Độ dài thời gian đã được thảo luận ở phần trước.
Trong suốt thời gian khi sự tiêu nước trọng lực chậm đang ảnh hưởng đến mực
nước hạ xuống trong các giếng quan trắc, phễu giảm áp bị bóp méo; vì thế các dữ
liệu mực nước giảm xuống theo khoảng cách cho lần này không thể phân tích được.
Tuy nhiên, một khi các hiệu ứng của sự tiêu nước trọng lực chậm là không đáng kể,
thì có thể phân tích các dữ liệu mực nước giảm xuống theo khoảng bằng cách sử
dụng kỹ thuật giải bất cân bằng.

3.7. NƯỚC NGẦM Ở VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG
Các kết quả điều tra địa chất thủy văn khu vực và tìm kiếm thăm dò nêu trên đã
cho phép phân chia trên toàn lãnh thổ các phân vị địa chất thủy văn như sau:
- Các tầng chứa nước lỗ hổng trong các thành tạo Đệ tứ.
- Các tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo Bazan, Pliocen - Đệ tứ.
- Các tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo lục nguyên.
- Các tầng chứa nước khe nứt - Karst trong các thành tạo Cacbonat.
- Các thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước.

3.7.1. Các tầng chứa nước lỗ hổng


Các tầng chứa nước lỗ hổng phân bố rộng rãi ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng
Nam Bộ và các đồng bằng ven biển miền Trung.
a) Ở đồng bằng Bắc Bộ
Có 2 tầng chứa nước chủ yếu là tầng chứa nước Holocen (qh) và tầng chứa nước
Pleistocen (qp). Tổng trữ lượng và khai thác tiềm năng của nước dưới đất (NDĐ)
khoảng 7,5 triệu m3/ng.
 Tầng qh: Phân bố hầu khắp đồng bằng, thường gặp ở chiều sâu 20  40m. Đất
đá chứa nước chủ yếu là cát, sạn. Độ giàu nước biến đổi mạnh, lưu lượng lỗ khoan
0,5  10l/s. Vùng ven biển nước bị nhiễm mặn. Nước trong tầng có quan hệ trực tiếp

95
với nước mặt. Tầng chứa nước này có thể đáp ứng yêu cầu cung cấp nước quy mô
trung bình đến nhỏ. Phần lớn các giếng khoan của chương trình nước nông thôn và
của nhân dân khai thác nước trong tầng này.
 Tầng qp: Nằm dưới tầng qh và ngăn cách với tầng này bởi một lớp sét mầu
loang lổ dày 5  20m, thường gặp ở độ sâu 50  60m. Đất đá chứa nước là cát
cuội sỏi hạt thô. Đây là tầng chứa nước có áp, giàu nước và có thể đáp ứng yêu
cầu khai thác lớn. Lưu lượng giếng khoan thường lớn hơn 10l/s, hầu hết các nhà
máy nước ở đồng bằng Bắc Bộ đang khai thác nước từ tầng này. Nước có quan hệ
với tầng qh và nước mặt qua các cửa sổ địa chất thủy văn (ĐCTV). Vùng ven biển
và hai rìa đồng bằng bị nhiễm mặn.
b) Ở đồng bằng Nam Bộ
Có 5 tầng chứa nước lỗ hổng kể từ trên xuống là các tầng Holocen (qh), Pleistocen
trung - thượng (qp2-3); Pleistocen hạ (qp1); Pliocen (m4); Miocen (m3). Trữ lượng khai
thác tiềm năng đạt khoảng 27,5 triệu m3/ng (theo Trần Văn Lã, 1996).
 Tầng qh: Có diện tích phân bố khoảng 43.000km2, bề dày 20  70m. Đất đá
chứa nước là cát hạt nhỏ, cát bột. Nhìn chung, tầng này nghèo nước, chất lượng
nước xấu, thường bị nhiễm mặn, nhiễm phèn.
 Tầng qp2-3: Phân bố trên hầu hết đồng bằng diện tích khoảng 50.000km2. Tầng
này nằm sâu 40  80m, bề dày 25 135m, trung bình 50  70m đất đá chứa nước là
cát sỏi. Đây là tầng chứa nước phong phú, ở miền Đông Nam Bộ chất lượng nước
tốt, ở vùng Tây Nam Bộ nhiều vùng bị nhiễm mặn.
 Tầng qp1: Được phân cách bởi tầng qp2-3 bởi một lớp sét dày 20  25m, đôi chỗ
tới 50m. Diện phân bố khoảng 49.000km2. Chiều sâu thế nằm 150  200m. Bề dày
tầng 50  60m, đôi khi tới 130m. Đất đá chứa nước là cát, đôi khi lẫn sạn sỏi. Đây là
một tầng chứa nước phong phú. Chất lượng nước biến đổi nhiều theo diện, ở miền
Đông Nam Bộ chúng có quan hệ với nước mặt và có chất lượng tốt, ở miền Tây
Nam Bộ có nhiều vùng bị nhiễm mặn.
 Tầng m4: Có diện tích phân bố khoảng 49.000km2, chiều sâu thế nằm 150  350m,
bề dày 50  140m, thường gặp 90  100m. Đất đá chứa nước là cát nhiều cỡ hạt lẫn sạn
sỏi. Đây là một tầng chứa nước rất phong phú, chất lượng nước trong tầng biến đổi theo
diện. Vùng trung trung tâm và ven biển bị nhiễm mặn.
 Tầng m3: Ngăn cách với tầng m4 bởi một lớp sét dày 20  50m. Diện phân bố
khoảng 37.000km2, chiều sâu mái 200  450m, thường gặp 350  400m, bề dày 40 
100m. Đất đá chứa nước phong phú, nước có chất lượng tốt. Vùng trung tâm và ven
biển bị nhiễm mặn.

96
c) Các đồng bằng ven biển Miền Trung
Các tầng chứa nước có diện phân bố hẹp, kéo dài và không liên tục, thường gặp
cả hai tầng chứa nước qh và qp nhưng chiều dày nhỏ. Tầng chứa nước qh gồm chủ
yếu là cát, tầng qp chủ yếu là cát - cuội sỏi. Hiện tượng nhiễm mặn gặp phổ biến,
nhất là trong tầng qp.

3.7.2. Các tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo Bazan Pliocen - Đệ tứ
Các tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo Bazan Pliocen - Đệ tứ phân bố
rộng ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Ngoài ra còn gặp ở một số vùng với
diện tích không lớn như ở Quỳ Hợp, Điện Biên,... Đất đá chủ yếu là đá Bazan,
Olivin, Bazan kiềm. Độ phong phú nước thay đổi lớn theo diện và phụ thuộc vào độ
nứt nẻ, bề dày và diện phân bố của khối Bazan. Chiều sâu lỗ khoan khai thác nước
thường không quá 100m. Có nơi khối Bazan dày tới 200  300m như vùng Pleiku.
Nước trong thành tạo Bazan có chất lượng tốt phổ biến là ở dạng nước Bicacbonat -
Clorua có độ tổng khoáng hoá 0,2  0,3g/l. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa.
Động thái biến đổi mạnh theo mùa. Về mùa khô, mực nước hạ thấp làm nhiều giếng
bị cạn kiệt. Nước trong các thành tạo Bazan có thể đáp ứng yêu cầu khai thác để
cung cấp nước với quy mô vừa đến lớn.

3.7.3. Các tầng chứa nước khe nứt trong các thành tạo lục nguyên Mesozoi (ms)
Phân bố rộng rãi ở các vùng Đông Bắc Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Ngoài ra còn gặp
ở vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Chúng gồm các trầm tích lục nguyên hệ
Trias, Jura, Creta, Neogen. Đất đá chứa nước chủ yếu là cát kết, cuội kết, sạn kết,
bột kết, sét kết nứt nẻ.
Nhìn chung, các tầng chứa nước này nghèo nước. Tuy nhiên, ở một số nơi có thể
gặp một số tầng cát kết, cuội kết nứt nẻ khá giàu nước, lưu lượng giếng khoan có thể
đạt từ 5  10l/s. Trong tầng này lưu lượng các giếng khoan thường chỉ đạt 0,5  2l/s
hoặc nhỏ hơn; nên chỉ thích hợp với yêu cầu cung cấp nước nhỏ và cục bộ. Chất
lượng nước tốt, độ tổng khoáng hóa thường 0,01  0,2g/l.

3.7.4. Các tầng chứa nước khe nứt - Karst trong các thành tạo Cacbonat
a) Các thành tạo Cacbonat ở Việt Nam có tuổi từ Ordovic - Silur đến Trias
- Các tầng chứa nước hệ Trias phân bố thành một dải lớn kéo dài theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam, ở vùng Tây Bắc Bắc Bộ, chiếm diện tích khoảng 1.200km2, thuộc
các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Ninh Bình. Các tầng chứa nước khe nứt -
Karst paleozoi phân bố khá rộng ở nhiều vùng thuộc Bắc Bộ như Quảng Ninh, Cao

97
Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, Thanh
Hoá. Đất đá chứa nước là đá vôi phân lớp dày, nứt nẻ, hay hang hốc Karst phát triển.
Nhìn chung, đây là những tầng chứa nước phong phú. Giếng khoan khai thác nước ở
tầng này thường sâu 80  150m có thể đạt lưu lượng 5  15l/s hoặc lớn hơn. Chất
lượng nước tốt, nước thường có dạng Bicacbonat - Clorua hoặc Bicacbonat - Sulfat,
độ tổng khoáng hoá 0,3  0,7g/l. Các tầng chứa nước này có thể đáp ứng yêu cầu
khai thác để cung cấp nước với quy mô vừa đến lớn.
- Các thành tạo Cacbonat hệ Ordovic - Silur có diện phân bố hẹp, có thể gặp ở
một số vùng thuộc Tây Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Điện Biên, Lai
Châu... Thành phần chủ yếu là các lớp đá hoa mỏng, mức độ nứt nẻ và karst hoá yếu
nên độ chứa nước nghèo.

3.7.5. Các thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước
Bao gồm các thành tạo lục nguyên, lục nguyên - phun trào hệ Paleogen - Neogen
(P - N), hệ Jura - Creta (J3 - K1) và hệ Trias. Thành phần thạch học chủ yếu là sét
kết, bột kết, phiến sét, phun trào Ryolit, Spilit, Dacit. Các thành tạo biến chất
Cambri - Ordovic ( - O). Proterozoi (PR) và Arkeozoi (AR). Đất đá chủ yếu là đá
phiến thạch anh - mica, đá phiến Amphibolit, Quarzit, Gneis...
Các thành tạo này phân bố rộng ở vùng Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và
Tây Nguyên.
Nhìn chung, các thành tạo địa chất này rất nghèo nước. Các lỗ khoan thường
không có nước hoặc nếu có lưu lượng cũng ít khi vượt quá 1l/s. Tuy nhiên, các đứt
gãy kiến tạo hình thành các đới phá huỷ khá phong phú nước, chúng có thể là đối
tượng tìm kiếm nước có triển vọng trong các thành tạo nghèo nước này. Nước trong
các thành tạo này có chất lượng tốt, độ tổng khoáng hoá thường nhỏ hơn 0,3g/l,
nước thường có dạng Bicacbonat - Clorua.
Các thành tạo mắcma xâm nhập có cấu tạo khối đặc sít, rất ít nứt nẻ nên không
chứa nước, nước chỉ tồn tại trong đới phong hóa phát triển không dày trên bề mặt
các khối xâm nhập. Về mùa khô, nước trong đới phong hoá này thường bị cạn kiệt.

98
Chương 4
NHU CẦU NƯỚC

4.1. MỞ ĐẦU
Hiện nay trên thế giới tiêu thụ khoảng 3.500km3 nước một năm, tăng hơn 35 lần
trong khoảng thời gian 300 năm gần đây. Ở thế kỷ XX, lượng nước dùng của Mỹ
tăng gấp bốn, châu Âu tăng gấp đôi. Lượng nước dùng của các quốc gia đang phát
triển trong những năm 50 tăng 4 - 8%/năm, còn trong những năm 80, 90 tăng chậm
hơn, chỉ khoảng 2 - 3%/năm. Nhu cầu nước dùng của nhân loại tăng do một số
nguyên nhân như: Gia tăng dân số và quá trình đô thị hoá; Tăng nhu cầu lương thực
và hàng hoá công nghiệp; Quá trình ô nhiễm nước. Tại Mỹ, ước tính trong 30%
lượng nước dùng gia tăng những năm 70 thì 19% do tăng dân số trực tiếp, còn 11%
do tăng nhu cầu dùng nước của các cư dân cũ.
Việc sử dụng nước và các điều kiện, cách thức sử dụng nước thường biến đổi, dễ
tạo ra các mâu thuẫn dẫn đến thường gây ra những hiểu lầm trong những nghiên cứu
về lĩnh vực tài nguyên nước. Theo Gleick (1988), điều kiện (sử dụng nước) chứa
đựng rất nhiều ý tưởng khác nhau. Ý nghĩa của việc thu nước, sử dụng nước và tổn
thất nước, theo Gleick việc thu nước nên hiểu là quá trình chuyển nước từ nguồn
nước để trữ lại lượng nước hoặc sử dụng nước. Nói chung sử dụng nước gồm quá
trình tuần hoàn của nước hoặc tái sử dụng nước. Lượng nước dùng hoặc lượng tổn
thất khi sử dụng nước nên xem xét qua việc sử dụng nước có phương pháp, tức là
ngăn cản quá trình tái sử dụng nguồn nước một cách tức thời, như bốc, thoát hơi
nước của cây trồng, ô nhiễm nước hoặc quá trình kết hợp để tạo thành sản phẩm. Ví
dụ: Nước được sử dụng cho nhà máy thủy điện có thể quay trở lại sông suối. Theo
Gleick thì đó không được coi là lượng tổn thất nước khi sử dụng. Trong nông nghiệp
có thể có cả lượng tổn thất nước và lượng nước không mất đi khi sử dụng, như
lượng nước bị bốc hơi hoặc tạo thành các thành phần của cây trồng, lượng nước còn
lại có thể quay trở lại nguồn nước ngầm hoặc nước mặt.
Các nhà khảo sát địa chất của Hoa Kỳ (USGS), chương trình thông tin sử dụng
nước quốc gia (NWUI) đã lập sẵn chương trình tính toán hệ thống sử dụng nước
quốc gia. Chu trình sử dụng nước được soạn bởi USGS trong thời gian 5 năm. Việc
sử dụng nước được xác định từ mô hình của chu trình thủy văn, quá trình dòng chảy
là kết quả của việc can thiệp của con người trong một chu trình thủy văn khép kín.

99
Theo USGS có 7 nguồn sử dụng nước của Solley, 1993[45] là:
(1) Thu nước cho các mục đích ở xa hệ thống sông;
(2) Cung cấp nước tại điểm sử dụng nước hoặc lượng nước được thải ra sau khi
sử dụng;
(3) Tổn thất nước khi sử dụng;
(4) Tổn thất nước khi vận chuyển;
(5) Nước thải hồi quy;
(6) Dòng chảy hồi quy;
(7) Lượng dòng chảy trong sông.
Các mục đích sử dụng nước được liệt kê như bảng 4.1 sau đây:
Bảng 4.1. Mục đích chính của sử dụng nước

Mục đích
Định nghĩa
sử dụng nước
Sử dụng nước Nước cho yêu cầu hàng ngày ở gia đình như nước để uống, cho
cho sinh hoạt nấu nướng, tắm giặt, nhà vệ sinh, cho tưới vườn hoa cây cảnh…
Sử dụng Nước dùng cho khách sạn, nhà hàng, toà nhà cơ quan, và cho các
thương mại dịch vụ, phương tiện và cơ sở thương mại khác.
Dẫn nước bằng những công trình do con người tạo ra cung cấp
Sử dụng cho những cánh đồng canh tác mùa màng và bãi chăn nuôi hoặc
cho tưới cung cấp nước cho cây cối hoa cỏ ở những khu vui chơi giải trí
như công viên, sân gôn…
Sử dụng Nước cho mục đích công nghiệp như để sản xuất chế biến làm
cho công nghiệp lạnh hoặc tẩy rửa vệ sinh nhà máy.
Nước sử dụng trong chăn nuôi bao gồm: nước cho vật uống, nước
Sử dụng
cho thức ăn vắt sữa, cho chăn nuôi thủy sản và nước cho các mục
cho chăn nuôi
đích chăn nuôi khác.
Nước để làm cho khoáng sản lộ ra một cách tự nhiên và liên quan
Sử dụng đến việc khai thác đá, nước cần cho sự vận hành khai thác tốt hơn,
cho khai thác mỏ xay nghiền và các chuẩn bị thông thường khác ở khu vực hầm mỏ
hoặc ở những bộ phận hoạt động khai thác.
Sử dụng cho dịch Nước phục vụ cho các mục đích công cộng như phòng chữa cháy,
vụ công cộng rửa đường phố, công viên thành phố, bể bơi…
Sử dụng nước cho Nước cấp cho vùng nông thôn, cho các diện tích canh tác, cho sinh
nông thôn hoạt, cho chăn nuôi thông thường mang tính tự cung tự cấp.
Sử dụng nước Nước cho các tổ máy phát điện của nhà máy nhiệt điện.
cho nhiệt điện

100
4.2. NƯỚC CHO NÔNG NGHIỆP
4.2.1 Giới thiệu chung
Trong những năm 1970, diện tích đất nông nghiệp yêu cầu tưới được mở rộng
trên toàn thế giới, tiếp tục tăng lên cho đến những năm 1980, tuy nhiên chỉ tiêu mở
rộng diện tích tưới diễn ra chậm hơn. Trong những năm 1990, thế giới đã chú trọng
hơn trong việc tu bổ và quản lý các hệ thống thủy lợi, (Replogle, 1996). Quá trình
phát triển và hình thành hệ thống tưới của nhân loại có lịch sử song song với sự tăng
trưởng của dân số thế giới. Theo Postel (1993), ngày nay 1/3 vụ thu hoạch trên toàn
thế giới đến từ 16% loại cây trồng trên vùng đất được tưới của thế giới, rất nhiều
quốc gia như: Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Nam Triều Tiên, Pakistan và Peru, chính xác hơn những vùng đất đó đã cho thu
hoạch nhiều hơn một nửa các sản phẩm lương thực nội địa của họ (Postel, 1993),
(Gleick, 1993c) và Tổ chức Lương thực Thế giới (gọi tắt là FAO) (1993) đã cung
cấp các thống kê và dữ liệu chi tiết theo cách khác nhau trên toàn thế giới.
Theo (FAO, 1993) và Phòng Nông nghiệp Hoa Kỳ, 1992 [46] khoảng 47 triệu acres
(19 triệu ha) diện tích đất được tưới ở Hoa Kỳ. Trên toàn thế giới, mỗi năm có một
số diện tích đất canh tác không được tưới, bên cạnh đó lại có thêm một số diện tích
đất trồng khác được tưới. Ở Hoa Kỳ, đã có sự sụt giảm khoảng 9% diện tích tưới
trong một thập kỷ qua. Vấn đề cơ bản của toàn thế giới là đất bị nhiễm mặn, điều
này đã làm giảm diện tích đất được tưới ở một số vùng, trong khi đó ở một số vùng
khác diện tích tưới cũng được tăng lên, do đó diện tích tưới luôn ổn định. Kết quả
nghiên cứu về diện tích được tưới theo Ủy ban Quốc tế về vấn đề Tưới và Tiêu
(ICID - 2015) [47], diện tích đất được tưới của các quốc gia phân theo điều kiện kinh
tế, được thống kê như trong bảng 4.2 dưới đây:
Bảng 4.2. Thống kê diện tích đất được tưới của các nước trên thế giới

Diện tích thực Số liệu Diện tích thực Số liệu


Nước Nước
tưới (triệu ha) tham khảo tưới (triệu ha) tham khảo
Các nước phát triển Các nước đang phát triển
Mỹ 24.74 2009 Algeria 0.570 2011
Tây Ban Nha 3.605 2014 Sri Lanka 0.570 2011
Nhật Bản 2.920 2013 Libya 0.470 2011
Pháp 2.900 2011 Tunisia 0.459 2011
Australia 2.550 2011 Georgia 0.433 2011

101
Diện tích thực Số liệu Diện tích thực Số liệu
Nước Nước
tưới (triệu ha) tham khảo tưới (triệu ha) tham khảo
Các nước phát triển Các nước đang phát triển
Italia 2.420 2010 Malaysia 0.385 2009
Hy Lạp 1.555 2011 Đài Loan 0.380 2009
Rumani 1.500 2008 Albania 0.331 2011
Canada 1.053 2004 Guatemala 0.315 2011
New Zealand 0.619 2011 CH Dominican 0.307 2011
Bồ Đào Nha 0.540 2011 Nigeria 0.293 2011
Đức 0.516 2011 CH Moldova 0.228 2011
Hà Lan 0.486 2011 Israel 0.225 2011
Đan Mạch 0.435 2011 Uruguay 0.218 2011
Hungary 0.208 2004 Bolivia 0.175 2011
Thụy Điển 0.164 2011 Zimbabwe 0.174 2011
Séc 0.153 2011 Guyana 0.150 2011
Slovakia 0.135 2011 Belarus 0.131 2011
Áo 0.117 2011 Macedonia 0.128 2011
Ba Lan 0.116 2011 Costa Rica 0.108 2011
Bungari 0.102 2011 Kenya 0.103 2011
Ireland 0.100 2010 Jordan 0.096 2011
Na Uy 0.090 2011 Serbia 0.092 2011
Anh 0.084 2010 Các TVQ 0.092 2011
Ả Rập
Phần Lan 0.080 2009 Lebanon 0.090 2011
Síp 0.046 2011 Honduras 0.088 2011
Thụy Sĩ 0.040 2007 Mongolia 0.084 2011
Bỉ 0.023 2011 Bờ Biển Ngà 0.073 2011
Slovenia 0.007 2011 Paraguay 0.067 2011
Lithuania 0.004 2011 Nicaragua 0.061 2011
Malta 0.003 2011 Oman 0.059 2011
Latvia 0.001 2011 Surinam 0.057 2011

102
Diện tích thực Số liệu Diện tích thực Số liệu
Nước Nước
tưới (triệu ha) tham khảo tưới (triệu ha) tham khảo
Các nước phát triển Các nước đang phát triển
Tổng 47.312 Swaziland 0.050 2011
Ấn Độ 62.000 2010 El Salvador 0.045 2011
Trung Quốc 60.004 2010 Panama 0.043 2011
Pakistan 19.080 2013 Ghana 0.034 2011
Iran 8.570 2015 Cameroon 0.029 2011
Indonexia 6.722 2011 Jamaica 0.025 2011
Mehico 6.500 2011 Croatia 0.024 2011
Thổ Nhĩ Kì 5.730 2012 Puerto Rico 0.022 2011
Thái Lan 4.736 2011 Mauritius 0.021 2011
Việt Nam 4.600 2011 Qatar 0.013 2011
Nga 4.500 2007 Benin 0.012 2011
Brazil 4.453 2006 Kuwait 0.010 2011
Uzbekistan 4.260 2014 Newcaledonia 0.010 2011
Ai Cập 3.670 2011 Namibia 0.008 2011
Iraq 3.525 2011 Trinidad and 0.007 2011
Tobago
Ukraine 2.180 2009 Fr Guiana 0.006 2011
Kazakhstan 2.122 2007 Guadeloupe 0.006 2011
Turkmenista 1.869 2013 Martinique 0.006 2011
Saudi Arabia 1.731 2011 Barbados 0.005 2011
Argentina 1.650 2011 Bahrain 0.004 2011
Nam Phi 1.600 2007 Belize 0.004 2011
Phillipines 1.520 2008 Gabon 0.004 2011
Hàn Quốc 1.460 2011 Bosnia & 0.003 2011
Herzegovina
Ma Rốc 1.458 2011 Cape Verde 0.003 2011
Azerbaijan 1.430 2013 Fiji 0.003 2011
Syria 1.399 2011 St. Lucia 0.003 2011

103
Diện tích thực Số liệu Diện tích thực Số liệu
Nước Nước
tưới (triệu ha) tham khảo tưới (triệu ha) tham khảo
Các nước phát triển Các nước đang phát triển
Peru 1.196 2011 Botswana 0.002 2011
Chile 1.090 2007 China, H.Kong 0.002 2011
Colombia 1.087 2011 CH Congo 0.002 2011
Venezuela 1.055 2011 Estonia 0.002 2013
Kyrgyz Rep 1.020 2011 Bahmas 0.001 2011
Triều Tiên 1.010 2009 Brunei Darsm 0.001 2011
Ecuador 1.000 2011 Fr Polynesia 0.001 2011
Cu Ba 0.870 2011 St. Vincent 0.001 2011
Tajikistan 0.804 2013 Tổng 233.325
Bangladesh 5.217 2010 Niger 0.074 2011
Afghanistan 3.208 2011 Mauritania 0.045 2011
Myanmar 2.292 2011 Bhutan 0.032 2011
Sudan 1.890 2011 Burkina Faso 0.040 2011
Nepal 1.180 2012 Chad 0.030 2011
Madagascar 1.086 2011 Sierra Leone 0.030 2011
Yemen 0.680 2011 Guineabissau 0.025 2011
Ethiopia 0.539 2005 Burundi 0.023 2011
Cambodia 0.354 2011 Eritrea 0.021 2011
Lào 0.310 2011 Uganda 0.014 2011
Mali 0.236 2011 Sao-Tome Prn 0.010 2011
Somali 0.200 2011 Rwanda 0.009 2011
Tanzania 0.184 2011 Togo 0.007 2011
Zambia 0.156 2011 Gambia 0.005 2011
Senegal 0.120 2011 Lesotho 0.003 2011
Mozambique 0.118 2011 Liberia 0.003 2011
Haiti 0.097 2011 CHDC Congo 0.002 2011
Angola 0.086 2011 Djbouti 0.001 2011
Malawi 0.074 2011 Tổng 18.401

104
Hình 4.1. Phân bố diện tích đất được tưới trên thế giới năm 2018

Trước đây, hiện nay và trong tương lai gần, nông nghiệp vẫn là đối tượng tiêu thụ
nước lớn nhất. Tưới tạo ra hàng loạt hiệu quả trực tiếp như: Cải tạo đất và vi khí hậu
(tạo độ ẩm, giữ ấm, rửa trôi muối và các chất có hại…); Giảm thiệt hại do thiên tai;
Tăng thời vụ và hệ số sử dụng đất; Thay đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá nông sản;
Tăng năng suất, sản lượng, giá trị kinh tế của sản phẩm; Tạo việc làm, tăng thu
nhập, xoá đói giảm nghèo và làm giàu, đảm bảo an ninh lương thực. Theo FAO
(1988), 17% diện tích đất canh tác đã được thủy lợi hoá, cung cấp cho nhân loại
36% sản lượng lương thực có mức đảm bảo ổn định cao. Do đó, tưới là giải pháp
chính để giải quyết vấn đề lương thực trong điều kiện dân số gia tăng và nguy cơ đất
canh tác giảm hiện nay. Diện tích đất được tưới tăng rất nhanh, năm 1800 là 8 triệu
ha, 1900 là 48 triệu ha và 1990 là 220 triệu ha, 3/4 đất được tưới nằm ở các nước
đang phát triển, nơi sản xuất ra 60 - 70% lượng gạo và 40% lượng lúa mì của các
nước này. Nước cấp cho nông nghiệp hiện chiếm >1/2 tổng lượng tiêu thụ, trong đó
30% lấy từ dưới đất. Nhu cầu lượng nước tưới phụ thuộc vào độ thiếu ẩm thực tế
của đất, điều kiện thời tiết, loại cây và giai đoạn sinh trưởng của cây. Lượng cần tưới
biến đổi theo thời gian và dao động nhu cầu thường không trùng pha với biến động
nước tự nhiên.
Mỗi loại cây có những yêu cầu riêng về nước, thích hợp với một phương pháp
tưới nhất định. Nhu cầu nước tưới phụ thuộc loại cây, tuổi cây, điều kiện khí hậu. Ví
dụ như: cây ngô thời kỳ nảy mầm và ra lá sử dụng 19%, thời kỳ trổ bông 32%, thời
kỳ ra bắp đến khi thu hoạch 49% tổng lượng nước cần. Đối với cây lúa, 3 tuần đầu
cần duy trì mức ngập 25mm để chống cỏ dại và giữ đất trong điều kiện khử. Khi
ngừng cấp nước vào ruộng thời kỳ ngày thứ 43 - 81, năng suất giảm từ 6,2 tấn/ha
xuống 4,4 tấn/ha, ngừng cấp nước muộn hơn, từ ngày thứ 63 - 102, năng suất giảm
nặng, còn 2,2 tấn/ha. Đáng lưu ý là việc ngừng đưa nước vào ruộng không đồng
nghĩa với giảm lượng tưới, vì sau thời kỳ hạn phải tưới một lượng nước lớn hơn để

105
đưa ruộng về trạng thái bình thường và khi có nước, tốc độ thấm rỉ tăng mạnh.
Nghiêm trọng hơn, khi ruộng khô, nitơ sẽ bị ôxy hoá và bay đi.
Có ba phương pháp tưới cơ bản là: Tưới mặt đất, tưới phun mưa và vi tưới. Trong
thực tế có một số phương pháp tưới tương đương với ba phương pháp tưới truyền
thống ở trên do đó rất khó phân loại phương pháp tưới. Tưới mặt đất là quá trình phân
phối nước lên cánh đồng bởi dòng chảy tràn trên bề mặt ruộng. Tưới phun mưa và vi
tưới trái ngược với phương pháp tưới mặt đất, sử dụng các đường ống kín để phân
phối nước. Vi tưới là một loại tổng hợp, nó bao gồm các loại khác nhau và được chia
ra thành: tưới nhỏ giọt, tưới phun, tưới ngầm, tưới sủi bọt và một số dạng khác.
Bảng 4.3. Sử dụng hệ thống vi tưới và tưới phun mưa
của một số nước chính và trên toàn thế giới

Diện tích tưới bằng hệ thống % tổng diện tích đất Năm
Nước
vi tưới (Triệu ha) được tưới (%) thống kê
Hoa Kỳ 24.737 56.5 2009
Tây Ban Nha 3.636 73.7 2015
Úc 2.150 48.2 2016
Israel 0.231 99.6 2000
Nam Phi 1.670 77.0 2007
Mexico 6.200 9.7 1999
Pháp 2.900 51.1 2011
Bồ Đào Nha 0.630 10.3 1999
Italy 2.420 57.1 2013
Braxin 5.797 77.3 2013
Trung Quốc 65.870 13.7 2015
Ấn Độ 62.000 8.0 2010
Đài Loan 0.380 7.3 2009
Marốc 1.650 12.0 2003
Chilê 1.090 3.6 2006
Toàn thế giới 231.906 22.69

Yêu cầu nước trong nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố phức tạp: các yếu tố
khí hậu, thổ nhưỡng đất đai, loại cây trồng, thời gian sinh trưởng của cây trồng, quy
mô của hệ thống tưới…

106
Vi tưới gồm phương pháp tưới nhỏ giọt (mặt đất và trong tầng đất) và hệ thống
tưới phun mưa.
Diện tích đất được tưới nhỏ giọt giảm tương ứng từ 18% xuống còn 15%, phản
ánh lượng nước bị cắt giảm trong vùng hạn.
Yêu cầu nước trong nông nghiệp tại mặt ruộng được biểu thị bằng các chỉ tiêu về
chế độ tưới cho các loại cây trồng. Chế độ tưới là tài liệu quan trọng trong việc quy
hoạch, thiết kế, quản lý, khai thác các hệ thống công trình về tưới. Dựa vào tài liệu về
yêu cầu nước và nguồn nước, đồng thời trên cơ sở điều kiện tự nhiên của khu vực mà
quy hoạch bố trí hệ thống cấp nước và tính toán thiết kế hệ thống kênh mương, các
công trình trên hệ thống dẫn nước nhằm thỏa mãn các yêu cầu về nước cho các ngành.
4.2.2. Khái quát về chế độ tưới và cách xác định lưu lượng yêu cầu đầu hệ thống
4.2.2.1. Khái quát về chế độ tưới
Tính toán chế độ tưới cho cây trồng là việc xác định chế độ cung cấp nước nhằm
thoả mãn yêu cầu về nước cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đây
là công tác điều tiết nước nhằm tạo ra một chế độ nước thích hợp trên tầng đất cũng
như trong tầng đất nuôi cây đối với từng loại cây trồng cụ thể. Chế độ tưới cho một
loại cây trồng nhất định được đặc trưng bởi:
- Thời gian cần tưới (ngày tưới chính).
- Mức tưới mỗi lần: là lượng nước tưới mỗi lần cho một đơn vị diện tích cây
trồng nào đó.
- Mức tưới mỗi lần thường được biểu thị bằng:
+ Lượng nước, ký hiệu là m (m3/ha).
+ Lớp nước, ký hiệu là h (mm).
Giữa mức tưới mỗi lần m (m3/ha) và lớp nước trên ruộng h (mm) có mối liên hệ
như sau:
m = 10h (m3/ha) khi h (mm) (4.1)
- Số lần tưới trong suốt quá trình sinh trưởng của cây trồng.
- Thời gian tưới mỗi lần: thời gian thực hiện tưới hết mức tưới mỗi lần, thường ký
hiệu là t (ngày).
- Mức tưới tổng cộng: Mức tưới tổng cộng là lượng nước tưới tổng cộng cho một
đơn vị diện tích cây trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây trồng đó, thường
gọi là mức tưới toàn vụ. Ký hiệu là M (m3/ha).
- Mức tưới tổng cộng bằng tổng các mức tưới mỗi lần:

107
M = m1 + m2 + m3 + … + mn (4.2)
- Hệ số tưới: Hệ số tưới là lưu lượng nước cần tưới cho một đơn vị diện tích trồng
trọt, thường được ký hiệu là q (l/s-ha).
Giả sử ta thực hiện mức tưới m (m3/ha) trong t (ngày) thì hệ số tưới được tính
bằng công thức sau:
m
q (l/s-ha) (4.3)
86, 4t
Việc tính toán chế độ tưới cho mỗi loại cây trồng cụ thể có thể sử dụng phương
trình cân bằng nước viết cho từng thời đoạn sinh trưởng của cây trồng kết hợp với
các điều kiện ràng buộc để xác định hoặc có thể sử dụng các mô hình như mô hình
Cropwat để tính toán.
4.2.2.2. Mô hình CROPWAT
a) Giới thiệu chung
Chương trình CROPWAT ra đời vào năm 1992[48], được Tổ chức Lương thực
Thế giới (FAO) xây dựng để tính toán nhu cầu nước cho cây trồng và lập kế hoạch
tưới dựa trên dữ liệu được cung cấp bởi người sử dụng. Những dữ liệu này có thể
được nhập trực tiếp vào phần mềm CROPWAT hoặc nhập vào từ các chương trình
khác. Để tính toán nhu cầu nước cho cây trồng (CWR), CROPWAT cần dữ liệu về
bốc thoát hơi nước tiềm năng ETo. CROPWAT chấp nhận người sử dụng hoặc nhập
các giá trị ETo được đo đạc, hoặc nhập các giá trị về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và
số giờ nắng để CROPWAT tính ETo từ công thức Penman-Monteith. Dữ liệu mưa
cũng là một dữ liệu đầu vào để CROPWAT lên kế hoạch tính toán CWR. Cuối cùng
là dữ liệu cây trồng và dữ liệu về đất (đối với lúa nước).
b) Cơ sở toán học của mô hình và các mô đun tính toán
Chương trình CROPWAT được thiết lập bởi 8 mô đun khác nhau, bao gồm 5 mô
đun dữ liệu đầu vào và 3 mô đun tính toán. Những mô đun này có thể được truy cập
thông qua mô đun chính của chương trình nhưng thuận tiện hơn thì thông qua thanh
mô đun bên tay phải của cửa sổ chính. Nó cho phép người sử dụng dễ dàng kết hợp
các dữ liệu về khí hậu, cây trồng, đất khác nhau để tính toán nhu cầu nước, kế hoạch
tưới và nguồn cung cấp tổng hợp.
 Các mô đun dữ liệu đầu vào của CROPWAT:
- Climate (khí hậu)/ETo: cho các số liệu ETo đo đạc được hoặc các dữ liệu khí
hậu để tính toán ETo theo Penman-Monteith.
- Rain: số liệu đầu vào về lượng mưa và tính toán ảnh hưởng của mưa.

108
- Crop (cây trồng cạn hay lúa nước): cho dữ liệu đầu vào về cây trồng và ngày
gieo trồng.
- Soil: cho số liệu đầu vào về đất.
- Crop pattern (loại cây trồng): dữ liệu đầu vào về loại cây trồng để tính toán
nguồn cung cấp tổng hợp. Thực tế môđun khí hậu/ETo và lượng mưa không chỉ
dành cho dữ liệu đầu vào mà còn là số liệu tính toán, thường có tên là Bức xạ/ETo
và lượng mưa hiệu quả.
 Các mô đun tính toán:
- CWR: để tính toán nhu cầu nước cho cây trồng (crop water requirements).
- Schedules: lập kế hoạch tưới.
- Scheme: tính toán cho nguồn cung cấp tổng hợp dựa trên mô hình các giống
cây trồng.
 Cơ sở toán học:
Nhu cầu tưới của cây trồng IRReq bằng hiệu số giữa nhu cầu nước của cây và
lượng mưa hiệu quả. Nhu cầu nước của cây lúa nước khác với của các cây trồng cạn.
Nhu cầu nước của cây trồng cạn chỉ là lượng nước cần để bù vào tổn thất do bốc
thoát hơi nước ETcrop. Trong khi đó, nhu cầu nước của cây lúa nước bao gồm:
(1) lượng nước cần để bù vào tổn thất do bốc thoát hơi nước của cây, (2) lượng nước
cần để bù tổn thất do thấm trong ruộng đã ngập nước và (3) lượng nước cần để làm
đất và ươm mạ trước khi cấy lúa. Chính vì thế, số liệu đầu vào cũng như các chương
trình con tính toán nhu cầu tưới cho lúa nước sẽ khác với cho các cây trồng cạn. Và
do vậy, CROPWAT có một chương trình riêng để tính nhu cầu tưới cho lúa nước.
Lượng bốc thoát hơi nước của cây trồng được xác định theo công thức:
ETc = Kc  ETo (4.4)
trong đó:
Kc - hệ số cây trồng;
ETo - lượng bốc hơi mặt ruộng chuẩn hay bốc thoát hơi cây trồng tham
chiếu (Reference Crop Evapotranspiration).
Nhu cầu nước của các cây trồng cạn bằng chính lượng bốc thoát hơi nước của cây
ETcrop.
Nhu cầu nước của cây lúa (RiceRq) bằng tổng của 3 đại lượng: lượng bốc thoát
hơi nước của cây (ETc), lượng nước thấm do ruộng bị ngập nước (Perc), lượng nước
cần để làm mạ và làm đất trước khi cấy lúa (Lprep), tức là:
RiceRq = ETc + Perc + Lprep (4.5)

109
Bởi vậy, nhu cầu tưới nước của cây trồng cạn IRReq bằng hiệu số giữa nhu cầu
nước của cây trồng cạn ETcrop và lượng mưa hiệu quả Peff (lượng mưa sau khi đã
khấu trừ tổn thất do nước chảy đi mất và tổn thất do thấm sâu), tức là:
IRReq = ETc – Peff (4.6)
Còn nhu cầu tưới của cây lúa nước IRReq bằng hiệu số giữa nhu cầu nước của
cây lúa RiceRq và lượng mưa hiệu quả Peff, tức là:
IRReq = RiceRq – Peff = ETc + Perc + Lprep – Peff (4.7)
Trình tự tính toán nhu cầu tưới cho từng loại cây trồng: được tiến hành theo 3
bước: Tính lượng bốc hơi mặt ruộng chuẩn ETo, tính lượng mưa hiệu quả Peff và
tính nhu cầu tưới nước IRReq.
Ngoài ra việc tính yêu cầu nước trong nông nghiệp tại công trình đầu mối được
thể hiện bằng việc đánh giá hiệu quả của hệ thống tưới và xác định đường quá trình
lưu lượng yêu cầu tại đầu mối [49].
4.2.2.3. Hiệu quả của kênh tưới và của hệ thống tưới
a) Hệ số sử dụng nước của một đoạn kênh
Hệ số sử dụng nước của một đoạn kênh là chỉ tiêu dùng để đánh lượng tổn thất
nước của đường kênh.
- Khi kênh chỉ làm nhiệm vụ chuyển nước:
Q net Q C Q B
 AB    (4.8)
Q br Qd QA
- Khi kênh vừa làm nhiệm vụ chuyển nước vừa làm nhiệm vụ phân phối nước:
Q net   Q i
 AB  (4.9)
Q br
Qi: tổng lưu lượng phân phối vào đầu kênh cấp dưới.
b) Hệ số sử dụng nước của hệ thống kênh
Hệ số sử dụng nước của hệ thống kênh là chỉ tiêu thể hiện tình hình tổn thất nước
của hệ thống đó. Bằng tỉ số giữa lượng nước thực cần mặt ruộng và lượng nước lấy
vào công trình đầu mối:
Q net Q mr q
 ht    (4.10)
Q br Q dm Q dm
c) Hệ số sử dụng nước của hệ thống tưới
Hệ số sử dụng nước của hệ thống tưới là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ tổn
thất nước hệ thống tưới.

110
Wr Q net t q t
   (4.11)
W Q br T Q dm T
trong đó:
Wr - lượng nước lấy vào mặt ruộng;
W - lượng nước lấy vào công trình đầu mối;
Qbr - lưu lượng lấy vào đầu hệ thống;
q - hệ số tưới của hệ thống;
 - diện tích tưới của hệ thống;
T - thời gian lấy nước vào công trình đầu mối;
t - thời gian lấy nước vào ruộng.
d) Hệ số sử dụng nước mặt ruộng
r là tỉ số giữa lượng nước cần của cây trồng và lượng nước lấy vào mặt ruộng:
E'
r   với Wr = qt (4.12)
Wr
E' là lượng nước cần của cây trồng (m3/ha).
r đánh giá tình trạng kỹ thuật của các công trình mặt ruộng và trình độ kỹ thuật
nước tưới. Lượng nước tổn thất bao gồm lượng nước rò rỉ khỏi ruộng và lượng nước
thừa phải tháo.
e) Hiệu quả sử dụng nước của khu tưới
E'
0   với W = Qđm.T (4.13)
W
trong đó:  - diện tích tưới của khu tưới;
E' - lượng nước cần của cây trồng (m3/ha);
W - tổng lượng nước lấy vào đầu hệ thống (m3).
4.2.2.4. Xác định lưu lượng tại đầu mối
Lưu lượng yêu cầu tại đầu mối được xác định dựa vào nguyên tắc tính từ xa tới
gần, tính dồn từ mặt ruộng tính lên đầu hệ thống như sau:
Trong một hệ thống tưới, chúng ta có thể dễ dàng tính được lưu lượng thực cần
tại mặt ruộng của hệ thống Qnet = q (l/s). Nhưng thực tế tính toán ta lại cần phải
biết lưu lượng tại các mặt cắt kênh nhất định trên các cấp kênh nhằm: thiết kế mặt
cắt các cấp kênh, thiết kế các công trình thuộc cấp kênh đó. Trong quản lý cũng phải
biết lưu lượng yêu cầu tại đầu các cấp kênh để có kế hoạch phân phối nước. Vì vậy
chúng ta phải đi tính toán lưu lượng cần trên các cấp kênh.

111
Hiện nay, tùy vào khả năng nguồn nước và cách tổ chức sản xuất canh tác trên
các cánh đồng mà có hai hình thức áp dụng:
- Tưới đồng thời: Đồng thời đưa nước vào tất cả các cấp kênh để tưới toàn bộ
cánh đồng.
- Tưới luân phiên: Tập trung nước tưới lần lượt cho từng khu trên cánh đồng. Các
kênh chuyển nước không đồng thời. Lần lượt kênh chuyển nước đủ yêu cầu cho
cánh đồng phụ trách mới chuyển nước sang kênh khác.

Hình 4.2. Sơ đồ tính lưu lượng khi tổ chức tưới đồng thời
Với hai hình thức tưới như vậy, cách tính lưu lượng cũng khác.
a) Tính lưu lượng thường xuyên (QTX)
 Trường hợp tưới đồng thời:
Nguyên tắc tính toán là tính dồn từ mặt ruộng tính lên đầu mỗi công trình với
công thức cơ bản:
Qbr = Qnet + Qtt = Qnet + SL (4.14)
trong đó:
S - tổn thất nước trên một đơn vị chiều dài kênh (l/s-km);
L - chiều dài kênh mương (km).
- Giả sử tính lưu lượng hệ thống kênh mương A:
Tính cho mương chân rết:
CR  q TK CR
QTK (4.15)
trong đó:
TK
Q CR - lưu lượng thiết kế cho mương chân rết;
CR - diện tích mương chân rết phụ trách;

112
qTK - hệ số tưới thiết kế, là chỉ tiêu cơ sở để tính lưu lượng thiết kế (QTK). Vì
vậy, qTK là một chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, kích
thước của công trình nên nó mang ý nghĩa kinh tế - kỹ thuật rất lớn.
Thông thường, qTK phải có trị số lớn nhất hay tương đối lớn trong giản đồ hệ số
tưới đã hiệu chỉnh và có thời gian xuất hiện tương đối dài, T ≥ 20 ngày. Có như vậy
kênh mương và công trình thiết kế với chỉ tiêu này mới có khả năng dẫn nước với
mọi cấp lưu lượng trong giản đồ hệ số tưới và hiệu ích làm việc của kênh mương và
công trình mới cao.
Vì vậy, khi chọn hệ số tưới thiết kế qTK trong giản đồ hệ số tưới cần phải tiến
hành so sánh nghiên cứu kỹ để qTK có điều kiện kinh tế lớn nhất.

1  Q 1  Q netCR  Q tt  q TK CR  0,75Q net L CR


TK TK
Q CR

Q2 = Q1
Q 3TK  Q 2  Q 2tt 3  Q 2  SL 2  3  Q 2  10 AQ12 m L 2  3

4  Q 3  Q CR 2
Q TK TK TK

Q 5TK  Q 4  Q 4tt 5  Q 4  SL 4  5  Q 4  10 AQ14 m L 4  5

Q 6TK  Q 5TK  Q CR
TK
3

2 , Q CR 2 tính tương tự như Q CR 1


TK TK TK
Q CR

Với cách tính tương tự, ta tính dồn lên đầu hệ thống và như vậy sẽ tính được lưu
lượng tại mặt cắt bất kỳ nào trên các cấp kênh mương.
Mặt khác chúng ta cũng có thể tính được hệ số sử dụng nước của một đoạn kênh,
một cấp kênh bất kỳ bằng công thức:
Q net
 (4.16)
Q br
Với cách tính toán như vậy, nếu hệ thống càng lớn, nhiều đường kênh thì khối
lượng tính toán rất lớn. Vì vậy, trong thực tế để giảm bớt khối lượng tính toán, ở mỗi
cấp kênh người ta thường chọn ra một kênh đại diện, tìm ra  đại diện. Dùng  đại
diện để tính lưu lượng cho các kênh khác có điều kiện tương tự.
Yêu cầu chọn kênh đại diện:
- Yêu cầu về diện tích tưới xấp xỉ nhau;
- Có chiều dài kênh xấp xỉ nhau;

113
- Phụ trách những loại cây trồng tương tự.
 Trường hợp tưới luân phiên
Tưới luân phiên thường được áp dụng cho các cấp kênh nhỏ mà ít áp dụng đối với
kênh lớn, nhất là kênh cấp I.
Khi tưới luân phiên thì lưu lượng sẽ tăng lên rất nhiều tùy theo số lượng tổ tưới
luân phiên, vì vậy quy mô kích thước kênh mương cũng sẽ phải tăng lên.
Tuy nhiên, thực tế ở nguồn nước thiếu, do cách tổ chức sản xuất canh tác người ta
vẫn phải tưới luân phiên ở cấp kênh dưới để tăng hệ số sử dụng nước và phù hợp với
tình hình sản xuất.

Hình 4.3. Sơ đồ tính lưu lượng khi tổ chức tưới luân phiên

Giả sử ta tưới luân phiên cho các mương chân rết như sơ đồ trên hình 4.3.
- Chia làm 3 tổ tưới luân phiên;
- Mỗi tổ gồm 2 mương chân rết:
q TK 1   2  ...   6 
Q netCR 
2
q 
Q netCR  TK mc
2
Công thức tổng quát:

114
q TK  mc
Q netCR 
n
trong đó:
QnetCR - lưu lượng thực cần của mỗi kênh chân rết;
mc - diện tích mương con phụ trách;
n - số mương chân rết trong mỗi tổ.
 Tính lưu lượng nhỏ nhất Qmin:
Cũng có thể tính như đối với QTK: Từ qmin trong giản đồ hệ số tưới rồi tính dồn từ
dưới lên. Nhưng thường để nhanh chóng ta có thể dùng công thức:
q min 
Q min  với (4.17)
min
m q min
min  và  
1 q TK
 m  1 (4.18)

với:  - hệ số sử dụng nước ứng với qTK.
 Tính lưu lượng lớn nhất Qbt:
Theo kinh nghiệm, lưu lượng bất thường được tính bằng công thức:
Qbt = KQTK (4.19)
với: K - hệ số phụ thuộc vào lưu lượng thiết kế (QTK):
Khi: QTK < 1m3/s thì K = 1,20  1,30;
QTK = 1  10m3/s K = 1,15  1,20;
QTK > 10m3/s K = 1,10  1,15.

4.2.3. Nhu cầu nước tưới cho một số loại cây trồng theo hướng dẫn của FAO
Tổng lượng nước yêu cầu cho một hệ thống tưới bao gồm lượng nước cần thiết
cho cây trồng trong việc bổ sung lượng tổn thất kết hợp với việc sử dụng và cung
cấp nước. Lượng nước cần của cây trồng hoặc lượng nước được sử dụng có thể được
xác định bằng thí nghiệm với loại cây trồng bằng thiết bị đo độ ẩm của đất gọi là ẩm
kế, hoặc thùng chứa đất và giữ nước với độ ẩm của đất thay đổi. Tổng lượng nước
tiêu thụ để sử dụng cho một vùng có thể xác định bằng quá trình tính cân bằng nước
được minh họa trong hình 4.4. Bảng 4.4 và hình 4.4 cung cấp bảng yêu cầu nước của
cây trồng và lượng nước cần của cây trồng cho các loại cây trồng khác nhau của
Gleik, 1993 [2].

115
Bảng 4.4. Nhu cầu nước và lượng bốc hơi của cây trồng

Nhu cầu nước Nhu cầu nước


Loại cây trồng theo hướng dẫn của FAO theo Mỹ và Canada
Khoảng (mm) Khoảng (mm)
Loại cây nông nghiệp:
Cỏ linh lăng/cỏ 600 - 1,600 594 - 1,890
Lúa mạch 384 - 643
Cây đậu
Kiều mạch
Cây dừa 800 - 1,200
Cà phê 800 - 1,200
Ngô 400 - 750 373 - 617
Bông 550 - 950 912 - 1,050
Emmer
Feterita
Cây lanh 450 - 900 382 - 795
Ngũ cốc 300 - 450
Cỏ 579 - 1,320
Lạc 500 - 700
Kafir
Cây kê
Milo
Yến mạch
Hạt có dầu 300 - 600
Khoai tây 350 - 625 455 - 617
Cỏ mật
Lúa 500 - 950 920
Cây rum 635 - 1,150
Cây Xidan 550 - 800
Lúa miến 300 - 650 549 - 645
Đỗ tương 450 - 825 399 - 564

116
Nhu cầu nước Nhu cầu nước
Loại cây trồng theo hướng dẫn của FAO theo Mỹ và Canada
Khoảng (mm) Khoảng (mm)
Cỏ Sudan
Củ cải đường 450 - 850 546 - 1,050
Mía 1,000 - 1,500
Hoa hướng dương
Cây thuốc lá 300 - 500
Lúa mì 450 - 650 414 - 719
Các loại rau:
Đậu 250 - 500 396 - 417
Thân củ cải đường
Bông cải xanh 500
Cải bắp 437 - 622
Cà rốt 422
Súp lơ 472
Ngô 386 - 498
Dưa chuột
Rau diếp 216
Chanh
Hành 350 - 600 592
Hành lá 445
Đậu Hà Lan 340
Rau pina 400 - 675
Khoai lang 300 - 600
Cà chua 366 - 681
Các loại quả:
Táo 650 - 1,000 531 - 1,060
Lê 700 - 1,700
Chuối
Dưa đỏ 900 - 1,300 485

117
Nhu cầu nước Nhu cầu nước
Loại cây trồng theo hướng dẫn của FAO theo Mỹ và Canada
Khoảng (mm) Khoảng (mm)
Quả chà là 700 - 1,050
Nho 650 - 1,000 1,220
Cam 600 - 950 933
Mận 1,070
Vường trồng nho 450 - 900
Quả óc chó 700 - 1,000

Hình 4.4. Sơ đồ cân bằng độ ẩm của đất với việc tưới nước

4.3. NƯỚC CHO SINH HOẠT


Yêu cầu về nước phục vụ cho sinh hoạt về mặt sinh lý, mỗi người chỉ cần 1 - 2 lít
nước/ngày. Trung bình nhu cầu nước sinh hoạt của một người trong một ngày là
10 - 15 lít cho vệ sinh cá nhân, 20 - 200 lít cho tắm, 40 - 80 lít cho giặt bằng máy…
Như vậy, trung bình mỗi người tiêu thụ 50 l/ngày, vùng nông thôn châu Phi, Á và
Mỹ Latinh tiêu thụ khoảng 20 - 30 l/ngày/người. Trong những năm 80 của thế kỷ
XX chỉ có 4% dân số toàn cầu tiêu thụ nước ở mức lớn hơn 300 l/người/ngày cho
các nhu cầu sinh hoạt và công cộng. Nhu cầu nước cho sinh hoạt ít về lượng nhưng
lại rất cao về chất. Đối tượng dùng nước phân hoá, phân bố rộng khó kiểm soát, yêu
cầu về nước và khả năng đáp ứng yêu cầu của ngành nước rất khác nhau. Định mức
cấp nước sinh hoạt theo đầu người ở mức thấp là 30 l/ngày, cao là 300 - 400 l/ngày,
phụ thuộc chủ yếu vào mức sống và khả năng cấp nước của hệ thống. Chế độ cấp
nước biến động theo thời gian tuỳ thuộc điều kiện tự nhiên và nhu cầu dùng nước

118
thực tế. Trong lịch sử, các đô thị cổ từng đã xây dựng được những hệ thống cấp
nước hoàn hảo tới khó tưởng tượng nổi. Ví dụ, ở thành Roma vẫn còn dấu tích của
hệ thống ống dẫn nước cổ, dài hơn 80km, được đặt ngầm dưới đất, xuyên qua núi,
đưa nước về một kênh dẫn lớn trên cao, từ đó phân phối cho toàn thành phố có dân
số trên một triệu người với mức bình quân 1.000m3/người/ngày. Toàn bộ các đài
phun nước của thành phố cũng hoạt động nhờ nguồn nước tự chảy này. Những thành
phố lớn trên thế giới tiêu thụ nước tương đương dòng chảy của một con sông. Ví dụ
như Luân Đôn, 8 triệu dân dùng nước với mức bình quân 400l/người/ngày, cần
lượng nước cấp là 37m3/s, tương đương dòng chảy sông Thêm tự nhiên trước đây và
2 lần dòng chảy bị điều tiết hiện nay. Năm 1950 có dưới 30% dân số sống ở đô thị,
hiện nay là 46% và tới năm 2025 ước tính sẽ đạt 60%. Nhu cầu ngày càng nhiều về
loại nước này sẽ gây quá tải cấp nước chất lượng cao. Mặt khác, nước thải từ nguồn
này chứa nhiều chất hữu cơ sẽ tăng mạnh, do 70 - 80% lượng nước cấp cho sinh
hoạt và công cộng trở thành nước thải. Tiêu chuẩn nước sinh hoạt được các quốc gia
và tổ chức liên quan quy định tuỳ thuộc yêu cầu về vệ sinh dịch tễ, nhu cầu xã hội và
khả năng đáp ứng của tài chính, khoa học, công nghệ tại chỗ. Nước thải sinh hoạt,
bao gồm cả nước thải từ khu nhà bếp và nhà vệ sinh, nên chứa rất nhiều chất hữu cơ
và sinh vật gây bệnh. Ngoài ra trong nước thải sinh hoạt còn có nhiều loại hoá chất
khác nhau, đặc biệt là các chất tẩy rửa. Nước thải thường ứ đọng trong các hệ thống
cống lâu ngày nên càng độc hại và có mùi hôi thối. Đây là nguồn gây ô nhiễm đáng
chú ý đối với các thủy vực tiếp nhận. Trong đó, nguy hiểm hơn cả là sự ô nhiễm gây
ra cho các tầng nước ngầm bởi các dòng thấm không kiểm soát được từ nguồn ô
nhiễm hoặc bị nhiễm bẩn do thấm qua tầng đất đá ô nhiễm.
Tại Việt Nam, nước dùng cho sinh hoạt chia thành 2 khu vực: Đô thị và nông thôn.
Tiêu chuẩn nước dùng cho đô thị thường phụ thuộc vào loại đô thị và điều kiện
khí hậu.
Tiêu chuẩn dùng nước cho nông thôn phụ thuộc vào khu vực đồng bằng hay miền
núi, đồng thời cũng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu.

4.3.1. Nước sinh hoạt cho đô thị


4.3.1.1. Phân loại đô thị
Tại Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số
1210/2016/UBTVQH13 có hiệu lực từ ngày 25 tháng 5 năm 2016 về phân loại đô
thị. Việt Nam hiện có 6 loại hình đô thị: loại đặc biệt và từ loại I đến loại V. Nghị
định số 42/2009/NĐ-CP sử dụng số La Mã để phân loại đô thị[76], cụ thể như sau:

119
a) Đô thị loại đặc biệt
Đô thị đặc biệt có vị trí, chức năng, vai trò là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp
quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa
học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 5.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt
từ 3.000.000 người trở lên.
- Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 3.000 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính
trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 12.000 người/km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 70% trở lên; khu vực nội
thành đạt từ 90% trở lên.
- Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu
chuẩn quy định tại của Nghị quyết trên.
Hiện ở Việt Nam có hai thành phố được chính phủ xếp loại đô thị đặc biệt là thủ
đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Hải Phòng cũng đang được xem
xét là đô thị loại đặc biệt vào năm 2030, muộn nhất là năm 2050. Để hỗ trợ chính
quyền hai thành phố này hoàn thành chức năng của đô thị loại đặc biệt, Chính phủ
cho phép thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hưởng một số cơ chế tài chính -
ngân sách đặc thù.
b) Đô thị loại I:
Trong cách phân loại đô thị ở Việt Nam, là những đô thị giữ vai trò trung
tâm quốc gia hoặc trung tâm vùng lãnh thổ liên tỉnh. Tiêu chí xác định thành phố là
đô thị loại I gồm:
- Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng hoặc cấp
tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công
nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước; Cơ cấu và trình độ
phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm
theo Nghị quyết này.
- Quy mô dân số: Đô thị là thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn
đô thị đạt từ 1.000.000 người trở lên, khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở
lên; Đô thị là thành phố thuộc tỉnh, hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung
ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên, khu vực nội thành đạt
từ 200.000 người trở lên.

120
- Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính
trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội
thành đạt từ 85% trở lên.
- Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu
chuẩn quy định tại Nghị quyết này.
Hiện ở Việt Nam có 3 thành phố trực thuộc trung ương và là đô thị loại I,
gồm: Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. 16 thành phố trực thuộc tỉnh và là đô thị
loại I, gồm: Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái
Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Vũng Tàu, Hạ Long, Thanh Hóa, Biên Hòa, Mỹ
Tho, Thủ Dầu Một, Bắc Ninh.
c) Đô thị loại II:
Đô thị loại II phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
- Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành
cấp vùng, cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế,
khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai
trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng liên tỉnh; Cơ
cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1
ban hành kèm theo Nghị quyết này.
- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 200.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt
từ 100.000 người trở lên.
- Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.800 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính
trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 8.000 người/km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội
thành đạt từ 80% trở lên.
- Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu
chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Hiện nay có 24 thành phố, huyện trực thuộc tỉnh là đô thị loại II gồm: Pleiku, Long
Xuyên, Hải Dương, Phan Thiết, Cà Mau, Tuy Hoà, Uông Bí, Thái Bình, Rạch Giá, Bạc
Liêu, Ninh Bình, Đồng Hới, Phú Quốc, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà Rịa, Bắc Giang, Phan
Rang - Tháp Chàm, Châu Đốc, Cẩm Phả, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Trà Vinh, Sa Đéc.
d) Đô thị loại III:
Đô thị loại III phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

121
- Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành về
kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ
cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, vùng liên tỉnh; Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn
quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 100.000 người trở lên; khu vực nội thành, nội
thị đạt từ 50.000 người trở lên.
- Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.400 người/km2 trở lên; khu vực nội thành, nội
thị tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 7.000 người/km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 60% trở lên; khu vực nội
thành, nội thị đạt từ 75% trở lên.
- Trình độ phát triển, cơ sở hạ tầng kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn
quy định tại Nghị quyết này.
Đô thị loại III có thể là một thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh. Đến tháng
2/2018 có 45 đô thị loại III (trong đó có 14 thị xã, 1 thị trấn).
e) Đô thị loại IV:
Đô thị loại IV phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:
- Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành
cấp tỉnh, cấp huyện về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế,
khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp huyện, đầu mối giao thông, có vai
trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện; Cơ
cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1
ban hành kèm theo Nghị quyết này.
- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 50.000 người trở lên; khu vực nội thị (nếu có)
đạt từ 20.000 người trở lên.
- Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.200 người/km2 trở lên; khu vực nội thị (nếu
có) tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 6.000 người/km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên; khu vực nội thị
(nếu có) đạt từ 70% trở lên.
- Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu
chuẩn quy định tại Nghị quyết này.
Các đô thị loại IV có thể là thị xã hoặc thị trấn. Đến tháng 2/2018 có 97 đô thị
loại IV (trong đó có 62 thị trấn).

122
f) Đô thị loại V
Đô thị loại V phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:
- Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm hành chính hoặc trung tâm tổng hợp cấp
huyện hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào
tạo, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện
hoặc cụm liên xã; Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn
quy định tại Nghị quyết này.
- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 4.000 người trở lên.
- Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.000 người/km2 trở lên; mật độ dân số tính
trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 5.000 người/km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên.
- Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu
chuẩn quy định tại Nghị quyết này.
- Các đô thị loại V là thị trấn.
Ngoài ra tiêu chuẩn cấp nước cũng phụ thuộc vào khí hậu. Trong xây dựng quy
hoạch đô thị chia làm 5 vùng khí hậu:
- Vùng 1 gồm miền núi đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ.
- Vùng 2 gồm đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Vùng 3 gồm Nam Trung Bộ.
- Vùng 4 gồm toàn bộ Tây Nguyên và vùng núi Đông Nam Bộ.
- Vùng 5 gồm: đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
4.3.1.2. Tiêu chuẩn nước dùng cho đô thị
Nước sinh hoạt trong một chu kỳ dùng nước (thường tính là ngày-đêm) thay đổi
theo thời gian trong ngày. Tiêu chuẩn dùng nước tính theo bình quân đầu người
lượng nước dùng trong một ngày đêm, lít/ngày-đêm.
Do điều kiện kinh tế phát triển, mức sống và tiện nghi sinh hoạt ở đô thị ngày một
nâng cao, vì vậy tiêu chuẩn dùng nước cho những năm qua không thể đặc trưng cho
nhu cầu dùng nước cho tương lai.
Nhu cầu dùng nước trong tương lai phải được xác định theo điều kiện cụ thể loại
hộ, mức sinh hoạt và trang thiết bị vệ sinh khác nhau, các vùng khí hậu khác nhau.
Theo kết quả điều tra trong 24 đô thị thuộc 5 vùng khí hậu khác nhau của Bộ Xây
dựng và đã tổng hợp tiêu chuẩn cấp nước theo bảng 4.5.

123
Bảng 4.5. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt đô thị cho 1 người
Đơn vị: lít/ngày

Vùng Số Thực tế Tiêu chuẩn theo nhu cầu


khí đô Ăn Vệ Ăn Vệ
hậu thị uống Rửa Tắm Giặt sinh Cộng uống Rửa Tắm Giặt sinh Cộng
I 4 15,4 8,2 17,7 16,9 9,2 67,4 36,9 12,7 34,2 24,9 12,9 121,6
II 7 16,9 8,8 24,9 21,0 10,0 81,6 25,0 12,5 38,3 31,8 13,1 120,7
III 3 25,0 12,0 27,5 23,5 15,9 104 34,7 16,6 37,2 35,6 22,5 146,6
IV 1 18,5 10,0 38,0 28,0 15,2 119 18,5 20,0 38,0 28,0 15,2 119,7
V 9 20,0 12,0 29,1 25,7 15,0 102 22,4 13,8 33,9 30,1 15,3 115,5
Cộng 24 18,3 10,0 26,2 22,5 11,8 89,0 25,2 13,4 37,7 31,9 14,9 123,3

Tiêu chuẩn dùng nước còn phụ thuộc vào căn hộ, tạm chia 4 loại căn hộ [50]:
- Hộ loại 1: Căn hộ riêng biệt, bên trong có vòi rửa, xí bệt, tắm hoa sen cố định
hay di động, có vòi ở bếp.
- Hộ loại 2: Căn hộ riêng biệt, xí bệt, vòi tắm và giặt.
- Hộ loại 3: Căn hộ riêng biệt có 1 hoặc 2 vòi nước dùng chung cho các nhu cầu
trong sinh hoạt.
- Hộ loại 4: Nhà lấy nước ở vòi công cộng (hoặc ở bể nước công cộng).
Theo tiêu chuẩn cấp nước TCXD 33:2006. Tiêu chuẩn dùng nước cấp cho ăn
uống sinh hoạt, lấy theo bảng 4.5.

4.3.2. Cấp nước sinh hoạt cho nông thôn


Trong những năm qua, trên 80% dân số nông thôn dùng nước tự nhiên như nước
sông, ao, hệ thống thủy nông, giếng khơi… Tuy nhiên, trong những thập kỷ vừa qua
do sự gia tăng dân số, việc khai thác nước mặt phục vụ cho sinh hoạt ngày càng gia
tăng, phần nào làm cho môi trường nước bị ô nhiễm, nguồn nước bị cạn kiệt. Việc
dùng nguồn nước từ tự nhiên cho sinh hoạt không đảm bảo sức khỏe của con người,
Do đó, Chính phủ đã có các chương trình nước sạch và môi trường nông thôn. Nhờ
các nguồn vốn trong nước và nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, trong gần 10
năm qua đến nay đã xây dựng được trên 150 nghìn nguồn nước sạch phục vụ cho
trên 42% dân số nông thôn có nước sạch sinh hoạt.
Tiêu chuẩn cấp nước nông thôn hiện nay còn thấp, mới đạt 50 - 60 l/người/ngày ở
đồng bằng và 20 - 30 l/người/ngày ở vùng trung du miền núi. Chi tiết về tiêu chuẩn

124
cấp nước cho vùng nông thôn thể hiện trong bảng 4.6 theo Tiêu chuẩn cấp nước
TCXD 33:2006[50].
Bảng 4.6. Đối tượng dùng nước và thành phần cấp nước

Số Đối tượng dùng nước Giai đoạn


TT và thành phần cấp nước 2010 2020
Đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, khu du lịch, nghỉ mát:
Tiêu chuẩn cấp nước (l/người.ngày):
+ Nội đô 165 200
I + Ngoại vi 120 150
Tỉ lệ dân số được cấp nước (%):
+ Nội đô 85 99
+ Ngoại vi 80 95
Đô thị loại II, đô thị loại III:
Tiêu chuẩn cấp nước (l/người.ngày):
+ Nội đô 120 150
II + Ngoại vi 80 100
Tỉ lệ dân số được cấp nước (%):
+ Nội đô 85 99
+ Ngoại vi 75 90
Đô thị loại IV, đô thị loại V; Điểm dân cư nông thôn:
III Tiêu chuẩn cấp nước (l/người.ngày) 60 100
Tỉ lệ dân số được cấp nước (%) 75 90

4.4. NƯỚC CHO CÔNG NGHIỆP


Trên thế giới, nhu cầu nước cấp cho công nghiệp đứng thứ hai sau nông nghiệp
và ước tính bằng 25% tổng lượng nước tiêu thụ. Riêng ở châu Âu tỷ lệ này bị đảo
ngược, với việc các ngành công nghiệp dùng lượng nước lớn gấp 2 lần nông nghiệp
và bằng 50% tổng lượng nước tiêu thụ chung. Nhìn chung nhu cầu nước cho công
nghiệp thường rất lớn so với nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Ví dụ: một nhà máy sản
xuất 1,5 triệu tấn thép/năm cần 1 - 1,2 triệu m3/ngày, trong khi đó một đô thị 1 triệu
dân, với tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt 150 - 200 l/ngày chỉ cần cấp 0,15 - 0,20 triệu
m3/ngày. Nhưng cấp nước phục vụ dân sinh thường xen kẽ với cấp nước công
nghiệp, các hệ thống cấp nước qua đường ống thường được thiết kế phục vụ chung
cho cả hai đối tượng. Điều đó đồng nghĩa với việc đẩy tiêu chuẩn chất lượng nước

125
cấp cho công nghiệp lên ngang tầm chất lượng nước sinh hoạt, làm tăng giá thành
xử lý nước đơn vị, nhưng lại tiết kiệm được kinh phí xây dựng hệ thống phân phối.
Yêu cầu về chất lượng nước cấp cho công nghiệp đa dạng và phân hoá, tăng giảm
phức tạp tuỳ thuộc đối tượng và mục đích dùng nước. Tiêu chuẩn nước dùng cho
công nghiệp thực phẩm là cao nhất và rất gần với nước sinh hoạt. Nước làm nguội
có yêu cầu về chất lượng thuộc loại thấp nhất. Lượng nước cấp trên một đơn vị sản
phẩm công nghiệp phụ thuộc vào sơ đồ quy trình công nghệ, loại thiết bị, điều kiện
tự nhiên và nhiều yếu tố khác. Do vậy các cơ sở sản xuất cùng một mặt hàng cũng
có thể tiêu thụ nước không giống nhau, còn nhu cầu cho các ngành khác nhau là
hoàn toàn khác nhau. Chế độ cấp nước công nghiệp biến động theo thời gian giờ,
ngày, mùa, liên quan tới thời gian sản xuất và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Những
ngành công nghiệp có nhu cầu tiêu thụ nước lớn hiện nay là luyện kim, hoá chất,
giấy và xenluylô, sợi tổng hợp.
Tác động của các hoạt động công nghiệp tới tài nguyên nước diễn ra theo hai xu
thế: Tiêu thụ nhiều và tập trung nguồn nước chất lượng cao; Xả thải nhiều và tập
trung chất độc hại cho môi trường. Nhu cầu tập trung loại nước chất lượng cao là
một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng khai thác nước ngầm tại chỗ quá mức,
gây sụt lún, tai biến địa chất trong vùng các đô thị. Đây cũng là bài toán nan giải về
nước cấp cho tương lai, với việc mở rộng và nâng cấp đô thị ngày càng mạnh. Xả
thải tập trung trực tiếp vào môi trường nước ở mức lớn hơn khả năng tự làm sạch
của thủy vực sẽ làm suy thoái chức năng quý giá này của nó, dẫn đến gây suy thoái
và ô nhiễm thủy vực. Xả thải chất độc hại vào thủy vực sẽ phá hủy các chức năng
duy trì sự sống và làm ô nhiễm nước. Xả thải chất ô nhiễm vào môi trường không
khí và đất cùng với các hoạt động công nghiệp gây biến đổi hai thành tố này sẽ là
tiền đề cho sự ô nhiễm nguồn nước, vì trong quá trình tuần hoàn, nước chuyển qua
và hoà tan rửa trôi, cuốn theo nhiều loại vật chất khác nhau. Có thể lấy hiện tượng
mưa axit làm một ví dụ, trong đó nền công nghiệp phát triển cao của các nước Tây
Âu đã tạo ra cả một vùng mưa axit tại các nước Bắc Âu, làm axit hoá nước của phần
lớn các hồ trong khu vực. Dùng nước hợp lí trong công nghiệp, do vậy cũng bao
gồm các tiếp cận sử dụng khác nhau như: Tiết kiệm nước dùng nhờ thay đổi công
nghệ, làm sạch, quay vòng, tái sử dụng (sử dụng nối tiếp); Giảm xả thải chất ô
nhiễm vào nước.
Lượng nước dùng cho công nghiệp gồm lượng nước trực tiếp tạo ra sản phẩm,
nước tạo ra môi trường và vệ sinh công nghiệp, nước để pha loãng chất thải và nước
sinh hoạt cho công nhân trong hàng rào nhà máy. Tổng lượng nước dùng trong công
nghiệp được tiêu chuẩn hóa theo các ngành như Bảng 4.7.

126
Bảng 4.7. Chỉ tiêu dùng nước theo sản phẩm
của các ngành công nghiệp ở Việt Nam

Tổng nhu Lượng Lượng


Đơn vị
cầu nước nước bổ nước
TT Tên ngành sản phẩm Ghi chú
dùng xung hồi quy
(đv) 3
(m /đv) (%) (%)
I Ngành năng lượng
1 Nhà máy nhiệt điện 1000 kWh 140  145 10  15 90
Nhiệt điện công suất
2
trên 500 kW 1001 kWh 130  145 10  15 90
3 Nhà máy cỡ vừa 1 Mã lực 0,01  0,02 100 100
4 Động cơ Diesel 2 Mã lực 0,02  0,03 100 100
5 Đầu máy xe lửa 1 giờ 35 100 100
Thải tro xỉ than
6 bằng đường ống 1 tấn 0,01  0,05 100 100
 60 ÷ 120
II Ngành luyện kim
A Luyện kim đen
Nhà máy liên hiệp luyện Sử dụng
1 gang thép (không kể khâu 1 tấn 200  500 15  35 85 tuần hoàn
khai thác quặng) hoặc trực tiếp
Riêng luyện thép lò
2 1 tấn 15 6 nt
Bécsoman
Riêng luyện thép lò
3 1 tấn 16 4 nt
Máctanh
4 Riêng luyện thép lò điện 1 tấn 18 6 nt
5 Cán thép sơ bộ 1 tấn 57 100 100 SD thẳng
6 Cán thép vừa 1 tấn 16 100 100 nt
7 Cán thép mỏng 1 tấn 22 100 100 nt
B Luyện kim màu
Xí nghiệp khai thác Sử dụng
1 1 tấn 120  140 10  15 85
quặng bô xít tuần hoàn
Xí nghiệp khai thác
2 1 tấn 10 15 80 nt
quặng bô chì

127
Tổng nhu Lượng Lượng
Đơn vị
cầu nước nước bổ nước
TT Tên ngành sản phẩm Ghi chú
dùng xung hồi quy
(đv) 3
(m /đv) (%) (%)
Xí nghiệp khai thác
3 1 tấn 8 15 80 nt
quặng bô kẽm
Xí nghiệp khai thác
4 1 tấn 4 20 70 nt
quặng bô đồng
5 Nhà máy luyện nhôm 1 tấn 100  120 10  15 85 nt
6 Nhà máy luyện chì 1 tấn 300  400 15 80 nt
7 Nhà máy luyện kẽm 1 tấn 500  600 15 80 nt
8 Nhà máy luyện đồng 1 tấn 500  600 15 80 nt
9 Nhà máy SX điện cực 1 tấn 130  150 12  15 85 SD thẳng
10 NMKT Cr bằng nước 1 tấn 1300 20 80 SD tuần hoàn
III Ngành khai thác than
1 XNKT than hầm mỏ 1 tấn 0,2  0,6 100 100 SD thẳng
2 Xí nghiệp sàng than 1 tấn 1 100 nt
3 Xí nghiệp luyện than cốc 1 tấn 24  30 10  15 90 nt
Nếu vận chuyển than
4 bằng đường ống 1 tấn 3 80 nt
 80 ÷120
IV Ngành cơ khí chế tạo
SD tuần hoàn
1 NMCT máy cái nặng 60  70 25  30 75
1 tấn hoặc trực tiếp
2 NMCT máy nông nghiệp 1 tấn 10  25 5  10 90 nt
3 NMCT máy làm đường 1 tấn 10  25 100 100 SD thẳng
4 NMCT máy dệt 1 tấn 15  25 100 100 nt
5 NMCT máy công cụ 1 tấn c.t 5 100 100 nt
Phân xưởng gia công nt
6 1 tấn c.t
nhiệt 2,5  3,5 100 100
7 Phân xưởng nén đập 1 tấn c.t 4 100 100 nt
8 NMCT máy thực phẩm 1 tấn c.t 10  30 100 100 nt
9 NMSX ô tô Tấn sp 100 100 80 nt

128
Tổng nhu Lượng Lượng
Đơn vị
cầu nước nước bổ nước
TT Tên ngành sản phẩm Ghi chú
dùng xung hồi quy
(đv) 3
(m /đv) (%) (%)
10 NMSX máy kéo 1 chiếc 250 100 80 nt
11 NMSX ổ bi 1 chiếc 200 100 80 nt
12 NMSX mô tô 1 chiếc 30 75 100 nt
13 NMSX xe đạp 1 chiếc 25 60 100 nt
V Ngành hóa chất
1 NMSX xút (NaOH) 1 tấn 100  170 10  20 100 SD thẳng
2 NMSX a xít (H2SO4) 1 tấn 70 10 100 nt
3 NMSX a xít HNO3 mạnh 1 tấn 75 10 8 SD tuần hoàn
4 NMSX a xít HNO3 yếu 1 tấn 150 10 8 nt
5 NMSX Amoniac 1 tấn 500  600 10 90 SD thẳng
6 Sản xuất từ than gầy 1 tấn 450 10 90 nt
7 Sản xuất từ khí lò cốc 1 tấn 630 10 90 nt
Sản xuất từ khí
8 1 tấn 280 10 90 nt
thiên nhiên
9 Sản xuất từ Vaphthaline 1 tấn 648 10 90 nt
SD tuần hoàn
10 NMSX Kali 1 tấn 4 40 95
hoặc trực tiếp
Nhà máy sản xuất SD tuần hoàn
11 1 tấn 23 40 80
Super phốt phát hoặc trực tiếp
12 NMSX Clo lỏng 1 tấn 15 40 100 nt
13 NMSX Ôxi (O2) 1 m3 0,1  0,5 40 8 nt
14 NMSX Lưu huỳnh 1 m3 40 40 75 nt
3
15 NMSX Đất đèn 1m 50 25 95 nt
3
16 NMSX Sơn Aniler 1m 60  80 35 100 SD thẳng
17 NMSX que hàn 1 m3 10 10 SD thẳng
VI Ngành công nghiệp nhẹ
1 Nhà máy liên hợp dệt 1 m3 250  300 50 100 SD thẳng

129
Tổng nhu Lượng Lượng
Đơn vị
cầu nước nước bổ nước
TT Tên ngành sản phẩm Ghi chú
dùng xung hồi quy
(đv) 3
(m /đv) (%) (%)
2 Nhà máy dệt vải vóc 1 m3 250 50 100 nt
3 NM liên hợp dệt gai đay 1 m3 300 50 100 nt
4 NM dệt kim 1 m3 125  200 50 100 nt
5 NM dệt vải bạt 1 m3 40 100 nt
6 NM dệt len, nỉ, da 1 m3 325 100 nt
7 NM dệt khăn mặt trắng 1 m3 40 100 nt
8 NM dệt khăn mặt màu 1 m3 120 100 nt
3
9 NMSX giấy đen 1m 500  600 100 nt
3
10 NMSX giấy trắng 1m 800  900 100 nt
11 NMSX bìa cát tông 1 m3 62  100 100 nt
12 Phân xưởng cơ bản
Thuộc da cứng 1 m3 100 100 nt
Thuộc da bột cám 1 m3 2500 100 nt
Thuộc da mềm 1 m3 3500 100 nt
13 Phân xưởng sản xuất phụ
Tẩy rửa 1 m3 67 100 nt
3
SX keo dán 1m 67 100 nt
Đóng giầy 103 đôi 20 100 Nt
VII Ngành vật liệu xây dựng
SD tuần hoàn
1 NMSX xi măng 103 đôi 45 25 80
hoặc trực tiếp
2 NMSX kính xây dựng 103 m2 300 30 9 SD thẳng
3 NMSX vật liệu làm nhà 103 m2 30 50 7 SD tuần hoàn
4 NMSX bê tông 10 m3 175 50 7 nt
5 NMSX gạch nung 103 viên 1 10 nt
6 NMSX ngói nung 103 viên 2 100 nt
7 NMSX đồ gốm 103 viên 0,4  0,6 100 nt

130
Tổng nhu Lượng Lượng
Đơn vị
cầu nước nước bổ nước
TT Tên ngành sản phẩm Ghi chú
dùng xung hồi quy
(đv) 3
(m /đv) (%) (%)
VIII Công nghiệp giấy chế biến và thủy phân gỗ
NM Xenlulo liên hợp
Tấn sản
1 XN Xenlulo 350 SD trực tiếp
phẩm
Tấn sản
XN gỗ, bao bì 30  50 nt
phẩm
Tấn sản
XN giấy 30  40 nt
phẩm
2 NM thủy phân
SX rượu 10 lít 1,5 SD trực tiếp
SX men 1 tấn 400 nt
3 Cưa xẻ liên hợp
Tấn sản
SX gỗ dán, mùn cưa 3 SD trực tiếp
phẩm
Tấn sản
SX gỗ dán ép sợi 30 nt
phẩm
4 NM sợi nhân tạo
Tấn sản
Sợi Vitco 1000 SD trực tiếp
phẩm
Tấn sản 500  SD tuần hoàn
Sợi xapron 5000
phẩm 700 hoặc trực tiếp
IX Công nghiệp thực phẩm
1 XN liên hợp cá không Tấn sản
15 SD trực tiếp
ướp lạnh phẩm
2 Tấn sản
XN thịt liên hợp 10  15 nt
phẩm
3 XN đóng thịt hộp 1000 hộp 2 nt
4 Tấn sản
XN gà vịt liên hợp 10 nt
phẩm

131
Tổng nhu Lượng Lượng
Đơn vị
cầu nước nước bổ nước
TT Tên ngành sản phẩm Ghi chú
dùng xung hồi quy
(đv) 3
(m /đv) (%) (%)
5 Dầu thảo mộc Tấn SP 8 2,5 SD tuần hoàn
Tấn sản SD tuần hoàn
6 Sữa hộp đặc 5  10 35
phẩm hoặc trực tiếp
7 Sữa hộp khô Tấn SP 35 23 nt
Tấn sản Sử dụng
8 Pho mát 10  15 58
phẩm tuần hoàn

1. Khai thác dầu và khoáng sản;


2. Công nghiệp sản xuất điện;
3. Công nghiệp cơ khí;
4. Công nghiệp luyện kim;
5. Công nghiệp hóa chất;
6. Công nghiệp nhẹ;
7. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm;
8. Công nghiệp gỗ, giấy và diêm;
9. Công nghiệp xây dựng;
10. Các ngành công nghiệp khác.
4.5. NHU CẦU NƯỚC CHO CHĂN NUÔI, THỦY SẢN

4.5.1. Nhu cầu nước cho chăn nuôi


Nhu cầu nước cho chăn nuôi được tính cho đầu các súc vật chăn nuôi. Theo kinh
nghiệm chăn nuôi tại các trại tập trung ở Mộc Châu-Sơn La, lượng nước uống cho
đại gia súc tối thiếu là 20 l/ngày-đêm. Lưu lượng này chiếm khoảng 20% tổng nhu
cầu nước của vật nuôi gồm cả nước cho vệ sinh, môi trường.
Bình quân xác định:
- 135 lít/ngày/con: đối với đại gia súc;
- 50 lít/ngày/con: đối với lợn;
- 11 lít/ngày/con: đối với gia cầm.
Hoặc có thể lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam, TCVN 4454-2012 về quy hoạch, xây
dựng nông thôn-tiêu chuẩn thiết kế [51].

132
Bảng 4.8. Tiêu chuẩn cấp nước cho chăn nuôi
có kể đến lượng nước vệ sinh chuồng, trại

TT Tên gia súc, gia cầm Tiêu chuẩn cho 1 con trong một ngày
1 Trâu, bò sữa Từ 80 đến 100 lít
2 Trâu, bò thịt Từ 60 đến 70 lít
3 Trâu, bò cày kéo Từ 70 đến 80 lít
4 Bê, nghé con đến 6 tháng tuổi Từ 20 đến 25lít
5 Ngựa lớn Từ 50 đến 70 lít
6 Ngựa con đến 1,5 tuổi Từ 30 đến 40 lít
7 Dê lớn 10 lít
8 Dê con 6 lít
9 Lợn sữa, lợn nái đã lớn 25 lít
10 Lợn lái đang nuôi con 5 lít
11 Lợn thịt đang vỗ béo 15 lít
12 Lợn con đang cách ly mẹ 5 lít
13 Gà 1 lít
14 Vịt, ngan, ngỗng 2 lít
15 Thỏ 2 lít

4.5.2. Nhu cầu nước cho thủy sản


Thủy sản là ngành lợi dụng nước, dùng nước làm môi trường sống cho thủy sinh
vật hữu ích. Nhu cầu nước của ngành thủy sản có nhiều điểm khác biệt so với các
ngành khác. Đó là: yêu cầu chế độ mực nước, nhiệt độ tương đối ổn định, điều kiện
môi trường sống phù hợp, không độc hại cho sinh vật, thức ăn được cung cấp
thường xuyên và đầy đủ. Biến động nhiệt độ nước là yếu tố giới hạn đối với ngành
thủy sản. Theo quy định của Liên Xô (cũ), biên độ dao động nhiệt cho phép không
quá 3 - 5oC và nhiệt độ nước tối đa không quá 30 - 32oC ở vùng nhiệt đới. Yêu cầu
dùng nước cho thủy sản có thể mâu thuẫn với các ngành dùng nước khác. Khai thác
thủy sản tự nhiên cần sự lưu thông dòng chảy từ thượng tới hạ nguồn, vì một số loài
thủy sinh có nhu cầu sống ở mỗi thời kỳ sinh trưởng trong một môi trường (đoạn
sông) khác nhau, do đó mâu thuẫn với nhu cầu đắp đập ngăn sông. Nuôi thủy sản
nhân tạo cần hạn chế lưu thông tự nhiên giữa các thủy vực để bảo vệ nguồn lợi và
hạn chế dao động của chế độ nước, do đó mâu thuẫn với các đối tượng có nhu cầu

133
tiêu thụ nước cao, hoặc nhu cầu tích nước để kiểm soát lũ và cấp nước vào mùa kiệt.
Nuôi trồng thủy sản có thể sử dụng nước thải đô thị và phân tươi, nên một mặt nó là
tác nhân làm sạch môi trường rẻ tiền và hiệu quả, mặt khác nó tạo nguy cơ lan
truyền ô nhiễm tới các thủy vực cấp nước chất lượng cao, nhất là nước dưới đất và
tạo ra sản phẩm sinh học ô nhiễm.
- Nuôi trồng thủy sản nước ngọt gồm nuôi cá lồng trên các dòng chảy nước ngọt,
nuôi cá trong các hồ chứa thủy lợi để lợi dụng tổng hợp. Hai loại này không cần cấp
nước ngọt.
- Nuôi trồng thủy sản trong ao theo chương trình VAC: Loại nuôi trồng này cần
cung cấp nước ngọt thường xuyên để thau chua và tạo môi trường cho thủy sản sinh
trưởng và phát triển.
Lượng nước dùng cho thau chua rửa ao và làm sạch nước tạo môi trường được
tính theo công thức:
W = 10(ai + Ei) (4.20)
trong đó:
W - lượng nước thau rửa mỗi lần, tính bằng m3/ha;
ai - lớp nước cần thay, tính bằng mm;
Ei - lượng bốc hơi mặt thoáng giữa hai lần thau nước, thông thường tính Ei
bằng lượng bốc hơi giữa hai lần thau nước, thường Ei bằng lượng bốc
hơi trung bình tháng, tính bằng mm.
- Quy trình nuôi cá thâm canh ở các ao được nuôi theo nhiều tầng, nhiều loại cá,
thời vụ nuôi cá:
+ Vụ cá Xuân thu hoạch vào trước mùa mưa.
+ Vụ cá Mùa thu hoạch vào tháng 1, 2 hàng năm.
+ Thau nước một tháng một lần, mức nước mỗi lần từ 350 - 400mm tương đương
3.500  4.000m3/ha.
- Nuôi trồng thủy sản ven bờ:
Lãnh thổ Việt Nam có chiều dài bờ biển và vùng cửa sông 3.260km và có trên
400.000ha trong đó có khoảng 100.000ha có thể phát triển nuôi trồng thủy sản ven
bờ. Sản phẩm chủ yếu là tôm sú, cua biển, rau câu và các loại hải sản khác.
- Hình thức nuôi trồng:
+ Khoanh vùng, đắp đê ngăn nước mặn;
+ Pha loãng tạo độ mặn thích hợp để nuôi trồng;

134
+ Cải tạo đồng ruộng nuôi thả ban đầu, công thức cấp nước cho nuôi trồng thủy
sản ven bờ:
S1  S2
W  10a i (m3/ha) (4.21)
S1  S3
trong đó:
ai - lớp nước cần pha loãng trong ruộng mới cải tạo cũng như thâm canh.
Thông thường lớp nước này được tính từ mức nước chân triều đến đáy
ruộng nuôi trồng;
S1 - lượng muối NaCl trong ruộng khi bị nhiễm mặn, tính bằng g/l;
S2 - lượng muối tiêu chuẩn NaCl trong ruộng có thể cho phép nuôi trồng
được, thường từ 6  7o/oo;
S3 - lượng muối trong nước ngọt đưa vào để pha loãng.
Đối với ruộng mới cải tạo lần đầu lượng nước từ 4.800  5.000m3/ha.
Để duy trì được độ mặn thích hợp trong ruộng, tùy theo hình thức thâm canh hay
bán thâm canh mà mỗi héc ta hàng năm phải tiến hành cấp bổ sung từ 3-6 lần và mỗi
lần 700  1.000 m3/ha.

4.6. NƯỚC DÙNG CHO GIAO THÔNG THỦY

4.6.1. Chiều sâu bảo đảm


Giao thông thủy là ngành lợi dụng nước. Yêu cầu chính của ngành là đảm bảo độ
sâu, chiều rộng, bán kính cong và mức độ ổn định của tuyến đường thủy. Chiều sâu
đảm bảo được tính từ mực nước sông thấp nhất ứng với tần suất tính toán 90 - 99%
và được Bộ Giao thông Vận tải quy định, tuỳ theo phương tiện và yêu cầu vận tải
đối với mỗi tuyến, trong đó chiều sâu đảm bảo là yêu cầu có liên quan nhiều nhất
đến tính toán thủy lợi.
Chiều sâu nhỏ nhất cần thiết cho
tầu đi lại trên đoạn sông hoặc toàn bộ
con sông gọi là chiều sâu đảm bảo
nhỏ nhất và bằng mớn nước của loại
tầu thiết kế cộng với chiều sâu gia
tăng h được chỉ ra theo hình 4.5:
h = T + h (4.22) Hình 4.5. Yêu cầu về chiều sâu và chiều rộng
trong đó: của kênh làm nhiệm vụ vận tải thủy.
T - chiều sâu mớn thuyền khi đủ tải;

135
h - chiều sâu an toàn từ đáy thuyền đến đáy kênh, h = (0,5  0,7)T;
b - chiều rộng đáy kênh tiêu:
 d 
b  2  c  a    mh  (4.23)
 2 
c - chiều rộng của thuyền;
a - khoảng cách từ thuyền đến bờ kênh.
Chiều sâu bảo đảm nhỏ nhất tại mặt cắt nào đó trên đoạn sông được tính từ mức
nước thấp nhất mùa cạn gọi là mức nước thiết kế.
Mức nước thiết kế được xác định theo đường lũy tích mức nước trung bình ngày
trong nhiều năm ứng với tần suất bảo đảm.
Nếu trên toàn bộ con sông, với các đoạn sông khác nhau, mức nước của tàu là
không đổi, thì mức nước thiết kế ở các trạm thủy văn ở trên toàn bộ con sông hay
những đoạn sông nói trên phải có cùng tần suất bảo đảm.
Hiện nay người ta thường dùng mực nước ở một trạm thủy văn tiêu biểu để biểu thị
yêu cầu vận tải thủy trên toàn bộ con sông thông qua quan hệ giữa mực nước trạm
thủy văn tiêu biểu với chiều sâu nhỏ nhất của toàn bộ con sông hay đoạn sông đó.
Khi mực nước thiết kế không đảm bảo yêu cầu khai thác giao thông thủy, có thể
điều chỉnh bằng các biện pháp công trình như: 1- Điều tiết dòng chảy bằng kho nước
hoặc chuyển dòng; 2- Nắn bờ tăng độ cong, nạo vét luồng; 3- Kênh hoá bằng đập
dâng và âu tàu. Độ ổn định của tuyến sông phụ thuộc vào cấu tạo địa chất bờ đáy,
chế độ nước sông và đặc điểm tương tác dòng nước - lòng sông. Gia cố bờ cần thiết
cho việc bảo vệ các công trình cảng ven bờ, nhưng không phải là bắt buộc đối với
việc bảo đảm độ sâu tuyến. Trong các sông chảy trên nền đáy bở rời, quá trình bồi
xói diễn ra theo quy luật tự nhiên, mọi giải pháp công trình cản trở quy luật này tại
một đoạn sông sẽ có tác dụng dây chuyền lên các đoạn kế tiếp, vừa phá vỡ quy luật
tự nhiên, vừa tạo nên rủi ro bất thường mang tính nhân tác, mà một số người vẫn
nhầm tưởng là tai biến thiên nhiên. Đây là điều cần phải tính đến trong công cuộc
chinh phục các dòng sông vì mục đích sử dụng tổng hợp và hiệu quả tài nguyên.

4.6.2. Lưu lượng yêu cầu khi sử dụng âu tàu


Lưu lượng cần thiết khi sử dụng âu tàu tùy thuộc vào kích thước của các khoang
tàu, số lần sử dụng âu tàu trong một ngày đêm và có thể xác định theo công thức
(4.24) dưới đây:

136
B.L.h.n
q (4.24)
86400
trong đó:
B - chiều rộng của khoang âu, tính theo đơn vị mét;
L - chiều dài của khoang âu, tính theo đơn vị mét
h - chiều sâu lớp nước chứa trong khoang âu, bằng hiệu số mức nước lúc
tháo cạn và lúc chứa đầy âu, tính theo đơn vị mét;
n - số lần đóng mở âu tàu trong một ngày đêm;
Công thức trên đây cho lưu lượng tối đa qua âu tàu. Nếu âu tàu có nhiều bậc thì
lưu lượng tổn thất qua âu tàu sẽ giảm đi so với âu tàu một bậc.

Hình 4.6. Sơ họa kích thước của âu thuyền phục vụ giao thông thủy

4.7. NƯỚC CHO SẢN SINH NĂNG LƯỢNG


Nước ngọt và năng lượng là hai nguồn tài nguyên liên kết với nhau một cách chặt
chẽ. Năng lượng được sử dụng để giúp cho việc vận chuyển và làm sạch nước, và
nước được sử dụng để tạo ra năng lượng. Trong phần này sẽ chỉ ra các khả năng liên
kết giữa yêu cầu và việc sử dụng năng lượng với nguồn nước [52]:
Bảng 4.9. Sử dụng nước cho sản xuất năng lượng

Công nghệ năng lượng Nhu cầu tiêu thụ (m3/1012 J (th))
Chu trình hạt nhân
Khai thác uranium lộ thiên 20
Khai thác uranium ở dưới lòng đất 0,2
Nghiền uranium 8 - 10
Biến đổi Hexafluoride Uranium 4
Làm giàu Uranium; sự khuếch tán chất khí 11 - 13a
Làm giàu uranium; ly tâm của chất khí 2

137
Công nghệ năng lượng Nhu cầu tiêu thụ (m3/1012 J (th))
Sản xuất ra khí đốt 1
Tái xử lý khí Nuclera 50
Chu trình nhiên liệu than đá
Khai thác lộ thiên không hồi phục 2
Khai thác lộ thiên có hồi phục 5
Khai thác dưới lòng đất 3 - 20b
Làm giàu 4
Ống dẫn bùn 40 - 85
Công đoạn khác của nhà máy 90d
Vòng tuần hoàn của dầu
Khai thác dầu ở trên bờ 0,01
Triết xuất dầu ở trên bờ và các sản phẩm dầu 3-8
Triết xuất và hồi phục dầu 120
Ngập nước 600
Sự phun hơi nóng 100 - 180
Thúc đẩy cháy/Sự phun không khí 50
Vi hạt polyme 8,900c
Bơm chất ăn mòn 100
CO2 640c
Tinh chế dầu (truyền thống) 25 - 65
Tinh chế dầu (cải tạo và hydro hoá) 60 - 120
Các công đoạn khác của nhà máy 70d
Chu trình hạt nhân
Khai thác khí trên bờ Có thể bỏ qua
Triết xuất khí Có thể bỏ qua
Xử lý khí tự nhiên 6
Vận hành đường ống khí 3
Vận hành các trạm khác 100d
Nhiên liệu tổng hợp
Tinh chế bằng dung môi và than H 175

138
Công nghệ năng lượng Nhu cầu tiêu thụ (m3/1012 J (th))
Lurgi với bitum 175
Lurgi với than non 225
Khí hoá tại chỗ 90 - 130
Khí hoá than đá 40 - 95
Hoá lỏng than đá 35 - 70
TOSCO II chưng cất dầu đá phiến 100
Chưng cất dầu đá phiến tại chỗ 30 - 60
Cát dầu nặng (cát chứa dầu Athabasca) 70 - 180
Các công nghệ khác
Khoảng hơi nóng chủ động của mặt trời 265
Khoảng hơi nóng bị động của mặt trời Có thể bỏ qua

Chú giải:
a) Ngoài việc sử dụng nước để bổ sung nhà máy thủy điện còn yêu cầu cung cấp nước
cho quá trình làm giàu uranium và cho nguồn năng lượng mạnh khác.
b) Dải cuối cùng phản ánh các hệ thống một lần không có tái sử dụng.
c) Trị trung bình của dải rộng.
d) Quá trình vận hành của các nhà máy khác bao gồm yêu cầu về nước cho sinh hoạt,
phục vụ cho nông nghiệp, cho các nhà máy than đá bao gồm quá trình vận chuyển xỉ than
và quá trình tách khí lưu huỳnh.

Bảng 4.10. Sử dụng nước cho sản xuất điện[52]

Hiệu suất Nhu cầu sử dụng


Công nghệ năng lượng
hệ thống (%) (m3/103kWh)
Đốt cháy than đá thông thường
Một lần làm mát 35 1.2
Tháp làm mát 35 2.6
Tầng hoá lỏng đốt than đá
Một lần làm mát 36 0.8
Đốt cháy dầu và khí thiên nhiên
Một lần làm mát 36 1.1
Tháp làm mát 36 2.6

139
Hiệu suất Nhu cầu sử dụng
Công nghệ năng lượng
hệ thống (%) (m3/103kWh)
Sản lượng hạt nhân (LWR)
Tháp làm mát 31 3,2
Sản lượng hạt nhân (HTGR)
Tháp làm mát 40 2,2
Sự sinh năng lượng (hơi nước - chiếm ưu thế)
Tháp làm mát (Geysers, US) 15 6,8
Một lần làm mát (Wairakei, NZ) 7,5 13
Sự sinh ra năng lượng (nước - chiếm ưu thế)
Tháp làm mát 10 15
Sự sinh ra năng lượng được đốt bằng củi
Tháp làm mát 32 2.3
Hệ thống năng lượng tái tạo
Nhà quang điện Bỏ qua
Trung tâm quang điện có ích 0,13b
Nhiệt năng: Hệ thống Luz 4
Năng lượng gió Bỏ qua
Năng lượng đại dương Không có nước ngọt
Hệ thống thủy điện
Hoa Kỳ (trung bình) 17
California (biên độ trung bình) 5,4
California (biên độ bình quân) 26

Chú giải:
a) Hiệu suất biến đổi năng lượng nhiệt thành năng lượng điện.
b) Khoảng giá trị lớn nhất trong sử dụng nước cho làm sạch và nhu cầu dùng nước.
c) Giả thiết tất cả lượng tổn thất do bốc hơi có thể quy về các thiết bị của nhà máy thủy
điện. Các hồ chứa không sử dụng cho thủy điện, như chỉ làm nhiệm vụ kiểm soát lũ.

Tiêu thụ lượng nước lớn nhất là các nhà máy thủy điện, sản lượng nhiệt điện, các
nhà máy điện như nhà máy điện hạt nhân và nhà máy hoá hơi cần có các lò hơi nước

140
phụ thêm, bộ phận làm mát bằng nước, nước ngọt, và thiết bị sử dụng nước trong
công nghiệp với tầm quan trọng nhất là dùng cho mục đích làm lạnh. Tuy nhiên,
trong các dạng điện năng, thủy điện có giá thành rẻ hơn các loại điện năng khác và
được ưu tiên lựa chọn hơn do có lợi thế là: Không gây ô nhiễm khí, nhiệt như trong
nhiệt điện, phóng xạ trong điện nguyên tử; Sử dụng năng lượng tự tái tạo, nên tiết
kiệm tiêu thụ các tài nguyên không tái tạo khác; Chi phí quản lý vận hành thấp; Có
thể kết hợp phòng lũ và cấp nước cho các đối tượng khác. Trong tổng sản lượng điện
toàn thế giới năm 1973 là 6.147 tỷ kWh thì thủy điện có 1.275 tỷ kWh, còn lại là
nhiệt điện và điện nguyên tử. Thủy điện từng được coi là ngành dùng nước sạch vì
nó không gây ô nhiễm trực tiếp môi trường. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ điện
năng biến động theo các quy luật xã hội, trong khi phân phối nước tự nhiên có chu
kỳ mùa và nhiều năm, thường không đồng pha với biến động nhu cầu điện. Nhà máy
thủy điện luôn song hành với kho chứa nước dung tích lớn, gây ra một loạt các vấn
đề môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội phức tạp cho vùng lòng hồ, vùng lân cận và
hạ lưu. Ngoài ra, do diện tích mặt nước lớn, ước tính khoảng 0,5% dung tích hữu ích
của các kho nước bị tổn thất vào bốc hơi.
Các hồ chứa lớn đều được thiết kế và điều tiết với nhiệm vụ phục vụ đa mục tiêu,
ví dụ như phát điện, phòng lũ, giao thông thủy, tưới... Chế độ dùng nước của thủy
điện phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ điện thực tế nên biến động theo thời gian không
trùng pha với nhu cầu của các ngành dùng nước khác, dẫn đến làm phức tạp công tác
điều tiết và làm giảm hiệu quả điều tiết đa mục tiêu. Ví dụ, với thủy điện và các
ngành tiêu thụ nước khác cần có đủ nước dùng, do vậy, để đảm bảo an toàn, họ
muốn quá trình tích nước sẽ được thực hiện ngay từ đầu mùa lũ và tích đầy càng
sớm càng tốt. Trong khi đó, để phục vụ mục tiêu cắt lũ, phòng lũ thì hồ chứa cần
phải để trống dung tích phòng lũ trong suốt mùa lũ. Do vậy để điều tiết nước đa mục
tiêu cần tiến hành quá trình tích nước sao cho quá trình đó diễn ra càng muộn càng
tốt, nhưng vẫn đảm bảo tích đầy vào cuối mùa lũ. Tuổi thọ của các hồ chứa được
thiết kế căn cứ vào kích thước của dung tích chết. Khi dung tích chết bị lấp đầy, hồ
chứa mất đi các chức năng cơ bản của chúng.

4.8. PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CUNG CẤP NƯỚC MẶT

4.8.1. Hệ thống hồ chứa nước mặt


Nhiệm vụ ban đầu của hồ chứa là kiểm soát và điều khiển sự biến đổi của dòng
chảy mặt tạo nên khả năng cấp nước khi vùng đó cần nước. Sử dụng hồ chứa nước
cho việc trữ nước tạm thời là kết quả không mong muốn do tổn thất nước từ hồ chứa
lớn bao gồm tổn thất do rò rỉ và bốc hơi. Mặc dù vậy, giá trị đem lại trong suốt quá

141
trình hoạt động của hồ chứa cho việc cung cấp nước sử dụng, cho thủy điện, cho
tưới và cho các hoạt động khác lượng nước từ hồ chứa có thể bù đắp lượng nước đã
bị mất đi là rất lớn. Lợi ích thực tế của liên hồ chứa phụ thuộc vào quy mô và quá
trình vận hành của hồ chứa hợp lý cho các mục đích thay đổi của vùng dự án.
Vận hành hệ thống hồ chứa chia thành hai mục đích: bảo tồn nguồn nước và kiểm
soát lũ: Mục đích bảo tồn nguồn nước bao gồm việc cung cấp nước, làm tăng thêm
dòng chảy môi trường trong sông, suối trong mùa kiệt; cho giải trí; giao thông thủy;
tưới, phát điện và các mục đích khác. Kiểm soát lũ là giữ lại hoặc trữ lại lượng nước
trong mùa lũ với mục đích làm giảm lượng dòng chảy ở hạ lưu.
Thông thường, tổng dung tích trữ nước của hồ chứa với hồ chứa phục vụ đa mục
tiêu có ba phần chính (Hình 4.7): (1). Dung tích chết, là dung tích được yêu cầu
chứa toàn bộ lượng bùn cát bồi lắng, cho du lịch và cho phát điện thông thường;
(2). Dung tích hữu ích được sử dụng cho các mục đích bảo vệ, bao gồm cung cấp
nước cho tưới, giao thông thuỷ… (3) Dung tích phòng lũ là dung tích dành riêng cho
tổng lượng lũ để giảm thiệt hại do năng lượng nước lũ cho phía hạ lưu.

trong đó:
Vvượt lũ, Zmax - dung tích vượt lũ và cao trình mực
nước lớn nhất;
Vphòng lũ, Zlũ - dung tích phòng lũ và cao trình mực
nước lũ tương ứng;
Vhiệu dụng, Zhiệu dụng - dung tích hiệu dụng và cao
trình mực nước dâng bình thường;
Vchết, Zchết - dung tích chết và cao trình mực nước
chết.

Hình 4.7. Sơ họa các loại dung tích và cao trình mực nước của hồ chứa
4.8.2. Trữ nước - phân tích sự ổn định cho việc cung cấp nước
Việc xác định quan hệ giữa khả năng trữ nước và lưu lượng do hồ chứa cấp là
phân tích các đặc trưng cơ bản của thủy văn, kết hợp với việc thiết kế hồ chứa. Hai
vấn đề cơ bản trong các nghiên cứu khả năng trữ và xả nước (Nhà thiết kế của quân
đoàn Hoa Kỳ, 1977) là: (1) Xác định lượng trữ nước để cung cấp lưu lượng đơn vị;
(2) Xác định lưu lượng dựa vào tổng lượng nước được trữ. Các giai đoạn bắt đầu từ
giai đoạn lập và thiết kế dự án của quá trình nghiên cứu về phát triển nguồn tài

142
nguyên nước cho đến giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc trong đánh giá lại dự án có sẵn
với việc phân tích tổng hợp nguồn nước. Các mục đích khác nhau của quá trình phân
tích khả năng trữ nước gồm: (1) Xác định bổ sung hoặc các vấn đề mâu thuẫn trong
hệ thống hồ chứa phục vụ cấp nước đa mục tiêu; (2) Xác định bổ sung hoặc các vấn
đề mâu thuẫn của hồ chứa cấp nước đa mục tiêu trong một dự án đơn mục tiêu;
(3) Phân tích của nguyên tắc vận hành cho một dự án hoặc một nhóm các dự án.
Các biện pháp được sử dụng để xây dựng mối quan hệ giữa khả năng trữ nước và
xả nước bao gồm (Nhà thiết kế của quân đoàn Hoa Kỳ, 1977): (1) Phân tích tổng
hợp; (2) Chi tiết hoá và phân tích liên tục, công nghệ đơn giản hoá là quá trình đáp
ứng một cách thỏa đáng các đối tượng sử dụng nước, khi các đối tượng nghiên cứu
được giới hạn ở mức cơ bản hoặc đến giai đoạn nghiên cứu lập dự án. Các phương
pháp cụ thể bao gồm mô phỏng và quá trình phân tích tối ưu hoá luôn được sử dụng
đối với các đối tượng nghiên cứu tiến hành thực hiện trong giai đoạn thiết kế lập dự
án đầu tư. Đối tượng của phương pháp giản hoá là tìm ra một sự ước lượng tốt và
hợp lý của kết quả, và có thể được phát triển lên bởi một chi tiết phân tích liên tục.
Các nhân tố dùng để lựa chọn phương pháp này là: (1) Các yêu cầu nghiên cứu; (2)
Yêu cầu về mức độ chính xác; (3) Các dữ liệu cơ bản được yêu cầu và mức độ sử
dụng được của các dữ liệu.

143
Chương 5
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI NƯỚC

Mục đích của chương này nhằm giới thiệu về hệ thống phân phối nước bao gồm
hệ thống kênh hở và đường ống có áp.
5.1. HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI KÊNH HỞ
Mạng lưới kênh hở bao gồm có hệ thống kênh tưới và hệ thống kênh tiêu.
5.1.1. Bố trí hệ thống kênh tưới
Hệ thống kênh tưới làm nhiệm vụ dẫn nước tưới từ đầu mối đến mặt ruộng, đó
là hệ thống xương sống của hệ thống tưới. Trong hệ thống kênh tưới có nhiều cấp,
tùy quy mô hệ thống mà số cấp nhiều hay ít, nhiều nhất có thể đến 5 cấp, ít nhất
cũng 2 cấp.
5.1.1.1. Phân cấp hệ thống kênh tưới
Theo tiêu chuẩn TCVN-4118:2012 thì kênh tưới được phân 5 cấp (cấp công trình)
để xác định tiêu chuẩn thiết kế và các hạng mục có liên quan [53].
Bảng 5.1. Phân cấp công trình của hệ thống kênh tưới

Diện tích tưới (103 ha) Cấp công trình kênh


 50 II
10  50 III
2  10 IV
2 V

Lưu ý:
- Khi kênh tưới đồng thời làm nhiệm vụ khác (giao thông thủy, cấp nước dân
dụng, công nghiệp...) thì cấp kênh tưới được lấy theo cấp của kênh làm nhiệm vụ
khác nếu kênh có cấp thấp hơn.
- Cấp của công trình trên kênh cũng được xác định theo bảng 5.1. Khi có kết hợp
với các công trình kỹ thuật khác (giao thông, cấp nước dân dụng, công nghiệp...) thì
cấp công trình trên kênh lấy theo cấp của công trình kỹ thuật nếu công trình kênh
tưới có cấp thấp hơn.

144
5.1.1.2. Ký hiệu cấp kênh
Hệ thống kênh gồm kênh chính, các kênh cấp I, các kênh nhánh cấp II, các kênh
nhánh cấp III... và các kênh cấp cuối cùng dẫn nước vào ô ruộng (kênh chân rết).
Những ký hiệu các kênh thuộc mạng lưới kênh tưới được quy định như sau:
- Kênh chính: KC
- Kênh nhánh cấp I: N1, N2, N3...
- Kênh nhánh cấp II: N1 - 1, N1 - 2, N1 - 3...
N2 - 1, N2 - 2, N2 - 3...
N3 - 1, N3 - 2, N3 - 3...
- Kênh cấp III: N1 - 1 - 1, N1 - 1 - 2, N1 - 1 - 3...
N1 - 2 - 1, N1 - 2 - 2, N1 - 2 - 3...
N1 - 3 - 1, N1 - 3 - 2, N1 - 3 - 3...
Trường hợp nhiều cấp kênh thì ký hiệu là KC1, KC2, KC3... (chỉ số 1, 2, 3...) đánh
theo chiều kim đồng hồ.

Hình 5.1. Sơ đồ ký hiệu cấp kênh tưới


5.1.1.3. Bố trí kênh chính và kênh nhánh cấp I
Kênh chủ yếu gồm kênh chính và kênh nhánh cấp I, có nhiệm vụ lấy nước từ
nguồn nước vào khu tưới và phân phối vào các vùng trong khu tưới.

145
 Nguyên tắc bố trí
Việc bố trí kênh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tùy tình hình cụ thể và từng nơi mà
chọn phương án bố trí cho hợp lý. Nói chung khi bố trí kênh phải theo những nguyên
tắc sau:
1. Kênh chính phải được bố trí ở những địa thế cao để có thể khống chế tưới tự
chảy toàn khu tưới với khả năng lớn nhất. Nên lợi dụng bố trí kênh trên các đường
sống trâu để có thể khống chế tưới được các diện tích 2 bên kênh, giảm được chiều
dài kênh.
2. Khi bố trí kênh phải xét tới việc tổng hợp lợi dụng đường kênh để thỏa mãn
nhu cầu của mọi ngành kinh tế và để mang lại ích lớn nhất. Ví dụ: kênh tưới có thể
kết hợp phát điện, vận tải thủy, cung cấp nước dân dụng, công nghiệp... Trường hợp
kết hợp phát điện cần bố trí để tạo thành thác nước trên kênh để khai thác năng
lượng thủy điện. Trường hợp kết hợp vận tải thủy hoặc cung cấp nước cấn bố trí
kênh đi qua hoặc gần các trung tâm dân cư hoặc khu sản xuất công, nông nghiệp.
3. Khi bố trí kênh cần xét tới các mặt có liên quan thật chặt chẽ để phát huy tác
dụng của kênh và không mâu thuẫn với các mặt công tác đó.
4. Khi bố trí kênh phải xét đến quy hoạch đất đai trong khu vực. Mỗi loại đất, trồng
một loại cây khác nhau tạo thành những vùng trồng trọt khác nhau, do đó yêu cầu về
nước của mỗi vùng cũng khác nhau, việc quản lý phân phối nước cũng khác nhau. Có
thể kết hợp bố trí kênh theo địa giới của các vùng nói trên để phân vùng được rõ ràng
như vùng trồng lúa nước, vùng trồng hoa màu, vùng trồng cây công nghiệp...
- Bố trí kênh cần kết hợp chặt chẽ với các khu vực hành chính như tỉnh, huyện,
xã, các đơn vị sản xuất như nông trường, hợp tác xã, trang trại... để tiện việc quản lý
sản xuất nông nghiệp và phân phối nước, nếu có thể thì kết hợp bố trí tuyến kênh
làm địa giới của những khu vực đó.
- Bố trí kênh tưới cũng phải thực hiện một lúc với bố trí kênh tiêu để tạo thành
một hệ thống kênh tưới tiêu hoàn chỉnh.
- Bố trí kênh phải kết hợp chặt chẽ với đường giao thông thủy hoặc bộ, phải xét
yêu cầu quốc phòng như kênh phân vùng biên giới.
4. Khi bố trí kênh cấp trên cần phải tạo điều kiện tốt cho việc bố trí kênh cấp dưới
và bố trí công trình liên quan.
5. Phương án bố trí phải ít vượt qua chướng ngại, ít công trình, khối lượng đào
đắp nhỏ, vốn đầu tư ít, tiện thi công và quản lý.
6. Cần bố trí kênh đi qua nơi có địa chất tốt để lòng kênh ổn định, không bị xói, ít
ngấm nước.

146
7. Trường hợp kênh phải lượn cong thì bán kính cong phải bảo đảm điều kiện:
R  2B, với R là bán kính cong và B là chiều rộng mặt nước kênh ở vị trí lượn cong.
Đối với lưu lượng kênh đạt 50m3/s thì bán kính cong có thể đạt R = 100  150m.
Trên đây là những nguyên tắc cần chú ý khi bố trí kênh, nhưng tùy tình hình cụ
thể mà vận dụng cho thích hợp. Nói chung, cần bố trí để đạt được diện tích tưới tự
chảy là lớn nhất, vốn đầu tư giảm, tiện thi công và quản lý. Để đạt được yêu cầu đó
phải lấy ý kiến cộng đồng, tổ chức, chính quyền các địa phương trong vùng hưởng
lợi để phương án lựa chọn phù hợp.
5.1.1.4. Bố trí kênh mương cấp dưới (cấp III đến kênh cấp cố định cuối cùng)
Về mặt nguyên tắc, vẫn theo nguyên tắc chung đã nêu ở trên nhưng xét thêm một
số quan hệ với các đơn vị sản xuất. Vì hệ thống này phục vụ trực tiếp cho các đơn vị
sản xuất. Do đó việc bố trí phải phù hợp với điều kiện sản xuất, tạo thuận lợi cho
hoạt động trên đồng ruộng, nâng cao được năng suất lao động mà lại thỏa mãn yêu
cầu tưới. Vì vậy, cần xét thêm một số yêu cầu cụ thể.
- Bố trí kênh mương phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch đất đai. Cần thực hiện
đồng thời với quy hoạch đất đai và bố trí luân canh. Để tiện cho việc quản lý với đơn
vị sản xuất như: Hợp tác xã chỉ nên do một hoặc nhiều nhất hai kênh cung cấp nước
tưới. Đối với mỗi khu trồng trọt một loại cây trồng nên bố trí kênh cấp nước riêng.
Kênh tưới có thể cùng với kênh tiêu tạo thành địa giới vùng sản xuất. Để thực hiện
được giải pháp này ta cần tiến hành chuyển đổi ruộng đất trong điều kiện phân chia
ruộng đất manh mún hiện nay ở nông thôn.
- Phải kết hợp với việc quy hoạch bố trí hệ thống giao thông trong vùng sản xuất
ở thôn, xã và các đơn vị sản xuất như các trang trại. Trong hệ thống nội đồng thường
có mấy loại đường giao thông như hệ thống đường quản lý kênh mương, công trình
thủy lợi nội đồng, đường cho các phương tiện cơ giới nông nghiệp hoạt động sản
xuất. Các loại đường này tùy yêu cầu và điều kiện cụ thể có thể bố trí kết hợp hoặc
độc lập, dựa vào tiêu chuẩn thiết kế để xác định chiều rộng mặt đường và chất lượng
vật liệu của đường.
- Kết hợp với việc trồng cây gây rừng: Trồng cây hiện là vấn đề quan trọng, cần
chú ý phát triển nhằm tạo cảnh quan môi trường, bảo đảm môi trường không khí,
đất, giảm tác động tiêu cực của thiên nhiên đối với môi trường trồng trọt như giảm
ảnh hưởng của gió đến bốc thoát hơi nước mặt ruộng của cây trồng, chống đổ cây,
giữ ổn định bờ, đường, hạ thấp mực nước ngầm... Để giảm tác dụng của gió, người
ta phải nghiên cứu hướng gió thịnh hành từng thời kỳ trong năm để bố trí hàng cây
thẳng góc với hướng gió. Theo kinh nghiệm thì rừng cây có thể giảm từ 20  60%

147
tốc độ gió, giảm từ 10  40% lượng bốc hơi, từ đấy có thể tăng sản lượng từ 20 
40%. Mặt khác cây xanh là yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi
trường không những ở nông thôn mà các đô thị cũng đang thực hiện tích cực.

5.1.2. Bố trí hệ thống kênh tiêu


Do đặc điểm khí hậu nước ta là nắng lắm, mưa nhiều, hết hạn lại úng. Do đó, các
hệ thống thủy lợi của nước ta luôn phải đảm bảo 2 chức năng tưới và tiêu. Vì vậy,
ngoài kênh tưới đảm bảo dẫn nước từ nguồn vào khu tưới để cấp nước cho cây trồng
khi thiếu nước, còn phải bố trí hệ thống kênh tiêu để rút nước từ hệ thống tưới ra
khu nhận nước, bảo đảm chế độ nước tốt nhất cho cây trồng và các yêu cầu tiêu
thoát nước khác trong vùng.
5.1.2.1. Nhiệm vụ của hệ thống kênh tiêu
- Có đủ khả năng tiếp nhận toàn bộ lượng nước từ hệ thống điều tiết mặt ruộng
chuyển ra khu trữ nước, bảo đảm đồng ruộng không bị ngập úng.
- Tháo khô nước trong kênh tưới khi cần sửa chữa kênh hay sửa các công trình
trên kênh, hoặc tháo nước trong kênh tưới khi có biến cố xảy ra để bảo đảm an toàn
cho kênh.
- Trong điều kiện cụ thể của từng vùng, do yêu cầu cần thiết và ở mức độ nhất
định hệ thống kênh tiêu sẽ làm nhiệm vụ trữ nước chống hạn khi thiếu nước.
- Điều tiết chế độ nước ngầm trong mặt ruộng đối với các vùng trồng cây trồng
cạn, để bảo đảm độ ẩm thích hợp cho cây.
5.1.2.2. Cấu tạo của hệ thống tiêu trong khu tưới
Hệ thống tiêu bao gồm:
- Hệ thống kênh điều tiết nước và chuyển nước từ mặt ruộng ra đến khu nhận
nước (sông, ngòi, hồ, biển...). Số cấp kênh tiêu sẽ bố trí song song các cấp kênh tưới
nhưng chiều chuyển nước khác nhau.
- Kênh chắn nước ngoại lai để chống tràn của nước mưa từ đồi núi chảy về hoặc
nước từ các vùng khác chảy vào vùng tưới.
- Các khu chứa nước tiêu nhận nước tiêu từ hệ thống kênh tiêu rút ra như sông,
ngòi, ao, hồ...
5.1.2.3. Bố trí hệ thống kênh tiêu
Tùy theo đặc điểm từng vùng tiêu mà việc bố trí hệ thống kênh có đặc điểm riêng
nhất định nhằm thỏa mãn yêu cầu tiêu nước của từng vùng.

148
Nguyên tắc chung cần được xem xét khi bố trí hệ thống kênh tiêu:
- Kênh tiêu phải bố trí ở nơi thấp nhất để có thể tiêu tự chảy cho đất đai trong vùng.
- Kênh tiêu phải ngắn để tiêu nước nhanh và khối lượng công trình nhỏ.
- Hệ thống kênh tiêu phải phối hợp chặt chẽ với các hệ thống khác như: Hệ thống
tưới, hệ thống giao thông... và cần triệt để tận dụng sông ngòi sẵn có làm hệ thống
kênh tiêu để giảm vốn đầu tư.
- Phải chú ý tổng hợp lợi dụng kênh tiêu, triệt để sử dụng nguồn nước tháo khỏi
kênh tiêu (tái sử dụng được tính vào phần nước hồi quy).
- Giữa kênh tưới và kênh tiêu có thể bố trí kề liền (hai kênh ba bờ) hoặc cách
nhau tùy điều kiện địa hình cụ thể. Đối với vùng bằng phẳng thường bố trí cách
nhau sẽ giảm được mật độ kênh trên hệ thống, giảm vốn đầu tư.
- Các kênh tiêu cấp dưới nối tiếp với kênh tiêu cấp trên (theo quy mô), góc nối tiếp
tốt nhất là 45  60 để nước chảy thuận lợi, khi không nối tiếp có thể thẳng góc.
- Kênh tiêu phải lượn vòng thì bán kính cong cần phải thỏa mãn yêu cầu sau:
Rmin = 100R1,5 hoặc Rmin = 10B
trong đó:
R - bán kính thủy lực của kênh tại đoạn uốn cong (m);
B - chiều rộng mặt nước kênh tại đoạn cong (m).
Nói chung hệ thống tiêu trong khu tưới có thể:
- Khi tiêu tự chảy thì bố trí cửa tiêu phân tán theo đường tiêu ngắn nhất.
- Khi ít có khả năng tự chảy thì bố trí tập trung về một cửa để bơm ra khu nhận nước.

5.1.3. Bố trí mạng lưới giao thông và cây chắn gió


Khi xây dựng quy hoạch thủy lợi phải kết hợp chặt chẽ với hệ thống giao thông
để tạo thuận lợi cho quản lý khai thác, không gây mâu thuẫn và trở ngại lẫn nhau.
Mạng lưới giao thông trong hệ thống gồm giao thông thủy và giao thông bộ.
Trên các tuyến đường thường trồng cây chắn gió, tạo cảnh quan bảo vệ môi
trường, tạo bóng mát đi lại, tạo thêm được nguồn gỗ cho dân sinh.
5.1.3.1. Giao thông bộ
Trong hệ thống thủy lợi thường dùng các bờ kênh tưới, tiêu làm đường đi lại.
Đường giao thông bộ trong hệ thống thường có 3 loại:
- Đường xe ô tô và các máy móc cơ giới nông nghiệp.

149
- Đường xe cải tiến.
- Đường cho người và trâu bò đi lại.
 Đường ô tô và máy móc cơ giới nông nghiệp:
Để phục vụ cho vận chuyển vật liệu xây dựng, sản phẩm nông nghiệp và vật tư
phục vụ nông nghiệp trong hệ thống ta phải bố trí loại đường này. Hiện nay, cơ giới
hóa trong nông thôn đang phát triển mạnh, ngoài loại máy cày cỡ lớn, các loại máy
nhỏ đang phát triển đến từng hộ sản xuất.
Đường xe cơ giới được bố trí trên bờ kênh các cấp. Chiều rộng mặt đường phải
thích hợp cho các loại xe cơ giới, có thể đạt 3,5m, tùy cấp đường và nền đường được
thiết kế theo tiêu chuẩn đường nông thôn. Hệ thống đường này được nối với hệ
thống đường thôn, xã, huyện...
Quan hệ giữa đường với kênh tưới, kênh tiêu có 3 hình thức bố trí:
- Cách thứ nhất: Đường bố trí ở phía thấp của ruộng và ở giữa kênh tưới và kênh
tiêu. Như vậy đường có thể dùng cho sản xuất và quản lý kênh mương, nhưng máy
móc phải vượt qua kênh tiêu vào ruộng, phải làm cầu vượt (hình 5.2).
- Cách thứ hai: Đường bố trí ngoài kênh tiêu về phía ruộng, có nghĩa là kênh tiêu
nằm giữa đường và kênh tưới. Như vậy, máy móc cơ giới vào ruộng không phải
vượt kênh tiêu, không cần cầu vượt nhưng vì kênh tiêu sát kênh tưới, chịu ảnh
hưởng nước bờ kênh tưới nên dễ bị sạt lở. Đường phải vượt quan nhiều mương tiêu
nhỏ, phải làm nhiều cống ngầm.
- Cách thứ ba: Đường được bố trí phía bờ cao của ruộng sát kênh tưới. Như vậy
đường nằm ở phía ít bị ngập úng. Có thể phối hợp làm đường quản lý kênh mương,
công trình. Nhưng đường phải vượt qua cống kênh tưới vào ruộng (hình 5.4):

20

15 Đường

A
Đường Mặt cắt A - A
10

A
Hình 5.2. Cách bố trí thứ nhất

150
20

15 Đường

A 10
Đường Mặt cắt A - A

Hình 5.3. Cách bố trí thứ hai


A
Đường

20
A
Đường
15

Mặt cắt A - A
10

Hình 5.4. Cách bố trí thứ ba

 Đường xe cải tiến:


Để vận chuyển giống, phân bón, nông sản phẩm giữa ruộng với đường ô tô máy
công cụ, do đó cần thiết phải bố trí loại đường này.
Đường xe cải tiến thường bố trí men theo bờ kênh cố định cấp cuối cùng. Mặt
đường có thể rộng từ 1,2  1,5m.
 Đường cho người và trâu bò đi lại:
Đường này chính là bờ thửa ruộng cấp cuối cùng. Chiều rộng mặt đường thường
chọn 0,4  0,6m.
Đường này dùng để người đi lại chăm sóc và vận chuyển nông sản phẩm thu
hoạch, vận chuyển ra xe cải tiến.
Tùy tình hình cụ thể mà ta nghiên cứu bố trí các loại đường trên cho phù hợp với
sản xuất với vốn đầu tư là ít nhất, nông dân dễ dàng đầu tư xây dựng.

151
5.1.3.2. Đường thủy
Những vùng thấp, trũng yêu cầu tiêu úng lớn hoặc lợi dụng các kênh rạch sẵn có
làm kênh tiêu, các kênh này thường có mặt cắt ngang rộng và sâu. Do vậy, có thể kết
hợp làm đường vận tải thủy để vận chuyển nông sản phẩm, phân bón... từ làng ra
đồng rất thuận tiện. Cụ thể các vùng Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình,
các vùng Duyên hải, vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tùy điều kiện cụ thể mà có
thể dùng các loại thuyền, xuồng có gắn động cơ như ở Đồng bằng Nam Bộ, khai
thác rất hiệu quả hệ thống kênh rạch này.
Khi sử dụng hệ thống kênh tiêu làm đường vận tải thủy cần chú ý bảo vệ môi
trường, chống ô nhiễm do phân bón, rác thải khi nông dân vận chuyển, bốc dỡ.

5.1.4. Bố trí công trình trên kênh


5.1.4.1. Cống lấy nước, phân phối tiêu tháo nước và điều tiết nước
- Cống lấy phân phối nước, được bố trí đầu các cấp kênh để thực hiện lấy nước
vào kênh để phân phối nước cho kênh cấp dưới. Loại cống này có thể là cống hở
hoặc cống ngầm. Theo kinh nghiệm của dự án ADB thì ở kênh cấp trên thường dùng
loại cống hở, còn kênh cấp dưới thường dùng cống ngầm dưới bờ kênh để bảo đảm
điều tiết ổn định lưu lượng.
- Cống tiêu tháo nước thường được bố trí cuối kênh tưới (để tháo nước dư thừa
trong kênh hoặc trữ nước khi cần thiết) hoặc cuối các kênh tiêu để tháo nước ra khu
nhận nước tiêu như sông, suối, hồ...
- Cống điều tiết thường được bố trí trên kênh chính, sau cửa lấy nước vào kênh
nhánh để điều tiết mực nước khi cần thiết và khống chế nguồn nước khi phải tưới
luân phiên. Loại cống này thường là cống hở.
5.1.4.2. Cầu máng
Cầu máng là công trình chuyển tiếp nước khi kênh tưới phải vượt sông, kênh, bãi
trũng, đường xá khi áp dụng các công trình khác nhau không thích hợp.
 Hình dạng kết cấu của cầu máng
Cầu máng gồm ba bộ phận chính: Cửa vào, cửa ra, thân máng và bộ phận giá
đỡ máng.
- Cửa vào, cửa ra của máng nên có đoạn biến đổi dần. Chiều dài đoạn biến đổi
dần thường lấy bằng 1,5  2 lần và 2,5  3 lần hiệu số chiều rộng mặt nước kênh và
cầu máng. Đối với máng lớn nên thông qua thí nghiệm mô hình để xác định.

152
- Bên một bờ kênh trước cửa vào nên bố trí cống hoặc tràn xả nước.
- Mặt cắt ngang của cầu máng nên áp dụng dạng hình chữ nhật hoặc chữ U. Khi
nước chứa đầy trong cầu máng dạng dầm xà, tỷ số giữa chiều sâu và chiều rộng mặt
nước với dạng mặt cắt chữ nhật lấy bằng 0,6  0,5, với dạng mặt cắt chữ U thì lấy
bằng 0,7  0,9. Cầu máng dạng vòm có thể giảm theo tỷ lệ thích đáng. Lưu tốc bình
quân trong máng khống chế 1  2m/s.
- Thân cầu máng đổ bê tông cốt thép tại chỗ nên căn cứ hình thức giá đỡ dọc để
phân đoạn. Ở chỗ nối tiếp cầu máng với kênh, thân máng và các trụ đỡ của cầu
máng hình vòm nên bố trí khe co dãn. Khoảng cách các khe co dãn dạng xà dầm của
thân máng thường lấy bằng 5  20m, khe co dãn cầu máng dạng vòm thì căn cứ vào
1 1
chiều dài nhịp để bố trí, thường lấy  chiều dài nhịp. Trong khe co dãn thì nhét
3 4
vật liệu chống rò rỉ nước.
- Kết cấu giá đỡ cầu máng có thể căn cứ vào địa hình, địa chất, chiều dài nhịp, độ
cao, vật liệu địa phương và điều kiện thi công để quyết định trụ đỡ, giá đỡ, dạng
vòm, dạng treo hoặc dạng kéo nghiêng. Khi sử dụng kết cấu vòm, chiều dài nhịp
1 1 1
vòm chính là 30  40m, tỷ số nhịp hẹp lấy  , tỷ số nhịp rộng lấy nhỏ hơn .
3 8 20
- Khi kết cấu cầu máng làm đường giao thông việc bố trí thân máng phải thỏa
mãn yêu cầu giao thông. Khi cầu máng vượt qua sông, đường bộ, đường sắt, khoảng
không tĩnh dưới cầu máng phải thỏa mãn yêu cầu giao thông thủy bộ.
- Móng của cầu máng cần căn cứ vào điều kiện địa chất, tải trọng bên trên, ảnh
hưởng xói lở của dòng chảy... có thể chọn móng cứng, móng mềm, móng cọc hoặc
móng giếng chìm. Trong tình hình có xói lở do dòng chảy, đáy móng cầu máng nên
chôn ở dưới đường xói do lũ 2m.
- Cầu máng mỏng bằng xi măng lưới thép, thân máng dạng vỏ hình trụ. Mặt cắt
có dạng bán nguyệt, parabol, elip hoặc chữ U. Trong dạng chữ U có thanh giằng ưu
điểm hơn cả. Vật liệu cấu tạo móng là các lớp lưới thép, ngoài trát vữa xi măng mác
400  500, cả cốt thép và lớp áo dày 2  3cm. Loại vật liệu này cũng tốt như bê tông
cốt thép nhưng thân máng nhẹ hơn. Do đó cầu máng xi măng lưới thép có nhiều ưu
điểm có thể phát triển sử dụng trong hệ thống thủy lợi.
5.1.4.3. Xi phông ngược
Khi kênh tưới chạy qua sông ngòi, kênh tiêu, vùng trũng, đường xá mà áp dụng
công trình khác không thích hợp thì có thể sử dụng xi phông ngược.

153
 Cấu tạo xi phông ngược
Xi phông nên bố trí ở chỗ địa hình tương đối bằng phẳng, nên tránh những đoạn
có thể sản sinh trượt, sạt lở và điều kiện địa chất không tốt.
Đường trục của xi phông nên trực giao với đường trung tâm của sông ngòi, kênh
mương, đường xá. Cửa vào và ra nên nối tiếp êm thuận với kênh thượng lưu và hạ
lưu. Ở cửa vào ra của xi phông nên bố trí đoạn co dãn dần, chiều dài của nó phân
biệt lấy (3  5) lần và (4  6) lần chiều sâu mực nước thiết kế của kênh thượng hạ
lưu. Đoạn co dãn dần ở cửa vào xi phông cấp I đến cấp III có dạng kín, ở cửa ra vào
nên bố trí cửa van để khống chế, đoạn co dãn dần ở cửa ra có thể kết hợp bố trí tiêu
năng, đoạn kênh phía dưới nên lát 3  5m.
Xi phông dạng chôn dưới đất nên chôn sâu 0,3  0,5m, khi xuyên qua kênh
mương, đường xá nên chôn sâu dưới kênh mương hoặc dưới mặt đường 1m.
Mặt cắt ngang của xi phông nên áp dụng dạng tròn, khi lưu lượng lớn, đầu nước
thấp cũng có thể sử dụng dạng chữ nhật.

Hình 5.5. Cấu tạo chi tiết của xi phông

Vật liệu xây dựng xi phông có thể sử dụng bê tông, bê tông cốt thép, ống bê tông
bọc thép, ống sợi thủy tinh hoặc ống gang. Chiều dày ống nên căn cứ vào cột nước
áp lực, đường kính ống, ứng lực cho phép của vật liệu ống mà tính toán xác định.
Khi xi phông thông qua lưu lượng thiết kế nên căn cứ tổn thất cho phép thượng
hạ lưu, hàm lượng bùn cát, thành phần hạt và chống sản sinh bồi lắng để quyết định,
thường khống chế ở mức 1,5  2,5m/s.
Việc phân đoạn của xi phông bê tông cốt thép đổ tại chỗ nên căn cứ điều kiện
móng, thi công các đoạn, đoạn mút cuối cùng cửa ra nên để khe co dãn và lún sụt, cự

154
ly các khe trên nền đất lấy 15  20m, trên nền đá lấy 10  15m, trong khe nhét vật
liệu chống rò rỉ nước.
Xi phông dạng chôn ngầm dưới đất nên sử dụng giá đỡ bằng bê tông hoặc đá xây.
Góc bao của nó lấy 90  130. Xi phông cấp IV đến cấp V có thể giải nền bằng đá
dăm cuội sỏi hoặc đất xốp đầm nện.
Trong trường hợp lưu lượng lớn có thể làm hai hoặc ba ống dẫn. Như vậy sẽ tiện
lợi cho việc sửa chữa không phải ngừng cấp nước.

Hình 5.6. Các kiểu xi phông:


a) Mái thoải; b) Giếng đứng.

5.1.4.4. Cống luồn


a) Vị trí:
Khi kênh nổi vượt qua kênh, khu trũng hoặc đường xá hoặc xuyên qua đê, có thể
bố trí cống luồn dưới kênh, dưới đê hoặc dưới đường.
b) Cấu tạo:
Đường trục của ống cống nên thẳng và ngắn, trực giao với đường trung tâm của
kênh hoặc đường. Cửa ra vào nên nối tiếp êm thuận với kênh thượng hạ lưu.
Cửa ra vào của cống nên bọc lát thu hình lăng trụ xoắn vỏ đỗ, tường chữ bát,
tường hình cong để nối tiếp với kênh thượng hạ lưu. Khi lưu tốc cửa ra quá lớn nên
có biện pháp tiêu năng chống xói.

155
Mặt cắt ngang của cống có thể dùng hình tròn, hình chữ nhật. Mặt cắt ngang cống
luồn lộ thiên hoặc cống qua đường có thể sử dụng dạng vòm.
Vật liệu xây cống có thể là bê tông, bê tông cốt thép, đá xây. Đường kính cống
tròn thường lấy 0,5  1,5m, cống chữ nhật, hình hộp có thể lấy chiều rộng 2  3m, tỷ
1 1
số khẩu độ kẹp của cống vòm lấy  .
2 8
Độ cao không tĩnh trên mặt nước của ống hình tròn, hình vòm có thể lấy không
1 1
bé hơn chiều cao cống, với cống hình hộp không bé hơn chiều cao cống.
4 6
Chiều dày đất đắp trên đỉnh cống nên căn cứ vào điều kiện thi công, nhiệt độ…
để xác định. Chỗ nối tiếp giữa các đoạn cửa vào ra nên bố trí khe co dãn lún.
Khoảng cách giữa các khe không nên lớn hơn 10m và không nên nhỏ hơn hai lần
chiều cao cống. Trong khe nhét vật liệu chống rò rỉ nước.
Cống nên bố trí trụ đỡ bê tông hoặc đá xây, góc bao trụ có thể lấy 90  135.
Cống cấp IV, cấp V có thể đặt trực tiếp trên nền đất nguyên thổ phân lớp đầm chặt
hoặc nền móng đá dăm khi gặp đất mềm.
Khi cống có yêu cầu khống chế mực nước tưới tiêu hoặc chống nước ngoại lai
xâm nhập cần lắp van cửa ra hoặc cửa vào.
5.1.4.5. Bậc nước và dốc nước
Khi kênh tưới hoặc kênh tiêu vượt qua đoạn dốc có thể bố trí bậc nước hoặc dốc
nước.
 Cấu tạo bậc nước và dốc nước:
Hình thức bậc nước và dốc nước nên căn cứ vào điều kiện địa hình, địa chất mà xác
định. Khi độ chênh  5m có thể dùng bậc nước đơn cấp hoặc dốc nước đơn cấp. Khi
độ chênh > 5m dùng loại đơn cấp không kinh tế, do đó có thể dùng loại nhiều cấp.
Trước miệng bậc nên bố trí đoạn thu hẹp hoặc mở rộng nối tiếp với kênh tưới
hoặc kênh tiêu. Chiều dài L0 của nó sẽ căn cứ vào tỷ số của chiều rộng mặt nước và
B
chiều sâu mực nước của kênh thượng lưu mà xác định. Khi  2,0 thì lấy L0 = 2,5h,
h
B B
khi  2,0  2,5 thì lấy L0 = 3h, khi  2,5 thì lấy L0 = 3,5h. Góc kẹp giữa đường
h h
biên phần đáy của đoạn thu hẹp hoặc mở rộng và đường trung tâm của kênh tưới
hoặc kênh tiêu không nên lớn hơn 45.

156
Miệng bậc có thể dùng hình chữ nhật, hình thang hoặc hình bậc tràn. Khi lưu
lượng của kênh thay đổi rất nhỏ hoặc phải bố trí cửa van khống chế thì có thể dùng
miệng chữ nhật, trên kênh nước sạch có thể dùng miệng dạng bậc tràn. Khi lưu
lượng thay đổi lớn hoặc thay đổi phức tạp thì nên áp dụng dạng bậc thang. Tường
bậc nước thường áp dụng dạng trọng lực.
Mặt cắt ngang bể tiêu năng có thể áp dụng dạng hình chữ nhật, bậc thang hoặc
dạng gấp khúc.
Bậc nước có nhiều cấp có thể dựa vào độ sụt mặt nước bằng nhau để phân cấp,
cao độ mỗi cấp không nên lớn hơn 5m.
Dốc nước nên áp dụng dạng chiều rộng đáy bằng nhau. Khi bị hạn chế bởi các
điều kiện khác có thể áp dụng dạng thay đổi chiều rộng đáy phần khuyếch tán hoặc
thu hẹp của đáy đầu mút của máng dốc. Khi độ chênh của bậc bằng 2,5  5,0m mà
áp dụng tiêu năng bằng thay đổi chiều rộng đáy không hiệu quả thì cũng có thể áp
dụng dạng con thoi đoạn trên máng dốc phần đáy khuyếch tán đoạn dưới thu hẹp.
Góc mở rộng phần đáy nên lấy 5  7, góc thu hẹp lấy 10  15.
1 1
Độ dốc đáy máng có thể lấy  nhưng góc nghiêng của dốc nước phải  góc
2 5
ma sát sụt của nền.
Khi dốc nước tương đối lớn, lưu tốc trong máng dẫn lớn hơn 10m/s, việc xác định
độ cao tường bên nên xét đến ảnh hưởng của khí hòa tan đến chiều sâu nước. Khi
lưu tốc trong máng là 10  20m/s, chiều sâu nước có hòa tan khí sẽ xác định theo hệ
thức sau:
 V 
h S  1  h (5.32)
 100 
trong đó: hS - chiều sâu nước có hòa tan khí (m);
V - lưu tốc trong máng dốc (m/s);
h - chiều sâu nước trong máng chưa tính đến khí hòa tan (m).
Máng dốc cứ cách 5  20m bố trí khe co dãn, dưới bản đáy dưới khe co dãn nên
bố trí tường răng cưa, trong khe nên nhồi vật liệu chống rò rỉ.
Phía sau bể tiêu năng của bậc nước, sau máng dốc của dốc nước nên bố trí dốc
ngược 1:3  1:5. Đồng thời áp dụng biện pháp nối tiếp, đoạn nối tiếp và đoạn chỉnh
dòng không nên nhỏ hơn 3h (h - chiều sâu kênh tưới hoặc kênh tiêu phía dưới) mặt
cắt của nó bằng mặt cắt kênh tưới, tiêu phía dưới.

157
Hình 5.7. Bậc nước

Hình 5.8. Dốc nước

5.1.4.6. Tràn bên


Tràn bên là đập tràn đặt dọc bên bờ kênh tưới. Khi mực nước trong kênh dâng
quá cao, nước sẽ tràn qua tràn bên xuống kênh tiêu ở phía hạ lưu đập, nhằm đảm bảo
an toàn cho kênh tưới và các công trình trên kênh.

158
Nước trong kênh dâng cao thường do mấy nguyên nhân sau:
- Cống lấy nước vào kênh bị hỏng, nước vào kênh quá nhiều.
- Nước mưa, lũ ở những lưu vực nhỏ hai bên kênh chảy vào trong kênh như nước
từ trên sườn dốc chảy xuống khi kênh tưới được bố trí men theo chân dốc.
- Kênh điều tiết đầu kênh đã mở, nhưng cống điều tiết cuối kênh hoặc các cống
lấy nước trên kênh mở chậm hoặc mở nhỏ.
Để đảm bảo an toàn cho kênh và công trình trên kênh, cửa tràn thường đặt ở
những vị trí sau:
- Phía hạ lưu cống lấy nước đầu kênh hoặc cuối đoạn chuyển nước của kênh chính.
- Phía thượng lưu đoạn kênh xung yếu như đoạn kênh đắp nổi, đất xốp, dễ lở hoặc
đoạn kênh leo men sườn dốc.
- Phía thượng lưu những công trình xung yếu như cầu máng, cống luồn hoặc nút
công trình phân phối nước...
- Cuối đoạn kênh có nước mưa lũ chảy vào.

Hình 5.9. Tràn bên

Độ cao đường tràn bên lấy bằng độ cao mực nước thiết kế trong kênh, cột nước
tràn bằng hiệu số giữa mực nước lớn nhất và mực nước thiết kế trong kênh.
- Lưu lượng thiết kế qua tràn bên có thể lấy bằng 50% lưu lượng thiết kế của kênh
ở vị trí đặt tràn bên.

159
Khi dùng tràn bên để tháo lượng nước mưa lũ chảy vào kênh thì lưu lượng qua
tràn bên lấy bằng lưu lượng mưa lũ chảy vào kênh đó. Trong trường hợp này cần có
xử lý lắng đọng bùn cát trong kênh và tràn bên phải tháo được lưu lượng mưa lũ.
Cần chú ý: Chỉ làm tràn bên để tháo nước mưa lũ chảy vào kênh khi địa hình
không cho phép làm cống tiêu nước cắt qua kênh và lưu vực tập trung nước mưa nhỏ.

5.1.5. Tính toán lưu lượng trên kênh tưới


Cách tính toán các loại lưu lượng trên hệ thống kênh tưới đã được trình bày ở
mục 4.2.2 (chương 4).

5.2. HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC BẰNG ĐƯỜNG ỐNG

5.2.1. Các thành phần cơ bản của hệ thống cấp nước và chức năng của các
công trình trong hệ thống
Hệ thống cấp nước là một tổ hợp các công trình và các thiết bị, làm nhiệm vụ thu
nhận nước từ nguồn, làm sạch nước, điều hòa, dự trữ, vận chuyển và phân phối nước
đến các nơi tiêu thụ. Hệ thống cấp nước bao gồm rất nhiều công trình với các chức
năng làm việc khác nhau được bố trí hợp lý theo các thành phần liên hoàn, nhằm đáp
ứng mọi yêu cầu và quy mô dùng nước của các đối tượng.
Thông thường, một hệ thống cấp nước bao gồm các công trình chức năng như sau:
5.2.1.1. Công trình thu nước
Công trình thu nước dùng để lấy nước từ nguồn nước được lựa chọn. Nguồn nước có
thể là nước mặt (sông, hồ, suối...) hay nước ngầm (mạch nông, mạch sâu, có áp hoặc
không áp). Trong thực tế các nguồn nước được sử dụng phổ biến nhất là: nước sông, hồ,
nước ngầm mạch sâu, dùng để cung cấp cho ăn uống sinh hoạt và công nghiệp.
Công trình thu nước mặt có thể là gần bờ hoặc xa bờ, kết hợp hoặc riêng biệt, cố
định hay tạm thời. Công trình thu nước sông hoặc hồ có thể dùng cửa thu hoặc ống
tự chảy, ống xi phông hoặc cá biệt có trường hợp chỉ dùng cửa thu và ống tự chảy
đến trạm xử lý khi mức nước ở nguồn cao hơn cao độ ở trạm xử lý (ví dụ như nhà
máy nước thị xã Hoà Bình lấy nước từ hồ chứa Hoà Bình). Công trình thu nước
ngầm có thể là giếng khoan, công trình thu nước dạng nằm ngang hay giếng khơi.
5.2.1.2. Trạm bơm cấp nước
Các trạm bơm cấp nước bao gồm trạm bơm cấp I và trạm bơm cấp II.
- Trạm bơm cấp I (hay còn gọi là trạm bơm nước thô) dùng để đưa nước từ công
trình thu nước lên công trình làm sạch. Trạm bơm cấp I thường đặt riêng biệt bên

160
ngoài trạm xử lý nước, có trường hợp lấy nước từ xa, khoảng cách đến trạm xử lý có
thể tới vài km thậm chí hàng chục km. Trường hợp sử dụng nguồn nước mặt, trạm
bơm cấp I có thể kết hợp với công trình thu nước hoặc xây dựng riêng biệt. Khi sử
dụng nước ngầm, trạm bơm cấp I thường là các máy bơm chìm có cột nước cao,
bơm nước từ giếng khoan tới trạm xử lý.
- Trạm bơm cấp II (hay còn gọi là trạm bơm nước sạch) bơm nước từ bể chứa
nước sạch vào mạng lưới cấp nước. Hoặc cũng có thể là trạm bơm tăng áp để nâng
áp suất dòng chảy trong mạng lưới cấp nước để dẫn đến các hộ tiêu dùng.
5.2.1.3. Các công trình làm sạch hoặc xử lý nước
Các công trình xử lý nước có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất có hại, các độc tố, vi
khuẩn, vi trùng ra khỏi nước. Các công trình làm sạch nước gồm có bể trộn, bể phản
ứng, bể lắng, bể lọc, giàn mưa, thùng quạt gió, bể lắng tiếp xúc... Ngoài ra, trong
dây chuyền công nghệ xử lý nước còn có thể có một số công trình xử lý đặc biệt
khác tùy theo chất lượng nước nguồn và chất lượng nước yêu cầu.
5.2.1.4. Các công trình điều hòa và dự trữ nước
Các công trình điều hoà nước gồm bể chứa nước sạch và đài nước.
- Bể chứa nước sạch làm nhiệm vụ điều hòa nước giữa trạm bơm cấp I và cấp II,
dự trữ một lượng nước cho chữa cháy và cho bản thân trạm xử lý nước. Bể chứa
nước sạch và trạm bơm cấp II thường đặt trong trạm xử lý.
- Đài nước làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng nước giữa trạm bơm cấp II và mạng
lưới cấp nước, ngoài ra còn dự trữ một lượng nước chữa cháy trong thời gian đầu
(thường lấy là 10 phút) khi xảy ra đám cháy. Ngoài ra đài nước ở trên cao còn làm
nhiệm vụ tạo áp suất cung cấp nước cho mạng lưới cấp nước.
5.2.1.5. Mạng lưới đường ống
Mạng lưới đường ống phân phối nước làm nhiệm vụ phân phối và dẫn nước đến
các hộ tiêu thụ. Mạng lưới đường ống phân phối có thể được phân cấp thành mạng
cấp I là mạng truyền dẫn, mạng cấp II là mạng phân phối và mạng cấp III là mạng
đấu nối với các ống cấp vào nhà. Mạng lưới đường ống được phân thành ba cấp như
trên để đảm bảo việc phân phối và quản lý tốt mạng lưới, giảm thất thoát nước trên
mạng lưới. Có những mạng lưới không tuân theo cách cấu tạo trên, cho phép hộ tiêu
dùng lấy nước trực tiếp từ mạng truyền dẫn bằng chi tiết nối là đai khởi thủy.
Mạng lưới cấp nước có thể chia thành hai loại: mạng lưới cụt và mạng lưới vòng,
hoặc có thể là mạng lưới kết hợp của hai loại trên. Cụ thể là:

161
- Mạng lưới cụt (mạng nhánh) thường dùng cho các đối tượng cấp nước tạm thời
như cấp nước cho công trường xây dựng hoặc các vùng nông thôn, thị trấn có quy
mô nhỏ, vùng đô thị đang phát triển mà chưa hoàn chỉnh về quy hoạch.
- Mạng lưới vòng dùng cho các đối tượng cấp nước quy mô lớn, thành phố có quy
hoạch đã ổn định.
- Mạng lưới kết hợp giữa hai loại trên dùng cho các thành phố, thị xã đang phát
triển. Đối với khu trung tâm đã có quy hoạch ổn định, hệ thống hạ tầng đã hoàn
chỉnh thì lắp đặt mạng lưới vòng; còn đối với khu vực đang phát triển thì lắp đặt
mạng lưới cụt để đến khi hệ thống hạ tầng đã tương đối hoàn chỉnh thì nối thêm các
ống để tạo thành mạng vòng.
Trong thực tế cấp nước thường sử dụng hai loại sơ đồ mạng lưới cấp nước là
mạng lưới phân nhánh hay mạng lưới cụt (hình 5.10) và mạng lưới vòng (hình 5.11).

Hình 5.10. Mạng phân nhánh Hình 5.11. Mạng vòng

Nguyên tắc làm việc của mạng lưới cụt (hay phân nhánh) là chỉ cho nước chảy
đến một điểm nào đấy theo một chiều nhất định và kết thúc tại các đầu nút của các
tuyến ống. Vì vậy, nếu một chỗ nào đó trên đường ống bị hỏng toàn bộ khu vực phía
sau (theo hướng nước chảy) bị mất nước, tức là mức độ an toàn thấp. Song mạng
lưới cụt lại có ưu điểm là tổng chiều dài ngắn, do đó chi phí xây dựng mạng lưới rẻ.
Mạng lưới cụt thường áp dụng cho các thị trấn nhỏ, các vùng nông thôn những đối
tượng dùng nước tạm thời (như công trường xây dựng); nói chung là những đối
tượng có thể cho phép ngừng cấp nước trong một thời gian nhất định đủ để sửa chữa
những chỗ hư hỏng trên đường ống hay để tẩy rửa đường ống khi cần thiết.
Mạng lưới vòng có thể cung cấp nước tới một điểm nào đó bằng hai hay nhiều
đường khác nhau. Các tuyến ống của mạng lưới vòng đều liên hệ với nhau tạo thành
các vòng khép kín liên tục, cho nên đảm bảo cung cấp nước an toàn và như thế tất

162
nhiên sẽ tốn nhiều đường ống hơn, dẫn đến chi phí xây dựng sẽ đắt hơn mạng lưới
cụt. Trong mạng lưới vòng khi có sự cố xảy ra hay ngắt một đoạn ống nào đấy để
sửa chữa thì nước vẫn có thể theo một đường ống khác song song với đoạn ống bị sự
cố để cấp cho các điểm dùng nước phía sau. Khi lấy nước, chỉ những đối tượng nằm
kề ngay lối vào đoạn ống phải sửa chữa mới bị cắt nước. Ngoài ra, mạng lưới vòng
còn có ưu điểm là có thể giảm bớt được đáng kể tác hại của hiện tượng nước va. Do
những ưu điểm trên, mạng lưới vòng được áp dụng rộng rãi trong cấp nước thành
phố, khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp. Nói chung là mạng lưới vòng được áp
dụng cho những nơi yêu cầu cấp nước liên tục và an toàn cao.
5.2.1.6. Sơ đồ tổng quát các công trình trong hệ thống cấp nước
Các công trình đơn vị trong hệ thống cấp nước được bố trí theo trình tự của một
sơ đồ tổng quát của hệ thống cấp nước, theo như hình 5.12 và hình 5.13 dưới đây,
trong đó hình 5.12 thể hiện cho trường hợp hệ thống cấp nước dùng nguồn nước
ngầm và hình 5.13 là cho hệ thống cấp nước dùng nguồn nước mặt.

Hình 5.12. Sơ đồ hệ thống cấp nước dùng nguồn nước ngầm:


1- Giếng và trạm bơm giếng; 2- Ống dẫn nước thô; 3- Các công trình khử sắt;
4- Bể chứa nước sạch; 5- Trạm bơm cấp II; 6- Đường ống truyền dẫn;
7- Đài nước; 8- Mạng lưới cấp nước.

Trên hình 5.12 và 5.13 là sơ đồ tổng quát của hệ thống cấp nước đô thị. Trong
thực tế, cùng một loại nước mặt hay nước ngầm, tùy theo chất lượng của nước
nguồn, điều kiện địa hình và điều kiện kinh tế mà trong sơ đồ hệ thống cấp nước có
thể phải thêm hoặc bớt một số công trình đơn vị.
Ví dụ, một số nguồn nước có chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn nước ăn uống, sinh
hoạt thì không phải xây dựng trạm xử lí. Khi khu xử lý đặt ở những vị trí cao, đảm
bảo đủ áp suất phân phối cho khu dân cư, thì không cần xây dựng trạm bơm cấp II
mà áp dụng mạng lưới cấp nước tự chảy. Nếu có điều kiện đặt đài nước trên núi, đồi
cao dưới dạng bể chứa tạo áp, thì đài không phải xây chân và sẽ kinh tế hơn nhiều.
Một số nguồn nước có hàm lượng cặn quá cao (trên 2.500mg/l) thì phải xây dựng
thêm công trình xử lý sơ bộ trước hệ thống cấp nước nói trên...

163
Hình 5.13. Sơ đồ hệ thống cấp nước dùng nguồn nước sông:
1- Trạm bơm cấp I và công trình thu nước; 2- Bể lắng; 3- Bể lọc; 4- Bể chứa nước sạch;
5- Trạm bơm cấp II; 6- Đài nước; 7- Đường ống truyền dẫn; 8- Mạng lưới cấp nước.

5.2.2. Phân loại hệ thống cấp nước


Dựa vào các tiêu chí khác nhau, hệ thống cấp nước có thể được phân loại theo:
đối tượng phục vụ, chức năng phục vụ, phương pháp sử dụng nguồn cung cấp nước,
phương pháp vận chuyển nước, phương pháp chữa cháy và phạm vi phục vụ. Có thể
chia hệ thống cấp nước ra các loại như sau:
5.2.2.1. Theo đối tượng phục vụ
- Hệ thống cấp nước dân cư, bao gồm hệ thống cấp nước cho các thành phố, thị
xã, thị trấn, thị tứ, nông thôn...
- Hệ thống cấp nước công nghiệp, bao gồm hệ thống cung cấp nước cho các nhà
máy, xí nghiệp, khu chế xuất...
- Hệ thống cấp nước nông nghiệp, bao gồm cho chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp,…
- Hệ thống cấp nước đường sắt, chủ yếu để cung cấp nước cho các đầu máy xe
lửa chạy bằng hơi nước và nước phục vụ hành khách đi tàu.
5.2.2.2. Theo chức năng phục vụ
- Hệ thống cấp nước ăn uống sinh hoạt: dùng để cung cấp nước cho các khu dân
cư nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống, sinh hoạt.

164
- Hệ thống cấp nước sản xuất: dùng để cung cấp nước cho các dây chuyền công
nghệ sản xuất trong các nhà máy.
- Hệ thống cấp nước chữa cháy: dùng để cung cấp lượng nước cần thiết để dập tắt
đám cháy khi có vụ cháy xảy ra.
- Hệ thống cấp nước kết hợp: là sự kết hợp của hai hay nhiều hệ thống riêng biệt
thành một hệ thống chung. Ví dụ, hệ thống cấp nước kết hợp giữa ăn uống, sinh
hoạt và chữa cháy, hoặc có thể kết hợp cả ba chức năng phục vụ vào một hệ thống
cấp nước.
5.2.2.3. Theo phương pháp sử dụng
- Hệ thống cấp nước chảy thẳng: nước chỉ cấp cho một mục đích sử dụng nào đó,
sau đó thải vào mạng lưới thoát nước đô thị. Thông thường hệ thống cấp nước sinh
hoạt là hệ thống cấp nước chảy thẳng.
- Hệ thống cấp nước tuần hoàn: thông thường được áp dụng trong công nghiệp.
Nước đã sử dụng cho một mục đích nào đó, được đưa đến trạm xử lý, đồng thời bổ
sung thêm một lượng nước mới do sử dụng bị thất thoát. Sau khi xử lý, nước lại đưa
quay trở lại phục vụ cho mục đích sử dụng.
- Hệ thống cấp nước tái sử dụng: chủ yếu được áp dụng trong công nghiệp. Nước
được sử dụng cho một mục đích nào đó (ví dụ như làm nguội máy móc, sản phẩm)
vẫn còn sạch, chỉ có nhiệt độ tăng, sẽ được đưa vào sử dụng cho mục đích khác phù
hợp (như rửa đồ hộp, chai lọ, rửa sàn...).
5.2.2.4. Theo nguồn cung cấp nước
- Hệ thống cấp nước lấy nước mặt: như sông, hồ, đập, suối, kênh...
- Hệ thống cấp nước lấy nước ngầm: có thể là nước ngầm mạch nông hay sâu.
5.2.2.5. Theo phương pháp vận chuyển nước
- Hệ thống cấp nước có áp: có máy bơm bơm nước vận chuyển trong đường ống
có áp. Loại này rất phổ biến.
- Hệ thống cấp nước tự chảy: lợi dụng địa hình, cho nước tự chảy trong ống hoặc
máng. Tự chảy có thể là tự chảy có áp nếu là chảy đầy ống và tự chảy không áp,
thường là chảy trong máng hở.
5.2.2.6. Theo phương pháp chữa cháy
- Hệ thống cấp nước có hệ thống chữa cháy áp suất cao: có áp suất tự do cần
thiết của vòi phun chữa cháy đặt tại điểm cao nhất ở ngôi nhà cao nhất không nhỏ
hơn 10m với lưu lượng tính toán của vòi là 5l/s.

165
- Hệ thống cấp nước có hệ thống chữa cháy áp suất thấp: có áp suất tự do trên
mạng lưới cấp nước chữa cháy không được nhỏ hơn 10m tính từ mặt đất.
5.2.2.7. Theo phạm vi phục vụ
- Hệ thống cấp nước bên ngoài gồm hệ thống cấp nước đô thị, hệ thống cấp nước
công nghiệp...
- Hệ thống cấp nước cho các khu dân cư nhỏ (tiểu khu) nằm trong đô thị.
- Hệ thống cấp nước trong nhà.
5.2.3. Tiêu chuẩn, chế độ dùng nước và quy mô công suất của trạm cấp nước
5.2.3.1. Tiêu chuẩn dùng nước
- Tiêu chuẩn dùng nước là thông số rất cơ bản khi thiết kế hệ thống cấp nước. Nó
dùng để xác định quy mô hay công suất cấp nước cho đô thị, khu dân cư, khu công
nghiệp, xí nghiệp.
Tiêu chuẩn dùng nước có nhiều loại: tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt của người
dân, tiêu chuẩn nước sinh hoạt của công nhân trong khi làm việc, tiêu chuẩn tắm của
công nhân trong phân xưởng nóng và phân xưởng bình thường sau khi tan ca, tiêu
chuẩn nước sản xuất, chữa cháy, nước tưới, v.v...
- Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: mức độ
trang bị kỹ thuật vệ sinh bên trong nhà của dân cư, điều kiện khí hậu địa phương,
điều kiện kinh tế của khu vực, phong tục tập quán, v.v...
- Tiêu chuẩn dùng nước chữa cháy phụ thuộc vào quy mô dân số của đô thị, mức
độ chịu lửa cũng như khối tích của nhà, v.v...
- Tiêu chuẩn dùng nước sản xuất phụ thuộc vào loại sản phẩm của sản xuất và
tính chất của dây chuyền công nghệ sản xuất. Tiêu chuẩn này rất khác nhau đối với
các xí nghiệp công nghiệp hoặc các phân xưởng khác nhau...
Do lượng nước tiêu thụ tính theo đầu người khác nhau và thay đổi theo mùa
(chẳng hạn, mùa hè dùng nhiều hơn mùa đông) cho nên khi thiết kế hệ thống cấp
nước người ta thường dùng tiêu chuẩn dùng nước tính toán để xác định công suất
cấp nước.
- Tiêu chuẩn dùng nước tính toán là lượng nước tiêu thụ trung bình của một người
trong một ngày đêm của ngày dùng nước lớn nhất so với các ngày khác trong năm.
- Chế độ dùng nước biểu thị lượng nước sử dụng thay đổi theo thời gian.
Để biểu thị sự dùng nước không đều giữa các ngày trong năm người ta đưa khái
niệm hệ số không điều hòa ngày Kng.

166
Tỷ số giữa lượng nước tiêu thụ của ngày dùng nước lớn nhất và nhỏ nhất so với
ngày dùng nước trung bình trong năm được gọi là hệ số không điều hoà ngày lớn
nhất Kng max và hệ số không điều hoà ngày nhỏ nhất Kng min. Thông thường Kng max
dao động trong khoảng 1,3  1,4.
Lượng nước tiêu thụ từng giờ trong ngày đêm cũng rất khác nhau (ban ngày vào
giờ cao điểm tiêu thụ nhiều, ban đêm tiêu thụ ít...). Do đó, người ta còn đưa ra khái
niệm hệ số không điều hòa giờ Kh.
Tỷ số giữa lượng nước tiêu thụ của giờ dùng nước lớn nhất và nhỏ nhất so với giờ
dùng nước trung bình trong ngày đêm được gọi là hệ số không điều hoà giờ lớn nhất
Kh max và hệ số không điều hoà giờ nhỏ nhất Kh min. Hệ số Kh max thường dao động
trong khoảng 1,3  1,7 tùy thuộc vào quy mô thành phố. Thành phố có hệ số Kh max
nhỏ thì chế độ dùng nước khá điều hòa và ngược lại.
Khi lập bảng thống kê lưu lượng nước cho một thành phố có thể tham khảo số
liệu thống kê về chế độ tiêu thụ nước của một khu dân cư có điều kiện tương đương
với khu vực tính toán.
Tỷ số giữa lượng nước tiêu thụ của giờ dùng nước lớn nhất trong ngày dùng nước
lớn nhất so với giờ dùng nước trung bình trong ngày dùng nước trung bình được gọi
là hệ số không điều hoà chung Kc (Kc = Kng max × Kh max).
Theo TCXD 33:2006[50], tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt cho các khu dân cư đô
thị xác định theo bảng 5.2:
Bảng 5.2. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt
và hệ số Kh max cho các khu dân cư đô thị

Mức độ tiện nghi của nhà ở Tiêu chuẩn dùng nước


Kh max
trong các khu dân cư đô thị ngày trung bình, l/ng/ngđ
1. Nhà không trang thiết bị vệ sinh,
4060 2,52,0
lấy nước ở vòi công cộng
2. Nhà chỉ có vòi nước, không có thiết bị vệ sinh
80100 2,01,8
khác
3. Nhà có hệ thống cấp thoát nước bên trong
120150 1,81,5
nhưng không có thiết bị tắm
4. Như trên, có thiết bị tắm hoa sen 150200 1,71,4
5. Nhà có hệ thống cấp thoát nước bên trong, có
200300 1,51,30
bồn tắm và có cấp nước nóng cục bộ

167
Ghi chú:
- Hệ số không điều hòa Kng max = 1,31,4.
- Tiêu chuẩn dùng nước bao gồm cả lượng nước công cộng trong các khu nhà ở.

Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt của công nhân sản xuất tại xí nghiệp thường được
xác định qua điều tra ở các xí nghiệp tương tự, hoặc có thể tạm lấy theo bảng 5.3:
Bảng 5.3. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt và hệ số không điều hòa
trong các xí nghiệp công nghiệp

Tiêu chuẩn dùng


Loại phân xưởng Kh max
nước (l/ng/ca)
1. Phân xưởng nóng tỏa nhiệt hơn 20kCal/m2/h 35 2,5
2. Các phân xưởng bình thường khác 25 3,0

Ghi chú:
- Lượng nước tắm cho công nhân sau giờ làm việc có thể lấy là:
+ 40 lít cho 1 lần tắm đối với công nhân làm việc trong các phân xưởng bình thường.
+ 60 lít cho một lần tắm đối với công nhân làm việc trong các phân xưởng nóng.
- Tỷ lệ số công nhân tắm trong các phân xưởng tùy thuộc vào loại sản xuất, tính chất của
công việc, có thể tham khảo số liệu của chuyên gia công nghệ và các số liệu điều tra thực tế
của các phân xưởng tương tự.
- Thời gian tắm sau mỗi ca sản xuất thường kéo dài 45 phút với lưu lượng nước tính toán
cho mỗi vòi hoa sen sơ bộ tính là 500l/h.

Theo TCVN 2622:1995, tiêu chuẩn dùng nước chữa cháy cho các khu dân cư
theo số đám cháy đồng thời, lấy theo bảng 5.4.
Tiêu chuẩn dùng nước tưới đường có thể lấy 0,51,0 l/m2/ngđ.
Tiêu chuẩn dùng nước sản xuất lấy theo yêu cầu của từng loại hình sản xuất, có
thể tham khảo các bảng lập theo kinh nghiệm hoặc tham khảo số liệu từ bản thiết kế
dây chuyền công nghệ.
Chế độ dùng nước là số liệu rất quan trọng khi thiết kế một hệ thống cấp nước.
Nó được dùng để lựa chọn chế độ làm việc của trạm bơm cũng như để xác định
dung tích các bể chứa, đài nước. Chế độ dùng nước thay đổi phụ thuộc vào điều kiện
khí hậu, chế độ làm việc, nghỉ ngơi của con người, chế độ hoạt động của nhà máy...
và được xác định trên cơ sở phân tích số liệu điều tra thống kê thực tế các hệ thống
cấp nước đã có và được trình bày bằng bảng sắp xếp lượng nước tiêu thụ theo từng
giờ trong ngày đêm (gọi là biểu đồ dùng nước).

168
Bảng 5.4. Tiêu chuẩn dùng nước chữa cháy
cho các khu dân cư theo số đám cháy đồng thời

Số đám Lưu lượng cho một đám cháy, l/s


Số dân cháy Nhà hai tầng Nhà hỗn hợp các
(1000) đồng với bậc chịu lửa Nhà ba tầng, không
tầng, không phụ
thời phụ thuộc bậc chịu lửa
I, II, III IV thuộc bậc chịu lửa
Đến 5 1 5 5 10 10
25 2 10 10 15 15
50 2 15 20 25 25
100 2 20 25 35 35
200 3 - - 40 40
300 3 - - 55 55
400 3 - - 70 70
500 3 - - 80 80

5.2.3.2. Lưu lượng tính toán, công suất trạm cấp nước
a) Lưu lượng nước cho các khu dân cư:
q tb .N
tb ngd 
Q DC , m3/ngđ (5.1)
1000
q tb .N q.N
max ngd 
Q DC K ng max  , m3/ngđ (5.2)
1000 1000
DC
Q max ngd Q DC
K c , m3/h
tb ngd
Q max h 
DC
K h max  (5.3)
24 24
max h  1000
Q DC
Q max s 
DC
, l/s (5.4)
3600
trong đó:
Q DC
tb ngd - lượng tính toán trung bình ngày (l/ng/ngđ);

Q DC DC DC
max ngd , Q max h , Q max s - lần lượt là lưu lượng tính toán lớn nhất ngày, giờ, giây;

qtb - tiêu chuẩn dùng nước trung bình (l/ng/ngđ);


q - tiêu chuẩn dùng nước tính toán ngày dùng lớn nhất (l/ng/ngđ);
N - số người được cấp nước (ng).
b) Lưu lượng rửa đường, tưới cây
Lưu lượng nước rửa đường, tưới cây được xác định theo công thức:

169
10000.q t .Ft
Q t ngd   10.q t . Ft , m3/ngđ (5.5)
1000
Q t ngd
Qt h  , m3/h (5.6)
T
trong đó:
Qt ngđ - lưu lượng nước rửa đường, tưới cây ngày (m3/ngđ);
Qth - lưu lượng nước tưới đường, tưới cây giờ (m3/h);
qt - tiêu chuẩn nước tưới đường, tưới cây (l/m2ngđ);
Ft - diện tích cần tưới (ha);
T - thời gian tưới trong một ngày đêm (h).
Thông thường, tưới đường bằng máy 8 giờ đến 16 giờ; tưới cây, hoa, thảm cỏ...
bằng tay từ 5 giờ đến 8 giờ và 16 giờ đến 19 giờ hàng ngày.
c) Lưu lượng nước sinh hoạt của công nhân
Lưu lượng nước sinh hoạt của công nhân khi làm việc tại nhà máy xác định theo
công thức:
q n N1  q1N 2
ngd  , m3/ngđ
CN
Qsh (5.7)
1000
q n N3  q1N 4
ca  , m3/ca
CN
Qsh (5.8)
1000
CN
Qsh ca
Q CN
sh h  , m3/h (5.9)
T0
trong đó:
CN CN CN
Q sh ngd , Q sh ca , Q sh h - lưu lượng nước sinh hoạt của công nhân trong một

ngày đêm, một ca, một giờ;


qn, ql - tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt của công nhân phân xưởng nóng và
lạnh (l/ng/ca);
N1, N2 - số công nhân phân xưởng nóng và lạnh của nhà máy;
N3, N4 - số công nhân phân xưởng nóng và lạnh trong từng ca;
T0 - số giờ làm việc trong một ca.

d) Lưu lượng nước tắm của công nhân


Lưu lượng nước tắm của công nhân tại xí nghiệp xác định theo công thức:

170
60N n  40N1 3
tam ca 
QCN , m /h (5.10)
1000
3
tam  Q tam ca .C , m /ngđ
Q CN CN
(5.11)

trong đó:
CN
Q CN
tam ca , Q tam - lần lượt là lưu lượng nước tắm của công nhân trong một ca,

một ngày đêm (thời gian tắm quy định là 45 phút vào giờ sau khi tan ca
làm việc);
60 và 40 - tiêu chuẩn nước tắm của một lần cho một công nhân trong các
phân xưởng nóng và phân xưởng bình thường;
Nn, N1 - số công nhân tắm trong các phân xưởng nóng và phân xưởng bình
thường, lấy theo số liệu điều tra thực tế hoặc của đơn vị cung cấp;
C - số ca làm việc của nhà máy trong một ngày đêm.

e) Lưu lượng nước sản xuất


Lưu lượng nước sản xuất trong một ngày đêm của nhà máy được xác định trên cơ
sở công suất hay số lượng sản phẩm nhà máy sản xuất ra trong một ngày đêm và tiêu
chuẩn dùng nước cho một đơn vị sản phẩm [công thức (5.32)]. Cũng có thể lấy theo
kinh nghiệm của nhà máy tương tự hoặc theo dây chuyền công nghệ sản xuất. Từ đó
xác định lưu lượng nước sản xuất giờ [công thức (5.33)].
mP
ngd 
QSX , m3/ngđ (5.12)
1000
m  P1  K h max
max h 
QSX , m3/h (5.13)
T
trong đó:
3
QSX
ngd - lưu lượng nước cho sản xuất trong một ngày đêm (m /ngđ);

3
QSX
max h - lưu lượng nước cho sản xuất giờ (m /h);

m - mức tiêu thụ nước cho một đơn vị sản phẩm (l/tấn, l/sản phẩm...);
P - khối lượng sản phẩm trong ngày (tấn, sản phẩm...);
P1 - khối lượng sản phẩm trong ca lớn nhất (tấn, sản phẩm...);
T - thời gian làm việc tối đa trong ca, (h).

f) Công suất cấp nước của toàn khu vực


Công suất cấp nước của toàn khu vực Q thường được xác định theo công thức:

171
Q   a.Q DC
max  Q t  Qsh  Q tam  Q sx  .b.c , m /ngđ
CN CN 3
(5.14)

trong đó:
Q DC CN CN
max , Qt, Q sh , Q tam , Qsx - lần lượt là lưu lượng tính toán lớn nhất của khu

dân cư, nước tưới đường và tưới cây, nước sinh hoạt của công nhân,
nước tắm của công nhân, nước sản xuất của nhà máy trong một ngày
đêm (m3/ngđ);
a - hệ số kể đến lượng nước dùng cho công nghiệp địa phương, tiểu thủ
công nghiệp và các dịch vụ khác nằm xen kẽ trong khu dân cư, có thể
lấy a = 1,1;
b - hệ số kể đến lượng nước rò rỉ, đối với hệ thống cấp nước mới, b =
1,11,15;
c - hệ số kể đến lượng nước dùng cho bản thân trạm cấp nước (rửa các bể
lắng, bể lọc...); có thể lấy c = 1,051,1; lấy trị số lớn khi công suất nhỏ
và ngược lại.
Để thuận tiện cho tính toán người ta thường lập bảng tổng hợp lưu lượng nước
tiêu thụ cho thành phố theo từng giờ trong ngày đêm như bảng 5.5.
Bảng 5.5. Mẫu bảng tổng hợp lưu lượng tiêu thụ cho thành phố

QDC khu
Giờ Xí nghiệp 1, Tổng
vực I, Tưới, m3 Ga Rò
trong a.QDC (2, 3...) cộng
(II, III...) cảng rỉ
ngày (m3)
CN (m3) (m3)
đêm %Qngđ (m3) Đường Cây Q sh Q CN
tam Qsx (m3) %

0-1
1-2
...
...
22-23
23-24

Từ bảng thống kê lưu lượng nước tiêu thụ của thành phố có thể xác định được
lượng nước tiêu thụ từng giờ trong ngày cũng như giờ cao điểm tức là giờ dùng
nước lớn nhất của thành phố để tính toán mạng lưới cấp nước và các công trình
liên quan.

172
Trong thực tế, một đô thị có nhiều khu vực dùng nước khác nhau tùy theo tính
chất xây dựng và mức độ trang bị kỹ thuật vệ sinh của từng khu. Khi đó lượng nước
sinh hoạt cũng phải lập cho từng khu vực đó. Ngoài ra, còn có nhiều xí nghiệp công
nghiệp và các công trình khác cần được thống kê lượng nước tiêu thụ từng giờ cho
từng xí nghiệp và từng công trình đó.
Sau khi lập bảng tổng hợp lưu lượng nước toàn thành phố, ta có thể căn cứ vào
kết quả của cột cuối cùng để lập biểu đồ chế độ tiêu thụ nước của thành phố (hình
5.14). Kết quả của bảng tổng hợp lưu lượng và biểu đồ được dùng để tính toán chọn
chế độ làm việc của trạm bơm cấp II và xác định dung tích điều hòa của bể chứa
nước sạch, đài nước và chọn giờ dùng nước nước nhất để tính toán thủy lực mạng
lưới cấp nước thành phố. Từ biểu đồ này ta có thể dễ dàng tìm được hệ số không
điều hòa giờ Kh max và Kh min.

Hình 5.14. Biểu đồ dùng nước của đô thị trong ngày đêm

173
Chương 6
THỦY NĂNG VÀ TRẠM THUỶ ĐIỆN

6.1. MỞ ĐẦU
Thủy điện là nguồn điện có được từ việc khai thác năng lượng nước (thủy năng).
Đa số năng lượng thủy điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước
làm quay một tuabin nước (tuabin thủy lực) và máy phát điện... Để có được áp suất
cao nhất, nước cung cấp cho một tuabin nước được cho chảy qua một ống lớn gọi là
ống dẫn nước có áp (penstock). Năng lượng khi nước chảy xuống (thế năng) được
sử dụng trực tiếp làm quay tuabin để phát điện. Trong chương này sẽ giới thiệu một
cách tổng quan về thủy năng, trạm thủy điện và sự cần thiết của nước để sản xuất
năng lượng nói chung và nước cho phát điện nói riêng.
Công trình thủy điện là một công trình sử dụng năng lượng nước để phát điện, tùy
thuộc vào phương thức, vị trí, chủng loại thiết bị khai thác mà ta có trạm thủy điện
ngang đập, sau đập, đường dẫn, tuabin trục đứng, trục ngang, thủy triều…
 Một công trình thủy điện thông thường bao gồm:
- Hệ thống công trình đầu mối làm nhiệm vụ tập trung nguồn nước, năng lượng
nước cho việc phát điện gồm
+ Đập dâng nước, hồ chứa;
+ Công trình xả lũ;
+ Các công trình lợi dụng tổng hợp nguồn nước bố trí ở tuyến đập.
- Công trình trạm thủy (TTĐ) điện bao gồm:
+ Cửa lấy nước;
+ Hệ thống dẫn nước;
+ Nhà máy thủy điện (Các công trình trên tuyến năng lượng).
6.2. KHÁI NIỆM VỀ THỦY NĂNG
Thủy năng là năng lượng tiềm tàng trong nước, việc khai thác và sử dụng các
nguồn năng lượng này thực sực có ý nghĩa vô cùng to lớn trong phát triển kinh tế xã
hội, như việc khai thác thủy năng để sản xuất điện năng. Cụ thể, tại các dòng sông,
dòng suối có nguồn năng lượng rất lớn và khai thác một cách dễ dàng, tuy nhiên
năng lượng tiềm tàng này thường ngày bị tiêu hao một cách vô ích vào việc khắc

174
phục những trở lực trên đường chuyển động, ma sát nội bộ, bào mòn xói lở bờ sông
và lòng sông, vận chuyển phù sa bùn cát và các vật rắn... Nước ta ở vùng nhiệt đới,
mưa nhiều, lượng mưa thường từ 1500 - 2000 mm/năm. Có những vùng như Hà
Giang, dọc Hoàng Liên Sơn, Tây Côn Lĩnh, Tây Nguyên… lượng mưa đến 4000 -
5000mm/năm với nguồn nước rất phong phú cho thấy có một nguồn năng lượng
tiềm tàng là rất lớn [55].

6.2.1. Trữ lượng thủy năng cho một con sông


Muốn tính trữ lượng thủy năng cho một con sông ta dựa trên lưu lượng dòng chảy
và cột nước của từng đoạn sông trên dòng sông đó. Chúng ta có thể mô tả năng
lượng này dựa vào công thức tổng quát sau đây:
N = 9,81.Q.H (kW) (6.1)
trong đó: Q - lưu lượng của từng đoạn đã trừ đi mọi tổn thất;
H - cột nước của từng đoạn đã trừ đi mọi tổn thất.
Công thức (6.1) được coi là công thức cơ bản nhất để tính toán thủy năng hay
phương trình cơ bản để tính toán thủy năng và thường được áp dụng nhiều trong công
tác quy hoạch, khảo sát, điều tra trữ lượng thủy năng tiềm tàng của sông ngòi. Trong
thực tế khảo sát, điều tra trữ lượng thủy năng, người ta thường dùng công thức (6.1)
còn điện năng chỉ cần nhân thêm với thời gian (t) là được. Để xác định được trữ lượng
thủy năng trên dòng sông thì việc điều tra, khảo sát và thu thập số liệu cần được tiến
hành theo trình tự các bước, cụ thể các bước được tiến hành theo trình tự sau:
6.2.1.1. Điều tra, khảo sát và thu thập tài liệu
 Nguyên tắc phân đoạn:
Ta biết, muốn tính công suất, phải biết lưu lượng (Q) và cột nước (H) của từng
đoạn. Do vậy khi phân đoạn cần tuân theo một số nguyên tắc như sau: (i) Phân đoạn
tuần tự từ thượng nguồn đến cửa sông; (ii) Phân đoạn ở những nơi có lưu lượng và
cột nước thay đổi đặc biệt như nơi có sông nhánh hoặc suối lớn chảy vào làm cho
lưu lượng tăng lên rõ rệt, nơi có độ dốc lòng sông bắt đầu thay đổi đặc biệt ở những
nơi có thác ghềnh thiên nhiên, nơi có địa chất thay đổi hoặc nơi có thể xây dựng
được công trình. Đó là 2 nguyên tắc cơ bản của việc phân đoạn, ngoài ra khi chọn
mặt cắt phân đoạn còn phải lưu ý những vị trí thuận tiện và có lợi cho việc khai thác,
nơi có khả năng chọn làm tuyến xây dựng công trình thủy điện sau này.
6.2.1.2. Cách tiến hành điều tra khảo sát và thu thập tài liệu
Trước khi đi thực địa nên sơ bộ nghiên cứu địa hình trên bản đồ tỉ lệ 1/100.000;
1/50.000 hay 1/25.000. Dự kiến sơ bộ những vị trí cần bố trí phân đoạn, định ra

175
hành trình, bố trí kế hoạch tiến hành và các công tác chuẩn bị cần thiết khác. Quá
trình đi thực địa nhiều khi phải thay đổi vị trí đã vạch hoặc định thêm một số vị trí
phân đoạn. Nguyên nhân là do bản đồ đo đạc không đầy đủ các chi tiết, hoặc do đã
lâu dưới tác động của thiên nhiên và con người đã có thay đổi.
6.2.2. Xác định lưu lượng bình quân dòng chảy
Trước hết phải tiến hành đo đạc cao trình đáy sông (suối) dọc theo chiều dòng
chảy, nhất là tại các mặt cắt phân đoạn, vẽ quan hệ giữa cao trình đáy (Z) và chiều dài
sông (L). Đồng thời cũng tại mỗi mặt cắt phân đoạn đó tiến hành đo đạc thủy văn, kết
hợp với các số liệu quan trắc khí tượng khác, nắm chắc tình hình lưu vực, để tính
được lưu lượng bình quân chảy qua từng mặt cắt. Ở đây có thể xác định lưu lượng
bình quân theo hai cách như có thể bằng trị số trung bình nhiều năm hoặc lấy bằng lưu
lượng bình quân năm của trạm thủy văn có tần suất p = 50%. Ngoài ra, khi cần thiết ta
có thể tính trữ lượng thủy năng cho những năm ít nước với tần suất 90%, 95% v.v…
Từ các số liệu lưu lượng trên ta vẽ được quan hệ giữa lưu lượng với chiều dài sông.
Lưu ý, tại những vị trí thuận lợi cho việc xây dựng công trình thủy điện nếu tài liệu
thủy văn nói trên còn thiếu thì phải bố trí các trạm quan trắc bổ sung để giúp cho việc
đánh giá trữ lượng thủy năng cũng như tính toán thiết kế sau này được chính xác.
6.3. ĐÁNH GIÁ TRỮ NĂNG DÒNG CHẢY

6.3.1. Đánh giá năng lượng nguồn nước


Năng lượng khai thác từ nguồn nước chủ yếu là cơ năng của dòng chảy mặt
(sông, suối), của thủy triều và của các dòng hải lưu. Theo B.Xlebinger trữ lượng
thủy năng và công suất phát điện trên thế giới rất lớn được thống kê trong bảng 6.1
và bảng 6.2 của B.Xlebinger [56]:
Bảng 6.1: Trữ lượng thủy năng trên thế giới theo B.Xlebinger

Diện tích Trữ lượng Mật độ công


Vùng
(103 km2) (106 kW) suất (kW/km2)
1. Châu Âu 11.609 200 17,3
2. Châu Á 41.839 2.309 55,0
3. Châu Phi 30.292 1.155 38,2
4. Bắc Mỹ 24.244 717 28,5
5. Nam Mỹ 17.798 1.110 62,5
6. Châu Úc và châu Đại Dương 8.557 119 13,9
Tổng cộng toàn Trái đất 134.339 5.610 41,7

176
Thống kê công suất lắp đặt và năng lực phát điện của các vùng trên thế giới theo
bảng 6.2 dưới đây:
Bảng 6.2: Công suất và năng lực phát điện của các nhà máy thủy điện (1990)
Công suất Năng lực
Khu vực % %
lắp đặt (103MW) (106 MWh/năm)
Bắc Mỹ 156.8 26 599.6 28
Trung và Nam Mỹ 80.3 13 353.4 17
Tây Âu 155.1 25 444.7 21
Đông Âu 15.1 2 26.3 1
Liên Xô (cũ) 64.4 10 217.3 10
Trung Đông 3.1 1 12.6 1
Châu Phi 18.9 3 43.2 2
Châu Đại Dương 121.3 20 415.8 20

Tại Việt Nam, theo một số tài liệu nghiên cứu, nước ta có trên 1000 con sông suối
(chiều dài > 10km) với trữ năng tiềm tàng khoảng 260 - 280 tỷ kWh. Trong đó các
lưu vực sông Đà, sông Lô-Gâm và sông Đồng Nai có nguồn năng lượng lớn nhất.
Đánh giá trữ năng kinh tế kỹ thuật ở Việt Nam được thống kê trong bảng 6.3 [55]:
Bảng 6.3: Trữ năng kỹ thuật các lưu vực lớn ở Việt Nam

Lưu vực Diện tích Số Tổng công suất Điện lượng


sông (km2) công trình (MW) (GWh)
Sông Đà 17.200 8 6.800 27.700
Sông Lô-Gâm-Chảy 52.500 11 1.600 6.000
Sông Mã-Chu 28.400 7 760 2.700
Sông Cả 27.200 3 470 1.800
Sông Hương 2.800 2 234 99
Sông Vu Gia-Thu Bồn 10.500 8 1.502 4.500
Sông Sê San 11.450 8 200 9.100
Sông Srêpôk 12.200 5 730 3.300
Sông Ba 13.800 6 550 2.400
Sông Ðồng Nai 17.600 17 3.000 12.000
Thủy điện nhỏ 1.000-3.000 4.000-12.000
Tổng cộng 19.000-21.000 80.000-84.000

177
Hiện nay việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam phát triển
nhiều, một số trạm thủy điện điển hình lớn được thống kê trên bảng 6.4:
Bảng 6.4. Thống kê một số trạm thủy điện điển hình lớn ở Việt Nam

Tên Công suất Tên Công suất


TT TT
nhà máy lắp máy (MW) nhà máy lắp máy (MW)
1 Hoà Bình 1920 7 Thủy điện Hàm Thuận 300
2 Thác Bà 108 8 Thủy điện Đa Mi 175
3 Ialy 720 9 Thủy điện Sê San 3 260
4 Trị An 400 10 Thủy điện Tuyên Quang 342
5 Đa Nhim 160 11 Thủy điện A Vương 210
6 Thác Mơ 150 12 Thủy điện Sơn La 2400

Ở nước ta việc khai thác sử dụng cơ năng của dòng nước đã có từ lâu, nhưng chỉ
từ đầu thế kỷ thứ XX mới phát triển mạnh mẽ. Lịch sử cho thấy hàng nghìn năm
về trước, tổ tiên ta cũng như một số dân tộc ở Ai Cập, Trung Quốc đã biết lợi dụng
cơ năng của sông suối để xay lúa, giã gạo và làm cọn nước để đưa nước lên cao
phục vụ nông nghiệp. Thời kỳ Pháp thuộc thì ở Đà Lạt đã xây dựng trạm thủy điện
(TTĐ) trên Suối Vàng năm 1945 với công suất khoảng 3MW. Trong thời gian
trước năm 1960, ở miền Bắc một số thủy điện với quy mô công suất nhỏ được xây
dựng mà lớn nhất là Thủy điện Cấm Sơn trên sông Hóa (Lạng Sơn) với công suất
lắp máy Nlm = 4800kW, trạm thủy điện nhỏ như TTĐ Bàn Thạch trên kênh gần
đập Bái Thượng (Thanh Hóa) có Nlm = 960kW được xây dựng từ năm 1959, đến
1963 thì khánh thành. Một số TTĐ nhỏ (với Nlm khoảng vài trăm kW) có mặt rải
rác ở các tỉnh Lào Cai, Bắc Cạn, Lạng Sơn. Những năm từ 1960 đến 1975 có 2
TTĐ quy mô lớn được xây dựng là TTĐ Đa Nhim trên sông Đa Nhim (thượng
nguồn dòng chính Đồng Nai) do người Nhật xây dựng từ 4/1961 đến 1/1964 hoàn
thành với Nlm = 160.000kW, hồ chứa 165 triệu m3, cột nước phát điện 798m. TTĐ
Thác Bà trên sông Chảy (Yên Bái) được xây dựng từ năm 1960 - 1961 có Nlm =
108.000kW, hồ chứa có tổng dung tích 3,94 tỷ m3. (Do chiến tranh, quá trình thi
công gián đoạn, nên thực tế đến 5/1971 mới hoàn thành và phát cả 3 tổ máy với
công suất 108MW. Năm 1986 đã chính thức nâng công suất trạm lên 120MW).
Sau năm 1975, hàng loạt các công trình thủy lợi - thủy điện lớn trên khắp miền đất
nước được xây dựng và đang chuẩn bị xây dựng. Hiện nay việc xây dựng các TTĐ
vừa và nhỏ ở Việt Nam phát triển rất rầm rộ như Sơn La, Tuyên Quang, Quảng
Trị… Có thể tham khảo số liệu thống kê ở bảng 6.5[55]

178
Bảng 6.5: Thống kê một số TTĐ lớn ở Việt Nam, Nlm > 100MW

Công suất Công suất


TT Tên nhà máy lắp máy TT Tên nhà máy lắp máy
(MW) (MW)
1 Thủy điện Hoà Bình 1920 20 Thủy điện Sơn La 2400
2 Thủy điện Thác Bà 108 21 Thủy điện Sre Pok 3 220
3 Thủy điện Ialy 720 22 Thủy điện Sê San 4 360
4 Thủy điện Trị An 400 23 Thủy điện Bản Chát 220
5 Thủy điện Đa Nhim 160 24 Thủy điện Nậm Chiến 196
6 Thủy điện Thác Mơ 150 25 Thủy điện Đak Rinh 125
7 Thủy điện Hàm Thuận 300 26 Thủy điện Huội Quảng 540
8 Thủy điện Đa Mi 175 27 Thủy điện Sông Bung 4 165
9 Thủy điện Sê San 3 260 28 Thủy điện Đăk Mi 4 210
10 Thủy điện Tuyên Quang 342 29 Thủy điện Đồng Nai 5 140
11 Thủy điện Đại Ninh 300 30 TĐ Thượng Kon Tum 220
12 Thủy điện A Vương 210 31 Thủy điện A Lưới 120
13 Thủy điện PleiKrong 110 32 Thủy điện Sông Bung 2 128
14 Thủy điện Bản Vẽ 320 33 Thủy điện Lai Châu 1200
15 Thủy điện Đồng Nai 3 180 34 Thủy điện Vĩnh Sơn 2 110
16 Thủy điện Đồng Nai 4 340 35 Thủy điện Đăk Mi 1 210
17 Thủy điện Sông Tranh 2 160 36 Thủy điện Hua Na 180
18 Thủy điện Sông Ba Hạ 220 37 Thủy điện Nho Quế 140
19 Thủy điện Buôn Kướp 280 38 Thủy điện Trung Sơn 310

6.3.2. Đánh giá trữ năng dòng chảy


Về lý luận ta tính được năng lượng tiềm tàng của đoạn sông, thực tế không thể lợi
dụng được hết năng lượng đó, do các nguyên nhân sau: (1) Có thể đoạn sông nào đó
không thể lợi dụng được do khó khăn về kỹ thuật, hoặc do sẽ gây ngập lụt các công
trình, các mỏ khoáng sản quý, các khu dân cư lớn, các khu canh tác phì nhiêu, rừng
nguyên sinh, rừng phòng hộ, rừng quốc gia… dẫn đến không thuận lợi về mặt kinh
tế; (2) Mặt khác trong quá trình khai thác không thể tránh khỏi tổn thất lưu lượng do
bốc hơi, rò rỉ và thấm, tổn thất cột nước khi chảy qua các công trình lấy nước và dẫn
nước và máy móc thủy lực v.v… Cho nên đồng thời với việc tính toán trữ lượng

179
thủy năng tiềm tàng, cần tiến hành tính toán trữ lượng thủy năng có thể khai thác
được (thường gọi là trữ năng kỹ thuật). Trữ năng kỹ thuật không những phụ thuộc
vào điều kiện thiên nhiên của dòng sông, mà còn phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật,
hoàn cảnh kinh tế - xã hội và sơ đồ khai thác đã hợp lý hay chưa. Phải thông qua
tính toán kinh tế kỹ thuật mới định ra được phương án hợp lý, lợi dụng tối đa nguồn
năng lượng thiên nhiên. Phần trữ năng kỹ thuật khai thác ở một thời điểm nào đó có
lợi về mặt kinh tế được gọi là trữ năng kinh tế.
6.3.2.1. Sự chuyển hóa thủy năng để phát điện
Muốn khai thác thủy năng để phát điện, chúng ta phải xây dựng trạm thủy điện
mà công trình chủ yếu của trạm thủy điện là công trình dâng nước (đập) tạo hồ chứa,
công trình tràn và xả nước thừa, công trình lấy nước và dẫn nước, các thiết bị máy
móc thủy lực và cơ điện trong nhà máy của trạm thủy điện. Trong quá trình khai
thác có thể có các tổn thất thủy năng của trạm thủy điện thể hiện ở: (1) Tổn thất lưu
lượng do bốc hơi, thấm theo các đường nước ngầm trên công trình dẫn nước, thấm
qua lòng hồ, vai đập và thân đập rò rỉ qua công trình và một phần lưu lượng thừa
phải xả bỏ khi lưu lượng đến nhiều mà công trình không đủ khả năng trữ, tuabin
không đủ khả năng tháo lưu lượng lớn; (2) Tổn thất cột nước do hiện tượng nước
dâng, tổn thất cột nước khi chảy qua cửa lấy nước, công trình dẫn nước tuabin cũng
như các tổn thất khác trong máy phát điện và hệ thống truyền động. Công suất của
trạm thủy điện được xác định theo công thức sau:
N = 9,81.η .Q.H (6.2)
Trong công thức (6.2) lưu lượng (Q) và cột nước (H) đã trừ đi mọi tổn thất về lưu
lượng và cột nước. Mặt khác để thể hiện tổn thất qua máy móc thiết bị trong công
thức còn được thể hiện qua hệ số neta (η). Hệ số η được gọi là hiệu suất của trạm
thủy điện. Hiệu suất bao giờ cũng nhỏ hơn 1 (100%) và được thể hiện như sau:
η = ηmf.ηtb.ηtrđ.
trong đó: ηtb - hiệu suất tuabin;
ηmf - hiệu suất máy phát;
ηtrđ - hiệu suất truyền động. Nếu tuabin và máy phát nối trực tiếp (liên tục)
thì ηtrđ = 1.
Công thức (6.2) có thể viết dưới dạng:
N = K.Q.H (6.3)
trong đó: K = 9,81.η. Thông thường khi tính toán thủy năng, chưa chọn được thiết
bị, nên chưa xác định được η một cách cụ thể (vì η = f(Q,H), mà Q và

180
H luôn thay đổi trong quá trình vận hành). Khi tính toán thường lấy
theo kinh nghiệm. Trạm thủy điện lớn K = 8,7 ÷ 8,9; Trạm thủy điện
vừa và nhỏ K = 8,2 ÷ 8,6; Trạm thủy điện rất nhỏ K = 7 ÷ 8,2.
6.3.2.2. Nguyên lý khai thác thủy năng
Thông thường các hồ chứa sẽ được xây dựng nhằm khai thác thủy năng để phát
điện, các hồ chứa được thiết kế có thể đa mục tiêu trong đó có mục tiêu phát điện, vì
vậy nếu cột nước trong hồ càng cao với cùng một cấp lưu lượng xả thì sản lượng
điện càng lớn. Do vậy, đầu mùa lũ các hồ thủy điện sẽ được ưu tiên tích nước sớm,
đến khi đỉnh lũ về, thì hồ đã đầy nước, và khi xả với tràn xả sâu thì lưu lượng xả
luôn luôn lớn hơn lưu lượng lũ tự nhiên về hồ.
Từ các công thức N = 9,81.η .Q.H hay N = K.Q.H, ta thấy N tỉ lệ thuận với Q, H,
và η. Do đó muốn tăng công suất phải tìm cách tăng Q, H, η.
Việc tăng lưu lượng Q có thể dùng các biện pháp tập trung và điều tiết dòng chảy,
tăng lưu lượng mùa kiệt. Mặt khác có thể lấy nước từ lưu vực khác bổ sung cho lưu
lượng của trạm. Cột nước H thì phân bố, phân tán dọc theo chiều dài sông. Do đó
muốn tăng H thì phải dùng biện pháp nhân tạo bằng cách xây dựng công trình thủy
lợi. Ngoài ra, muốn cho công suất của trạm thủy điện phát ra lớn, phải có máy móc
thiết bị tốt, có hiệu suất cao đồng thời cho trạm thủy điện vận hành trong phạm vi có
hiệu suất cao.
Tóm lại, muốn khai thác thủy năng, chúng ta phải giải quyết ba vấn đề: (1) Tập
trung cột nước H; (2) Tập trung và điều tiết lưu lượng Q; (3) Nâng cao hiệu suất của
các thiết bị cơ điện, biện pháp nâng cao hiệu suất của thiết bị máy móc như tuabin
thủy lực đồng thời chọn phương thức vận hành trạm thủy điện một cách hợp lý sẽ
đem lại hiệu quả cao không chỉ về mặt năng lượng mà còn cả về hiệu suất.

6.4. CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LƯỢNG

6.4.1. Mục đích và nhiệm vụ tính toán thủy năng


Mục đích cuối cùng của tính toán thủy năng là dựa vào tình hình dòng chảy đến
của thiên nhiên, yêu cầu dùng điện của các hộ, tính năng điều tiết của hồ chứa, đặc
tính thay đổi cột nước của trạm thủy điện và mực nước thượng hạ lưu xét đến yêu
cầu và ảnh hưởng của các ngành…, nghiên cứu xem xét trong phạm vi có thể làm
thế nào để lợi dụng được triệt để nhất, hợp lý nhất nguồn tài nguyên thủy lợi của
sông ngòi. Tuỳ điều kiện cụ thể mà nhiệm vụ tính toán thủy năng có khác nhau.
Tính toán thủy năng có thể chia làm 2 trường hợp sau:

181
- Trường hợp trạm thủy điện đã xây dựng xong, hiện đang vận hành: Lúc này các
thông số chủ yếu của trạm thủy điện như mực nước dâng bình thường (MNDBT), độ
sâu công tác có lợi của hồ chứa (hoct), công suất lắp máy (Nlm)… đã được xác định.
Trong trường hợp này nhiệm vụ tính toán thủy năng là xác định phương thức vận
hành có lợi nhất cho trạm thủy điện, từ đó xây dựng kế hoạch vận hành có hiệu quả
nhất cho trạm. Loại tính toán thủy năng này là nhiệm vụ chủ yếu của ngành quản lý
vận hành hệ thống điện lực và trạm thủy điện.
- Trường hợp tính toán thủy năng đối với trạm thủy điện đang quy hoạch hay
đang thiết kế: Nhiệm vụ tính toán thủy năng trong trường hợp này là dựa vào lưu
lượng thiên nhiên đến, yêu cầu dùng điện của các hộ, các ngành và các nơi dùng
nước có liên quan khác để chọn ra các thông số có lợi nhất của trạm thủy điện đang
thiết kế. Loại tính toán thủy năng này là một bộ phận quan trọng trong công tác thiết
kế trạm thủy điện.
Để tính toán các thông số có lợi nhất của trạm thủy điện, phải tiến hành tính toán
hàng loạt các phương án với việc giả định hàng loạt các trị số thông số khác nhau.
Quá trình tính toán thủy năng đối với những phương án đó mới chỉ định ra được các
chỉ tiêu động năng chủ yếu như công suất bảo đảm (Nbđ), điện năng bình quân năm
(Enăm)… của mỗi phương án. Phải thông qua so sánh các phương án, mới chọn được
phương án có lợi về kinh tế, hợp lý về kỹ thuật, từ đó mới xác định các thông số có
lợi nhất của trạm thủy điện. Tức là phải thông qua so sánh kinh tế một cách toàn
diện về các kết quả tính toán thủy năng và tính toán kinh tế các phương án.

6.4.2. Các tài liệu cơ bản cho tính toán đánh giá thủy năng
6.4.2.1. Tài liệu thủy văn - khí tượng
- Có thể thu thập tài liệu thủy văn của một dãy năm hay cả liệt năm thủy văn,
tuỳ theo quy mô và tầm quan trọng của công trình mà số liệu thủy văn thu thập
nhiều hay ít. Tuy nhiên tối thiểu phải có tài liệu thủy văn của 3 năm điển hình ứng
với các tần suất (P) như sau: (i) Năm ít nước hay năm kiệt thiết kế, đây là năm có
mức đảm bảo bằng với mức đảm bảo thiết kế (Ptk); (ii) Năm trung bình nước tương
ứng với mức đảm bảo P = 50%; (iii) Năm nhiều nước tương ứng với mức đảm bảo
P = 100%  Ptk. Tóm lại, tài liệu thủy văn phải có để ta xây dựng được quan hệ quá
trình dòng chảy tự nhiên (Qtn~t).
- Tài liệu về tổn thất lưu lượng như: (i) Tài liệu bốc hơi; (ii) Tài liệu thấm: thấm
qua thân đập, qua lòng hồ. Khả năng thấm phụ thuộc vào địa chất và kết cấu công
trình và thường người ta đưa ra hệ số thấm.

182
- Tài liệu về dòng chảy bùn cát đến tuyến công trình.
6.4.2.2. Tài liệu về nhu cầu dùng nước của các ngành tham gia
Yêu cầu dùng nước tổng hợp của tất cả các ngành Qth(t) như: Nông nghiệp, công
nghiệp, sinh hoạt, thương mại, giao thông thủy,...
6.4.2.3. Tài liệu địa hình
Tài liệu về bình đồ tổng thể công trình, từ đó biết được sơ đồ khai thác, vị trí các
hạng mục công trình và các công trình khác tham gia lợi dụng tổng hợp hoặc các
công trình chuyển nước,… Quan hệ đặc trưng lưu vực lòng hồ như Ztl~V; Ztl~F; và
F~V. Các tài liệu này đo trên bình đồ địa hình lòng hồ, tuỳ theo giai đoạn thiết kế
công trình mà yêu cầu tỷ lệ bình đồ tổng thể công trình khác nhau.
6.4.2.4. Tài liệu quan hệ về mực nước hạ lưu
Khi các trạm thủy điện làm việc trong bậc thang: (1) Khi mực nước thượng lưu
của hồ phía dưới có ảnh hưởng đến công trình phía trên thì đường quan hệ mực nước
hạ lưu (Zhl) cần phải xét đến cao trình mực nước thượng lưu hồ phía sau (Ztl), có xét
đến hiện tượng nước dâng như: Zhlj~(Qhlj; Ztlj+1); (2) Khi tính toán lưu lượng Q ta
tính từ hồ phía trên xuống hồ phía dưới nhưng muốn tính toán được cột nước H thì
phải tính từ hồ phía dưới lên hồ phía trên.

6.5. BIỆN PHÁP KHAI THÁC THỦY NĂNG


Như đã được trình bày, để khai thác thủy năng thông thường người ta xây dựng hồ
chứa nhằm nâng cao đầu nước, trữ nước mùa lũ, xả trong mùa kiệt để phát điện. Về lý
thuyết, nếu quản lý tốt theo một quy trình hợp lý thì lưu lượng bình quân trong mùa lũ
xả về hạ du sẽ giảm và lưu lượng trung bình trong mùa kiệt sẽ gia tăng. (Theo Lars
Ribbe và Alexandra Nauditt ở Đại học Cologne-Đức thì lưu lượng bình quân mùa lũ
có thể giảm 6 - 16%, lưu lượng bình quân mùa kiệt có thể tăng 10 - 50%). Đồng thời
thủy điện là loại hình sản xuất năng lượng sạch, suất đầu tư không cao, hiệu quả kinh
tế lớn góp phần làm động lực phát triển kinh tế cho các quốc gia trong vùng. Tuy
nhiên, việc khai thác năng lượng nước cho trạm thủy điện phụ thuộc nhiều vào cột
nước khai thác, việc phân loại cột nước được phân theo 3 loại cơ bản sau:
- Cột nước cao: Hn > 200m.
- Cột nước trung bình: 40m < Hn < 200m.
- Cột nước thấp: Hn < 40m.
Cột nước được tạo ra bởi: Đập, đường dẫn và kết hợp đập và đường dẫn được
trình bày chi tiết các mục sau đây:

183
6.5.1. Cách tập trung cột nước
Tuỳ theo biện pháp tăng cột nước, mà ta có các phương thức khai thác thủy năng
sau đây: (1) Dùng đập để tạo thành cột nước; (2) Dùng đường dẫn để tạo thành cột
nước; (3) Dùng hỗn hợp cả đập và đường dẫn để tạo thành cột nước.
6.5.1.1. Dùng đập để tạo thành cột nước
Xây dựng đập tại một tuyến thích hợp nơi cần khai thác. Đập tạo ra cột nước do
sự chênh lệch mực nước thượng hạ lưu đập, đồng thời tạo nên hồ chứa có tác dụng
tập trung và điều tiết lưu lượng, làm tăng khả năng phát điện trong mùa kiệt, nâng
cao hiệu quả lợi dụng tổng hợp nguồn nước như cắt lũ chống lụt, cung cấp nước sinh
hoạt, thủy sản, vận tải thuỷ…
Phương thức tập trung cột nước được gọi là phương thức khai thác kiểu đập,
phương thức này có ưu điểm là vừa tập trung được cột nước và vừa điều tiết lưu
lượng phục vụ cho việc lợi dụng tổng hợp nguồn nước. Tuy nhiên, nó có nhược
điểm là đập càng cao, khối lượng xây lắp càng nhiều, kinh phí lớn, ngập lụt và thiệt
hại thượng nguồn nhiều (hình 6.1). Khi thiết kế xây dựng phải thông qua tính toán
kinh tế kỹ thuật, so sánh lựa chọn phương án có lợi nhất để xây dựng.

Hình 6.1: Cột nước được tạo bởi đập

6.5.1.2. Tập trung cột nước bằng đường dẫn


Ở những đoạn sông thượng lưu, độ dốc lòng sông thường lớn, lòng sông hẹp,
dùng đập để tạo nên cột nước thường không có lợi cả về tập trung cột nước cũng
như tập trung và điều tiết lưu lượng do địa hình dốc muốn tạo ra hồ chứa lớn phải
xây dựng đập cao. Vì vậy, trong trường hợp này cách tốt nhất là dùng đường dẫn để
tạo thành cột nước (hình 6.2) [57]..

184
Hình 6.2: Cột nước được tạo bởi đường dẫn

Đặc điểm của phương thức này là cột nước phần lớn do đường dẫn tạo thành.
Đường dẫn có thể là kênh dẫn, ống dẫn hay đường hầm có áp hoặc không áp. Đường
dẫn có độ dốc nhỏ hơn sông suối, nên dẫn càng đi xa độ chênh lệch giữa đường dẫn
và sông suối càng lớn, ta được cột nước càng lớn. Hay nói cách khác, đường dẫn dài
chủ yếu để tăng thêm cột nước cho trạm thủy điện. Đập ở đây thấp và chỉ có tác
dụng ngăn nước lại để lấy nước vào đường dẫn. Do đập thấp nên nói chung tổn thất
do ngập lụt nhỏ. Đối với sơ đồ khai thác này, tùy tình hình và yêu cầu cụ thể mà có
thêm các công trình phụ khác như: cầu máng, xi phông, bể áp lực, tháp điều áp, bể
điều tiết ngày, tháp van, v.v… Cách tập trung cột nước bằng đường dẫn được ứng
dụng rộng rãi ở các sông suối miền núi có độ dốc lớn và lưu lượng nhỏ.
6.5.1.3. Tập trung cột nước bằng đập và đường dẫn

Hình 6.3: Cột nước được tạo bởi đập và đường dẫn

185
Đây là phương thức hỗn hợp, khi vừa có điều kiện xây dựng hồ để tạo ra một
phần cột nước và điều tiết lưu lượng lại vừa có thể lùi tuyến nhà máy ra xa đập một
đoạn nữa để tận dụng độ dốc lòng sông làm tăng cột nước, thì cách tốt nhất là dùng
phương pháp tập trung cột nước bằng đập và đường dẫn như được thể hiện trong
hình 6.3 [57]. Với phương thức này, cột nước của trạm thủy điện do đập và đường dẫn
tạo thành. Đập thường đặt ở chỗ thay đổi độ dốc của lòng sông nơi khai thác.
6.5.1.4. Một vài trường hợp đặc biệt khác của trạm thủy điện
a) Bố trí trạm thủy điện trên kênh tưới: Trên kênh tưới thường gặp bậc nước và
dốc nước. Ngày nay người ta thường làm những trạm thủy điện nhỏ trên kênh tưới ở
các bậc nước và dốc nước. Trạm thủy điện loại này thực chất là những loại đường
dẫn. Tùy theo vị trí bậc nước và dốc nước nằm trên kênh nhánh hay kênh chính mà
bố trí trạm thủy điện nằm trên kênh nhánh hay kênh chính. Do kênh chính dẫn lưu
lượng lớn và thời gian làm việc kéo dài hơn trên kênh nhánh nên công suất và điện
lượng của trạm thủy điện đặt trên kênh chính lớn hơn trên kênh nhánh. Ví dụ trạm
thủy điện Bàn Thạch (Thanh Hoá) trên kênh chính có công suất N = 960kW, còn
trạm Hậu Hiền (Thanh Hoá) trên kênh nhánh có công suất N = 10kW.
b) Trạm thủy điện tích năng: Trong thực tế có một số trạm phát điện có năng
lượng thay đổi (phong năng, thủy triều…) có lúc năng lượng nhiều, phát ra điện
nhiều, cung cấp cho phụ tải thừa, nhưng cũng có lúc năng lượng thiếu, cung cấp điện
không đầy đủ. Để giải quyết mâu thuẫn đó người ta chỉ ra cách bố trí trạm thủy điện
kiểu bơm nước tích năng. Lúc thừa điện bơm nước lên bể cao, lúc thiếu điện lấy
nước dùng để phát điện cung cấp thêm cho yêu cầu của phụ tải. Hình thức này
không phải là trực tiếp lợi dụng thiên nhiên mà là tạo điều kiện để lợi dụng tốt năng
lượng của các trạm phát điện, giải quyết phụ tải đỉnh. Ngoài việc phối hợp với trạm
điện sức gió và thủy triều như đã trình bày ở trên, trạm thủy điện tích năng còn
phối hợp với trạm nhiệt điện để nâng cao hiệu suất của trạm nhiệt điện. Cụ thể, có
những lúc trạm nhiệt điện thừa điện, điện thừa dùng để bơm nước cho trạm thủy
điện tích năng. Khi phụ tải tăng, trạm thủy điện tích năng làm nhiệm vụ và bổ sung
điện cho phụ tải, hoặc đảm nhận phụ tải đỉnh, để trạm nhiệt điện làm việc với công
suất ít thay đổi, do đó nâng cao hiệu suất của trạm nhiệt điện. Trạm thủy điện tích
năng không phải là trạm sản xuất điện năng mà chỉ chuyển hoá năng lượng từ giờ
này sang giờ khác, đó là mô hình kết hợp giữa thủy điện và trạm bơm, chính vì vậy
hiệu suất của trạm thủy điện tích năng thường thấp (khoảng 70% ÷ 75%).
c) Trạm thủy điện thủy triều: Trạm thủy điện thủy triều lợi dụng năng lượng thủy
triều để phát điện. Các trạm thủy điện thủy triều thường bố trí ở các vịnh hay các

186
đoạn sông gần biển khi thỏa mãn hai điều kiện: (1) Cần có vịnh hay đoạn sông để
trữ nước lại điều tiết; (2) Cần có độ chênh cột nước thủy triều đủ lớn để quay tuabin.

6.5.2. Cách tập trung lưu lượng và điều tiết lưu lượng
6.5.2.1. Khái niệm về điều tiết
Tình hình nguồn nước đến từ thiên nhiên phụ thuộc vào mỗi lưu vực, khu vực khác
nhau và sự phân bố không đều trong năm cũng như giữa các năm với nhau. Bên cạnh
đó, nhu cầu dùng nước, dùng điện trong ngày thay đổi nhiều, trong khi lượng nước
không thay đổi nhiều trong năm (chỉ tăng dần theo tốc độ phát triển của nền kinh tế). Từ
thực tế trên cho thấy luôn có sự mâu thuẫn giữa tình hình nước đến và nhu cầu dùng
nước, do đó phải tiến hành điều tiết lại lượng nước đến. Biện pháp thông dụng hiện nay
là xây dựng hồ chứa để điều tiết lưu lượng cho phù hợp với yêu cầu dùng nước.
 Định nghĩa: Điều tiết dòng chảy là quá trình phân phối lại dòng chảy theo
không gian và thời gian cho phù hợp với yêu cầu dùng nước của các ngành. Muốn
điều tiết được dòng chảy phải có hồ chứa (mục đích là trữ nước trong mùa nhiều
nước để cấp thêm cho mùa ít nước). Điều tiết dòng chảy ở TTĐ nhằm đáp ứng nhu
cầu về năng lượng, cho phép TTĐ phát được công suất phù hợp với nhu cầu dùng
điện. Muốn điều chỉnh được công suất thì phải điều chỉnh lưu lượng và cột nước của
TTĐ. Việc điều chỉnh cả lưu lượng và cột nước được gọi là điều tiết thủy năng và
việc tính toán điều chỉnh cả lưu lượng và cột nước được gọi là tính toán thủy năng.
Việc chỉ điều chỉnh lưu lượng được gọi là điều tiết thủy lợi và tương ứng với nó là
tính toán thủy lợi.
 Tóm lại: Điều tiết dòng chảy tức là phân phối lại dòng chảy của sông ngòi theo
thời gian để hợp lý việc sử dụng. Tuỳ theo yêu cầu dùng nước và chế độ phát điện
mà có những cách tập trung và điều tiết lưu lượng khác nhau. Có nhiều cách phân
loại điều tiết dòng chảy, ở đây chỉ đề cập cách phân loại theo thời gian kéo dài của
chu kỳ điều tiết. Tùy theo thời gian điều tiết (hay chu kỳ điều tiết) mà người ta phân
ra các dạng điều tiết của trạm thủy điện (TTĐ) như sau: Không điều tiết, điều tiết
ngày đêm, điều tiết tuần, điều tiết năm, điều tiết nhiều năm.
- Không điều tiết: Loại này thường xuất hiện ở TTĐ đường dẫn, không có dung
tích hữu ích, không có khả năng can thiệp vào lưu lượng thiên nhiên. Lưu lượng
nước dùng luôn luôn bằng lưu lượng thiên nhiên, mực nước thượng lưu luôn bằng
MNDBT. Không có khả năng thay đổi công suất cho phù hợp với yêu cầu dùng điện
hay nói cách khác công suất phát của TTĐ luôn luôn bằng công suất của dòng nước
tạo ra. Loại này chỉ thích hợp đảm nhận phần phụ tải không thay đổi.

187
- Điều tiết ngày: Đứng về mặt năng
lượng dòng chảy và yêu cầu phát điện ta
thấy: Trong một ngày đêm về mùa kiệt lưu
lượng thiên nhiên hay công suất thiên nhiên
tương đối đều đặn. Ngược lại, yêu cầu dùng
điện trong một ngày đêm thay đổi lớn, cho
nên cần phải tiến hành điều tiết ngày. Điều
tiết ngày nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu
nước không đều trong ngày của trạm thủy
điện do phụ tải của trạm dao động rất lớn,
khi đó dòng nước trên sông hầu như không Hình 6.4. Quá trình
thay đổi mấy trong phạm vi một ngày đêm thay đổi lưu lượng đến hồ
về mùa kiệt.
Từ hình 6.4 ta thấy: trong thời gian từ t1 ÷ t2 và t3 ÷ t4 lưu lượng thiên nhiên lớn
hơn lưu lượng dùng của trạm, nước thừa. Dung tích thừa tương ứng với diện tích
được mô tả tại vùng (1) và (3) sẽ được trữ lại trong hồ, làm cho mực nước trong hồ ở
thời kỳ đó tăng lên. Thời gian từ t2 ÷ t3 lưu lượng dùng của trạm lớn hơn lưu lượng
thiên nhiên đến. Lượng nước được trữ lại hồ trước đây sẽ cấp thêm cho trạm tương
ứng diện tích được mô tả ở vùng (2) và làm cho mực nước trong hồ giảm xuống.
Dung tích nước trữ lại hồ sẽ vừa bằng dung tích nước từ hồ cấp thêm cho trạm. Sau
một ngày đêm mực nước trong hồ sẽ trở lại vị trí ban đầu và hoàn thành một chu kỳ
điều tiết.
- Điều tiết tuần: Về mùa kiệt dòng chảy trong sông hàng tuần, thậm chí trong
một thời gian dài thay đổi rất ít. Trong khi đó yêu cầu dùng nước và dùng điện trong
tuần lại thay đổi. Để giải quyết mâu thuẫn trên cần có điều tiết tuần. Để điều tiết,
người ta làm hồ chứa để trữ lại lượng nước thừa dùng không hết, ở từng thời kỳ
trong tuần, bổ sung yêu cầu của những ngày khác trong tuần. Dù ở bất cứ tình hình
nào, dung tích của hồ điều tiết tuần cũng không lớn hơn tổng lượng nước đến một
ngày trong mùa kiệt. Kho nước điều tiết tuần đồng thời cũng tiến hành điều tiết
ngày. Điều tiết ngày và điều tiết tuần gọi chung là điều tiết ngắn hạn.
- Điều tiết năm: Dòng chảy trên sông suối phân bố không đều theo thời gian, mùa
nhiều nước, mùa ít nước. Có những con sông lưu lượng lũ hàng năm gấp hàng nghìn
lần lưu lượng kiệt của chúng (Ví dụ sông Lục Nam, lưu lượng kiệt Qk = 1,4m3/s, trong
khi đó lưu lượng lũ Qmax = 2300m3/s, sông Hồng lưu lượng mùa kiệt Qk = 400m3/s
còn mùa lũ có thể lên 40.000m3/s). Điều đó dẫn đến công suất của dòng nước trong

188
một năm cũng có lúc quá lớn, cũng có lúc quá nhỏ. Lượng dòng chảy giữa năm này và
năm khác cũng lớn nhỏ khác nhau, nghĩa là khả năng cung cấp điện trong các năm
cũng rất khác nhau. Trong khi đó yêu cầu dùng điện của các tháng trong năm, của
năm trước và năm sau tương đối ổn định, không có sự lên xuống thất thường mà chỉ
tăng dần theo mức độ phát triển các cơ sở sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của xã hội.
Để giải quyết mâu thuẫn trên, người ta xây dựng hồ chứa để chứa nước thừa vào mùa
lũ, cung cấp cho mùa kiệt thiếu nước, làm cho năng lực phát điện trong năm điều hoà
hơn. Cách tập trung và điều tiết lưu lượng giữa các mùa trong một năm như vậy được
gọi là điều tiết năm hay điều tiết mùa. Chu kỳ của nó là một năm. Với hồ điều tiết
năm, có hai hình thức trữ nước và cung cấp nước sau đây:
(i) Trữ nước có xả (điều tiết năm không hoàn toàn hay điều tiết mùa): Trữ nước
ngay từ đầu đến khi hồ đầy (đến mực nước dâng bình thường), lượng nước đến thừa
xả bỏ. Hoặc trong quá trình trữ nước có thể tiến hành xả nước (trường hợp hồ chứa
kết hợp phòng lũ như Hòa Bình, Sơn La). Khi nào, dùng cách trữ này hay cách trữ
kia cho thích hợp, tuỳ tình hình thủy văn của sông ngòi và điều kiện công tác của hồ
chứa mà quyết định;
(ii) Trữ nước không xả (điều tiết năm hoàn toàn): Nước đến bao nhiêu nếu thừa sẽ
trữ hết vào hồ. Loại này tận dụng hết lượng nước, song dung tích hồ phải lớn hơn
loại trên. Do dung tích của hồ điều tiết năm lớn hơn nhiều so với hồ điều tiết ngày
và điều tiết tuần nên nó có thể đồng thời tiến hành điều tiết ngày và điều tiết tuần.
- Điều tiết nhiều năm: Khi hồ có dung tích lớn, có thể tiến hành trữ nước thừa của
năm nhiều nước, để bổ sung cho năm ít nước. Nghĩa là tiến hành phân phối lại dòng
chảy giữa năm này và năm khác, làm tăng năng lực phát điện của năm ít nước và
điều hoà năng lực phát điện giữa các năm. Cách tập trung và điều tiết lưu lượng giữa
các năm gọi là điều tiết nhiều năm. Chu kỳ điều tiết là một số năm liên tục và không
phải là một hằng số. Năm thứ nhất nhiều nước, trữ nước đến mực nước dâng bình
thường (MNDBT). Các năm sau là năm thứ 2, 3, 4 trong mỗi năm có một thời kỳ
cung cấp nước vào mùa kiệt. Do lượng nước tháo đi nhiều hơn lượng nước bổ sung
vào nên mực nước hồ nói chung là càng ngày càng giảm xuống mực nước chết
(MNC) vào đầu năm thứ 5. Đến cuối năm thứ 5 hồ lại tích đầy đến MNDBT vì năm
này có lũ lớn. Các năm thứ 2, 3, 4 là các năm nước kiệt liên tục. Dung tích hồ điều
tiết nhiều năm có trị số lớn nhất và tính năng điều tiết cao nhất. Điều tiết năm và
điều tiết nhiều năm gọi chung là điều tiết dài hạn. Nhìn bề ngoài ta thấy điều tiết
ngắn hạn và điều tiết dài hạn có tính năng trái ngược nhau. Điều tiết ngắn hạn không
làm cho lưu lượng điều hoà lại như điều tiết dài hạn mà làm cho lưu lượng đang ổn

189
định trở thành thay đổi. Song nó thống nhất ở chỗ dù điều tiết ngắn hạn hay điều tiết
dài hạn cũng đều nhằm mục đích là tập trung được lưu lượng để phân phối lại cho
thích ứng với yêu cầu phát điện.
Để có thể tập trung và điều tiết lưu lượng cần phải tiến hành tính toán điều tiết
dòng chảy trên cơ sở tài liệu thủy văn, yêu cầu dùng nước, cũng như các điều kiện
kinh tế kỹ thuật của công trình. Những vấn đề cơ bản về tính toán điều tiết dòng chảy
đã được trình bày trong môn học “thủy văn công trình” còn những vấn đề cần thiết
ứng dụng trong tính toán thủy năng xác định quy mô công trình hồ chứa của trạm thủy
điện sẽ được trình bày chi tiết trong các giáo trình thủy năng và trạm thủy điện.

6.6. KHÁI NIỆM VỀ THỦY ĐIỆN


Thủy điện là nguồn điện có được từ việc khai thác năng lượng nước (thủy năng).
Đa số năng lượng thủy điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước
làm quay một tuabin nước và máy phát điện... Để có được áp suất cao nhất, nước
cung cấp cho một tuabin nước có thể được cho chảy qua một ống lớn gọi là ống dẫn
nước có áp. Công trình thủy điện là một công trình sử dụng năng lượng nước để phát
điện, tuỳ thuộc vào phương thức, vị trí, chủng loại thiết bị khai thác mà ta có trạm
thủy điện ngang đập, sau đập, đường dẫn, tuabin trục đứng, trục ngang, tích năng,
thủy triều...

6.7. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN

6.7.1. Các thành phần phát điện


Có ba thành phần cơ bản cần thiết cho việc phát điện của nhà máy thủy điện là:
- Cột nước áp lực.
- Đường ống dẫn nước.
- Nhà máy phát điện.
Hình 6.4 sau đây minh họa một số yếu tố cần thiết để phát điện trong nhà máy
thủy điện: (i) Đập dâng có hai chức năng chính là tạo cột nước cần thiết để làm quay
các tuabin và ngăn nước tạo thành hồ chứa để duy trì lượng nước cần thiết;
(ii) Chiều cao của đập quyết định cột nước và dung tích kho nước của nhà máy;
(iii) Dung tích kho nước là thể tích nước của hồ chứa…; (iv) Cửa lấy nước dẫn nước
từ hồ chứa vào đường ống, từ đây nước được dẫn vào nhà máy; (v) Nhà máy là nơi
đặt các tuabin, bộ phận phát điện, thiết bị vận hành và điều khiển; (vi) Tuabin biến
năng lượng nước thành cơ năng và đưa tới máy phát điện, sau đó các ống thoát
chuyển nước từ tuabin xuống hạ lưu ra kênh dẫn sau nhà máy [58].

190
Hình 6.4: Các thành phần của nhà máy thủy điện

6.7.2. Phân loại nhà máy thủy điện


Nhà máy thủy điện là công trình thủy công trong đó bố trí các thiết bị động lực
(tuabin, máy phát điện) và các hệ thống thiết bị phụ phục vụ cho sự làm việc bình
thường của các thiết bị chính nhằm sản xuất điện năng cung cấp cho các hộ dùng
điện. Có thể nói đây là một xưởng sản xuất điện năng của công trình thủy điện. Loại
và kết cấu nhà máy phải đảm bảo làm việc an toàn của các thiết bị và thuận lợi trong
vận hành. Nhà máy thủy điện được chia thành ba loại cơ bản sau:
(1) Nhà máy thủy điện ngang đập: Loại nhà máy này được xây dựng trong các sơ
đồ khai thác thủy năng kiểu đập với cột nước không quá 35 - 40m. Bản thân nhà
máy là một thành phần công trình dâng nước, nó thay thế cho một phần đập dâng.
Cửa lấy nước cũng là thành phần cấu tạo của bản thân nhà máy. Do vị trí nhà máy
nằm trong lòng sông nên loại nhà máy này còn được gọi là nhà máy thủy điện kiểu
lòng sông.
(2) Nhà máy thủy điện sau đập: Loại nhà máy này được bố trí ngay sau đập dâng
nước. Khi cột nước cao hơn 30 - 45m thì bản thân nhà máy vì lý do ổn định công
trình không thể là một thành phần của công trình dâng nước ngay cả trong các
trường hợp tổ máy công suất lớn. Nếu đập dâng nước là đập bê tông trọng lực thì
cửa lấy nước và đường ống dẫn nước tuabin được bố trí trong thân đập bê tông, đôi
khi đường ống dẫn nước tuabin được bố trí trên mái hạ lưu của đập.
(3) Nhà máy thủy điện đường dẫn: Loại nhà máy này được khai thác thủy năng
kiểu đường dẫn hoặc kết hợp, nhà máy thủy điện đứng riêng biệt tách khỏi công
trình đầu mối. Cửa lấy nước đặt cách xa nhà máy. Trong trường hợp công trình dẫn

191
nước là không áp thì cửa lấy nước nằm trong thành phần của bể áp lực; trong trường
hợp công trình dẫn nước là đường hầm có áp thì cửa lấy nước bố trí ở đầu đường
hầm và là một công trình độc lập. Đường dẫn nước vào nhà máy thường là đường
ống áp lực, nhưng trong trường hợp trạm thủy điện đường dẫn cột nước thấp với
đường dẫn là kênh dẫn thì có thể bố trí nhà máy thủy điện kiểu ngang đập.
Ngoài cách phân loại cơ bản trên, nhà máy thủy điện còn được phân loại theo vị
trí tương đối của bản thân nhà máy trong bố trí tổng thể như: (i) Nhà máy thủy điện
trên mặt đất (nhà máy thông thường); (ii) Nhà máy thủy điện ngầm được bố trí toàn
bộ trong lòng đất, nhà máy thủy điện nửa ngầm với phần chủ yếu của nhà máy bố trí
ngầm trong lòng đất, phần mái che có thể bố trí hở trên mặt đất; (iii) Nhà máy thủy
điện trong thân đập được bố trí trong thân đập bê tông, trong thân đập đất, giữa các
trụ chống của đập trụ chống...
 Về đặc điểm kết cấu của ba loại cơ bản trên, nhà máy thủy điện còn có nhiều
dạng kết cấu đặc biệt khác như nhà máy kết hợp xả lũ dưới đáy hoặc trong thân đập
tràn, trong trụ pin, nhà máy thủy điện thủy triều... Các loại nhà máy này tạm xếp
chung vào loại nhà máy đặc biệt.
 Về công suất nhà máy thủy điện chia làm nhiều loại theo công suất lắp máy,
cách phân loại này chỉ là tương đối và cụ thể với tiêu chuẩn của từng quốc gia. Ở
Việt Nam cấp công trình được xác định theo tiêu chuẩn TCVN-5060:90 dựa trên
công suất lắp máy (Nlm) như sau:
- Nhà máy thủy điện lớn: Nlm  1000MW;
- Nhà máy thủy điện vừa: 15 Nlm 1000MW;
- Nhà máy thủy điện nhỏ: Nlm 15MW.
Công suất lắp máy của trạm thủy điện (Nlm) là công suất lớn nhất mà trạm thủy
điện có thể phát khi sử dụng toàn bộ số tổ máy có ở trạm thủy điện.
 Về cột nước nhà máy thủy điện được phân theo ba loại dựa trên cột nước công
tác lớn nhất:
- Nhà máy thủy điện cột nước cao: Hmax > 400m;
- Nhà máy thủy điện cột nước trung bình: 50 Hmax 400m;
- Nhà máy thủy điện cột nước thấp: Hmax < 50m.
Cột nước lớn nhất Hmax là cột nước lớn nhất xảy ra trong quá trình vận hành của
TTĐ, tương ứng với mực nước thượng lưu là MNDBT, mực nước hạ lưu là mực
nước thấp nhất. Cột nước công tác Hmax có liên quan đến loại tuabin bố trí trong nhà

192
máy, cụ thể: (1) Ở trạm thủy điện (TTĐ) cột nước cao thường bố trí tuabin tâm trục
tỷ tốc bé và khi cột nước Hmax > 500m sử dụng tuabin gáo; (2) Ở TTĐ cột nước trung
bình thường bố trí các loại tuabin tâm trục với các tỷ tốc từ lớn đến bé và trong một số
trường hợp với cột nước Hmax > 150m có thể sử dụng tuabin cánh chéo; (3) Ở TTĐ cột
nước thấp thường bố trí tuabin cánh quay hoặc tuabin cánh quạt và cũng có thể bố trí
các tuabin tâm trục tỷ tốc lớn hoặc tuabin cánh chéo. Hình thức lắp máy cũng có ảnh
hưởng lớn đến kết cấu nhà máy thủy điện, cụ thể: (i) Với tuabin phản kích công suất
lớn thường bố trí trục đứng vì bố trí như vậy nhà máy sẽ gọn hơn nhưng chiều sâu
móng nhà máy sẽ lớn; (ii) Với trạm thủy điện (TTĐ) có cột nước thấp (như TTĐ
ngang đập) cột nước có Hmax< 20m có thể sử dụng tuabin cánh quay kiểu trục ngang,
ống hút thẳng; (iii) Với nhà máy thủy điện sử dụng tuabin tâm trục công suất nhỏ cho
thấy tốt nhất là sử dụng hình thức lắp máy trục ngang, khi đó việc lắp đặt và sửa chữa
tuabin và máy phát không phụ thuộc lẫn nhau nhưng kích thước mặt bằng nhà máy
đòi hỏi lớn hơn so với trục đứng. Đối với TTĐ sử dụng tuabin gáo hình thức lắp máy
có thể trục đứng hoặc trục ngang không phụ thuộc vào công suất tổ máy mà phụ thuộc
vào số lượng vòi phun và các yếu tố kết cấu công trình cụ thể.
Kết cấu nhà máy thủy điện được chia làm hai phần: (i) Phần dưới nước (khối bê
tông phía dưới) bố trí tuabin, buồng xoắn, ống hút, các hệ thống thiết bị phụ;
(ii) Phần trên nước bao gồm gian máy và gian lắp ráp-sửa chữa, gian máy bố trí máy
phát điện, thùng dầu áp lực và tủ điều tốc tuabin.

6.7.3. Các thông số chủ yếu của trạm thủy điện


6.7.3.1. Các thông số hồ chứa
- Mực nước dâng bình thường (MNDBT): Là mực nước cao nhất của hồ chứa
trong điều kiện làm việc bình thường của trạm thủy điện. Việc tính toán lựa chọn
MNDBT phải được tiến hành trên cơ sở tính toán phân tích kinh tế và kỹ thuật.
- Mực nước chết (MNC): Là mực nước thấp nhất của hồ chứa trong điều kiện làm
việc bình thường của trạm thủy điện. MNC được xác định trên cơ sở đảm bảo điều
kiện bồi lắng đối với trạm thủy điện điều tiết ngày và không điều tiết. Còn đối với
trạm thủy điện điều tiết mùa, điều tiết năm và điều tiết nhiều năm MNC sẽ được xác
định trên cơ sở đã có MNDBT đồng thời đảm bảo điều kiện bồi lắng lòng hồ, điều
kiện làm việc trong vùng hiệu quả cao của tuabin và thỏa mãn một tiêu chuẩn nào
đó. MNC sẽ quyết định đến dung tích hữu ích của hồ chứa, đến điện năng mùa kiệt
(Emk), điện năng trung bình nhiều năm (Enn) của trạm thủy điện. Thực tế việc xác
định MNC là một bài toán kinh tế như xác định MNC sao cho chi phí của hệ thống

193
quy về thời điểm hiện tại là nhỏ nhất (Cht-min). Tuy nhiên đối với trạm thủy điện để
đảm bảo chi phí nhỏ nhất thì điện năng bảo đảm phải lớn nhất (Ebđ-max). Đối với trạm
thủy điện điều tiết mùa hay điều tiết năm không hoàn toàn thì xác định MNC sao
cho có lợi theo điện năng mùa kiệt là lớn nhất (Emk-max); còn với trạm thủy điện điều
tiết năm hoàn toàn và điều tiết nhiều năm thì xác định MNC sao cho có lợi theo điện
năng năm hoặc nhiều năm là lớn nhất (Enn-max)[70].
6.7.3.2. Các thông số năng lượng của trạm thủy điện
- Công suất bảo đảm: Nbđ;
- Điện năng bảo đảm: Ebđ;
- Công suất lắp máy: Nlm;
- Điện năng trung bình nhiều năm: Enn;
- Số giờ sử dụng công suất lắp máy: hNlm.

6.8. XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ CUNG CẤP NƯỚC VÀ MỨC BẢO ĐẢM

6.8.1. Mức bảo đảm tính toán


Tình hình công tác của trạm thủy điện và các ngành dùng nước khác trực tiếp
chịu ảnh hưởng của tình hình thủy văn. Lúc bất lợi, có thể lưu lượng hoặc cột nước
công tác của trạm thủy điện không đạt yêu cầu thì tình hình công tác bình thường
của trạm thủy điện bị phá hoại. Điều này có thể xảy ra khi gặp mùa nước kiệt đặc
biệt, lưu lượng rất nhỏ, hoặc đối với trạm cột nước thấp, trong mùa lũ lượng nước
tháo xuống hạ lưu lớn khiến cho cột nước của trạm thủy điện giảm thấp, cả hai
trường hợp này đều dẫn đến công suất của trạm phát ra không đủ yêu cầu. Khi đó
việc cung cấp điện bình thường sẽ không đảm bảo, buộc phải giảm hoặc cắt điện,
gây khó khăn và thiệt hại cho các hộ dùng điện. Để đánh giá mức độ chắc chắn trong
việc cung cấp điện của trạm thủy điện, người ta dùng khái niệm mức bảo đảm (p) và
được biểu thị bằng công thức sau:
Ttb
p .100%
Tvh
trong đó: Tbt - thời gian làm việc bình thường;
Tvh - tổng thời gian vận hành.
Biểu thức trên có ý nghĩa rằng trong suốt quá trình làm việc trạm thủy điện đảm
bảo cung cấp điện bình thường trong mức đảm bảo (p%) tổng thời gian, còn (100-
p%) thời gian thì không cung cấp đầy đủ công suất và điện lượng như chế độ bình

194
thường được do tình hình thủy văn bất lợi. Dòng chảy là một tồn tại khách quan, nếu
muốn trạm thủy điện làm việc với mức bảo đảm cao thì phải chọn công suất của
trạm nhỏ đi. Nhưng nếu chọn công suất của trạm quá nhỏ để mùa rất kiệt cũng có
thể làm việc bình thường được thì sẽ không tận dụng được triệt để năng lượng nước
của những tháng, những năm nhiều nước. Ngược lại, nếu chọn mức bảo đảm thấp
(tức chọn công suất của trạm lớn) thì thời gian không đủ nước để cung cấp điện theo
chế độ đã định càng lớn, sự thiệt hại của các hộ dùng điện do thiếu điện sẽ càng lớn.
Người ta gọi mức bảo đảm được chọn để tính toán các thông số của trạm thủy điện
là “mức bảo đảm tính toán” hoặc “tần suất thiết kế” của trạm thủy điện. Từ những
điều phân tích ở trên, ta thấy việc lựa chọn mức bảo đảm tính toán của trạm thủy
điện thực chất là một vấn đề tính toán kinh tế phức tạp. Trong thực tế dùng phương
pháp tính toán kinh tế để xác định mức bảo đảm tính toán của trạm thủy điện gặp
nhiều khó khăn, chủ yếu là việc xác định một cách tương đối chính xác mức độ thiệt
hại của các hộ dùng điện khi thiếu điện hoặc bị cắt điện. Vì thế người ta chỉ tính toán
kinh tế để chọn mức bảo đảm tính toán khi có thể xác định rõ các tiền đề tính toán
như: các hộ dùng điện cụ thể và mức độ thiệt hại về kinh tế vì thiếu điện, công suất
thay thế khi trạm không đủ điều kiện cung cấp và các chỉ tiêu kinh tế của loại công
suất thay thế này… Còn thông thường, khi xác định mức bảo đảm tính toán của trạm
thủy điện, dựa trên cơ sở phân tích người ta ấn định một trị số kinh nghiệm. Để chọn
mức bảo đảm tính toán của trạm thủy điện, người ta thường dựa vào các nguyên tắc
sau đây:
1- Dựa vào quy mô của trạm thủy điện: Công suất lắp máy của trạm càng lớn thì
mức bảo đảm tính toán phải chọn lớn. Vì thiệt hại do chế độ làm việc bình thường
của trạm có công suất lắp máy lớn bị phá hoại nghiêm trọng hơn so với trạm có công
suất lắp máy nhỏ.
2- Dựa vào tỉ trọng công suất lắp máy của trạm thủy điện chiếm trong hệ thống:
Nếu tỉ trọng công suất chiếm trong hệ thống càng lớn, thì mức bảo đảm tính toán
càng phải chọn cao. Vì khi trạm không làm việc bình thường thì công suất thiếu hụt
khó bù hơn so với các trạm nhỏ, nhất là trong những thời kỳ công suất dự trữ của hệ
thống đã sử dụng gần hết.
3- Dựa vào đặc điểm, tính chất của hộ dùng điện: Các hộ dùng điện càng quan
trọng về mặt kinh tế, khoa học, kỹ thuật thì mức bảo đảm tính toán của trạm cung
cấp điện càng phải cao, vì lẽ thiếu điện tổn thất sẽ nghiêm trọng.
4- Nếu trạm thủy điện có hồ điều tiết lớn, tính năng điều tiết tốt, sự phân bố dòng
chảy trong sông lại tương đối điều hoà thì vẫn có thể chọn mức bảo đảm tính toán

195
cao mà vẫn lợi dụng được phần lớn năng lượng nước thiên nhiên. Ngược lại, nếu
không có hồ điều tiết dài hạn, mà muốn lợi dụng năng lượng nước được nhiều thì
không nên chọn mức bảo đảm cao.
5- Dựa vào vị trí của trạm thủy điện trong công trình lợi dụng tổng hợp: Nếu công
trình lợi dụng tổng hợp lấy phát điện làm chính, thì theo các nguyên tắc trên mà
chọn. Trong trường hợp trên có thể chọn mức bảo đảm tính toán của trạm thủy điện
khá cao. Nhưng khi trạm thủy điện chỉ giữ vai trò thứ yếu trong công trình lợi dụng
tổng hợp thì mức bảo đảm tính toán của trạm thủy điện phải phục tùng yêu cầu dùng
nước chủ yếu mà chọn thấp hơn cho thoả đáng.
Khi chọn mức bảo đảm tính toán ngoài việc dựa vào 5 nguyên tắc trên, còn phải
chú ý đến triển vọng mở rộng của hệ thống điện lực để biết được tình hình trong
tương lai phát triển như thế nào mà chọn mức bảo đảm tính toán cho thích hợp. Hiện
nay trong nước cũng như trên thế giới người ta thường chọn mức bảo đảm tính toán
theo quy phạm hay tiêu chuẩn hiện hành của từng nước. Cụ thể có thể chọn theo
kinh nghiệm như sau: Thực tế người ta chọn mức đảm bảo thiết kế (Ptk) theo tiêu
chuẩn hay quy phạm (TCXDVN 285:2002) đồng thời tham khảo thêm các nguyên
tắc trên để người ta lựa chọn Ptk. Để chọn mức đảm bảo thiết kế theo TCXDVN
285:2002 người ta dựa vào cấp công trình, cấp công trình phụ thuộc vào nhiệm vụ
công trình, mức độ quan trọng của công trình (công suất lắp máy, chiều cao đập,
dung tích hồ chứa). Đối với những trường hợp tính toán sơ bộ và để giảm khối
lượng tính toán người ta có thể chọn ra 3 năm thủy văn đặc trưng (3 năm điển hình),
có thể sử dụng 3 năm điển hình để tính toán thủy năng và xác định các thông số của
TTĐ mà kết quả vẫn đảm bảo độ chính xác cần thiết.
6.8.2. Chọn năm tính toán và các năm đặc trưng về thủy văn
Năm tính toán và các năm đặc trưng về thủy văn dùng để xác định các thông số
cơ bản của công trình, để xem xét và xác định chế độ làm việc của trạm thủy điện
trong hệ thống điện lực. Do có sự khác nhau về chế độ sử dụng năng lượng nước
giữa các trạm thủy điện có mức độ điều tiết khác nhau, nên việc chọn năm tính toán
và các năm đặc trưng cũng khác nhau. Trạm thủy điện có hồ điều tiết mùa và năm
người ta thường chọn các năm sau đây:
1. Năm tính toán hoặc còn gọi là năm kiệt thiết kế với mức bảo đảm p%.
2. Năm nước trung bình.
3. Năm nhiều nước với mức bảo đảm (100-p)%.
4. Năm rất kiệt hoặc còn gọi là năm đặc biệt thiếu nước.

196
Cụ thể: (i) Năm tính toán (năm nước kiệt thiết kế) dùng để xác định công suất bảo
đảm và công suất lắp máy của trạm thủy điện điều tiết mùa và điều tiết năm, do đó
tần suất của năm tính toán chính bằng mức bảo đảm tính toán của trạm thủy điện;
(ii) Năm nước trung bình và năm nhiều nước dùng để xem xét tình hình lợi dụng
năng lượng nước trong điều kiện dòng chảy dồi dào hơn và định ra chế độ làm việc
của trạm trong những điều kiện đó; (iii) Năm đặc biệt ít nước dùng để kiểm tra tình
hình làm việc của trạm thủy điện trong điều kiện thiếu hụt nước, từ đó xem xét khả
năng huy động công suất dự trữ của hệ thống điện lực bù cho sự thiếu hụt này hoặc
định ra chế độ cung cấp điện hạn chế cho các hộ dùng điện. Trong thực tế các năm
thực đo, nếu số năm có tài liệu thực đo khá dài (50-60 năm) thì cách chọn trên là
tương đối đảm bảo. Nếu số năm thực đo ít (15-20 năm) thì cách chọn trên chưa đảm
bảo. Trong trường hợp này người ta thường chọn năm có tần suất 99% theo các
phương pháp xử lý thông thường của thủy văn hoặc sử dụng mô hình TANK trong
thủy văn để kéo dài chuỗi số liệu.
Trong các năm đặc trưng vừa nói trên, việc chọn năm kiệt thiết kế là quan trọng
hơn cả vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến các thông số cơ bản của công trình. Khi chọn
năm kiệt thiết kế, cần đặc biệt lưu ý đến lượng nước và sự phân phối lưu lượng trong
mùa kiệt vì dung tích hồ cần lớn hay nhỏ là tuỳ thuộc vào các yếu tố đó. Cho nên
hiện nay khi chọn năm kiệt thiết kế ngoài việc đảm bảo tổng lượng nước năm có tần
suất p% người ta còn chọn sao cho lượng nước mùa kiệt cũng có tần suất xấp xỉ p%.
Trong tài liệu thực đo, nếu không gặp năm nào như thế thì dùng phương pháp thu
phóng một năm mô hình nào đó để đưa về tần suất thiết kế p%. Để tính điện lượng
trung bình nhiều năm người ta dùng 3 năm: năm nước kiệt thiết kế, năm nước trung
bình và năm nhiều nước.
Cách chọn năm tính toán và các năm đặc trưng vừa nói trên đây thường được
dùng cho các công trình quy mô vừa và nhỏ. Ưu điểm của của phương pháp này là
khối lượng tính toán không lớn, nhưng độ chính xác không cao và tuỳ thuộc vào tài
liệu thủy văn thực đo nhiều hay ít. Đối với những công trình quan trọng, khi xác
định các thông số cơ bản, người ta dùng cả liệt năm thủy văn. Nếu liệt quá lớn có thể
chọn ra một dãy năm đại biểu, trong đó có cả hàng loạt năm ít nước, kể cả năm đặc
biệt ít nước, lại có những năm nhiều nước và những năm nước trung bình, sao cho
trị số tổng lượng nước năm trung bình nhiều năm (Wn) của dãy năm đã chọn bằng
hoặc gần bằng trị số đó của cả liệt năm thủy văn (Wo). Dãy năm đại biểu hoặc cả liệt
năm thủy văn cũng dùng để xác định điện lượng năm trung bình nhiều năm.

197
Đối với trạm thủy điện có hồ điều tiết nhiều năm, khi xác định dung tích điều tiết,
lưu lượng điều tiết, công suất bảo đảm, công suất lắp máy và điện lượng năm trung
bình nhiều năm đều phải dùng cả liệt năm thủy văn hay ít ra là dùng một dãy năm
đại biểu. Đối với trạm thủy điện điều tiết ngày và không điều tiết cũng không thể
dùng một năm đại biểu (kể cả năm nước trung bình) mà ít ra phải dùng 3 năm đặc
trưng hoặc dãy năm đại biểu để chọn các thông số cơ bản của công trình. Những
trạm lớn có khi phải dùng liệt năm thủy văn để tính. Khi thiết kế, tuỳ tình hình cụ
thể và tài liệu thủy văn thực đo, chất lượng tài liệu, tầm quan trọng của công trình
mà quyết định các năm tính toán thế nào cho thích hợp.

198
Chương 7
KIỂM SOÁT HẠN

7.1. MỞ ĐẦU
Hạn hán là một phần tự nhiên của khí hậu, hạn hán hình thành do một hoặc nhiều
nguyên nhân khác nhau, bao gồm sự thiếu hụt mưa, lượng bốc hơi lớn và việc khai
thác quá mức nguồn tài nguyên nước. Hạn hán khá phổ biến ở Việt Nam, theo số
liệu thống kê của Tổng cục Thủy lợi trong giai đoạn 1980 - 2014, những đợt hạn hán
khắc nghiệt đã xảy ra hơn 10 năm, gây nên những thiệt hại tới hàng triệu hecta đất
trồng và sự thiếu hụt nước trầm trọng cho hàng triệu người dân ở các vùng khác
nhau trên cả nước.
Sự khắc nghiệt của hiện tượng hạn hán không chỉ phụ thuộc vào khoảng thời
gian, cường độ, không gian của một thời đoạn hạn hán cụ thể, mà còn phụ thuộc vào
nhu cầu dùng nước từ các hoạt động của con người và cây trồng lên nguồn cung cấp
nước của khu vực. Số liệu thống kê cho thấy rằng những thiệt hại về mặt kinh tế do
hạn hán lớn hơn rất nhiều so với do lũ. Để có được những giải pháp ứng phó hữu
hiệu với hạn hán thì công tác giám sát, dự báo, cảnh báo hạn là rất quan trọng. Vì
thế, đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt được đặc trưng và diễn biến của hạn hán, đồng
thời cũng phải xây dựng được các mô hình dự báo, cảnh báo có độ tin cậy cao.

7.2. TÌNH HÌNH HẠN HÁN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
7.2.1. Tình hình hạn hán trên thế giới
Trong những thập kỷ gần đây, hạn hán xảy ra nhiều nơi trên thế giới, gây nhiều
thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống con người và môi trường sinh thái.
Hàng năm có khoảng 21 triệu ha đất biến thành đất không có năng suất kinh tế do
hạn hán. Trong gần 1/4 thế kỷ vừa qua, số dân gặp rủi ro vì hạn hán trên những vùng
đất khô cằn đã tăng hơn 80%. Hơn 1/3 đất đai thế giới đã bị khô cằn mà trên đó có
17,7% dân số thế giới sinh sống. Đồng hành với hạn hán, hoang mạc hoá và sa mạc
hoá trên thế giới cũng ngày càng lan rộng từ các vùng đất khô hạn, bán khô hạn đến
cả một số vùng bán ẩm ướt. Diện tích hoang mạc hoá đã lên đến 39,4 triệu km2,
chiếm 26,3% đất tự nhiên thế giới và trên 100 quốc gia chịu ảnh hưởng. Nguy cơ đói
và khát do hạn hán uy hiếp 250 triệu con người trên Trái đất, kèm theo đó còn ảnh

199
hưởng tới môi trường khí hậu chung toàn cầu (WMO, 2007[26]). Một số ví dụ điển
hình về của hạn hán tại các quốc gia như sau:
- Tại Ấn Độ, từ năm 1702 đến 1704, hạn hán làm mùa vụ hoàn toàn mất trắng dẫn
đến nạn đói khủng khiếp. Tiếp đó, từ năm 1769 đến 1770, hạn hán đã khiến cho 5 triệu
người chết đói và bệnh dịch. Năm 1987, hạn hán thảm khốc lại xảy ra, kéo theo đó là
mất mùa và nạn đói lan rộng. Từ đó, Chính phủ Ấn Độ đã đề ra quy chế nhà nước về
quản lý hạn và ban hành các luật về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai hạn hán[27].
- Ở Trung Quốc, từ năm 1876 đến 1879, hạn hán và lũ lụt đã gây ra nạn đói lịch
sử, làm chết khoảng 9 đến 13 triệu người. Năm 1958 đến 1961, mưa lũ diễn ra ở
nhiều vùng, sau đó là các đợt hạn hán nghiêm trọng và kéo dài đã gây mất mùa
khiến sản lượng ngũ cốc giảm khoảng từ 25% đến 30%, khiến khoảng 16,5 triệu
người thiệt mạng và đây được coi là nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử nước
này. Trong các năm 1994 và 1995, mỗi năm có từ khoảng 27 đến 55 triệu ha đất
nông nghiệp bị ảnh hưởng do thiên tai có liên quan đến hạn hán, chỉ tính riêng năm
1994 đã làm tổn thất khoảng 25 triệu tấn lương thực[27]. Mùa xuân năm 1995, hạn
hán lan rộng khắp nơi, tại phần lớn các tỉnh phía Bắc Trung Quốc có lượng mưa
giảm từ 50 - 80% so với bình thường, một số vùng không có mưa hoặc tuyết. Thêm
vào đó, gió mạnh và nhiệt độ cao đã góp phần làm cho hạn hán càng thêm nặng nề.
Kết quả là nhiều vùng thuộc tỉnh Hà Bắc, phía Bắc tỉnh Sơn Tây và Thiểm Tây, phía
Đông tỉnh Cam Túc, phía Tây vùng Nội Mông, miền Trung và Đông tỉnh Sơn Đông,
một số vùng tại tỉnh Giang Tây, tỉnh An Huy tại miền Đông Trung Quốc đều bị hạn
nặng. Đến đầu tháng 5/1995 đã có hơn 10 triệu người và hơn 5 triệu gia súc thiếu
nước sinh hoạt. Mùa hè năm 2000, hạn hán kéo dài 3 tháng liên tục tại nhiều địa
phương đã làm cho tổng sản lượng lương thực ở Trung Quốc giảm 9%[28].
- Tại Nhật Bản, năm 1994 đã có một đợt sóng nhiệt cao kéo dài, lan rộng từ Mỹ
qua Nhật. Nhiệt độ trung bình lên tới 37C (cao nhất lên đến 40C) và kéo dài nhiều
ngày tại Nhật Bản, đã gây nên hạn nặng trên 1/3 lãnh thổ của nước này. Nhiều vùng
phải vận chuyển nước từ xa đến[27].
- Ở Indonesia, từ năm 1982 đến 1983, hiện tượng El Nino xảy ra đồng thời với
hạn hán và làm cho 420.000ha ruộng lúa bị ảnh hưởng do thiếu nước, 158.000ha bị
mất trắng và 3,7ha rừng gỗ tái sinh bị cháy trụi. Năm 1991, hiện tượng El Ninô cùng
với nắng nóng đã gây ra hạn hán nghiêm trọng nhất trong lịch sử, gây tổn thất lớn
đến sản xuất nông nghiệp làm 483.000ha trong đó có 190.000ha lúa bị hủy hoại
hoàn toàn, buộc chính phủ phải nhập khẩu khẩn cấp 600.000 tấn lương thực. Hạn
hán cũng là nguyên nhân gây ra cháy rừng, tại Kalimantan ở Indonesia 88.000ha

200
rừng bị cháy. Đây là vụ cháy rừng lớn nhất trong lịch sử tại quốc gia này, cháy lớn
đến nỗi lớp khói dày đặc do nó tạo ra đã bao phủ toàn bộ đảo Kalimantan, lan tới tận
các nước láng giềng là Singapore và Malaisia trong tháng 9 và tháng 10 năm 1991,
cháy rừng âm ỉ kéo dài đến tận 29/4/1992. Trong những năm 1997-1998, do ảnh
hưởng của hiện tượng El Nino, các nước trong khu vực Đông Nam Á (trong đó có
Việt Nam) hầu như không có mưa, nhiệt độ không khí cao đã gây cháy rừng ở nhiều
nơi, trong đó cháy rừng xảy ra nghiêm trọng nhất là ở Indonesia và Malaisia[29, 30].
- Ở châu Phi, một trong những khu vực điển hình thường xuyên xảy ra hạn hán và
cũng vì hạn hán xảy ra triền miên đã là nguyên nhân gây ra nghèo đói và chiến
tranh, trong đó có nhiều cuộc chiến tranh chỉ đơn thuần xuất phát từ việc tranh dành
nguồn nước. Do nguồn nước phân bố không đều, nên nhiều vùng tại châu Phi, hạn
hán mang tính thường xuyên đã gây nên sự suy giảm nguồn lương thực, năng lượng
và nước rất phổ biến[31]. Những thông báo về sự suy giảm của nền kinh tế và môi
trường tại châu lục này đang gây mối lo ngại cho nhiều quốc gia trên thế giới. Theo
OTA (Office of Technology Assessment), do hạn hán kéo dài, sản xuất lương thực
trong thời kỳ từ 1975 đến 1985 tại Tây Phi đã giảm sút 25%, khiến cộng đồng quốc
tế đã phải trợ giúp 15 tỷ USD nhưng vẫn không cải thiện nổi nền kinh tế bị sa sút
của các nước ở khu vực này. Nơi điển hình chịu tác động nghiêm trọng nhất của hạn
hán tại châu lục này là nước Cộng hòa Sudan vào mùa xuân năm 1984, mất mùa làm
nạn đói lan rộng, trong đó ba tỉnh Kordofan và Darfur ở miền Tây và tỉnh Red Sea
(Biển Đỏ) ở miền Đông Sudan là bị đói nghèo nặng nề nhất. Tình trạng thiếu đói đã
ảnh hưởng đến một nửa dân số, khoảng 20 - 25 triệu người và làm chết khoảng 3%
dân số trong vòng một tháng. Khoảng 2,5 triệu người phải di cư ra thành phố hoặc
đến các khu vực phía Nam. Hạn hán kéo dài tại tỉnh Kordofan làm cho sa mạc mở
rộng về hướng Nam khoảng 90 - 100km trong vòng 17 năm, trung bình mức sa mạc
hoá từ 5 đến 6km hàng năm. Đợt hạn tại Sahel năm 1974 đã làm chết tới 300.000
người và ảnh hưởng đến 150 triệu người do bị đói và suy dinh dưỡng. Trước đó,
những đợt hạn liên tiếp trong thời gian 6 năm (1968-1974) đã làm cho số người bị
chết ước tính từ 100.000 đến 300.000 người. Tại Mali, hạn hán kéo dài đã làm cho
sa mạc Sahara mở rộng xuống phía Nam khoảng 350km trong vòng 20 năm, kết quả
là đã có 1,5 tỷ ha vốn là đất canh tác biến thành hoang mạc.
- Tại Hoa Kỳ, sản xuất công, nông nghiệp và dịch vụ phát triển cao, đồng thời
cũng là quốc gia sử dụng nước nhiều nhất trên thế giới. Do vậy, những năm bị hạn
hán, thiệt hại về kinh tế ở nước này là rất nghiêm trọng. Hoa Kỳ cũng là nước quan
tâm nhiều đến vấn đề hạn hán và có nhiều cơ quan nghiên cứu về hạn hán. Theo kết
quả thống kê về những thiệt hại do bão, lũ lụt và hạn hán gây ra trong thời gian 100

201
năm gần đây cho thấy mức thiệt hại bình quân hàng năm do hạn hán gây ra là lớn
nhất, từ 6-8 tỷ USD, tiếp sau đó là do lũ lụt khoảng 2,41 tỷ USD và sau cùng là do
bão khoảng từ 1,2 đến 4,8 tỷ USD. Cũng theo số liệu thống kê, thiệt hại về kinh tế
do hạn hán gây ra, cao nhất là vào năm 1988, khoảng 39,4 tỷ USD, gần tương đương
với mức thiệt hại năm 1998 cũng do hạn bao gồm mất mát về nông nghiệp, năng
lượng, nước, sinh thái và các vấn đề khác,... chiếm hơn 39 tỉ USD. Về thời gian, hạn
hán cũng hết sức dai dẳng, có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm, thậm chí hàng thập
kỷ. Theo tài liệu thống kê của Cơ quan Quản lý lưu vực sông và Khí quyển đại
dương quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, tại một số nơi liên tục có hạn trong cả 100 năm,
lưu vực sông Missouri có đến 90 năm bị hạn có ở mức độ khác nhau[7].
Các chuyên gia trên thế giới cho rằng, tử vong do hạn hán xảy ra tại các nước
đang phát triển và cả các nước phát triển, chủ yếu do việc phá vỡ nguồn cung cấp
thức ăn, thiếu dinh dưỡng và nghèo đói. Tuy nhiên, các số liệu thống kê về số người
bị chết do hạn thường rất khó thu thập. Trong sách của Warrick, 1975[32]: “Nghiên
cứu và đánh giá thảm họa do hạn hán ở Hoa Kỳ” năm 1975 đã nhấn mạnh rằng, số
người chết liên quan đến sự suy dinh dưỡng kéo dài từ năm 1800 đến 1900. Đến
năm 1930, số người chết lại được quy cho nguyên nhân chính là do việc cắt giảm
viện trợ cho các khu vực bị hạn. Trong sách của Hurt, 1981[33]: “Lốc bụi: Lịch sử xã
hội và nông nghiệp” năm 1981 lại cho rằng, trong năm 1930 có nhiều người chết
liên quan đến hạn do bụi nhưng số người chết đã giảm đi do những cố gắng ngăn
chặn của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Sách của Riebsame cs, 1991[34]:
“Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và hạn” cho rằng, các đợt hạn vào các năm
1930, 1931, 1934, 1936, 1939, 1940 ở nước Mỹ khiến cho điều kiện tự nhiên không
thể phục hồi được như trước khi xuất hiện hạn. Hạn những năm 1930 xảy ra nhanh
và nghiêm trọng cũng được cho là hạn hán gây thiệt hại nặng nề nhất ở Mỹ. Theo
cuốn sách “Nghiên cứu và đánh giá thảm họa do hạn hán ở Hoa Kỳ” của Warrick,
1975[32] thì hạn hán năm 1930 được xem như là thiệt hại lớn nhất ở Hoa Kỳ. Số
người thiệt mạng do hạn hán trong những năm 1930 là hàng nghìn người và con số
tương tự cho thời kỳ từ năm 1980-1989.
Thiệt hại do hạn hán gây ra ở nhiều nước trên thế giới là rất nghiêm trọng, kể cả
về người và tài sản. Thực tế, các con số thiệt hại nêu trên rất khó có thể được thống
kê một cách chính xác do số liệu thống kê chưa đầy đủ hoặc giá cả trong quá khứ và
hiện tại là khác nhau.

7.2.2. Tình hình hạn hán ở Việt Nam


Hạn hán là một loại thiên tai phổ biến ở Việt Nam, đứng thứ 3 sau bão và lũ,
thường xuyên xảy ra ở một vài vùng ít mưa và hay xảy ra vào mùa khô tại nhiều

202
vùng khác nhau. Hạn hán ảnh hưởng đến đời sống xã hội và gây nhiều thiệt hại về
dân sinh, kinh tế và môi trường. Những năm qua, Nhà nước đã ưu tiên thực hiện
nhiều giải pháp phòng chống hạn hán, nhờ đó đã giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây
ra. Tuy nhiên, tình hình hạn hán diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt do biến đổi
khí hậu toàn cầu đã làm thiên tai hạn hán gay gắt hơn. Có thể nêu các ví dụ điển
hình về thiệt hại do hạn hán gây ra những năm gần đây ở như sau[54]:
- Hạn năm 1992, hạn nặng ở miền Trung và đồng bằng Nam Bộ đã làm cho
6.000ha rừng đặc dụng ở Quảng Nam - Đà Nẵng bị cháy, 300.000ha lúa hè thu ở
Nam Bộ bị hại, mất trắng 10.000ha. Ước tính thiệt hại trên 50 tỷ đồng;
- Hạn hè thu năm 1993 ở Bắc Trung Bộ, do lượng mưa thiếu hụt suốt trong 7 - 8
tháng, đặc biệt là các tháng VI, VII, VIII, với nhiệt độ cao (38 - 40C), nắng nóng
gay gắt, hạn đã xảy ra hết sức nghiêm trọng. Đồng ruộng bị nứt nẻ, lúa bị chết, hầu
hết các hồ đập bị cạn nước, ngay cả nước sinh hoạt cũng khó khăn. Đó là đợt hạn
hiếm thấy trong vòng 50 - 60 năm gần đây ở khu vực này, làm cho trên 26.000ha lúa
không cấy được hoặc bị chết và trên 35.000ha hạn nặng, 500ha rừng bị cháy. Thiệt
hại ước tính trên 42 tỷ đồng;
- Hạn Đông xuân 1994 - 1995, hạn xảy ra gay gắt ở một số tỉnh thuộc cao nguyên
Trung Bộ, trong đó, Đắc Lắc đã bị hạn chưa từng thấy trong 50 năm qua ảnh hưởng
rất lớn đến cây trồng, đặc biệt là cà phê - nguồn kinh tế lớn của nhân dân địa
phương, nước sinh hoạt hàng ngày cũng bị thiếu nghiêm trọng. Thiệt hại cho sản
xuất khoảng 600 tỷ đồng;
- Hạn Đông xuân 1995 - 1996, hạn cũng đã xảy ra ở nhiều nơi trên phạm vi toàn
quốc. Ở trung du, miền núi Bắc Bộ diện tích bị hạn là 13.380ha, ở đồng bằng Bắc
Bộ là 100.000ha. Hạn xảy ra nghiêm trọng ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên;
Đặc biệt hạn trầm trọng trên diện rộng vào Đông xuân 1997 - 1998 với ảnh hưởng
của El Nino hoạt động mạnh từ tháng V/1997 đến tháng IV/1998 làm cho nhiều
nước trên thế giới bị hạn hán nghiêm trọng, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế và sự
phát triển của xã hội. Chỉ tính riêng thiệt hại về vật chất trong nông nghiệp ở Việt
Nam đã tới con số 5.000 tỷ đồng;
- Năm 2002 là một năm hạn hán nghiêm trọng trên cả nước, nhất là ở vùng Bắc
Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Từ đầu năm mưa rất ít, mãi đến tháng
VIII vẫn tiếp tục nắng nóng, ít mưa trên các tỉnh ven biển Trung Bộ từ Quảng Bình
đến Bình Thuận và trên 2 tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai và Đắk Lắc, làm cho hầu hết
các hồ nước ở khu vực này bị khô kiệt;
- Những tháng trước mùa mưa năm 2003, hạn hán bao trùm hầu khắp Tây
Nguyên, gây thiệt hại cho khoảng 300ha lúa ở Kon Tum, 3000ha lúa ở Gia Lai và

203
50.000ha đất canh tác ở Đắk Lắc; thiếu nước cấp cho sinh hoạt của 100.000 hộ dân.
Chỉ tính riêng cho Đắk Lắc, tổng thiệt hại ước tính khoảng 250 tỷ đồng.
- Hạn hán thiếu nước năm 2004 - 2005 xảy ra trên diện rộng nhưng không nghiêm
trọng như năm 1997 - 1998. Ở Bắc Bộ, mực nước sông Hồng tại Hà Nội vào đầu
tháng 3 xuống mức 1,72m thấp nhất kể từ năm 1963 đến năm 2005. Ở Miền Trung
và Tây Nguyên, nắng nóng kéo dài, dòng chảy trên các sông suối ở mức thấp hơn
trung bình nhiều năm cùng kỳ, một số suối cạn kiệt hoàn toàn; nhiều hồ, đập dâng
hết khả năng cấp nước.
- Trong năm 2006, từ những tháng đầu năm cho đến những tháng cuối năm, do
lượng mưa bị thiếu hụt so với trung bình nhiều năm nên tại nhiều nơi tình trạng
thiếu nước dẫn đến khô hạn rồi hạn hán cục bộ xảy ra liên tục, rải rác ở một số tỉnh
trong cả nước.
- Trong 4 tháng đầu năm 2007, hạn hán cục bộ đã xảy ra ở nhiều nơi trên cả
nước; từ tháng VII đến đầu tháng VIII hạn hán cục bộ cũng xảy ra tại các tỉnh từ
Nghệ An đến Khánh Hòa.
- Năm 2008, các tháng IV - VI, hạn hán cục bộ xảy ra ở nhiều nơi trên phạm vi cả
nước, trong đó nặng nề nhất là các tỉnh thuộc Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
- Mùa khô năm 2009 - 2010 là năm hạn hán xảy ra ở rất nhiều khu vực trên thế
giới, trong đó có Việt Nam. Trên các hệ thống sông, suối toàn quốc, dòng chảy đều
thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm, có nơi tới 60 - 90%; mực nước nhiều
nơi đạt mức thấp nhất lịch sử như sông Hồng, Thái Bình, mực nước xuống mức thấp
lịch sử nên đã gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, không mưa, nhiều nơi còn
nghiêm trọng hơn năm 1998.
- Năm 2011, từ tháng II - IV, hạn hán đã xảy ra tại một số tỉnh Yên Bái, Đà Nẵng,
Kon Tum, Đắc Lắc và Bình Phước; khô hạn đã làm 14.300ha cây trồng, 1000ha lúa
bị hạn, hàng chục héc ta rừng bị cháy, thiệt hại khoảng 363 tỷ đồng.
- Năm 2013, do tác động của hạn hán, khu vực Nam Trung Bộ có đến 17.277ha
cây trồng bị thiếu nước và xâm nhập mặn, gồm 15.627ha lúa, 300ha cà phê, 1.350ha
cây trồng khác. Khu vực Tây Nguyên có 51.403ha cây trồng cũng lâm vào cảnh
tương tự.
- Năm 2014 - 2016, từ cuối năm 2014, hiện tượng El Nino đã ảnh hưởng đến
Việt Nam làm cho nền nhiệt độ tăng cao, thiếu hụt lượng mưa là nguyên nhân gây
ra hạn hán, xâm nhập mặn, gây thiệt hại nặng nề đã đe dọa nghiêm trọng đến sản
xuất và dân sinh. Theo thông tin tổng hợp của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống thiên tai, tính đến ngày 22/4/2016, thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn ở
khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long như sau: thiệt

204
hại về lúa: 240.215ha; về hoa màu: 18.335ha; cây ăn quả: 55.651ha; cây công
nghiệp: 104.106ha; thủy sản: 4.641ha; gây thiếu nước sinh hoạt: khoảng 400.000
hộ. Tổng thiệt hại ước tính là 5.572 tỷ đồng. Nhưng điều nghiêm trọng hơn là hơn
1,5 triệu người dân (của 400.000 hộ) thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh với những
rủi ro lớn đến sức khỏe và sinh hoạt.
7.2.3. Tình hình giám sát, dự báo và cảnh báo hạn hán của Việt Nam
Trong những năm gần đây, các mô hình dự báo, cảnh báo hạn chủ yếu dừng lại ở
các mô hình thống kê. Hạn chế của các mô hình thống kê là chỉ nắm bắt được những
hiện tượng khí hậu mang tính phổ biến, không nắm bắt được những hiện tượng khí
hậu đột biến và chỉ đưa ra được các dự báo và cảnh báo cho từng điểm trạm hoặc
vùng. Hơn nữa, các mô hình thống kê được xây dựng từ những năm trước đây, nên
cần phải cập nhật các thông tin về các nhân tố dự báo và yếu tố dự báo mới. Mô hình
động lực dự báo khí hậu để tính toán dự báo, cảnh báo hạn cũng đã được đề cập
đến[54]. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở bước thử nghiệm và đánh
giá khả năng dự báo trên tập số liệu quá khứ, chưa có ứng dụng trong dự báo thời
gian thực do hạn chế về số liệu đầu vào của mô hình. Trong bối cảnh đó, mục tiêu
xây dựng được các mô hình thống kê và ứng dụng được một mô hình động lực để dự
báo hạn hán cho Việt Nam thời hạn đến 3 tháng là phù hợp với nhu cầu thông tin dự
báo dài hạn và có độ tin cậy cao, đồng thời phù hợp với định hướng hiện đại hóa
công tác dự báo của ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam.
Ở Việt Nam hiện chưa có một hệ thống giám sát và cảnh báo sớm hạn hán một
cách hiệu quả được quan tâm đầu tư nghiên cứu. Các thông tin dự báo, cảnh báo
sớm hạn hán chính thức mới chỉ là những nhận định chung về khả năng xảy ra hạn
hán ở tháng hay mùa tiếp theo cho một vùng khí hậu. Người sử dụng các thông tin
thường đưa ra yêu cầu khi nào xảy ra hạn, hạn xuất hiện ở đâu và trạng thái hạn sẽ
tiến triển như thế nào? Khi hạn đã xuất hiện, người sử dụng lại muốn biết hạn hán sẽ
kéo dài bao lâu, mức độ thiếu hụt nước là bao nhiêu? Cần bao nhiêu lượng mưa để
quay trở lại trạng thái bình thường? Thực tế, việc xác định được các thông tin trên là
rất khó khăn vì hạn hán thường tích lũy một cách chậm chạp trong một khoảng thời
gian dài và có thể kéo dài trong nhiều năm sau khi đợt hạn kết thúc. Trong khi đó, hệ
thống giám sát và cảnh báo sớm hiệu quả lại phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và
chất lượng số liệu đầu vào (mưa, nhiệt độ, bốc thoát hơi nước, dự báo thời tiết theo
mùa, độ ẩm đất, lưu lượng và mực nước trên các hệ thống sông suối, nước ngầm,
mực nước trên các hồ chứa, …). Số liệu viễn thám cũng là một nguồn thông tin quan
trọng trong nghiên cứu hạn hán. Các thông tin về độ ẩm đất, nhiệt độ mặt đất, lớp
phủ thực vật, mưa,... thu nhận được từ vệ tinh có thể được sử dụng để thực hiện

205
giám sát và cảnh báo hạn hán. Do vậy, để từng bước đạt được những yêu cầu trên thì
công nghệ cảnh báo hạn hán ở Việt Nam hiện nay cần thiết phải được cải tiến và
phát triển với các yêu cầu sau:
- Lựa chọn các chỉ số hạn thích hợp cho từng vùng nghiên cứu để tiến hành giám
sát hạn trên cơ sở các chỉ số đã lựa chọn.
- Trên cơ sở kết quả giám sát hạn tiến hành phân tích đặc điểm cơ bản của hạn
hán về phân bố theo không gian và cả diễn biến về thời gian.
- Phân vùng hạn nhằm xác định đặc thù và nguy cơ hạn ở các tỉnh.
- Xây dựng công nghệ và bản đồ dự báo, cảnh báo hạn.

7.3. KHÁI NIỆM VỀ HẠN HÁN

7.3.1. Định nghĩa và phân loại hạn hán


Hạn hán là một phần tự nhiên của khí hậu, hạn hán hình thành do một hoặc nhiều
nguyên nhân khác nhau, bao gồm sự thiếu hụt mưa, lượng bốc hơi lớn và việc khai
thác quá mức nguồn tài nguyên nước. Hạn hán xuất hiện trên khắp thế giới có thể
xảy ra ở tất cả các vùng khí hậu, với các đặc tính của hạn biến đổi đáng kể từ vùng
này sang vùng khác. Hạn hán là một sự sai khác theo thời gian, rất khác với sự khô
hạn. Bởi khô hạn bị giới hạn trong những vùng có lượng mưa thấp, nhiệt độ cao và
là một đặc trưng lâu dài của khí hậu. So với các thảm họa tự nhiên khác như: xoáy,
lũ lụt, động đất, sự phun trào núi lửa, và sóng thần có sự khởi đầu nhanh chóng, có
ảnh hưởng trực tiếp và có cấu trúc, thì hạn hán lại ngược lại. Hạn hán khác với các
thảm họa tự nhiên khác theo các khía cạnh quan trọng sau[3]:
- Không tồn tại một định nghĩa chung về hạn hán.
- Hạn hán có sự khởi đầu chậm, là hiện tượng từ từ, dẫn đến khó có thể xác định
được sự bắt đầu và kết thúc một sự kiện hạn.
- Thời gian hạn dao động từ vài tháng đến vài năm, vùng trung tâm và vùng xung
quanh bị ảnh hưởng bởi hạn hán có thể thay đổi theo thời gian.
- Không có một biểu hiện hoặc một chỉ số hạn đơn lẻ nào có thể xác định chính
xác sự bắt đầu và mức độ khắc nghiệt của sự kiện hạn cũng như các nguy cơ tác
động của nó.
- Phạm vi không gian của hạn hán thường lớn hơn nhiều so với các thảm họa
khác, do đó các ảnh hưởng của hạn thường trải dài trên nhiều vùng địa lý lớn.
- Các tác động của hạn nhìn chung không theo cấu trúc và khó định lượng. Các
tác động tích lũy lại và mức độ ảnh hưởng của hạn sẽ mở rộng khi các sự kiện hạn
tiếp tục kéo dài từ mùa này sang mùa khác hoặc sang năm khác.

206
Mặt khác, hạn hán ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội nên các định
nghĩa về hạn sẽ được đưa ra theo nhiều cách tiếp cận khác nhau: như các ngưỡng sử
dụng, theo mục đích sử dụng, khu vực, địa phương… Hơn nữa, hạn xảy ra với tần
suất thay đổi gần như ở tất cả các vùng trên toàn cầu, các tác động của hạn đến nhiều
lĩnh vực cũng khác nhau theo không gian và thời gian. Như vậy để có được một định
nghĩa chung nhất về hạn hán thì rất khó.
Wilhite, 2000[3] cho rằng mặc dù các nhân tố khí hậu (nhiệt độ cao, gió mạnh, độ
ẩm tương đối thấp) thường gắn liền với hạn hán ở nhiều vùng trên thế giới và có thể
làm nghiêm trọng thêm mức độ hạn, song lượng mưa vẫn là nhân tố ảnh hưởng
chính gây ra hạn hán và tác giả cũng đã đưa ra một định nghĩa về hạn: “hạn hán là
kết quả của sự thiếu hụt lượng mưa tự nhiên trong một thời kỳ dài, thường là một
mùa hoặc lâu hơn”. Chính vì vậy, hạn hán thường được gắn liền với các khoảng thời
điểm (mùa hạn chính, sự khởi đầu muộn của mùa mưa, sự xuất hiện mưa trong mối
liên hệ với các giai đoạn sinh trưởng chính của cây trồng) và đặc tính của mưa
(cường độ mưa, các đợt mưa). Với các thời điểm hạn xuất hiện khác nhau sẽ dẫn đến
các sự kiện hạn khác nhau về tác động, phạm vi ảnh hưởng cũng như các đặc tính
khí hậu của hạn khác nhau.
Theo tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), hạn hán được phân thành bốn loại là:
(1) Hạn khí tượng; (2) Hạn thủy văn; (3) Hạn nông nghiệp; (4) Hạn kinh tế - xã hội
(hình 7.1) [3].
(1) Hạn khí tượng (Meteorological Drought): Hạn khí tượng là hiện tượng thiếu
hụt nước trong suốt một khoảng thời gian nào đó do sự mất cân bằng giữa lượng
giáng thủy và bốc hơi, hạn khí tượng phản ánh đặc trưng vật lý của của hạn hán.
Hạn khí tượng không phản ánh được ảnh hưởng của sự thiếu hụt dòng chảy nhưng
lại phản ánh tốt sự thiết hụt nước thực tế.
(2) Hạn nông nghiệp (Agricultural Drought): Hạn nông nghiệp thường xảy ra ở
nơi độ ẩm đất không đáp ứng đủ nhu cầu của một cây trồng cụ thể ở thời gian nhất
định và cũng ảnh hưởng đến vật nuôi và các hoạt động nông nghiệp khác. Mối quan
hệ giữa lượng mưa và lượng mưa thấm vào đất thường không được chỉ rõ. Sự thẩm
thấu lượng mưa vào trong đất sẽ phụ thuộc vào các điều kiện ẩm trước đó, độ dốc
của đất, loại đất, cường độ mưa. Hạn nông nghiệp xảy ra sau hạn hán khí tượng, bởi
vì hạn khí tượng có ảnh hưởng đến lượng nước có trong đất, khả năng giữ nước
trong đất thấp thì khả năng xẩy ra hạn nông nghiệp sẽ cao và ngược lại. Ví dụ, một
số loại đất có khả năng giữ nước tốt hơn thì các loại đất đó ít bị hạn hơn.
(3) Hạn thủy văn (Hydrological Drought): Hạn thủy văn liên quan đến sự thiếu
hụt nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Nó được lượng hóa bằng dòng chảy,
tuyết, mực nước hồ, hồ chứa và nước ngầm. Hạn thủy văn xuất hiện trễ hơn hạn khí

207
tượng và nông nghiệp, sau khi kết thúc một đợt hạn khí tượng và nông nghiệp thì
hạn thủy văn phải mất một khoảng thời gian dài mới kết thúc. Cũng giống như hạn
nông nghiệp, hạn thủy văn không chỉ ra được mối quan hệ rõ ràng giữa lượng mưa
và trạng thái cung cấp nước bề mặt trong các hồ, bể chứa, tầng ngập nước, dòng
suối. Bởi vì quá trình hình thành dòng chảy rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều
thành phần trong hệ thống thủy văn, như sự tưới tiêu, kiểm soát lũ lụt, vận chuyển
nước, phát điện, cung cấp nước sinh hoạt và bảo tồn môi trường.
(4) Hạn kinh tế-xã hội khác hoàn toàn với các loại hạn khác. Bởi nó phản ánh mối
quan hệ giữa sự cung cấp và nhu cầu hàng hóa kinh tế (ví dụ như cung cấp nước,
thủy điện), nó phụ thuộc vào lượng mưa. Sự cung cấp đó biến đổi hàng năm như là
một hàm của lượng mưa và nước. Nhu cầu nước cũng dao động và thường có xu thế
dương do sự tăng dân số, sự phát triển của kinh tế và các nhân tố khác.
Biến đổi các đặc trưng khí hậu

Thiếu hụt giáng thủy Nhiệt độ cao, gió lớn, độ ẩm tương


(lượng, cường độ, thời gian) đối thấp, nắng nhiều, ít mây

Hạn khí tượng


Làm giảm thấm, dòng chảy và Tăng sự bốc thoát hơi nước
Thời gian (thời gian duy trì hạn hán)

lượng nước trao đổi bề mặt

Thiếu hụt lượng nước trong đất


Hạn nông nghiệp

Cây trồng thiếu nước, giảm năng suất

Giảm dòng chảy vào ao, hồ,


đầm lầy, nguồn nước và làm
Hạn thủy văn

giảm môi trường sống của


động vật hoang dã

Tác động đến kinh tế Tác động đến xã hội Tác động đến môi trường

Hình 7.1. Sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các loại hạn hán

208
Từ hình 7.1 cho thấy khi lượng mưa hiệu quả giảm, lượng bốc hơi tăng trong quá
trình thay đổi khí hậu sẽ dẫn đến biểu hiện đầu tiên của hạn hán đó là hạn khí tượng.
Hạn khí tượng sẽ quyết định đến việc có xuất hiện hạn hán hay không và nó cũng là
cơ sở phát sinh các loại hạn hán khác. Khi thảm phủ thực vật dày (như rừng rậm) sẽ
làm giảm tốc độ dòng khí có lợi cho quá trình ngưng tụ hơi nước dẫn đến lượng mưa
tăng, ngược lại khi thảm phủ thực vật mỏng sẽ làm tăng tốc độ dòng khí làm giảm
khả năng gây mưa. Do đó, hạn khí tượng xảy ra ở một mức độ nào đó sẽ dẫn đến
hạn nông nghiệp, hạn thủy văn và ngược lại. Sản lượng nông nghiệp chủ yếu phụ
thuộc vào công tác thủy lợi, thậm chí khi lượng mưa và độ ẩm đất giảm nhưng cây
trồng vẫn cho năng suất cao. Hạn thủy văn cũng có tác động đến hạn nông nghiệp;
hạn thủy văn là trạng thái khô cằn cực đoan của lưu vực trong một khoảng thời gian
dài (ít nhất là 1 quý hoặc 1 năm), quá trình hình thành dòng chảy bao gồm toàn bộ
quá trình vật lý của lưu vực như lượng mưa, bốc hơi mặt ruộng, bốc hơi mặt đất và
quá trình ngấm từ mặt đất xuống tầng nước ngầm. Hạn thủy văn làm cho lượng nước
trong lưu vực thiếu hụt, mực nước ngầm hạ thấp làm ảnh hưởng đến công tác thủy
lợi, gây khó khăn cho việc cung cấp nước cho cây[4]. Từ những phân tích ở trên cho
thấy, 4 loại hạn hán nêu trên có sự liên quan và tương hỗ chặt chẽ với nhau, được thể
hiện như trong trong hình 7.2.

Hạn khí tượng Hạn kinh tế - xã hội

Hạn nông nghiệp Hạn thủy văn

Hình 7.2. Sơ đồ quan hệ giữa các loại hạn hán

7.3.2. Các chỉ số hạn


Theo Hisdal & Tallaksen, 2000[5], thuật ngữ “định nghĩa sự kiện hạn hán” và “chỉ
số hạn hán” vẫn còn chưa rõ ràng. Chỉ số hạn hán thường là một con số đặc trưng
cho trạng thái chung của hạn hán tại một thời điểm đo được. Còn định nghĩa một sự
kiện hạn hán được áp dụng để lựa chọn các sự kiện hạn hán trong một chuỗi thời
gian bao gồm sự bắt đầu và kết thúc của các đợt hạn hán. Việc dự tính hạn hán dựa
trên các chỉ số hạn hán được trình bày chi tiết bởi WMO, 1975[6] và Heim, 2002[7].
Tuy nhiên, mỗi chỉ số hạn hán đều được lựa chọn sao cho phù hợp với khu vực
nghiên cứu và mục đích nghiên cứu. Dưới đây là một số chỉ số đã được dùng phổ
biến trên thế giới.

209
7.3.2.1. Chỉ số hạn khí tượng
Hạn khí tượng là sự thiếu hụt lượng nước bất thường được tạo ra do sự mất cân
bằng giữa lượng giáng thủy và bốc hơi, chỉ số hạn khí tượng chủ yếu được tính toán
từ các yếu tố như lượng giáng thủy, nhiệt độ không khí, bốc hơi và các yếu tố khí
tượng khác. Chỉ số hạn khí tượng thường được phân thành hai loại là chỉ số giáng
thủy và chỉ số đa yếu tố khí tượng.
a) Chỉ số giáng thủy
 Tần số phân bố giáng thủy hàng năm
Phân bố giáng thủy là một trong những dạng nhận biết cơ bản của hiện tượng hạn
hán trong một vùng nhất định. Và tần số phân bố giáng thủy được xác định trong
khoảng (theo WMO, 1975[6]):
Bảng 7.1. Phân cấp hạn hán theo chỉ số giáng thủy
Giá trị P Điều kiện
P < P  2P - Rất khô
P  2P < P < P  P - Khô
P  P < P < P  P - Bình thường
P > P  P - Ẩm

trong đó:
P - lượng giáng thủy trong một năm xem xét;
P - lượng giáng thủy trung bình trong thời kì chuẩn;
 - độ lệch chuẩn.

 Chỉ số chuẩn hóa lượng mưa (Standardized Precipitation Index - SPI)


SPI là một chỉ số dựa vào khả năng có thể của giáng thủy cho bất cứ thang thời
gian nào. Chỉ số SPI được xác định như sau:

SPI 
 R  R tb  (7.1)

trong đó:
R - lượng giáng thủy trong khoảng thời gian xác định;
Rtb - lượng giáng thủy trung bình trong khoảng thời gian xác định;
 - giá trị độ lệch chuẩn.

210
Năm 1993, SPI đã được McKee và cộng sự[8] phát triển để tính toán các thời kỳ
khô hạn và ẩm ướt với các quy mô thời gian khác nhau. Những quy mô thời gian
này phản ánh tác động của hạn hán đến sự thay đổi tài nguyên nước khác nhau. Điều
kiện độ ẩm đất phản ánh mức độ dị thường của giáng thủy trong thời gian ngắn,
trong khi đó nước mặt, dòng chảy và bể tích trữ nước lại phản ánh những dị thường
giáng thủy trong thời gian dài. Từ những nguyên nhân này, McKee và cộng sự đã
tính toán SPI cho những quy mô chia thời gian dài như 3, 6, 12, 24 và 48 tháng. SPI
có thể được ước tính cho những quy mô thời gian khác nhau, có thể cung cấp sớm
lời cảnh báo của hạn hán và giúp đánh giá hạn hán khắc nghiệt và nó cũng dễ tính
toán hơn các chỉ số khác. Tuy nhiên giá trị của nó lại dựa vào dữ liệu sơ bộ có thể
thay đổi. SPI tính toán cho bất cứ vùng nào dựa vào số liệu thống kê lượng giáng
thủy dài hạn cho một thời kì yêu cầu. Giá trị SPI dương cho biết lượng giáng thủy
cao hơn giá trị trung bình nhiều năm, trong khi đó giá trị âm cho biết lượng giáng
thủy thấp hơn giá trị trung bình nhiều năm. Bởi vì SPI được chuẩn hoá, khí hậu ẩm
hơn và khô hơn có thể được trình bày theo cách như vậy, và thời kì ẩm cũng có thể
được giám sát khi sử dụng SPI. Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), thì trạng
khô hạn hay ẩm ướt được phân cấp theo chỉ số SPI như bảng 7.2.
Bảng 7.2. Phân cấp hạn hán theo chỉ số SPI

Chỉ số SPI Điều kiện khí hậu


≥ 2,0 Cực kỳ ẩm
1,5÷1,99 Rất ẩm
1,0 ÷ 1,49 Ẩm vừa
0,50 ÷ 0,99 Ẩm nhẹ
-0,49 ÷ 0.49 Bình thường
-0,50 ÷ - 0,99 Hạn nhẹ
-1,0 ÷ -1,49 Hạn vừa
-1,5 ÷ -1,99 Hạn nặng
≤ -2,0 Hạn cực nặng

b) Chỉ số đa yếu tố khí tượng


 Chỉ số cán cân nước (K)
K là chỉ số thông dụng ở Việt Nam, được tính theo công thức sau:
E
K (7.2)
R

211
trong đó: E - lượng bốc hơi trong khoảng thời gian xác định;
R - lượng mưa trung bình trong khoảng thời gian xác định.
Hạn xảy ra khi lượng bốc hơi bắt đầu vượt quá lượng mưa rơi xuống. Qua đó ta
có các ngưỡng chỉ tiêu theo bảng sau:
Bảng 7.3. Phân cấp hạn theo chỉ số K

Giá trị K Điều kiện


< 0.5 Rất ẩm
0.5 → 1.0 Ẩm
1.0 → 2.0 Hơi khô
2.0 → 4.0 Khô
> 4.0 Rất khô

 Chỉ tiêu hạn khí tượng Sa.I


Chỉ tiêu Sa.I là chỉ số mang tên tác giả người Nga Sazonop, được xác định chỉ
dựa vào sự mất cân bằng về lượng mưa và nhiệt độ không khí trong một thời kỳ dài
nào đó.
Hạn khí tượng, một hiện tượng tự nhiên được coi là thiên tai do sự thiếu hụt
nghiêm trọng về lượng mưa so với mức chuẩn khí hậu xảy ra trong một thời gian
dài. Dựa vào lí do đó, các nhà khí tượng trên thế giới đã đưa ra nhiều dạng chỉ tiêu
để xác định hạn tuỳ sự phù hợp với điều kiện khí hậu vùng đó. Trong số đó, tác giả
Sazonôp đã đưa ra chỉ tiêu Sa.I (lấy tên là chỉ tiêu Sazonov), dựa vào sự mất cân
bằng về độ lệch so với chuẩn giữa hai yếu tố khí hậu: lượng mưa và nhiệt độ. Chỉ
tiêu này được xác định bởi công thức sau:
T R
SaI   (7.3)
T R
trong đó:
T - chuẩn sai nhiệt độ tháng (hoặc trong một thời kỳ dài nào đó);
T - độ lệch tiêu chuẩn nhiệt độ tháng (hoặc cùng một thời kỳ T);
R - chuẩn sai lượng mưa tháng (hoặc cùng một thời kỳ với T);
R - độ lệch tiêu chuẩn lượng mưa tháng (hoặc cùng một thời kỳ R).

212
Theo công thức (7.3) thì mức độ hạn - úng được đánh giá bằng giá trị của Sa.I
như sau:
Sa.I  1: khô hạn; Sa.I  - 1: dư thừa nước;
Sa.I  2: hạn nặng; Sa.I  - 2: úng ngập.
Như vậy, trị số dương càng lớn, mức độ hạn càng nghiêm trọng. Ngược lại, khi
Sa.I mang dấu âm () sẽ tương ứng với trường hợp dư thừa nước, trị số âm càng
nhỏ, mức độ úng ngập càng nguy hiểm.
Chỉ tiêu Sa.I, theo tài liệu hướng dẫn của WMO, 1975[6] được khuyến cáo nên sử
dụng. Gần đây chỉ tiêu Sa.I đã được các nhà khí tượng nước ta sử dụng để khảo sát
mức độ hạn khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, cho kết quả rất khả quan. Đối với Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên, chỉ tiêu này càng cho thấy phù hợp hơn các chỉ tiêu khác,
vì nó đề cập đến vai trò tác động của nhiệt độ đến tình trạng khô hạn: khi lượng mưa
càng thấp, trong nền nhiệt độ càng cao thì mức độ khô hạn càng căng thẳng.
Do vậy, Sa.I có khả năng áp dụng vào nước ta. Vấn đề là ở chỗ cần phân tích để
xác định được chỉ số nào vừa có tính khả dụng trong điều kiện số liệu hiện tại, vừa
phù hợp với diễn biến hạn hán trong khu vực, đồng thời có khả năng sử dụng như
một yếu tố dự báo hạn.
 Chỉ số chuẩn hóa lượng mưa và bốc hơi (Standardized Precipitation
Evapotranspiration Index - SPEI)
Để nghiên cứu và theo dõi quá trình hạn hán dưới sự ảnh hưởng của hiện tượng
nóng lên toàn cầu Vicente-Serrano cs, 2010[13] đã đề xuất ra chỉ số chuẩn hóa lượng
mưa và bốc hơi, trong quá trình tính toán chỉ số SPEI sẽ dựa vào chỉ số (D) là hiệu
số của lượng mưa (P) và lượng bốc hơi tiềm năng (PET), chỉ số (D) cho biết sự dư
thừa hoặc thiếu hụt độ ẩm, từ đó xác định được các điều kiện ẩm ướt và khô hạn.
Mỗi thời đoạn tăng giảm lượng nước có thể được định nghĩa như sau:
Di = Pi  PETi (7.4)
trong đó: PET sử dụng phương pháp Thornthwaite để tính toán, trong chuỗi tăng
giảm lượng nước có thể xảy ra giá trị âm. Vì vậy, chỉ số SPEI sử
dụng 3 tham số của hàm phân bố xác suất log-logistic để mô tả xác
suất của một sự kiện, dạng hàm số xác suất tích lũy như sau:
1
    
F  x   1     (7.5)
  x    

213
trong đó: tham số α, β,  có thể dùng phương pháp Moments tuyến tính để xác định
sự phù hợp. Chỉ số SPEI được tính toán tương tự như chỉ số SPI.

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), thì trạng khô hạn hay ẩm ướt theo chỉ
số SPEI cũng được phân cấp giống như chỉ số SPI như trong bảng 7.4:
Bảng 7.4. Phân cấp hạn hán theo chỉ số SPEI

SPEI Điều kiện khí hậu


≥ 2,0 Cực kỳ ẩm
1,5÷1,99 Rất ẩm
1,0 ÷ 1,49 Ẩm vừa
0,50 ÷ 0,99 Ẩm nhẹ
-0,49 ÷ 0,49 Bình thường
-0,50 ÷ - 0,99 Hạn nhẹ
-1,0 ÷ -1,49 Hạn vừa
-1,5 ÷ -1,99 Hạn nặng
≤ -2,0 Hạn cực nặng

Chỉ số SPEI đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới từ năm 2010, các kết quả
đánh giá hạn hán theo chỉ số SPEI ở những vùng có nên nhiệt độ cao là phù hợp hơn
các chỉ số hạn khí tượng khác, vì trong công thức tính toán có sử dụng yếu tố nhiệt
độ không khí trong tính toán lượng bốc hơi.
b) Chỉ số hạn nông nghiệp
Hạn hán nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, cơ chế hình thành hạn phức
tạp hơn hạn khí tượng, hạn nông nghiệp ngoài sự ảnh hưởng bởi các yếu tố như:
lượng mưa, nhiệt độ, địa hình mà còn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khác như:
con người, cơ cấu cây trồng, giống cây trồng... Như vậy, chỉ số hạn hán nông nghiệp
có liên quan đến khí hậu, cây trồng, đất và các yếu tố môi trường khác. Chỉ số hạn
nông nghiệp nói chung có hai loại là: chỉ số độ ẩm đất và chỉ số hạn cây trồng.
 Chỉ số độ ẩm tương đối của đất (Relative soil moisture index - RSMI)
Năm 2006, Trung Quốc đã xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về các chỉ số hạn để
đánh giá hạn hán[15], trong đó có chỉ số hạn về độ ẩm tương đối của đất (Relative soil
moisture index - RSMI), RSMI là chỉ số dựa vào diễn biến độ ẩm tương đối của đất
để phân cấp và đánh giá diễn biến hạn hán (xem bảng 7.5).

214
 Chỉ số độ ẩm đất bất thường (Soil Moisture Anomaly Percentage Index-SMAPI)
Năm 1988, Bergman cs, 1988[16] đã đề xuất ra chỉ số độ ẩm đất bất thường (SMAPI)
để mô tả tình hình hạn hán trên phạm vi toàn cầu. Chỉ số độ ẩm đất bất thường là chỉ
số biểu thị giá trị sai lệch tính theo % của độ ẩm đất thực tế so với độ ẩm trung bình
nhiều năm trong cùng một thời kỳ tính toán. Người ta cho rằng độ ẩm trung bình trong
nhiều năm ở một thời kỳ nào đó là tương đối ổn định, khi độ ẩm đất thực tế thấp hơn
mức trung bình nhiều năm thì xảy ra tình trạng mất nước và khô hạn. Chỉ số độ ẩm đất
bất thường là một chỉ số hạn hán tương đối.
Bảng 7.5. Phân cấp hạn hán theo chỉ số độ ẩm tương đối của đất RSMI

Độ ẩm tương đối của đất Mức độ


TT Ảnh hưởng của hạn hán
RSMI (10-20 cm) hạn hán
Độ ẩm bình thường,
1 RSMI ≥ 60% Không hạn
không có dấu hiệu của hạn hán
Bốc hơi bề mặt thấp,
2 50%  RSMI < 60% Hạn nhẹ
không khí sát bề mặt bị khô
Bề mặt đất bị khô,
3 40%  RSMI < 50 % Hạn vừa
lá cây có hiện tượng héo
Tầng đất bị hạn tăng dần,
4 30%  RSMI < 40 % Hạn nặng
cây bắt đầu héo, lá khô, quả rụng
Hạn rất Bề mặt đất hầu như không có
5 RSMI < 30%
nặng bốc hơi, cây khô héo và chết

 Chỉ số khắc nghiệt hạn Palmer (Palmer Drougt Severity Index - PDSI)
Chỉ số Palmer được phát triển bởi Palmer, 1965[17] vào những năm 1965 và sử
dụng thông tin về nhiệt độ và lượng mưa hàng tháng vào công thức xác định khô
hạn. Và bây giờ, nó đã trở thành chỉ số thông dụng và là cơ sở để tính toán cho nhiều
chỉ số khác, PDSI được tính như sau:
1
PDSIi  0.897  PDSIi 1  Zi (7.6)
3
1
Với PDSI của tháng đầu tiên trong điều kiện khô hoặc ẩm bằng Zi
3
trong đó: Z = Kd - chỉ số dị thường ẩm:

d  P  P  P   PE  PR  yPRO  PL  (7.7)

215
Giá trị của d được coi là độ lệch chuẩn độ ẩm. Bốn giá trị tiềm năng được tính
toán như:
- Bốc thoát hơi tiềm năng (PE) được tính bằng phương pháp Thornthwaite.
- Bổ sung tiềm năng (PR) - Lượng ẩm cần thiết để đưa vào đất trường hợp tích trữ.
- Thất thoát tiềm năng (PL) - Lượng hơi ẩm có thể bị mất từ đất để bốc thoát hơi
nước, trong suốt thời kỳ lượng giáng thủy bằng 0.
- Dòng chảy tiềm năng (PRO) - Sự chênh lệch giữa giáng thủy tiềm năng và PR.
Bảng 7.6. Phân cấp hạn theo chỉ số PDSI
PDSI Điều kiện
≤ 4,0 Cực ẩm
3,0  3,99 Rất ẩm
2,0  2,99 Ẩm vừa
1,0  1,99 Ẩm nhẹ
0,5  0,99 Chớm ẩm
0,49  -0,49 Gần chuẩn
-0,5  -0,99 Chớm khô
-1,0  -1,99 Hạn nhẹ
-2,0  -2,99 Hạn vừa
-3,0  -3,99 Hạn nặng
≥ -4,0 Hạn nghiêm trọng

Các hệ số khí hậu được tính như là tỷ lệ giữa trung bình của các giá trị thực tế so
với tiềm năng cho 12 tháng:
  ET / PE,   R / PR,   RO / PRO,   L / PL cho 12 tháng
K là một yếu tố trọng lượng. Giá trị của K được xác định từ các bản ghi khí hậu thực
tế trước khi tính toán. Palmer đưa ra các mối quan hệ thực nghiệm cho K như sau:
 17.6  
Ki   12  Ki (7.8)
  Di Ki 
 i1 
Ở đây, Di là giá trị trung bình tuyệt đối của d, và Ki phụ thuộc vào nguồn cung
cấp và nhu cầu nước trung bình, được xác định:

216
 PE  R  PO  
Ki  1.5log10   2.8  D  1  0.5 (7.9)
 PL  
trong đó: PE - lượng bốc thoát hơi tiềm năng;
R - lượng bổ sung;
RO - dòng chảy;
P - giáng thủy;
L - lượng thất thoát.
- Ưu điểm của chỉ số PDSI: Là chỉ số hạn tổng quát đầu tiên được sử dụng rộng
rãi, và PDSI rất có hiệu quả đối với hạn nông nghiệp vì trong công thức tính toán có
tính cả độ ẩm của đất.
- Một số hạn chế của chỉ số PDSI: Khi tính toán theo chỉ số PDSI thì hạn hán sẽ
xuất hiện chậm hơn so với các đợt hạn khoảng vài tháng, đặc điểm này đã hạn chế
việc ứng dụng chỉ số này ở nhiều khu vực có các cực trị khí hậu thường xuyên xảy
ra, chẳng hạn như vùng Tây Nam châu Á nơi nhiều vùng rộng lớn bị thống trị bởi
khí hậu gió mùa. Một vấn đề quan trọng nữa liên quan đến việc sử dụng PDSI đó là
sự tính toán khá phức tạp và đòi hỏi có nhiều số liệu khí tượng đầu vào. Việc ứng
dụng chỉ số này ở Châu Á nói chung hay ở Việt Nam nói riêng nơi mạng lưới quan
trắc thưa thớt là một hạn chế đáng kể.

 Chỉ số chuẩn hóa độ ẩm đất (Standardized Soil Moisture Index - SSI)


Để phản ánh mức độ ẩm ướt và khô hạn, năm 2013 Hao & Agha-Kouchak,
2013[18] đã đề xuất ra chỉ số chuẩn hóa độ ẩm đất (Standardized Soil Moisture Index
- SSI) để giám sát hạn hán. SSI được tính toán dựa trên diễn biến độ ẩm của đất,
phương pháp tính toán và phân cấp mức độ hạn hán theo chỉ số SSI cũng giống như
chỉ số SPI.
 Chỉ số độ ẩm cây trồng (Crop Moisture Index - SMI)
Chỉ số độ ẩm cây trồng (CMI) là một sản phẩm phụ của chỉ số PDSI. Năm 1968,
Palmer đã thiết lập phương trình tính toán quá trình chỉ số PDSI để đánh giá tình
trạng nước trong thời đoạn ngắn của vùng trồng cây[19]. PDSI được tính toán dựa
trên giá trị trung bình tuần của nhiệt độ không khí, tổng lượng mưa và đánh giá trị số
PDSI hàng tuần thông qua chỉ số bốc hơi và độ ẩm bất thường. Một thời kỳ hạn xuất
hiện khi chỉ số CMI nhỏ hơn 0, khi CMI nhỏ hơn 0 biểu thị lượng bốc hơi không đủ,
khi CMI lớn hơn 0 biểu thị lượng bốc hơi thực tế lớn hơn lượng bốc hơi của cây
trồng hoặc lượng mưa lớn hơn lượng nước mà cây trồng cần. Chỉ số CMI có thể cho

217
thấy ngay được tình hình biến đổi lượng nước trong thời gian ngắn, CMI chủ yếu
giám sát ảnh hưởng của điều kiện nước trong thời đoạn ngắn tới sự phát triển của
cây trồng, còn theo thời đoạn dài thì không phản ánh được tình hình hạn hán.
 Chỉ số hạn cây trồng
Chỉ số hạn cây trồng dựa trên đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây trồng để thành
lập, thông qua việc giám sát quá trình sinh trưởng của cây trồng, nhiệt độ của lá và
hàm lượng nước của lá để xác định mức độ ảnh hưởng của hạn hán. Tùy thuộc vào
nội dung giám sát mà chỉ số hạn cây trồng có thể chia thành các loại chỉ số như sau:
Chỉ số trạng thái thực vật[20] (Vegetation Condition Index - VCI), chỉ số trạng thái
nhiệt độ (Temperature Condition Index - TCI) và chỉ số thiếu hụt nước (Water
Deficit Index - WDI) [21].
c) Chỉ số hạn thủy văn
Chỉ số hạn thủy văn thường dùng bao gồm chỉ số tổng lượng nước thiếu hụt và
chỉ số cung cấp nước mặt (Surface Water Supply Index - SWSI).
 Chỉ số tổng lượng nước thiết hụt
Chỉ số tổng lượng nước thiếu hụt là một chỉ số hạn thủy văn truyền thống, được
tính như sau:
S = D×M
trong đó: S - tổng lượng nước thiếu nước;
D - thời gian duy trì tình trạng thiếu hụt nước của thời đoạn tính toán;
M - lưu lượng thiếu hụt so với lưu lượng bình quân của lưu vực.
Chỉ số tổng lượng nước thiếu hụt là số âm, khi giá trị tuyệt đối càng lớn thì tình
hình hạn càng nghiêm trọng, hạn hán kết thúc khi chỉ số tổng lượng nước thiếu hụt
lớn hơn hoặc bằng 0. Năm 1966, Herbst cs, 1966[22] đã sử dụng lượng mưa tháng
hoặc dòng chảy tháng để kiểm nghiệm và phân tích tình hình hạn hán bằng chỉ số
tổng lượng nước thiếu hụt.
 Chỉ số cung cấp nước mặt (Surface Water Supply Index - SWSI)
Chỉ số cấp nước mặt (Surface Water Supply Index - SWSI) được đề xuất bởi
Shafer & Dezman, năm 1982[23], và đang được sử dụng khá rộng rãi ở nhiều bang
của Hoa Kỳ. SWSI tích hợp dung tích hồ chứa, lưu lượng dòng chảy mặt, mưa
và/hoặc tuyết thành một chỉ số duy nhất. SWSI được tính theo công thức:
aPsnow  bPrain  cPstrm  dPresv  50
SWSI  (7.10)
12

218
trong đó:
a, b, c và d - các trọng số đối với các thành phần tuyết, mưa, dòng chảy mặt
và dung tích hồ chứa trong cân bằng nước lưu vực (a + b + c + d = 1);
Psnow, Prain, Pstrm, và Presv - xác suất (%) không vượt quá của các thành phần
cân bằng nước tương ứng (P(X ≤ A)).
Chỉ số SWSI được tính với thời đoạn tháng và có giá trị trong khoảng từ -4,2 đến
+4,2. Giá trị âm thể hiện mức độ thiếu nước, giá trị càng nhỏ mức độ khô hạn càng
khốc liệt. Giá trị dương thể hiện tình trạng dư thừa nước. Bảng 7.7 thể hiện thang
phân cấp hạn theo SWSI.
Bảng 7.7. Phân cấp hạn theo SWSI
SWSI Tình trạng cấp nước
≤-4 Hạn cực nặng
-4  -3 Hạn rất nặng
-2,9  -2 Hạn vừa
- 1,9  -1 Hơi khô
-0,9 0,9 Gần như bình thường
1  1,9 Hơi ẩm
2  2,9 Ẩm vừa
34 Rất ẩm
>4 Cực ẩm

d) Chỉ số hạn kinh tế-xã hội


Chỉ số hạn hán kinh tế-xã hội có thể đánh giá định lượng được ảnh hưởng của hạn
hán đến tình hình kinh tế-xã hội, thiệt hại kinh tế của các ngành như vận tải, du lịch,
phát điện và các ngành công nghiệp khác có quan hệ chặt chẽ với cường độ và thời
gian duy trì hạn hán. Năm 1990, OhIsson, 2000[24] đã đề xuất ra chỉ số khan hiếm
nước xã hội (Social Water Scarcity Index - SWSI) để phản ánh ảnh hưởng của hạn
hán tới xã hội. Công thức thính toán chỉ số SWSI như sau:
ARW
SWSI  (7.11)
P  HDI
trong đó: ARW - lượng nước sẵn có hàng năm;
P - số nhân khẩu;
HDI - chỉ số phát triển con người (Human Development Index).

219
Nước có sẵn hàng năm ARW được lấy từ dữ liệu tính toán tiêu chuẩn thủy
văn, HDI được xác định dựa trên tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và GDP
của mỗi quốc gia, HDI phản ánh tình trạng toàn diện của một quốc gia. Khi
SWSI = 0 ÷ 5 thì toàn bộ xã hội được cung cấp đủ nước và không bị hạn, khi
SWSI = 6 ÷ 10 thì xảy ra hạn nhẹ, SWSI = 11 ÷ 20 thì xảy ra hạn nặng, SWSI > 20
thì xảy ra hạn rất nặng.
7.3.3. Các đặc trưng của hạn hán
Theo Wilhite, 2000[3] và Singh, 2006[25] khi so sánh các đợt hạn hán với nhau, các
tác giả thấy rằng mỗi đợt hạn hán thường khác nhau bởi ba đặc trưng: cường độ, thời
gian, sự trải rộng theo không gian của hạn hán.
- Cường độ hạn hán: Được định nghĩa là mức độ thiếu hụt lượng mưa hay mức
độ ảnh hưởng hạn hán kết hợp với sự thiếu hụt đó. Nó thường được xác định bởi sự
chệch khỏi mức độ trung bình của các chỉ số khí hậu và liên quan mật thiết với thời
gian xác định ảnh hưởng của hạn.
- Thời gian hạn hán: Chỉ khoảng thời gian một đợt hạn hán kéo dài, thông thường
nó kéo dài ít nhất là hai đến ba tháng để chắc chắn là hạn hán, sau đó có thể kéo dài
hàng tháng hàng năm.
- Hạn hán còn có sự khác nhau theo không gian. Hạn có thể xảy ra trên nhiều
vùng với diện tích hàng trăm km2 nhưng với mức độ gần như không nghiêm trọng
và thời gian tương đối ngắn. Hạn lục địa có thể trải rộng trên nhiều vùng với diện
tích hàng trăm, hàng nghìn km2, đặc biệt là các trường hợp nghiêm trọng hạn có thể
trải rộng hàng triệu km2, có khi chiếm gần nửa đại lục (WMO, 1975[6]). Diện tích bị
ảnh hưởng bởi hạn hán có thể tăng dần lên khi hạn nghiêm trọng xảy ra và các vùng
hạn hán có cường độ hạn cực đại cũng sẽ thay đổi từ mùa này sang mùa khác.

7.4. DỰ BÁO, CẢNH BÁO SỚM HẠN HÁN


Thông tin dự báo, cảnh báo hạn là rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế xã hội
và phòng tránh thiên tai trên Thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Để có
được thông tin dự báo, cảnh báo hạn cần phải thực hiện theo nhiều công đoạn khác
nhau. Vậy, làm thế nào để có thể đưa ra các bản tin và cung cấp kịp thời đến người
sử dụng? Câu hỏi này sẽ được trả lời thông qua các nội dung chính như sau:

7.4.1. Sự cần thiết phải dự báo, cảnh báo hạn hán


Các hệ thống dự báo, cảnh báo sớm hạn hán được thiết kế để nhận biết các điều
kiện khí hậu trong thời gian hạn hán và các xu hướng cung cấp nước, và do đó để

220
phát hiện sự nguy cấp hoặc xác suất xuất hiện và mức độ khắc nghiệt của hạn hán.
Sự hiểu biết về các nguyên nhân gây nên tính dễ tổn thương cũng là một hợp phần
quan trọng trong quản lý hạn hán, vì mục tiêu cao nhất là giảm thiểu rủi ro cho từng
vùng cụ thể và cho một nhóm người chuyên dùng hoặc một ngành kinh tế.
Có rất nhiều chỉ báo hạn hán (drought indicator) tự nhiên mà chúng có thể được
giám sát đều đặn để xác định sự bắt đầu và kết thúc của hạn hán cũng như các đặc
trưng không gian của chúng. Tính khắc nghiệt cũng cần được đánh giá dựa theo các
bước lặp lại về mặt thời gian. Mặc dù tất cả các loại hạn hán đều bắt nguồn từ sự
thiếu hụt lượng giáng thủy, sẽ thiếu sót nếu chỉ dựa vào yếu tố khí hậu để đánh giá
mức độ khắc nghiệt và các tác động có thể xảy ra dựa theo các nhân tố đã được xác
định trước đó. Các hệ thống cảnh báo sớm có hiệu quả cần phải tích hợp lượng
giáng thủy và các tham số khí hậu khác với các thông tin về nước như dòng chảy,
các trữ lượng tuyết (nếu có), mực nước ngầm, các mực nước trong hồ và lưu vực
sông và độ ẩm đất thành một đánh giá tổng hợp về các điều kiện hạn hán và cung
cấp nước hiện tại và tương lai.
Cho đến nay, các hệ thống giám sát và cảnh báo sớm đã và đang dựa vào chỉ báo
đơn hoặc chỉ số khí hậu. Những cố gắng trong những năm gần đây nhằm cải thiện
việc giám sát và cảnh báo sớm hạn hán ở Hoa Kỳ và một số nước đã đưa ra các công
cụ và phương pháp mới về cảnh báo sớm và hỗ trợ ra quyết định nhằm trợ giúp việc
lập kế hoạch phòng chống và phát triển các chính sách hạn hán. Những bài học rút
ra được có thể trở thành những mô hình hữu ích cho các nước khác làm theo vì họ
đang cố gắng giảm thiểu các tác động của hạn hán trong tương lai. Một hệ thống
giám sát, cảnh báo sớm và phân phát thông tin hạn hán có hiệu quả, liên tục theo dõi
các chỉ báo chủ yếu của hạn hán và cung cấp nước cũng như các chỉ số dựa vào khí
hậu và phân phát các thông tin này cho các nhà lập chính sách sẽ cho phép phát hiện
sớm các điều kiện hạn hán và kịp thời khởi động các giải pháp giảm thiểu và ứng
phó khẩn cấp hạn hán.
Nhìn chung, để giám sát hạn một cách hiệu quả và cung cấp thông tin cảnh báo
sớm, thì cần phải có một cách tiếp cận đầy đủ và tổng hợp. Đồng thời, việc phân tích
dữ liệu khí hậu và nước cần tập trung vào một tổ chức có thực quyền. Tổ chức đó có
thể là một Cục, hoặc Bộ, hoặc tổ chức quyền lực liên Cục, chịu trách nhiệm phân
tích số liệu và đưa ra các sản phẩm hữu ích cuối cùng, hoặc các công cụ hỗ trợ, ra
quyết định để cung cấp thông tin đến người sử dụng.
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), các thành phần quan trọng trong việc
giám sát hạn có hiệu quả là cải thiện các hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm hạn

221
hán. Điều đó được thể hiện trong tài liệu No.1006 của WMO "Giám sát và Cảnh báo
sớm hạn hán: quan điểm, phát triển và thách thức trong tương lai[95]. Trong những
thập kỷ gần đây hạn hán xảy ra nhiều nơi trên thế giới, gây nhiều thiệt hại về kinh tế,
ảnh hưởng đến đời sống con người và môi trường sinh thái. Trên thế giới, mỗi năm có
khoảng 21 triệu ha đất hạn hán biến thành đất không có năng suất kinh tế. Vì tầm quan
trọng của việc giảm nhẹ tác hại của hạn hán nên hầu hết các quốc gia hiện nay đều đã
xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo hạn hán. Ở Hoa Kỳ, Trung tâm Giảm nhẹ
Hạn hán Mỹ và Trung tâm Thông tin Hạn hán thuộc NOAA (www.drought.unl.edu)
cung cấp thông tin phân bố không gian về hạn hán, trong đó cường độ hạn hán được
biểu hiện thông qua chỉ số hạn Palmer (PDSI), chỉ số chuẩn hóa lượng mưa (SPI) và
chỉ số ẩm mùa vụ. Ở Anh (www.drought.mssl.ucl.ac.uk), một hệ thống giám sát hạn
hán toàn cầu được thiết lập để cung cấp điều kiện hạn hán toàn cầu hiện tại với
cường độ hạn hán được biểu hiện thông qua chỉ số PDSI. Ở Úc, Cục khí tượng Úc
(www.bom.gov.au/silo/) cung cấp bản đồ thiếu hụt nước sử dụng chỉ số thiếu hụt DI.
Ở Trung Quốc, Trung tâm Khí hậu Bắc Kinh (www.bcc.cma.gov.cn) cung cấp thông
tin phân bố không gian hạn hán trên cơ sở chỉ số SPI.
Theo tài liệu số 1006 của WMO, hệ thống giám sát hạn thường gặp một số vấn đề
chính sau [95]:
- Mật độ các trạm quan trắc khí tượng và nguồn nước thường không đầy đủ.
Ngoài ra, tính chính xác (hay chất lượng) số liệu cũng là một vấn đề còn quan tâm;
- Chia sẻ, cập nhật dữ liệu giữa các cơ quan của chính phủ, các tổ chức nghiên
cứu còn hạn chế và chi phí cao cho việc thu thập số liệu làm ảnh hưởng đến công tác
giám sát, cũng như sẵn sàng ứng phó với hạn hán;
- Thông tin cung cấp thường mang tính kỹ thuật cao, do vậy gây nhiều khó khăn
cho người sử dụng;
- Kết quả dự báo còn thiếu chính xác và tính ứng dụng chi tiết cho từng đối tượng
sử dụng;
- Chỉ số hạn được sử dụng đôi khi không thể nắm bắt được đặc trưng hạn hán ở
khu vực cần quan tâm;
- Hệ thống giám sát hạn thường không được tích hợp đầy đủ các thông tin về các
yếu tố khí hậu, đất, nước và thông tin chỉ số kinh tế xã hội để phục vụ đánh giá đầy
đủ cường độ, phạm vi ảnh hưởng và tác động tiềm tàng;
- Phương thức đánh giá mức độ, phạm vi và tác động của hạn hán là một phần quan
trọng của hệ thống giám sát và cảnh báo sớm. Tuy nhiên, các phương thức này lại không
được phổ biến rộng rãi và mang tính chủ động gây ảnh hưởng đến kết quả đánh giá;

222
- Các hệ thống cung cấp thông tin cho người sử dụng thường bị trễ, không kịp thời
do vậy ảnh hưởng đến việc đưa ra các quyết sách thích ứng và giảm nhẹ do hạn hán.

7.4.2. Thực trạng và thách thức trong xây dựng hệ thống giám sát và cảnh
báo sớm hạn hán ở nước ta
Ở Việt Nam, hạn hán được xem là một thiên tai gây thiệt hại đứng hạng thứ 3 sau
lũ lụt và bão. Có thể là do diễn biến xấu của các hiện tượng thời tiết cực đoan, dẫn
đến hạn hán xuất hiện ở nhiều nơi với tần suất ngày càng gia tăng. Các khu vực
thường xảy ra hạn hán phải kể đến như Đồng bằng sông Hồng, Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên. Một số các nghiên cứu trước đây đã quan tâm phát triển công nghệ
giám sát và cảnh báo hạn hán cho Việt Nam (Nguyễn Quang Kim, 2005[59]; Nguyễn
Văn Thắng, 2007[61]; Nguyễn Văn Thắng, 2015[66]; v.v…) dựa trên các chỉ số hạn
thông dụng như chỉ số SPI, chỉ số cấp nước bề mặt SWSI (Surface Water Supply
Index),... Một số kết quả nghiên cứu hiện nay đang được ứng dụng trong công tác
giám sát và cảnh báo hạn hán tại Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi
trường. Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn về số liệu nên hầu hết các chỉ số hạn hiện
nay được tính với quy mô tháng và mùa (3 tháng), chưa có xem xét quy mô ngắn
hơn như tuần và ngày.
Để xây dựng được một hệ thống giám sát và cảnh báo sớm hạn hán hoạt động có
hiệu quả cần phải giải quyết các vấn đề sau:
- Đưa ra được một định nghĩa (tiêu chuẩn) về hạn có thể dùng để khởi động
hoặc dừng các hoạt động ứng phó của lực lượng phòng chống hạn các cấp. Hiện
nay trên thế giới nhiều chỉ số hạn khác nhau đã được phát triển và ứng dụng trong
giám sát hạn. Trong thực tế người ta thường sử dụng đồng thời một số chỉ số hạn
phù hợp (đã được kiểm chứng) để có thể ra các quyết định chính xác hơn về các
hoạt động ứng phó.
- Phân vùng quản lý hạn (để thuận lợi cho việc quy hoạch và quản lý hoạt động
phòng chống hạn) dựa theo phân vùng hành chính, sự thống nhất về các đặc trưng
khí tượng thủy văn.
- Xây dựng hệ thống dự báo và giám sát hạn. Hệ thống dự báo, giám sát và cảnh
báo hạn sớm đòi hỏi nhiều số liệu khác nhau (mưa, nhiệt độ, bốc thoát hơi nước, dự
báo thời tiết theo mùa, độ ẩm đất, lưu lượng và mực nước trên các hệ thống sông
suối, nước ngầm, mực nước trên các hồ chứa…). Các số liệu này thường được quan
trắc, thu thập, lưu trữ và xử lý bởi những cơ quan khác nhau, do đó cần xây dựng
một cơ cấu tổ chức thích hợp để thực hiện nhiệm vụ điều phối và tổng hợp các kết
quả phân để đảm bảo các cấp thẩm quyền và cộng đồng nhận được cảnh báo sớm và
tin cậy về điều kiện hạn hán.

223
- Kiểm kê số lượng và chất lượng số liệu từ các mạng lưới quan trắc hiện có. Số
liệu khí tượng là rất quan trọng nhưng không đủ cho việc giám sát và cảnh báo hạn,
cần quan trắc và giám sát các đặc trưng khác như nước ngầm, dòng chảy mặt, mực
nước trong các kho nước, độ ẩm đất… để đánh giá tác động của hạn đến nông
nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp, phát điện và các hộ dùng nước khác.
- Xác định nhu cầu số liệu của người dùng (các nhà sản xuất nông nghiệp, phát
điện, cấp nước sinh hoạt…) trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả của các hệ thống quan
trắc, thu thập và phân tích số liệu.
- Phát triển và điều chỉnh các hệ thống cung cấp thông tin và số liệu hiện có.
Đối chiếu với những nội dung và yêu cầu ở trên có thể thấy những tồn tại cơ bản
của công tác giám sát và cảnh báo sớm hạn hán ở nước ta như sau:
- Chưa có cơ cấu tổ chức đồng bộ từ trung ương đến địa phương cho công tác
phòng chống hạn nói chung và công tác giám sát và cảnh báo hạn nói riêng. Mặc dù
số liệu thống kê cho thấy thiệt hại do hạn hán hàng năm lớn hơn thiệt hại do lũ lụt
nhưng trong khi đã có chính sách, pháp lệnh và một lực lượng phòng chống lụt bão
và bảo vệ đê điều đồng bộ trên toàn quốc thì lại hầu như không có chính sách, pháp
lệnh, cơ cấu tổ chức đồng bộ cho công tác phòng chống hạn.
- Những kết quả đã nghiên cứu ở Việt Nam còn có một số hạn chế: (i) Các kết luận
chưa đạt được sự thống nhất cần thiết; (ii) Phạm vi nghiên cứu còn hẹp, chưa bao trùm
tất cả các vùng lãnh thổ của đất nước; (iii) Chưa thỏa mãn yêu cầu để áp dụng các chỉ
tiêu hạn nói trên vào thực tế (khởi động hoặc ngừng các hoạt động) phòng chống hạn.
Bởi vậy trước mắt cần thực hiện các nghiên cứu bổ sung nhằm xác định được các chỉ
số hạn và các chỉ tiêu phân cấp hạn phù hợp, trên cơ sở đó xây dựng các cấp báo động
hạn cho từng địa phương, đặc biệt ở các vùng hạn hán hay xảy ra.
- Việc phân vùng quản lý hạn hán hiện nay chủ yếu dựa trên các đơn vị hành
chính (tỉnh, huyện). Cách phân vùng này có ưu điểm thuận lợi cho việc quản lý hành
chính và cho việc huy động lực lượng phòng chống hạn, nhưng có những bất cập
trong quy họach và điều phối nguồn nước. Bởi vậy cần xét thêm các đặc thù chung
về khí hậu, khí tượng thủy văn, lưu vực... trong phân vùng quản lý hạn hán.
- Các số liệu cần thiết cho việc giám sát và cảnh báo hạn hiện nay còn thiếu lại
phân tán, thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan khác nhau (Số liệu khí tượng,
thủy văn nước mặt: Tổng cục Khí tượng Thủy văn - nay là Trung tâm Khí tượng
Thủy văn Quốc gia; Số liệu về mực nước và dung tích các hồ chứa: Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, Ngành Điện lực...). Giữa các cơ quan này chưa có sự phối
hợp đồng bộ nên rất khó huy động đủ nguồn số liệu để xây dựng hệ thống giám sát

224
và cảnh báo. Mặt khác nguồn số liệu này là “đóng”, khó hoặc không thể tiếp cận đối
với hầu hết các nhà khoa học, bởi vậy không có khả năng huy động tối đa nguồn lực
khoa học tham gia xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo hạn.
- Cơ sở khoa học cho dự báo hạn hán chưa được nghiên cứu đầy đủ, cơ sở vật
chất và công nghệ cho hệ thống giám sát và cảnh báo sớm hạn hán còn thiếu thốn.
Những tồn tại nêu trên chính là những thách thức, nhiệm vụ đặt ra cho công tác
dự báo, giám sát và cảnh báo sớm hạn hán ở nước ta.

7.4.3. Mô hình dự báo hạn


Một mô hình dự báo khách quan về tình trạng hạn hán ở một khu vực cụ thể trong
tương lai là bước đầu tiên cho kế hoạch sử dụng nước nhằm ngăn chặn và giảm thiểu
tác động của hạn hán trong tương lai. Các đánh giá và dự báo hạn hán có thể được
thực hiện bằng việc sử dụng các chỉ số hạn hán.

Biến khí tượng thủy văn


Lượng mưa, dòng chảy, nhiệt độ, bốc hơi, độ ẩm đất,
mực nước ngầm, mực nước hồ chứa

Chỉ số hạn Phương pháp luận


Chỉ số chuẩn hóa lượng mưa (SPI) Mô hình hồi quy Đầu ra
Chỉ số chuẩn hóa lượng mưa và bốc Mô hình chuỗi thới gian Thời gian dự báo
hơi (SPEI) Mô hình xác suất
Bắt đầu và kết thúc
Chỉ số Palmer (PDSI) Mạng thần kinh nhân tạo (ANN)
Chỉ số độ ẩm cây trồng (CMI) Tính chất nghiêm trọng
Mạng noron thích nghi mờ (ANFIS)
Chỉ số cung cấp nước mặt (SWSI) Khả năng phát sinh
Mô hình hỗn hợp

Chỉ số khí hậu toàn cầu

El Nino and the Southern Oscillation (ENSO)


Sea Surface Temperature (SST)
Southern Oscillation Index (SOI)
Precipitation (Prec)
Temperature at 2m (T2M)
Temperature at 500mb, 850mb (T500, T850)
Velocity component along a line of latitude (U500, U800)
Velocity component along a line of latitude (V500, V850)
The vorticity of rotation of the air (Z500, Z850)
Relative Humidity at 500mb, 850mb (RH500, RH850)

Hình 7.3. Các thành phần của mô hình dự báo

225
a) Nhân tố dự báo (biến đầu vào)
Một trong những bước quan trọng nhất trong việc phát triển một mô hình dự báo
đạt yêu cầu là lựa chọn các biến đầu vào. Điều này là bởi vì các biến này xác định
cấu trúc của các mô hình dự báo, và ảnh hưởng đến các hệ số trọng số và kết quả của
các mô hình.
Các biến đầu vào (nhân tố dự báo) để dự báo hạn hán phụ thuộc vào các loại dự
báo hạn hán khác nhau (xem trên hình 7.3). Các biến và các thành phần liên quan
đến dự báo hạn hán bao gồm: (i) Lượng mưa để phân tích hạn khí tượng như là sự
thiếu hụt lượng mưa dẫn đến hạn hán; (ii) Số liệu dòng chảy, hồ chứa và mực nước
hồ để phân tích hạn thủy văn; (iii) Mực nước ngầm cho hạn nước ngầm; (iv) Độ ẩm
của đất và năng suất cây trồng cho hạn nông nghiệp (một số chỉ số hạn hán dựa trên
sự kết hợp của lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm của đất, đã được đề xuất trong những
thập kỷ gần đây để nghiên cứu hạn nông nghiệp có thể được sử dụng để dự báo).
Một số chỉ số hạn hán đã được dùng để dự báo hạn hán và xác định các đặc trưng
khác nhau của hạn hán, chẳng hạn như cường độ, thời gian, mức độ nghiêm trọng và
phạm vi không gian. Ngoài ra, các chỉ số khí hậu như ENSO, SOI, SST và các
trường khí hậu của các mô hình dự toàn cầu như: Nhiệt độ bề mặt (t2m), nhiệt độ
mực 850mb (t850mb), áp suất mực mặt biển (slp), gió mực 850mb (u850, v850), gió
mực 200mb (u, v200), độ cao địa thế vị (z500)… được sử dụng ngoài các biến khí
tượng thủy văn cho dự báo hạn hán dài hạn.
b) Yếu tố dự báo (biến đầu ra)
Có một số chỉ số hạn hán thường được sử dụng trong công tác dự báo, chẳng hạn
như chỉ số PDSI, độ ẩm cây trồng, SPI và SPEI. Chỉ số PDSI, SPI và SPEI là các chỉ
số truyền thống và phổ biến nhất cho dự báo hạn hán do tiêu chuẩn của nó.
c) Phương pháp dự báo
Có nhiều phương pháp truyền thống, chẳng hạn như mô hình phân tích hồi quy và
tự hồi quy tích hợp di chuyển trung bình, thường được sử dụng trong tính toán các
quá trình thủy văn. Các kỹ thuật mới như mạng thần kinh nhân tạo (ANN), Logic
mờ (FL) và Mạng noron thích nghi mờ (ANFIS) gần đây đã được chấp nhận như là
một công cụ thay thế hiệu quả cho mô hình của hệ thống thủy văn phức tạp và sử
dụng rộng rãi để dự báo. Mishra & Desai, 2006[92] áp dụng các mô hình mạng thần
kinh và ARIMA để dự báo hạn hán với yếu tố dự báo là SPI. Các kết quả đã chứng
minh rằng phương pháp mạng thần kinh có thể được áp dụng thành công cho dự báo
hạn hán. Hơn nữa, Hiệp hội Kỹ sư Dân dụng Hoa Kỳ (American Society of Civil
Engineers - ASCE)[93] đã làm một đánh giá toàn diện của các ứng dụng của ANN
trong bối cảnh dự báo thủy văn. Trong những năm gần đây Mạng noron thích nghi

226
mờ (ANFIS) là sự kết hợp của phương pháp ANN và FL, đã được sử dụng trong các
vấn đề về mô hình về kỹ thuật phi tuyến và tài nguyên nước[94].
d) Kiểm định mô hình dự báo
Để biết được một mô hình dự báo có hiệu quả và có độ tin cậy hay không thì ta
cần phải kiểm định kết quả dự báo của mô hình. Để kiểm định kết quả dự báo của
mô hình chúng ta có thể đánh giá theo các tiêu chí thống kê, chẳng hạn như các hệ
số tương quan (Correlation Coefficient, CORR) và sai số căn quân phương (Root
Mean Square Error, RMSE) giữa liệt số liệu giá trị quan sát và liệt số liệu giá trị dự
báo. Giá trị của CORR càng gần 1.0 và RMSE càng gần 0 thì hiệu quả và độ tin cậy
của mô hình dự báo càng cao.
7.4.4. Mô hình giám sát và cảnh báo hạn
Hiện hay trên thế giới có nhiều mô hình giám sát và cảnh báo hạn khác nhau.
Trong phần này sẽ giới thiệu một Hệ thống giám sát và cảnh báo hạn tham khảo như
trên hình 7.4.

Số liệu quan trắc khí tượng Số liệu quan trắc và dự báo SSTA, SOI... Số liệu dự báo bề mặt từ các
(mưa, nhiệt độ…) từ các Trung tâm khí hậu thế giới trên mô hình Khí hậu toàn cầu
Internet

Các chỉ số hạn Diễn biến hoạt động của Trường các yếu tố khí tượng;
ENSO (SSTA, SOI) Lũy tích mưa thời đoạn; …….

Mô hình dự báo hạn

Diễn biến hạn hán tại thời điểm Kết quả dự báo hạn theo chỉ số hạn trong tương lai
hiện tại (Giám sát hạn) (Hạn ngắn, hạn dài)

Phân tích tổng hợp số liệu quan trắc và kết quả dự báo;
Xây dựng bản đồ dự báo, cảnh báo hạn

Bản tin hiện trạng; Bản tin dự báo hạn;


Bản tin đánh giá hiện trạng, dự báo và cảnh báo hạn

Hình 7.4. Sơ đồ hệ thống giám sát và cảnh báo sớm hạn hán

Hệ thống giám sát và cảnh báo hạn bao gồm 3 khối chính:
- Khối quan trắc và thu thập số liệu;

227
- Khối tính toán và xử lý số liệu;
- Khối phân tích tổng hợp số liệu quan trắc và kết quả dự báo để đưa ra các bản
đồ, bản tin đánh giá hiện trạng hạn và dự báo diễn biến hạn.
 Khối quan trắc và thu thập số liệu
- Số liệu quan trắc phục vụ dự báo và cảnh báo hạn bao gồm các số liệu quan trắc
của các trạm khí tượng (mưa, nhiệt độ, bốc hơi, gió, độ ẩm không khí, nắng, mây
tổng quan, độ ẩm đất);
- Các số liệu về các yếu tố khí hậu toàn cầu, gồm các số liệu quan trắc và dự báo
nhiệt độ mặt nước biển (4 khu vực đặc trưng cho hoạt động của ENSO), chỉ số dao
động phía nam SOI, trường các yếu tố khí tượng khác.
 Khối tính toán và xử lý số liệu
Khối này bao gồm việc tính toán và xử lý số liệu nhằm đưa ra được bức tranh
hiện trạng và diễn biến hạn hán trong tương lai (hạn ngắn và hạn dài).
- Dựa trên cơ sở số liệu được cập nhật về các đặc trưng khí tượng, tính toán các
chỉ số hạn cập nhật đến thời điểm quan trắc. Đây là những chỉ số thể hiện diễn biến
hạn đến thời điểm quan trắc.
- Chạy các mô hình dự báo hạn để xác định các đặc trưng của hạn hán trong
tương lai (ngắn hạn, dài hạn).
 Khối phân tích tổng hợp số liệu quan trắc, giám sát và kết quả dự báo
Sau khi đã thực hiện tính toán xử lý số liệu đánh giá hiện trạng và dự báo theo các
mô hình, chỉ số hạn khác nhau cần phân tích tổng hợp để đưa ra những bản tin đáng
tin cậy nhất. Đây là một bước quan trọng và đòi hỏi những kinh nghiệm nhất định
bởi có thể có những khác biệt nhất định giữa kết quả dự báo của các mô hình khác
nhau. Nếu sự khác biệt không lớn và các kết quả dự báo đều thể hiện một khuynh
hướng chung, đánh giá tổng hợp cuối cùng thể hiện “mức trung bình” của các mô
hình dự báo và khoảng biến động có thể xảy ra. Nếu có sự khác biệt đáng kể giữa
kết quả dự báo của các mô hình cần phân tích dựa vào các mẫu diễn biến tương tự
trong quá khứ và các cơ sở khác để loại trừ những kết quả dị thường.
Cần lưu ý rằng hạn hán thường xảy ra chậm, có tác động tích lũy và ít có khả
năng xảy ra đột ngột như mưa lũ, bởi vậy xu thế diễn biến của các chỉ số trong quá
khứ tính đến thời điểm dự báo là một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá.
7.4.5. Xây dựng Bản đồ dự báo và bản tin cảnh báo hạn sớm
a) Bản đồ dự báo hạn ngắn (1 đến 3 tháng kế tiếp kể từ tháng hiện tại)
Bản đồ dự báo hạn ngắn được thể hiện trên hình 7.5.

228
1 tháng 2 tháng 3 tháng
Hình 7.5. Bản đồ dự báo, cảnh báo theo chỉ số hạn

b) Bản đồ dự báo hạn dài (4 đến 12 tháng kế tiếp kể từ tháng hiện tại)
Bản đồ dự báo hạn dài thể hiện trên hình 7.6a, b sau đây:

4 tháng 5 tháng 6 tháng

7 tháng 8 tháng 9 tháng

Hình 7.6a. Bản đồ dự báo, cảnh báo hạn theo chỉ số SPI-1

229
10 tháng 11 tháng 12 tháng

Hình 7.6b. Bản đồ dự báo, cảnh báo hạn theo chỉ số SPI-1

c) Bản tin cảnh báo hạn


Dựa trên kết quả dự báo các chỉ số hạn (hạn ngắn, hạn dài) của mô hình dự báo
hạn để xây dựng bản tin cảnh báo báo hạn theo các yếu tố như: cấp hạn, cấp cảnh
báo và các biện pháp ứng phó có thể áp dụng tương ứng theo các chỉ số hạn (bảng
7.3). Lưu ý rằng để đưa ra cảnh báo tổng hợp xác thực cần kết hợp đánh giá tình
trạng hạn theo các chỉ số hạn, tình trạng nguồn nước hiện có và các kết quả dự báo
các chỉ số hạn, viễn cảnh nguồn nước trong các thời đoạn (tháng, mùa) tiếp theo.
Đồng thời cần tiếp tục đánh giá, kiểm định mức phù hợp của các chỉ số hạn để điều
chỉnh bảng phân cấp hạn và cấp cảnh báo.
Bảng 7.3. Cấp cảnh báo hạn theo chỉ số SPI và SPEI

Cấp hạn Cấp cảnh báo và biện pháp ứng phó


Cấp 1: Khuyến cáo về tình trạng thiếu hụt mưa, chú ý tiết kiệm nước khi các
Hạn nhẹ
chỉ số hạn của tháng hoặc/và của một vài tháng trước đều rơi vào cấp này.
Cấp 2: Cảnh báo tình trạng hạn vừa, chú ý tiết kiệm nước và chuẩn bị
Hạn vừa công tác dự phòng. Đặc biệt lưu ý khi các chỉ số hạn của tháng hoặc/và
của một vài tháng trước đều rơi vào cấp này.
Cấp 3: Cảnh báo tình trạng hạn nặng, yêu cầu các biện pháp tiết kiệm và
hạn chế dùng nước, đặc biệt khi các chỉ số hạn của tháng hoặc/và của một
vài tháng trước đều rơi vào cấp này. Các công tác dự phòng cần được
Hạn nặng
kiểm tra. Nếu tình trạng nguồn nước (hồ chứa, dòng chảy mặt, nước
ngầm) giảm thấp có thể áp dụng chế độ ngừng cấp nước cho các hộ ít
quan trọng nhất.
Cấp 4: Cảnh báo tình trạng hạn rất nặng. Tùy theo tình trạng nguồn nước
Hạn cực
mặt có thể ngừng cấp nước cho các hộ ít quan trọng và/hoặc áp dụng chế độ
nặng
dùng nước theo định mức. Có thể phải khởi động các hoạt động cứu trợ.

230
7.5. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ HẠN HÁN PHỤC VỤ CẤP NƯỚC CHO CÁC
NGÀNH KINH TẾ QUỐC DÂN
Các công cụ quản lý hạn phục vụ cấp nước cho các ngành kinh tế quốc dân có thể
sử dụng và tính toán theo các bước như sơ đồ sau:

Hình 7.7. Sơ đồ các công cụ quản lý hạn hán


1. Các mô hình dự báo lượng mưa:
Sử dụng các mô hình dự báo lượng mưa như mô hình thống kê, mô hình động lực
(theo các mô hình khí hậu toàn cầu) để dự báo lượng mưa với các thời hạn khác
nhau (hạn ngắn từ 1 đến 3 tháng, hạn dài từ 4 đến 12 tháng).
2. Các mô hình, quy chuẩn và quy phạm để tính toán yêu cầu nước cho các ngành
kinh tế quốc dân:
Dựa vào lượng mưa dự báo kết hợp với các mô hình tính nhu cầu nước cho nông
nghiệp để tính toán yêu cầu nước cho nông nghiệp;
Sử dụng các quy trình quy phạm để xác định yêu cầu nước cho các ngành kinh tế
quốc dân khác.
3. Mô hình mưa dòng chảy Mike - Nam, mô hình thủy lực Mike11 tính toán cân
bằng nước, thủy lực và xâm nhập mặn cho hệ thống và lưu vực:
Dựa vào lượng mưa dự báo và yêu cầu nước của các ngành kết hợp với mô hình
mưa dòng chảy Mike - Nam để tính toán cân bằng nước, lưu lượng, mực nước cho
các tiểu vùng, các hồ chứa;
Sử dụng mô hình Mike11 với số liệu đầu vào là kết quả của mô hình Mike - Nam
và tài liệu thủy văn vùng cửa sông (chịu ảnh hưởng của thủy triều) để tính toán lưu
lượng, mực nước và xâm nhập mặn cho các điểm trên hệ thống sông.

231
4. Bản tin kế hoạch sản xuất nông nghiệp, khả năng lấy nước của các công trình
thủy lợi và phân bổ nguồn nước cho hệ thống và lưu vực khi xảy ra hạn hán:
- Từ kết quả tính toán cân bằng nước đưa ra bản tin về tình trạng thừa thiếu nước
và kế hoạch sản xuất nông nghiệp;
- Từ kết quả mực nước và xâm nhập mặn đưa ra bản tin về kế hoạch về khả năng
có thể lấy nước của các công trình thủy lợi;
- Phân bổ lại nguồn nước theo mức độ ưu tiên cho các ngành.
5. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quản lý hạn hán (website):
- Hệ thống cơ sở dữ liệu về lượng mưa dự báo, yêu cầu nước của các ngành, tính
toán cân bằng nước, mực nước và xâm nhập mặn để hỗ trợ cho việc xây dựng các
bản tin;
- Hệ thống thông tin về kế hoạch sản xuất nông nghiệp, khả năng lấy nước của
các công trình thủy lợi và phân bổ nguồn nước cho hệ thống và lưu vực khi xẩy ra
hạn hán.

232
Chương 8
KIỂM SOÁT TIÊU THOÁT NƯỚC

8.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI KIỂM SOÁT TIÊU THOÁT NƯỚC

8.1.1. Khái quát chung


Trong chương trước ta đã nghiên cứu về hạn hán mà mục đích chính là xác định
được các nguyên nhân gây ra hạn hán, các giải pháp có thể áp dụng để ngăn ngừa và
hạn chế tác hại do hạn hán gây ra, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hạn
hán thường chỉ xuất hiện vào mùa khô khi mà lượng mưa và độ ẩm không khí thấp
hơn nhiều so với mức trung bình nhiều năm trong một thời đoạn xác định, hoặc khi
mực nước, lưu lượng và tổng lượng nước đến thấp hơn nhiều so với yêu cầu của các
đối tượng sử dụng nước trong khoảng thời gian xác định, hoặc khi lượng nước có
sẵn trong đất giảm xuống dưới mức cho phép của cây trồng trong từng giai đoạn
sinh trưởng làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng.
Ngược lại về mùa mưa khi xuất hiện các trận mưa lớn (lớn cả về tổng lượng và
cường độ mưa) hoặc khi nguồn nước cung cấp và chế độ cấp nước vượt quá yêu cầu
của các đối tượng sử dụng nước, nếu không được tiêu thoát nước kịp thời sẽ gây ra
úng ngập, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thừa nước cần phải tiêu thoát nhưng có
thể khái quát lại thành hai nguyên nhân chính bắt nguồn từ yếu tố tự nhiên và yếu tố
con người.

8.1.2. Yếu tố tự nhiên


8.1.2.1. Vị trí địa lý
Theo quy luật tự nhiên, mỗi khu vực nghiên cứu ở những vị trí khác nhau về tọa
độ địa lý, khác nhau về vùng địa lý (trung du, miền núi, đồng bằng, ven biển...) có
đặc điểm về khí hậu nói chung và đặc điểm mưa nhất là đặc điểm mưa gây úng nói
riêng là khác nhau. Ví dụ có những vùng mưa rất lớn như Bắc Quang (Hà Giang) từ
4.800 - 5.000mm, Đèo Ngang, miền núi Quảng Nam từ 3.000 - 3.500mm, thậm chí
trên 4.000mm. Các vùng Tiên Yên, Móng Cái (Quảng Ninh), Mường Tè (Lai Châu),
Tam Đảo (Vĩnh Phúc), phía Đông dãy Hoàng Liên Sơn, Plâyku (Gia Lai), phía Tây

233
cao nguyên Girinh-Mơnông và phía Bắc cao nguyên Langbiang lượng mưa năm từ
2.800 - 3.000mm... Ngược lại có những vùng mưa rất ít, quanh năm khô hạn, lượng
mưa năm chỉ khoảng trên dưới 1.000mm như thung lũng sông Mã, Yên Châu (Sơn
La) từ 1.000 - 1.100mm, thung lũng Mường Xén ở phía Tây Nghệ An, khu vực Ninh
Thuận từ 600 - 700mm, Bình Thuận từ 1.000 - 1.300mm.
Các đặc điểm về địa hình (mức độ lồi lõm, cao thấp, mức độ chia cắt, độ dốc hay
độ nghiêng và hướng nghiêng của địa hình....), đặc điểm về lớp phủ bề mặt lưu vực
(có cây cối che phủ hay đất trống, đất canh tác hay đất thổ cư, đất hoang hoá, đất đô
thị v.v...), về chế độ dòng chảy và chế độ mực nước của các sông suối và nơi nhận
nước tiêu của các khu vực là khác nhau. Sự khác nhau này có ảnh hưởng rất lớn đến
kết quả tính toán chế độ tiêu nước mặt. Do vậy vị trí địa lý của hệ thống tiêu là một
trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chế độ tiêu nước.
8.1.2.2. Đặc điểm mưa
Đặc điểm của trận mưa gây úng ngập được thể hiện ở độ lớn về tổng lượng mưa,
số ngày mưa, dạng phân bố lượng mưa theo thời gian của một trận mưa và thời điểm
xảy ra mưa. Các đặc điểm nói trên của mưa gây úng là yếu tố rất quan trọng ảnh
hưởng có tính chất quyết định đến chế độ tiêu nước cho một vùng hay một hệ thống
thủy lợi. Các hệ thống tiêu có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khác nhau thì đặc điểm
mưa gây úng cũng rất khác nhau và yêu cầu tiêu cũng khác nhau. Trong những năm
gần đây dưới tác động của biến đổi khí hậu, mưa lớn nhất thời đoạn ngắn có xu
hướng tăng về tổng lượng và cường độ, xuất hiện đồng thời trên phạm vi rộng và
diễn biến rất bất thường (bất thường cả về thời điểm xuất hiện mưa cũng như dạng
phân phối của mô hình mưa) làm yêu cầu tiêu nước trên các hệ thống thủy lợi ngày
càng trở nên căng thẳng hơn trong khi khả năng tiêu thoát nước của các công trình
lại có hạn và hệ quả của nó là gây nên úng ngập.
8.1.2.3. Đặc điểm thủy triều
Biện pháp tiêu nước cho các hệ thống thủy lợi vùng ven biển chủ yếu là tự chảy
bằng cách lợi dụng thời điểm mực nước triều tại nơi nhận nước tiêu xuống thấp hơn
mực nước ở trong đồng để tiêu. Vì vậy đặc điểm của thủy triều có ảnh hưởng rất
quan trọng đến biện pháp tiêu, chế độ tiêu của khu vực. Thời gian mực nước triều tại
nơi nhận nước tiêu thấp hơn mực nước trong đồng càng dài và chân triều càng thấp
thì tiêu nước tự chảy càng thuận lợi và do vậy hệ số tiêu càng nhỏ.
8.1.2.4. Chế độ mực nước tại nơi nhận nước tiêu
Mực nước tại nơi nhận nước tiêu có ảnh hưởng quyết định đến biện pháp tiêu của
hệ thống tiêu (tiêu tự chảy hoặc tiêu bằng động lực), phạm vi và giới hạn của vùng

234
tiêu tự chảy và quy mô của công trình tiêu tự chảy. Khi mực nước tại nơi nhận nước
tiêu thấp hơn mực nước cần giữ lại trong đồng thì biện pháp tiêu tự chảy được áp
dụng, còn ngược lại khi muốn tiêu phải áp dụng biện pháp tiêu bằng động lực. Đối
với hệ thống tiêu động lực, mực nước của nơi nhận nước tiêu ảnh hưởng nhiều đến
lưu lượng và hiệu suất bơm của các trạm bơm, làm ảnh hưởng đến hệ số tiêu thực tế
mà công trình tiêu có thể đáp ứng được. Đã xảy ra nhiều trường hợp khi yêu cầu tiêu
nước đang đòi hỏi rất cấp bách thì có rất nhiều trạm bơm phải ngừng hoạt động khi
mực nước sông tại nơi nhận nước tiêu vượt quá mức cho phép.
Trong những năm gần đây, cùng với tác động của biến đổi khí hậu và các tác
động khác của con người nên mực nước trên các sông về mùa lũ có xu hướng ngày
một nâng cao. Hệ quả làm hạn chế khả năng tiêu nước của các sông ngòi và các
công trình đã có, năng lực tiêu thực tế công trình có thể đáp ứng bị giảm nhỏ, làm
giảm quy mô vùng tiêu tự chảy và tăng quy mô vùng tiêu bằng động lực, làm tăng
diện tích bị úng do không được tiêu thoát kịp thời.
8.1.2.5. Đặc điểm yếu tố địa hình và địa mạo
Cao độ và hướng dốc của địa hình của vùng tiêu như hướng dốc, độ dốc và cao độ
mặt đất tự nhiên, phân bố sông ngòi, mức độ gồ ghề phức tạp của lưu vực tiêu... có
ảnh hưởng rất lớn đến việc phân vùng tiêu, đến biện pháp tiêu và yêu cầu tiêu nước.
Khi có mưa, lượng nước cần tiêu từ các khu vực cao đều tập trung về các khu vực
trũng thấp trong lưu vực trước khi thoát ra nơi nhận nước tiêu. Nếu điều kiện tiêu
thoát nước tại các cửa tiêu và nơi nhận nước tiêu không đáp ứng được yêu cầu sẽ sinh
ra úng ngập tại các khu vực này. Đối với hệ thống tiêu ở đồng bằng thì chênh lệch về
độ cao giữa các khu vực trong cùng một hệ thống không nhiều. Các khu vực trũng
thấp chiếm tỷ lệ lớn thường tập trung ven sông suối nơi có cao độ tự nhiên thấp hơn
mực nước sông trong mùa lũ nên không có khả năng tự tiêu thoát mà phải dựa vào
biện pháp tiêu động lực. Dao động về cao độ mặt ruộng ở vùng đồng bằng tuy nhỏ
nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến chế độ canh tác và biện pháp tiêu nước. Trong
phạm vi một khu vực nhỏ, chênh lệch cao độ mặt đất chỉ một vài mét, thậm chí vài
chục cm cũng làm thay đổi chế độ sản xuất cũng như giải pháp công trình tiêu nước.
Vùng tiêu có nhiều ao hồ hoặc đất trũng có khả năng trữ nước đều có tác dụng điều
tiết nước mưa và giảm nhẹ hệ số tiêu nên hệ số tiêu khi tính toán thường nhỏ.
8.1.2.6. Đặc điểm yếu tố thổ nhưỡng và chế độ nước ngầm tầng nông
Nước mưa rơi xuống một phần ngấm xuống đất để bổ sung nước ngầm, phần còn
lại tạo thành dòng chảy mặt. Khi lượng dòng chảy mặt hình thành do mưa quá lớn
không phù hợp với yêu cầu bắt buộc phải có biện pháp tiêu hết lượng nước thừa. Khi

235
mặt đất có tính thấm càng lớn thì lượng nước mưa ngấm xuống đất càng nhiều, hệ số
dòng chảy mặt càng nhỏ và lượng nước thừa cần phải tiêu càng ít. Hệ số tiêu cho vùng
có nhiều loại đất thấm nước mạnh nhỏ hơn so với vùng có nhiều loại đất ít thấm nước.
Độ sâu của nước ngầm tầng nông cũng có ảnh hưởng khá lớn đến tốc độ ngấm và
lượng nước ngấm xuống đất và do vậy cũng ảnh hưởng đến chế độ tiêu nước mặt.

8.1.3. Yếu tố kinh tế - xã hội


8.1.3.1. Phát triển nhanh chóng về kinh tế
Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế đã làm thay đổi quan trọng về cơ cấu sử
dụng đất trên hệ thống thủy lợi, làm thay đổi yêu cầu tiêu nước của cả hệ thống. Đặc
biệt quá trình đô thị hoá, nhu cầu về nhà ở tăng nhanh tại các vùng nông thôn, đã
làm cho diện tích ao hồ và những vùng trũng có khả năng điều tiết nước mưa ngày
một thu hẹp, trong khi đó diện tích đất thổ cư, đường sá và diện tích phi canh tác
khác ngày một nhiều. Hầu hết các đường làng, ngõ xóm, sân đều được bê tông hoá
hoặc lát gạch. Hệ quả của quá trình này làm tăng lượng dòng chảy mặt, làm tăng
lượng nước cần tiêu, làm tăng yêu cầu tiêu nước.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi
và đô thị hoá nhanh chóng thì vấn đề ô nhiễm môi trường (đất, nước...) ở các khu vực
sản xuất công nghiệp, các khu đô thị, thị xã, thị trấn, thậm chí ngay trong các làng xã
truyền thống đang trở thành một thực tiễn rất đáng quan ngại... Các loại chất thải rắn
khó phân hủy trong quá trình sản xuất và tiêu dùng thường không được xử lý kỹ hoặc
thậm chí không qua xử lý đang thải ra ngày một nhiều, là tác nhân chủ yếu tạo thành
các rào cản gây ách tắc dòng chảy và hủy hoại môi trường. Ngoài giải pháp cơ bản là
phải thu gom và xử lý triệt để mọi nguồn nước thải trước khi đổ ra các trục tiêu thì
việc bổ sung thêm lượng nước không ô nhiễm vào trong các hệ thống thủy lợi để pha
loãng và duy trì dòng chảy môi trường là rất cần thiết. Nhu cầu tiêu nước mùa kiệt cho
các khu vực chịu tác động của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá là tất yếu,
chính nó góp phần làm tăng hệ số tiêu nước và yêu cầu tiêu nước.
8.1.3.2. Năng lực tiêu nước của các công trình tiêu đã có thấp hơn yêu cầu tiêu
Cho đến nay cả nước đã xây dựng được hàng trăm hệ thống thủy lợi lớn nhỏ. Tuy
nhiên, hầu hết các công trình giữ vị trí then chốt trên hệ thống đều có thời gian phục
vụ từ trên 30 năm, thậm chí tới gần 100 năm nên đã bị xuống cấp rất nghiêm trọng,
nhiều hạng mục công trình chính bị hư hỏng nhưng vẫn không được sửa chữa hoặc
thay thế kịp thời. Lòng dẫn và hành lang tiêu thoát của nhiều tuyến kênh và trục tiêu
trên các hệ thống thủy lợi đều bị khai thác và lấn chiếm để phục vụ cho các mục tiêu
kinh tế[78]. Cùng với tình trạng có quá nhiều vật cản, nhiều công trình xây dựng trên

236
kênh có kết cấu và kích thước không hợp lý là hiện tượng bồi lắng và xói lở không
được nạo vét và tu sửa kịp thời đã làm biến dạng lòng dẫn, làm thay đổi chế độ thủy
lực, làm hạn chế khả năng phục vụ của các công trình tiêu nước đã có. Mặt khác,
phần lớn các công trình thủy lợi đã xây dựng cách đây từ hàng chục năm trở lên đều
tính toán thiết kế trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển như bây giờ, mới chỉ
hướng vào mục tiêu chính là đảm bảo yêu cầu tiêu cho nông nghiệp, chưa chú trọng
đến yêu cầu phát triển các khu đô thị, công nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Khác với
biện pháp tiêu nước cho khu vực sản xuất nông nghiệp, yêu cầu tiêu nước mưa cho
các khu đô thị, khu công nghiệp và nuôi trồng thủy sản đòi hỏi khẩn trương hơn,
triệt để hơn nhiều. Tuy nhiên, với kết cấu và quy mô của các công trình thủy lợi đã
có, chỉ với nhu cầu tiêu cho nông nghiệp không thôi thì phần lớn các công trình này
vẫn chưa đáp ứng được. Bởi thế khi có thêm nhu cầu tiêu thoát nước cho các khu
vực nói trên thì mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu nước với khả năng tiêu nước của các
công trình này càng trở nên căng thẳng hơn.
8.1.3.3. Quản lý khai thác
Trong quá trình quản lý cũng đã từng xảy ra không ít trường hợp lượng nước đưa
vào hệ thống thủy lợi vượt quá nhiều so với yêu cầu gây úng cục bộ hoặc mưa úng
xảy ra ngay sau đợt tưới nước - khi tất cả các diện tích có khả năng trữ nước như
kênh mương và ao hồ đều đã đầy nước. Trong các trường hợp như vậy đều làm tăng
nhu cầu tiêu và hệ số tiêu nước của hệ thống. Việc tiêu nước tuỳ tiện không theo quy
hoạch hoặc quy hoạch tiêu manh mún cùng với sự xuất hiện thêm nhiều trạm bơm
tiêu cho các vùng trũng thấp cũng làm tăng mực nước trên các trục tiêu. Sự phân
chia quyền sở hữu ruộng đất, sự chia cắt ranh giới hành chính trong các khu tiêu
cũng gây ra những trở ngại đáng kể trong quá trình tiêu, tạo ra những vùng úng ngập
không đáng có.

8.2. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG TIÊU THOÁT NƯỚC


8.2.1. Phân loại theo đặc điểm của đối tượng tiêu nước
8.2.1.1. Hệ thống tiêu thoát nước nông nghiệp và nông thôn
Hệ thống tiêu thoát nước nông nghiệp và nông thôn còn gọi là hệ thống tiêu nước
thủy lợi. Trong một hệ thống thủy lợi có rất nhiều đối tượng tiêu nước khác nhau
như đất nông nghiệp, đất ở nông thôn, đất đô thị, đất giao thông và các loại đất
khác... Tuy nhiên, đất nông nghiệp vẫn là đối tượng tiêu chiếm tỷ lệ diện tích lớn
nhất. Thông thường trong hệ thống tiêu thuộc loại này, diện tích đất nông nghiệp cần
tiêu thường chiếm tỷ lệ trên dưới 60% tổng diện tích cần tiêu của hệ thống còn lại là
các loại đất phi nông nghiệp. Đất ở nông thôn và đất ở đô thị chiếm tỷ lệ nhỏ, trên

237
dưới 10%. Sau đây là khái quát đặc điểm cơ bản của một số loại đối tượng tiêu nước
chính có mặt trong hệ thống tiêu:
a) Đất nông nghiệp
Có rất nhiều loại cây được trồng trên đất nông nghiệp. Do khả năng chịu ngập
(đối với lúa nước và cây trồng chịu ngập), khả năng chịu ẩm (đối với cây trồng cạn)
của các loại cây trồng rất khác nhau nên chế độ tiêu nước và hệ số tiêu cho từng loại
diện tích canh tác gieo trồng các loại cây khác nhau cũng không giống nhau. Lúa là
loại cây trồng có khả năng chịu ngập tốt nên khi cùng tiêu với một mô hình mưa tiêu
thì thời gian tiêu cho lúa lớn hơn và hệ số tiêu cho lúa nhỏ hơn khi tiêu cho các loại
cây trồng cạn khác. Khi tính toán chế độ tiêu cho nông nghiệp phải chia các loại cây
trồng có mặt trong vùng tiêu thành một số nhóm có đặc điểm sinh trưởng và khả
năng chịu úng ngập tương đồng nhau. Mỗi nhóm cây trồng sẽ áp dụng một phương
pháp tính toán tiêu nước phù hợp. Ví dụ nhóm cây trồng là lúa nước, nhóm cây
trồng là hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, nhóm cây ăn quả và cây công
nghiệp dài ngày v.v...
b) Đất đô thị và khu công nghiệp
Trong các hệ thống tiêu thuộc loại này, đất đô thị thường chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng
từ 2-5% tổng diện tích cần tiêu của hệ thống thủy lợi. Do phần lớn bề mặt của các đô
thị và khu công nghiệp nói chung đều được bê tông hoá và kiên cố hoá nên hệ số
hình thành dòng chảy mặt do mưa là rất lớn, trong rất nhiều trường hợp lượng nước
tổn thất do ngấm xuống đất không đáng kể. Mặt khác quá trình phát triển đô thị làm
cho diện tích ao hồ trong khu vực được đô thị hoá bị thu hẹp. Vì vậy khả năng trữ
nước và điều tiết nước mưa trong quá trình tiêu ở các khu đô thị rất thấp. Kết quả là
hệ số tiêu nước cho các khu đô thị và công nghiệp thường rất lớn, lớn hơn nhiều so
với các loại đối tượng tiêu nước khác. Khi tính toán chế độ tiêu cho hệ thống thủy
lợi thì đối tượng tiêu nước là đất đô thị và đất khu công nghiệp được xếp vào một
nhóm riêng [79]. Phương pháp tính toán hệ số tiêu cho đối tượng này phụ thuộc vào
tỷ lệ diện tích của nó trong hệ thống tiêu.
c) Đất ở nông thôn
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng nông thôn ở
nước ta có tốc độ đô thị hoá rất cao: hầu hết các gia đình đều có nhà, sân và các công
trình sinh hoạt khác được làm khá kiên cố, các tuyến đường làng, ngõ xóm đều được
gạch hoá và bê tông hoá nên hệ số dòng chảy đã tăng lên rất nhiều so với trước đây.
Do có mật độ dân cư không đông như ở thành thị, nhiều cây cối, vườn tược cùng với
nhiều diện tích ao hồ và khu trũng có khả năng trữ nước và điều tiết nước mưa nên

238
yêu cầu tiêu nước cho khu vực đất ở nông thôn vẫn thấp hơn nhiều so với tiêu cho
thành thị. Phương pháp tính toán chế độ tiêu nước cho đối tượng tiêu nước này cũng
tương tự như tính toán chế độ tiêu nước không phải là đất lúa.
d) Các loại đất khác
Các loại đất khác có mặt trong hệ thống tiêu như đất chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản, điểm du lịch, khu nghỉ ngơi giải trí... đều có yêu cầu tiêu nước riêng tuỳ thuộc
vào từng trường hợp cụ thể. Hệ số tiêu của từng đối tượng tiêu nước thuộc loại này
cũng rất khác nhau. Phương pháp tính toán chế độ tiêu nước cho các đối tượng tiêu
nước khác cũng tương tự như tính toán chế độ tiêu nước không phải là đất lúa.
Ghi chú:
1. Do cao độ mặt bằng hứng nước của các loại đất đô thị, đất ở nông thôn cũng như các
loại đất khác thường cao hơn nhiều so với đất nông nghiệp nên lượng nước cần tiêu từ các
khu vực này thường đổ trực tiếp vào hệ thống tiêu cho đất nông nghiệp.
2. Phương pháp tính toán yêu cầu tiêu nước cho các đối tượng tiêu nước có mặt trong hệ
thống tiêu và yêu cầu tiêu nước cho cả hệ thống được quy định trong TCVN 10406:2015,
Công trình thủy lợi - Tính toán hệ số tiêu thiết kế [73].
8.2.1.2. Hệ thống tiêu thoát nước đô thị và khu công nghiệp tập trung
Thông thường thành thị là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của một khu vực
hoặc một địa phương, nơi có mật độ dân cư rất đông. Yêu cầu tiêu nước cho khu
vực này đòi hỏi phải triệt để và kịp thời. Phương pháp tính toán chế độ tiêu nước
và hệ số tiêu nước cho khu vực thành thị khác với tính toán tiêu cho nông nghiệp.
Do phần lớn bề mặt của các đô thị và các khu công nghiệp tập trung đều được bê
tông hoá và kiên cố hoá nên hệ số dòng chảy do mưa là rất lớn, trong rất nhiều
trường hợp lượng nước tổn thất do ngấm xuống đất không đáng kể. Mặt khác quá
trình phát triển đô thị làm cho diện tích ao hồ trong khu vực được đô thị hoá bị thu
hẹp. Vì vậy khả năng trữ nước và điều tiết nước mưa trong quá trình tiêu ở các khu
đô thị rất thấp.
Sông suối không chỉ là trục tiêu thoát các loại nước thải chính cho các khu vực dân
cư và khu đô thị mà còn là nơi thu trữ nước mưa, góp phần điều tiết và giảm nhẹ yêu
cầu tiêu nước. Tuy nhiên trong những năm gần đây, dưới tác động của cơn lốc đô thị
hoá, rất nhiều kênh mương hở trong các thành phố lớn đều được “cống hoá” để trở
thành các trục tiêu ngầm. “Cống hoá” không chỉ làm thu hẹp diện tích mặt cắt ướt mà
còn hạn chế khả năng tập trung nước mưa từ trên mặt đất xuống cống, thậm chí trong
rất nhiều trường hợp nước mặt không thể chảy vào trong cống hoặc rất khó chảy vào
do hệ thống các cửa thu gom nước mưa vào lòng cống bị rác rưởi làm tắc nghẽn.

239
Khu vực thành thị và công nghiệp là nơi có nhu cầu tiêu thụ nước rất lớn, cũng là
nơi có lượng nước thải sinh hoạt đổ vào các trục tiêu là rất lớn. Xử lý nước thải
trước khi chuyển đến nơi nhận nước tiêu là một vấn đề cần đặc biệt chú ý khi nghiên
cứu đề xuất biện pháp tiêu nước cho khu vực này. Khác với tiêu cho nông nghiệp,
yêu cầu tiêu nước cho khu vực đô thị và công nghiệp phải tiến hành quanh năm.
Tổng lượng nước cần tiêu trong mùa kiệt cho đối tượng tiêu nước này bao gồm cả
lượng nước thải ra trong quá trình sản xuất, sinh hoạt và lượng nước cần thiết để pha
loãng nhằm duy trì và cải thiện điều kiện môi trường.
Như vậy với cùng một trận mưa thì tổng lượng nước cần tiêu và hệ số tiêu của
khu vực đô thị thường lớn gấp nhiều lần tiêu cho nông nghiệp, còn thời gian tiêu thì
ngắn hơn.
Ghi chú:
Theo TCVN 10406:2015, Công trình thủy lợi - Tính toán hệ số tiêu thiết kế: Khi lập quy
hoạch tiêu hoặc thiết kế xây dựng công trình đầu mối tiêu cho vùng có nhiều đối tượng tiêu,
hệ số tiêu thiết kế của đối tượng tiêu nước là khu công nghiệp và đô thị xác định như sau:
a) Trường hợp đối tượng tiêu nước này chiếm tỷ lệ diện tích từ 50% tổng diện tích cần
tiêu của vùng trở lên và tập trung thành một tiểu vùng độc lập trong vùng tiêu, có biện pháp
tiêu nước tương đối độc lập với biện pháp tiêu nước chung của vùng tiêu, hệ số tiêu được
chọn là trị số lớn nhất trong số các kết quả tính toán theo hai phương pháp sau đây:
+ Phương pháp 1: Xác định đường quá trình lưu lượng nước từ các cửa ra của tiểu vùng
này đổ trực tiếp vào trục tiêu chung của vùng theo TCVN 7957:2008, Thoát nước - Mạng
lưới công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế, sau đó quy đổi ra đường quá trình hệ số tiêu
và hệ số tiêu thiết kế [74].
+ Phương pháp 2: Sử dụng mô hình mưa 48h lớn nhất thiết kế. Phương pháp tính toán
thực hiện theo quy định tại TCVN 10406:2015.
b) Trường hợp các khu công nghiệp và đô thị tuy là một đối tượng tiêu nước của vùng
tiêu nhưng chiếm tỷ lệ diện tích dưới 10% diện tích cần tiêu của vùng, tiêu nước trực tiếp
vào hệ thống tiêu chung của vùng, có thể sử dụng mô hình mưa tiêu cho nông nghiệp và áp
dụng công thức tính toán được TCVN 10406:2015 quy định.
c) Trường hợp các khu công nghiệp và đô thị chiếm tỷ lệ diện tích từ 10% đến dưới 50%
tổng diện tích cần tiêu của vùng, tuỳ từng trường hợp cụ thể xem xét lựa chọn áp dụng
phương pháp nêu tại mục a hoặc phương pháp nêu tại mục b tính toán hệ số tiêu thiết kế.

8.2.2. Phân loại theo biện pháp tiêu


8.2.2.1. Hệ thống tiêu tự chảy
Hệ thống tiêu tự chảy là hệ thống tiêu có các công trình nhận nước và chuyển
nước từ nơi có nhu cầu tiêu đến nơi tập trung nước bằng trọng lực, có hoặc không có

240
công trình đầu mối (cống đưa nước vào nơi nhận nước tiêu, ví dụ như cống ven
sông). Hệ thống tiêu tự chảy thường tập trung ở vùng núi, trung du, bán sơn địa, nơi
có cốt đất cao. Đặc điểm của hệ thống tiêu tự chảy là thời gian tiêu trong ngày phải
đảm bảo ở mức tối đa, tiêu được liên tục suốt ngày đêm.
8.2.2.2. Hệ thống tiêu bán tự chảy
Là hệ thống tiêu có quá trình tiêu bị chi phối bởi mực nước tại nơi tập trung nước
tiêu. Trong một ngày có lúc tiêu được tự chảy, có lúc không. Trong một tháng có thể
có ngày tiêu được tự chảy, có ngày không. Trong một năm có tháng tiêu được tự
chảy, có tháng không. Phần lớn các hệ thống tiêu vùng ven biển chịu ảnh hưởng của
chế độ thủy triều là hệ thống tiêu bán tự chảy.
8.2.2.3. Hệ thống tiêu động lực
Là hệ thống tiêu phải sử dụng năng lượng của máy bơm để tiêu thoát nước. Công
trình tiêu có thể là một hay nhiều trạm bơm hoặc tiêu. Các trạm bơm bố trí trong hệ
thống tiêu có thể là bơm tập trung ra sông trục lớn hoặc là hệ thống bơm phân tán
nội đồng. Đây là loại hệ thống tiêu rất phổ biến ở vùng đồng bằng.
8.2.2.4. Hệ thống tiêu hỗn hợp
Là hệ thống tiêu trong đó áp dụng nhiều biện pháp tiêu khác nhau, hỗ trợ lẫn
nhau. Nói cách khác, hệ thống tiêu hỗn hợp là tập hợp các tiểu hệ thống tiêu tự chảy
và bán tự chảy, hoặc tự chảy và động lực. Hiện nay phần lớn các hệ thống tiêu ở
vùng đồng bằng là hệ thống tiêu hỗn hợp.

8.3. BỐ TRÍ HỆ THỐNG TIÊU THOÁT NƯỚC CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI

8.3.1. Phân cấp kênh


Tương tự như hệ thống tưới, hệ thống kênh mương tiêu thoát nước trong các hệ
thống thủy lợi được chia thành 5 cấp gồm: Kênh chính, Kênh nhánh cấp I, Kênh
nhánh cấp II, Kênh nhánh cấp III và Kênh nội đồng (cấp kênh chuyển nước tiêu từ
các cánh đồng ra kênh) [53].
a) Kênh chính: Còn gọi là trục tiêu chính, là kênh tiếp nhận nước tiêu từ các kênh
cấp I chuyển đến để sau đó tiêu trực tiếp ra khu nhận nước tiêu qua công trình đầu
mối tiêu. Thông thường các trục tiêu chính trong hệ thống tiêu đều có nguồn gốc là
sông suối tự nhiên trong vùng tiêu được cải tạo mà thành. Kênh chính tiêu thường
được ký hiệu là KT. Nếu hệ thống có nhiều kênh chính thì ký hiệu là KT1, KT2,
KT3.... Cũng có thể gọi theo tên địa phương hay theo tên của sông suối trước khi
được cải tạo thành trục tiêu chính.

241
b) Kênh nhánh cấp I: Tiếp nhận nước trực tiếp từ các kênh cấp II chuyển đến sau
khi đã nhận nước từ các kênh cấp thấp hơn đổ vào. Kênh nhánh cấp I thường được
ký hiệu là T1, T2, T3...
c) Kênh nhánh cấp II: Tiếp nhận nước trực tiếp từ các kênh cấp III chuyển đến
sau khi đã nhận nước từ các kênh cấp thấp hơn đổ vào. Kênh nhánh cấp II thường
được ký hiệu là T1-1, T1-2, T1-3 ...; T2-1, T2-2, T2-3...
d) Kênh nhánh cấp III: Tiếp nhận nước trực tiếp từ các kênh cấp IV (với hệ thống
tiêu lớn) hoặc nhận trực tiếp từ các mương chân rết hoặc từ các cánh đồng đổ vào
(với hệ thống tiêu nhỏ). Kênh nhánh cấp III thường được ký hiệu là T1-1-1, T1-1-2, ...,
T1-2-1, T1-2-2, ...; T2-1-1, T2-1-2 v.v...
e) Kênh nhánh cấp IV (kênh nội đồng): Tiếp nhận nước trực tiếp từ các cánh đồng
hoặc từ các mương chân rết đổ vào, sau đó chuyển nước ra nơi nhận nước tiêu thông
qua hệ thống kênh cấp trên và công trình đầu mối tiêu.
Nơi nhận nước tiêu

T2

T4
KT
T1-2-2
T1

T1-2

T1-1
T1-2-1

T1-2-1-2

T1-2-1-1

T1-2-1-4

Hình 8.1: Sơ đồ ký hiệu các cấp kênh tiêu

Chú thích:
1. Về ký hiệu kênh tiêu (xem hình 8.1):
- Những ký hiệu có một chỉ số là kênh cấp I, có hai chỉ số là kênh cấp II, có 3 chỉ số là
kênh cấp III, có 4 chỉ số là kênh cấp IV.
- Mũi tên là chỉ hướng dòng chảy trong kênh. Theo chiều dòng chảy, những kênh nằm ở
bờ phải của tất cả các cấp kênh ký hiệu bằng chỉ số chẵn như T2, T4 , T6 ... Những kênh nằm
ở bờ trái ký hiệu bằng chỉ số lẻ như T1, T3, .., T1-1, T1-3... T1-2, T1-4... T1-2-1, T1-2-2 v.v...
2. Tùy thuộc vào quy mô và đặc điểm của hệ thống thủy lợi mà số lượng cấp kênh trong
mỗi hệ thống có thể nhiều hơn hoặc ít hơn quy định trên. Các hệ thống tiêu lớn (Hệ thống
tiêu cấp I có diện tích tiêu trên 50.000ha) có thể bố trí tới 6 cấp kênh. Các hệ thống tiêu có

242
quy mô nhỏ (có diện tích tiêu từ 2.000ha trở xuống) phần lớn kênh cấp II hoặc cấp III đã
được gọi là kênh nội đồng.

8.3.2. Yêu cầu bố trí hệ thống kênh tiêu thoát nước


Hầu hết các hệ thống thủy lợi ở nước ta đều có hai nhiệm vụ chính là cấp nước và
tiêu thoát nước cho các đối tượng dùng nước trên hệ thống. Bởi vậy khi nghiên cứu
bố trí hệ thống tiêu thoát nước cho các hệ thống thủy lợi không thể tách rời việc bố
trí hệ thống cấp nước cho hệ thống. Bố trí hệ thống tiêu thoát nước phải đáp ứng các
yêu cầu sau đây:
- Có đủ năng lực tiếp nhận toàn bộ lượng nước thừa trong hệ thống để chuyển ra
khu nhận nước tiêu, đảm bảo không để xảy ra úng nước cho các đối tượng dùng
nước phù hợp với mức đảm bảo thiết kế.
- Có khả năng tiếp nhận toàn bộ lượng nước từ kênh cấp nước khi cần phải tháo
cạn nước kênh (sửa chữa, nâng cấp kênh cấp nước và công trình trên kênh hoặc kênh
đang cấp nước gặp các sự cố bất thường cần phải tháo cạn để đảm bảo an toàn cho
kênh và vùng hưởng lợi).
- Kênh tiêu nước có thể kết hợp giao thông thủy hoặc trữ nước để chống hạn.
- Điều tiết chế độ nước ngầm trong đồng ruộng đối với vùng chuyên canh cây
trồng cạn để đảm bảo độ ẩm thích hợp cho cây.

8.3.3. Nguyên tắc bố trí


- Kênh tiêu bố trí nơi thấp nhất để có thể tiếp nhận nước tiêu tự chảy cho các khu
vực trong vùng tiêu.
- Kênh ngắn để có thể tiêu nhanh và khối lượng xây dựng công trình nhỏ.
- Phối hợp chặt chẽ với hệ thống khác như kênh tưới, đường giao thông. Triệt để
lợi dụng sông ngòi có sẵn cải tạo thành
kênh tiêu.
- Lợi dụng tổng hợp (trữ nước phục vụ
450 - 600
tưới, giao thông thủy, …).
- Tùy điều kiện địa hình cụ thể của hệ Rmin ≥ 10.B
thống tiêu, có thể bố trí kênh tưới và kênh
tiêu cùng cấp liền kề nhau (hai kênh, ba
bờ) hoặc bố trí cách nhau. Vùng đồng bằng B
và ven biển nên tận dụng tối đa đặc điểm Hình 8.2: Sơ đồ bố trí nối tiếp
địa hình và chế độ thủy văn để bố trí kênh giữa kênh tiêu cấp dưới bị uốn cong
tưới tiêu kết hợp. với kênh tiêu cấp trên

243
- Các kênh tiêu cấp dưới nối tiếp kênh tiêu cấp trên tốt nhất theo góc 45 - 60.
Không tạo thành góc trên 90.
- Khi kênh phải lượn vòng, gấp khúc thì nên tạo thành tuyến cong với bán kính
Rmin không nhỏ hơn 10.B hoặc 100.R1,5 trong đó B là chiều rộng mặt nước của kênh
và R là bán kính thủy lực của kênh tại đoạn uốn cong (m).
- Khi kênh ít có khả năng tiêu tự chảy thì nên bố trí tập trung về một cửa để tiêu
bằng động lực.

8.3.4. Khoảng cách giữa các kênh


Khoảng cách giữa các kênh cấp và kênh tiêu cùng cấp phụ thuộc vào kích thước
thửa ruộng và quy mô của cánh đồng. Thửa ruộng là đơn vị canh tác nhỏ nhất trên
cánh đồng. Một cánh đồng canh tác cơ giới được phân thành nhiều thửa ruộng ngăn
cách bởi bờ thửa. Bờ thửa là bờ ruộng tạm thời, khi sử dụng biện pháp canh tác cơ
giới có thể bị phá bỏ. Tùy thuộc vào quy mô diện tích và đặc điểm của cánh đồng,
một mương chân rết có thể phụ trách một hoặc nhiều thửa ruộng. Thông thường
khoảng cách giữa các mương chân rết ở vùng đồng bằng từ 100m - 200m còn ở
trung du miền núi có thể nhỏ hơn.

8.3.5. Sơ đồ bố trí hệ thống kênh tiêu và kênh cấp nước riêng biệt
Tùy theo đặc điểm của từng cánh đồng và của từng hệ thống thủy lợi, khi bố trí
hệ thống kênh tiêu và kênh cấp nước hoạt động độc lập, có thể lựa chọn áp dụng một
trong 3 sơ đồ bố trí được thể hiện trong hình 8.3.
Kênh tưới
Kênh tưới

Kênh tưới

Kênh tiêu
Kênh tiêu Kênh tiêu

a) Kênh tưới và kênh tiêu cùng cấp b) Kênh tưới và kênh tiêu cùng cấp
bố trí liền kề nhau bố trí cách nhau

Hình 8.3: Sơ đồ bố trí kênh tưới và kênh tiêu hoạt động độc lập
trong cùng một hệ thống thủy lợi

244
8.3.6. Sơ đồ bố trí hệ thống kênh cấp nước và tiêu thoát nước kết hợp
8.3.6.1. Hệ thống thủy lợi ở vùng đồng bằng ven biển và gần biển
Vùng đồng bằng ven biển và gần biển có địa hình bằng phẳng, cao độ mặt đất tự
nhiên thấp và chịu ảnh hưởng rất mạnh của triều nên biện pháp thủy lợi áp dụng cho
khu vực này chủ yếu là cấp nước tự chảy (tự chảy hoàn toàn hoặc bán tự chảy) và
tiêu tự chảy hoàn toàn hoặc tiêu bán tự chảy. Nguyên tắc bố trí hệ thống kênh
mương cấp nước và tiêu thoát nước áp dụng cho các hệ thống này là triệt để lợi dụng
sự thay đổi mực nước của thủy triều để lấy nước tự chảy và tiêu tự chảy (có thể tự
chảy hoàn toàn hoặc bán tự chảy). Tùy từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn phương
án bố trí theo các hình 8.4 hoặc 8.5:

Cống tưới
Sông

tiêu kết hợp


KC

Hình 8.4: Bố trí các công trình trong hệ thống từ đầu mối, kênh mương đến
các công trình điều tiết (lấy nước và tiêu nước) trên kênh đều làm việc hai chiều,
có năng lực hoạt động đáp ứng cả yêu cầu cấp nước và tiêu nước

Cống lấy
Sông

nước tự chảy
KC

Trạm bơm tiêu

Hình 8.5: Bố trí theo phương án chỉ có hệ thống kênh mương, các công trình điều tiết
(lấy nước và tiêu nước) trên kênh là làm việc hai chiều. Công trình đầu mối lấy nước
là cống tự chảy còn công trình đầu mối tiêu nước là các trạm bơm tiêu

245
8.3.6.2. Hệ thống thủy lợi ở vùng đồng bằng xa biển
Tùy từng trường hợp cụ thể của từng vùng, có thể áp dụng một trong các hình
thức bố trí theo hình 8.6 hoặc 8.7:

Cống điều tiết đầu kênh cấp dưới

Nguồn Cống đầu


cấp mối tiêu

Cống điều tiết mực nước trên kênh chính

Hình 8.6: Toàn bộ hệ thống kênh đều là tưới tiêu kết hợp. Cống đầu mối cấp nước
và cống đầu mối tiêu nước bố trí lần lượt ở đầu và ở cuối kênh chính

Công trình đầu mối cấp nước Công trình trên kênh Kênh chính tưới

Nguồn Kênh
nước Cấp III

Nơi nhận
nước tiêu

Kênh
Cấp III

Công trình đầu mối tiêu


Kênh chính tiêu

Hình 8.7: Chỉ có kênh nội đồng (kênh cấp III trở xuống) là tưới tiêu kết hợp. Kênh chính
và các kênh nhánh cấp I, cấp II làm việc độc lập (cấp nước riêng và tiêu nước riêng biệt).

8.4. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC MƯA TRONG QUẢN LÝ HỆ THỐNG


THỦY LỢI

8.4.1. Khái quát chung


Nước mưa là một trong số rất ít tài nguyên thiên nhiên được con người sử dụng
sớm nhất trong lịch sử phát triển của loài người. Mưa cũng là một nguyên nhân chủ

246
yếu gây nên lũ lụt, úng ngập và các loại thiên tai khác như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất
v.v... Khi nước mưa rơi xuống bề mặt hệ thống thủy lợi, một phần được trữ lại trong
các ruộng lúa, trong các khu đất trũng hoặc trong các bể chứa, ao hồ, sông suối,
kênh mương..., một phần ngấm xuống đất để bổ sung nước ngầm, một phần cấp
nước cho cây trồng, cho nhu cầu sử dụng của con người và một số đối tượng sử
dụng nước khác..., một phần tạo thành dòng chảy mặt. Khi lượng nước mưa rơi
xuống mặt đất càng nhiều, cường độ mưa càng lớn, thời gian mưa càng kéo dài thì
lượng dòng chảy mặt sinh ra càng lớn và yêu cầu tiêu nước trên hệ thống thủy lợi
càng lớn.
Khái niệm về thu trữ, quản lý và sử dụng nước mưa trong chương này chủ yếu đề
cập đến nguyên tắc cơ bản tính toán xác định yêu cầu tiêu nước và giải pháp giảm
nhẹ yêu cầu tiêu nước cho hệ thống thủy lợi sau khi đã sử dụng tối đa lượng nước
mưa rơi xuống.
Tính toán chế độ tiêu nước mưa và quản lý vận hành hệ thống tiêu nước mặt phải
tuân thủ nguyên tắc “chôn nước, rải nước và tháo nước có kế hoạch”. Những nội
dung sẽ trình bày sau đây là một số giải pháp kỹ thuật cơ bản trong việc vận dụng
nguyên tắc tiêu nước nói trên.

8.4.2. Phân vùng tiêu


8.4.2.1. Khái niệm vùng tiêu
Vùng tiêu là một tập hợp hệ thống các công trình tiêu nước bao gồm công trình
đầu mối (có thể là cống tiêu hoặc trạm bơm tiêu), các công trình tiêu phân tán nội
đồng, công trình nối tiếp, hệ thống kênh dẫn nhằm tạo nên và kiểm soát được mối
liên hệ thủy lực giữa mặt ruộng và nơi nhận nước tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển
nông nghiệp, dân sinh, bảo vệ sản xuất và môi trường. Một hệ thống thủy lợi có thể
chia thành nhiều vùng tiêu. Một hệ thống thủy lợi có thể có một hoặc nhiều vùng
tiêu. Một vùng tiêu cũng có thể được chia thành nhiều vùng nhỏ hơn (còn gọi là tiểu
vùng tiêu).
Phân vùng tiêu là một trong các việc quan trọng trong quản lý và sử dụng nước
mưa trong các hệ thống tiêu được thuận lợi, rút ngắn được thời gian tiêu. Phân vùng
tiêu hợp lý cũng là một trong các giải pháp cơ bản thực hiện theo phương châm tiêu
nước truyền thống là “rải nước”.
8.4.2.2. Nguyên tắc phân vùng tiêu
Khi tiến hành phân vùng tiêu cần áp dụng các nguyên tắc cơ bản sau đây:

247
a) Dựa vào đặc điểm địa hình của hệ thống thủy lợi:
Đặc điểm địa hình và hướng dốc của địa hình là yếu tố ảnh hưởng quan trọng
nhất đến công tác phân chia vùng tiêu. Những dải đất cao tự nhiên, sông suối hoặc
những công trình do con người xây dựng như đường giao thông, kênh mương… chia
cắt lưu vực thành những khu vực riêng biệt, độc lập khiến cho nước mặt trong các
khu vực này không thể liên thông với nhau hoặc có thể liên thông với nhau qua các
công trình điều tiết thường được lựa chọn làm biên giới của vùng tiêu hoặc biên giới
của tiểu vùng tiêu.
b) Dựa vào hướng tiêu nước và nơi nhận nước tiêu:
Lượng nước thừa trong vùng tiêu bắt buộc phải đưa ra ngoài vùng trước khi đến
nơi nhận nước tiêu. Nơi tiếp nhận nước tiêu của vùng tiêu (còn gọi là hướng tiêu) có
thể là sông, hồ hoặc biển. Một lưu vực tiêu có thể có một hoặc nhiều hướng tiêu
khác nhau, mỗi hướng tiêu đảm nhận tiêu nước cho một tiểu lưu vực hoặc nhiều tiểu
lưu vực (còn gọi là tiểu vùng). Ranh giới của từng tiểu vùng phụ thuộc vào điều kiện
địa hình của vùng tiêu như đã nêu ở trên và hiện trạng phân chia lưu vực tiêu của các
công trình tiêu đã xây dựng hoặc sẽ xây dựng trên lưu vực nghiên cứu. Trong nhiều
trường hợp, hướng tiêu và nơi nhận nước tiêu của tiểu vùng cũng là trục tiêu chính
của vùng. Trong trường hợp này lượng nước cần tiêu của tiểu vùng được trục tiêu
chính đưa về công trình đầu mối tiêu của vùng để tiêu ra ngoài.
c) Dựa vào đặc điểm mực nước tại nơi tiếp nhận nước tiêu:
Chế độ mực nước tại nơi tiếp nhận nước tiêu quyết định đến quy mô và tính chất
vùng tiêu. Khi mực nước tại nơi nhận nước tiêu thấp hơn mực nước cần giữ lại ở
trong đồng thì hệ thống có khả năng tiêu tự chảy. Ngược lại, nếu cao hơn mực nước
cho phép duy trì ở trong đồng thì phải tiêu bằng động lực. Căn cứ vào sự tương quan
giữa quá trình mực nước tại nơi tiếp nhận nước tiêu với quá trình mực nước cần tiêu
ở trong đồng có thể xác định được quy mô và giới hạn các vùng tiêu tự chảy, bán tự
chảy hay vùng tiêu bằng động lực.

8.4.3. Hồ điều hòa


8.4.3.1. Hồ điều hòa là gì ?
Hồ điều hòa là loại công trình thủy lợi có chức năng chủ yếu là trữ và điều tiết
nước trên lưu vực do hồ phụ trách để giảm nhẹ yêu cầu tiêu nước cho hệ thống
thủy lợi. Trong nhiều trường hợp, hồ điều hòa còn có thêm các chức năng kết hợp
khác như nuôi trồng thủy sản, cải tạo môi trường, hoặc trở thành các khu du lịch
sinh thái...

248
Khả năng trữ nước và điều tiết nước trên lưu vực tiêu của hồ điều hòa phụ thuộc
vào tổng dung tích điều tiết (gồm độ sâu trữ nước điều tiết và diện tích mặt nước)
của hồ. Hồ điều hòa được quy hoạch xây dựng trong hệ thống tiêu phải thỏa mãn các
điều kiện sau đây:
a) Mực nước lớn nhất trữ trong hồ phải thấp hơn mực nước trong kênh chuyển
nước vào hồ.
b) Mực nước thấp nhất trong hồ phải cao hơn mực nước trong kênh chuyển nước
từ hồ ra công trình đầu mối tiêu trong thời gian tiêu.
c) Có các công trình chuyển nước vào hồ và đưa nước từ hồ ra công trình đầu mối
tiêu nước vận hành chủ động.
Hình 8.8 giới thiệu một sơ đồ mực nước trong hồ điều hoà khi làm nhiệm vụ điều
tiết nước tiêu cho lưu vực do hồ phụ trách. Quá trình biến đổi mực nước của hồ tuân
theo quy định sau:
- Độ sâu công tác hay dung tích điều tiết của hồ dao động từ mực nước lớn nhất
(MNmax) đến mực nước thấp nhất (MNmin).
- Trước khi xuất hiện trận mưa tiêu thiết kế, mực nước trong hồ được giữ ở mức
thấp nhất (MNmin).
- Trong những ngày mưa, toàn bộ lượng nước mưa (Pi) của trận mưa thiết kế
được trữ lại trong hồ và sẽ được tiêu ra ngoài vào các ngày cuối cùng của đợt tiêu có
lượng mưa nhỏ hoặc không mưa.
- Những ngày tiêu căng thẳng, hồ điều hoà sẽ đảm nhận trữ lại một phần lượng
nước cần tiêu của lưu vực tiêu do hồ phụ trách để giảm nhẹ hệ số tiêu của hệ thống.
Phần dung tích Wtrữ tương ứng với độ sâu Htrữ trong sơ đồ hình 8.8 dùng để trữ
lượng nước tiêu nói trên. Toàn bộ lượng nước này sẽ được tiêu hết vào những ngày
có yêu cầu tiêu không căng thẳng và những ngày cuối cùng của đợt tiêu.

Hình 8.8: Sơ đồ các loại mực nước trong hồ điều hoà

249
8.4.3.2. Quy hoạch xây dựng các hồ điều hoà trong lưu vực tiêu
Trên lưu vực tiêu nếu có các ao hồ tự nhiên hoặc khu đất trũng thấp hoặc đất
trồng lúa nước thường xuyên bị úng ngập cho năng suất và sản lượng thấp có thể
được quy hoạch cải tạo lại thành các hồ điều hoà.
Hồ điều hòa là một trong những giải pháp kỹ thuật cơ bản để quản lý và sử dụng
nước mưa trong các hệ thống thủy lợi một cách hiệu quả. Để thực hiện giải pháp này
cần phải điều tra khảo sát kỹ lưỡng toàn bộ hệ thống thủy lợi nhằm xác định được
khu vực nào có thể làm được hồ điều hòa, quy mô diện tích cũng như độ sâu có thể
trữ nước và điều tiết của từng hồ là bao nhiêu.
Nghiên cứu quy hoạch vị trí xây dựng hồ điều hoà trên hệ thống tiêu, xác định tỷ
lệ diện tích mặt nước và độ sâu điều tiết nước của các hồ hợp lý là cách vận dụng tốt
nhất phương châm tiêu nước truyền thống “chôn nước, rải nước và tháo nước có kế
hoạch” nói trên.
8.4.3.3. Sơ đồ bố trí hồ điều hòa trên vùng tiêu
a) Hồ điều hòa cục bộ:
Hồ điều hoà quy mô nhỏ bố trí trong các khu dân cư, khu đô thị hoặc khu công
nghiệp để thu nhận toàn bộ nước mưa của chính khu vực đó trước khi tiêu ra hệ
thống tiêu chung của vùng thông qua hệ thống cống tự chảy hoặc trạm bơm tiêu gọi
là hồ điều hòa cục bộ. Nước mưa trên lưu vực có thể chảy trực tiếp vào hồ hoặc
thông qua hệ thống cống rãnh và công trình thu nước trên tiểu lưu vực.
Hồ điều hoà cục bộ chỉ có tác dụng điều hoà lượng nước tiêu từ tiểu lưu vực ra
ngoài và tạo cảnh quan môi trường cho khu đô thị hoặc khu công nghiệp, không có
tác dụng giảm nhỏ hệ số tiêu của lưu vực. Hệ số tiêu thiết kế của công trình tiêu
nước từ hồ điều hoà cục bộ ra ngoài khu tiêu phụ thuộc vào dung tích trữ, dung tích
điều tiết nước của hồ và yêu cầu duy trì mực nước trong hồ.
b) Hồ điều hoà lưu vực:
Loại hồ có quy mô lớn (lớn cả về diện tích mặt nước, dung tích trữ và dung tích
điều tiết), có công trình chuyển một phần lượng nước cần tiêu từ lưu vực về hồ,
chuyển nước từ hồ ra trục tiêu chính của hệ thống hoặc ra công trình đầu mối tiêu.
Hồ điều hoà lưu vực có tác dụng điều tiết lượng nước cần tiêu và giảm nhẹ hệ số
tiêu cho phần lưu vực có nước đưa về hồ.
Trong lưu vực của một công trình đầu mối tiêu có thể bố trí nhiều hồ điều hoà, mỗi
hồ phụ trách một lưu vực tiêu độc lập (một tiểu vùng), bố trí ở khu vực cuối kênh
chuyển nước từ tiểu vùng ra nơi nhận nước tiêu. Nếu tất cả các kênh tiêu nhánh trong

250
vùng tiêu trước khi tiêu vào kênh chính đều bố trí hồ điều hoà có quy mô phù hợp thì
hiệu quả điều tiết nước và giảm nhẹ hệ số tiêu cho công trình đầu mối là lớn nhất. Nếu
chỉ bố trí một hồ điều hoà thì hồ bố trí càng gần vị trí công trình đầu mối thì hiệu quả
điều tiết nước và giảm nhẹ hệ số tiêu cho lưu vực của công trình tiêu càng lớn.
8.4.3.4. Hiệu quả điều tiết giảm yêu cầu tiêu nước cho hệ thống thủy lợi bằng
hồ điều hòa
Phương pháp tính toán hiệu quả (mức độ) điều tiết nước giảm nhỏ yêu cầu tiêu và
tính toán xác định hệ số tiêu thiết kế cho các hệ thống thủy lợi khi áp dụng giải pháp
hồ điều hòa đã được quy định trong TCVN 10406:2015.

8.4.4. Tiêu nước đệm


Nếu dự báo biết trước thời điểm trên hệ thống tiêu sẽ xuất hiện trận mưa lớn có
thể sẽ gây úng ngập trên diện rộng, có thể tổ chức tiêu nước đệm bằng cách hạ thấp
mực nước trong tất cả các kênh tiêu, hồ ao (bao gồm cả hồ điều hoà) có trong hệ
thống tới mực nước thấp nhất thiết kế. Trong trường hợp này hệ thống kênh mương
và hồ chứa trong hệ thống vận hành tương tự như hồ điều hoà. Tiêu nước đệm là giải
pháp thực hiện trong quá trình quản lý khai thác hệ thống tiêu nước mặt.
Tiêu nước đệm cũng là một trong những giải pháp thực hiện hiệu quả nguyên tắc
tiêu nước "chôn nước và tháo nước có kế hoạch".

8.4.5. Trữ thêm nước trên ruộng lúa


Nhiều trường hợp trên hệ thống tiêu xuất hiện trận mưa lớn gây úng ngập các
vùng trũng thấp trong khi các khu vực cao trồng lúa nước không bị ngập. Nếu khu
vực cao này có các công trình điều tiết nước trên các cấp kênh là hoàn chỉnh, việc
điều tiết tăng (giảm) lớp nước trên ruộng lúa hoàn toàn chủ động, có thể lợi dụng
khả năng chịu ngập của lúa để tăng thêm lượng nước trữ lại trên ruộng lúa, sau đó sẽ
tháo dần ra kênh tiêu phù hợp với khả năng chịu ngập của lúa. Đây là giải pháp thực
hiện trong quá trình quản lý khai thác hệ thống tiêu nước mặt.
Cũng như phương pháp tiêu nước đệm, trữ nước trên ruộng lúa cũng là một trong
những giải pháp thực hiện hiệu quả nguyên tắc tiêu nước "chôn nước và tháo nước
có kế hoạch".

8.4.6. Yêu cầu tiêu nước mưa


8.4.6.1. Hệ số tiêu
Yêu cầu tiêu nước hay chế độ tiêu nước mưa trên hệ thống thủy lợi được xác định
thông qua hệ số tiêu. Hệ số tiêu là lượng nước cần thiết phải đưa ra khỏi một đơn vị

251
diện tích trong một đơn vị thời gian để đảm bảo yêu cầu về nước của các đối tượng
phục vụ có mặt trên diện tích đó. Hệ số tiêu được ký hiệu là q, đơn vị là l/(s.ha). Hệ
số tiêu được phân thành hệ số tiêu mặt ruộng và hệ số tiêu tại công trình đầu mối.
8.4.6.2. Các đối tượng tiêu nước trong hệ thống tiêu
Để tính toán yêu cầu tiêu nước mưa cho hệ thống thủy lợi cần phải xác định rõ
các đối tượng tiêu nước (hay hộ tiêu nước) có mặt trong hệ thống. Đối tượng tiêu
nước là loại diện tích đất đại diện cho một nhóm đất trong hệ thống thủy lợi có yêu
cầu tiêu nước tương tự nhau, được chia thành hai nhóm chính sau đây:
a) Đối tượng tiêu nước là lúa.
b) Các loại đối tượng tiêu nước không phải là lúa, gồm:
- Đất trồng cây trồng cạn gồm: Đất trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày;
đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm.
- Đất ở (đất thổ cư), gồm đất ở nông thôn và đất ở đô thị.
- Đất khu công nghiệp và làng nghề.
- Đất chuyên dùng trong các khu đô thị đã được cứng hoá phần lớn bề mặt.
- Đất công viên cây xanh.
- Đất sông suối.
- Đất ao, hồ (gọi chung là đất hồ), gồm hồ tự nhiên chưa được cải tạo (còn gọi là
hồ thông thường), hồ đã được cải tạo để chuyên nuôi trồng thủy sản (gọi chung là hồ
nuôi thủy sản) và hồ điều hoà.
- Các loại đất khác.
Phương pháp tính toán hệ số tiêu cho từng loại đối tượng tiêu nước nói trên và
cho hệ thống thủy lợi được quy định trong TCVN 10406:2015, Công trình thủy lợi -
Tính toán hệ số tiêu thiết kế [73].
8.4.6.3. Tính toán hệ số tiêu cho lúa
Với công trình tiêu nước mặt ruộng đã biết (đường tràn hoặc ống tiêu), thời đoạn
tính toán là một ngày đêm, quá trình hệ số tiêu nước mặt ruộng của ngày thứ i được
xác định trên cơ sở giải hệ 3 phương trình cơ bản gồm phương trình cân bằng nước
số (8.1), (8.2) và một trong bốn phương trình xác định độ sâu tiêu qua công trình
tiêu nước mặt ruộng (8.3), (8.4), (8.5) và (8.6) sau đây:
Wi  2.Htbi = qoi (8.1)
Htbi = (Hi + Hi-1)/2 (8.2)

252
Với công trình tiêu nước mặt ruộng là đường tràn:
- Chảy tự do: qoi = 0,273.m.b0. 2.g .Htbi3/2 (8.3)

- Chảy ngập: qoi = 0,273.m.b0.. 2.g .Htbi3/2 (8.4)


Với công trình tiêu nước mặt ruộng là ống tiêu:
1/ 2
 d
- Chảy tự do: qoi = 0,273... 2.g .  H tbi   (8.5)
 2

- Chảy ngập: qoi = 0,273... 2.g .(1  )1/2.Htbi1/2 (8.6)


trong đó:
b0 - chiều rộng đường tràn đơn vị (m/ha);
Hi - độ sâu lớp nước ruộng trên đỉnh đường tràn (còn gọi là cột nước tiêu
qua đường tràn) ở cuối thời đoạn tính toán thứ i (mm);
Hi-1 - cột nước tiêu qua đường tràn ở cuối thời đoạn tính toán trước (thời
đoạn thứ i-1) hay đầu thời đoạn tính toán thứ i (mm);
Htbi - cột nước tiêu bình quân qua đường tràn, hoặc độ sâu lớp nước trung
bình phía thượng lưu ống tiêu trong thời đoạn thứ i (mm);
m - hệ số độ sâu tiêu nước qua đường tràn: m lấy từ 0,34 đến 0,36;
 - hệ số ngập,  lấy từ 0,90 đến 0,96;
 - hệ số độ sâu tiêu nước qua ống:  lấy từ 0,60 đến 0,61;
 - hệ số ngập của ống tiêu:
 = htbi/Htbi và 0,75 <   0,80 (8.7)
htbi - độ sâu trung bình lớp nước phía hạ lưu ống tiêu trong thời đoạn tính
toán thứ i (mm);
qoi - độ sâu tiêu trong thời đoạn tính toán thứ i (mm);
d - đường kính trong của ống tròn hoặc chiều cao ống hình chữ nhật (mm);
 - diện tích mặt cắt ngang thoát nước của ống tiêu (cm2) xác định như sau:
Ống tiêu có mặt cắt hình chữ nhật rộng b (mm) và cao d (mm):
 = 0,01. b  d (cm2) (8.8)
Ống tiêu có mặt cắt hình tròn đường kính là d (mm):
 = 0,0025..d2 (cm2) (8.9)
g - gia tốc trọng trường: g = 9,81m/s2;
Wi - được xác định theo công thức (8.10):

253
Wi = (1+ ).Pi  hoi +2.Hi-1 (8.10)
Pi - lượng nước mưa rơi xuống trong thời đoạn tính toán thứ i (m);
h0i - độ sâu tổn thất nước trên ruộng lúa trong thời đoạn tính toán thứ i (mm):
h0i = Ki + ei (8.11)
Ki - lượng nước ngấm ổn định trên ruộng lúa trong thời đoạn tính toán thứ
i (mm). Trị số Ki phụ thuộc đặc tính thấm nước của đất trồng lúa. Nếu
không có tài liệu thí nghiệm thấm hiện trường, tuỳ từng trường hợp cụ
thể của vùng tiêu có thể lấy Ki trung bình ngày từ 1,5mm - 2,0mm.
ei - lượng bốc hơi nước trên ruộng lúa trong thời đoạn tính toán thứ i (mm);
 - hệ số hiệu chỉnh độ sâu lớp nước cần tiêu trên ruộng do ảnh hưởng choán
chỗ của cây lúa làm cho mực nước trong ruộng tăng hơn so với mức bình
thường và ảnh hưởng của sự tập trung bắt buộc các phần nước mưa rơi
trên bờ ruộng chảy xuống ruộng lúa: Trị số  lấy từ 0,1 - 0,2.
Nguyên lý chung để giải hệ 3 phương trình nêu trên là tính thử dần với các
phương án khác nhau về bề rộng đường tràn đơn vị b0 (hoặc diện tích mặt cắt ngang
ống tiêu ), mỗi phương án sẽ xác định một đường quá trình tiêu nước tương ứng.
Phân tích các đường quá trình tiêu nước này để lựa chọn một đường quá trình tiêu
nước phù hợp nhất:
a) Giả thiết một giá trị b0 (hoặc ) và tính thử dần các trị số Htbi cho đến khi vế
trái của phương trình (8.12) bằng 0 (hoặc xấp xỉ bằng 0):
(1+ ).Pi  hoi +2.Hi-1  2.Htbi – q0i = 0 (8.12)
trong đó: q0i - lấy theo công thức (8.3) hoặc (8.4), (8.5), (8.6).
b) Lấy giá trị Htbi vừa tính được thay vào công thức (8.10) để xác định giá trị q0i
theo công thức (8.1).
c) Lấy kết quả tính toán của thời đoạn đầu làm điều kiện biên cho thời đoạn sau.
d) Tiếp tục tính toán cho đến khi mực nước trong ruộng trở về H0 (độ sâu lớp
nước mặt ruộng trước khi tiêu). Kết quả tính toán cho đường quá trình độ sâu tiêu và
đường quá trình lớp nước mặt ruộng theo thời gian (hri ~ t), trong đó:
- Hệ số tiêu trung bình của ngày tiêu thứ i, ký hiệu là qi, đơn vị là l/s/ha, xác định
theo công thức (8.13):
q 0i
qi = (8.13)
8,64.(1   )
- Cột nước tiêu ở cuối thời đoạn (Hi) theo công thức (8.14):

254
Hi = 2.Htbi  Hi-1 (8.14)
- Độ sâu lớp nước trong ruộng trung bình của thời đoạn tính toán thứ i xác định
theo công thức (8.15):
hri = H0 + Htbi (8.15)
e) So sánh đường quá trình lớp nước mặt ruộng hri ~ t với tiêu chuẩn chịu ngập
của lúa, nếu không bảo đảm yêu cầu chịu ngập đã được quy định trong tiêu chuẩn
hoặc độ sâu lớp nước duy trì trong ruộng lúa thấp hơn khả năng chịu ngập cho phép
từ 30% trở lên phải giả thiết lại b0 (hoặc ) và tính toán lại từ đầu cho đến khi thỏa
mãn yêu cầu nêu trên là được.
8.4.6.4. Tính toán hệ số tiêu cho các đối tượng khác không phải là lúa
Hệ số tiêu của đối tượng tiêu nước thứ j có mặt trong vùng tiêu tại thời đoạn tiêu
nước thứ i được xác định theo công thức chung (8.16):
Pi
qji = Cj. (8.16)
8,64
trong đó:
qji - hệ số tiêu của đối tượng tiêu thứ j trong thời đoạn tính toán thứ i (l/s/ha);
Cj - hệ số dòng chảy của đối tượng tiêu thứ j;
Pi - tổng lượng mưa rơi xuống trong thời đoạn tính toán thứ i (mm).
8.4.6.5. Tính toán hệ số tiêu cho hệ thống
a) Quy mô của đối tượng tiêu nước thứ j có mặt trong vùng tiêu là tỷ lệ diện tích
mặt bằng hứng nước của nó, được ký hiệu bằng chỉ số j:
j
j = (8.17)

trong đó:
j - tỷ lệ diện tích của đối tượng tiêu thứ j so với diện tích của vùng tiêu (%);
j - diện tích mặt bằng hứng nước của đối tượng tiêu thứ j trong vùng tiêu (ha);
 - tổng diện tích cần tiêu của vùng tiêu (ha).
b) Hệ số tiêu của vùng tiêu có n đối tượng tiêu nước được xác định theo công
thức tổng quát sau đây:
n
qi =  j.qji
j1
(8.18)

trong đó:

255
qi - hệ số tiêu bình quân của hệ thống tại ngày tiêu thứ i (l/s/ha);
qji - hệ số tiêu của đối tượng thứ j trong vùng tiêu tại ngày tiêu thứ i (l/s/ha);
n - số đối tượng tiêu nước có mặt trong vùng tiêu.
c) Kết quả tính toán hệ số tiêu cho hệ thống được lập thành bảng sau:
Bảng 8.1: Tổng hợp kết quả tính toán hệ số tiêu cho hệ thống

Hệ số tiêu trung bình ngày trên hệ thống (l/s/ha)


Đối tượng tiêu
1 2 3 4 5 6 7
Lúa (l = ?%) - - - - - - -
Hoa màu (m = ?%) - - - - - 0 0
Cây lâu năm (m = ?%) - - - - - 0 0
Đất ở nông thôn (nt = ?%) - - - - - 0 0
Đất ở đô thị (nt = ?%) - - - - - 0 0
...... - - - - - - -
Tổng cộng - - - - - - -

8.5. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC MƯA TRONG CÁC KHU ĐÔ THỊ VÀ


KHU CÔNG NGHIỆP

8.5.1. Tính toán nhu cầu tiêu thoát nước cho đô thị và công nghiệp
8.5.1.1. Tổng quan
Nước thải từ các khu đô thị và khu công nghiệp ra nơi nhận nước tiêu gồm hai
loại cơ bản là nước mưa và nước thải sinh hoạt. Hệ thống tiêu thoát nước đô thị gồm
hai hệ thống tiêu nước hoạt động độc lập với nhau là hệ thống tiêu thoát nước mưa
và hệ thống tiêu thoát nước thải sinh hoạt.
Nước thải được thải ra từ quá trình sử dụng nước hàng ngày như tắm giặt, rửa, vệ
sinh… của các gia đình, cơ quan, trường học, bệnh viện, các cơ sở sản xuất công
nghiệp… thường có nồng độ ô nhiễm cao do chứa các chất độc hại như chất tẩy rửa,
thuốc trừ sâu, hóa chất, vi khuẩn, vi sinh vật, ni tơ, phốt pho, BOD5, COD… Các
chất này không chỉ gây ô nhiễm môi trường nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe của con người.
Ví dụ khu vực thành phố Hà Nội thuộc lưu vực sông Nhuệ có hơn 3 triệu dân,
hàng chục khu công nghiệp, cụm công nghiệp với hàng trăm cơ sở sản xuất đang
hoạt động, 266 cơ sở nằm ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, 82 làng

256
nghề, hơn 50 chợ, hàng chục bệnh viện, hàng trăm nhà hàng, khách sạn. Nước thải
từ khu vực này có khoảng 500.000m3 mỗi ngày đều đổ vào bốn con sông của nội
thành trước khi chảy vào sông Nhuệ khiến cho nước sông Nhuệ tại khu vực nội
thành và lân cận nội thành bị ô nhiễm nặng nề: nước sông có màu đen, sủi bọt và
mùi hôi thối rất khó chịu.
Như vậy nghiên cứu áp dụng các giải pháp tiêu thoát nước cho đô thị và khu công
nghiệp đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên nước luôn là nhiệm vụ quan trọng
bậc nhất trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trong đó
có Việt Nam.
8.5.1.2. Tính toán yêu cầu tiêu nước theo TCVN
Khi thiết kế xây dựng hệ thống tiêu thoát nước mưa cho các khu đô thị, khu dân
cư tập trung, khu công nghiệp, hệ số tiêu thiết kế và lưu lượng thoát nước thiết kế
của các tuyến cống xác định theo TCVN 7957:2008, Thoát nước - Mạng lưới và
công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế [74]. Theo TCVN 7957:2008, lưu lượng
tính toán tiêu thoát nước mưa của tuyến cống (Q), đơn vị l/s xác định theo công thức
tổng quát sau:
Q = q.C.F (8.19)
trong đó:
q - cường độ mưa tính toán hay hệ số tiêu nước mưa cho đô thị (l/s/ha);
C - hệ số dòng chảy tiêu thoát nước đô thị. Hệ số C phụ thuộc vào loại mặt
phủ và chu kỳ lặp lại của trận mưa tính toán;
F - diện tích lưu vực mà tuyến cống phụ trách (ha).
Hệ số tiêu cho từng khu vực của đô thị q (TCVN 7957:2008 gọi là cường độ
mưa) xác định theo một trong các phương pháp sau:
a) Phương pháp biểu đồ quan hệ I-D-F (Cường độ mưa - Thời gian mưa - Tần suất)
Biểu đồ này được lập cho từng vùng lãnh thổ trong cả nước và được quy định
trong TCVN 7957:2008 [74].
b) Phương pháp Wenzel:
Áp dụng công thức sau:
C
q= (8.20)
tm  P
trong đó:
tm - thời gian mưa (phút);

257
P - chu kỳ lặp lại của trận mưa tính toán (năm);
C - hệ số phụ thuộc vào chu kỳ lặp lại của trận mưa tính toán, được quy
định trong TCVN nói trên.
c) Phương pháp cường độ giới hạn:
Áp dụng công thức sau:
A.(1  C. lg P )
q= (8.21)
(t m  b) n
trong đó:
tm - thời gian mưa (phút);
P - chu kỳ lặp lại của trận mưa tính toán (năm);
A, C, b, n - các tham số xác định theo điều kiện mưa của địa phương nơi có
dự án, được quy định trong TCVN nói trên.
Chú thích:
1. Số liệu mưa để tính toán hệ số tiêu q cho các khu đô thị và công nghiệp cần có chuỗi
thời gian quan trắc liên tục từ 20 - 25 năm liên tục bằng máy đo mưa tự ghi, thời gian mưa
tối đa từ 150 - 180 phút.
2. Khi lập quy hoạch tiêu hoặc thiết kế xây dựng công trình đầu mối tiêu cho vùng tiêu
có nhiều đối tượng tiêu nước, hệ số tiêu thiết kế của đối tượng tiêu nước là khu công nghiệp
và đô thị xác định như sau: Xác định đường quá trình lưu lượng nước từ các cửa ra của tiểu
vùng này đổ trực tiếp vào trục tiêu chung của vùng theo TCVN 7957:2008, sau đó quy đổi
ra đường quá trình hệ số tiêu và hệ số tiêu thiết kế.
8.5.1.3. Tính toán yêu cầu tiêu nước theo mô hình toán thủy văn - thủy lực
Hiện nay tính toán tiêu nước cho các thành phố và khu đô thị lớn thường sử dụng
các mô hình toán thủy văn - thủy lực. Có rất nhiều loại mô hình đang được áp dụng.
Ví dụ mô hình SWMM (Storm Water Management Model), mô hình Transfert…
Nguyên tắc tính toán bằng mô hình là chia lưu vực tiêu thành nhiều tiểu vùng, trong
đó các đặc trưng về mặt đệm được coi như đồng nhất trong mỗi tiểu vùng. Mô hình
trận mưa tiêu thiết kế được tính theo thời đoạn 5, 10, 30, 60... phút.
Quá trình hình thành và tập trung dòng chảy trên các tiểu vùng vào mạng lưới
đường ống, kênh mương, công trình trữ và điều tiết nước trên lưu vực đến công trình
đầu mối tiêu được mô phỏng và khái quát hoá dưới dạng các phương trình toán học.
Kết quả tính toán sẽ cho đường quá trình lưu lượng cần tiêu ra ngoài qua các công
trình đầu mối tiêu (đường Qi ~t) tương ứng với từng trường hợp tính toán. Hệ số tiêu
thiết kế (qtk) của vùng xác định theo công thức tổng quát sau:

258
qtk = 103.
Q i
(8.22)

trong đó:
ΣQi - tổng lưu lượng nước lớn nhất cần phải tiêu qua các công trình đầu mối
để đáp ứng yêu cầu tiêu nước của lưu vực (m3/s);
 - tổng diện tích của vùng tiêu (ha).

8.5.2. Quy hoạch, thiết kế, thi công xây dựng và quản lý hệ thống công trình
tiêu thoát nước cho các khu đô thị và công nghiệp
8.5.2.1. Tổng quan
Hệ thống thoát nước đô thị cho các khu đô thị và công nghiệp (gọi chung là đô
thị) bao gồm hệ hống thoát nước thải và hệ thống thoát nước mưa. Lựa chọn hệ
thống thoát nước đô thị phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi
trường cụ thể của từng địa phương, đảm bảo các quy định của pháp luật về quy
hoạch, xây dựng và môi trường. Hệ thống thoát nước đô thị phải đảm bảo các chức
năng sau đây:
- Thu gom nước mưa trên toàn diện tích đô thị.
- Thu gom nước thải từ nơi phát sinh.
- Dẫn, vận chuyển nước thải đến các công trình xử lý, khử trùng.
- Xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
- Xử lý, tái sử dụng cặn, các chất chứa trong nước thải và cặn.
- Đảm bảo thoát nước một cách nhanh chóng tất cả các loại nước thải, nước mưa
ra khỏi phạm vi đô thị, khu dân cư để tránh ngập úng.
Một hệ thống thoát nước đô thị phải có đầy đủ các bộ phận công trình chính sau đây:
a) Mạng lưới đường ống, cống hay kênh mương thu gom, dẫn và vận chuyển
nước mưa.
b) Mạng lưới đường ống, cống hay kênh mương thu gom, dẫn và vận chuyển
nước thải.
c) Giếng thăm hay giếng kiểm tra tại các vị trí đổi hướng dòng chảy, chuyển
tiếp từ trong sân nhà, tiểu khu, từ tuyến ống đường phố, tuyến cống góp lưu vực...
cho đến đường ống thải cuối cùng. Các giếng thăm này được bố trí trên các tuyến
hay đoạn ống, cống thoát nước. Khoảng cách của các giếng phụ thuộc kích thước
ống cống.

259
d) Giếng thu nước mưa bố trí trên các đường phố, quảng trường, chỗ trũng và các
ngả đường.
e) Cống thoát nước:
- Cống luồn được áp dụng khi phải bố trí cống thoát nước chui qua sông, suối
hoặc cống trên cầu cạn bắc qua cầu đường bộ, đường sắt.
- Các cống góp thoát nước phải được bố trí, đặt ở nơi địa hình thấp hay đường tụ
thủy và phải nối với ống, cống đường phố sao cho nước tự chảy được.
- Công trình xử lý nước thải khu vực hay toàn đô thị: sau khi xử lý phải đạt quy
chuẩn môi trường được phép xả ra nguồn tiếp nhận.
- Cửa xả để xả nước thải đã xử lý hay xả nước mưa ra nguồn tiếp nhận.
8.5.2.2. Công trình xử lý nước thải
Giải pháp công nghệ và xây dựng các công trình xử lý nước thải sinh hoạt,
nước thải bệnh viện, nước thải sản xuất, dịch vụ phải căn cứ vào lưu lượng, thành
phần tính chất nước thải, nguồn tiếp nhận - nơi tiếp nhận nước thải, quy mô
nguồn nước, các đối tượng sử dụng nguồn nước ở vùng hạ lưu cửa xả nước thải.
Nước thải sau khi xử lý phải đạt quy chuẩn môi trường phù hợp với từng loại
nguồn tiếp nhận.
8.5.2.3. Thi công xây dựng, vận hành hệ thống thoát nước đô thị
1. Xây dựng hệ thống thoát nước phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị,
các khu công nghiệp, mặt bằng tổng thể của các khu hay cụm công nghiệp.
2. Sơ đồ hệ thống thoát nước phải đáp ứng các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật, xã
hội, môi trường, mức độ đảm bảo vệ sinh của các công trình thoát nước hiện có và
khả năng tiếp tục sử dụng chúng trong tương lai.
3. Đối với các điểm dân cư có thể sử dụng các loại hệ thống thoát nước chung,
riêng một nửa, riêng hoàn toàn hoặc hệ thống kết hợp tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể
của từng vùng trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.
4. Hệ thống thoát nước của các xí nghiệp công nghiệp phải hoạt động độc lập.
Mỗi loại nước thải chứa các chất ô nhiễm khác nhau phải sử dụng các phương pháp
xử lý khác nhau cho phù hợp. Cần xem xét khả năng kết hợp thoát nước toàn bộ
hoặc một phần nước thải sản xuất với nước thải sinh hoạt.
5. Thoát nước cho các xí nghiệp sản xuất cần xem xét khả năng thu hồi các chất
có thể tái sử dụng trong nước thải; khả năng giảm nước thải bằng cách áp dụng quá

260
trình công nghệ hợp lí, sử dụng hệ thống cấp nước tuần hoàn toàn đồng bộ, một
phần hoặc lấy nước thải của phân xưởng này để sử dụng cho phân xưởng khác.
6. Nước thải không bị nhiễm bẩn trong quá trình sản xuất cần sử dụng lại trong hệ
thống cấp nước tuần hoàn. Khi không thể sử dụng lại thì cho phép xả vào nguồn tiếp
nhận nước (sông, hồ v.v...) hoặc vào hệ thống thoát nước mưa.
7. Nước thải sản xuất khi xả vào hệ thống thoát nước sinh hoạt của đô thị phải có
nồng độ chất lơ lửng, chất nổi và các thông số ô nhiễm khác đạt yêu cầu loại C của
quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam và không chứa các chất: có thể phá hủy vật
liệu làm ống và những công trình khác của hệ thống thoát nước; có khả năng dính
bám lên thành ống hoặc làm tắc ống thoát nước; các chất dễ cháy (dầu, xăng) và các
chất khí hoà tan có thể tạo thành hỗn hợp nổ trong đường ống hoặc công trình thoát
nước và các chất độc có nồng độ ảnh hưởng xấu tới quá trình xử lý sinh học đối với
nước thải.
8. Khi nối mạng lưới thoát nước thải sản xuất của từng xí nghiệp vào mạng lưới
của đô thị thì mỗi xí nghiệp cần có ống xả riêng và có giếng kiểm tra đặt ngoài phạm
vi xí nghiệp hay khu công nghiệp.
9. Nước thải có chứa các chất phóng xạ, các chất độc và vi trùng gây bệnh trước
khi xả vào mạng lưới thoát nước của đô thị phải được khử độc và khử trùng.
10. Không cho phép xả nhiều loại nước thải vào cùng một mạng lưới thoát nước
nếu như việc trộn các loại nước thải với nhau có thể tạo thành các chất độc, khí nổ
hoặc các chất không tan với số lượng lớn.
11. Không xả nước thải sản xuất có nồng độ nhiễm bẩn cao tập trung thành từng
đợt. Nếu khối lượng và thành phần nước thải thay đổi quá lớn trong ngày cần phải
thiết kế bể điều hoà.
12. Khoảng cách an toàn về môi trường (ATVMT) từ các công trình xử lý và
trạm bơm nước thải tới ranh giới xây dựng nhà ở, công trình công cộng, bệnh viện,
trường học, các xí nghiệp thực phẩm quy định tại bảng 8.2. Trong khoảng cách
ATVMT phải trồng cây xanh với chiều rộng ≥ 10m. Trạm bơm nước thải lắp máy
bơm chìm đặt trong giếng ga kín thì không cần khoảng cách ATVMT nhưng phải có
ống thông hơi xả mùi hôi (xả ở cao độ ≥ 3m). Trong địa giới của trạm xử lý nước
thải cơ học và sinh học công suất đến 50m3/ngđ và bãi lọc diện tích đến 0,5ha lấy
khoảng cách 100m. Khoảng cách ly vệ sinh trong bãi lọc ngầm dưới 15m3/ngđ là
15m. Khoảng cách ly vệ sinh của bãi lọc ngầm và thấm đất sỏi lấy 25m, của bể tự
hoại 5m, giếng thăm 8m, của các công trình làm sạch kiểu ôxy hoá hoàn toàn 50m.

261
Bảng 8.2: Khoảng cách ly tối thiểu giữa trạm bơm, công trình xử lý nước thải với
khu dân cư, bệnh viện, trường học, công trình công cộng và xí nghiệp thực phẩm

Khoảng cách ATVMT tối thiểu (m) ứng


với công suất của công trình (m3/ngđ)
TT Loại công trình
200 – 5.000 –
< 200 > 50.000
5.000 50.000
1 Trạm bơm nước thải 15 20 25 30
2 Trạm xử lý nước thải:
a Xử lý cơ học có sân phơi bùn 100 200 300 400
b Xử lý sinh học nhân tạo có sân
100 150 300 400
phơi bùn
c Xử lý sinh học không có sân phơi
bùn, có máy làm khô bùn và thiết bị 10 15 30 40
xử lý mùi hôi, xây dựng kín
d Khu đất để lọc ngầm nước thải 100 150 300 500
e Khu đất tưới cây xanh, nông nghiệp 50 200 400 1.000
f Hồ sinh học 50 200 - -
g Mương ôxy hóa 50 150 - -

8.5.3. Mạng lưới thoát nước mưa


Đối với các đô thị từ loại III trở lên phải nghiên cứu bố trí hồ điều hoà nước mưa
(sử dụng các hồ hiện có hoặc đào mới), trạm bơm thoát nước mưa để tránh úng ngập
đô thị và giảm tiết diện đường cống thoát nước mưa sau hồ điều hoà.
Hệ thống thoát nước mưa cho đô thị còn phải bảo đảm thoát nước mưa của vùng
lân cận có ảnh hưởng trực tiếp đối với đô thị. Khi không có nhu cầu sử dụng nước
mưa thì cho phép xả vào nguồn nước (sông, hồ...) hoặc vào hệ thống thoát nước
mưa. Không được xả nước mưa vào các khu vực dùng làm bãi tắm, khu vực trũng
không có khả năng tự thoát nước, dễ tạo thành đầm lầy và các khu vực có nguy cơ
xói mòn, không có biện pháp gia cố bờ.
8.5.4. Hệ thống thoát nước thải, nước bẩn
8.5.4.1. Quy hoạch bố trí mặt bằng
Bố trí mặt bằng hệ thống thoát nước thải, nước bẩn phải phù hợp với quy hoạch
xây dựng đô thị. Phải tận dụng tối đa điều kiện địa hình để xây dựng hệ thống ống tự
chảy. Đối với đô thị cải tạo cần nghiên cứu sử dụng mạng lưới thoát nước hiện có.

262
Mạng lưới thoát nước phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ mặt ngoài ống tới các
công trình và hệ thống kỹ thuật khác, thuận lợi cho thi công, sửa chữa. Trong khu
dân cư không đặt đường ống thoát nước nổi hoặc treo trên mặt đất. Ở các đường phố
xây dựng mới phải đặt cống thoát nước dọc theo vỉa hè trong hào kỹ thuật. Các
đường phố có chiều rộng  7m phải bố trí cống thu nước thải dọc hai bên đường.
Những khu vực đường phố cũ, vỉa hè nhỏ hẹp, không thể đào vỉa hè đặt cống thoát
nước thì được đặt cống ở lòng đường. Nếu đường ống thoát nước qua các hố sâu,
sông, hồ hoặc đường ống thoát nước ở ngoài phạm vi khu dân cư, cho phép đặt trên
mặt đất hoặc treo trên cầu cạn.
8.5.4.2. Đường ống tiêu thoát nước
a) Góc ngoặt của ống, nối ống, độ sâu đặt ống:
Góc nối giữa hai đường ống không nhỏ hơn 90. Nếu nối qua giếng chuyển bậc
kiểu thang đứng hoặc nối giếng thu nước mưa với giếng chuyển bậc thì không quy
định góc nối. Nối rãnh với đường ống kín phải qua giếng thăm có hố lắng cặn và
lưới chắn rác. Độ sâu đặt ống nhỏ nhất tính đến đỉnh ống tại các khu vực không có
xe cơ giới qua lại là 0,3m còn tại khu vực có xe cơ giới qua lại là 0,7m và trong
trường hợp đặc biệt khi chiều sâu nhỏ hơn 0,7m thì phải có biện pháp bảo vệ ống.
b) Vật liệu làm đường ống thoát nước:
 Đường ống tự chảy: Dùng ống bê tông cốt thép không áp, ống bê tông, ống
sành, ống chất dẻo, ống fibrô xi măng và các loại cấu kiện bê tông cốt thép lắp ghép.
 Đường ống có áp: Dùng ống bê tông cốt thép có áp, fibrô xi măng, gang và các
loại ống bằng chất dẻo.
Ống đặt trong môi trường xâm thực cần dùng các loại ống không bị xâm thực
hoặc phải dùng các biện pháp bảo vệ ống khỏi xâm thực. Ống thép phải có lớp
chống ăn mòn kim loại ở mặt ngoài. Ở những chỗ có hiện tượng ăn mòn điện hoá
phải có biện pháp bảo vệ đặc biệt.
c) Kiểu đặt ống thoát nước:
Kiểu đặt ống phụ thuộc khả năng chịu lực của đất nền và tải trọng. Cho phép đặt
ống trực tiếp trên nền đất tự nhiên nhưng phải đầm kỹ. Trong trường hợp nền đất
yếu phải làm nền nhân tạo. Trên đường ống áp lực khi cần thiết phải bố trí, đặt các
van, van xả, mối nối co giãn và mối nối co giãn với giếng thăm v.v... Độ dốc đường
ống áp lực về phía van xả không được nhỏ hơn 0,001.
d) Gối đỡ ống thoát nước:
Tại những chỗ ống áp lực đổi hướng phải bố trí gối tựa. Không dùng gối tựa khi
đường ống áp lực dùng ống kiểu miệng bát với áp suất làm việc tới 100N/cm2 và góc

263
ngoặt đến 10; hoặc đường ống có áp bằng thép hàn đặt dưới đất với góc ngoặt đến
30 trong mặt phẳng thẳng đứng.
e) Mối nối ống:
Mối nối của các đường ống tự chảy kiểu miệng bát hoặc măng sông được xảm
bằng dây đay tẩm bitum, bên ngoài chèn vữa xi măng amiăng. Đối với các ống
lớn không sản xuất được kiểu miệng bát hoặc măng xông thì nối bằng bê tông
hoặc bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Mác bê tông làm mối nối không nhỏ hơn mác
của bê tông ống.
f) Giếng thăm:
Kích thước giếng thăm phải đảm bảo an toàn cho quản lý vận hành. Trong phần
công tác và cổ giếng phải có thang lên xuống. Trong khu vực xây dựng công trình,
nắp giếng đặt bằng cốt mặt đường. Trong khu vực trồng cây nắp giếng cao hơn mặt
đường 50 - 70mm. Trong khu vực không xây dựng là 200mm. Nếu có yêu cầu đặc
biệt (tránh ngập nước mưa) có thể đặt cao hơn. Nắp của giếng thăm và giếng chuyển
bậc có thể bằng gang hoặc bê tông cốt thép và phải chịu được tải trọng tiêu chuẩn
H13. Nếu dùng nắp bê tông cốt thép thì miệng giếng phải có cấu tạo thích hợp để
tránh bị sứt, vỡ do va đập của xe cộ và khi đóng mở nắp.
g) Giếng chuyển bậc:
Giếng chuyển bậc để đảm bảo độ sâu đặt ống tối thiểu và tốc độ dòng chảy trong
ống không vượt quá giá trị cho phép.
h) Giếng thu nước mưa:
Khi đường phố rộng không dưới 30m và không có giếng thu ở bên trong tiểu khu
thì khoảng cách giữa các giếng thu phụ thuộc vào độ dốc dọc đường phố và lấy theo
bảng 8.3. Chiều dài của đoạn ống nối từ giếng thu đến giếng thăm của đường cống
không lớn hơn 40m. Cho phép nối vào giếng thu các ống thoát nước mưa của công
trình hoặc ống hạ nước ngầm. Khi chiều rộng đường phố dưới 30m hoặc độ dốc lớn
hơn 0,03 thì khoảng cách giữa các giếng thu không lớn hơn 60m.
Bảng 8.3: Khoảng cách giữa các giếng thu

Độ dốc dọc đường phố Khoảng cách giữa các giếng thu (m)
 0,004 50
Từ trên 0,004 đến < 0,006 60
Từ trên 0,006 đến < 0,010 70
Từ trên 0,010 đến < 0,030 80

264
i) Ống luồn qua sông:
Đường kính của ống luồn qua sông hồ không nhỏ hơn 150mm và phải có ít nhất
hai đường ống bằng thép có lớp chống ăn mòn và chịu được các tác động cơ học.
Nếu lưu lượng nước thải không đảm bảo tốc độ tính toán nhỏ nhất thì chỉ cần một
đường ống làm việc và một đường ống dự phòng. Khi vượt qua các khe, thung lũng
khô có thể đặt một đường ống. Chiều sâu đặt ống của đoạn đặt ngầm dưới nước
không nhỏ hơn 0,5m tính từ cốt thiết kế của đáy sông đến đỉnh ống, còn trong giới
hạn lạch sông để tầu bè qua lại thì không được nhỏ hơn 1m. Góc nghiêng của đoạn
ống xiên ở hai bờ sông không lớn hơn 20 so với phương ngang. Khoảng cách mép
ngoài giữa hai ống phụ thuộc vào áp lực nhưng không nhỏ hơn 0,7 - 1,5m. Trong
các giếng thăm đặt ở cửa vào, cửa ra và giếng xả sự cố phải có phai chắn. Nếu giếng
thăm xây dựng ở các bãi bồi của sông thì phải dự tính khả năng không để cho giếng
ngập vào mùa nước lớn.
k) Đường ống qua đường:
Khi xuyên qua đường sắt, đường ôtô có tải trọng lớn hoặc đường phố chính thì
đường ống phải đặt trong ống bọc hoặc đường hầm. Trước và sau đoạn ống qua
đường phải có giếng thăm và trong trường hợp đặc biệt phải có thiết bị khoá chắn.
l) Cửa xả nước thải, nước mưa và giếng tràn nước mưa:
Kết cấu cửa xả nước thải đã xử lý hay nước mưa vào sông phải đảm bảo việc xáo
trộn nước thải đã làm sạch với nước sông hồ có hiệu quả nhất. Ống dẫn để xả nước
kiểu xa bờ - giữa lòng sông và xả ngập sâu dưới nước bằng thép có lớp chống ăn
mòn và đặt trong hộp. Đầu miệng xả kiểu lòng sông, xa bờ và xả ngập nước đều gia
cố bằng bê tông. Sàn tạo miệng xả phải xét tới yều cầu tầu bè đi lại, mực nước sông,
ảnh hưởng cửa sông, điều kiện địa chất và sự thay đổi lòng sông.
m) Mạng lưới thoát nước của xí nghiệp công nghiệp:
Trong phạm vi xí nghiệp, tùy thuộc vào thành phần của nước thải mà đường ống
thoát nước có thể đặt trong rãnh kín, rãnh hở, trong đường hầm hoặc trên cầu dẫn.
Khoảng cách từ các đường ống dẫn nước thải chứa các chất ăn mòn, chất độc dễ bay
hơi và chất gây nổ (có tỉ trọng khí và hơi nước nhỏ hơn 0,8 so với không khí) đến
thành của đường hầm không dưới 3m, đến các tầng ngầm không dưới 6m. Các thiết
bị khoá chắn, kiểm tra và nối trên đường ống dẫn nước thải có chứa các chất độc dễ
bay hơi, các chất gây nổ phải đảm bảo tuyệt đối kín. Dẫn nước thải sản xuất có tính
ăn mòn, tuỳ theo thành phần, nồng độ và nhiệt độ của nước mà lựa chọn vật liệu làm
ống bằng các loại ống chịu axít (ống sành, sứ, thủy tinh, ống làm bằng pôlyetylen,
ống thép lót cao su, ống gang tẩm nhựa đường). Phải có biện pháp bảo vệ của công

265
trình trên mạng lưới thoát nước có tính ăn mòn khỏi tác hại do hơi và nước, và phải
đảm bảo không cho nước thẩm lậu vào đất.
n) Trạm bơm, bể chứa nước thải sinh hoạt:
Trạm bơm nước thải sinh hoạt bố trí thành các công trình riêng biệt với khoảng
cách ly vệ sinh như ở bảng 8.2. Trồng cây xanh khu vực xung quanh trạm bơm với
bề rộng không dưới 10m. Cần xây dựng cống xả dự phòng để xả nước thải ra sông,
hồ hoặc vào mạng lưới thoát nước mưa khi xảy ra sự cố trong trạm bơm. Số đường
ống đẩy ở bên ngoài trạm bơm không ít hơn 2 và có thể nối với nhau bằng các ống
nhánh. Đường kính ống đẩy xác định theo điều kiện bảo đảm việc dẫn nước khi có
một đường ống đẩy bị hỏng. Trạm bơm xây dựng ở khu vực có thể bị úng lụt phải
đảm bảo vận hành an toàn trong mọi trường hợp. Dung tích nhỏ nhất của bể chứa
của trạm bơm bùn dùng để bơm cặn lắng ra ngoài phạm vi trạm làm sạch được xác
định bằng công suất của một máy bơm làm việc trong 15 phút.

8.5.5. Hệ thống thoát nước chân không và hệ thống thoát nước giản lược
Hệ thống thoát nước chân không được áp dụng ở những khu vực bằng phẳng,
mực nước ngầm cao, đất nền là đá hoặc nền không ổn định. Trong một số trường
hợp như các đô thị ở vùng đồi núi, việc áp dụng hệ thống thoát nước chân không
phải thực hiện theo quy trình cụ thể quy định riêng. Đối với các khu dân cư ven đô,
các đô thị nhỏ hay đô thị cải tạo có thể áp dụng hệ thống thoát nước giản lược, sử
dụng các tuyến cống thoát nước thải riêng theo sơ đồ xuyên tiểu khu. Nước thải từ
các hộ gia đình được dẫn trong các tuyến cống rãnh cấp 3, chôn nông < 0,4m.
Đường cống của hệ thống thoát nước giản lược có độ dốc tối thiểu 1/200 và đường
kính tối thiểu 100mm. Các hố ga - giếng kiểm tra được thay bằng các cửa kiểm tra
đơn giản, xây bằng gạch hay bằng ống chất dẻo.
8.5.6. Công trình xử lý nước thải sinh hoạt đô thị (cục bộ và khu vực)
8.5.6.1. Yêu cầu chung
Tính toán xác định khối lượng nước thải sinh hoạt và chế độ đưa nước thải tới
trạm xử lý phải xét tới sự phát triển tương lai của các khu dân cư tương ứng với tiêu
chuẩn thải nước, hệ số không điều hoà chung và biểu đồ thải nước trong ngày.
Tính toán các công trình làm sạch nước thải đô thị bao gồm các công trình xử lý
cơ học và các công trình xử lý sinh học. Có thể kết hợp hoặc làm sạch cơ học riêng
rẽ trước khi kết hợp làm sạch sinh học hỗn hợp nước thải sinh hoạt và sản xuất, cũng
như khi cần làm sạch nước thải sản xuất bằng phương pháp hoá học hoặc lý học.
Nếu phương pháp xử lý cặn lắng của hai loại nước thải khác nhau bắt buộc phải làm
sạch cơ học riêng rẽ.

266
Các công trình xử lý nước thải cần bố trí ngoài trời hay chìm dưới mặt đất. Chỉ
trong trường hợp đặc biệt và có lý do xác đáng mới được làm mái che. Trong trạm
xử lý phải có các thiết bị sau đây:
- Thiết bị phân phối đều nước thải.
- Thiết bị giúp công trình tạm ngừng hoạt động, tháo cặn và thau rửa công trình,
đường ống dẫn khi cần thiết.
- Thiết bị xả nước khi xảy ra sự cố ở trước và sau các công trình xử lý cơ học.
- Thiết bị đo lưu lượng nước thải, cặn lắng, bùn hoạt tính tuần hoàn và bùn hoạt
tính thừa, không khí, hơi nước, năng lượng.
- Thiết bị lấy mẫu và dụng cụ tự ghi các thông số về chất lượng của nước thải,
bùn và cặn lắng.
8.5.6.2. Công nghệ xử lý nước thải
Để loại trừ các vi khuẩn gây bệnh trong nước thải cần khử trùng trước khi xả ra
sông hồ. Cặn bùn hình thành trong công trình xử lý nước thải cũng được xử lý để
đảm bảo vệ sinh và an toàn khi sử dụng. Sơ đồ và thành phần của công trình xử lý
nước thải phụ thuộc vào mức độ cần thiết làm sạch nước thải, lưu lượng nước thải
cần xử lý, tình hình địa chất và địa chất thủy văn, điều kiện cấp điện, đặc điểm của
nguồn tiếp nhận. Các thành phần của công trình xử lý nước thải được bố trí sao cho
nước thải tự chảy liên tục từ phần này sang phần khác. Có thể dùng máy bơm nếu
chứng minh được tính hợp lý về kinh tế, kỹ thuật, cảnh quan, môi trường. Các bộ
phận hay thiết bị xử lý cặn cũng được bố trí theo một trình tự nhất định, đảm bảo đạt
hiệu suất cao và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh - môi trường.
8.5.6.3. Các bộ phận của công trình xử lý nước thải
a) Lưới chắn rác:
Tất cả các công trình xử lý nước thải kỳ đều phải có lưới chắn rác.
b) Bể lắng cát:
Công trình xử lý nước thải có công suất  100m3/ngđ đều bố trí bể lắng cát.
c) Thiết bị thu dầu mỡ:
Nước thải có nồng độ dầu mỡ lớn hơn 100 mg/l phải bố trí thiết bị thu dầu mỡ.
d) Bể lắng:
Tùy thuộc vào công suất và tính chất nước thải, điều kiện tự nhiên và các điều
kiện cụ thể khác của từng địa phương mà lựa chọn kiểu bể lắng (đứng, ngang, ly

267
tâm, lắng với lớp mỏng, lắng hai vỏ...) cho phù hợp. Nồng độ chất lơ lửng trong
nước thải sau khi lắng ở bể lần 1 được đưa vào bể aeroten làm sạch sinh học hoàn
toàn hoặc bể lọc sinh học không vượt quá 150mg/l.
e) Làm thoáng sơ bộ và đông tụ sinh học:
Bể làm thoáng sơ bộ và đông tụ sinh học có tác dụng làm tăng hiệu suất lắng và
đảm bảo điều kiện nồng độ chất rắn lơ lửng của dòng nước thải vào các công trình
xử lý sinh học dưới 150mg/l. Bể làm thoáng sơ bộ được áp dụng ở trạm xử lý với bể
aeroten. Bể đông tụ sinh học được sử dụng cả ở trạm xử lý với bể aeroten và trạm xử
lý với bể lọc sinh học.
f) Hồ sinh học và cánh đồng tưới:
Khi điều kiện đất đai cho phép, hồ sinh học và cánh đồng tưới là những công
trình phải được ưu tiên lựa chọn trong sơ đồ công nghệ xử lý nước thải. Hồ sinh học
vừa là công trình xử lý bậc hai vừa là công trình để làm sạch triệt để hay xử lý bậc
ba nước thải khi có yêu cầu vệ sinh cao.
g) Bãi thấm:
Chỉ được áp dụng giải pháp bãi thấm để làm sạch bằng phương pháp sinh học
hoàn toàn nước thải đã được lắng sơ bộ đối với vùng đất cát pha và sét nhẹ. Không
làm bãi thấm trên những khu đất có sử dụng nước ngầm mạch ngang cũng như
những khu vực có hang động ngầm. Bãi thấm phải đặt ở khu vực cuối dòng chảy của
công trình thu nước ngầm. Vị trí đặt phụ thuộc vào bán kính ảnh hưởng của giếng
thu nhưng không nhỏ hơn 200m đối với đất sét, 300m đối với cát pha và 500m đối
với đất cát. Khi đặt bãi thấm phía thượng nguồn dòng chảy ngầm thì khoảng cách
của bãi thấm đến công trình thu nước ngầm phải được tính toán dựa trên đặc điểm
địa chất thủy văn của khu vực và yêu cầu bảo vệ, vệ sinh của nguồn nước.
h) Bể lọc sinh học:
Có hai kiểu bể lọc sinh học (kiểu nhỏ giọt và kiểu cao tải) để làm sạch nước hoàn
toàn và không hoàn toàn. Chỉ sử dụng bể kiểu nhỏ giọt để xử lý sinh học hoàn toàn
cho các trạm có công suất không quá 1.000m3/ngđ và sử dụng bể kiểu cao tải cho
trạm có công suất tới 50.000m3/ngđ. Có thể áp dụng bể lọc sinh học để làm sạch
nước thải sản xuất làm công trình ôxy hoá trong sơ đồ làm sạch một bậc hoặc làm
công trình ôxy hoá bậc I hoặc bậc II trong sơ đồ làm sạch hai bậc (hoàn toàn và
không hoàn toàn).
i) Aeroten:
Căn cứ vào các yếu tố thành phần và tính chất cũng như công suất nước thải (nhu
cầu ôxy cần cho quá trình sinh hoá (BOD)20 và hiệu quả sử dụng không khí) để

268
quyết định có nên làm bể aeroten hay không. Hàm lượng các chất độc hại sau khi
qua bể aeroten sẽ nhỏ hơn ngưỡng giới hạn cho phép để đảm bảo sự hoạt động bình
thường của vi sinh vật - tác nhân chủ đạo để phân hủy các chất bẩn trong nước thải.
k) Bể nén bùn:
Bể nén bùn bố trí trong các công trình xử lý nước thải có bể aeroten.
l) Bể làm thoáng:
Bể làm thoáng để ôxy hóa hoàn toàn (hay bể aeroten làm thoáng kéo dài), kênh
ôxy hoá tuần hoàn là một trong những phương án để xử lý nước thải bậc II, bậc III
hay xử lý triệt để nước thải trước khi xả ra nguồn hay tuần hoàn tái sử dụng nước
thải. Phải loại bỏ các tạp chất cơ học thô khỏi nước thải đảm bảo yêu cầu trước khi
dẫn vào các công trình này.
m) Bể mêtan:
Bể mêtan là một trong các phương án để phân hủy cặn lắng của nước thải sinh
hoạt và sản xuất đối với các trạm có công suất từ 7.000m3/ngđ trở lên. Rác thải bị
giữ lại ở lưới chắn rác và các loại phế liệu có nguồn gốc hữu cơ của các xí nghiệp
sau khi được nghiền nhỏ có thể đưa vào bể mêtan. Cần có giải pháp phòng nổ và an
toàn cháy nổ cho bể mêtan.
n) Công trình và thiết bị làm khô hay tách nước khỏi bùn:
Phơi bùn trên nền đất tự nhiên hay nhân tạo: Phải có hệ thống thu nước bùn và
không cho nước bùn thấm vào trong đất. Nên làm sân phơi có mái che. Làm khô bùn
bằng các thiết bị cơ giới: áp dụng trong trường hợp bùn thải có khối lượng lớn và bị
giới hạn mặt bằng.
o) Khử trùng nước thải:
Nước thải đã xử lý trước khi xả ra nguồn tiếp nhận bắt buộc phải khử trùng.
p) Bể tự hoại:
Nước thải từ công trình xây dựng dân dụng (hộ gia đình, văn phòng làm việc, nhà
hàng, cơ sở dịch vụ, nhà vệ sinh công cộng...) trước khi xả vào cống thoát nước của
khu vực chưa có hoặc không có công trình xử lý nước thải bắt buộc phải qua bể tự
hoại hay qua các công trình làm sạch tại chỗ khác để xử lý sơ bộ. Có thể xây dựng
bể tự hoại chung cho một cụm các công trình xây dựng (các khối nhà liền kề, cụm
hộ gia đình trong khu phố cũ) có xả nước thải. Trước bãi lọc ngầm hay bãi lọc ngập
trồng cây phải có bể tự hoại hay các công trình xử lý sơ bộ khác phù hợp.
q) Bãi lọc cát sỏi, hào lọc và bãi lọc ngập nước trồng cây:
Bãi lọc cát sỏi và hào lọc được áp dụng đối với các công trình xử lý nước thải tại
chỗ hay phân tán cho cụm dân cư. Nước thải sau xử lý được xả vào trong đất, qua hệ

269
thống ống đục lỗ đặt trong bãi lọc. Chiều dày lớp đất không bão hoà (tính từ đáy bãi
lọc đến mực nước ngầm cao nhất) đối với đất cát, mùn, cát pha lớn hơn 1,5m; còn
đối với đất cát mịn, sét lớn hơn 0,6m.

8.5.7. Yêu cầu đối với vật liệu và cấu kiện hệ thống thoát nước đô thị
Đường ống, cống và cấu kiện hệ thống thoát nước đô thị phải đảm bảo độ bền
lâu, không thấm nước, không bị ăn mòn bởi axit và kiềm, bề mặt trong nhẵn và dễ
thi công lắp đặt. Các ống dùng để thoát nước được chế tạo từ các loại vật liệu như bê
tông cốt thép, bê tông, ximăng amiăng, gang, thép, thép mạ kẽm, nhựa ABS, PVC,
PE, HDPE, ống sành cường độ cao hoặc các loại ống vật liệu phù hợp khác phải phù
hợp các tiêu chuẩn sản phẩm tương ứng. Không dùng ống sắt, ống thép tráng kẽm để
làm ống thoát nước ngầm dưới đất. Các loại ống này chỉ dùng ở những vị trí cao hơn
nền từ 150 mm trở lên. Ống và phụ kiện bằng sành chỉ dùng làm ống thoát nước
ngầm dưới đất. Độ sâu đặt ống sành tối thiểu là 300mm dưới mặt đất.

8.6. THU TRỮ VÀ ĐIỀU TIẾT NƯỚC MƯA

8.6.1. Sự cần thiết phải có các công trình thu trữ và điều tiết nước mưa
Tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa (gọi chung là quá trình đô
thị hóa) đối với dòng chảy mặt do mưa tại các khu đô thị là làm tăng tổng lượng và
lưu lượng nước cần tiêu, tăng tốc độ dòng chảy và thời gian tiêu nước. Nguyên nhân
cơ bản gây ra những biến đổi lớn nói trên về chế độ tiêu thoát nước cho lưu vực
hứng nước mưa của đô thị là:
- Bề mặt của các khu công nghiệp và đô thị hóa không ngừng được kiên cố làm
giảm khả năng thấm nước và tăng lượng dòng chảy mặt.
- Sự thay đổi mặt cắt của các kênh chuyển nước tự nhiên và nhân tạo, làm thay
đổi vị trí tập trung nước vào hệ thống tiêu thoát nước mưa, làm gia tăng vận tốc và
lưu lượng dòng chảy.
Một ví dụ điển hình là để mở rộng đường giao thông, chính quyền nhiều thành
phố đã cho cống hóa, ngầm hóa nhiều tuyến kênh tiêu hở trong các khu đô thị. Trước
khi cứng hóa, toàn bộ lượng nước cần tiêu của lưu vực do tuyến kênh phụ trách đều
chảy tràn xuống lòng kênh qua hai bờ kênh. Sau khi cứng hóa và ngầm hóa, toàn bộ
lượng nước cần tiêu này đều phải chảy tràn trên bề mặt đường trước khi qua hệ
thống hố ga (cửa nhận nước tiêu bố trí ở cạnh lòng đường) để xuống kênh. Tình
trạng làm việc của hố ga (bị tắc), khoảng cách giữa các hố ga và kích thước hố ga có
ảnh hưởng quyết định đến năng lực tiêu thoát nước của tuyến cống, thời gian úng
ngập và mức độ úng ngập mặt đường.

270
Mưa
M−a

độ ngấm
độ mưa
ngÊm
ThÊm tr−íc
Thấm trước khikhi ®«hóa
đô thị thÞ hãa
m−a
Tèc ®éTốc
Tèc ®éTốc
Thấm sau
ThÊm khikhi
sau đô thị
®«hóa
thÞ hãa

Thêi gian Thời gian

Sau khi
®« khi
Sau thÞ đô
hãa
thị hóa
Tèc ®é dßng ch¶y
Tốc độ dòng chảy

Trướckhi
Sau khi đô
thịhãa
®« thÞ hóa

Thêi gian Thời gian

Hình 8.9: Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa
và đô thị hóa tới sự hình thành dòng chảy mặt do mưa

Để giảm bớt lưu lượng và tốc độ dòng chảy trong hệ thống tiêu thoát nước mưa
đô thị cần phải có các công trình thu trữ và điều tiết nước mưa. Theo kết quả nghiên
cứu của các nhà khoa học, quản lý thu trữ nước mưa gồm quản lý thu trữ tại nguồn,
quản lý thu trữ trong tuyến chuyển nước và quản lý thu trữ tại khu vực hạ lưu:
- Thu trữ nước tại nguồn (đầu vào của hệ thống tiêu thoát nước mưa): Chủ yếu là
tăng cường khả năng thấm xuống đất và sử dụng các thiết bị thu trữ loại nhỏ như
làm các bể chứa nước trên nóc các tòa nhà (nhà ở và các tòa nhà công cộng...), làm
bể ngầm trữ nước mưa từ mái nhà xuống để vừa phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và
các nhu cầu khác (như nước cho khu vệ sinh, tưới cây, rửa đường...) vừa giảm bớt
lượng nước mưa chảy vào hệ thống tiêu nước.
- Thu trữ nước trong tuyến chuyển nước: Trong quá trình chuyển nước từ nguồn
ra đến nơi nhận nước tiêu, một phần nước được trữ lại trong các khu trũng thấp,
kênh mương chuyển nước, ao hồ, đặc biệt là các hồ điều hòa, bể ngầm, hệ thống
đường hầm trữ nước…
- Thu trữ nước hạ lưu: Gồm các công trình thu trữ nước trực tuyến và công trình
thu trữ nước ngoại tuyến. Thu trữ nước trực tuyến bao gồm các công trình thu trữ
trong tuyến chuyển nước như đã nêu ở trên, thu trữ nước tại các nhà máy xử lý nước
thải hoặc hoặc các công trình khác nối trực tiếp với hệ thống tiêu thoát nước. Các
công trình trữ nước ngoại tuyến không nối trực tiếp với hệ thống thoát nước đô thị.

271
8.6.2. Một số loại công trình thu trữ và điều tiết nước mưa trong khu đô thị
8.6.2.1. Bể chứa nước cho các hộ gia đình và công sở
Đây là giải pháp được áp dụng nhiều trong thực tiễn ở nước ta. Nước mưa trữ lại
trong bể vừa góp phần giảm nhẹ nhu cầu tiêu nước trong mùa mưa, vừa có nước
sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các gia đình. Tuỳ điều kiện về mặt bằng xây
dựng, quy mô của tòa nhà và khả năng hứng nước, các chủ sở hữu nhà quyết định
quy mô bể chứa nước và biện pháp sử dụng nước phù hợp:
- Đối với các hộ gia đình có nhà ở và đất ở riêng hoặc tại các nhà biệt thự, nghỉ
dưỡng v.v..., bể trữ nước mưa cho mỗi gia đình (một bể hoặc nhiều bể) nên có thể
tích trữ không dưới 10m3.
- Đối với các toà nhà công cộng, khách sạn, công sở, trường học... bể chứa nước
mưa cho mỗi toà nhà từ 20 - 50m3. Trong trường hợp có điều kiện về mặt bằng, có
thể làm bể nước mưa có dung tích từ 50 - 100m3.
Chú thích:
1. Vật liệu làm bể chứa nước mưa quy mô gia đình có thể bằng bê tông cốt thép, gạch
xây hoặc các loại vật liệu khác có khả năng thu trữ nước mưa.
2. Vật liệu làm bể chứa nước mưa cho các tòa nhà công cộng, khách sạn, công sở,
trường học… nên làm bằng bê tông cốt thép có kết cấu bền vững đảm bảo điều kiện an
toàn và ổn định.
3. Hệ thống thu trữ và sử dụng nước mưa hoàn chỉnh bao gồm:
- Hệ thống máng hứng và thu nước mưa từ mái nhà xuống hệ thống đường ống để vào bể
chứa (qua bộ phận lọc).
- Bể chứa nước mưa. Trong bể có cửa tràn tự do để nước mưa tự động tràn ra ngoài chảy
vào nơi tập trung nước tiêu khi đầy bể.
- Máy bơm lấy nước từ bể đưa nước đến nơi sử dụng nước như nhà vệ sinh, nhà bếp,
vườn cây… cùng hệ thống các phụ kiện kèm theo như đường ống, van, vòi nước v.v.…
4. Tuỳ từng trường hợp cụ thể về điều kiện địa hình, mặt bằng bố trí…, các bể chứa
nước mưa quy mô hộ gia đình hoặc quy mô dùng cho các toà nhà công cộng có thể hoạt
động như một nguồn cấp nước độc lập hoặc liên kết với hệ thống đường ống cấp nước
chung của khu vực.
8.6.2.2. Bể chứa nước mưa phục vụ cho nhu cầu công cộng
Tại các khu vực quảng trường, công viên cây xanh công cộng, khu vui chơi giải
trí hoặc khu dịch vụ thương mại v.v... xây dựng các bể chứa nước ngầm để chứa
nước mưa. Các bể chứa này vừa có tác dụng giảm nhẹ nhu cầu tiêu nước đô thị, vừa
phục vụ cho các nhu cầu công cộng.

272
Bể chứa xây dựng kiên cố có thành bể chứa cao hơn mặt đường (hoặc mặt sân,
mặt vườn) ở một khoảng cách phù hợp kết hợp tạo cảnh quan đô thị. Mặt bể có thể
trồng cây xanh hoặc xây dựng các công trình công cộng. Dung tích bể chứa phù hợp
với điều kiện mặt bằng xây dựng, khả năng hứng nước mưa (diện tích lưu vực tập
trung nước mưa vào bể) và yêu cầu chống ngập cho khu vực (hệ số tiêu thiết kế của
khu vực). Bể hoạt động tương tự như hồ điều hòa cục bộ trong các khu phố (xem
mục 8.4.3). Trước khi xuất hiện mưa gây úng ngập, nước chứa trong bể được tháo
cạn ra hệ thống tiêu đô thị đến một độ sâu phù hợp với lượng nước mưa sẽ được tích
vào bể. Khi có mưa lớn, nước mưa tự động chảy vào bể qua hệ thống thu nước và
lọc nước hoặc qua hệ thống máy bơm.
Nước mưa trữ trong bể có thể dùng để cấp nước cho hệ thống phòng cháy chữa
cháy cục bộ, hoặc cấp nước cho các xe tưới cây của công viên cây xanh, tưới cây
xanh dọc theo tuyến đường...
8.6.2.3. Hồ điều hòa
Chức năng và nguyên tắc vận hành, quy hoạch xây dựng và sơ đồ bố trí ao hồ
điều hòa trong các khu đô thị và công nghiệp cũng tương tự như hồ điều hòa bố trí
trong các hệ thống thủy lợi đã giới thiệu tại 8.4.3. Hồ điều hòa xây dựng trong các
đô thị ở nước ta thường là hồ đa chức năng có quy mô lớn, rộng hàng trăm ha, dung
tích trữ nhiều triệu khối nước và dung tích điều hòa cũng trên dưới một triệu m3.
Dưới đây giới thiệu một số mô hình hồ điều hòa nước mưa đã được người Mỹ áp
dụng tương đối phổ biến trong các khu đô thị theo W. Larry, 2001 [75]. Tùy thuộc vào
điều kiện cụ thể của khu vực dự kiến làm hồ có thể xây dựng các loại hồ điều hòa
sau đây:
a) Hồ (ao) trữ và điều hòa kiểu khô:
Đây là loại ao chỉ có chức năng trữ và điều tiết nước cho một lưu vực nhỏ khi có
mưa và nước trữ sẽ được tháo cạn ngay sau khi hết mưa (xem hình 8.10)[75]. Trong
thời gian mưa, nước mưa trên lưu vực chảy vào ao sẽ được giữ lại, sau đó từ từ được
tháo qua lỗ phía trên miệng ra của ống đứng. Cốt liệu thô bao bọc xung quanh ống
đứng có tác dụng giảm thiểu sự cản trở của các loại rác và bùn cát lắng đọng trong
quá trình chuyển nước ra khỏi ao. Ngay sau khi nước mưa chảy vào ao đã đạt đến
thể tích nước theo yêu cầu (đạt đến mực nước tính toán), dòng chảy vào còn lại sẽ
tràn ra khỏi ao trữ thông qua đường tràn cố định. Một lượng lớn rác rưởi và bùn cát
theo dòng nước chảy vào ao sẽ được tập trung trong ao.
Các hồ loại này thường có tuổi thọ không dài. Hiệu quả hoạt động của những ao
hồ thuộc loại này được đánh giá là kém khi thời gian trữ nước dưới 12 giờ và hiệu
quả tốt trong trường hợp thời gian trữ lớn hơn 24 giờ.

273
Tràn
Trμn
chính
chÝnh §−êng trμn
Vách ngăn
V¸ch ng¨n Đường tràn
khÈncấp
khẩn cÊp
Mực
Mùcnước
n−íc trữ
tr÷ lớn nhất
lín nhÊt

Lắng
L¾ng đọng
®äng

Cửarara
Cöa

CốtliÖu
Cèt liệuth«
thô
Cửara
Cöa raèng
ống®øng
đứng

Hình 8.10: Sơ đồ cấu tạo ao trữ và điều hòa kiểu khô

b) Ao trữ và điều hòa kiểu ướt:


khác với ao trữ nước kiểu khô, nước trong các ao này được giữ lại trên mực nước
thường xuyên trong khoảng thời gian tương đối dài, thường từ 2 tuần đến 4 tuần. Ao
hồ loại này có quy mô lớn hơn nhiều so với ao điều hòa kiểu khô. Ngoài chức năng
điều tiết làm giảm nhẹ nhu cầu tiêu nước mưa cho khu vực, các ao loại này còn có
chức năng lọc và xử lý các chất gây ô nhiễm do nước mưa vận chuyển đến hồ theo
phương pháp hóa sinh.

Cửa ra ống
Cöa ra èng
đứng Đường trμn
®øng§−êng tràn §−êng trμn
Đường tràn
Mùc n−íc cè ®Þnh lín nhÊt trong
Mực nước cố định lớn nhất trong ®Çm chính
chÝnh khẩn cấp
khÈn cÊp
Vách
(Thêi
đầm gian
(thờitån t¹itừtõ22 đến
gian ®Õn 4 tuÇn)
tuần) V¸ch ng¨n
ngăn
MựcMùcnướcn−íc
trữtr÷
lớn nhất
lín nhÊt

Quang hîp
Quang hợp
l¾ng xuèng
lắng xuống

Cửara
Cöa ra
Đầm
§Çm

Hình 8.11: Sơ đồ cấu tạo ao trữ và điều hòa kiểu ướt

Hình 8.11 giới thiệu một sơ đồ cấu tạo loại ao nói trên cùng sơ đồ minh họa quá
trình xử lý cơ bản diễn ra trong ao trữ[75]. Chất gây ô nhiễm bị loại bỏ nhờ quá trình
lắng đọng. Chất dinh dưỡng được lấy ra từ sự phát triển của thực vật phù du ở mép
nước và những loại cây phát triển trong đầm nông trên chu vi ao. Để duy trì tuổi thọ
của công trình, lòng hồ thường xuyên được nạo vét, bảo dưỡng[80].

274
c) Hồ điều hòa đa mục tiêu (lợi dụng tổng hợp):
Khác với hai loại trên, hồ điều hòa thuộc loại này có quy mô lớn cả về diện tích
mặt nước, lớn về dung tích trữ và dung tích điều tiết. Hình 8.12 giới thiệu sơ đồ cấu
tạo điển hình của loại hồ này. Công trình cửa ra được đặt ở tầng có lượng nước có
chất lượng theo thiết kế và được tháo ra rất chậm. Những tầng khác sẽ tạo ra khu trữ
và tháo được lưu lượng lớn nhất đảm bảo chống xói mòn và kiểm soát lũ.

Tầng
TÇng 2 2
(đường Đường tràn tầng
(®−êng trμn §−êng
3 cho
trμncác
tÇngtrận
3
trànchÝnh)
chính)
bãoc¸c
cho lớntrËn
hơnb·otrận
lín
NắpN¾p
chắn h¬n trËnbão
b·o55năm
n¨m
Mực Mùc
nướcn−íc
25 năm rác
25 n¨m ch¾n r¸c
Mùc
MN 5n−íc
năm 5 n¨m

Mực nước 1 tháng


Mùc n−íc 1 th¸ng
Cửa
Cöa Mùc n−íc cè ®Þnh trong ao
vào
vμo Cöa ra
Cửa
tÇngra1
tầng
(cöa 1ra
(ống Cửa
èngđứng)
®øng)
ra cho
Cöa ra
chotrận
trËnbão
nhỏ
b·o nhá

Hình 8.12: Sơ đồ cấu tạo hồ điều hòa đa mục tiêu

275
Chương 9
KIỂM SOÁT LŨ

9.1. KHÁI QUÁT CHUNG


Lũ là những hiện tượng tự nhiên xảy ra trên Trái đất, luôn như một phần cơ bản
của quá trình địa chất Trái đất. Lũ thường xảy ra: (a) dọc theo các dòng sông, dòng
suối và các hồ chứa; (b) ở các vùng duyên hải; (c) trên các vùng châu thổ; (d) ở các
vùng đất sạt lở, đất lún; (e) ở các vùng bị ảnh hưởng bởi các biện pháp công trình, và
(f) ở những nơi lũ sinh ra do dòng chảy mặt mà việc tiêu thoát nước cục bộ không
đáp ứng kịp thời.
Sự định cư và các hoạt động sống của con người luôn có xu hướng sử dụng các
vùng đồng bằng vì có tài nguyên phong phú và đa dạng cho nhu cầu phát triển. Việc
sử dụng đó thường gây trở ngại cho các quá trình tiến triển tự nhiên ở vùng ngập lụt,
gây ra các thiệt hại to lớn và bất lợi cho con người. Chương 9 này chủ yếu đề cập
đến việc quản lý kiểm soát lũ (dư thừa nước).
Một ví dụ gần đây về lũ trên sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) xảy ra vào cuối tháng
10 năm 2016 do mưa lớn; nước sông chảy xiết, dâng cao tràn nhiều đoạn đê và gây
vỡ đê đã cuốn trôi và nhấn chìm hàng ngàn ngôi nhà…

Hình 9.1: Lũ trên sông Gianh, Quảng Bình (X/2016)

Cũng trong tháng X năm 2016 mực nước lũ trên sông Ngàn Sâu dâng cao đã làm
16 xã với hơn 10.000 hộ dân ở Hương Khê (Hà Tĩnh) bị ngập, trong đó hơn 2.000

276
hộ ngập trên 2m; hàng trămha hoa màu, gia súc, gia cầm, nhiều công trình giao
thông, thủy lợi, trường học, đường dây điện bị hư hỏng, ngập sâu trong nước.

Hình 9.2: Lũ ở Hương Khê, Hà Tĩnh (X/2016)

Tháng XI năm 2008, lũ lớn trên sông Hoàng Long (tỉnh Ninh Bình) do mưa lớn
và nước xả từ hồ chứa Hòa Bình đã làm tràn nhiều đoạn đê và gây vỡ tuyến đê Đức
Long - Gia Tường, nhấn chìm hơn 10.000 nhà dân (hơn 40.000 nhân khẩu) thuộc 7
xã của của huyện miền núi Nho Quan: Gia Sơn, Gia Lâm, Gia Thủy, Xích Thổ, Đức
Long, Gia Tường và Lạc Vẫn; trên 11.000ha cây màu vụ đông và 500ha nuôi trồng
thủy sản bị mất trắng, thiệt hại lên đến hàng trăm tỉ đồng…

Hình 9.3: Lũ lớn tràn qua đê sông Hoàng Long, Ninh Bình (XI/2008)

Ở phía Nam, hàng năm lũ thường xảy ra ở đồng bằng, đặc biệt là vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Mùa lũ ở thượng lưu Mêkông đến Kratie kéo dài từ tháng VI đến
tháng XI, chiếm 8590% lượng nước hàng năm, còn mùa kiệt từ tháng XII đến

277
tháng V năm sau chỉ chiếm 1015% tổng lượng nước. Lũ sông Mêkông chủ yếu do
mưa trên lưu vực gây ra. Khi lưu vực bị ảnh hưởng của bão hay áp thấp nhiệt đới,
với lượng mưa đáng kể (vài trăm mm/ngày) và xảy ra trên diện rộng, khi đó sông
Mêkông hình thành những trận lũ lớn. Ví dụ tại Pakse (Lào), lưu lượng đỉnh lũ trung
bình khoảng 32.000m3/s và lớn nhất thực đo là 56.000m3/s (năm 1978).
Trên các dòng chính sông Tiền, sông Hậu (Việt Nam), thông thường từ cuối tháng
XI, khi lượng nước lũ thượng nguồn chuyển về giảm, cùng với mưa ít xảy ra trên toàn
đồng bằng sông Cửu Long, cũng là lúc thủy triều hoạt động mạnh trở lại và gây ảnh
hưởng dần lên toàn bộ đồng bằng, quyết định sự biến đổi mực nước trên hệ thống
sông, kênh. Quá trình mực nước lũ tại Tân Châu (sông Tiền) một số năm lũ lớn thể
hiện ở hình 9.4[90]

Hình 9.4. Quá trình mực nước lũ tại Tân Châu (sông Tiền) trong một số năm lũ lớn

Hàng năm, thông thường từ tháng VII, nước thượng nguồn dồn về nhiều làm cho
mực nước tại đầu nguồn sông Cửu Long (Tân Châu và Châu Đốc) tăng nhanh.
Khoảng từ nửa cuối tháng VII đến cuối tháng VIII, mực nước Tân Châu thường đạt
trên mức 3,50m và Châu Đốc trên 3,00m. Mực nước lũ cao nhất năm thường xảy ra
trong khoảng thời gian từ hạ tuần tháng IX đến trung tuần tháng X, với tần suất cao
nhất vào thượng tuần tháng X. Mực nước cao nhất tại Tân Châu 5,12m (năm 1961)
và 5,06m (năm 2000), tại Châu Đốc 4,90m (năm 2000). Bên cạnh đó, năm lũ nhỏ
(1998), mực nước đỉnh lũ Tân Châu 2,81m và Châu Đốc 2,54m. Mực nước trung
bình đỉnh lũ Tân Châu 4,13m và Châu Đốc 3,62m. Chênh lệch mực nước đỉnh lũ
nhiều năm tại Tân Châu 2,31m và Châu Đốc 2,35m. Cường suất lũ lên và xuống

278
thấp, trung bình 3  4cm/ngày; những trận lũ lớn và xuất hiện sớm 10  12cm/ngày
(năm 1984), cao nhất có thể đạt 20  30cm/ngày.
Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long thông thường có dạng 1 đỉnh, đỉnh lũ thường
xuất hiện vào khoảng cuối tháng IX đến nửa đầu tháng X. Những năm lũ kép (2
đỉnh) thường là những năm lũ lớn (1961, 1978, 2000, 2001 và 2002), đỉnh phụ
thuờng xuất hiện trong tháng VIII hoặc đầu tháng IX, có khi xấp xỉ với đỉnh chính
tháng X. Những năm lũ lớn, đỉnh thứ 2 thường xảy ra vào thời kỳ triều cường biển
Đông, do vậy, tình hình ngập lụt càng nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nếu căn cứ vào mực nước lũ tại Tân Châu để phân thành các nhóm năm lũ nhỏ (<
3,5m), lũ trung bình (3,6  4,4m) và lũ lớn (> 4,5m) thì tần số xuất hiện năm lũ nhỏ
là 21%, năm lũ trung bình là 46% và năm lũ lớn là 33%.

Hình 9.5: Ngập lũ phân tích từ ảnh vệ tinh


cho các năm lũ nhỏ 2010 và lũ vừa 2005

a) Lũ trên lưu vực b) Lũ tại Ang Giang


sông Mississippi, năm 1993 vùng đồng bằng sông Cửu Long

Hình 9.6: Các bao tải cát đắp cao đê để chống lũ

279
9.2. QUẢN LÝ ĐỒNG BẰNG VÙNG LŨ

9.2.1. Khái niệm về đồng bằng vùng lũ


Đồng bằng vùng lũ là vùng đất khô thông thường tiếp giáp với sông, suối, hồ,
vịnh, hoặc đại dương mà nó bị ngập trong suốt các đợt lũ. Những nguyên nhân phổ
biến nhất gây ra lũ đó là sự tràn bờ của các dòng sông và các đợt triều cường xuất
hiện do các trận bão lớn. Khu vực đồng bằng đó có thể là toàn bộ chiều rộng của
những thung lũng suối hẹp, hoặc các vùng đất rộng chạy dọc theo các lưu vực sông
rộng lớn, màu mỡ. Như hình 9.7 cho thấy kênh và khu vực đồng bằng lũ là những
phần không thể thiếu của dòng nước chảy tự nhiên trên sông. Khu vực đồng bằng lũ
mang dòng chảy vượt quá giới hạn sức chứa của sông và lưu lượng nước lũ càng lớn
thì phạm vi dòng chảy tràn trên đồng bằng lũ càng rộng [75].

Hình 9.7. Mặt cắt ngang và mặt cắt dọc điển hình
của một đoạn sông không bị chặn dòng (Nguồn: Waananen, 1977)

280
Khu vực đồng bằng lũ có thể được định rõ theo những đặc điểm địa chất tự nhiên
hoặc theo khả năng điều tiết. Khu vực đồng bằng lũ 100 năm là một tiêu chuẩn được sử
dụng phổ biến nhất ở Mỹ cho các mục đích quản lý và điều tiết. Những mối quan tâm
đến lũ không chỉ giới hạn ở việc ngập lụt vùng duyên hải và ven sông mà còn liên quan
tới vùng châu thổ, những kênh mương không ổn định, dòng bùn cát, khu đất lún.
Các dải đất bồi tụ có đặc trưng là lắng đọng dạng hình nón hoặc dạng quạt do sỏi và
bùn cát bị ăn mòn trên các triền núi và cuốn trôi theo dòng lũ, xói mòn, lắng đọng…

a) b)
Hình 9.8: Hai dạng đồng bằng phù sa châu thổ: (a) Dạng đất phù sa không nứt nẻ,
bồi tụ ngay tại chân núi; (b) Dạng đất phù sa bồi tụ phía dưới dốc chân núi.

9.2.2. Phân tích về thủy văn và thủy lực đối với lũ


Những phân tích về thủy văn và thủy lực đối với lũ lụt là rất cần thiết cho việc quy
hoạch, thiết kế và quản lý nhiều loại công trình khác nhau, bao gồm cả các hệ thống
thủy lực, cung cấp nước trong khu vực đồng bằng cửa sông hoặc lưu vực sông. Những
phân tích này rất thiết thực đối với việc xác định độ cao và độ sâu của lũ, diện tích
vùng ngập lụt, kích thước của kênh mương, chiều cao của đê bao, chiều rộng lấn đất,
thiết kế những công trình giao nhau giữa các đường giao thông, các cống ngầm và
nhiều công trình khác. Những yêu cầu điển hình bao gồm (Hoggan, 1997) [81]:
 Nghiên cứu các tài liệu về đồng bằng vùng lũ: Phân tích thông tin về các trận lũ
cụ thể, chẳng hạn như các trận lũ có tần số xuất hiện 10, 100 và 500 năm một lần.
 Đánh giá các phương án sử dụng đất trong tương lai: Phân tích mức độ của các
trận lũ (tần số khác nhau) đối với việc sử dụng đất hiện tại và tương lai để xác định
khả năng hiểm họa do lũ, thiệt hại do lũ và ảnh hưởng tới môi trường.
 Đánh giá các giải pháp giảm thiệt hại do lũ: Phân tích mức độ của các trận lũ
(tần số khác nhau) để xác định mức giảm thiệt hại do lũ ứng với các lưu lượng dòng
chảy thiết kế khác nhau.

281
 Nghiên cứu thiết kế: Phân tích các trận lũ cụ thể để xác định kích thước của các
công trình sao cho đảm bảo độ an toàn, không bị lũ phá hoại.
 Nghiên cứu vận hành: Đánh giá hệ thống để xác định xem hệ thống có thể đáp
ứng được những yêu cầu đặt ra ứng với các trận lũ cụ thể hay không.
Các phương pháp sử dụng trong phân tích thủy văn và thủy lực được xác định
dựa vào mục đích, phạm vi của dự án và các số liệu sẵn có. Hình 9.9 biểu thị một
giản đồ về các yếu tố thành phần của một mô hình phân tích thủy văn và thủy lực
trong việc nghiên cứu về đồng bằng vùng lũ. Phân tích thủy văn đối với các đồng
bằng vùng lũ đòi hỏi phải phân tích lượng mưa - dòng chảy mặt hoặc phải phân tích
tần số lũ - dòng chảy. Nếu có sẵn thông tin từ những số lượng thống kê một cách
đầy đủ về các lưu lượng đỉnh lũ hàng năm thì việc phân tích tần số lũ - dòng chảy có
thể được thực hiện nhằm xác định các lưu lượng đỉnh lũ cho những chu kỳ quay lại
khác nhau. Nếu không, việc phân tích lượng mưa - dòng chảy mặt phải được thực
hiện sử dụng số liệu mưa lịch sử hoặc mưa thiết kế đối với một chu kỳ quay lại đặc
biệt để xây dựng một biểu đồ thủy văn mưa - dòng chảy mặt.

Hình 9.9: Các thành phần trong phân tích thủy văn - thủy lực đối với đồng bằng lũ

282
Việc xác định các độ cao của mặt nước có thể được tiến hành bằng cách phân tích
mặt cắt dọc mặt nước ở trạng thái ổn định nếu chỉ biết các lưu lượng đỉnh lũ hoặc
người ta có thể lựa chọn những lưu lượng đỉnh lũ trên biểu đồ thủy văn mưa - dòng
chảy mặt đã tạo ra. Có thể tham khảo công trình nghiên cứu của Dodson (1999)[82]
để biết thêm các thông tin về việc phân tích khu vực đồng bằng vùng lũ. Để phân
tích một cách chi tiết và sâu hơn, có thể sử dụng mô hình phân tích dòng chảy không
ổn định dựa trên một mô hình máng thủy lực và đòi hỏi phải có biểu đồ thủy văn
mưa - dòng chảy mặt để xác định một cách chính xác các độ cao mặt nước lớn nhất.
Phân tích dòng chảy không ổn định cũng còn cung cấp thêm các thông tin chi tiết
hơn, chẳng hạn như các biểu đồ thủy văn lưu lượng định kỳ tại các vị trí khác nhau
trên một đoạn sông.

9.2.3. Quản lý đồng bằng vùng lũ và các quy định


Theo các quy định được ban hành bởi FEMA về Chương trình Bảo hiểm lũ Quốc
gia[83], việc quản lý đồng bằng vùng lũ (vùng ngập) là: “sự vận hành của một chương
trình tổng thể về các biện pháp phòng chống và xử phạt để làm giảm thiệt hại do lũ,
bao gồm và không chỉ giới hạn các kế hoạch chuẩn bị đối phó tình huống khẩn cấp,
các công trình ngăn lũ và các quy định quản lý vùng ngập”. Các quy định quản lý
đồng bằng vùng lũ là biện pháp hữu hiệu nhất đối với việc ngăn chặn các thiệt hại
của lũ trong tương lai ở các cộng đồng đang phát triển cùng với vùng bị lũ đe dọa
được báo trước.
Quản lý đồng bằng vùng lũ là điều tra những vấn đề nảy sinh ở các khu vực đã
phát triển và các vấn đề tiềm ẩn mà có thể dự báo trước đối với sự phát triển trong
tương lai. Các biện pháp cơ bản cho việc quản lý vùng ngập là: (1) Các hoạt động
nhằm làm giảm khả năng ngập; (2) Các hoạt động làm thay đổi lũ; (3) Các hoạt động
nhằm hỗ trợ các cá nhân và cộng đồng trong việc đối phó với lũ. Quy định đồng
bằng vùng lũ là trọng tâm của mọi chương trình quản lý vùng ngập và đặc biệt hữu
hiệu ở những nơi chưa phát triển, nơi mà khả năng sẵn có để kiểm soát sự phát triển
trong tương lai. Yếu tố quan trọng trong các điều khoản đối với vùng ngập lụt đó là
khái niệm về vùng bị lũ đe dọa (thường được định nghĩa như đồng bằng vùng lũ 100
năm) và lòng dẫn thoát lũ. Lòng dẫn thoát lũ bao gồm cả lòng suối và các vùng đất
lân cận phải được duy trì sao cho thoát được lũ thiết kế mà không làm tăng mặt nước
nhiều hơn mức quy định. Ví dụ: mức tăng tối đa cho phép bởi Chương trình Bảo
hiểm Lũ Quốc gia là 30cm, nhưng trong nhiều tình huống một lượng ít hơn có lẽ sẽ
thích hợp hơn. Việc quy hoạch quản lý vùng ngập lụt thích hợp mà có thể ngăn chặn
sự phát triển từ các vùng bị đe dọa có thể là một bước tiến quan trọng đúng hướng.

283
Không cho phép sự cản trở khác như các công trình chứa và trữ nước được đặt ở
vùng bị đe dọa là bước tiếp theo. Đồng bằng vùng lũ cho phép đảm bảo cả cơ chế
vận chuyển và khu vực trữ nước dư thừa tạm thời. Cho phép các công trình ngăn
nước được đặt ở vùng ngập sẽ có thể loại bỏ vùng trữ nước tạm thời và dẫn đến tăng
cột nước thủy lực làm tăng mực nước lũ cả ở thượng lưu và hạ lưu theo diễn biến
của vùng ngập.

9.2.4. Quản lý nước mưa và quản lý đồng bằng vùng lũ


Các kế hoạch quản lý nước mưa thành công nhất khi chúng được thực hiện từ lúc
bắt đầu việc phát triển cho một khu vực và nên được quản lý như là một phần của
quá trình quy hoạch sử dụng đất. Nếu thực hiện một kế hoạch quản lý nước mưa với
một cách thức yếu kém, thì khi muốn điều chỉnh sự thay đổi của dòng chảy do
những phát triển không được kiểm soát trước đó gây ra sẽ là một nhiệm vụ khó khăn
hơn rất nhiều. Các kế hoạch trữ nước có thể rất hiệu quả, tuy nhiên trong một số
trường hợp có thể có rất ít ảnh hưởng bởi đỉnh lũ bị gây ra do sự làm giảm trữ lượng
khi trận lũ đi qua theo hướng xuôi dòng, trong khi đó lại gia tăng tổng dòng chảy
mặt... Ảnh hưởng do sự dồn ứ của bất kỳ chỗ trũng nào cũng có thể làm chậm lại sự
xuất hiện của đỉnh lũ trong vài giờ và có thể có ít hoặc không có ảnh hưởng gì đến
việc giảm lưu lượng lớn nhất. Biện pháp đối với việc này đó là trữ lại suốt một thời
gian dài. Việc gia tăng lớn nhất lượng nước lũ có thể kiểm soát được nhưng chỉ
thông qua việc ưu tiên quy hoạch mở rộng phối hợp đối với việc phát triển. Việc
phân khu để bảo vệ các khu vực chưa phát triển, đặc biệt là những khu vực như vậy
ở đồng bằng vùng lũ, có thể là một biện pháp rất hiệu quả.
Quản lý nước mưa và quản lý đồng bằng vùng lũ nhìn chung là hai kế hoạch
riêng biệt và khác nhau, nhưng có những điểm chung của chúng, ví dụ như các công
trình trữ nước được xây dựng ở các đồng bằng vùng lũ là công việc không thể tránh
khỏi. Các công trình trữ nước đã được xây dựng trong khu vực bị ngập ở nhiều vùng
ở Mỹ. Các bể chứa nhìn chung nên được xây dựng bên ngoài vùng ngập, đặc biệt là
đối với các dòng suối nhỏ có diện tích tiêu thoát tương đối nhỏ. Trong những trường
hợp như vậy các trận bão sẽ ảnh hưởng đồng thời tới cả nơi đang khai phá và cả
vùng ngập. Thêm vào đó trong suốt khoảng thời gian mà các công trình chứa nước
cần thiết phải trữ nước phục vụ cho khu vực đang khai phá về cơ bản là đồng thời
với khoảng thời gian mà đồng bằng vùng lũ bị ngập, chính vì thế mà các vị trí bể
chứa này đã được chứa đầy nước lũ. Như vậy là lũ tại khu vực đang khai phá hòa
nhập với sự ngập lụt ở vùng ngập, các công trình trữ nước ở đây đã bị vô hiệu hóa.
Một số yếu tố khác nữa làm giảm hiệu quả của các bể chứa ở nhiều vùng. Việc thay
thế các công trình trữ nước và ngăn nước hiệu quả ở trong vùng cùng với việc nâng

284
cấp các công trình tiêu thoát nước và các công trình thủy lợi khác có thể được đặt ra
nhằm làm giảm bớt các vấn đề về tiêu thoát nước.

9.3. CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LŨ

9.3.1. Nguyên nhân lũ lụt


Mưa lớn và kéo dài (thường do bão lớn) là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt. Đối
với vùng đồng bằng cửa sông tiếp giáp với biển, triều cường là một nhân tố làm cho
lũ lụt trầm trọng hơn. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng xuất
hiện lũ lớn và bất thường, như: Lưu vực sông càng hẹp và dài thì nước lũ lên càng
nhanh, trong một số trường hợp có thể hình thành lũ quét, lũ ống. Ngược lại, lưu vực
sông càng rộng thì nước lũ lên càng chậm và cũng rút đi chậm (xem hình 9.10).
Rừng bị tàn phá cũng là một trong các nguyên nhân gây nên lũ lụt và xói mòn đất.

Lưu vực hẹp

Lưu vực rộng

Hình 9.10: Sự tập trung và đường quá trình lũ có quan hệ với hình dạng lưu vực

Hiện tượng El Nino (do sự nóng lên của vùng biển xích đạo vùng Nam Mỹ - Thái
Bình Dương) và La Nina (do sự lạnh đi của vùng biển xích đạo Ðông Thái Bình
Dương) đã gây ra hiện tượng lũ lụt và hạn hán trên nhiều vùng khác nhau.
Nếu một hệ thống sông có nhiều dòng sông hợp thành thì khả năng tổ hợp thời
điểm xuất hiện lũ đồng thời sẽ làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của lũ. Ví dụ về lũ
lớn ở đồng bằng sông Cửu Long xảy ra khi có tổ hợp (1) nước lũ từ thượng nguồn;
(2) triều cường ở biển Ðông; và (3) mưa to liên tục tại chỗ… Các công trình xây
dựng làm cản trở, ảnh hưởng đến việc tiêu thoát lũ. Hệ thống tiêu thoát nước không
đáp ứng kịp thời,…

285
Bảng 9.1. Mực nước đỉnh lũ tại vùng đồng bằng sông Cửu Long
năm 2011 và năm 2000

Năm 2000 Năm 2011 Chênh lệch


Vị trí Sông/kênh/rạch
Hmax Ngày Hmax Ngày Hmax Ngày
Tân Châu 506 23/IX 486 30/IX 20 -7 Sông Tiền
Chợ Mới 359 23/IX 349 29/IX 10 -6 Rạch Ông Chưởng
Mỹ Thuận 180 30/IX 195 29/IX -15 1 Sông Tiền
Mỹ Tho 159 16/X 169 29/IX -10 17 Sông Tiền
Châu Đốc 490 23/IX 425 01/X 65 -8 Sông Hậu
Long Xuyên 263 29/IX 279 29/IX -16 0 Sông Hậu
Cần Thơ 173 28/IX 211 29/IX -38 -1 Sông Hậu
Xuân Tô 468 23/IX 445 28/IX 23 -5 Kênh Vĩnh Tế
Tri Tôn 298 27/IX 276 29/IX 22 -2 Kênh Tri Tôn
Tân Hiệp 185 08/X 128 19/X 57 -11 Kênh Cái Sắn
Mộc Hóa 325 25/IX 278 15/X 47 -10 Sông Vàm Cỏ Tây
Hưng Thạnh 358 24/IX 324 15/X 34 -21 Kênh Phước Xuyên

9.3.2. Tác động của lũ


Nhiều thống kê cho thấy: lũ lụt là thiên tai gây tác động đến rất nhiều đối tượng
và lĩnh vực khác nhau, nhất là đối với con người, tài sản, sản xuất nông nghiệp và
đời sống, giao thông, môi trường, các hệ sinh thái, cảnh quan,…

9.3.3. Những thiệt hại do lũ gây ra


Lũ lụt là thiên tai gây thiệt hại nhiều nhất cho con người, số người chết do lũ lụt
(thường do cả hai thiên tai đến cùng lúc là bão và lũ lụt) chiếm trên 60% số người
chết do các thiên tai gây ra trên thế giới. Lũ còn gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng
về tài sản và sản xuất, đời sống, môi trường, các hệ sinh thái, cảnh quan,…
a) Các thiệt hại do lũ tiêu biểu trên thế giới
Lịch sử đã ghi lại trận lụt kinh hoàng năm 1887 trên sông Hoàng Hà, Trung Quốc
đã làm trôi mất 7 ngôi làng và làm 7 triệu người chết.
Trận lụt năm 1931 trên sông Trường Giang, Trung Quốc đã làm chết 145.000
người, cuốn trôi 4 triệu ngôi nhà, 10 triệu người phải sống trong cảnh màn trời chiếu

286
đất, vùi lấp 5,5 triệu ha đất canh tác. Trận lũ này đã làm tổn thất 6% tổng thu nhập
quốc dân năm đó.
Trận lụt do bão lớn gây ra tháng XI/1970 trên sông Hằng, Ấn Ðộ đã làm chết
500.000 người, 10 triệu người khác mất nhà cửa, làm ngập 2 triệu ha lãnh thổ.
Trận lũ năm 1993 có lẽ là trận lũ lịch sử tệ hại nhất của nước Mỹ. Sau những
tháng mưa to mùa hè, nước của 2 con sông Mississipi và sông Missouri dâng cao
làm tràn ngập qua nhiều tuyến đê bao, nhấn chìm hơn 80.000km2 đất, làm chết 50
người dân và làm 70.000 người mất nhà cửa. Thiệt hại ước chừng 12 tỷ đôla Mỹ.
Trận lụt năm 1987 ở sông Hoàng Hà, Trung Quốc đã làm chết 1 triệu người, 7
triệu người mất nhà cửa, ngập 8 triệu ha đất, các ngôi làng trong vùng lũ bị bùn trượt
và chôn lấp dưới 3 mét bùn.
Trận lũ và trượt bùn do cơn bão Mitch với hơn 896mm nước mưa trong 5 ngày liền
trút xuống Honduras vào tháng X/1998 đã làm chết chừng 11.000 người, trong đó có
nhều người bị chôn sống dưới bùn và bị cuốn trôi chìm ngoài biển. Ðây là trận lũ do
bão gây ra với số người chết kỷ lục ở khu vực này trong vòng 200 năm gần đây.
Trận lụt mùa hè năm 1998 trên sông Trường Giang, Trung Quốc gây nhiều đoạn
đê bị vỡ, làm hơn 21 triệu ha đất gieo trồng bị nhấn chìm, làm chết chừng 3.000
người và ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 240 triệu người…
b) Các thiệt hại do lũ tiêu biểu ở Việt Nam
Lịch sử Việt Nam đã cho biết trong vòng 10 thế kỷ (từ thế kỷ X  XIX), Việt
Nam có 188 trận lũ lớn làm vỡ đê sông Hồng. Riêng thế kỷ XIX, đã có 26 năm đê bị
vỡ gây lũ lụt, điển hình là các năm 1814, 1824, 1835, 1872, 1893. Trận lụt năm
1893, mực nước đỉnh lũ tại Hà Nội lên đến 13m. Sang thế kỷ thứ XX, đã có 20 lần
vỡ đê do lũ ở hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình.
Trận lũ tháng VIII năm 1945 đã làm vỡ 52 quãng đê với tổng chiều dài 4.180
mét, làm khoảng 2 triệu người chết lụt và chết đói, 312.100ha hoa màu bị ngập.
Trận lũ tháng VIII năm 1971 là trận lũ lịch sử trên sông Hồng trong vòng 100
năm qua. Hơn 400km tuyến đê bị vỡ, làm ngập hơn 250.000ha, ảnh hưởng đến
lương thực của gần 3 triệu người.
Miền Trung Việt Nam là nơi hứng chịu nhiều trận bão, lũ, lụt so với cả nước vì
nơi đây lưu vực hẹp, độ dốc lớn nên nước tập trung rất nhanh. Lũ lụt nghiêm trọng
xảy ra từ vùng hạ lưu sông Mã ở Thanh Hoá, sông Cả ở Nghệ An - Hà Tĩnh, sông
Thạch Hãn ở Quảng Trị, sông Hương ở Huế, sông Thu Bồn ở Quảng - Ðà, sông Trà
Khúc ở Quảng Ngãi. Thiệt hại về người và của rất lớn…

287
Ở đồng bằng sông Cửu Long, ngoài những trận ngập lũ bình thường hằng năm
trên sông Mêkông, cần kể đến các trận lũ lụt năm 1961, 1966, 1978, 1984, 1991,
1994, 1996, 2000. Ðiển hình trận lũ năm 1994 làm chết gần 500 người, ngập hơn
200.000ha đất và thiệt hại ước chừng 210 triệu USD. Ðiều cần lưu ý là số trận lũ
trong các năm gần đây đến với ÐBSCL dồn dập và gây thiệt hại nhiều hơn. Đặc biệt,
lũ năm 2000 và 2011 xuất hiện đồng thời gặp triều cường đã gây ra vỡ đê bao làm
thiệt hại rất lớn cho vùng đồng bằng sông Cửu Long (Bảng 9.2) [84].
Bảng 9.2. Thiệt hại do lũ gây ra các năm lũ lớn
tại vùng đồng bằng sông Cửu Long

TT Loại thiệt hại Đơn vị 1994 1996 2000 2001 2002 2011
1 Thiệt hại người Người 407 217 568 412 170 56
2 Thiệt hại về nông nghiệp Tỷ đồng 1.326 1.036 373 864
3 Thiệt hại về tài sản Tỷ đồng 255 392 93
4 Thiệt hại về giao thông Tỷ đồng 327 398 671 592
5 Thiệt hại về thủy lợi Tỷ đồng 98 208 150 90
6 Thiệt hại về giáo dục Tỷ đồng 60 52 41 1.403 2

9.4. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT LŨ


Những điều kiện về thủy văn và địa hình ở đồng bằng vùng lũ là các nguyên nhân
sinh ra lũ lụt. Chẳng hạn như dòng chảy đủ lớn làm cho nước tràn qua các bờ của lòng
dẫn và có thể lan tràn ra khắp đồng bằng vùng lũ. Với những trận lũ lớn, đồng bằng
vùng lũ đóng cả hai vai trò vừa vận chuyển nước và vừa chứa dòng chảy lũ tạm thời.
Lòng dẫn chính thường là lòng dẫn được định rõ có thể uốn lượn qua đồng bằng vùng
lũ vận chuyển dòng chảy dưới thấp. Dòng chảy tràn bờ thường nông hơn so với lòng
dẫn chính và cũng chảy với vận tốc nhỏ hơn nhiều so với ở lòng dẫn chính.
Mục tiêu của việc quản lý/kiểm soát lũ là làm giảm bớt hoặc làm giảm nhẹ những
hậu quả tiêu cực của lũ lụt. Các biện pháp khác nhau nhằm thay đổi dòng chảy lũ
thường có liên quan đến các phương tiện phòng chống lũ và bao gồm các công trình
kỹ thuật hoặc các công trình cải tạo. Việc xây dựng các phương tiện phòng chống lũ
liên quan tới các biện pháp công trình, thường được thiết kế dựa trên các đặc tính
của lũ bao gồm các hồ chứa, đập hướng dòng, đê bao hoặc tường chắn, và các công
trình cải tạo lòng dẫn (nâng cấp kênh mương). Các biện pháp phòng chống lũ giảm
nhẹ mức độ thiệt hại có tính nhạy cảm ở đồng bằng vùng lũ thường có liên quan đến

288
các biện pháp phi công trình và có thể đòi hỏi các công trình kỹ thuật phụ trợ. Các
biện pháp phi công trình được thiết kế để điều chỉnh giảm nhẹ các thiệt hại tiềm tàng
đối với các công trình cố định lâu dài và hỗ trợ làm giảm thiệt hại tiềm ẩn trong suốt
từng trận lũ. Các biện pháp phi công trình bao gồm việc kiểm tra lũ, cảnh báo lũ và
kiểm soát việc sử dụng đất. Các biện pháp công trình nói chung đòi hỏi tổng kinh
phí đầu tư lớn. Việc quản lý đồng bằng vùng lũ cần phải xem xét tổng hợp về tất cả
các biện pháp kỹ thuật, phi công trình và quản lý nhằm làm giảm thiểu các thiệt hại
do lũ trên quy mô toàn diện.
Bảng 9.3 đưa ra danh mục tóm tắt những điều cần thiết cho sự phân tích các điều
kiện trước dự án. Danh mục này phản ánh các điều kiện cơ bản để đánh giá giá trị
kinh tế, sự vận hành và các ảnh hưởng tới môi trường hoặc xã hội của các công trình
và các kế hoạch làm giảm thiệt hại do lũ. (U.S. Army Crops of Engineers, 1996a) [85].
Bảng 9.3. Danh mục các điều kiện trước dự án

Đối tượng
Nội dung công việc
nghiên cứu
Xem xét, tập hợp các thông tin sẵn có.
Tiến hành khảo sát thực địa về các dữ liệu lũ lịch sử và điều tra các
Bố trí
thông số cụ thể.
Thiết lập các mối liên hệ địa phương.
Trợ giúp thiết lập các giới hạn trong nghiên cứu, thiệt hại có thể xảy ra.
Xác định các điều kiện phi dự án sẵn có và tương lai về tần suất tháo
nước và các bất thường có liên quan.
Nghiên cứu
Xác định các điều kiện có dự án lưu lượng - mực nước và các bất
kinh tế
thường có liên quan.
Đánh giá vận hành và tình trạng dự án hiện có đối với hàng loạt các sự
kiện và các giả thiết chính.
Thực hiện Mô tả các hậu quả của sự vượt quá công suất .
Thực hiện các phân tích độ tin cậy.
Môi trường Đánh giá các ảnh hưởng ven sông nằm ngoài dự án.
và xã hội Đánh giá các ảnh hưởng môi trường nằm trong dự án.

9.4.1. Các biện pháp công trình


Mối liên quan giữa các chức năng cơ bản của những công trình làm giảm thiệt hại
do lũ với các thông số dùng để đánh giá những biện pháp giảm thiệt hại do lũ được
thể hiện ở hình 9.11. Mối liên hệ về việc tháo lũ định kỳ, cũng như là những đường

289
cong lưu lượng, được điều chỉnh bởi các biện pháp công trình ngăn lũ khác nhau.
Các mối liên hệ lũ định kỳ xác định sự quay vòng của thiên nhiên dưới dạng lũ lớn.
Các biện pháp kiểm soát lũ được thiết kế nhằm làm thay đổi tính chất các trận lũ
bằng việc thay thế một hoặc nhiều các mối quan hệ nêu trên. Các loại công trình
kiểm soát lũ chủ yếu là hồ chứa, đập hướng dòng/kênh chuyển dòng, đê bao hoặc
kè, và các công trình cải tạo lòng dẫn. Mỗi loại công trình đó được mô tả dưới đây,
sẽ xác định các thay đổi trong những mối quan hệ cơ bản.

Hình 9.11: Các đường quan hệ hàm số để đánh giá về lũ

9.4.1.1. Hồ chứa điều tiết lũ


Các hồ chứa điều tiết lũ được sử dụng để trữ nước lũ rồi xả lũ sau mỗi đợt lũ về
làm giảm cường độ lưu lượng đỉnh lũ. Hồ chứa làm thay đổi lũ do sự hạ thấp lưu
lượng đỉnh lũ của một trận lũ cụ thể. Hình 9.12 minh họa cho hiệu quả của các hồ
chứa điều tiết lũ. Hiệu quả lâu dài của việc trữ nước ở hồ chứa làm thay đổi chế độ
dòng chảy và có thể gây ra sự lắng đọng bùn cát hoặc hư hỏng kênh ở vị trí hạ lưu,
làm thay đổi đường cong lưu lượng[85].

Hình 9.12: Hiệu quả của hồ chứa

290
Bảng 9.4. Danh mục kiểm tra các yêu cầu thiết yếu đối với hồ chứa

Hạng mục
Nội dung công việc
nghiên cứu
Xem xét các vị trí khác nhau dựa trên diện tích tiêu thoát đối chiếu việc
xem xét về dung tích hồ.
Bố trí Đánh giá tác động môi trường thủy sinh và dân cư ven bờ.
Xác định các trung tâm thiệt hại, định ra các khu vực đã phát triển, định
rõ việc sử dụng đất đối với việc lựa chọn vị trí.
Xác định các cơ hội cho việc phối hợp hệ thống khi xác định vị trí.
Xác định những điều chỉnh khi có dự án đối với hàm tần suất phía hạ
lưu ứng với các điều kiện hiện tại và tương lai.
Lượng hóa tính bất định của hàm số tần suất.
Kinh tế Thiết lập công thức và đánh giá phạm vi các cấu hình cửa ra ứng với
những khả năng khác nhau bằng cách sử dụng các quy trình phân tích
dựa trên rủi ro.
Mô tả hoạt động hàng loạt các sự kiện lũ và phân tích tính nhạy cảm của
các giả thiết đặt ra.
Xác định lưu lượng dự tính và khả năng vượt quá giới hạn cho phép.
Xác định xác suất đột biến vượt mức hàng năm.
Thực hiện
Xác định xác suất đột biến tuổi thọ công trình.
Nêu rõ những hệ quả của đột biến vượt mức dung tích chứa.
Thực hiện việc đánh giá tính an toàn của đập.
Thiết lập công thức và đánh giá sơ bộ đập tràn và các cửa thoát nước.
Thiết kế Thực hiện phân tích sự lắng đọng lòng hồ.
Đánh giá tất cả các ảnh hưởng về thủy lực và thủy văn phía hạ lưu.
Lập các kế hoạch vận hành sơ bộ.
Đánh giá các ảnh hưởng ven sông nằm trong dự án.
Môi trường Đánh giá các tác động đối với môi trường thủy sinh và dân cư ven sông
và xã hội và xác định các cơ hội cải tiến.
Dự kiến và định rõ các cơ hội có thể dành cho vui chơi giải trí.

Hồ chứa làm giảm sự thiệt hại bằng cách làm giảm lưu lượng một cách trực tiếp.
Bảng 9.4 là một danh mục tóm tắt các yêu cầu thiết yếu đối với hồ chứa. Một hồ
chứa sẽ thích hợp cho việc làm giảm thiệt hại trong những trường hợp sau đây (U.S.
Army Crops of Engineers, 1996a)[85].
- Tính thiệt hại trải rộng khắp vùng địa lý rộng lớn xuống hạ lưu từ vị trí hồ chứa, với
một vài trung tâm thiệt hại biệt lập và các diện tích dòng vào tương đối nhỏ giữa chúng.

291
- Mức độ bảo vệ tối đa cùng với sự thiệt hại còn lại tối thiểu là rất lý tưởng.
- Các thuộc tính khác nhau bao gồm cả cơ sở hạ tầng, cấu trúc, nội dung và đất
nông nghiệp được bảo vệ.
- Nước được ngăn lại có thể được sử dụng vào các mục đích khác nhau bao gồm
cung cấp nước, làm thủy điện và vui chơi giải trí.
- Khu vực cần thiết để xây hồ chứa phải đáp ứng được yêu cầu về kinh tế, môi
trường và chi phí xã hội.
- Giá trị kinh tế của tài sản có thể bị thiệt hại khi được bảo vệ sẽ điều chỉnh chi
phí xây dựng hồ.
9.4.1.2. Đập hướng dòng/kênh chuyển dòng
Các công trình đập dâng hướng dòng/kênh chuyển dòng được sử dụng để định lại
dòng chảy hoặc đổi hướng dòng lũ khỏi trung tâm lũ nhằm làm giảm lưu lượng cao
nhất ở trung tâm vùng lũ. Các công trình chuyển dòng được thiết kế nhằm làm giảm
đường cong thường xuyên vì thế cường độ dòng lũ tại một thời điểm nhất định thấp
hơn so với trung tâm lũ. Hình 9.13 minh họa hiệu quả của công trình chuyển dòng
theo các mối quan hệ hàm số. Mối liên quan giữa giai đoạn thiệt hại với giai đoạn
tháo lũ tồn tại như nhau nếu không có các ảnh hưởng này đem lại. Những tác động
lâu dài của các công trình chuyển dòng có thể gây ra sự bồi lắng, sự hủy hoại ở khu
vực hạ lưu và dẫn đến sự lắng đọng bùn cát ở các kênh nắn dòng đi vòng.

Hình 9.13: Hiệu quả của công trình chuyển dòng

Công trình chuyển dòng sẽ phù hợp đối với việc làm giảm thiệt hại do lũ trong
các trường hợp sau đây (U.S. Army Crops of Engineers, 1996a) [85]:
- Tính thiệt hại trải rộng trên khắp khu vực địa lý lớn cùng với các dòng chảy vào tại
chỗ tương đối nhỏ để các công trình chuyển dòng có thể chuyển nước ra khỏi hệ thống.
- Mức độ bảo vệ tối đa cùng với sự thiệt hại còn lại tối thiểu là rất lý tưởng.

292
- Sự đa dạng về tài sản, bao gồm cả cơ sở hạ tầng, các công trình, bề mặt ruộng và
đất nông nghiệp phải được bảo vệ.
- Khu vực cần thiết để xây dựng kênh hoặc đường hầm dẫn nước với một chi phí
hợp lý.
- Giá trị kinh tế của tài sản có thể bị thiệt hại khi được bảo vệ sẽ điều chỉnh về
mặt kinh tế chi phí xây dựng công trình chuyển dòng.
Bảng 9.5: Danh mục kiểm tra các yêu cầu thiết yếu đối với công trình chuyển dòng

Hạng mục
Nội dung công việc
nghiên cứu
- Đánh giá các tác động môi trường sống thủy sinh và dân cư ven bờ.
- Xác định các trung tâm thiệt hại, định rõ các khu vực đã phát triển, xác
Bố trí định việc sử dụng đất đối với việc lựu chọn vị trí.
- Xác định chiều rộng lấn đất.
- Xác định những mâu thuẫn nảy sinh về cơ sở hạ tầng, về tính lợi ích
của dự án.
- Quyết định những thay đổi cần thiết có dự án đối với lưu lượng dòng
chảy cho tất cả các biến cố hiện tại và tương lai.
Kinh tế - Lượng hóa tính bất định của hàm số tần suất.
- Thiết lập công thức và đánh giá phạm vi các cấu hình cửa ra ứng với
những khả năng khác nhau bằng cách sử dụng các quy trình phân tích
dựa trên rủi ro.
- Xác định lưu lượng dự tính và khả năng vượt quá giới hạn cho phép.
- Xác định xác suất đột biến vượt mức hàng năm.
Thực hiện - Xác định xác suất đột biến tuổi thọ công trình.
- Nêu rõ những hệ quả của đột biến vượt mức dung tích chứa.
- Xác định độ tin cậy trước các tình huống bất thường
- Thiết lập công thức và đánh giá sơ bộ về đập tràn và hình dạng cửa xả.
- Lập công thức và đánh giá sơ bộ về hình thức đập tràn và hình dạng
cửa xả.
Thiết kế
- Tiến hành phân tích sự lắng đọng trong kênh dẫn.
- Đánh giá tác động thủy lực và thủy văn dòng chảy hạ lưu.
- Lập kế hoạch vận hành sơ bộ.
- Đánh giá môi trường sống cư dân ven sông.
Môi trường
- Đánh giá các tác động đối với môi trường thủy sinh và môi trường sống
và xã hội
ven sông, xác định các cơ hội giảm thiểu tác động có hại.

293
9.4.1.3. Đê bao và tường chắn
Đê bao và tường chắn được sử dụng để ngăn dòng nước khỏi các diện tích ngập,
nơi mà thiệt hại có thể xảy ra. Đê bao đặc biệt điều chỉnh về cơ bản tất cả ba loại
mối tương quan hàm số. Hiệu suất của đê bao nhằm làm giảm thiệt hại trong khu
vực được bảo vệ khỏi các chu kỳ mặt nước trong phạm vi dòng chảy hoặc kênh
chính như được minh họa ở hình 9.15 và 9.16. Hiệu suất này hạ thấp độ cao một
cách cần thiết ở tất cả các mức nước xuống dưới độ cao được thiết kế của đê, như
được minh họa ở hình 9.14. Việc loại trừ dòng lũ ra khỏi phân khu của vùng ngập
bên ngoài đê bao làm thiết chặt dòng chảy tới một nơi vận chuyển nhỏ hơn, dẫn tới
phạm vi hoạt động được tăng lên đối với các lưu lượng khác nhau. Sự chuyển đổi
lên trên của từng thời kỳ tháo lũ được mô tả ở hình 9.14. Việc xiết chặt dòng chảy
trong phạm vi đê bao làm giảm khối lượng nước tự nhiên của đợt lũ, dẫn đến sự gia
tăng lưu lượng đỉnh lũ ở hạ lưu. Hiệu suất này làm tăng lưu lượng đối với các tần số
vượt quá giới hạn khác nhau, việc chuyển đổi tần số phía trên, như được mô tả ở
hình 9.14. Những tác động lâu dài của các đê bao có thể gây ra sự lắng đọng và hư
hỏng của các kênh mương khu vực hạ lưu sông. Mặc dù các đê bao có mục đích
nhằm bảo vệ của cải và sinh mạng, chúng cũng đem lại những thảm họa chính khi
lưu lượng thiết kế vượt quá và diện tích bị ngập cần phải được bảo đảm an toàn.

Hình 9.14: Hiệu quả của đê bao

Đê bao và tường chắn sẽ là các công trình làm giảm thiệt hại do lũ hiệu quả trong
những hoàn cảnh sau (U.S. Army Crops of Engineers, 1996a):
- Thiệt hại có tính cục bộ.
- Mức độ bảo vệ tối đa cùng với sự thiệt hại còn lại tối thiểu là rất lý tưởng.
- Sự đa dạng về tài sản, bao gồm cả cơ sở hạ tầng, các công trình, bề mặt ruộng và
đất nông nghiệp phải được bảo vệ.
- Khu vực cần thiết để xây dựng kênh mương phải đáp ứng được yêu cầu về kinh
tế, môi trường và chi phí xã hội.

294
- Giá trị kinh tế của tài sản có thể bị thiệt hại khi được bảo vệ sẽ điều chỉnh về
mặt kinh tế chi phí xây dựng hồ.

Hình 9.15: Hiệu quả biện pháp công trình hạ thấp mực nước lũ
tại kênh Hồng Ngự - Phước Xuyên theo kịch bản, ĐTM[72]

Hình 9.16: Hiệu quả biện pháp công trình hạ thấp mực nước lũ
tại kênh Cái Sắn theo kịch bản, TGLX [72]

295
Bảng 9.6 là danh mục tóm tắt các yêu cầu đối với đê bao và tường chắn [85]:
Bảng 9.6: Danh mục kiểm tra các yêu cầu
đối với đê bao và tường chắn

Hạng mục Nội dung công việc


Làm giảm tối thiểu sự đóng góp của các diện tích dòng chảy vào bên
trong.
Giảm tối thiểu khu vực được bảo vệ nhằm giảm sự phát triển có thể
Bố trí trong tương lai.
Điều tra phía sau đê bao đối với sự cân bằng chiều cao.
Xác định chiều rộng tối thiểu của đê hay độ thẳng của tường chắn.
Giảm đến mức tối thiểu các lỗ hổng cần đóng kín trong suốt các đợt lũ.
Xác định những thay đổi cần thiết khi có dự án đối với lượng dòng
chảy cho tất cả các biến cố hiện tại và tương lai.
Lượng hóa tính bất định của hàm số thiệt hại ~ thời gian/ giai đoạn.
Kinh tế Thiết lập công thức và đánh giá phạm vi các đê bao và các cấu trúc bên
trong đối với các lưu lượng khác nhau sử dụng quy trình phân tích dựa
trên rủi ro.
Xác định lưu lượng dự tính và khả năng vượt quá giới hạn cho phép.
Xác định xác suất đột biến vượt mức hàng năm.
Xác định xác suất đột biến tuổi thọ công trình.
Thực hiện Xác định công việc đối phó với chuỗi các tình huống bất ngờ phân tích
tính nhạy cảm của các giả thiết quan trọng đặt ra.
Nêu rõ những hệ quả của đột biến vượt mức dung tích chứa.
Thiết kế các đê bao và tường chắn cao hơn ở những đặc điểm tới hạn
(như: trạm bơm, trung tâm có nguy cơ thiệt hại cao).
Thiết kế các vị trí tràn đỉnh và kết thúc dòng chảy tách biệt khỏi trung
tâm lũ.
Thiết kế
Đảm bảo độ cao của đê để phù hợp với độ lún, sóng leo.
Thiết kế sự bảo vệ sự xói mòn ngoài đê.
Phát triển các kế hoạch chuẩn bị cảnh báo lũ cho các hiện tượng vượt
quá lưu lượng.
Đánh giá các tác động môi trường sống thủy sinh và dân cư ven bờ.
Môi trường
Xác định các cơ hội cải thiện.
và xã hội
Dự kiến và xác định các cơ hội phục vụ vui chơi giải trí.

296
9.4.1.5. Nâng cấp kênh mương
Nâng cấp kênh mương được tiến hành nhằm nâng cấp các đặc tính chuyên chở
nước của một dòng chảy. Khả năng vận chuyển được nâng cấp làm chậm lại các thời
kỳ đối với các lưu lượng khác nhau. Có được hiệu suất của việc làm chậm lại mối
tương quan lưu lượng - mực nước, như được minh họa ở hình 9.17. Lưu lượng lớn
nhất của các đợt lũ được đi qua ở các mức thấp hơn, làm giảm hiệu suất của các
thung lũng trữ nước tự nhiên trong suốt thời gian đi qua của đợt lũ. Tác động này
dẫn đến lưu lượng đỉnh cao hạ lưu cao hơn có thể xuất hiện không có sự điều tiết
dòng kênh, gây ra sự chuyển hướng lên trên của đường vòng, như được mô tả ở hình
9.17. Tác động lâu dài của sự nâng cấp kênh mương có thể gây ra sự lắng đọng và
hư hỏng của các kênh mương khu vực hạ lưu sông. Biện pháp nâng cấp kênh mương
thường được sử dụng trong việc bảo vệ cục bộ nhưng cũng có thể kết hợp với các
biện pháp công trình ngăn chặn lũ khác nhằm tạo ra một hệ thống kiểm soát lũ có
hiệu quả.

Hình 9.17: Hiệu quả của việc nâng cấp kênh mương

Nâng cấp kênh mương sẽ là biện pháp làm giảm thiệt hại do lũ gây ra một cách
hiệu quả trong các trường hợp sau (U.S. Army Crops of Engineers, 1996a):
- Thiệt hại có tính cục bộ.
- Mức độ bảo vệ tối đa cùng với sự thiệt hại còn lại tối thiểu là rất lý tưởng.
- Sự đa dạng về tài sản, bao gồm cả cơ sở hạ tầng, các công trình, bề mặt ruộng và
đất nông nghiệp phải được bảo vệ.
- Khu vực cần thiết để xây dựng kênh mương phải đáp ứng được yêu cầu về kinh
tế, môi trường và chi phí xã hội.
- Giá trị kinh tế của tài sản có thể bị thiệt hại khi được bảo vệ sẽ điều chỉnh chi
phí xây dựng hồ.

297
Bảng 9.7: Danh mục kiểm tra các yêu cầu đối với nâng cấp kênh mương

Hạng mục
Nội dung công việc
nghiên cứu
Xác định giới hạn độ rộng.
Xác định độ nhạy cảm về môi trường của thủy sinh và dân cư ven bờ.
Bố trí Xác định các trung tâm thiệt hại, định rõ các khu vực phát triển, xác
định việc sử dụng đất đối với việc lựa chọn vị trí.
Xác định cơ sở hạ tầng và tác động có lợi.
Xác định các sự thay đổi khi có dự án đối với hàm số lưu lượng - thời
gian ứng với mọi điều kiện.
Xác định bất kỳ hiệu quả nào của dòng chảy hạ lưu dựa vào lưu lượng
Kinh tế tần suất thay đổi do tổn thất trữ lượng.
Lượng hóa tính bất định của hàm số thiệt hại ~ thời gian/ giai đoạn.
Thiết lập công thức và đánh giá phạm vi các kích thước kênh bằng cách
sử dụng các quy trình phân tích dựa trên rủi ro.
Xác định xác suất đột biến vượt mức hàng năm.
Xác định xác suất đột biến tuổi thọ công trình.
Xác định công việc đối phó với chuỗi các tình huống bất ngờ phân tích
Thực hiện
tính nhạy cảm của các giả thiết quan trọng đặt ra.
Nêu rõ hệ quả của đột biến vượt mức dung tích chứa.
Xác định độ tin cậy trước các tình huống bất thường.
Tính toán sự xói mòn, lắng đọng.
Thiết kế Đánh giá ảnh hưởng trực tiếp lên tính bền vững.
Đánh giá mọi tác động của sự hạn chế hoặc cản trở.
Đánh giá tác động môi trường sống thủy sinh và cư dân quanh vùng và
Môi trường
xác định các cơ hội cải thiện.
và xã hội
Dự kiến và xác định các cơ hội phục vụ vui chơi giải trí.

9.4.2. Biện pháp phi công trình


Biện pháp phi công trình được sử dụng để giảm bớt những thiệt hại có thể xảy ra
đối với công trình và trang thiết bị bền vững, nhằm giảm thiệt hại có thể xảy ra với
những công trình kém bền vững. Biện pháp phi công trình bao gồm việc ngăn chặn
nước lũ, cảnh báo lũ, lựa chọn các phương pháp bảo vệ đất đai khác nhau. Đặc điểm
của những biện pháp này nằm ở giá trị làm giảm sự thiếu khôn ngoan, hoặc nguy cơ
thiếu khôn ngoan trong việc sử dụng đất đai ở vùng lũ trong tương lai. Trong các
biện pháp phi công trình kể trên, chỉ có việc ngăn chặn nước lũ có tiềm năng giảm
bớt thiệt thại trước mắt.

298
Việc ngăn chặn nước lũ gồm một nhóm biện pháp phi công trình được thiết kế để
làm giảm thiệt hại có thể xảy ra cho từng công trình kém bền vững riêng lẻ. Những
biện pháp này gồm việc nâng cao cao trình của công trình, tường ngăn lũ ở vòng
ngoài, bố trí lại không gian làm việc của công trình. Việc ngăn chặn nước lũ là tối
cần thiết đối với những trang thiết bị mới. Cải thiện mối tương quan nước lũ và thiệt
hại như được minh họa ở hình 9.18 nâng đường quan hệ lên cao hơn.

Hình 9.18: Hiệu quả của công tác chống lũ

Bảng 9.8 là danh mục các biện pháp phi công trình phải làm gồm việc ngăn chặn
nước lũ, thay đổi vị trí, cũng như kế hoạch phòng bị trước lũ. (FWP) [85].
Bảng 9.8: Danh mục các biện pháp làm giảm thiệt hại ở điều kiện hiện tại
Hạng mục
Nội dung công việc
nghiên cứu
Căn cứ vào cấp độ của tai họa lũ, xác định rõ biện pháp nào phù hợp
Bố trí
với công trình.
Xác định các sự thay đổi khi có dự án đối với hàm số thiệt hại - thời
gian ứng với mọi điều kiện hiện tại và tương lai.
Lượng hóa tính bất định của hàm số thiệt hại ~ thời gian/ giai đoạn.
Kinh tế
Thiết lập công thức và đánh giá phạm vi các biện pháp ngăn chặn nước
lũ, thay đổi vị trí, kế hoạch phòng bị trước lũ (các kế hoạch FWP), sử
dụng các quy trình phân tích dựa trên nguy cơ rủi ro.
Xác định xác suất đột biến vượt mức hàng năm.
Xác định xác suất đột biến tuổi thọ công trình.
Thực hiện Xác định công việc đối phó với chuỗi các tình huống bất ngờ phân tích
tính nhạy cảm của các giả thiết quan trọng đặt ra.
Xác định độ tin cậy đối với phạm vi của các tình huống
Thiết kế Phát triển/ hoàn thiện tất cả các biện pháp, các kế hoạch FWP.
Đánh giá tác động môi trường sống thủy sinh và cư dân quanh vùng và
Môi trường
xác định các cơ hội cải thiện.
và xã hội
Dự kiến và xác định các cơ hội phục vụ vui chơi giải trí.

299
Kế hoạch phòng bị trước lũ (kế hoạch FWP) làm giảm thiệt hại do lũ gây ra. Tạo
cơ hội cho cộng đồng kịp phản ứng trước khi mực nước lũ dâng cao tới mức nguy
hiểm. Bảng 9.9 liệt kê những việc cần làm trong hệ thống FWP. Lợi ích của kế
hoạch FWP có thể tăng cao nhờ vào việc giảm bớt những thiệt hại do ngập nước,
giảm chi phí dọn dẹp, giảm chi phí do gián đoạn dịch vụ gây ra. Nhờ kịp thời tắt
máy móc, tắt các trang thiết bị, có sự chuẩn bị. Giảm chi phí nhờ giảm tai họa về sức
khỏe. Hơn nữa, kế hoạch FWP còn làm giảm sự rối loạn xã hội, giảm rủi ro về tính
mạng ở vùng lũ.
Bảng 9.9: Các thành phần của một hệ thống FWP

Thành phần Các mục đích


Nhận biết mối đe Thu thập số liệu và thông tin, truyền số liệu và thông tin. Nhận
dọa của lũ số liệu và thông tin. Tổ chức và thông báo số liệu và thông tin.
Dự báo thời gian và mức độ lũ.
Phổ biến thông tin, Xác định rõ vùng bị ảnh hưởng, nhóm người bị ảnh hưởng.
cảnh báo trước lũ Soạn thảo bản tin cảnh báo, phát tin cảnh báo.
Phản ứng với tình Sơ tán tạm thời, tìm kiếm, cứu hộ, hoạt động của trung tâm
huống khẩn cấp chăm sóc dân chúng, bảo vệ tài sản công, chống lũ, duy trì các
dịch vụ thiết yếu.
Khắc phục hậu quả Hồi cư dân sơ tán, dọn dẹp rác rưởi, khôi phục dịch vụ đánh giá
sau lũ thiệt hại, biện pháp hỗ trợ.
Duy trì quản lý Chương trình bồi dưỡng ý thức cộng đồng. Vận hành, bảo
hệ thống dưỡng thay thế thiết bị. Tập huấn thường kỳ, cập nhật và tổ
chức quản lý.

Kế hoạch FWP là một bộ phận quan trọng trong các biện pháp làm giảm thiệt hại
do lũ gây ra. Hơn nữa, đội ngũ nhân viên của Hiệp hội Quản lý vùng lũ (FPMS) có
thể cung cấp dịch vụ lập quy hoạch theo yêu cầu của các tổ chức ở địa phương. Hỗ
trợ họ thực hiện kế hoạch FWP.
FWP có nhiệm vụ ra thông báo sớm nhất vùng lũ để giảm nhẹ những thiệt hại có
thể xảy ra. Thông báo sớm tạo điều kiện để nâng cao vật dụng trong công trình,
giảm thiểu công việc ngăn chặn nước lũ, di chuyển những vật dụng dễ bị hư hại. Giá
trị lớn nhất của việc cảnh báo lũ là làm giảm hoặc loại trừ tổn thất về nhân mạng.
Cảnh báo lũ đòi hỏi phải dự báo chính xác thời gian lũ. Phải có thiết bị truyền tin để
cảnh báo cho dân chúng ở vùng lũ biết.
Bảo vệ đất đai đề cập đến công tác quản lý và các hoạt động khác nhằm giảm
thiểu diện tích đất đai bị ngập lụt. Phải sử dụng đất đai sao cho có thể đối phó với

300
thiệt hại do lũ gây ra. Việc bảo vệ đất đai bao gồm việc khoanh vùng và các pháp
lệnh về xây dựng khác. Phải tuân thủ sự chỉ đạo của địa phương, của nhà nước, và
hiệp hội về sở hữu đất đai, tài sản, về code xây dựng, bảo hiểm và chương trình
truyền thông.

9.5. THIỆT HẠI VÀ ƯỚC TÍNH LỢI ÍCH THỰC CỦA LŨ

9.5.1. Các mối quan hệ của thiệt hại


Người ta thường báo cáo những thiệt hại do lũ gây ra là những thiệt hại trực tiếp
đến tài sản. Nhưng thực chất đây chỉ là một trong số 5 thiệt hại kinh điển. Thiệt hại
trực tiếp, thiệt hại gián tiếp, thiệt hại thứ cấp, thiệt hại vô hình, thiệt hại khó lường.
Thiệt hại gián tiếp là tổn thất do mất kinh doanh, dịch vụ, khắc phục khó khăn, xây
dựng lại hệ thống giao thông và các thiệt hại có liên quan. Thiệt hại thứ cấp là thiệt
hại do bị ảnh hưởng bất lợi của những nguồn sống phụ thuộc vào nguồn tài sản bị
hư hỏng, dịch vụ bị đình trệ. Tổn thất vô hình gồm chất lượng môi trường, phúc lợi
xã hội và giá trị thẩm mỹ. Thiệt hại khó lường là những bất trắc chưa từng có do lũ
gây ra.
Người ta đã sử dụng nhiều kỹ thuật để tính toán các thiệt hại trực tiếp. Grigg và
Helweg (1975) [86] dùng ba phạm trù kỹ thuật để tính. Công thức hỗn hợp, đường
biểu diễn tổn thất cổ điển và đường quan hệ nước lũ với thiệt hại. Một trong những
công thức hỗn hợp theo gợi ý của James (1972) [87] là:
CD = KdUMshA (9.1)
trong đó:
CD - giá phải trả cho những thiệt hại của một trận lũ cụ thể;
Kd - thiệt hại do lũ gây ra do một Phút (foot) độ sâu ngập nước tính bằng
đôla giá trị thị trường của công trình;
U - hệ số ngập lụt ở nội thành;
Ms - giá thị trường của công trình bị ngập nước tính bằng đôla;
A - diện tích bị ngập tính bằng 1000m2. Eckstein (1958)[88] lại thể hiện bằng
phương pháp đồ thị cổ điển, trong đó thiệt hại do lũ gây ra được vẽ
nghịch biến với mức lũ.
Việc dùng đường cong biểu diễn mối quan hệ độ sâu - thiệt hại truyền thống
(được mô tả ở hình 9.19) đòi hỏi phải điều tra, khảo sát về tài sản ở vùng lũ và phải
tính riêng rẽ hay tổng hợp về độ sâu (mức lũ) ngược hẳn với đường cong biểu diễn
thiệt hại đối với công trình đường sá, mùa màng tiện nghi sinh hoạt nằm trong vùng

301
lũ. Tổn thất do mức lũ lại có liên quan đến việc xả lũ dẫn đến mối quan hệ xả lũ - tần
suất. Từ đó lại có đường cong thiệt hại - tần suất như được mô tả ở hình 9.20 theo
Corry et al. 1980[91].

Hình 9.19. Phần trăm thiệt hại, các nhà ở hỗn hợp

9.5.2. Các thiệt hại dự kiến


Giá trị thiệt hại dự kiến hàng năm E(D) là phần nằm trong đường cong biểu diễn
thiệt hại - tần suất như được thể hiện ở hình 9.20e. Nó được thể hiện như sau:
 
E  D   D  qd  f  qd  dqd   D  qd  dF  qd  (9.2)
qc qc

trong đó: qc - giới hạn lưu lượng, vượt qua những hư hại có thể xảy ra; D(qd) là thiệt
hại đối với các lưu lượng xả 1d khác nhau. Đó là mối quan hệ giữa thiệt
hại - lưu lượng xả f(qd) và F(qd) là hàm mật độ xác suất (pdf). Làm

302
nhiều tầng tích lũy (cdf) của lưu lượng qd. Ứng dụng thực tế, đánh giá
E(d) bằng phương trình trên được thực hiện bằng tích phân số vì sự
phức tạp của hàm tổn thất và hàm xác suất phân bố. Dùng mối quan hệ
thiệt hại - tần suất trong bảng 9.10 để lựa chọn phương pháp chống lũ,
đề cao giá trị của nó trên cơ sở giảm nhẹ thiệt hại dự kiến của lũ.

Hình 9.20: Tính toán thiệt hại trung bình hàng năm;
a) Quan hệ thiệt hại - thời gian xảy ra; b) Quan hệ lưu lượng - thời gian;
c) Quan hệ thiệt hại - lưu lượng; d) Quan hệ lưu lượng - tần suất xuất hiện;
e) Quan hệ thiệt hại - tần suất xuất hiện

Giải pháp: Giá trị kinh tế của một biện pháp chống lũ lựa chọn được đánh giá
bằng sự tiết kiệm (lợi ích) được hàng năm đối với thiệt hại do lũ của biện pháp ấy.
Người ta tính được điều này bằng việc so sánh sự khác biệt giữa thiệt hại dự kiến
hàng năm ở điều kiện hiện tại (không áp dụng biện pháp chống lũ) với thiệt hại dự
kiến khi có áp dụng một biện pháp chống lũ (bảng 9.10):

303
Bảng 9.10. Quan hệ thiệt hại và tần suất khác nhau
Đơn vị tính: 106$
Thiệt hại khi có PA Thiệt hại khi
Thiệt hại Thiệt hại khi Thiệt hại khi có PA
Tần kiểm soát lũ với có PA kiểm
PA hiện có PA kiểm kiểm soát lũ với
suất việc nạo vét và cải soát lũ với
trạng soát lũ với hệ chuyển hướng
% tạo hệ thống kênh việc xây dựng
($106) thống đê bao dòng thượng lưu
mương hồ chứa
20 0 0 0 0 0
10 6 0 0 0 0
7 10 0 0 0 0
5 13 13 2 4 3
2 22 22 10 12 10
1 30 30 20 18 12
0.5 40 40 30 27 21
0.2 50 50 43 40 35
0.1 54 54 47 43 45
0.05 57 57 55 50 56

Bảng 9.11: Giảm nhẹ thiệt hại khi có biện pháp kiểm soát lũ
với tần suất khác nhau
Đơn vị tính: 106 $
Tần suất Hệ thống Đập/ kênh chuyển
Kênh hóa Hồ chứa
(%) đê kè dòng thượng lưu
20 0 0 0 0
10 6 6 6 6
7 10 10 10 10
5 0 9 7 10
2 0 11 9 12
1 0 10 12 18
0.5 0 10 13 19
0.2 0 7 10 15
0.1 0 5 9 9
0.05 0 2 7 1

304
Từ những số liệu trong bảng 9.10, việc giảm nhẹ tổn thất trung bình của mỗi biện
pháp chống lũ có thể được minh họa ở bảng 9.11. Biện pháp chống lũ tối ưu - làm
tăng tối đa lợi ích của việc giảm nhẹ tổn thất hàng năm là phải xây dựng bể chứa lũ
ở thượng lưu.
9.5.3. Phân tích dựa trên rủi ro
9.5.3.1. Tiến trình phương pháp thiết kế đánh giá rủi ro
Tiến trình thiết kế dựa trên rủi ro truyền thống cho các công trình thủy công
thường chỉ gắn với những tính bất định của thủy văn. Những bất thường khác của
thủy văn ít được đề cập. Các phương pháp luận đã được phát triển để tổng hợp các
khía cạnh khác nhau đối với sự bất định trong thủy văn đưa vào thiết kế dựa trên rủi
ro cho công trình thủy công, (Mays và Tung 1992)[89]. Biện pháp thiết kế dựa trên
rủi ro tổng hợp các quá trình phân tích sự bất định và phân tích xác suất khi thiết kế
những giải pháp này, chú ý hiệu quả kinh tế giữa giá thành công trình và giá trị thiệt
hại có thể xảy ra, thông qua các mối quan hệ rủi ro.
Các phương pháp tiếp cận thiết kế dựa trên rủi ro có thể được tập hợp thành bộ
khung tối ưu hóa để xác định thiết kế tránh rủi ro tối ưu. Vì vậy việc thiết kế tránh
rủi ro tối ưu, tổn thất dự kiến hàng năm cũng đưa vào mục tiêu, kể cả giá lắp đặt,
vấn đề là ở chỗ phải xác định cho được quy mô/dung tích tối ưu của công trình với
tổng giá thành dự kiến hàng năm nhỏ nhất, (TEAC).
Về mặt toán học: Thiết kế dựa trên rủi ro tối ưu có thể được biểu thị như sau:
MinxTEAC = FC(x). CRF + E (D|x) (9.3a)
Với các chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế: g (x) = 0 (9.3b)
trong đó: FC - tổng giá thành xây lắp (giá ban đầu) của công trình;
CRF - hệ số thu hồi vốn chuyển đổi thành giá trị hàng năm;
x - véctơ xác định sự biến thiên có liên quan quy mô và dung tích công trình;
E (D|x) - giá trị thiệt hại dự kiến hàng năm do sự hư hại của công trình.
Nhìn chung, việc đánh giá thiết kế tránh rủi ro buộc phải đánh giá giá trị tổn thất
hàng năm. Tùy vào loại rủi ro nào để xem xét, việc đánh giá E(D|x) sẽ khác nhau.
Thực tế hiện nay thiết kế công trình thủy lợi dựa trên rủi ro cũng chỉ xem xét
những vấn đề gắn với sự bất định của thủy văn do tính ngẫu nhiên của quá trình
thủy văn.
9.5.3.2. Phân tích rủi ro do lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long
Đánh giá rủi ro thiên tai trong bối cảnh Biến đổi khí hậu và phát triển trong tương
lai cần xem xét đầy đủ hiện tượng khí hậu/thời tiết khắc nghiệt, dễ bị tổn thương, phơi

305
nhiễm, quản lý rủi ro hiện tại và thích ứng. Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở cuối hạ
lưu lưu vực sông Mêkông, có mức độ tổn thương cao đối với các hoạt động thượng
nguồn. Đánh giá bằng mô hình sử dụng 2 bộ kịch bản là thời kỳ nền với cập nhật số
liệu khí tượng - thủy văn (từ quá khứ đến hiện tại), sử dụng đất, cơ sở hạ tầng… Kịch
bản BĐKH của Bộ TN&MT đã được sử dụng đi cùng với phát triển tương lai sử dụng
đất, sử dụng nước, thủy điện… Một hệ thống mô hình nhu cầu nước (IQQM), mô hình
thủy lực (ISIS) đã được sử dụng trong phương pháp tổng hợp này.
Quan trắc dữ liệu khí tượng - thủy văn là rất quan trọng để quản lý rủi ro từ các
thiên tai liên quan đến nước như lũ lụt. Có 90 trạm lượng mưa, 12 trạm khí tượng và
24 trạm thủy văn trong đó có 5 trạm đo lưu lượng, cũng như 29 trạm quan trắc độ
mặn. Dựa trên chuỗi thời gian của dữ liệu dòng chảy từ năm 1996 đến 2016 cho các
trạm Tân Châu và Châu Đốc, các đặc điểm chính của lưu lượng lũ và dòng chảy
năm khô được ước tính bằng phân tích thống kê như trong bảng 9.12 [69].
Bảng 9.12. Đặc trưng lưu lượng trung bình mùa lũ tại Tân Châu, Châu Đốc
Tân Châu Châu Đốc
Năm 3 3
Q(m /s) P(%) Q(m /s) P(%)
1996 16000 <50% và >30% 5000 <30% và >10%
1997 17100 <30% và >10% 4400 <50% và >30%
1998 11300 >50% 3000 >50%
1999 18000 =10% 4700 <30% và >10%
2000 18000 =10% 5300 <10% và >5%
2001 17900 <30% và >10% 5200 =10%
2002 17400 <30% và >10% 4900 <30% và >10%
2003 13200 >50% 3200 >50%
2004 14600 >50% 3700 >50%
2005 15700 <50% và >30% 4400 <50% và >30%
2006 15800 <50% và >30% 4300 <50% và >30%
2007 15400 <50% và >30% 4000 >50%
2008 16300 =30% 4400 <50% và >30%
2009 16000 <50% và >30% 4300 <50% và >30%
2010 13100 >50% 3300 >50%
2011 18600 <10% và >5% 5400 <10% và >5%
2012 14200 >50% 3400 >50%
2013 17100 <30% và >10% 4400 <50% và >30%
2014 16000 <50% và >30% 4100 =50%
2015 11700 >50% 2600 >50%
2016 14600 >50% 3600 >50%

306
Đồng bằng sông Cửu Long luôn phải đối mặt với các thách thức: Biến đổi khí
hậu toàn lưu vực, khai thác sử dụng nước ở trên lưu vực, đặc biệt là đối với đồng
bằng sông Cửu Long thì ảnh hưởng từ khai thác ở thượng lưu là lớn. Hơn nữa vùng
đồng bằng sông Cửu Long là vùng thấp trũng, được đánh giá là chịu tác động lớn từ
nước biển dâng, vì thế nhiệm vụ xây dựng kịch bản với mục đích là đánh giá được
tác động riêng rẽ và tổng hợp đến tài nguyên nước, rủi ro lũ và hạn. Điều này càng
phù hợp khi vùng thượng lưu của đồng bằng sông Cửu Long trải rộng trên các vùng
khí hậu khác nhau, mùa mưa khác nhau, có vùng tăng, vùng giảm và cộng với điều
tiết của lưu vực sẽ làm nhòe đi yếu tố tác động.
Tương lai là rất bất định nhưng biến đổi khí hậu và nước biển dâng là chắc chắn.
Kịch bản biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng RCP4.5 vùng đồng bằng sông Cửu
Long do Bộ TN&MT (MONRE) ban hành năm 2016 và được lựa chọn để ước tính rủi
ro lũ lụt và hạn hán vùng đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai trong khi các động
lực khác nhau do phát triển thượng nguồn được đưa vào xem xét. Các trường hợp và
kịch bản được áp dụng để nhận định tương lai được tổng hợp trong bảng 9.13[69].
Bảng 9.13. Tổng hợp các kịch bản đánh giá dự báo tương lai

TT Mô tả kịch bản Kịch bản


1 Kịch bản nền Thời kỳ nền
2 Kịch bản với 11 đập dòng chính 1
3 Kịch bản với 11 đập dòng chính và đập dòng nhánh 2
4 Kịch bản với 11 đập dòng chính và công trình chuyển nước 3
5 Kịch bản với 11 đập dòng chính và nước biển dâng đến năm 2030 4
Kịch bản với 11 đập dòng chính, dòng nhánh và nước biển dâng
6 5
đến năm 2030
Kịch bản với 11 đập dòng chính, chuyển nước và nước biển dâng
7 6
đến năm 2030
BĐKH thượng lưu theo kịch bản RCP4.5 và nước biển dâng SLR
8 7
2030 (11 đập dòng chính, dòng nhánh và chuyển nước)
9 Kịch bản 11 đập dòng chính và nước biển dâng 2060 8
Kịch bản với 11 đập dòng chính, dòng nhánh và nước biển dâng
10 9
đến năm 2060
11 Kịch bản 11 đập dòng chính, chuyển nước và nước biển dâng 2060 10
BĐKH thượng lưu RCP4.5 và nước biển dâng 2060
12 11
(11 đập dòng chính, dòng nhánh và chuyển nước)

307
Dưới các tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, cũng như các hoạt
động sử dụng nước ở các vùng thượng lưu lưu vực, lưu lượng dự kiến tăng đến
1448m3/s, dẫn đến sự tăng về mực nước đến 17cm, và sẽ làm tăng phạm vi ngập lũ
trên đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng lũ của Campuchia, đặc biệt là vùng
biên giới của Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên[69].
Với phân tích rủi ro, một ma trận đã được sử dụng để xác định hiểm họa và tính
dễ bị tổn thương cho sử dụng đất là phần bị phơi nhiễm và tích của chúng là rủi ro.
Để phân tích rủi ro lũ lụt, hai yếu tố của hiểm họa lũ được xem xét: độ sâu của lũ
và thời gian ngập. Đặc biệt, thời gian lũ được sử dụng để ước tính tính dễ bị tổn
thương của cây ăn quả. Độ sâu lũ được áp dụng để đánh giá tính dễ bị tổn thương
đối với bốn loại sử dụng đất còn lại.

Hình 9.21. Quy trình xây dựng bản đồ rủi ro do ngập lụt

308
Bảng 9.14. Phân loại sử dụng đất cho bản đồ nền phục vụ phân tích rủi ro

Phân loại Mô tả
Lúa 1 vụ Đất trồng một vụ trong một năm
Lúa 2 vụ Đất trồng hai vụ trên một năm
Lúa 3 vụ Đất trồng ba vụ trong một năm
Lúa và thủy sản Đất trồng lúa kết hợp thủy sản
Cây ăn quả Đất trồng cây ăn quả

Bảng 9.15. Mô tả hiểm họa lũ là độ sâu ngập và thời gian ngập[69]

Hiểm họa lũ Chỉ tiêu phân loại Chú thích


Độ sâu ngập lũ ≤0.25m, ≥0.25m, ≥0.5m, ≥0.75m, 1 if ≥ 0 else 0
≥1m, ≥1.25m, ≥1.5m
Thời gian lũ ≥7 ngày, ≥1 tháng, ≥2 tháng 1 if ≥ 0 else 0

Kịch bản 11 được dự đoán sẽ dẫn đến điều kiện bất lợi nhất, và do đó, kết quả của
kịch bản 11 được so sánh với thời kỳ nền[69].

Hình 9.22: Các độ sâu ngập lũ của thời kỳ nền và kịch bản 11 (2060);
a) Kịch bản nền; b) Kịch bản 11.

309
Các bản đồ rủi ro ngập được xây dựng từ kết hợp hiểm họa lũ và tính dễ bị tổn
thương và được chia làm 3 cấp: thấp, trung bình và cao.
Bảng 9.16. Phân loại bản đồ rủi ro lũ

Rủi ro Tiêu chí phân loại Chú thích


Thấp 1 if ≤1
Trung bình 2 if ≥ 1 và ≤2 R=HV
Cao 3 if ≥ 3

Các bản đồ rủi ro minh họa rõ ràng mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng của
rủi ro lũ do BĐKH, phát triển thượng nguồn và thay đổi sử dụng đất. Phần phía
Bắc của đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long
An) và dọc theo sông Hậu và sông Tiền được coi là những khu vực có nguy cơ lũ
lụt cao, trong khi khu vực ven biển và hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long thì ít
nguy hiểm hơn (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng). Các
khu vực không có nguy hiểm chủ yếu nằm ở bán đảo Cà Mau hoặc ở các khu vực
tương đối cao[69].

Hình 9.23: Rủi ro lũ cho đất lúa 2, 3 vụ trong thời kỳ nền và kịch bản 11:
a) Thời kỳ nền (2000); b) Kịch bản 11 (2060).

310
Kết quả phân tích rủi ro cho thấy[69], diện tích của đất lúa 1 vụ ở vùng rủi ro
thấp giảm xuống còn 6.381ha, và diện tích của lúa 2 vụ và nuôi trồng thủy sản ở
vùng có rủi ro trung bình và cao tăng lên khoảng 70.000ha và 9.000ha, tương
ứng. Nhìn chung, diện tích sử dụng đất lớn nhất trong vùng rủi ro được dự đoán
là lúa 2 vụ.
Bảng 9.17. Diện tích rủi ro lũ theo sử dụng đất
trong thời kỳ nền và kịch bản 11

Nền Kịch bản 11


Loại đất
(2000) (2060)
Trung bình Cao Thấp Trung bình Cao
Thấp (ha)
(ha) (ha) (ha) (ha) (ha)
Đất trồng lúa 1 vụ 14.800 18.600 24.400 6.400 22.200 29.100
Đất trồng lúa 2, 3 vụ 158.400 233.900 227.900 78.300 239.600 306.800
Đất trồng lúa 2 vụ 426.900 284.800 427.300 212.100 455.800 471.200
Đất trồng lúa 2 vụ -
190.900 28.100 2.300 142.900 69.300 9.000
thủy sản
Đất cây ăn quả 213.200 93.500 23.400 109.500 169.100 51.500
Tổng 1.004.100 658.900 705.300 549.200 956.000

9.5.3.3. Các tiêu chí công trình thủy lợi cho các hệ thống giảm thiểu lũ ở
Việt Nam
Trong phần này, giới thiệu các tiêu chí công trình thủy lợi cho các hệ thống giảm
thiểu lũ cụ thể cho vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam. Cụ thể, theo quyết
định 173/2001/QĐ-TTG ngày 6/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ, thì mực nước
của lũ năm 2000 được sử dụng để thiết kế đê và đường ở đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên chưa có các tiêu chuẩn/tiêu chí kiểm tra cụ thể (ví dụ mực nước) có thể
được áp dụng nói chung trong thực hành thiết kế các công trình kiểm soát lũ ở đồng
bằng sông Cửu Long, trong khi đó đồng bằng sông Hồng có thể tồn tại với trận lũ
500 năm, là một mức độ an toàn cao trong vùng.
Qua rà soát tổng thể, các quy phạm thiết kế có thể áp dụng cho đồng bằng sông
Cửu Long bao gồm hệ thống khung pháp lý là các luật, văn bản dưới luật, các quy
chuẩn và tiêu chuẩn thiết kế áp dụng cho nhiều loại công trình như đê, cống, kênh,

311
bơm, đập tràn, âu thuyền, v.v… Các tài liệu nói chung là đã quy định được về các
tiêu chí kỹ thuật chủ yếu, xem xét nhiều khía cạnh đi từ đánh giá/lựa chọn về khí
tượng - thủy văn, thủy lực đến ổn định, phương pháp chế tạo hoặc lắp đặt/xây dựng
vật liệu và thiết bị…
Trong khi hướng dẫn thiết kế vẫn là cách thích ứng dài hạn mang tính quyết định
và hiệu quả cao trước khi xây dựng các công trình, thì rõ ràng là vẫn còn thiếu các
tài liệu mang tính khái quát về các tiêu chí thiết kế nhằm cụ thể hóa các định hướng
chiến lược đã được ban hành về phát triển đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, vấn
đề tích hợp các yếu tố về biến đổi khí hậu và nước biển dâng và những thay đổi về
khai thác sử dụng nước trong tương lai vào trong các quá trình thiết kế vẫn chỉ dừng
lại ở khuyến nghị nói chung
Mục đích tổng quan của phần này là cung cấp một tài liệu tham khảo cho các nhà
thiết kế các công trình chống lũ trên đồng bằng sông Cửu Long về các tiêu chí thiết
kế khái quát nhằm đảm bảo không chệch hướng khỏi các chính sách và chiến lược
phát triển cũng như không bỏ sót việc xem xét các thách thức tương lai trong các
thiết kế công trình thủy lợi trên đồng bằng sông Cửu Long.
Với việc sử dụng một hệ thống mô hình tích hợp thủy văn và thủy lực, xem xét từ
thượng nguồn đến hạ lưu của đồng bằng Mêkông, nghiên cứu đã cung cấp những số
liệu tham khảo cụ thể về tần suất mưa và dòng chảy tạo điều kiện cho thực hành thiết
kế lồng ghép được tiêu chí BĐKH&NBD cũng như có thể áp dụng cách tiếp cận đánh
giá rủi ro trong phân tích thiết kế, giải quyết những khó khăn về tính bất định hướng
tới sự phát triển bền vững của đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai.
Các tiêu chí thiết kế cho lũ được tóm tắt trong bảng 9.18. Đối với lượng mưa,
mưa tối đa 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày và 7 ngày đều cho thấy sự gia tăng đáng kể vào
năm 2030 và giảm nhẹ vào năm 2060, dẫn đến tổng thể tăng đáng kể 40 ~ 70%.
Với tần suất nhỏ hơn, mưa trở lên cực đoan hơn, điển hình tăng đến 72% đối với
mô hình lượng mưa tối đa trong 3 ngày tại tần suất 0,1%. Đối với mực nước, mức
tăng nhẹ nói chung dự kiến đến năm 2060. Tuy nhiên, lưu lượng ngược lại với
mức giảm nhỏ. Hiện tượng này có thể được giải thích bởi sự lấn át của NBD so với
sự thay đổi của dòng chảy thượng nguồn. Xu hướng chỉ ra rằng việc thiết kế đê và
kè nên được tăng cường độ cao. Bên cạnh đó, cần đặc biệt chú ý đến các cống và
kênh phục vụ cho việc thoát lũ hoặc ngập úng cục bộ ra khỏi hệ thống thủy lợi
trong tương lai[69].

312
Bảng 9.18. Sự thay đổi mưa và dòng chảy tối đa tại các tần suất thiết kế lũ cho dự
báo tương lai 2030 và 2060 so với thời kỳ nền, tính trung bình các điểm trong vùng

Sự thay đổi về tiêu chí thiết kế so với thời kỳ nền


Vùng Loại hình Tần suất lũ năm 2030 (%) Tần suất lũ năm 2060 (%)
0.1 1 2 10 0.1 1 2 10
Mưa tối đa 3 ngày (%) 72,28 67,53 66,14 56,07 50,99 47,94 47,62 42,77
Vùng
Tứ Mưa tối đa 5 ngày (%) 61,85 61,86 60,87 55,29 41,77 42,80 43,04 42,31
Giác Mưa tối đa 7 ngày (%) 61,57 62,17 61,92 57,38 42,70 43,07 43,46 41,35
Long Mực nước tối đa (m) 0,01 -0,01 0,00 0,01 0,14 0,12 0,11 0,09
Xuyên
Lưu lượng tối đa (%) -3,47 -3,25 -3,05 -1,92 -2,65 -1,70 -1,36 -0,35
Mưa tối đa 1 ngày (%) 94,96 99,23 100,00 91,15 69,06 70,77 70,63 65,49

Vùng Mưa tối đa 3 ngày (%) 90,22 91,48 92,98 88,54 72,28 69,32 69,01 61,15
Đồng Mưa tối đa 5 ngày (%) 108,52 103,27 100,96 87,56 75,78 71,96 69,86 60,10
Tháp Mưa tối đa 7 ngày (%) 94,98 91,94 89,30 78,92 63,32 62,90 61,32 55,16
Mười Mực nước tối đa (m) -0,06 -0,05 -0,04 0,01 0,16 0,16 0,16 0,13
Lưu lượng tối đa (%) -0,95 -1,83 -2,01 -1,46 12,18 12,32 12,41 12,14
Mưa tối đa 1 ngày (%) 57,86 55,22 52,27 45,00 62,86 57,46 53,03 44,17

Vùng Mưa tối đa 3 ngày (%) 71,13 63,78 60,22 51,52 57,22 57,30 56,35 53,33
giữa Mưa tối đa 5 ngày (%) 64,29 63,39 62,39 56,12 48,32 50,45 51,38 51,02
hai Mưa tối đa 7 ngày (%) 60,85 60,82 60,25 55,05 58,14 55,92 54,39 49,54
sông Mực nước tối đa (m) -0,16 -0,14 -0,12 -0,05 0,23 0,21 0,20 0,16
Lưu lượng tối đa (%) -3,78 -3,36 -3,12 -2,20 0,63 1,61 1,90 2,27
Mưa tối đa 1 ngày (%) 41,18 42,07 41,84 42,06 40,52 42,07 42,55 44,44

Vùng Mưa tối đa 3 ngày (%) 39,91 38,71 38,86 36,32 32,89 33,18 34,12 35,26
chuyển Mưa tối đa 5 ngày (%) 34,40 35,96 35,38 34,19 40,07 39,70 39,23 37,18
tiếp lũ Mưa tối đa 7 ngày (%) 42,46 42,76 42,03 37,45 39,38 40,46 40,68 38,95
và triều Mực nước tối đa (m) 0,12 0,11 0,11 0,10 0,06 0,07 0,07 0,09
Lưu lượng tối đa (%) -0,09 -0,01 0,08 0,36 2,14 1,80 1,79 2,01
Mưa tối đa 1 ngày (%) 39,88 41,51 41,29 41,73 29,17 29,56 29,68 29,50
Mưa tối đa 3 ngày (%) 36,90 38,17 38,14 35,48 28,57 29,46 29,24 27,65
Vùng
Mưa tối đa 5 ngày (%) 33,00 34,25 34,15 32,83 33,00 33,56 33,45 32,08
ven
Mưa tối đa 7 ngày (%) 40,52 38,58 37,76 33,99 33,05 32,64 32,63 30,39
biển
Mực nước tối đa (m) 0,05 0,04 0,04 0,04 0,15 0,16 0,16 0,16
Lưu lượng tối đa (%) 4,51 3,89 3,71 3,35 4,37 4,19 4,13 4,07

313
9.6. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH
Lợi ích thực của một kế hoạch là tiêu chuẩn để đánh giá mức đóng góp của kế
hoạch giảm nhẹ thiệt hại do lũ gây ra vào sự phát triển kinh tế quốc gia (NED). Lợi
ích thực sự được tính bằng tổng khoản lợi của vùng, lợi ích nhiều mặt, lợi ích do
giảm bớt ngập úng, loại bỏ tổng chi phí của việc thực hiện kế hoạch (vận hành, sửa
chữa, thay và tái thiết khôi phục), (OMar và R). Lợi ích của khu vực chính là tăng
thu nhập thực tế từ việc phát triển thêm đất trồng cây lương thực nhờ kế hoạch, lợi
ích nhiều mặt làm tăng thu nhập thực tế từ hoạt động sản xuất trên đất trồng cây
lương thực hiện có. Lợi ích của việc làm giảm ngập úng lại có liên quan đến thiệt hại
kinh tế các cơ sở vật chất, tổn thất thu nhập và tổn thất khẩn cấp.
Hiệu quả kinh tế của phương pháp giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra được xác định
như sau:
NB = (BL + BI + BIR) – C (9.4)
trong đó:
NB - lợi ích thực;
BL - lợi ích khu vực;
BI - lợi ích nhiều mặt;
BLR - lợi ích từ việc làm giảm ngập úng;
C - tổng giá thành thực hiện, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế và
khôi phục dự án (The OMRR và R cost).
Lợi ích từ việc làm giảm ngập úng có thể được biểu thị như sau:
BLR = (Dwithout + Dwith) (9.5)
trong đó:
Dwithout - tổn thất kinh tế khi không có kế hoạch;
Dwith - tổn thất kinh tế khi có kế hoạch được thực hiện.
Sự thất thường của lũ tự nhiên làm khó khăn, phức tạp việc xác định lợi ích từ
việc chống ngập úng. Lấy ví dụ như kế hoạch giảm nhẹ thiệt hại do lũ gây ra có thể
loại trừ tất cả thiệt hại ngập úng 1 năm là quá nhỏ để loại trừ thiệt hại cho 1 năm ẩm
ướt mưa nhiều, không quá lớn so với yêu cầu cho năm quá khô hạn. Kết hợp phương
trình (9.4), (9.5) và viết lại chúng theo phương diện các giá trị dự kiến, sẽ có:
NB = BL + BI + E[Dwithout] – E[Dwith] – C (9.6)
trong đó: E [ ] biểu thị giá trị dự kiến. Đối với thiệt hại ở nội thành thường được tính
bằng năm, vì mức độ thiệt hại hàng năm chỉ lại tái diễn. Thiệt hại đối

314
với nông nghiệp có thể tính toán theo thiệt hại dự kiến của từng trận
lũ vì mỗi một năm có thể có nhiều trận lũ gây hại xảy ra. Sau đó, kế
hoạch NED sẽ được chọn là kế hoạch sinh lợi ích lớn nhất, có tính
đến toàn bộ các điều kiện thủy văn có thể xảy ra.
Điều kiện không có công trình trong phương trình (9.6) thể hiện những điều kiện
của hệ thống hiện tại và tương lai khi không có công trình. Đó là điều kiện cơ bản
cho lựa chọn phương án nào để đưa vào, dựa vào nó để tính toàn bộ lợi ích dựa trên
tất cả các tác động đều được đánh giá...

315
Chương 10
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Như chúng ta đều đã biết, bất kỳ một hoạt động nào của con người can thiệp vào
thế giới tự nhiên bằng việc sử dụng và khai thác tài nguyên cũng đều gây ra những
biến đổi trong thế giới tự nhiên đó dù là nhỏ hay lớn, dù có lợi hay có hại. Những
thời kỳ trước đây, vấn đề này thường không được hoặc ít được quan tâm, nhưng mấy
chục năm gần đây những tác động xấu do con người gây ra ngày càng lớn, càng rõ
trong hoàn cảnh thiên nhiên và môi trường xuống cấp nghiêm trọng. Từ đó một môn
khoa học mới được hình thành và phát triển nhằm đáp ứng những đòi hỏi cấp bách
của thực tế, đó là khoa học đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact
Assessment - EIA). Để thấy rõ những tác động của con người đối với thế giới tự
nhiên, chúng ta phân tích một ví dụ điển hình sau đây:
Trên lưu vực sông xây dựng một công trình thủy lợi là hồ chứa nước đa mục tiêu
như hình 10.1 dưới đây (trong đó gồm có các hạng mục công trình chính: đập ngăn,
công trình xả lũ, nhà máy thủy điện, trạm và đường dây dẫn điện,...).

Thượng lưu

Đập Khu tưới

Hồ chứa

Hạ lưu

Hình 10.1: Công trình hồ chứa nước

Những tác động của các dự án phát triển tài nguyên nước đến môi trường có thể
trình bày tóm tắt như trong bảng 10.1.

316
Bảng 10.1: Những tác động của hồ chứa đối với tự nhiên và xã hội

Những tác động có lợi Những tác động có hại


+ Tác động trực tiếp: + Tác động trực tiếp:
- Giảm lũ cho hạ lưu; - Gián đoạn giao thông thuỷ;
- Điều hòa dòng chảy trong năm; - Ngập mất đất lòng hồ;
- Cung cấp nước tưới cho nông nghiệp. - Di chuyển dân cư.
+ Tác động gián tiếp: + Tác động gián tiếp:
- Phát điện, cấp nước, nuôi cá; - Gây lở đất, bồi lắng lòng hồ;
- Du lịch, giao thông thủy thượng lưu. - Giảm phù sa, tăng xói lở hạ lưu.

Như vậy, các tác động của bất kỳ một công trình phát triển nào của con người
đều mang cả tính chất có lợi và có hại, mặt khác nó còn kéo theo hàng loạt những
tác động khác. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho Chính phủ hay những người
ra quyết định trong việc lựa chọn các dự án. Vì vậy, hiện nay ngoài luận chứng
về kinh tế kỹ thuật (Nghiên cứu khả thi - Feasible Study) thì cơ sở tốt nhất cho
các nhà làm quyết định là kết quả nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường
(ĐGTĐMT) của dự án.
Hiện nay, ở nước ta vấn đề này còn mới mẻ, nó cũng là một ngành khoa học trẻ
của thế giới, do vậy chúng ta cần tiếp cận để hoà nhập với xu thế phát triển chung
của khu vực và thế giới. Đánh giá tác động môi trường là một ngành khoa học non
trẻ nên việc nghiên cứu và ứng dụng không thể đòi hỏi một cách hoàn toàn chính
xác và hoàn thiện như một số các ngành khoa học khác. Các chuyên gia có nhiều
kinh nghiệm trong lĩnh vực này của thế giới hiện nay đã quan niệm rằng đánh giá tác
động môi trường không những là một ngành mang tính khoa học mà còn mang tính
chất nghệ thuật, nó phụ thuộc một phần vào khả năng và kinh nghiệm của người
đánh giá. Phương châm của công tác đánh giá tác động môi trường ở nước ta hiện
nay là: Không quá cầu toàn, hãy thực hiện từng bước theo chu trình học, thu thập
thông tin  Làm  Rút kinh nghiệm  Làm  Học, bổ sung thông tin.
10.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
10.1.1. Tài nguyên và môi trường
10.1.1.1. Tài nguyên
Hiểu theo nghĩa rộng thì tài nguyên là bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu,
năng lượng, thông tin trên Trái đất và trong vùng không gian của vũ trụ có liên quan
mà có thể sử dụng cho sự sống và phát triển của con người [71]. Tài nguyên được
phân loại theo nhiều quan điểm khác nhau, như:

317
+ Tài nguyên thiên nhiên (gắn liền với các yếu tố thiên nhiên).
+ Tài nguyên con người (gắn liền với yếu tố con người, xã hội).
+ Tài nguyên có khả năng tái tạo được sinh ra dựa vào nguồn năng lượng vô tận
cung cấp từ vũ trụ vào trái đất một cách liên tục.
+ Tài nguyên không tái tạo được, tồn tại một cách có hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi
không còn tính chất ban đầu.
Bảng 10.2: Những tác động của các dự phát triển tài nguyên nước
đến môi trường
Phát triển
Đào Xây dựng
Nội dung tác động Đập hồ Tưới thủy lợi
đắp kênh
ven biển
Kinh tế - Xã hội + + + * *
Sức khoẻ cộng đồng + * 0 0 0
Vẻ đẹp, mỹ quan *
Tái định cư +
Ý nghĩa khảo cổ *
Đường bộ - Đường sắt *
Chống lũ * + +
Chất dinh dưỡng +
Sử dụng đất 0 +
Giao thông thuỷ 0 0 0
Rừng * + *
Động vật hoang dã trên cạn * * *
Thủy sản + + + + *
Độ phì của đất * *
Tiêu nước và mặn + +
Địa chất - Địa chấn +
Phần tầng nhiệt +
Xói mòn - Bùn cát +
Chất lượng không khí * * *
Thủy văn nước ngầm * *
Chất lượng nước mặt * + + * *
Thủy văn nước mặn + + +

318
Ký hiệu trong bảng 10.2:
+ Tác động đáng kể; * Tác động trung bình đến đáng kể; 0 Tác động không đáng kể;
Nguồn gốc tài liệu: Công nghệ cho phát triển Các vấn đề môi trường, ESCAP 1984.

10.1.1.2. Môi trường


- Theo nghĩa rộng thì môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh
hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Như chúng ta đã biết, bất kỳ một vật thể
hay sự kiện nào cũng phải tồn tại và diễn biến trong một môi trường nhất định.
- Tuỳ theo trường hợp cụ thể và đối tượng, mục đích nghiên cứu mà môi trường
được cụ thể hoá theo.
Môi trường sống là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống
và sự phát triển của cơ thể. Hay cụ thể hơn, môi trường sống của con người là tổng
hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế, xã hội xung quanh có ảnh hưởng
tới sự sống và phát triển của từng người và cộng đồng.
Tuỳ theo mục đích và nội dung nghiên cứu mà môi trường sống của con người
còn được chia ra cụ thể:
+ Môi trường thiên nhiên là tổng hợp các nhân tố môi trường vật lý, sinh học tồn
tại khách quan ngoài ý muốn của con người.
+ Môi trường nhân tạo gồm các nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo
ra và chịu sự chi phối của con người.
+ Môi trường xã hội gồm những nhân tố tạo nên bởi mối quan hệ người với người.
Thuật ngữ môi trường là một thuật ngữ có nội dung rất rộng lớn và đa dạng. Từ
"môi trường" mà hiện nay chúng ta đang sử dụng là ám chỉ môi trường sống chung
của con người với các nhân tố thiên nhiên và xã hội của nó, còn tuỳ từng trường hợp
cụ thể mà cần giải thích cho rõ hơn ý nghĩa của từ "môi trường". Chúng ta không
nên lạm dụng thuật ngữ "môi trường" để tránh những trường hợp hiểu nhầm hoặc
hiểu không hết ý nghĩa.

10.1.2. Phát triển kinh tế - xã hội


- Hiện nay, sự phát triển kinh tế và xã hội thường được gọi chung là phát triển
(Development).
Phát triển là một quá trình nâng cao điều kiện sống của con người về cả vật chất
và tinh thần bằng việc phát triển lực lượng sản xuất, thay đổi quan hệ sản xuất, quan
hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá.

319
- Phát triển là một xu hướng tất yếu và mang tính quy luật của mỗi cá nhân, cộng
đồng và của cả loài người. Bất kỳ một sự phát triển nào cũng phải có mục tiêu và
các biện pháp để đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, mọi sự phát triển đều phụ thuộc
rất nhiều vào các biện pháp và điều kiện cụ thể. Những sự phát triển do mục tiêu,
biện pháp và điều kiện hợp lý sẽ mau chóng đạt được thành công và không gây ra
tổn thất đáng kể cho môi trường. Ngược lại, những sự phát triển do mục tiêu, biện
pháp và điều kiện không thích hợp sẽ gây ra tổn thất lớn cho môi trường.
Ví dụ: Việc khai thác rừng bừa bãi ở nước ta trong những năm qua đã làm cho diện
tích rừng già đầu nguồn giảm đi nhanh chóng gây ra những tác động đến chế độ thủy
văn các sông và xói mòn lưu vực... Hay một ví dụ khác ở Thái Lan, do phát triển công
nghiệp quá nhanh chóng mà không có biện pháp kiểm soát phù hợp nên hiện nay
Bangkok được coi như là một trong các thành phố bị ô nhiễm nặng trên thế giới.
- Bất kỳ một sự phát triển nào cũng phải dựa trên cơ sở các điều kiện về tài
nguyên và môi trường cụ thể, chẳng hạn như việc xây dựng một cây cầu qua sông
thì phải dựa trên cơ sở điều kiện về thủy văn, yêu cầu phát triển kinh tế của vùng...
10.1.3. Quan hệ giữa phát triển và môi trường
Phát triển trên điều kiện
môi trường cụ thể

Các tác động xấu tới Các hoạt động Các tác động tốt tới
tài nguyên và môi trường phát triển tài nguyên và môi trường

Hạn chế hiệu quả phát triển, Nâng cao hiệu quả phát
giảm chất lượng môi trường triển, đời sống con người

Có biện pháp giảm nhẹ Bảo vệ, nâng cao


tác động chất lượng môi trường

Củng cố phát triển,


cải tạo môi trường

Hình 10.2. Quan hệ giữa môi trường và phát triển

Từ các khái niệm cơ bản nêu trên chúng ta có thể nói ngắn gọn là “Môi trường
là tổng hợp các điều kiện sống của con người, còn phát triển là quá trình cải tạo và

320
cải thiện các điều kiện đó”. Do vậy giữa môi trường và phát triển tất nhiên phải có
mối quan hệ chặt chẽ, trong đó ta có thể coi: “Môi trường là địa bàn và đối tượng
của sự phát triển”. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển được thể hiện qua sơ
đồ ở hình 10.2.
10.2. NỘI DUNG VÀ NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT

10.2.1. Nội dung


Tùy vào đặc điểm và tính chất của hoạt động phát triển và điều kiện môi trường
vùng dự án mà nội dung đánh giá tác động môi trường được đặt ra khác nhau. Tuy
không có một khuôn mẫu nhất định cho mọi nước trên thế giới cũng như cho mọi
hoạt động phát triển. Nhưng một văn bản chính thức đánh giá tác động môi trường
cần nêu được các vấn đề sau đây:
- Mô tả địa bàn nơi có dự án phát triển, đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của dự án.
- Phạm vi đánh giá tác động môi trường (không gian vùng dự án, thời gian thực
hiện và hoạt động của dự án, chẳng hạn đối với hệ thống Thủy nông).
- Mô tả hiện trạng tài nguyên môi trường vùng dự án khi chưa có dự án (Ví dụ:
trước khi xây dựng hệ thống tưới, tiêu).
- Xác định, dự đoán những thay đổi môi trường có thể xảy ra trong và sau khi
thực hiện dự án; dự báo được những tác động tới tài nguyên môi trường có thể xảy
ra và khả năng hồi phục (như thay đổi các điều kiện môi trường sau khi xây dựng hệ
thống tưới, tiêu).
- Đề xuất các biện pháp phòng, tránh, điều chỉnh nhằm giảm nhẹ tác động xấu. So
sánh các phương án hoạt động của dự án trên quan điểm môi trường và đưa ra những
kết luận và kiến nghị.
10.2.2. Những kiến thức cần thiết
Đánh giá tác động môi trường là một môn khoa học tổng hợp mang tính chất liên
ngành, do vậy cần huy động một đội ngũ các chuyên gia hiểu biết nhiều lĩnh vực
như: hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, KHKT về nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy lợi, thủy điện, giao thông, công nghiệp, thông tin, tài nguyên, môi
trường, sinh thái, nhân văn, ô nhiễm... và các kiến thức cơ bản về phương pháp luận
đánh giá tác động môi trường.
10.2.3. Nhiệm vụ của đánh giá tác động môi trường
Chỉ rõ được phạm vi của các tác động có thể xuất hiện cả về mặt không gian và
thời gian. Do vậy phương pháp luận chung của đánh giá tác động môi trường là
phục vụ ba nhiệm vụ phân tích cơ bản sau đây:

321
+ Xác định (Impacts Identification) các tác động, trong đó bao gồm các nguồn
gây tác động (sources of impacts), các vấn đề bị tác động (receptors), các mức độ
tác động.
+ Dự đoán (Impacts Prediction) được xu thế diễn biến của các tác động đã xác
định.
+ Đánh giá (Impacts Assessment) gồm việc đánh giá lượng hóa các tác động
được dự đoán, đưa ra các giải pháp giảm thiểu tác động...
Những phương pháp kỹ thuật cụ thể sẽ được trình bày ở phần sau.

10.2.4. Những yêu cầu cần đạt được của đánh giá tác động môi trường
Một báo cáo cần đạt dược các yêu cầu sau:
- Phải thực sự là một công cụ giúp cho việc lựa chọn quyết định thực hiện các dự
án phát triển.
- Phải đề xuất được các phương án, biện pháp phòng tránh, giảm bớt những tác
động xấu, tăng mặt tốt của các dự án và hoạt động phát triển. Đồng thời là công cụ
có hiệu lực để khắc phục những hậu quả tiêu cực đã và đang xảy ra.
- Báo cáo phải rõ ràng, dễ hiểu, khoa học và chặt chẽ về mặt pháp lý và cũng phải
hợp lý trong chi phí đánh giá tác động môi trường.

10.2.5. Phương châm đánh giá tác động môi trường


Hiện nay hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường trên
thế giới đều thống nhất phương châm của việc đánh giá tác động môi trường là “Làm
sớm - làm một cách tổng hợp - làm thường xuyên”. Phương châm này có nghĩa
không nên để sau khi dự án đã xây dựng mới thực hiện đánh giá hoặc thẩm định tác
động môi trường, không làm đánh giá tác động môi trường một cách phiến diện một
mặt nào đó vì các tác động có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và kéo theo nhau,
không phải chỉ làm đánh giá tác động khi lập luận chứng dự án mà cần phải thực
hiện đánh giá thường xuyên từ giai đoạn đề xuất dự án cho đến khai thác vận hành.
Một điều rất thú vị là trong tiếng Anh ba chữ cái viết tắt của đánh giá tác động môi
trường (EIA) cũng là ba chữ cái viết tắt của phương châm “Sớm - Tổng hợp -
Thường xuyên” nêu trên.
Đánh giá (ASSESSMENT) Sớm (EARLY)
Tác động (IMPACT) Tổng hợp (INTEGRATED)
Môi trường (ENVIRONMENTAL) Thường xuyên (ALWAYS)

322
10.3. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Việc đánh giá tác động môi trường của một dự án có thể tiến hành theo 3 giai
đoạn cơ bản sau đây:
+ Lược duyệt (Screening);
+ Đánh giá sơ bộ (Preliminary Assesment);
+ Đánh giá đầy đủ (Full Assessment).
Tuy nhiên không phải bất kỳ một dự án nào cũng phải thực hiện đầy đủ ba giai
đoạn này, mà tùy theo tính chất, quy mô của từng dự án mà có thể không cần đến
giai đoạn đánh giá đầy đủ.

10.3.1. Lược duyệt các tác động môi trường


Giai đoạn này thực hiện cho mọi dự án trong quy định phải qua đánh giá tác động
môi trường. Nội dung lược duyệt là điểm lại các dự án tương tự với dự án đề xuất
trong nước hoặc nước ngoài để phán đoán những khả năng tác động của dự án đang
nghiên cứu nhằm đề xuất điều chỉnh dự án theo hướng tốt hơn.

10.3.2. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường


Giai đoạn này đòi hỏi sự phân tích nghiên cứu ở trình độ chuyên môn cao hơn
giai đoạn lược duyệt. Nội dung của giai đoạn này gồm:
- Xác định các tác động chính của dự án đối với tài nguyên và môi trường trong
vùng dự án.
- Mô tả tác động và dự báo mức độ, phạm vi của tác động.
- Nêu rõ tầm quan trọng của các tác động đó với người ra quyết định.
Đánh giá sơ bộ cần được thực hiện ngay trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi
của dự án, nó giúp thu hẹp sự tranh cãi về một số vấn đề quan trọng như quy mô, vị
trí dự án...

10.3.3. Đánh giá tác động môi trường đầy đủ


a) Công việc chuẩn bị
Khi kết luận của đánh giá tác động môi trường sơ bộ (ĐGSB) là cần thiết phải thực
hiện đánh giá đầy đủ thì việc đầu tiên của giai đoạn này là công việc chuẩn bị gồm:
+ Thành lập nhóm đánh giá tác động môi trường độc lập với nhóm đề xuất dự án
gồm các chuyên gia của nhiều lĩnh vực liên quan.
+ Xác định phạm vi (không gian và thời gian) của đánh giá tác động môi trường
trên cơ sở và luận cứ khoa học chắc chắn và cụ thể.

323
+ Xác định các cơ quan có thẩm quyền quyết định về kinh phí, cấp giấy phép,
kiểm tra... và thu thập các luật, quy định liên quan đến đánh giá tác động môi trường
và lĩnh vực hoạt động của dự án.
+ Xây dựng đề cương đánh giá tác động môi trường, kế hoạch và thời gian thực
hiện và thông báo kết quả.
b) Đánh giá tác động môi trường đầy đủ
Sau khi hoàn thành các công việc chuẩn bị, việc đánh giá đầy đủ được tiến hành
theo các bước sau đây:
 Bước 1. Xác định các tác động đến môi trường bao gồm:
+ Xác định các hoạt động quan trọng của dự án trên cơ sở nghiên cứu khả thi của
dự án, ví dụ một dự án hồ chứa cần nước tưới thì các hoạt động quan trọng sẽ là: làm
hồ, xây đập, tràn xả lũ, trạm biến áp, đường dây...
+ Xác định các biến đổi môi trường do các hoạt động đó gây ra trên các mặt vật
lý, sinh học, xã hội... trong phạm vi dự án.
+ Xác định các tác động đến tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường
sống của con người bao gồm các hệ sinh thái trước hết là hệ sinh thái nông nghiệp,
sức khỏe cộng đồng, và các điều kiện sống khác. Trong phần này cần phân tích xác
định các loại tác động (trực tiếp, gián tiếp hoặc tác động sơ cấp, thứ cấp...). Để tránh
không bỏ sót các tác động trong quá trình phân tích đánh giá ngoài những phương
pháp đánh giá tác động môi trường thường dùng cũng rất cần sử dụng tới kinh
nghiệm của các chuyên gia của nhiều lĩnh vực khác nhau.
+ Dự báo diễn biến của các tác động môi trường trong phạm vi không gian và
thời gian đã xác định ở trên, thường các mô hình toán hoặc phân tích kinh nghiệm
được sử dụng, cũng cần đánh giá độ tin cậy của kết quả dự báo.
+ Đánh giá tầm quan trọng của các tác động bất lợi nhằm định hướng đưa ra
những biện pháp khắc phục.
 Bước 2. Phân tích các nguyên nhân và hậu quả của các tác động để chọn những
tác động quan trọng cần đánh giá: Việc phân tích phải trên cơ sở khoa học và sử
dụng các phương pháp kỹ thuật thích hợp.
 Bước 3. Dự báo diễn biến của các tác động: Thông thường trên cơ sở phân tích
và dùng phương pháp mô hình toán hoặc chập bản đồ để dự báo xu thế diễn biến của
các tác động.
 Bước 4. Đánh giá tác động: Với kết quả các bước trên ta có các tác động diễn
biến theo thời gian, không gian, ta có thể đánh giá định lượng hoặc định tính. Tiêu

324
chuẩn về chất lượng môi trường sử dụng trong các đánh giá này đã được Nhà nước
hoặc địa phương quy định.
 Bước 5. Xác định biện pháp xử lý các tác động: Trên cơ sở những tác động và
tầm quan trọng của chúng đã xác định ở trên, kết hợp với những hiểu biết khoa học
về công nghệ xử lý để tìm cách áp dụng cách biện pháp có hiệu quả hạn chế tác
động xấu đến môi trường.
 Bước 6. Đề xuất các nội dung quan trắc theo dõi diễn biến môi trường: Điều này
rất cần thiết và quan trọng trong quá trình khai thác dự án, vì khi đánh giá tác động,
dự báo tác động luôn có những sai số, cho nên theo dõi diễn biến môi trường nhằm
hiệu chỉnh trong khai thác dự án để hạn chế tác động và nâng cao hiệu quả dự án.
 Bước 7. Trình bày và thông báo kết quả đánh giá tác động môi trường: Phần này
bao gồm những vấn đề sau:
- Báo cáo tóm tắt kết quả đánh giá tác động môi trường: Khái quát dự án, các biến
đổi môi trường do dự án gây ra, các phương án, biện pháp hạn chế ngăn chặn tác
động xấu đến môi trường.
- Các đánh giá về độ tin cậy, mức chính xác của kết quả đánh giá.
- Các yêu cầu theo dõi diễn biến môi trường và ý kiến của địa phương (dân chúng
và chính quyền) về tác động của dự án.

10.3.4. Tác động môi trường của các dự án tưới, tiêu nước
a) Thành phần dự án
Dự án tưới tiêu gồm:
1. Thành phần vật lý gồm công trình đầu mối và hệ thống kênh tưới, tiêu cấp nước.
2. Các thành phần và biện pháp hỗ trợ như tín dụng cho nông dân vay vốn (đầu tư
vào thiết bị, phân, giống...), các tổ chức nông dân và các bộ phận quản lý bảo dưỡng
hệ thống, hoạt động khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật...
b) Những tác động có lợi
1. Tác động có lợi trực tiếp: Cấp nước, thoát nước cho các loại sản xuất và dân
sinh nên có thể phát triển sản xuất nâng cao đời sống.
- Kết hợp cung cấp điện năng cho sinh hoạt và các ngành sản xuất.
2. Tác động có lợi gián tiếp:
- Giảm xói mòn đất canh tác.
- Cải thiện nuôi trồng thủy sản do cấp nước ổn định, phát triển chăn nuôi.

325
- Cải thiện khí hậu cho vùng có hồ chứa và kênh đi qua.
- Phát triển dịch vụ, du lịch...
- Tạo thêm việc làm cho người lao động.
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
- Phát triển cơ cấu cây trồng mới theo hướng có lợi, định canh định cư.
c) Những tác động không lợi
1. Hồ chứa: Làm ngập một số diện tích đất canh tác, đất rừng, nhà cửa, đường
giao thông, các công trình văn hóa và kinh tế.
- Một phần nhỏ diện tích canh tác bị mất do kênh mương, công trình chiếm chỗ.
2. Chất lượng nước: Chủ yếu do nước hồi quy có chứa các thành phần vô cơ, một
số chất độc từ phân bón và thuốc trừ sâu. Chúng bổ sung vào các thành phần có sẵn
trong nước làm tăng tính khoáng hóa của nước, và gây ra ô nhiễm nước. Dòng chảy
hồi quy chiếm khoảng 20  30% tổng lượng nước tưới, các chất dinh dưỡng sẽ được
gia tăng gây ra hiện tượng phì hóa nước và tăng độ độc của nước do các chất hóa học.
3. Thay đổi chế độ thủy văn: Hồ chứa, đập dâng làm giảm lượng dòng chảy
xuống hạ lưu, gây khó khăn cho sử dụng nước (mặt và ngầm), giao thông vận tải,
gây xói bồi ở hạ lưu.
4. Ảnh hướng tới sinh thái và sinh vật hoang dại hạ lưu:
- Những thay đổi vùng tưới sẽ thay đổi hệ sinh thái hiện tại, đặc biệt là thảm phủ
và các loài côn trùng...
- Việc tưới, tiêu nước quá mức, không đúng kỹ thuật có thể gây xói mòn đất hay
lầy cục bộ.
- Việc giảm lượng dòng chảy xuống hạ lưu sẽ làm tăng nồng độ muối, ô nhiễm và
chất dinh dưỡng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái nước hạ lưu như cá, tôm, chim...
5. Ảnh hưởng đến kinh tế xã hội: Tái định cư và quyền sử dụng đất: Một số dân
cư phải di chuyển chỗ ở khi làm hồ chứa và hệ thống kênh dự án đi qua, hoặc cần
được đền bù và tạo điều kiện tốt cho cuộc sống ở nơi mới. Việc di chuyển các gia
đình khỏi nơi họ đã sinh sống và canh tác truyền thống có thể là khó khăn. Các dự
án tưới có thể đòi hỏi nông dân phải có những thay đổi trong kiểu canh tác truyền
thống để thích ứng với công nghệ và kỹ thuật mới mà họ chưa quen.

10.4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG


Chỉ sau khi đã xác định được các tác động của dự án tới tài nguyên và môi trường
trong vùng dự án, người làm đánh giá tác động môi trường mới sử dụng các phương

326
pháp cụ thể để đánh giá định tính và định lượng các tác động đó. Hiện nay có nhiều
phương pháp cụ thể khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Tùy theo đặc điểm của
từng dự án, từng giai đoạn nghiên cứu và tình hình kinh tế của mỗi quốc gia mà sử
dụng phương pháp cho thích hợp. Một số phương pháp thường dùng hiện nay xét
theo mức độ phức tạp của chúng gồm có:

10.4.1. Phương pháp liệt kê số liệu về thông số môi trường


Nội dung của phương pháp là phân tích hoạt động phát triển của dự án để chọn,
liệt kê và cho các số liệu liên quan đến các thông số đó mà không đi sâu phân tích
đánh giá. Kết quả liệt kê sẽ được người ra quyết định xem xét để làm một trong
những cơ sở cho việc quyết định dự án.
10.4.2. Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường
Nguyên tắc của phương pháp là liệt kê theo một danh mục tất cả những nhân tố
môi trường liên quan đến hoạt động phát triển của dự án. Danh mục này sẽ được gửi
đến các chuyên gia để từng người đánh giá, sau đó tổ chức tổng hợp các ý kiến
thành kết luận chung [71].
Bảng 10.3. Ví dụ liệt kê về thông số môi trường của một dự án thủy lợi
(trong đó phương án III là không có dự án)
Phương án
TT Thông số
I II III
1 Số hồ chứa trong dự án 4 1 0
2 Diện tích đường mặt nước (ha) 8500 1300 0
3 Đường ven hồ (km) 190 65 0
4 Diện tích tưới (ha) 40000 12000 0
5 Diện tích đất bị thu hẹp (ha) 10000 2000 0
6 Di tích khảo cổ bị ngập (ha) 11 13 0
7 Hạ mức xói mòn 4 cấp 1 cấp 0
8 Nâng mức khai thác thủy sản 4 cấp 1 cấp 0
9 Chống lũ hạ lưu tốt vừa 0
10 Dịch bệnh cấp 4 cấp 1 0
11 Biên chế cho QLDA (người) 1000 200 0

Phương pháp danh mục nói chung rất rõ ràng, dễ hiểu và trong trường hợp người
làm đánh giá tác động môi trường hiểu biết về nội dung hoạt động phát triển, am
hiểu điều kiện cụ thể của khu vực dự án thì kết quả sẽ là những cơ sở tốt cho người

327
ra quyết định. Tuy nhiên phương pháp này mang nhiều tính chủ quan của người
đánh giá.

10.4.3. Phương pháp ma trận môi trường


Đây là sự phối hợp liệt kê các hành động của dự án phát triển với những nhân tố
môi trường có thể bị tác động (theo hai trục). Phương pháp này cho phép thấy được
quan hệ nhân - quả của những tác động khác nhau một cách đồng thời.
Phương pháp ma trận có thể sử dụng xem xét được rất nhiều hành động và tác
động của chúng. Phương pháp tương đối đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều số liệu
về môi trường, sinh thái nhưng cho phép phân tích một cách rõ ràng nhiều hành
động khác nhau lên cùng một nhân tố. Tuy nhiên có những nhược điểm là chưa xét
đến sự tương tác qua lại giữa các tác động với nhau, chưa xét diễn biến theo thời
gian của các tác động và cũng chưa phân biệt được tác động lâu dài và tạm thời.
10.4.4. Phương pháp chập bản đồ môi trường
Trên cơ sở các bản đồ về đặc trưng môi trường trong khu vực nghiên cứu, mỗi
bản đồ mô tả đặc trưng môi trường từ các tài liệu cơ bản qua điều tra (nguồn nước,
đất đai, rừng...). Thuộc tính của đặc trưng môi trường được biểu thị bằng trị số hoặc
cấp độ khác nhau. Chồng chập những bản đồ cơ bản này trên giấy trong suốt để từ
đó đánh giá. Tùy theo dự án phát triển cụ thể mà thiết lập các bản đồ đặc trưng môi
trường khác nhau. Hiện nay khoa học viễn thám đã phát triển mạnh nên phương
pháp này rất có hiệu quả khi sử dụng các tài liệu viễn thám về tài nguyên và môi
trường, kết quả phân tích rất rõ ràng và tiện lợi (sử dụng hệ GIS - Geogaphic
Information System).
10.4.5. Phương pháp mô hình
Đây là phương pháp mới nhưng được sử dụng nhiều trong những năm gần đây,
các hoạt động phát triển và tác động của chúng được mô tả bằng các mô hình toán
trên cơ sở các tài liệu cơ bản về tài nguyên, môi trường... của dự án. Phương pháp
này đòi hỏi kiến thức liên ngành của nhiều chuyên gia và phải qua nhiều bước từ xây
dựng mô hình, xác định các mối quan hệ trong mô hình, xác định thông số mô hình
từ những tài liệu thực đo và điều tra, thử nghiệm mô hình. Sau đó dùng mô hình để
đánh giá tác động môi trường.
Phương pháp này có nhiều ưu điểm là mô hình khá đầy đủ và chính xác các tác
động, có thể dùng để đánh giá tác động và dự báo tác động, có thể dùng trong mọi
giai đoạn của dự án từ xây dựng đến quản lý khai thác. Tuy nhiên phương pháp này
cần nhiều tài liệu, chuyên gia mới đạt được độ tin cậy cao.

328
10.4.6. Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí mở rộng
Phương pháp sử dụng các kết quả phân tích tác động môi trường của dự án từ đó đi
sâu vào mặt kinh tế môi trường, có nghĩa ngoài phân tích các chi phí và lợi ích mang
tính kỹ thuật mà dự án mang lại, phương pháp còn phân tích các chi phí và lợi ích mà
những biến đổi về tài nguyên và môi trường do dự án tạo nên. Lợi ích và chi phí ở đây
hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả lợi ích về tài nguyên môi trường, vì vậy nên gọi là
phân tích lợi ích chi phí mở rộng. Nội dung phương pháp thường gồm (theo UNEP):
- Liệt kê tất cả các tài nguyên được sử dụng cho dự án (kể cả nhân lực); rồi liệt kê
tất cả các sản phẩm lợi ích thu được (kể cả các phế thải có thể tái sử dụng).
- Xác định tất cả các hoạt động tiêu thụ, hoặc làm suy giảm tài nguyên (kể cả hoạt
động sản xuất, ô nhiễm được xem là một hành động). Liệt kê những mặt có lợi cho
tài nguyên nhưng chưa được xem xét trong nghiên cứu dự án.
- Liệt kê những việc cần bổ sung vào dự án để sử dụng hợp lý và phát huy tối đa
khả năng của tài nguyên.
- Diễn đạt kết quả phân tích đánh giá qua các chỉ tiêu.
Cụ thể theo các bước sau và đối với hệ thống thủy nông - tưới nước:
a) Xác định các chi phí của dự án tưới nước
- Chi phí đầu tư ban đầu của dự án (khảo sát, thiết kế, xây dựng các hạng mục của
dự án...).
- Các chi phí đền bù về mất đất, di chuyển dân cư, di chuyển các công trình...
- Các chi phí về vận hành, bảo dưỡng và quản lý, khai thác toàn bộ hệ thống tưới.
b) Xác định các lợi ích của dự án:
- Hiệu ích do tăng năng suất, sản lượng cây trồng, và mở rộng diện tích canh tác.
- Hiệu ích trực tiếp từ nguồn năng lượng điện, hiệu ích chống lũ hạ lưu. (Nếu
công trình đầu mối là hồ chứa, có kết hợp phát điện năng).
- Hiệu ích do phát triển các ngành công nghiệp và các ngành khác như thủy sản, giao
thông hạ lưu, du lịch và các dịch vụ khác cung cấp nước điện cho sinh hoạt, dịch vụ.
- Hiệu ích từ ổn định xã hội như tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống, sức
khỏe cộng đồng...
c) Tiến hành phân tích hiệu quả dự án
Sau khi xác định được các giá trị lợi ích, chi phí của dự án, bước cuối cùng là
đánh giá hiệu quả dự án. Việc phân tích có thể gồm:
1. Thông số đánh giá thường dùng:
+ Lợi nhuận tuyệt đối:

329
n
1  n
1 
BT 1  R T
  C o   C T
   T
 0 

T 1  T  1 1 R 
+ Lợi nhuận tương đối:
n
1
 B 1  R 
T 1
T T

n
1
1
C0  C
1  R 
T 1
T T

trong đó: BT - giá trị lợi ích được tính ra tiền tệ ở năm T;
Co - giá trị chi phí ban đầu được tính ra tiền tệ;
CT - giá trị chi phí được tính ra tiền ở năm T;
T - thời gian (năm), với các dự án thủy điện, n có thể tới 30, 40, 50 năm;
R - hệ số chiết khấu được tính theo % năm và được chọn lựa vào hướng
dẫn của các tổ chức hoặc cơ quan tư vấn có thẩm quyền.
2. Tính toán hiệu quả của dự án:
Khi xây dựng dự án, có nhiều phương án khác nhau, nguyên tắc lựa chọn các
phương án là giá trị hiện tại thực của lợi nhuận ròng mà dự án thu được phải đạt giá
trị tối đa, tức là:
n
BT  CT
PV    max
T 1 1  RT
3. Xác định thời hạn hòa vốn có tính đến yếu tố thời gian:
Đó là thời điểm mà tổng giá trị hiện tại thực của lợi ích bằng tổng giá trị hiện tại
thực của chi phí cho dự án, tức là:
n
BT  CT
 1  R
T 1
T
0

Giá trị T thỏa mãn tổng trên bằng 0 là thời gian hòa vốn. Điểm hòa vốn thường
không trùng với điểm kết thúc dự án.
 Hạn chế chính của phương pháp này là không thể xét tất cả các tác động môi
trường (TĐMT), nhất là những tác động mang tính lâu dài hoặc gián tiếp, việc sử
dụng phương pháp này cho các dự án lớn có quá nhiều hạng mục mà việc xác định
tác động của chúng tới môi trường là khó khăn.
 Theo đánh giá của ESCAP, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm
riêng, do vậy không có một phương pháp nào là có thể sử dụng cho mọi dự án,

330
ngược lại một dự án cũng không nên chỉ dùng một phương pháp để đánh giá tác
động môi trường. Các phương pháp thường dùng được đánh giá như bảng 10.4[71].
Bảng 10.4. Tóm tắt về đánh giá các phương pháp
đánh giá tác động môi trường hiện tại

Phương pháp
TT Tiêu chuẩn Mạng Ma Chỉ số Chi phí Mô
Liệt kê Chập
lưới trận MT lợi ích hình
1 Toàn diện S N L S S S L
2 Tính truyền đạt L L S L S L L
3 Tính linh hoạt L S L L S S L
4 Tính khách quan N S S L L L S
5 Tính liên kết N S N N S S N
6 Khả năng mô hình S L S S S S S
7 Đa chức năng N S S S S S L
8 Độ thiếu tin tưởng N N N N N N S
9 Về mặt không gian N L N N S N S
10 Về mặt thời gian S N N N S S L
11 Yêu cầu tài liệu L N S S S N N
12 Mẫu tóm tắt L S S L S L L
13 So sánh phương án S L L L L L L
14 Yêu cầu thời gian L N S S S S N
15 Yêu cầu nhân lực L S S S S S N
16 Kinh tế L L L L L L N

Nguồn: Đánh giá tác động môi trường: Các hướng dẫn cho những người làm quy
hoạch và ra quyết định, Tài liệu phát hành của Liên Hiệp quốc 37/ESCAP/351,
ESCAP, 1985.
Ghi chú:
L - hoàn toàn được áp dụng, hoặc cần ít nguồn thông tin tài liệu;
S - đáp ứng một phần, hoặc cần khá nhiều về nguồn thông tin tài liệu;
N - đáp ứng không đáng kể, hoặc cần rất nhiều nguồn thông tin tài liệu.

331
10.5. ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ĐẾN
MÔI TRƯỜNG
Việc xây dựng công trình thủy lợi thuộc loại cải tạo thiên nhiên đem lại ấm no, hạnh
phúc cho con người. Nó có đặc điểm rất riêng biệt với môi trường xung quanh, chỉ khi
nắm rõ những đặc điểm này mới có thể đánh giá chính xác tác động của nó. Nhìn chung
các công trình thủy lợi có những đặc điểm cơ bản với môi trường sống sau đây:

10.5.1. Trừ hại, tăng lợi - lợi nhiều hơn hại


Công trình thủy lợi có tác dụng trừ hại như chống lũ, chúng úng, chống xói mòn,
ngăn mặn... và sinh lợi như: tưới, cấp nước sinh hoạt, phát điện, cải tạo đất, phát
triển sinh thái... cải tạo điều kiện tự nhiên, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
của con người, xây dựng môi trường sống an toàn và ổn định.
Trên thực tế, cái gọi là môi trường, về cơ bản là để chỉ môi trường sống của con
người, lấy sự tồn vong và phát triển của con người làm cốt lõi. Việc xây dựng công
trình thủy lợi từ trước tới nay đều nhằm nâng cao điều kiện sống của con người.
Nước là nguồn sống của mọi sinh vật, thủy lợi là huyết mạch của nông nghiệp, là
một trong những tài sản chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Loài người muốn tồn tại
và phát triển phải xây dựng công trình thủy lợi. Mặc dù ở một vài nơi, trên một vài
khía cạnh có những hạn chế có ảnh hưởng tiêu cực ở một số công trình thủy lợi.
Nhưng các công trình thủy lợi cơ bản vẫn có tác động tích cực đến đời sống con
người. Tư tưởng cho rằng môi trường càng nguyên sơ càng tốt quả là một tư tưởng
không thực tế và ấu trĩ. Vì thế vấn đề môi trường phải nằm trong bối cảnh sự phát
triển của loài người nói chung và sự phát triển của thủy lợi nói riêng.

10.5.2. Công trình thủy lợi đã trực tiếp làm thay đổi các yếu tố môi trường
Trừ giai đoạn thi công công trình thủy lợi phải thải bỏ chất phế thải, nước thải,
bụi, tiếng ồn, chấn động làm ô nhiễm môi trường. Còn lại công trình thủy lợi ít gây
ra các loại ô nhiễm khác nhưng nó lại làm thay đổi yếu tố môi trường chủ yếu là các
tình trạng vốn có của thủy văn. Từ đó mà nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường
trong đó chủ yếu là:
a) Sự biến đổi của nguồn nước theo không gian và thời gian
Có những vùng khô hạn biến thành nơi có nước, cây cối phát triển hoặc những
nơi trước đây vốn có dòng chảy, nguồn nước dồi dào biến thành nơi khô rát không
có dòng chảy.

332
Từ những sự biến đổi này nảy sinh ra hàng loạt cái biến đổi liên hoàn khác như
biến đổi dưới đất (như nước ngầm), tính chất của đất, trên mặt đất, biến đổi và địa
hình, địa mạo, thảm phủ và điều kiện khí hậu...
b) Ô nhiễm và lan truyền ô nhiễm
Một khi vì một lý do nào đó nguồn nước bị ô nhiễm thì chính nó sẽ đóng vai trò
vận chuyển chất ô nhiễm và lan truyền ô nhiễm rộng ra. Nếu hồ chứa bị ô nhiễm thì
do tưới sẽ làm ô nhiễm lan truyền rộng ra trong vùng hưởng lợi. Ví dụ như việc lan
truyền nạn ốc bươu vàng, nạn hạt cỏ dại, hoặc các siêu vi trùng truyền bệnh khác.
Các mương tiêu gom nước thải, nước mặt hoặc nước ngầm làm cho việc ô nhiễm
được tập trung lại để khuếch tán đi xa hơn rộng hơn.
c) Quy mô lớn, phạm vi rộng, thời gian dài
Ảnh hưởng của công trình thủy lợi đối với các yếu tố môi trường nói chung rất
lớn và lâu dài vì hầu hết các hạng mục trong công trình thủy lợi đều là những công
trình xây dựng lớn; có phạm vi ảnh hưởng lớn như các hồ chứa nước phòng lũ, tưới
có ảnh hưởng tới các vùng rộng lớn hàng chục nghìn km2, tuổi thọ của công trình
kéo dài hàng mấy trăm năm, thậm chí những công trình như hệ thống đê biển, đê
sông phòng lũ được coi như công trình vĩnh cửu.

10.5.3. Sự cố công trình thủy lợi gây tác hại lớn


Nhìn chung khi xây dựng công trình thủy lợi phải tính toán an toàn với những sự
cố nhất định như lũ, gió bão, động đất... nhưng có nhiều trường hợp do không tính
toán được hết những tình huống xảy ra trong tự nhiên hơn nữa trong những khâu
thiết kế, thi công, quản lý có những sai sót vì vậy vẫn có những sự cố đối với công
trình thủy lợi như vỡ đập, vỡ đê, vỡ kênh hoặc đường ống dẫn nước... gây nên
những tác hại rất lớn, ảnh hưởng tới cả một vùng rộng lớn.
Khi quy hoạch, thiết kế một công trình thủy lợi phải nhìn vào tính cấp thiết đối
với nền kinh tế của nó, nhìn vào phương diện cải tạo làm lợi cho môi trường, nhưng
đồng thời phải nhìn vào một thực tế là công trình làm thay đổi các yếu tố môi trường
có ảnh hưởng to lớn, sâu rộng đến môi trường cả nhân tố tích cực lẫn tiêu cực. Nhìn
chung, từ trước tới nay việc đánh giá tác động của công trình thủy lợi tới môi trường
còn bị xem nhẹ, đồng thời cũng gặp rất nhiều khó khăn. Chủ yếu là do sự hiểu biết
về quy luật thiên nhiên không đầy đủ, mặt khác công việc nghiên cứu khoa học về
môi trường thủy lợi chưa nhiều trong khi nguyên nhân nhân quả của công trình thủy
lợi phá vỡ môi trường thiên nhiên lại rất phức tạp.

333
Vì vậy dẫn đến tình trạng đề cao quá mức cái lợi làm lu mờ cái hại, chưa đánh giá
những tác động của công trình thủy lợi tới môi trường sinh thái một cách đầy đủ và
toàn diện.

10.6. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CÁC DỰ ÁN PHÁT


TRIỂN TÀI NGUYÊN NƯỚC
Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (ĐGSB TĐMT) nhằm ước tính những tác
động đến môi trường của dự án có thể xảy ra trên cơ sở các hoạt động của dự án. Từ
đó làm cơ sở cho việc khẳng định:
 Mức độ của các tác động và kiến nghị các biện pháp nhằm giảm những tác động
xấu, tăng hiệu quả tác động tốt.
 Liệu có cần nghiên cứu và đánh giá tác động môi trường chi tiết tiếp theo hay
không, và nếu cần thì mức độ và nội dung nghiên cứu cụ thể tiếp theo sẽ là những
vấn đề gì cùng với những kiến nghị cần thiết.

10.6.1. Nội dung và phương pháp đánh giá sơ bộ cho dự án thủy lợi
10.6.1.1. Nội dung đánh giá sơ bộ cho dự án thủy lợi
a) Đánh giá về hiện trạng môi trường khi dự án chưa thực hiện: như hiện trạng
môi trường khi chưa xây dựng hệ thống tưới tiêu.
b) Dự báo các tác động đến tài nguyên, môi trường khi thực hiện dự án và trong
quá trình khai thác dự án.
- Xác định phạm vi tác động môi trường của dự án (cả không gian thời gian).
- Liệt kê những hoạt động chính của dự án và những tác động chủ yếu của chúng
có thể tác động đến môi trường trong phạm vi nghiên cứu.
- Liệt kê, sàng lọc các yếu tố môi trường có thể bị tác động do phát triển dự án,
ước tính mức độ tác động của chúng.
- Thiết lập các bảng đánh giá các tác động tới các yếu tố tài nguyên môi trường
theo phương pháp liệt kê hoặc ma trận môi trường.
c) Những kết luận sơ bộ và kiến nghị nghiên cứu tiếp theo.
10.6.1.2. Phương pháp đánh giá
Để đánh giá tác động môi trường sơ bộ, có thể dùng phương pháp đơn giản liệt kê
số liệu thông số môi trường, hoặc phương pháp danh mục các điều kiện môi trường
(dạng đơn giản hoặc có mô tả).

334
10.6.2. Những tài liệu cần thiết
1. Các văn bản pháp quy, hướng dẫn liên quan đến ĐGSBMT các dự án phát triển
như Luật Môi trường, Luật Nước của Việt Nam, hướng dẫn đánh giá tác động môi
trường của các Dự án phát triển tài nguyên nước, Pháp lệnh về khai thác và bảo vệ
các công trình thủy lợi ở Việt Nam.
2. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án.
3. Các tài liệu tài nguyên, môi trường vùng dự án: các hệ sinh thái, khí hậu, tài
nguyên nước, đất, rừng, thảm phủ...
4. Các tài liệu kinh tế xã hội: phát triển thủy lợi, nông nghiệp hạ tầng cơ sở, dân
số, công nông nghiệp, văn hóa, y tế, xã hội...
5. Quy hoạch phương hướng phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch tổng thể phát
triển nguồn nước trong khu vực và lân cận.

10.6.3. Một số dự án phát triển tài nguyên nước điển hình


10.6.3.1. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường các dự án hồ chứa nước
a) Phạm vi chịu tác động của dự án
- Về không gian bao gồm chủ yếu các khu vực: lòng hồ, khu vực phía trên lòng
hồ và khu vực hạ lưu đập. Tùy theo quy mô, vị trí và nhiệm vụ của hồ chứa mà
phạm vi này có khác nhau[71].
- Về thời gian, dự án hồ chứa gây tác động lâu dài và khá liên tục: từ giai đoạn
chuẩn bị thi công cho tới giai đoạn khai thác vận hành.
b) Những hoạt động và tác động đến môi trường có thể liệt kê của dự án hồ chứa
nước gồm:
- Các vấn đề môi trường do chọn vị trí công trình:
+ Ngập đất vùng lòng hồ, di dân và tái định cư.
+ Phá hoại hệ sinh thái quý hiếm, các giá trị văn hóa và lịch sử.
+ Xói mòn lưu vực và bùn cát trong sông.
+ Nước ngầm dâng cao có thể gây úng ngập, lầy hóa hoặc thay đổi mực nước
ngầm một số vùng lân cận. Các khoáng sản quý hiếm bị ngập, cần xem xét đánh giá
trữ lượng và khả năng khai thác nếu được trước khi ngập.
+ Những tổn thất khác như giảm khả năng giao thông thủy hạ lưu, mất đường di
trú của cá...
+ Các mối đe dọa do lở hay động đất: có thể xảy ra đối với những hồ vừa và lớn,
cần đánh giá nhằm đảm bảo an toàn đập.

335
- Các vấn đề môi trường liên quan tới thiết kế công trình:
+ Xói mòn do chuẩn bị tuyến vào công trình, thu dọn lòng hồ: Xói mòn chủ yếu
do chọn và thiết kế đường vào công trình và từ các vùng đồi núi trọc, canh tác hiện
có. Cần xem xét lựa chọn phương án thu dọn thích hợp lòng hồ tùy theo mục đích sử
dụng hồ chứa.
+ Các mâu thuẫn do quyền lợi dùng nước và nuôi trồng thủy sản: chủ yếu xảy ra
do các ngành dùng nước từ hồ chứa có nhu cầu phân bố theo thời gian lệch nhau như
tưới và nuôi cá, phát điện và phòng lũ...
- Các vấn đề môi trường trong giai đoạn thi công:
+ Xói mòn do khai thác vật liệu, đường xá, đặc biệt trong mùa mưa lũ.
+ Vệ sinh y tế và an toàn cho công nhân xây dựng do khai thác vật liệu, ô nhiễm
do bụi và ồn.
+ Phá hoại thảm phủ và lớp đất trên mặt quá mức cần thiết.
- Các vấn đề môi trường nảy sinh trong giai đoạn khai thác vận hành công trình:
+ Các thay đổi dòng chảy ở hạ lưu, các công trình ven hạ lưu sông. Chế độ dòng
chảy hạ lưu thay đổi ảnh hưởng tới nghề cá, giao thông và cả công trình hạ tầng ở
ven sông.
+ Nghề cá cửa sông, các loại bệnh dịch nảy sinh: Chế độ dinh dưỡng bị thay đổi
làm cho nông nghiệp và thủy sản vùng cửa sông bị ảnh hưởng thời kỳ thiếu nước
mùa cạn sẽ tăng ô nhiễm và bệnh dịch.
+ Ổn định bờ hồ chứa, ổn định lòng sông hạ lưu: Mực nước hồ thay đổi trong
năm rất lớn sẽ ảnh hưởng tới sự ổn định bờ hồ, đồng thời sông hạ lưu sẽ bị xói lở do
thiếu hàm lượng bùn cát, đặc biệt là đoạn ngay sau đập.
c) Đánh giá tác động môi trường sơ bộ.
d) Những kết luận ban đầu và kiến nghị:
- Những kết luận ban đầu về các tác động và các giải pháp tương ứng nhằm giảm
nhẹ đã thỏa đáng chưa? Cần thiết phải đánh giá tác động môi trường chi tiết hay
không, lý do?
- Nếu cần phải tiếp tục làm đánh giá tác động môi trường chi tiết thì nội dung
những vấn đề cần đi sâu nghiên cứu như mục 5.
- Dự tính kinh phí, nhân lực và thời gian cho đánh giá tác động môi trường chi tiết.
+ Kinh phí:

336
+ Nhân lực: (người/tháng);
+ Thời gian: (tuần).
- Các kiến nghị khác.
Bảng 10.5. Thống kê các yếu tố môi trường có thể bị tác động
do dự án hồ chứa nước và các biện pháp giảm nhẹ (ĐGSB)

Các hoạt động của công Các tổn hại Mức độ Biện pháp
trình và tác động tới tài đến tài nguyên ảnh hưởng giảm nhẹ
nguyên môi trường môi trường L TB N K tác động

I. Các vấn đề môi trường do chọn tuyến


1. Ngập đất, di dân khỏi 1. Tác động lớn đến 1. Có kế hoạch và tài
lòng hồ và tái định cư ổn định xã hội và đời chính cho tái định cư phù
sống nhân dân hợp
2. Phá hoại hệ sinh thái 2. Làm mất các 2. Quy hoạch và các biện
quý hiếm, các giá trị văn nguồn gen, mất các pháp giảm nhẹ
hoá và lịch sử giá trị văn hoá lịch sử
3. Xói mòn lưu vực, bùn 3. Giảm nhẹ tuổi thọ 3. Có chương trình quản lý
cát trong sông công trình, ảnh hưởng lưu vực, đặc biệt là thảm
chất lượng nước phủ
4. Nước ngầm, giá trị 4. Tổn thất nước hồ, 4. Có kế hoạch giảm nhẹ,
khoáng sản tạo vùng sình lầy, mất khai thác khoáng sản trước
khoáng sản khi làm ngập lòng hồ
5. Những tổn thất khác 5. Tuỳ từng loại tác 5. Chú ý trong chọn tuyến
động
6. Mối đe dọa do động 6. Thay đổi tần suất 6. Thận trọng trong quy
đất, lở đất xuất hiện và mức độ hoạch và chọn tuyến
động đất, lở đất

II. Các vấn đề môi trường có liên quan đến thiết kế


1. Xói mòn do làm 1. Thay đổi chất 1. Cẩn thận cả trong khi
đường vào công trình và lượng nước và dinh thiết kế và xây dựng.
dọn lòng hồ dưỡng nước của hồ Chuẩn bị kế hoạch và thu
chứa dọn tốt
2. Các quyền lợi dùng 2. Tạo nên mâu thuẫn 2. Nâng cao hiểu biết về
nước và nuôi trồng thủy xã hội giữa những quyền lợi cho dân chúng
sản người dùng nước và nghĩa vụ của họ

337
Các hoạt động của công Các tổn hại Mức độ Biện pháp
trình và tác động tới tài đến tài nguyên ảnh hưởng giảm nhẹ
nguyên môi trường môi trường L TB N K tác động

III. Các vấn đề môi trường trong giai đoạn thi công
1. Ngăn dòng sông đắp 1. Ngăn cản giao 1. Thay đổi phương tiện
đập thông thủy, di cư cá vận tải, giữ gìn loài cá quý
2. Xói mòn và dòng chảy 2. Tác động tới chất 2. Có kế hoạch xây dựng
bùn cát lượng nước và đất, thích hợp và chính xác,
làm thoái hoá đất theo dõi chặt chẽ
3.Vệ sinh y tế và an toàn 3. Gây bệnh tật, giảm 3. Có biện pháp an toàn và
lao động sức khoẻ công nhân y tế thích hợp (phòng
và dân gần công trình chống bệnh tật)
4. Theo dõi thi công 4. Thiếu theo dõi thì 4. Theo dõi thi công chặt
chủ xây dựng sẽ chẽ, hạn chế tối thiểu tác
không thực hiện động xấu đến môi trường
nghiêm túc

IV. Các vấn đề môi trường trong khai thác vận hành công trình
1. Thay đổi dòng chảy hạ 1. Tác động giao 1. Thay đổi phương tiện
lưu thông thủy, các công giao thông mùa cạn, gia cố
trình lấy nước, chất nơi xung yếu, hạn chế tối
lượng nước tưới, xói thiểu các tác động xấu
lở bờ và lòng sông
2. Tác động hệ sinh thái 2. Mất nguồn dinh 2. Vận hành, điều tiết
cửa sông dưỡng, nhiễm mặn thích hợp
trong mùa cạn
3. Xói mòn lưu vực và 3. Tăng bồi lắng hồ, 3. Canh tác hợp lý và
bờ hồ chứa giảm khả năng khai trồng rừng phòng hộ
thác
4. Quản lý theo dõi vận 4. Thiếu theo dõi 4. Quản lý và theo dõi vận
hành khai thác thường gây lãng phí hành chặt chẽ, hợp lý
và mâu thuẫn dùng
nước

Chú ý: L: Tác động đáng kể; TB: Tác động vừa; N: Tác động nhỏ; K: Không tác động.
Lưu ý: Tác động ở mức độ nào thì đánh dấu vào đó.

e) Nội dung cần nghiên cứu trong đánh giá tác động môi trường đầy đủ:
- Vùng thượng lưu:
+ Hệ sinh thái rừng, sử dụng đất;

338
+ Xói mòn đất, vi khí hậu.
- Vùng lòng hồ:
+ Di dân tái định cư và thu dọn lòng hồ;
+ Hệ sinh thái lòng hồ;
+ Xói lở bờ hồ và bồi lắng lòng hồ, thủy sản.
+ Chất lượng nước, bệnh dịch, phòng lũ, phát điện, du lịch, vi khí hậu...
- Vùng hạ lưu và hưởng lợi:
+ Vùng hạ lưu sau đập và dọc sông:
Thay đổi dòng chảy, sử dụng nước, nước ngầm;
Xói lở, ô nhiễm, thủy sản, giao thông;
Xâm nhập mặn, sinh thái vùng cửa sông.
+ Vùng hưởng lợi:
Mất đất, di dân;
Phát triển nông nghiệp, tạo việc làm, giao thông;
Nước ngầm, úng ngập cục bộ, ô nhiễm do phân bón và thuốc trừ sâu;
Vi khí hậu.
10.6.3.2. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường dự án đập dâng và hệ thống
kênh tưới
a) Phạm vi tác động của dự án
- Về không gian: Các dự án đập dâng và hệ thống kênh tưới có phạm vi tác động
chủ yếu tuyến đập, vùng có hệ thống kênh đi qua và vùng ven sông hạ lưu đập dâng cho
đến cửa sông (nếu công trình lớn vùng đồng bằng).
- Về thời gian: Dự án đập dâng và hệ thống kênh tưới tác động lâu dài, liên tục từ
thiết kế tới thi công và khai thác vận hành.
b) Những hoạt động và tác động đến môi trường có thể liệt kê của dự án đập
dâng và hệ thống kênh tưới gồm:
- Các vấn đề môi trường liên quan đến thiết kế:
+ Di dân khỏi tuyến đập dâng, thượng lưu đập dâng và từ các tuyến kênh đi qua:
Đây là một vấn đề phức tạp và khá tốn kém, đặc biệt là vùng hệ thống kênh mương
đi qua là khu dân cư truyền thống, hoặc có khu có nhiều công trình cũ.
+ Ảnh hưởng hệ sinh thái hoang dã, các giá trị văn hóa, lịch sử khu vực đập,
thượng lưu và tuyến kênh đi qua.
+ Tiêu thoát lũ, bồi lắng, xói lở hạ lưu tuyến đập và trong hệ thống kênh.

339
+ Biến động nước ngầm và những tổn thất khác: Đây là vấn đề thường xảy ra ở
vùng hệ thống kênh chạy qua như gây mất đất đai canh tác.
- Các vấn đề môi trường liên quan tới thi công:
+ Xói mòn do đắp đập, đào đắp các tuyến kênh: Khi thi công đường vào đập, đào
đắp kênh, khai thác vật liệu sẽ gây xói mòn, mất đất do việc đào đắp kênh.
+ Gián đoạn giao thông thủy giữa thượng và hạ lưu: Đối với những dự án trên
sông gần vùng đồng bằng thì vấn đề này là khá quan trọng, để bù đắp cho thiệt hại
này có thể mở rộng giao thông đường bộ cho khu vực thượng lưu. Trong một số
trường hợp khi thi công còn gây trở ngại cho giao thông đường bộ.
+ Các hiểm họa trong thi công (an toàn lao động, ô nhiễm do bụi, ồn, các hóa
chất...): Thường xảy ra do tập trung đông lực lượng thi công kênh và đập và do việc
đồng thời hoạt động nhiều phương tiện thi công.
- Các vấn đề môi trường nảy sinh trong giai đoạn khai thác vận hành:
+ Giảm hẳn dòng chảy hạ lưu trong mùa cạn, tăng nồng độ ô nhiễm hạ lưu: Với
những công trình mà vùng hạ lưu có khu đô thị và công nghiệp thì vấn đề này rất
nghiêm trọng trong mùa cạn, và nhiều vấn đề môi trường khác như nước ngầm, canh
tác nông nghiệp.
+ Tác động đến khai thác bãi sông, nghề cá hạ lưu cửa sông, nhiễm mặn, các loại
bệnh phát sinh: Thường xảy ra với vùng hạ lưu cửa sông có bãi bồi lớn, đập cách
không xa cửa sông.
+ Có thể gây xói mòn, giảm sự phì nhiêu đất đai.
+ Nguồn nước từ hệ thống kênh dẫn chuyển có thể làm thay đổi cho độ ẩm, gây
ra úng, lầy các vùng nhỏ.
+ Thay đổi chế độ nước ngầm mùa cạn ở hạ lưu và các vùng kênh đi qua, cơ cấu
nông nghiệp thay đổi: Mực nước ngầm vùng hệ thống kênh sẽ nâng cao và dọc sông
hạ lưu thì mực nước ngầm giảm.
+ Thay đổi mực nước lũ sau công trình trong vùng có hệ thống kênh tưới đi qua ở
những vùng không có đê: Thường gây úng ngập cục bộ, giảm khả năng thoát lũ
vùng đồng bằng hạ lưu.
+ Mâu thuẫn trong sử dụng nước tưới: Thường khu cuối hệ thống kênh thiếu
nước, điều này gây mất công bằng trong sử dụng nước.
c) Đánh giá tác động môi trường sơ bộ
Ví dụ mô tả cách đánh giá sơ bộ như thể hiện trong bảng 10.6 sau đây.

340
Bảng 10.6. Thống kê các yếu tố môi trường có thể bị tác động
do dự án đập dâng - hệ thống kênh tưới và các biện pháp giảm nhẹ (ĐGSB)
Dự án:………………………………………….
Nhóm đánh giá:………………………………..

Các hoạt động của công


Các tổn hại đến tài Mức độ ảnh hưởng Biện pháp giảm nhẹ
trình và tác động tới tài
nguyên môi trường tác động
nguyên môi trường L TB N K
I. Các vấn đề môi trường liên quan đến thiết kế
1. Di dân từ tuyến đập và 1. Tác động đến ổn 1. Có kế hoạch đầu tư
từ các tuyến kênh đi qua định xã hội, việc làm thích hợp cho di dân và
đến đời sống nhân định cư
dân
2. Ảnh hưởng hệ sinh thái 2. Mất các nguồn gen 2. Có quy hoạch và các
hoang dã, các giá trị văn quý hiếm, mất các biện pháp giữ gìn, giảm
hoá, lịch sử giá trị văn hoá và lịch nhẹ tác động xấu
sử
3. Tiêu thoát lũ, bùn cát 3. Tạo úng ngập cục 3. Có quy hoạch và các
sạt lở hạ lưu tuyến đập và bộ, mất ổn định bờ biện pháp tiêu thoát thích
trong hệ thống kênh hạ lưu đập và kênh hợp cho tuyến kênh qua
mương vùng đất có thể ổn định
kèm theo các biện pháp
bảo vệ bờ thích hợp
4. Nước ngầm và những 4. Thay đổi chế độ 4. Có biện pháp bổ sung
tổn thất khai thác nước ngầm ven sông nước trong mùa cạn cho
hạ lưu vùng dòng sông hạ lưu
II. Các vấn đề môi trường liên quan đến thi công
1. Xói mòn do chuẩn bị 1. Mất đất tự nhiên, Thận trọng trong thiết kế
tuyến đập, đào đắp các giảm chất lượng đất xây dựng để phòng tránh
tuyến kênh canh tác
2. Giai đoạn giao thông 2. Gây khó khăn cho 2. Bảo tồn các thủy sản
thủy giữa thượng và hạ giao lưu hàng hoá, quý hiếm, nâng cao giao
lưu cắt đứt đường đi cũ thông bộ giữa thượng và
của một số loài thủy hạ lưu
sản quý hiếm
3. Các hiểm họa trong thi 3. Gây ô nhiễm môi 3. Cẩn thận trong thi công,
công, (an toàn lao động, ô trường xung quanh, dùng các thiết bị công
nhiễm do bụi, ồn, các hoá giảm năng suất lao nghệ tiên tiến
chất...) động

341
Các hoạt động của công
Các tổn hại đến tài Mức độ ảnh hưởng Biện pháp giảm nhẹ
trình và tác động tới tài
nguyên môi trường tác động
nguyên môi trường L TB N K
4. Làm mất một phần diện 4. Gây tổn thất đất 4. Tìm các biện pháp thụ
tích canh tác do công trình đai sinh lợi giảm tỷ lệ diện tích mất đất
kênh mương

IV. Các vấn đề môi trường trong khai thác vận hành công trình
1. Giảm hẳn dòng chảy hạ 1. Làm giảm nguồn 1. Tìm nguồn nước bổ
lưu trong mùa cạn nước sinh hoạt, canh sung, lựa chọn cơ cấu cây
tác dọc sông mùa trồng thích hợp, xử lý
cạn, tăng nồng độ ô nước thải công nghiệp
nhiễm trong mùa cạn trước khi thải ra sông hạ
vì thiếu nguồn nước lưu
2. Tác động đến khai thác 2. Mất ổn định bờ, 2. Dùng các biện pháp bảo
bãi sông, nghề cá hạ lưu bãi sông: mất nguồn vệ bờ bãi, giảm đánh bắt
và cửa sông, nhiễm mặn, dinh dưỡng cho thủy thủy sản vùng hạ lưu
các loại bệnh phát sinh sản vùng hạ lưu và
cửa sông
3. Thay đổi chế độ nước 3. Giảm mực nước 3. Cấp nước bổ sung cho
ngầm mùa cạn ở hạ lưu và ngầm dọc sông sinh hoạt, thay đổi cây
các vùng kênh đi qua, cơ trong mùa cạn, tăng trồng vùng dọc sông hạ
cấu nông nghiệp thay đổi nước ngầm dọc hệ lưu
thống kênh, diện
tích tưới tăng cải
thiện vi khí hậu
4. Thay đổi mực nước lũ 4. Gây ngập úng cục 4. Khoanh vùng bảo vệ
vùng có hệ thống kênh bộ, nhất là vùng bằng các công trình đê,
tưới đi qua trọng điểm: gián đường giao thông...
đoạn giao thông
trong vùng
5. Mâu thuẫn trong sử 5. Mất công bằng, 5. Biện pháp quản lý sử
dụng nước tưới trật tự xã hội dụng nước hợp lý bằng các
biện pháp khác nhau
6. Có thể gây xói mòn, 6. Làm giảm khả 6. Điều hành quản lý nước
giảm độ phì đất đai năng sinh lợi của đất tưới tiêu cho hợp lý

Chú ý: L: Tác động đáng kể; TB: Tác động vừa; N: Tác động nhỏ; K: Không tác động.
Lưu ý: Tác động ở mức độ nào thì đánh dấu vào đó.

342
d) Những kết luận ban đầu và kiến nghị.
- Những kết luận ban đầu về các tác động và các giải pháp tương ứng nhằm giảm
nhẹ đã thỏa đáng chưa? Cần thiết phải đánh giá tác động môi trường chi tiết hay
không, lý do?
- Nếu cần phải tiếp tục làm đánh giá tác động môi trường chi tiết thì nội dung
những vấn đề cần đi sâu nghiên cứu như mục e).
- Dự tính kinh phí, nhân lực và thời gian cho đánh giá tác động môi trường chi tiết:
+ Kinh phí:
+ Nhân lực : (người/tháng);
+ Thời gian: (tuần).
- Các kiến nghị khác.
e) Nội dung cần nghiên cứu trong đánh giá tác động môi trường đầy đủ
- Vùng thượng lưu:
+ Di dân tái định cư;
+ Sử dụng đất, xói mòn và bồi lắng;
+ Chất lượng nước.
- Vùng dọc sông hạ lưu:
+ Xói lở, thay đổi lòng sông, bờ sông;
+ Nước ngầm, cấp nước dọc sông và ô nhiễm trong mùa kiệt;
+ Khai thác bãi sông, thủy sản, sinh thái cửa sông;
+ Xâm nhập mặn.
- Vùng được tưới:
+ Tăng năng suất, tăng sản lượng cây trồng;
+ Phát triển giao thông thủy bộ từ kênh;
+ Phát triển nông nghiệp và nông thôn, tạo việc làm, nước ngầm thay đổi;
+ Phát triển dịch vụ, nghề phụ, du lịch;
+ Cung cấp nước sinh hoạt, cung cấp điện... nâng cao đời sống vật chất tinh thần
của nhân dân;
+ Xói mòn đất do thực hiện tưới nước quá mức;
+ Mất đất do kênh;
+ Ô nhiễm do phát triển nông nghiệp từ phân bón và thuốc trừ sâu;
+ Vi khí hậu, úng ngập cục bộ.

343
10.7. QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG CÁC HỆ
THỐNG THỦY LỢI

10.7.1. Yêu cầu chất lượng nước dùng cho sản xuất nông nghiệp
10.7.1.1. Yêu cầu về nhiệt độ nước tưới
Nước được tưới từ nguồn nước ngầm phải có nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ nước
tưới thích hợp với cây trồng là từ 25 - 30.
10.7.1.2. Yêu cầu về hàm lượng muối trong nước tưới
Hàm lượng muối cho phép trong nước để tưới phải căn cứ vào loại cây trồng, đặc
tính lý hoá của đất trồng, kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật tưới, điều kiện khí hậu, các
điều kiện khác để quyết định cho phù hợp. Kết quả nghiên cứu sử dụng nước tưới
cho lúa, lúa mì và một số loại cây trồng khác độ khoáng hoá cho phép trong nước
tưới là nhỏ hơn 5g/l. Tài liệu của nhiều tác giả đã cho rằng trên đất cát, pha cát cho
phép dùng nước tưới có độ khoáng hoá 5g/l hoặc lớn hơn chút ít không ảnh hưởng
đến năng suất cây trồng, trên đất thịt, thịt pha sét chỉ cho phép tưới nước có nồng độ
khoáng hoá 2 - 2,5g/l.

10.7.2. Hệ chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nước tưới


Trong nông nghiệp nước dùng chủ yếu để tưới, chất lượng nước tưới cần đảm bảo
các yêu cầu sau:
- Tổng các chất hoà tan trong nước (TDS);
- Tỉ số tương đối giữa Na+ với các ion dương khác;
- Nồng độ các nguyên tố đặc biệt;
- Các ion dư thừa.
10.7.2.1. Tổng các chất hoà tan trong nước
Nếu nồng độ muối tăng lên, thì sẽ gây khó khăn cho cây trồng hút thức ăn từ đất và
nước. Các thực nghiệm đã chỉ ra rằng dưới điều kiện áp suất thấm lọc từ 1,5 -2,0(atm)
thì cây không còn khả năng phát triển nữa. Quan hệ giữa áp suất lọc và nồng độ muối
như sau:
P = iRTC
trong đó: i - hệ số Vonthoff;
P- áp suất thấm lọc(atm);
R - hằng số;
T- nhiệt độ (tính theo nhiệt độ tuyệt đối);

344
C - nồng độ muối (mol/l);
Dưới đây là một số ví dụ tính áp suất thấm lọc P của một số loại muối:
NaCl(1%) giá trị i = 2; C = 1(g/l) hay 1/58,5 (mol/l); tích số RT = 22,4l thì:
2  22,4
P  0,766(atm)
58,5
3  22,4
Na 2 SO4 (1%), i  3, P   0,47( atm )
142
3  22,4
CaCl 2 (1%), i  3, P   0,605( atm )
111
2  22,4
CaSO 4 (1%), i  2, P   0,329( atm )
134
Mức độc hại của một muối sẽ tăng lên cùng với sự tăng của nhiệt độ.
10.7.2.2. Một số liên hệ quan trọng
1) TDS(ppm) = 0,64  EC ( mhos / cm) ;
2) Áp suất thấm lọc P(atm) = 0,00036  EC ( mhos / cm) ;
3) 1 (mhos/cm) = 100 (milimhos/cm) = 10 6 ( mhos / cm);
4) Nồng độ ion được biểu diễn như sau:
Milli đương lượng (me/l) = [Nồng độ muối (mg/l)] / [Đương lượng]
Đương lượng phần triệu (epm) = [Nồng độ muối (ppm) / [Đương lượng]
vì: mg/l  ppm nên me/l = epm.
Đương lượng = [Trọng lượng nguyên tử] / [Hoá trị nguyên tố]
5) Logarit của số âm của nồng độ hyđro được gọi là độ pH:
PH = -log( H  )
Dung dịch với pH < 7 là axit, pH > 7 là kiềm và pH = 7 là dung dịch trung tính.
Nước tự nhiên có nồng độ pH từ 6  8 .
6) Phần lớn nước cứng là do tồn tại ion Ca  và Mg  . Tổng độ cứng (TH) được
biểu diễn bằng ppm của CaCO:

CaCO3 CaCO 3
TH  Ca   Mg   ppm của trọng lượng tương đương
Ca Mg
= 2,497Ca + 4,115Mg

345
Tất cả các thành phần được biểu diễn bằng đơn vị (ppm).
Tổng độ cứng (ppm) bằng tổng của epm của ion Ca  và Mg   50 (tổng có ý
nghĩa của Ca  và Mg, nếu tồn tại, cũng được kể đến) (TH = (Ca  + Mg)  50).
7) Nước cứng không có cácbon (Non Carbonate) (NCH) tính bằng ppm.
NCH (ppm) = (Ca + Mg)  (CO3+ HCO3)  50

Khi NCH < 0 thì trong tính toán NCH = 0.


8) TDS (ppm) = tổng của các ion (ppm) + nồng độ ion (HCO3)  0,49.

9) EC(mhos/cm) = ( ion dương hoặc ion âm)  100


[EC(mhos/cm) = 100  ion dương = 100   điện tử]
10) Phần trăm giá trị hoạt động (PAV) của bất kỳ nguyên tố nào là nồng độ của
nguyên tố đó (epm) được biểu diễn bằng phần trăm của tổng ion dương hoặc ion âm
tính bằng (epm).
11) Chỉ số muối.
12) Giá trị của một số ion chủ yếu:

Trọng lượng Trọng lượng


Nguyên tố Hoá trị
nguyên tử tương đương
Ion dương: +
Ca 40,08 2 20,04
Mg 24,32 2 12,16
Na 23,00 1 23,00
K 39,00 1 39,00
Ion âm: 
CO3 60,01 2 30,00
HCO3 61,02 1 61,02
SO4 96,06 2 48,03
Cl 35,46 1 35,46
NO3 62,01 1 62,01
F 19,00 1 19,00

13) Khi TH  độ kiềm thì độ cứng của nước có thể xem là cứng do CO3 tạo ra.
TH  độ kiềm thì độ cứng của cácbon (Carbonate hardness) = độ kiềm.
NCH = TH - độ kiềm

346
Chỉ số độ cứng quy định bởi Cục Địa chất Hoa Kỳ như sau:

Loại Độ cứng (mg/l) Ghi chú


Nước mềm 0  55
Không cần phải làm mềm
Nước hơi cứng 56  100
Nước cứng trung bình 101  200
Đòi hỏi phải làm mềm
Nước nửa cứng 201  500

a) Tỷ lệ giữa ion Na+ với các ion dương khác có trong nước
Nếu nồng độ muối ở trong nước cao dẫn đến sự hình thành đất mặn, ngược lại nếu
nồng độ Na+ cao dẫn đến đất kiềm. Cục Phát triển đất của Mỹ (USDA) định nghĩa đất
kiềm là đất có pH  8,5 với mức độ bão hoà Na+  15%. Đất kiềm có kết cấu yếu, dễ
hoá bùn và không thoáng. Mức độ bão hoà Na cao - là nguyên nhân của hiện tượng
thiếu canxi. Nước tưới với tỷ lệ hấp thụ Na thấp (SAR) phù hợp với nông nghiệp.
Na 
SAR  (me / l )
Ca    Mg  
2
Na  K
Na %  .100
Ca  Mg  Na  K
Nồng độ của các nguyên tố được tính bằng (me/l). USDA xây dựng biểu đồ đọc
trực tiếp ESP.
b) Nồng độ của các nguyên tố đặc biệt
Các nguyên tố đặc biệt như: Se (selenium), Molipden (Molybdenum) và Flouride
thì thực vật có thể chịu đựng được, nhưng rất độc hại đối với động vật. Các nguyên
tố như Baron (Br); Lithium (Li) thì ngược lại đối với thực vật. Trong nước ngầm
lượng Br giàu hơn nước mặt với hàm lượng > 0,5ppm. Baron có hại với cam, quít,
cây có dầu và các cây ăn quả quý. Nhưng ngũ cốc, bông thì có thể chịu đựng được
một cách bình thường với Baron, trong khi cỏ đinh lăng, củ cải đường, măng tây và
chà là thì phát triển bình thường với Br = 1  2(ppm). Baron có trong nhiều loại xà
phòng và nó trở thành nhân tố độc hại khi sử dụng nước thải để tưới.
c) Lượng cácbon thừa (RC)
Khi tổng lượng cácbonnát lớn hơn tổng lượng canxi và magiê thì sẽ có hiện tượng
kết tủa ở giai đoạn sau trong đất.

RC  (CO 3   HCO 3 )  (Ca    Mg ) (me/l)

347
Phòng thí nghiệm mặn của Mỹ đã xây dựng biểu đồ để phân loại nước tưới. Theo
cách phân loại này có 16 loại nước khác nhau với việc sử dụng kết hợp SAR như
một chỉ số. Phân loại chất lượng nước tưới như được thể hiện dưới đây[71]:

Mức độ muối C (mhos/cm) Nồng độ Độ kiềm RC


Loại nước
ở t = 25C (me/l) SAR (me/l)
Tinh khiết < 250 < 0,25 10  18 < 1,25
Tốt 250  750 0,25  7,05 18  25 1,25  2,
Trung bình 250  2250 7,05  22,50 18  26 50
Xấu 2250  4000 22,50  40,0 > 26 > 2,50
Rất xấu > 4000 > 40

Để biểu thị nồng độ Na bất lợi và EC như một chỉ số mức độ muối. Biểu đồ các
loại mức ở hình 10.3 và phân loại chất lượng nước tưới cho ở bảng dưới đây:

Hình 10.3: Biểu đồ phân loại nước tưới

Biểu đồ phân loại nước tưới (hình 10.4) do Doneen xây dựng dựa trên chỉ số dẫn
nước (PI):

348
Na  HCO3
PI  .100
Ca  Mg  Na
Tất cả các ion được tính bằng (me/l).
Một cách tổng quát, nước thuộc loại tốt nếu:
- Khi biểu diễn, nó thuộc vùng nước tốt hoặc bình thường.
20

75% cña max K


Nång ®é tæng céng (me/l)

15
25% cña max K

10
Lo¹i I

5
Lo¹i II
Lo¹i III
0
120 100 80 60 40 20 0
Na + HCO 3
ChØ sè thÊm x 100
Na +

Hình 10.4: Phân loại nước tưới của Doneen

- Nước thuộc loại 1 hoặc 2 trong biểu đồ của Doneen.


Ca
- TDS > 1000 ppm, giới hạn này có thể đến 1700 ppm, nếu 100  25%
Na  Ca
- Chỉ số nước đạt giá trị âm.
Ngoài những chỉ tiêu đã trình bày ở trên thì nước rơi vào các vùng khác sẽ có
chất lượng không đảm bảo để tưới cho cây trồng.

349
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Mays, L.W. “Water Resources An Introduction”, in Water Resources


Handbook (edited by LO.W, Mays.) Mc Graw- Hill, New Yok, 1996.
[2] Gleick. P. H., Water in Crisis. Oxford University Press, Oxford, 1993.
[3] D.A. Wilhite (2000), Drought as a natural hazard: Concepts and definitions, in
Drought: A Global Assessment. London & New York: Routledge.
[4] IPCC (2007), Contribution of Working Group I to the Fourth Assessment
Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Cambridge, United
Kingdom and New York, NY, USA: Cambridge University Press.
[5] H. Hisdal and L. M. Tallaksen (2000), Drought event definition: In:
Assessment of the Regional impact of droughts in Europe. Vol. Technical
Report No. 6.
[6] WMO (1975), Drought and agriculture. Vol. WMO Note 138 Public WMO-
392, Geneva: WMO.
[7] Richard R. Heim (2002), A Review of Twentieth-Century Drought Indices
Used in the United States. Bulletin of the American Meteorological Society,
83(8): p. 1149-1165.
[8] T. B. McKee, N. J. Doesken, and J. Kleist (1993), The relationship of drought
frequency and duration to time scales. in 8th Conf. on Applied Climatology.
Anaheim, California.
[9] Shiklomanov. I., “World Fresh Water Resources” in Water Crisis (edited by
P.H. Gleick), Oxford University Press, New Yok, 1993.
[10] Nguyễn Trọng Sinh. “Cân bằng bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn nước
quốc gia”. Báo cáo khoa học tổng kết chương trình cấp nhà nước KC12, 1996.
[11] Plate, E.J., “Sustainable Development of Water Resources: A Challege to
Science and Engineering” Water International, International Water Resources
Association, 18(2)84-94, June1993.
[12] FAO-Food and Agriculture Organization, Crop Water Requirements, Irrigation
and Drainage Paper 24, U.N., Rome, 1999.

350
[13] S. M. Vicente-Serrano, S. Begueria, and J. I. Lopez-Moreno (2010), A
Multiscalar Drought Index Sensitive to Global Warming: The Standardized
Precipitation Evapotranspiration Index. Journal of Climate, 23(7): p. 1696-
1718.
[14] Marsh, W. M., Earthscape: A Physical Geography. John Wiley & Sons, New
York, 1987.
[15] People's Republic of China National Standard (2006), Classification of
meteorological drought (in Chinese) GB/T 20481-2006.
[16] K.H. Bergman, P. Sabol, and D. Miskus (1988), Experimental indices for
monitoring global drought conditions. in Proceedings of the 13th Annual
Climate Diagnostics Workshop. Cambridge, Mass.
[17] W. C. Palmer (1965), Meteorological Drought, W. Bureau, Editor, U.S.
Goverment Printing Office: U.S. Department of Commerce.
[18] Zengchao Hao and Amir Agha-Kouchak (2013), Multivariate Standardized
Drought Index: A parametric multi-index model. Advances in Water
Resources, 57(0): p. 12-18.
[19] W. C. Palmer (1968), Keeping Track of Crop Moisture Conditions,
Nationwide: The New Crop Moisture Index. Weatherwise, 21(4): p. 156-161.
[20] W. T. Liu and F. N. Kogan (1996), Monitoring regional drought using the
Vegetation Condition Index. International Journal of Remote Sensing, 17(14):
p. 2761-2782.
[21] M. S. Moran, et al. (1994), Estimating crop water deficit using the relation
between surface-air temperature and spectral vegetation index. Remote Sensing
of Environment, 49(3): p. 246-263.
[22] P. H. Herbst, D. B. Bredenkamp, and H. M. G. Barker (1966), A technique for
the evaluation of drought from rainfall data. Journal of Hydrology, 4(0): p.
264-272.
[23] B. A. Shafer and L. E. Dezman (1982), Development of a surface water supply
index (SWSI) to assess the severity of drought conditions in snowpack runoff
areas. in 50th Annual Western Snow Conference. Reno, Nevada: Western
Snow Conference.
[24] L. OhIsson (2000), Water conflicts and social resource scarcity. Physics and
Chemistry of the Earth, Part B: Hydrology, Oceans and Atmosphere, 25(3): p.
213-220.

351
[25] M. Singh (2006), Identifying and assessing drought hazard and risk in Africa.
in Regional Conference on Insurance and Reinsurance for Natural Catastrophe
Risk in Africa. Casablanca Morocco.
[26] WMO (2007), Climate Change and Desertification.
[27] WMO (2000), Standardised Verification System (SVS) for Long-Range
Forecasts (LRF). Version 2.0 - 17 February 2000.
[28] Bin He, et al. (2011), Drought hazard assessment and spatial characteristics
analysis in China. Journal of Geographical Sciences 21(2): p. 235-249.
[29] J. Matsumoto (1997), Seasonal transition of summer rainy season over
Indochina and adjacent monsoon region. Advances in Atmospheric Sciences,
14(2): p. 231-245.
[30] Tsing-Chang Chen and Jin-ho Yoon (2000), Interannual Variation in Indochina
Summer Monsoon Rainfall: Possible Mechanism. Journal of Climate, 13(11):
p. 1979-1986.
[31] Lennart Olsson and Brian W. Head (2015), Urban water governance in times
of multiple stressors: an editorial. Ecology and Society, 20(1).
[32] Richard A. Warrick (1975), Drought hazard in the United States: a research
assessment. [Boulder]: Institute of Behavioral Science, University of Colorado.
[33] R. D. Hurt (1981), The Dust Bowl: An agricultural and social history. Chicago:
Nelson-Hall.
[34] W. E. Riebsame, S. A. Changnon, and T. R. Karl (1991), Drought and Natural
Resources Management in the United States: Impacts and Implications of the
1987-89 Drought. Dordrecht: Kluwer Academic.
[35] Masch, F. D., Hydrology. Hydraulic Engineenng Circular No. 19. FHWA-10-
84-15, Federal Highway Administration. U.S. Department of the Intenor,
McLean, VA, 1984.
[36] Cục quản lý tài nguyên nước (2008). Tổng quan về nước mặt Việt Nam -
Trung tâm Quan trắc Môi trường.
[37] Hydrology book (2017). Basin characteristics - Autumn Semester.
[38] Masch, F. D., Hydrology. Hydraulic Engineering Circular No. 19, FHWA-10-
84-15, Federal Highway Administradon, U.S. Department of the Interior.
McLean. VA, 1984.
[39] U.S. Department of Agriculture Soil Conservation Service, Nadonal
Engineering Handbook, Section 4, Hydrology, available from U.S.
Govemment Printing Office, Washington, DC, 1972.

352
[40] U.S. Department of Agriculture Soil Conservation Service, “Urban Hydrology
for Small Watersheds”, Tech. Release No. 55, Washington, DC, June, 1986.
[41] Todd, D. K., Groundwater Hydrology, John Wiley and Sons, New York, 1980.
[42] Freeze, R. A., and J. A. Cherry, Groundwater. Prentice-Hall, Englewood Cliffs,
NJ, 1979.
[43] Prickett, T. A., "Type-Curve Solution to Aquifer Table Tests Under Water-
Table Conditions," Groundwater, vol. 3, no.3, 1965.
[44] Neuman, S. P., "Analysis of Pumping Test Data from Anisotropic Unconfined
Aquifers Considenng Delayed Gravity Response," Water Resources Research,
vol. 11, pp. 329-342, 1975.
[45] Solley., W.B., R.R.Pierce, and H.A.Perlman, “Estimatted Use of Water in the
United State in 1990”, US Geological Survey Circular 1081, Washington,
DC,1993.
[46] FAO-Food and Agriculture Organization, FAO Production Yearbook 1992,
FAO Stadstical Series, vol. 46, no. 112, Rome, 1993.
[47] ICID. 2015. Thích ứng với Biến đổi khí hậu cho công tác tưới tiêu tại Châu Á.
Báo cáo của Nhóm công tác khu vực Châu Á về Biến đổi khí hậu. Ủy ban Tưới
tiêu Quốc tế (ICID).
[48] FAO. “Cơ sở dữ liệu của FAO”. Internet: http://www.fao.org/faostat/en/#home.
[49] Phạm Ngọc Hải, Tống Đức Khang, Bùi Hiếu, Phạm Việt Hoà, Quy hoạch và
thiết kế hệ thống thủy lợi, Tập 1, 2. Nhà xuất bản Xây dựng, 2005.
[50] Theo Tiêu chuẩn cấp nước TCXD 33:2006. Tiêu chuẩn dùng nước cấp cho: Ăn
uống sinh hoạt.
[51] TCVN 4454-2012. Tiêu chuẩn quy hoạch, xây dựng nông thôn - Tiêu chuẩn
thiết kế.
[52] Gleick, P. H., “Water and Energy Appendix G.”. Water in Crisis (edited by R
H. Gleick), Oxford University Press, Oxford, 1993a.
[53] Tiêu chuẩn TCVN-4118:2012. Tiêu chuẩn Công trình thủy lợi - Hệ thống tưới
tiêu - Yêu cầu thiết kế.
[54] Nguyễn Văn Thắng (2007), Nghiên cứu xây dựng công nghệ dự báo và cảnh
báo sớm hạn hán ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài.
[55] Giáo trình Thủy năng. Bộ môn Thiết bị Thủy điện, 1974.

353
[56] B. Xlebinger (1950) Reserves of hydropower in the world at the 4th World
Energy Conference in London.
[57] Nguyễn Thống (2016), Bài giảng Sơ đồ khai thác năng lượng.
[58] Hasen. H.. and G. C. Antonopoulos. “Hydroelectric Plants”, in Davis'
Handbook of Applied Hydraulics (edited by V. J. Zipparo and H. Hasen),
McGraw-Hill, New York, 1993.
[59] Nguyễn Quang Kim (2005), Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung Bộ
và Tây Nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống. Báo cáo tổng kết đề
tài cấp Nhà nước.
[60] Batu, V. Aquifer Hydraulics, Wiley Interscience, New York, 1998.
[61] Nguyễn Văn Thắng (2007), Nghiên cứu xây dựng công nghệ dự báo và cảnh
báo sớm hạn hán ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước.
[62] Delleur, J. W. (editor-in chief). The Handbook of Groundwater Engineenng.
CRC Press, Boca Raton, FL, 1999.
[63] Charbeneau, R. J. (2000), Groundwater Hydraulics and Pollutant Transport,
[64] Chow, V. T, D. R. Maidment, and L. W. Mays, Applied Hydrology, McGraw-
Hill, New York, 1988.
[65] Lohman, S. W., et al., “Defmition of Selected Groundwater Terms- Revision
and Conceptual Refinements”, U.S. Geological Survey Water Supply Paper
No. 1988, 1972.
[66] Nguyễn Văn Thắng (2015), Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo
hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng. Báo cáo tổng kết đề tài cấp
Nhà nước.
[67] Sanders, T. G. (editor). Hydrology for Transportation Engineers, U.S. Dept. of
Transportation, Federal Highway Administradon, 1980.
[68] Theis, C. V., “The Relation Between the Lowering of Piezometric Surface and
the Rate and Duration of Discharge of a Well Using Groundwater Storage”,
Transactions American Geophysical Union, vol.2, pp. 519-524. 1935.
[69] Yooshin Engineering Corporationn, ADB-GMS-HP1, 2018. Flood Risk
Management and Mitigation Project.
[70] Giáo trình turbin nước. Bộ môn Thiết bị Thủy điện, 1974.
[71] Phạm Việt Hòa và các tác giả. Giáo trình Quản lý công trình Thủy lợi, NXB
Nông nghiệp, 2007.

354
[72] Đào Xuân Học (2015). Chủ động sống chung với lũ ở đồng bằng sông Cửu
Long, Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, số 8, pp 59-64.
[73] TCVN 10406: 2015. Công trình thủy lợi - Tính toán hệ số tiêu thiết kế.
[74] TCVN 7957:2008, Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu
chuẩn thiết kế. Hà Nội, 2008;
[75] Larry W. Mays (2001) Book of Water Resources Engineering, First Edition.
[76] Chính phủ, Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về
việc phân loại đô thị;
[77] Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo môi trường Quốc gia 2012 - Môi trường
nước mặt, Hà Nội, 2012.
[78] Lê Quang Vinh, Báo cáo tổng kết khoa học đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu, tổng kết
và đánh giá thực trạng phân vùng tiêu nước mặt ở một số hệ thống thủy nông
Đồng bằng Bắc bộ. Hà Nội, 2001.
[79] Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật Thủy lợi, Báo cáo tổng hợp kết quả
nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của
công nghiệp hóa và đô thị hóa đến hệ số tiêu vùng đồng bằng Bắc Bộ”. Hà Nội,
12-2010;
[80] Lê Quang Vinh, Báo cáo tổng kết khoa học đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu giải
pháp giảm bồi lắng và tăng tuổi thọ dung tích hồ chứa vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Hà Nội, 12-2005;
[81] Hoggan, D. H.. Computer-Assisted Floodplain Hydrology and Hydraulics,
second edition, McGraw-Hill, New York, 1997.
[82] Dodson. R., “Floodplain Hydraulics”. Hydraulic Design Handbook, edited by
L.W. Mays, McGraw-Hill, New York. 1999.
[83] Federal Interagency Floodplain Management Task Force, Floodplain
Management in the United States: An Assessment Report. Vols. 1 and 2,
FEMA, Washington DC, 1992.
[84] Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam. Quy hoạch lũ đồng bằng sông Cửu Long
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
[85] U.S. Army Corps of Engineers, Hydrologic Engineering Center, “Federal
Perspective for Flood-Damage-Reducdon Studies”, Waler Resources
Handbook (edited by L. W. Mays), McGraw-Hill. New York, 1996a.
[86] Grigg. N. S. and O. J. Helweg. “State-of-the-Art of Estimating Flood Damage
in Urban Areas”, Water Resources Bulletin, vol. 11, no. 2, pp.379-390. 1975.

355
[87] James. L. D. “Role of Economics in Planning Floodplain Land Use”. Joumal of
ihe Hydraulics Division, ASCE, vol. 98, no. HY6, pp.981-992.
[88] Eckstein, O., Water Resources Development: The Economic of Project
Evaluation, Harvard University Press, Cambridge. MA, 1958
[89] Mays. L. W. and Tung. Y.K., Hidro, Engineering and Management. McGraw-
Hill, New York, 1992.
[90] Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam. Quy hoạch tổng thể thủy lợi đồng bằng
sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu - nước biển dâng
[91] Corry. M. L.. J. S. Jones, and D. L. Thompson, “The Design of Encroachments
of Floodplains Using Risk Analysis”. Hydraulic Engineering Circular No. 17,
U.S. Department of Transportation. Federal Highway Administration,
Washington, DC, July 1980.
[93] A. K. Mishra and V. R. Desai (2006), Drought forecasting using feed-forward
recursive neural network. Ecological Modelling, 198(1-2): p. 127-138.
[93] A. K. Mishra and V. R. Desai (2006), Drought forecasting using feed-forward
recursive neural network. Ecological Modelling, 198(1-2): p. 127-138.
[94] J. -S. R. Jang (1993), ANFIS: adaptive-network-based fuzzy inference system.
IEEE Transactions on Systems, Man, and Cybernetics, 23(3): p. 665-685.
[95] World Meteorological Organization (2006), Drought monitoring and early
warning: concepts, progress and future challenges, WMO - No. 1006, ISBN 92-
63-11006-9.

356
GIÁO TRÌNH
KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

NHÀ XUẤT BẢN BÁCH KHOA HÀ NỘI


Trụ sở: Ngõ 17, Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38684569; Fax: 024.38684570
Email: http://www.nxbbk.hust.edu.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản


Giám đốc - Tổng Biên tập: TS. BÙI ĐỨC HÙNG

Biên tập: NGỤY THỊ LIỄU


ĐINH THỊ PHƯỢNG
Sửa bản in: ĐINH THỊ PHƯỢNG
Thiết kế bìa: ĐINH XUÂN DŨNG

In 500 cuốn, khổ 1927cm, tại Công ty TNHH Bao bì Sao Phương Bắc, số 59, Phố Mới, Thị trấn
Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Số xuất bản: 5245-2019/CXBIPH/02-90/BKHN, ISBN: 978-604-9875-27-4.
Số QĐXB: 297/QĐ - ĐHBK - BKHN cấp ngày 27/12/2019.
In xong và nộp lưu chiểu Quý I năm 2020.

357
358

View publication stats

You might also like