Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Ôn tập phần cận đại

Câu 1: So sánh chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp qua hai cuộc khai thác
thuộc địa.

Câu 2: Biến đổi kinh tế - xã hội Việt Nam qua hai cuộc khai thác thuộc địa.

Câu 3: So sánh con đường giải phóng dân tộc của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

Câu 4: Việt Nam quốc dân Đảng.

1. Hoàn cảnh:

• Bối cảnh quốc tế:

– Chiến tranh thế giới kết thúc làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước đế
quốc. Từ thập niên 20, một số nước TB, trong đó có Pháp bước vào giai đoạn ổn định và phát
triển tạm thời

– Cách mạng tháng 10 và sự ra đời của Nhà nước Xô viết

– Bước phát triển của cách mạng châu Á

• Bộ phận tư sản cải lương:

+ Phong trào tẩy chay tư sản Hoa kiều (1919) và chống độc quyền cảng Sài Gòn (1923)

+ Đảng Lập hiến (ở Nam kỳ): Sự ra đời, tổ chức, cương lĩnh chính trị, hoạt động...

+ Nhóm Nam phong của Phạm Quỳnh và Trung Bắc Tân Văn của Nguyễn Văn Vĩnh.

• Bộ phận tư sản cách mạng:

+ Các đảng phái chính trị: Đảng thanh niên, Thanh niên cao vọng, Việt Nam quốc dân
Đảng.

+ Hoạt động xung quanh vụ án Phan Bội Châu (1925), đám tang Phan Châu Trinh (1926).

2. Quá trình thành lập:

• Tiền thân Nam Đồng thư xã -> phân hóa: phái chủ trương cách mạng hòa bình và phái chủ
trương cách mạng bạo lực

• 25/12/1927: Việt Nam Quốc dân Đảng

1
• 1 số nhóm như Việt Nam Dân Quốc của Nguyễn Khắc Nhu (Bắc Giang, Bắc Ninh), Hoàng
Văn Tùng (Thanh Hóa)

3. Đường lối chính trị:

• VNQDĐ không đưa ra được cương lĩnh chính trị rõ ràng, nhất quán; cũng không có văn
kiện chính thức nào giải thích cương lĩnh hay chương trình hành động

• Thực chất, VNQDĐ muốn thực hiện đường lối bạo lực đánh đuổi ngoại xâm, xây dựng chế
độ cộng hòa; sau giúp đỡ các nước thuộc địa đứng lên làm cách mạng gpdt

• Mặc dù dùng những khái niệm, tên gọi khác nhau, nhưng nền tảng tư tưởng của VNQDĐ
là chủ nghĩa Tam dân

• Có thời điểm VNQDĐ nêu lên 3 nguyên tắc của cách mạng Pháp “Tự do, Bình đẳng, Bác
ái” nhưng thực chất, nội dung cơ bản nhất của những nguyên tắc đó cũng giống với 3 vấn đề cơ
bản nhất của chủ nghĩa Tam dân

• VNQDĐ vay mượn chủ nghĩa Tam dân nhưng là sự vay mượn không đầy đủ. VNQD Đ chỉ
lấy 2 nội dung của chủ nghĩa Tam dân là “cách mạng dân tộc” và “chủ nghĩa dân quyền”

4. Thành phần, tổ chức:

• Thành phần: trí thức, viên chức, học sinh, sinh viên, thân hào, thân sĩ ở nông thôn và binh
lính người Việt trong quân đội Pháp

• Tổ chức: 4 cấp: Tổng bộ, Kỳ bộ, Tỉnh bộ, Chi bộ

• Tiêu chuẩn, thủ tục kết nạp đảng viên đơn giản, thậm chí sơ hở, không có cơ chế theo dõi,
bồi dưỡng, thử thách người chuẩn bị kết nạp.

• Công tác tổ chức, rèn luyện đảng viên không được quan tâm

5. Hoạt động:

• Công tác tuyên truyền: ra báo Hồn cách mạng

• Công tác xây dựng cơ sở đảng. Tính đến năm 1929, riêng Bắc Kỳ đã có 120 chi bộ với
khoảng 1.500 đảng viên

• Vụ ám sát Bazin (9/2/1929)

• Khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930) và 1 số địa phương ở Bắc Kỳ


2
6. Nguyên nhân thất bại:

• Khách quan: thời cơ chưa đến (CNTB vẫn tạm thời ổn định, bộ máy chính quyền và chế độ
thực dân Pháp ở Đông Dương còn khá mạnh)

• Chủ quan:

- Đại diện của giai cấp tư sản dân tộc, thành phần chủ yếu là tiểu tư sản thuộc phạm trù cách
mạng tư sản kiểu cũ-> tư sản Việt Nam non yếu

- Không có đường lối chính trị rõ ràng, đúng đắn

- Hạn chế về tổ chức và địa bàn hoạt động

- Không có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân do không có chính sách đáp ứng
yêu cầu của quần chúng

- Tư tưởng nóng vội, tâm lý bi quan, thất bại chủ nghĩa

Câu 5: Hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc 1911 – 1923.

Câu 6: Hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc 1924 – 1930. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc
tại Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

Thời kỳ hoạt động ở Quảng Châu (1924 – 1927):

• Quảng Châu: trung tâm cách mạng phương Đông

• Tìm hiểu, cải tổ Tâm tâm xã -> Cộng sản đoàn (2/1925) -> Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên (6/1925)

• 7/1925: Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức và đưa HVNCMTN vào trong hiệp hội này

Hội Việt Nam cách mạng thanh niên:

• Đường lối chính trị:

+ Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, tiếp đó là CMXHCN

+ Thành lập chính phủ công nông binh, tiến tới xã hội cộng sản, thực hiện các quyền tự do
dân chủ

3
+ Đoàn kết giai cấp vô sản

• Tổ chức: Tổng bộ, Kỳ bộ, Tỉnh bộ, Huyện bộ, Chi bộ

• HVNCMTN chưa phải là Đảng Cộng sản, nhưng là 1 tổ chức “tiền thân”, “vừa tầm”, là
bước chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập ĐCS

Hoạt động:

• Đào tạo đội ngũ cán bộ:

Mở nhiều khóa huấn luyện chính trị, đào tạo được 75 cán bộ

• Tuyên truyền:

+ Báo Thanh niên (21/6/1925); Lính cách mạng, Công nông

+ Đường kách mệnh

• Xây dựng hệ thống tổ chức trong nước:

+ 1929: 1.500 hội viên

+ Phong trào vô sản hóa

Đường Kách mệnh:

• Tư cách người làm cách mạng với 1 hệ tiêu chuẩn gồm 3 bộ phận cấu thành với mình, với
người và với công việc

• Con đường cách mạng Việt Nam: dân tộc kách mệnh và cách mạng xã hội chủ nghĩa

• Ðối tượng của "dân tộc cách mệnh" là đánh đổ chính quyền thuộc địa của Pháp. Chủ thể là
toàn dân tộc, lấy quần chúng công nông làm nền tảng, còn học trò, nhà buôn nhỏ là bầu bạn cách
mệnh

• Đường Kách mệnh nhấn mạnh vai trò quan trọng hàng đầu của Ðảng

• Nêu lên mô hình nhà nước trong tương lai khi cách mạng thành công

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc:

• Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối và lãnh
đạo trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam

4
• Chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng

• Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và đặt cơ sở cho việc xây dựng đường lối cách mạng
cho Đảng

Câu 7: Những thay đổi trong đường lối giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương
từ luận cương tháng 10/1930 đến hội nghị TW 8/1941.

Thay đổi chiến lược cách mạng: hoàn thiện nhận thức về giải phóng dân tộc:

Hội nghị TW 6

- Thời gian:6 đến 8 /11/1939

- Địa điểm: Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định

- Chủ trì: Nguyễn Văn Cừ

- Nội dung:

+ Phân tích tình hình

+ Xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Đông Dương

• Phân tích diễn biến chiến tranh và tình hình thế giới:

• “Trật tự thế giới cũ sẽ lay chuyển tận gốc...Ở các nước thuộc địa, hết thảy các dân tộc
bị áp bức sẽ vùng dậy đấu tranh liều chết với đế quốc xâm lược để cởi ách tôi đòi. Dân các
nước tư bản đòi giải phóng... Cách mạng Đông Dương sẽ thắng. Một thế giới quang minh
rực rỡ sẽ thay cho cái thế giới tối tăm mục nát này”

VK Đảng toàn tập, tập 6

• Nhận định tình hình Đông Dương:

“Mâu thuẫn dân tộc không chỉ là mâu thuẫn cơ bản, mà còn trở thành mâu thuẫn chủ
yếu, găt gắt nhất”

“Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn con đường nào khác hơn
là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống lại ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da
vàng để giành lấy độc lập”

Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6

5
- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, CQ công nông binh -> CQ dân chủ cộng hòa

- Chuyển phương pháp cách mạng từ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ sang đấu tranh
trực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp
sang hoạt động bí mật

- Chuẩn bị điều kiện để khởi nghĩa vũ trang

- Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương

Xác định nhiệm vụ cách mạng Đông Dương:

• Cách mạng Đông Dương “cách mệnh tư sản dân quyền” với hai nhiệm vụ là “cách
mệnh điền địa” và “cách mệnh phản đế”

• “Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc là mục đích tối cao,
tất cả các vấn đề của cuộc cách mệnh, kể cả vấn đề điền địa cũng nhằm vào mục tiêu
ấy mà giải quyết”

Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6

Hội nghị TW 7 (6-9/11/1940)

• Nhận định tình hình thế giới: chiến tranh thế giới vẫn là chiến tranh giữa các nước đế quốc,
nhưng dự đoán phe phát xít sẽ tấn công Liên Xô

• Phân tích tình hình Đông Dương: “chúng ta chưa đứng trước một tình thế cách mạng
trực tiếp”

• Ủng hộ chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược tại HN TW 6, nhưng lại
nhấn mạnh “cách mạng thổ địa và cách mạng phản đế phải đồng thời tiến, không thể cái làm
trước cái làm sau”

Hội nghị TW 8 (10-19/5/1941)

• Nhận định tình hình: “Nếu cuộc chiến tranh đế quốc lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một
nước XHCN, thì cuộc chiến tranh này sẽ đẻ ra nhiều nước XHCH, sẽ do đó mà cách mạng
nhiều nước thành công”

• Nhận định tình hình Đông Dương “Quyền lợi của tất cả các dân tộc đang bị cướp giật,
vận mạng dân tộc nguy vong không lúc nào bằng”

6
• “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân
quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa nữa mà là cuộc cách
mạng chỉ giải quyết 1 vấn đề cần kíp: dân tộc giải phóng” => Cuộc cách mạng dân tộc giải
phóng

• Tiếp tục chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ tịch thu ruộng đất của bọn
đế quốc và Việt gian, chia lại ruộng công, giảm địa tô

• Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm

• Đặt vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước (Việt Nam, Lào, CPC) để phát huy cao độ tinh
thần cách mạng của mỗi dân tộc

• Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt minh)

Câu 8: Ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ II đến cách mạng Việt Nam trong những
năm 1939 – 1945. Tính chất, đặc điểm, ý nghĩa của cách mạng tháng 8.

• Chiến tranh thế giới II bùng nổ, Pháp đầu hàng Đức (3/5 lãnh thổ Pháp do Đức chiếm
đóng)

• Quân đội Nhật vào Đông Dương:

- Cắt đứt huyết mạch giao thông Hà Nội- Vân Nam của chính phủ Tưởng Giới Thạch

- Nguồn lợi kinh tế (lúa gạo)

- Bàn đạp tấn công Đông Nam Á

- Quan hệ cộng trị - cộng tác của Pháp – Nhật ở Việt Nam

- Chính sách cai trị của Pháp trong chiến tranh thế giới thứ hai:

- Trước khi Nhật vào Đông Dương:

Thủ tiêu mọi quyền dân chủ hạn hẹp trong những năm 1936-1939

- Chính sách kinh tế chỉ huy

- Sau khi Nhật vào Đông Dương:

- Phục vu nhu cầu của Nhật

- Chính sách tài chính thời chiến (tăng thuế, thêm các loại thuế mới...)
7
- Phát xít hóa bộ máy cai trị

- Chính sách mị dân

You might also like