Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

34

CHUYÊN MỤC

VĂN HÓA - VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC

HAI THẾ GIỚI TRONG THƠ ĐIỀN VIÊN CHỮ NÔM


Ở VIỆT NAM
LƯU HỒNG SƠN*

Trong thơ điền viên Việt Nam thời cổ điển tồn tại hai thế giới song song: thế giới bi
ai (đời sống quan trường, thành thị) và thế giới hạnh phúc (đời sống ruộng vườn,
nông thôn). Hai thế giới này có quan hệ biện chứng với nhau, tạo nên đặc điểm
nghệ thuật và ý nghĩa xã hội cho các tác phẩm thơ điền viên sáng tác bằng chữ
Nôm của nhiều nhà thơ lớn của Việt Nam. Bài viết tìm hiểu sự thể hiện hai thế
giới này trong thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến.
Từ khóa: hai thế giới, thơ điền viên, Việt Nam, thời cổ điển
Nhận bài ngày: 03/5/2022; đưa vào biên tập: 06/5/2022; phản biện: 08/5/2022;
duyệt đăng: 11/6/2022

1. DẪN NHẬP hưng. Theo Iser, thế giới trong mục ca


Khái niệm “hai thế giới” (the two bao hàm hai lĩnh vực khác nhau và
worlds) sử dụng trong bài viết này quan hệ giữa chúng yêu cầu một hình
được lấy cảm hứng từ công trình The thức giải thích nào đó. Ở đây người
Fictive and The Imaginary: Charting chăn cừu được xem như một loại ẩn
Literary Anthropology (nguyên văn tiếng dụ chứ không phải là biểu hiện cho
Đức: Das Fiktive und das Imaginäre: hình ảnh của người lao động nông
Perspektiven Literarischer Anthropologie, thôn. Mục ca cũng không miêu tả
tạm dịch: Hư cấu và tưởng tượng - cảnh vật đồng quê, mà chỉ sử dụng
Quan điểm về nhân học văn học) của các yếu tố của đồng quê để sắp đặt
Wolfgang Iser (1926-2007) – lý thuyết trật tự hình thức cho một thế giới khác,
gia trường phái tiếp nhận Konstanz đó là thế giới của linh hồn, của tự do.
(Đức). Trong Chương hai công trình Mục ca được Iser xem là mô hình tốt
này, Iser viết về mục ca thời Phục trong việc cung cấp một thủ pháp ẩn
dụ. Iser (2003: 54) dẫn lời George
Puttenham (1529-1590) - nhà phê
*
Bảo tàng Gia Lai. bình người Anh, trong The Arte of
LƯU HỒNG SƠN – HAI THẾ GIỚI TRONG THƠ ĐIỀN VIÊN CHỮ NÔM… 35

English Poesie: “Nhà thơ làm mục ca... phái riêng được gọi là “thơ sơn thủy”,
không phải để mô phỏng hay biểu “thơ điền viên”, hoặc “thơ sơn thủy
hiện tình cảm và đời sống làng quê, điền viên”. Các tên gọi này tùy thuộc
mà là để hóa trang thành người bình vào quan điểm của các nhà lý luận,
thường, dùng ngôn ngữ thông tục để phê bình, hoặc theo thực tế cảnh vật,
ám chỉ một sự việc quan trọng khác”. hoặc thiên về cảnh nhân vi (điền viên),
Theo Iser, mục ca như một cấu trúc hoặc thiên về cảnh tự nhiên (sơn
thủy), hoặc kết hợp hòa trộn giữa
ẩn dụ với đặc trưng song trùng hóa
cảnh nhân vi và cảnh tự nhiên.
(hai mặt) và tính tượng trưng ở đây
trở thành một ký hiệu của khát vọng Ở Trung Quốc, thơ sơn thủy điền viên
và bất mãn. Con người ở thế giới này (山水田園詩) định hình từ thời Tấn - Lưu
không phải tiến đến phía trước, mà lùi Tống (thế kỷ IV-V), đến thời Đường
về phía sau sống với những ký ức về phát triển thành một thi phái quan
thời hoàng kim đã qua. Trong mục ca, trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển
giữa tác giả và độc giả hình thành một dòng thơ này tại các nước trong vùng
quy ước chung, lúc này độc giả sẽ chú ý văn hóa chữ vuông như Nhật Bản,
đến những ý nghĩa khác, thế giới khác Triều Tiên, Việt Nam.
nằm ngoài bản thân người chăn cừu Trung Quốc văn học đại từ điển định
và thế giới được miêu tả trên bình nghĩa và diễn giải về mục từ Thơ sơn
diện văn tự; ranh giới giữa thế giới thủy: “Chỉ loại thơ ca lấy sơn thủy
điền viên và lịch sử xã hội trở thành một danh thắng làm đối tượng miêu tả và
vấn đề quan trọng. Người ta không khắc họa cái đẹp tự nhiên. Chọn cảnh
thể đạt được sự tự do trong thế giới sinh động, tạo cảnh giới tự nhiên, đặt
mà họ rời bỏ, nhưng thế giới ấy lại từ tinh xác là những đặc điểm chủ yếu.
luôn tồn tại trong hiện tại của họ. Do Việc miêu tả sơn thủy trong thơ đã
ẩn giấu một thế giới khác, nên mục ca thấy manh nha từ thời Tấn, đến Tạ
kích thích trí tưởng tượng của độc giả. Linh Vận thời Tống Nam triều thì đạt
đến mức thuần thành. Sau đó Tạ Diểu,
Những luận điểm về “hai thế giới” tồn
Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy đều có
tại trong một thi phẩm trên của Iser đã
những thành tựu đáng chú ý, khiến
gợi ý cho việc triển khai tìm hiểu “hai
sơn thủy trở thành một trong những
thế giới” nội dung trong thơ điền viên
chủ đề quan trọng của thơ ca truyền
Việt Nam từ Nguyễn Trãi, Nguyễn
thống. Đồng thời với việc thể hiện cái
Bỉnh Khiêm đến Nguyễn Khuyến.
đẹp tự nhiên, thơ sơn thủy cũng phản
2. KHÁI QUÁT VỀ THƠ ĐIỀN VIÊN ánh hứng thú chủ quan của tác giả,
Ở các quốc gia Đông Á, thơ ca miêu trong đó giản hoặc có phần tiêu cực
tả hoặc lấy cảnh vật, chủ yếu là thiên buông mình trong sơn thủy, yêu thích
nhiên, ruộng vườn rất phổ biến, phát đời sống ẩn dật (Tiền Trung Liên và
triển thành một dòng chảy, trường nhiều người, 2003: 1987).
36 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 6 (286) 2022

Có ý kiến đồng nhất thơ sơn thủy và hình ảnh “thương lãng 滄浪” (sóng biển),
thơ điền viên: “Xưa nay hoàn toàn “cửu thiên 九 天 ” (trời cao); Ngôn hoài
không có một giới định thống nhất, vì với hình ảnh “long xà địa 龍蛇地 ” (vùng
thơ sơn thủy bao quát những nội dung đất hoang vắng), “cô phong đỉnh 孤 峰
rất phong phú, giữa nó và thơ điền 頂 ” (đỉnh núi trơ trọi), “hàn thái hư 寒 太
viên, thơ tả cảnh, thơ kỷ du và thơ 虛 ” (bầu trời lạnh), đã rõ là những
biên tái, thơ hoa thảo không có ranh cảnh trời biển, núi sông thiên nhiên
giới rõ ràng, rất khó chia tách. Nhưng, hùng vĩ ở nước ta. Ở bài Ngư nhàn
nó đã lấy tên ‘sơn thủy’”, thì người ta của sư Không Lộ, bên cạnh cảnh sơn
cứ theo tên đó mà cho rằng, thơ sơn thủy là cảnh điền viên: “Vạn lý thanh
thủy là loại thơ lấy cảnh núi sông, giang vạn lý thiên 萬里清江萬里天 ” (Vạn
cảnh ruộng vườn và cảnh quan nhân dặm sông trong, vạn dặm trời cao),
văn làm đối tượng, khắc họa những “Nhất thôn tang giá, nhất thôn yên 一村
hình tượng sinh động, khiến nó trở 桑柘一村煙” (Một xóm xanh màu dâu gai,
thành bức tranh có thanh có sắc để thi một xóm xanh màu khói). Trong Cáo
nhân thể hiện tình cảm, biểu đạt ý chí, tật thị chúng của sư Mãn Giác (1052-
gởi gắm lý tưởng, tiêu khiển. Nói cách 1096), hình ảnh nổi tiếng “Đình tiền
khác, thơ sơn thủy là kết tinh của việc tạc dạ nhất chi mai 庭 前 昨 夜 一 枝 梅 ”
thi nhân dung hợp phong cảnh tự (Đêm qua một cành mai ở sân trước
nhiên và cảnh quan nhân văn thành đã đơm hoa) thuộc về cảnh điền viên.
nhất thể, thể hiện thẩm mỹ và đánh Đến thời Trần thì tình hình phát triển
giá của thi nhân đối với thiên nhiên (Y song hành của thơ tả cảnh sơn thủy
Điện Thần, 2000: 1). Có ý kiến nỗ lực điền viên cũng tương tự thời Lý,
tách bạch thơ sơn thủy và thơ điền nhưng lớn mạnh hơn do thành phần
viên, như Lý Văn Sơ không công nhận tác giả được mở rộng, không chỉ có
thiên nhiên trong thơ du tiên, thơ miêu tăng nhân mà còn có vua quan. Một
tả cảnh ruộng vườn, nói chung là điều đáng chú ý khác, là đến thời Trần,
cảnh nhân tạo, do con người làm ra do sự phát triển mạnh mẽ của chế độ
không phải cảnh vật tự nhiên là thơ thái ấp điền trang, tạo điều kiện thuận
sơn thủy (dẫn theo Trần Trung Hỷ, lợi cho dòng thơ vịnh tả cảnh điền
2007: 10). viên nảy nở ào ạt với nhiều tác giả tác
Trong thơ ca Việt Nam, không kể phẩm xuất sắc. Vì thế bên cạnh Điều
Bạch vân chiếu xuân hải phú của Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông với
Khương Công Phụ từ thế kỷ VIII, còn Xuân hiểu, Nguyệt, Mai, Thiên Trường
mơ hồ khó xác quyết cảnh vật được vãn vọng; Tuệ Trung Thượng sĩ với
miêu tả thuộc Việt Nam hay Trung Giang hồ tự thích, Huyền Quang với
Quốc, thì đến những tác phẩm thời Lý Cúc hoa, Yên Tử sơn am cư; còn có
như Ngọc lang quy (Vương lang quy) Trần Quang Khải với Phúc Hưng viên;
của sư Khuông Việt (933-1011) với Nguyễn Trung Ngạn với Hồi Nhạn
LƯU HỒNG SƠN – HAI THẾ GIỚI TRONG THƠ ĐIỀN VIÊN CHỮ NÔM… 37

phong, Thần Phù cảng khẩu hiểu bạc, thế giới hạnh phúc tương ứng với thế
Vạn Thạch đình, Vĩnh Giang nguyệt giới điền viên gắn liền những điều tốt
phiếm, Yên Tử sơn Long Động tự; đẹp, hạnh phúc, mơ ước của con
Trần Nguyên Đán với Hồng cúc hoa, người nơi “sơn lâm”. Hai thế giới này
Tiểu vũ; Nguyễn Phi Khanh với Du đều tồn tại song song, đối lập với
Côn Sơn, Gia viên lạc, Sơn trung, Thu nhau trong thực tế cuộc sống và trong
thành vãn vọng,… Cũng từ đây, thơ tả thực tế tác phẩm của các nhà thơ,
cảnh viên lâm điền viên dần chiếm ưu Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và
thế so với thơ tả sơn thủy, tạo nền Nguyễn Khuyến đều từng sống trong
tảng cho sự hình thành nên đại tác gia hai thế giới ấy, tuy nhiên, do hoàn
về thơ Nôm điền viên đầu tiên trong cảnh, cá tính và thời đại lịch sử khác
lịch sử thơ ca Việt Nam thời Lê là biệt nên sự biểu hiện hai thế giới trong
Nguyễn Trãi với những thành tựu nổi mỗi tác gia có những điểm không
bật. Các thời kỳ sau có Nguyễn Bỉnh giống nhau.
Khiêm và Nguyễn Khuyến. 3.1. Thế giới bi ai
Nguyễn Trãi là tác gia tiêu biểu cho Với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
thơ điền viên thời Lê (thế kỷ XV), Nguyễn Khuyến thế giới của đau khổ
Nguyễn Bỉnh Khiêm là tác gia tiêu là chốn triều đình, quan trường, bởi
biểu cho thơ điền viên thời Mạc (thế những nơi ấy gắn liền với quyền lực,
kỷ XVI), Nguyễn Khuyễn là tác gia tiêu lợi lộc – là những thứ người đời tranh
biểu cho thơ điền viên thời Nguyễn đua và làm hại nhau.
(thế kỷ XIX). Ba tác gia thơ Nôm, thơ
Thế giới ấy trong những bài thơ “thị
điền viên kiệt xuất trong văn học Việt
triều” nâng tình thế sự được Nguyễn
Nam, đồng thời là ba kiểu tác giả có
Trãi (1380-1442) gọi là “tổ ong tàng”
phong cách nghệ thuật và nhân sinh
(Thuật hứng 10), “đường danh lợi”
quan khác nhau, tạo nên sự đặc sắc,
(Tự thán 10), “áng phồn hoa” (Tự thán
phong phú cho thơ điền viên Việt Nam.
15),… nhộn nhịp người qua lại, huy
Vì vậy, có thể thấy được các đặc điểm,
hoàng trong gấm vóc, nhưng ẩn chứa
tiến trình, thành tựu của lịch sử thơ
sự lạnh lẽo, u ám của cuộc sống mà
điền viên Việt Nam thời trung đại.
con người trầm lụy vào. Nơi ấy, giá trị
3. HAI THẾ GIỚI TRONG THƠ ĐIỀN con người được đo bằng quyền lực và
VIÊN SÁNG TÁC BẰNG CHỮ NÔM của cải. Nguyễn Trãi cũng cho biết
Qua khảo sát thơ ca Việt Nam, chúng rằng thế giới phồn hoa chỉ là một giấc
tôi chia thơ điền viên Việt Nam thành mộng: “Ngựa ngựa xe xe la ỷ tốt, Dập
hai thế giới: “Thế giới bi ai” và “thế dìu là ấy chiêm bao” (Thuật hứng 7),
giới hạnh phúc”. Trong đó thế giới bi “Phú quý treo sương ngọn cỏ, Công
ai tương ứng với thế giới xã hội gắn danh gửi kiến cành hòe” (Tự thán 3)
liền những cái xấu, cái ác, cái phàm không có gì để mình phải luyến tiếc
tục của con người nơi “thị triều”; còn hay chìm đắm trong đó. Song, đôi khi:
38 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 6 (286) 2022

Đìa cỏ được câu ngâm gió, quê”, không thể “xuất xử trọn hai bề”,
Hiên mai cầm chén hỏi trăng. và Nguyễn Trãi đã chọn tiếp tục dấn
Thề cùng vượn hạc trong hai ấy, thân vào “lưới trần”, bởi nhân sinh
Thấy có ai han chớ đãi đằng. (Mạn quan của ông, lý tưởng của ông là xả
thuật 1) thân phò vua giúp nước. Vì thế, dù
Có khi cay đắng đau buồn bởi sự thấy được sự hiểm nguy ở triều thị và
hiểm hóc của lòng người: từng khiến ông phải chạy về náu mình
trong thế giới điền viên, nhưng
Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay,
Nguyễn Trãi vẫn luôn suy tư về trách
Trông thế giới phút chim bay.
nhiệm của một nho sĩ đối với “nợ
Non cao non thấp mây thuộc,
quân thân”:
Cây cứng cây mềm gió hay.
Ao quan thả gửi hai bè muống,
Nước mấy trăm thu còn vậy,
Đất Bụt ương nhờ một rãnh mùng.
Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn nay.
Còn có một lòng âu việc nước,
Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết,
Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung.
Bui một lòng người cực hiểm thay.
(Thuật hứng 23)
(Mạn thuật 4)
Công danh đã được hợp về nhàn,
Viện có hoa tàn chăng quét đất,
Lành dữ âu chi thế nghị khen.
Nước còn nguyệt hiện há thôi chèo.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Lòng người tựa mặt ai ai khác,
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
Sự thế bằng cờ bước bước nghèo.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
(Mạn thuật 10)
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Không những thế, nỗi bi ai của Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Nguyễn Trãi còn thế hiện ở tình cảnh Mài chăng khuyết nhuộm chăng đen.
trái ngang giữa tâm thế “xuất” là tiếp (Thuật hứng 24)
tục ra làm quan gánh vác nghĩa vụ xã
Cuối cùng điều Nguyễn Trãi hằng tiên
hội sống trong “áng phong trần” và
tri, lo sợ, tránh né đã ập đến và ông
“xử” là lui về sống ẩn dật để được
phải nhận một kết cục bi thảm cho
sống trong “áng thủy vân” thanh nhàn:
bản thân cùng gia đình. Lý giải
Quê cũ nhà ta thiếu của nào, nguyên nhân dẫn đến thảm kịch của
Rau trong nội cá trong ao. Nguyễn Trãi, có thể nói đến “mặc cảm
Cách song mai tỉnh hồn Cổ Dịch, trách nhiệm” của ông với tư cách là
Kề nước cầm đưa tiếng cửu cao. một nhà nho tích cực nhập thế.
Khách đến vườn còn hoa lác, Tinh thần “tiên ưu hậu lạc” ấy đã ăn
Thơ nên cửa thấy nguyệt vào. sâu vào tâm hồn, tư duy của Nguyễn
Cảnh thanh chừng ấy chăng về nghỉ, Trãi, biến thành “đạo”, thành chân lý
Lẩn thẩn làm chi áng mận đào. sống, thành giá trị sống, hay nói cách
Trong hai con đường ấy, chỉ có thể khác là một thứ “mặc cảm trách
chọn một, “được thú làm quan trật thú nhiệm”, “cái án” “khách tự mang” chi
LƯU HỒNG SƠN – HAI THẾ GIỚI TRONG THƠ ĐIỀN VIÊN CHỮ NÔM… 39

phối hành động và suy nghĩ của ông, Vì xác định được phương châm và
đến mức khiến Nguyễn Trãi mang sẵn lý tưởng sống, nên ông đã tránh được
trong mình ý niệm “tử vì đạo”. Nhưng thảm kịch như Nguyễn Trãi, những
cuối cùng, mặc cảm trách nhiệm trong nỗi bi ai trong thơ điền viên của
Nguyễn Trãi vẫn chiếm phần thắng, Nguyễn Bỉnh Khiêm không vận vào
kéo ông ra khỏi thế giới điền viên ông, mà chủ yếu là thể hiện nỗi buồn
hạnh phúc, đẩy ông vào thế giới thực của thế nhân lao đao trong trường
tại bi kịch. danh bể lợi:
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), thời Một bầu một bát bẵng sơn tăng,
kỳ nhà Lê bắt đầu suy yếu, cục diện Thế sự ngoài tai biếng nói năng.
chính trị rối ren với sự nổi lên của nhà Hoa nở luống hay tin gió,
Mạc, chúa Trịnh nên mặc dù đỗ đại Đầm thanh còn thấy triều trăng.
khoa, là trọng thần triều Mạc, nhưng Già ai ỏ thông làm củi,
ông lui về sống giữa cảnh thiên nhiên Trẻ người yêu trúc bế măng.
thôn quê: Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn thể Nẻo có công danh thì có lụy,
hiện nỗi day dứt băn khoăn vì món nợ Cho hay dù có chẳng bằng chăng.
ơn vua lộc nước: (Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 18)
Chim kêu hoa rúng ngày xuân muộn, Hai chữ “công danh” ấy trong xã hội
Nguyệt bạc đêm thanh hứng khách dài. thế tục là mục đích tối hậu của đời
người mà mỗi cá nhân phải đạt được
Song:
cho mình và cho cả gia đình dòng tộc.
Ơn chúa đã nhiều chưa báo, Bởi chữ “danh” là sinh mệnh, giá trị,
Lòng còn cánh cánh ắt khôn nài. nỗi ám ảnh thường trực của của trí
(Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 21) thức Nho gia, chính điều này làm cho
Đứng trước hai con đường “xuất” và các “quân tử” thấy rõ sự vinh - nhục,
“xử”, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng từng thành - bại ở đời.
băn khoăn trăn trở như Nguyễn Trãi: Ở phương diện tích cực này, việc học
“Thuở nơi xuất xử đâu là phải?”. Ông hành, làm quan mang lại cho con
nhìn gương người đi trước và tìm cho người sự nỗ lực phấn đấu trở nên
mình một giải pháp ứng xử riêng, đó hữu ích cho bản thân, gia đình và xã
là: “Ở ắt nên về cũng ắt nên” (Bạch hội. Tuy nhiên, ở mặt khác, công danh
Vân quốc ngữ thi, bài 7), tức là thấy như sợi dây như cái lồng vô hình trói
cần xuất thì cứ xuất, thấy cần xử thì buộc, giam hãm khiến con người chịu
cứ xử, không cần phải cố gắng triệt nhiều áp lực, mất tự do, thậm chí phải
tiêu hay lựa chọn riêng về một phía đánh đổi bằng cả sinh mạng của mình.
nào, miễn sao thuận theo lẽ tự nhiên Thực tế hiếm người đạt được sự cân
của cuộc sống mình, sao cho mình bằng giữa “thân” và “danh” một cách
không phụ mình và mình cũng không lý tưởng, cho nên Nguyễn Bỉnh Khiêm
phụ đời, đó là “đạo trung”. mới nói: “Mấy người lọn được chữ
40 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 6 (286) 2022

công danh” (Bạch Vân quốc ngữ thi, “Bóng thuyền thấp thoáng dờn trên
bài 15). vách, Tiếng sóng long bong vỗ trước
Hơn ba thế kỷ sau Nguyễn Bỉnh nhà” (Vịnh nước lụt), còn là vòng vây
Khiêm, lịch sử văn học chữ Nôm Việt của thuế má, đói kém, công nợ
Nam mới lại xuất hiện một tác gia trứ thường trực như thế.
danh khác trong dòng thơ điền viên, là Song niềm bi ai trong thơ Nguyễn
Nguyễn Khuyến. Ông cũng giống Khuyến nhiều khi không lộ liễu, phơi
Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chỗ sống vào bày, mà được cất giấu kín đáo tế nhị
thời kỳ triều đại phong kiến rối ren, hơn. Bài Thu điếu, bên cạnh khung
nhưng bi kịch hơn nữa, đây không cảnh thanh bình trong trẻo của đồng
phải là thời kỳ nội chiến, mà là thời kỳ quê, độc giả cũng thấy thấp thoáng
đất nước rơi vào tay thực dân Pháp. nỗi muộn phiền:
Vì vậy, dù đỗ đạt cao, nhưng ông
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
cũng không cố bám víu quan trường
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
lâu, mà tìm về thôn quê sống ẩn dật.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Thế giới bi ai trong thơ Nguyễn Khuyến
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
được biểu hiện từ cả hai phương diện:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Chính trường đen tối, quan trường hủ
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
bại và cảnh làng quê lầm than. Đọc
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
những bài thơ làng quê của Nguyễn
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Khuyến, độc giả cảm nhận được một
cách khá trọn vẹn về đời sống nông Quan sát và đợi chờ là một niềm vui
thôn nơi ông sinh sống. Chỉ có người thú của những người đi câu. Nhưng
gắn bó thực sự với ruộng vườn mới ngôn ngữ ấy cùng cảnh vật và hình
hiểu được những nỗi nhọc nhằn túng ảnh ấy lại khiến người đọc không thể
bấn của người dân quê. không liên tưởng đến những điều xa
Năm nay cày cấy vẫn chân thua, xôi trừu tượng khác. Ví dụ như hình
Chiêm mất đàng chiêm mùa mất mùa. ảnh Lã Vọng câu cá bên sông Vị - đã
Phần thuế quan thu, phần trả nợ, mang tính kinh điển vốn phổ biến
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò. trong vùng văn hóa Đông Á. Những
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa, nét u uẩn đã như một áng mây cô đơn
Chợ búa trầu cau cũng chẳng mua. treo lơ lửng trên bầu trời thu xanh
(Thú quê) ngắt. Như thế, sự trông chờ, mong
Làng quê thực sự không phải chỉ có mỏi ở đây, ngoài là niềm hạnh phúc
cây cỏ xanh tươi, con người hiền lành còn là nỗi muộn phiền.
và khung cảnh thanh bình, như dưới Song, nếu những nỗi muộn phiền ở
mắt những người thành thị đi ngang trên còn mơ hồ mông lung vì bị tác giả
thoáng qua. Ngoài thiên tai lũ lụt khiến giấu kín, thì bài Thu vịnh đã hé mở
con người sợ hãi sống trong cảnh cho độc giả thấy rõ ràng hơn:
LƯU HỒNG SƠN – HAI THẾ GIỚI TRONG THƠ ĐIỀN VIÊN CHỮ NÔM… 41

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Khuyến thể hiện rõ ở bài Cuốc kêu
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. cảm hứng:
Nước biếc trông như tầng khói phủ, Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào. Đấy hồn Thục đế thác bao giờ.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào. Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.
Cũng là phong cảnh với vẻ đẹp đẽ Ban đêm ròng rã kêu ai đó,
thanh bình của mùa thu, đẹp đến mức Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.
khiến con người phải xúc động, cảm Những lời lẽ ấy, tâm sự ấy chẳng phải
hứng thi ca trào dâng. Đồng thời cũng cũng được cất lên từ thế giới điền
đúng lúc ấy, sứ giả của thế giới bi ai viên của Nguyễn Khuyến hay sao?
hiện ra, minh chứng cho nỗi thẹn Ông thấy buồn bã, cô độc khi mắt thấy
thùng mà Nguyễn Khuyến tự thú nhận tai nghe nhiều thân bằng quyến hữu
với đời. Dù vậy, kết quả cuối cùng vẫn vẫn hăng hái ra làm việc cho chính
cho ra đời một tuyệt tác về thơ điền quyền đô hộ, vì mục đích vinh thân
viên và đó là thành quả từ sự kết hợp phì gia mà quên đi cái đạo của người
giao hòa giữa hai niềm cảm xúc, hai trí thức(1). Ông tự tổng kết cuộc đời
thế giới trong Nguyễn Khuyến. mình: “Chuyện cũ mười phần chín
chẳng như” (Cảm hứng). Trần Đình
Tâm trạng lúc về vườn, thoát vòng
Hượu với tư cách là một độc giả tiếp
danh lợi của Nguyễn Khuyến thể hiện
nhận thơ Nguyễn Khuyến cho rằng,
trong Hoàn gia tác, Trở về làng cũ,
dù ông “theo gương Đào Tiềm làm
Uống rượu ở vườn Bùi, Túy hậu, Mạn
người ẩn dật và sống sâu sắc cái thú
hứng,… một mặt có vẻ nhẹ nhàng,
của người ẩn dật nhưng ông không
thoải mái, với cái vui nhàn nhã của
vui mãi được cái thú của Đào Tiềm.
cuộc sống nơi vườn ruộng ao chuôm,
Muốn sống cái vui đó cần đến sự yên
không còn mối nguy “phong lãng
tĩnh, sự yên tâm mà cả hai điều đó,
hiểm”, “thương cung điểu” đáng sợ
dần dần Nguyễn Khuyến thấy mình
trên chính trường như lời than thở
đều thiếu” (dẫn theo Nguyễn Huệ Chi,
của Trần Nguyên Đán, của Nguyễn
1994: 118).
Trãi, nhưng mặt khác lại thể hiện sự
nặng nề, trăn trở băn khoăn, bởi thời 3.2. Thế giới hạnh phúc
của ông không phải thời nội chiến Trong văn học Việt Nam nói chung và
như Nguyễn Bỉnh Khiêm, mà là cảnh thơ điền viên Việt Nam nói riêng, thế
nước mất nhà tan vì ngoại xâm. Nỗi giới hạnh phúc hầu như không được
“khắc khoải”, “ngẩn ngơ”, đau buồn hư cấu tưởng tượng một cách chi
khá thường trực trong thơ Nguyễn tiết như ở phương Tây (trong The
42 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 6 (286) 2022

Republic của Plato (427-347 trước Mây tuôn phủ rợp thư phòng. (Thuật
Công nguyên) và Utopia của Thomas hứng 6)
More (1478-1535) hay nhẹ nhàng kiểu Phận tuy rằng khó miễn yên lòng.
phương Đông (như Đào hoa nguyên Thu im cửa trúc mây phủ,
ký của Đào Uyên Minh (352-427), Xuân tịnh đường hoa gấm phong.
Nhiệt hà nhật ký của Bak Jiwon (1737- Ai có của thông phòng thết khách,
1805). Ở Việt Nam, nói về thế giới Một ao niễng niễng mấy đòng đòng.
thần tiên hư cấu thì có Truyện Từ (Thuật hứng 11)
Thức, Bích câu kỳ ngộ, nhưng đó là
Thư song vắng vẻ nhàn vô sự,
thế giới của những hạnh phúc lứa đôi
Tai chẳng còn nghe tiếng thị phi.
dở dang không có hậu, còn thế giới
(Thuật hứng 12)
hạnh phúc mà các thi nhân thơ điền
viên Việt Nam hướng đến là một thế Nhưng với một người luôn suy tư về
giới có thực, chỉ có điều nó không cuộc đời, luôn mang mặc cảm trách
phải ở “nơi xao xác”, “chốn lao xao” ở nhiệm như Nguyễn Trãi, thì những
thị thành, mà lại hiện diện ở bờ ruộng cảnh đẹp thú vui ấy mới chỉ là một
góc vườn thôn quê. Phần lớn thơ phần của thế giới hạnh phúc, vì chỉ
Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh phục vụ cho bản thân. Ông nằm bên
Khiêm và Nguyễn Khuyến đều hướng bờ suối, thơ thẩn trong rừng, đủng
đến việc xây dựng, miêu tả thế giới đỉnh bước trong vườn, nhưng tâm hồn
hạnh phúc này. vẫn nghĩ ngợi, trăn trở về thế giới bên
ngoài với ước mong vua sáng tôi hiền,
Nguyễn Trãi cho người đọc thấy khá
dân chúng ấm no - chính là cảnh thái
chi tiết về “thế giới hạnh phúc” của
bình mà ông luôn khát khao, mơ ước:
ông, đó là: một “căn lều”, một “con
am” nằm lặng lẽ trong khu vườn đầy Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
bóng mát của cây cối, màu sắc của Dân giàu đủ khắp đòi phương. (Bảo
hoa cỏ, có cả đìa nước tĩnh lặng cho kính cảnh giới 43)
trăng soi bóng; con người thì “suốt Nguyễn Trãi đã tìm về bà mẹ thiên
ngày nhàn nhã khép phòng văn, nhiên để được an ủi sau những phiền
khách tục không ai bén mảng gần”, muộn, đau khổ, để được nghỉ ngơi khi
vui với thú đọc sách, ngâm thơ, uống lặn lội trong quan trường thực hiện
rượu, chơi đàn. Đó là thế giới gắn liền hoài bão “trí quân trạch dân” của mình.
với thiên nhiên, vũ trụ, thanh bình, và Và ông cũng đã xây dựng được cho
thật đẹp, thật nên thơ, không tiếng ồn mình một thế giới riêng, thật thanh
ào của ngựa xe và tiếng thị phi của bình, đẹp đẽ, tự do. Nhưng tiếc rằng
thế sự quấy nhiễu: thế giới hạnh phúc này đã không giữ
Chè tiên nước kín bầu in nguyệt, được chân Nguyễn Trãi lâu, tiếng gọi
Mai rụng hoa đeo bóng cách song. của “chí nam nhi”, “nợ tang bồng” đã
Gió nhặt đưa qua trúc ổ, đưa ông quay lại với thế giới bi ai.
LƯU HỒNG SƠN – HAI THẾ GIỚI TRONG THƠ ĐIỀN VIÊN CHỮ NÔM… 43

Thế giới lý tưởng, hạnh phúc của thú làm quan và thú quê, ông thấy
Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện ra thật giản rằng: “Thủa áng công danh nhiều phải
dị, không phải là cảnh phủ đệ lâm viên lụy, Trong nơi ẩn dật mấy nên mầu”,
hoành tráng hoa lệ của một Trình “Khéo thì khổ nhục, vụng phong lưu”,
quốc công, mà là một am “Bạch Vân” ông đã quyết định làm một người
thanh thoát giữa cõi trần với chén “khách lẻ loi”, chọn cuộc sống nơi
rượu, câu thơ: thôn dã trong phần đời sau của mình:
Lẻ thẻ bên giang bảy tám nhà, “Bạch Vân am vắng chim kêu muộn,
Thú nhàn mừng thấy bạn ngâm nga. Kim Tuyết dòng thanh cá mát tươi;
Thơ nên ngồi đợi vừng đan quế, Ưu ái một niềm hằng nhớ chúa, Công
Rượu chuốc han thần ngõ Hạnh Hoa. danh hai chữ đã nhường người”
Lục ỷ tiếng thanh đêm tựa ngọc, (Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 117) và
Lan châu chèo vỗ nước bằng là. vui với cảnh sắc sinh hoạt bình dị nơi
Ít nhiều ngày tháng qua thì chớ, làng quê:
Tiêu sái ta nhìn vẹn chí ta. (Bạch Vân Một mai một cuốc một thanh đao,
quốc ngữ thi, bài 129) Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Lánh trần náu đến thú sơn lâm, Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Lá thông đàn tiếng trúc cầm. Người khôn người đến chốn lao xao.
Sách cũ ngày tìm người hữu đạo, Thu ăn măng trúc đông ăn giá,
Trì thanh đêm dưỡng nguyệt vô tâm. Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao.
Say hết tấc lòng hồng hộc, Rượu đến bóng cây ta hãy uống,
Hỏi làm chi sự cổ câm. Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Thế lụy dù ai hay bịn rịn, (Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 79)
Sen kia nào có lệ chi lầm. (Bạch Vân Tuy nói rằng bịt tai, nhắm mắt không
quốc ngữ thi, bài 135) quan tâm đến thế sự, nhưng thực tế
Ngắm chơi đã trải miền thôn dã, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như Nguyễn
Hóng mát từng vui chốn thạch bàn. Trãi đều là những người quan tâm
Một cỏ hoa đều đủ được, nhiều đến đời sống xã hội của đất
Rất vời thong thả cõi trần gian. (Bạch nước. Ngoài cuộc sống hiện thực, ông
Vân quốc ngữ thi, bài 151) cũng luôn ước mơ một xã hội thái
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng băn khoăn bình thịnh trị:
áy náy trong việc báo đền “ơn chúa”, Non Phú Xuân cao nước Vị thanh,
nhưng mặc cảm trách nhiệm xã hội Mây quyến khách nguyệt vô tình.
trong ông không mãnh liệt đến mức Đất thiên tử dưỡng tôi thiên tử,
kéo bật ông ra khỏi thế giới điền viên. Đời thái bình ca khúc thái bình.
Vì thế, đứng trước hai con đường Cơm áo khôn đền Nghiêu Thuấn trị,
xuất - xử, hành - tàng, sau khi thành Tóc tơ chưa báo mẹ cha sinh.
danh, suy nghĩ về cái lợi cái hại của Mừng thay bốn bể đâu đâu báo,
44 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 6 (286) 2022

Tể tướng hiền tài chúa thánh minh. những khoảnh khắc hạnh phúc của
(Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 149) ông.
Với Nguyễn Khuyến, niềm vui được Như vậy, thế giới hạnh phúc trong thơ
thể hiện trong thơ điền viên ngoài thú điền viên của cả Nguyễn Trãi, Nguyễn
uống rượu là những cuộc rong chơi Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến không
hồ này núi kia. Song những cảnh sơn phải chỉ là những cảnh, những chuyện
thủy ông miêu tả ấy được bao phủ bởi siêu việt trần gian hay thuần túy là
một lớp trào lộng có nét gần gũi với những bài tụng ca thiên nhiên cùng
phong cách Hồ Xuân Hương và cũng thú vui riêng tư, mà thế giới ấy còn
là nét khác biệt với các tiền bối gắn liền với cả những ước vọng thế
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm: sự vua sáng - tôi hiền, dân giàu -
nước mạnh, đất nước độc lập yên
Chom chỏm trên sông đá một hòn,
bình và con người sống hòa đồng với
Nước trôi sóng vỗ biết bao mòn.
thiên nhiên, bớt khổ lụy vì công danh.
Phơ đầu đã tự đời Bàn Cổ,
Bia miệng còn đeo tiếng trẻ con. 4. KẾT LUẬN
Rừng cúc tiền triều trơ mốc thếch, Điền viên sơn thủy là một dòng chảy
Hòn câu Thái phó tảng rêu tròn. lớn trong lịch sử thơ ca Việt Nam, số
Trải bao trăng gió xuân già giặn, lượng nhiều, phong phú, thành tựu lớn.
Trời dẫu già, nhưng núi vẫn non. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên
biệt dành cho dòng thơ này vẫn còn ít
Thế giới mà Nguyễn Khuyến trú ngụ
ỏi, chưa tương xứng với đóng góp và
và tạo dựng nên được biểu hiện khá
giá trị của nó. Bài viết này chỉ là một
trọn vẹn trong ba bài thơ tả cảnh mùa
thử nghiệm mới được gợi ý từ lý luận
thu thuộc hàng danh tác trong thơ
văn học phương Tây để tiếp cận,
điền viên Việt Nam. Trong đó bài Thu
khám phá giá trị nghệ thuật và ý nghĩa
vịnh là một bức họa đẹp và sinh động
xã hội của thơ điền viên Việt Nam,
về ngôi nhà hạnh phúc của ông:
qua một số tác gia chữ Nôm tiêu biểu.
Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Hy vọng cách tiếp cận này là một bổ
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.
sung trong việc tiếp cận thơ điền viên
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Việt Nam, ở bình diện nghệ thuật và
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
tâm lý sáng tạo. Nếu đặt các tác phẩm
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,
trong sự đối sánh, độc giả sẽ thấy
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
được sự tồn tại song hành của hai thế
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy, giới, hai tâm trạng gần như đối lập
Độ năm ba chén đã say nhè. nhau trong cùng một tác giả, một tác
Khó ai dám quả quyết rằng đây là thế phẩm. Giữa hai thế giới đó, thế giới
giới hạnh phúc tuyệt đối của Nguyễn hạnh phúc hay thế giới điền viên được
Khuyến, nhưng hẳn cũng không ai các nhà thơ kiến tạo vun bồi với nỗ
phủ nhận rằng, đây là một trong lực vượt lên thế giới bi ai, thế giới
LƯU HỒNG SƠN – HAI THẾ GIỚI TRONG THƠ ĐIỀN VIÊN CHỮ NÔM… 45

hiện thực ngổn ngang chồng chất. Sự phải là nỗi bi ai, niềm hạnh phúc của
thắng thế của thế giới hạnh phúc riêng cá nhân các ông, mà đó cũng là
trong thơ điền viên của Nguyễn Trãi, nỗi bi ai, niềm hạnh phúc của cả một
Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn thời đại lịch sử, của những trí thức, cá
Khuyến không đồng nghĩa với sự thất nhân quan tâm đến vận mệnh quốc
bại của thế giới bi ai trong thực tế, gia, tâm hồn dân tộc. Bởi những thế
nhưng đó là giá trị nghệ thuật và ý giới họ tái lập, kiến tạo không hề xa lạ,
nghĩa xã hội mà thơ ca điền viên đem sự tưởng tượng hư cấu của các ông
lại cho con người. chỉ dừng lại trong khuôn khổ ước lệ
Thế giới của bi ai và hạnh phúc trong với giới hạn vừa phải, không có
thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm những cảnh huyền bí kỳ ảo vượt khỏi
hay trong thơ Nguyễn Khuyến không phạm vi cõi trần gian. 

GHI CHÚ
Trong bài viết này, văn bản các câu thơ của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm trích dẫn từ:
Tổng tập Văn học Nôm Việt Nam – tập 1; văn bản các câu thơ của Nguyễn Khuyến trích dẫn
từ: Thi hào Nguyễn Khuyến - Đời và thơ.
Từ (nhóm thơ chữ Hán): Ký Châu Giang Bùi Ân Niên 寄珠江裴恩年 : Đạo mất rồi ta biết đi về
(1)

đâu? Trên núi không còn ai lên hái rau vi - 道喪我安歸, 千山老蕨薇; bài Hữu cảm 有感: Đời loạn đi
về như hạc độc, Tuổi già hình bóng tựa mây côi - 亂世行藏如獨鶴,老來形影似孤雲.

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN


1. Iser Wolfgang. 2003. Das Fiktive und das Imaginäre-Perspektiven literarischer
Anthropolo-gie [ 虚构与想像--文学人类学疆界,陈定家 & 汪正龙译,吉林人民出版 // Hư cấu và
tưởng tượng – Biên giới của nhân học văn học. Trần Định Gia, Uông Chính Long dịch.
Trung Quốc: Nxb. Nhân dân Cát Lâm].
2. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên). 1994. Thi hào Nguyễn Khuyến – Đời và thơ. Hà Nội: Viện
Văn học - Nxb. Giáo dục.
3. Nguyễn Tá Nhí (chủ biên). 2008. Tổng tập Văn học Nôm Việt Nam – tập 1. Hà Nội:
Nxb. Khoa học Xã hội.
4. Tiền Trung Liên, Phó Toàn Tông, Vương Vận Hy, Chương Bồi Hằng, Trấn Bá Hải,
Bao Khắc Di (tổng chủ biên). 2003. Trung Quốc văn học đại từ điển (tập thượng). Trung
Quốc: Nxb. Từ thư Thượng Hải // 钱仲联, 傅璇琮, 王運煕, 章培恒, 陈伯海, 鲍克怡总主编。中國
文學大辭典(上)。上海辞书出版社.
5. Trần Trung Hỷ. 2007. Thơ sơn thủy cổ đại Trung Quốc. Hà Nội: Nxb. Giáo dục.
6. Y Điện Thần. 2000. Lịch đại sơn thủy thi. Trung Quốc: Nxb. Văn nghệ đại chúng//衣殿
臣编著。历代山水诗。大众文艺出版社。

You might also like