Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


***

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


Môn: Nghệ thuật học đại cương

Giảng viên: TS. Trần Hinh


Sinh viên : Đặng Thu Hòa
Lớp : K58 Văn học CLC
MSSV : 1303241

Hà Nội, 2015
Đề bài: Bộc lộ cái đẹp không phải là mục đích duy nhất của nghệ thuật. Nghệ
thuật không chỉ đẹp mà cần có ích cho cuộc sồng của con người, “nhân đạo hóa
con người”.

1. Anh chị hiểu về nhận xét trên như thế nào? (3 điểm)
2. Chọn một hoặc một vài tác phẩm nghệ thuật yêu thích và phân tích mối
quan hệ của 3 yếu tố: cái đẹp, cái có ích, cái nhân đạo trong tác phẩm để làm
rõ bản chất của nghệ thuật (7điểm)

Bài làm

I. Bản chất của nghệ thuật


Mỗi một tác phẩm nghệ thuật có giá trị, dù là được biểu hiện theo những
cách thức nào thì vẫn luôn là một tấm bản đồ đã được mã hóa bằng những “mã
code” mang đậm tính thẩm mĩ và ẩn chứa tư tưởng nhân văn sâu sắc. Bởi lẽ đó mà
bản chất của nghệ thuật, suy cho cùng vẫn là sự thống nhất của các yếu tố: cái đẹp,
cái có ích và cái nhân đạo. Bộc lộ cái đẹp không phải là mục đích duy nhất của
nghệ thuật, cái nó cần để hoàn chỉnh chính mình chính là đóng góp gì cho cuộc
đời, giúp con người hiểu thấu điều gì.
“Để hiểu được bản chất cốt lõi của nghệ thuật, cần đặt nó trong sự so sánh
với các phạm trù xã hội khác, đồng thời cũng phải tìm được cái riêng đặc thù cơ
bản nhất của mỗi loại hình nghệ thuật riêng biệt.” (Trần Hinh, Hoàng Cẩm Giang,
Bài giảng nghệ thuật học đại cương, 2014, tr11). Nói một cách cụ thể, nghệ thuật là
một loại hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh và phục vụ cơ sở kinh tế thông qua
các yếu tố trung gian (chính trị, đạo đức, tôn giáo,...). Hơn thế, nghệ thuật có mối
quan hệ mật thiết với chính trị và đời sống xã hội. Chính trị là yếu tố quyết định sự
phát triển hay lụi tàn của một nền nghệ thuật, nhưng cũng chính nghệ thuật là một
trong những yếu tố góp phần cải thiện hoặc làm suy yếu chính trị. Đối với đời sống

2
xã hội, nó là chất liệu để người nghệ sĩ sáng tác nghệ thuật, là thế giới quan mà anh
ta dùng phương thức biểu hiện để phản ánh hoặc dùng phương pháp biểu hiện để
phản ánh.

Một điều nổi bật trong bản chất của nghệ thuật là tính năng động chủ quan
trong phản ánh đời sống xã hội. Đây là sự khái quát hóa cho sự hòa quyện thống
nhất của các yếu tố: cái đẹp, cái có ích và cái nhân đạo. Trước hết, nghệ thuật vừa
là hiện thực vừa không phải là hiện thực. Nó không nhất thiết phải là hiện thực
“giống như thật” tồn tại ngoài xã hội mà là hiện thực theo cảm quan nhạy bén của
người nghệ sĩ. Điều đó có nghĩa, bản thân nghệ thuật đã đặt ra yêu cầu cho chính
những người làm nên nó – vừa phải chân thực nhưng vừa phải có tính thẩm mĩ,
làm hài lòng người thưởng thức. Nó phải là những thước phim, những cảnh quay
mà vừa như sao chụp của dòng đời hiện hữu nhưng cũng vừa như có sự tinh tế
trong cách lựa chọn một tiêu bản ở hàng ngàn bản mẫu. Điều này phụ thuộc hoàn
toàn vào con mắt nghề của đạo diễn và sự tinh tế trong tư duy và tư tưởng của anh
ta. Trong các hình thái con người đồng hóa tự nhiên về mặt thẩm mĩ thì nghệ thuật
là hình thái cao nhất, tập trung nhất, đầy đủ nhất của quan hệ thẩm mĩ của con
người đối với hiện thực. Nói như thế có nghĩa là, con người, trong hoạt động thực
tiễn của mình, bao giờ cũng sáng tạo thế giới theo quy luật của cái đẹp. Không chỉ
nghệ thuật, mà bất kỳ hoạt động thực tiễn vật chất nào của con người cũng đều có
ý nghĩa thẩm mĩ. Tuy vậy, phải nhận rằng cái đẹp trong nghệ thuật là tập trung
nhất, là mãnh liệt nhất, là biểu hiện cao nhất của quan hệ thẩm mĩ của con người
đối với hiện thực. Trong đời sống tinh thần của con người thì nghệ thuật đảm
đương trọng trách biểu hiện và truyền thụ cái đẹp. Những hình thái ý thức khác của
xã hội như triết học, khoa học, v.v... đều có chức năng nhận thức và giáo dục của
nó. Nhưng chỉ có trong nghệ thuật, chức năng thẩm mĩ mới được đặt ra một cách
bắt buộc. Chức năng thẩm mĩ của nghệ thuật bộc lộ ở chỗ: làm thỏa mãn nhu cầu

3
thẩm mĩ, phát triển năng lực, thị hiếu thẩm mĩ của con người. Cũng tức là, nghệ
thuật làm thỏa mãn nhu cầu về lý tưởng, ước mơ, sự hoàn thiện hoàn mỹ của con
người trước thế giới. Chung quy lại, nghệ thuật trước hết là câu trả lời cho câu hỏi:
nó như thế nào và được thể hiện bằng một cách thức luôn sự hướng đến cái đẹp,
hướng đến những phạm trù mĩ học.

Tuy nhiên, nếu những thứ chỉ đơn thuần là đẹp sẽ không thể tồn tại mãi
cùng thời gian hay thậm chí lòng người. Điều cốt lõi để làm nên một tác phẩm
nghệ thuật nằm ở cái nó đem đến những gì. Đó cũng chính là cái có ích của một tác
phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật không chỉ đem đến cho con người những vẻ đẹp thẩm
mĩ qua hình tượng trong tác phẩm. Nếu chỉ dừng lại ở đó, nghệ thuật sẽ rơi vào
hình thức, duy mĩ. Bằng vẻ đẹp của hình tượng nghệ thuật còn cung cấp cho con
người biết bao tri thức về bản thân, thiên nhiên, thế giới xung quanh, chỉ ra những
khao khát vươn tới cái chân thiện mĩ của con người, cái đẹp của xã hội, thiên nhiên
thông qua các hình ảnh, tiết tấu, nhịp điệu,...
Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật, người tiếp nhận sẽ tự
giác tìm thấy ở đó những bài học về nhân cách, lòng vị tha hay tình yêu với đồng
loại và cuộc sống xung quanh. Thông qua thế giới hình tượng, nghệ thuật giúp con
người tự hoàn thiện nhân cách của mình, nghĩa là mỗi tác phẩm có giá trị đều đem
đến cho con người ta niềm cảm hứng, giúp con người tự soi rọi lại bản thân mình,
hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đây cũng chính là cái nhân đạo, tư
tưởng nhân văn mà tác giả muốn gửi gắm nó trong từng sáng tác của mình, chờ đợi
công chúng giải mã.
Có thể nói, cả ba phạm trù: cái đẹp, cái có ích và cái nhân đạo luôn song
hành, hòa quyện và thống nhất với nhau trong việc hình thành một công trình nghệ
thuật, là sự cụ thể hóa một cách đầy đủ về bản chất của nghệ thuật. Nghệ thuật rất
cần thiết và đem đến cho con người cả cái đẹp lẫn cái có ích, nhưng nếu nó không

4
vì con người, không nhân đạo hóa con người thì cũng không thể coi đó là thứ nghệ
thuật chân chính, đúng nghĩa.
II. Sự thống nhất của các yếu tố bản chất nghệ thuật trong bộ phim
“Paperman” của John Kahrs
Để làm nên bản chất đúng nghĩa của nghệ thuật, sự lựa chọn những hướng đi
vừa chính thống nhưng vẫn vừa độc đáo là yêu cầu lớn đặt ra cho các tác giả. Họ
mã hóa tác phẩm của mình bằng những mã code riêng và thiết lập những chiếc chìa
khóa để người tiếp nhận từng lớp bóc tách các ý nghĩa cốt lõi. Paperman là một tử
số của mẫu số chung đó. Cũng như nhiều bộ phim khác, đạo diễn John Kahrs thiết
lập cho đứa con tinh thần của mình những mê cung mà trong đó ẩn chứa những giá
trị nhân văn, những tư tưởng mang tính xã hội và giàu triết lí, xứng tầm của giải
thưởng “Phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất” của mùa Oscar thứ 85. Việc giải mã
cấu trúc của “Paperman” cũng là việc khám phá những tầng triết luận của bộ phim
giàu ý nghĩa này, cũng như cho thấy được bản chất tồn tại của nghệ thuật.

Lấy bối cảnh thành phố New York giữa thế kỷ XX, Paperman kể về cuộc
“gặp gỡ định mệnh” của “anh chàng bàn giấy” với một cô gái xinh đẹp. Những
tưởng cuộc gặp gỡ kết thúc chóng vánh khi hai người đi hai con đường khác nhau,
nhưng định mệnh đã đưa họ đến với nhau khi chàng trai gặp lại cô gái một cách
tình cờ khi họ ở 2 tòa nhà cao ốc đối diện nhau. Chàng trai đã tìm mọi cách để thu
hút sự chú ý của cô gái, tuy nhiên mọi nỗ lực của anh đã bất thành. Khi đã từ bỏ
mọi hy vọng thì phép màu xảy ra, và như nhiều bộ phim hoạt hình khác của
Disney, một cái kết có hậu đã đến.
Là một bộ phim không lời và đen trắng, Paperman đem đến cho người
thưởng thức những cảm xúc nhẹ nhàng mà sâu lắng, bắt nguồn từ chính những
điều giản dị trong từng thước phim. Bảy phút không phải là một thời gian quá dài,

5
nhưng từng ấy thời gian, gói gọn trong vài trăm khuôn hình, bộ phim đã làm nên
những giá trị nhân văn vượt xa cả thời gian mà nó hiển diện.
Đề tài về tình yêu là một trong số những đề tài quen thuộc trong điện ảnh, do
đó việc thể hiện đề tài đó ra sao mà không khiến nó trùng lặp và rập khuôn là một
câu hỏi lớn cho mỗi người làm phim. Tình yêu có những cung bậc muôn dạng,
những sắc thái và những tình huống không mẫu số chung nào có thể hạn định
được. Tuy nhiên, trong muôn ngàn mẫu thử vẫn sẽ có những điểm chung khó có
thể loại bỏ. Bộ phim Paperman nếu nói về khía cạnh đề tài, thực ra nó không phải
là mới mẻ. Vẫn là những thước phim ngọt ngào về tình yêu nhưng đến với phim
hoạt hình ngắn này, dường như người ta cảm nhận thấy những cảm xúc mang tính
riêng biệt rõ ràng. Paperman kể một câu chuyện cổ tích hiện đại nơi người ta phải
lòng nhau từ cái nhìn đầu tiên và sẽ được số phận giúp đỡ đến tận cùng để đến
được bên nhau. Bộ phim không sử dụng bất cứ lời thoại nào, vượt trên mọi rào cản
ngôn ngữ, đến thẳng trái tim khán giả. Điều xúc động nhất của bộ phim có lẽ là sự
lãng mạn thuần khiết của câu chuyện. Người ta vẫn chưa bao giờ thôi chờ đợi
những điều kỳ diệu như trong phim xảy đến trong cuộc đời nhợt nhạt của mình.
Không những vậy, Paperman đã giới thiệu một New York đen trắng của
thập niên 1940 cổ kính và nên thơ, như một biểu tượng của sự cô độc. Những tòa
nhà chọc trời cao vút như những ngọn núi, cách biệt nhau bởi những vực thẳm.
Trên cái nền xám xịt ấy là những chiếc máy bay giấy – tượng trưng cho sự lãng
mạn trong trẻo, nỗ lực gắn kết giữa con người với con người. Cảnh chiếc máy bay
giấy vút lên cao, bay ngang trời, ở dưới là thành phố New York đông đúc đã tạo
nên những ấn tượng thị giác và cảm xúc mạnh mẽ.
Nếu tìm kiếm câu trả lời về chủ đề của bộ phim này thì có lẽ đây là câu trả
lời không mấy dễ dàng, bởi lẽ những giá trị tư tưởng, nhân văn chỉ được khơi gợi
lên một cách nhẹ nhàng, nó là câu hỏi mở trong lòng mỗi khán giả. Người ta có thể
tin tưởng vào duyên số, vào định mệnh của cuộc đời mình như chàng trai và cô gái

6
trong bộ phim. Nhưng người ta cũng có thể liên tưởng về sự không từ bỏ và vượt
lên trên cả định mệnh như chiếc máy bay giấy. Mọi điều suy ngẫm đó, tác giả John
Kahrs chỉ khơi gợi và định hướng ra cho người xem, như một bài thơ Đường ý tại
ngôn ngoại, lời ít ý nhiều.

Tác giả bộ phim đã rất khéo léo khi xây dựng các tình tiết của bộ phim theo
quan hệ nhân quả và kết thúc có hậu mà mô hình phim Hollywood cổ điển vẫn
theo đuổi. Câu chuyện mở đầu bằng hình ảnh buồn tẻ, xám xịt và cô đơn của chàng
trai đợi tàu ở ga, nhân vật chính trong trạng thái tĩnh trong khi mọi vật xung quanh
chuyển động với tốc độ nhanh và gấp, điều đó càng tô đậm sự chán nán, cô độc
đến mức không tồn tại của những con người công sở, suy rộng ra hơn là của những
người dân New York những năm 40 của thể kỉ trước. Tuy nhiên, cái khéo léo của
đạo diễn có lẽ là sự sắp đặt của gặp gỡ của chàng trai với cô gái, nhân vật nam
chính không còn bất động nhạt nhẽo nữa mà anh ta “sinh động” hẳn lên với những
nét biểu cảm trên khuôn mặt. Tình yêu từ cái nhìn đầu tiên, một điều không tưởng
đã xảy đến với hai người, mà manh mối duy nhất để gắn kết với nhau đó chính là
dấu son môi trên tờ báo cáo mà cô gái vô tình để lại. Còn vô vàn các tình tiết khác
trong bộ phim được tác giả xây dựng một cách lãng mạn và đầy hấp dẫn. Có thể
nhận thấy, các tình tiết này nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với cốt truyện, nếu
thiếu đi bất kì một tình tiết nào, câu chuyện sẽ trở nên rời rạc và mất đi ý nghĩa của
nó. Chàng trai nếu không gặp cô gái sẽ không biết đến tình yêu của mình, cũng sẽ
không có những chi tiết về sau đó (anh nhìn thấy cô gái ở tòa nhà đối diện và gấp
máy bay phi sang để cho cô biết, mong muốn gặp lại cô lần nữa,…), chiếc máy bay
với dấu son môi cũng là manh mối gắn kết hai người lại với nhau. Các tình tiết này
được thể hiện một cách sinh động, phong phú và mới mẻ bởi các góc quay, góc lia
máy linh hoạt và khéo léo. Khi thì máy quay đặt ở trên cao (quay cảnh toàn thành
phố), khi thì ở dưới thấp (chiếc máy bay giữ lấy chân chàng trai) khi thì mang tính

7
đặc tả (zoom vào cận cảnh khuôn mặt chàng trai khi cô gái lên tàu),… Một điều dễ
dàng nhận thấy, các tình tiết đều có những sáng tạo mới, đem đến sự thú vị và hấp
dẫn trong bộ phim (về sự thay đổi của bối cảnh – nhà ga, văn phòng, đường
phố,…) đến cách sắp xếp các tình tiết đầu cuối gây bất ngờ (tưởng chừng như
chàng trai mất hi vọng thì chiếc máy bay lại chính là nhân vật giúp hai người tìm
thấy nhau một lần nữa…) Rõ ràng, các tình tiết trong phim đã làm trọn vẹn vai trò
của nó trong việc thể hiện nội dung của tác phẩm, đem đến sự hấp dẫn và tò mò
cho người xem.

Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rõ ràng, thành công của bộ phim không
chỉ dựa trên các giá trị nhân văn tư tưởng mà đạo diễn gửi gắm mà còn bằng những
hình thức, tác động thẩm mĩ mà nó thể hiện trên màn ảnh.

Về mặt cấu trúc, Paperman được xây dựng hoàn toàn phù hợp với nội dung
và tư tưởng mà nó hướng đến, phim không màu biểu thị sự cô đơn và nhàm chán,
dấu son đỏ duy nhất nổi bật trên nền ấy là tia hi vọng và cũng là ánh sáng soi chiếu
cho cuộc đời nhân vật nam chính, cũng là ý nghĩa về giá trị của tình yêu, khả năng
đánh thức của nó trong tâm hồn mỗi con người. Xét về khía cạnh đời thực, thật khó
để có thể tồn tại một mối tình ngẫu nhiên mà cố ý như vậy, có điều tác giả đã khúc
xạ đời sống (cảnh đường phố New York, cuộc sống tẻ nhạt của con người, sức
mạnh nhiệm màu vốn có của tình yêu,…) và gọt rũa nó một cách tinh tế, lãng mạn,
đầy tính thẩm mĩ thành những thước phim kì diệu và ngọt ngào. Tình yêu cùng đời
sống hiện thực đi vào trong phim theo một dạng cấu trúc riêng của người làm
phim, theo mô hình sắp xếp trước sau, logic của đạo diễn.

Là phim nói về tình yêu và định mệnh duyên số, John Kahrs vô cùng tinh tế
khi lựa chọn nhạc phim như là một dạng ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm.
Xuyên suốt bộ phim, không một lời thoại nào xuất hiện như một sự thể hiện rằng

8
tình yêu không cần phải nói ra hay quá ồn ào, chỉ cần lặng im mà cảm nhận tiếng
thôi thúc của con tim là đủ, người ta hoàn toàn có thể tìm thấy định mệnh của đời
mình bằng việc lắng nghe lời tim dẫn lối. Mặt khác, yếu tố không lời của bộ phim
còn là sự mã hóa của ý nghĩa khác, những điều nhân văn và đáng quý trong cuộc
sống phải được cảm nhận từ chính tâm hồn mỗi người, không phải bằng những lời
lẽ thông thường. Bỏ qua yếu tố lời thoại, đạo diễn John làm khá tốt khi dẫn dắt nội
dung phim bằng âm thanh – nhạc phim. Nhạc phim được sử dụng là nhạc không
lời nhưng có tiết tấu và cường độ thay đổi theo từng tình tiết phim, dịu dàng chậm
dãi pha chút buồn bã khi chàng trai tuyệt vọng vì đánh mất đi cơ hội gặp lại cô gái,
vui tươi và gấp gáp như tiếng con tim thôi thúc khi dẫn lối hai người về phía ga tàu
– nơi lần đầu tiên họ biết đến nhau,… Tất cả những điều đó, dù là không được diễn
tả bằng lời nhưng nó lại chứa đựng những lớp ý nghĩa và tô đậm thêm cho giá trị
nhân văn của bộ phim.

Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả cho việc biểu đạt nội dung bộ phim, đạo diễn
sử dụng những cách dựng phong phú, linh hoạt cùng với kĩ thuật dàn cảnh hấp
dẫn. Sự xuất hiện của ánh sáng trong bộ phim tạo nên những hiệu ứng tạo khối,
giúp bộ phim thêm chân thực, câu chuyện trong phim trở nên gần gũi với đời sống
hơn. Việc đổ bóng các nhân vật một bên sáng một bên tối là dụng ý về sự soi sáng
của tình yêu, nhưng cũng là biểu hiện về sự cô đơn và tẻ nhạt của cuộc sống hiện
đại. Có thể nói, các yếu tố về kĩ thuật ngôn ngữ điện ảnh trong bộ phim đã góp
phần không nhỏ trong việc kiến tạo nên thành công của bộ phim giành giải Oscar
cho hạng mục “phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất” này.

Các yếu tố về nội dung và hình thức của Paperman được John Kahrs lồng
ghép, xây dựng một cách tinh tế, đề tài về tình yêu và duyên số đã quyết định nên
ngôn ngữ điện ảnh của bộ phim, ngược lại các yếu tố về cách dựng, ngôn ngữ, âm
thanh, kết cấu đã đem đến những giá trị thẩm mĩ quan trọng cho bộ phim này,

9
mang đến chiều sâu cho nội dung tư tưởng. Chính việc lựa chọn và tạo dựng một
kết cấu phù hợp, một lớp khung xương tương xứng đã góp phần làm truyền tải một
cách tối đa các giá trị chân, thiện, mĩ của Paperman.

III. Kết luận

Với bảy phút cho một phim hoạt hình ngắn nói về tình yêu, và rộng hơn là
bài học của sự không bỏ cuộc đã đem đến cho người xem những giây phút thư giãn
và thăng hoa. Khép lại những cảnh quay của Paperman, còn đọng lại trong tâm trí
người thưởng thức là những khuôn hình lãng mạn, nhạc phim mê đắm, đầy tính
thẩm mĩ, và quan trọng hơn cả là giá trị về nhân cách, về triết lí sống. Với tất cả
những điều mà đạo diễn làm được, Paperman của John Kahrs xứng đáng là những
thước phim ngọt ngào, tinh tế nhất về tình yêu, là một trong số những điển hình về
một cấu trúc hoàn chỉnh và thành công về cả mặt nghệ thuật lẫn tư tưởng. Điều đó
đồng nghĩa với sự thành công đến chuẩn mực của bộ phim trên phương diện truyền
tải đầy đủ và sáng tạo bản chất mà nghệ thuật luôn hướng đến: cái đẹp, cái có ích
và cái nhân đạo.

10

You might also like