Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

Chương 1

TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC


BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG
I. Tại sao người làm truyền thông phải hiểu tâm lý và tâm lý người?
1. Tâm lý và tâm lý học
a. Tâm lý là gì?
Từ điển tiếng Việt 1988 định nghĩa một cách tổng quát: “tâm lý là ý nghĩa, tình
cảm, làm thành thế giới nội tâm, thế giới bên trong của con người”
➔ tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người,
gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con nguời.
b. Tâm lý học là gì?
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý.

Nó nghiên cứu các quy luật nảy sinh vận hành và phát triển của các hiện
tượng tâm lý trong hoạt động đa dạng diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi
con người.

c. Tâm lý học báo chí – truyền thông & PR là gì?


Là bộ môn khoa học ứng dụng nghiên cứu về ứng dụng tâm lý trong việc tổ
chức các chương trình, chiến dịch truyền thông và tổ chức các sản phẩm báo chí
như thế nào thì tác động đến tâm lý công chúng
2. Tại sao nói tâm lý học là một khoa học?
a. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học
Từ điển tiếng Việt (1988) viết: “Tâm lý là ý nghĩ, tình cảm... làm thành thế giới
nội tâm, thế giới bên trong của con người”, Tâm lý học (Psychology) có nguồn gốc
từ tiếng Latinh là “psyche” - linh hồn, và “logos”- có nghĩa là học thuyết. Vì thế,
Tâm lý học được coi là khoa học về tâm hồn con người - khoa học nghiên cứu các
hiện tâm lý học chính là các tượng tâm lý người.
Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học chính là các hiện tượng tâm lý người - các
hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt
động sống con người. Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển
của các hoạt động tâm lý.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học
Nhiệm vụ chung nhất của tâm lý học là nghiên cứu bản chất của hoạt động
tâm lý, các quy luật của sự hình thành và phát triển tâm lý, cơ chế, diễn biến và
biểu hiện tâm lý, quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý, trên cơ sở
đó có giải pháp hữu hiệu cho việc hình thành và phát triển tâm lý của cá nhân
nhóm, cộng đồng.
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn (2010), trong cuốn Tâm lý học đại cương
khẳng định 4 nhiệm vụ cơ bản của tâm lý học bao gồm:
(1). Nghiên cứu những yếu tố khách quan và chủ quan nào đã tạo nên tâm lý
người;
(2). Cơ chế hình thành, biểu hiện các hoạt động tâm lý;
(3). Tâm lý con người hoạt động như thế nào;
(4). Chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động con người.
c. Tâm lý học tộc người
Khái niệm tâm lý học tộc người
Tâm lý học tộc người là một phân ngành mang tính chất liên ngành của tâm lý
học, nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa và tâm lý, sự tương tác giữa yếu tố
bên trong - cá nhân và bên ngoài - xã hội.
3. Các chuyên ngành của tâm lý học
a. Tâm lý học lý thuyết
- Tâm lý học đại cương (general psychology) - nghiên cứu các quy luật
chung nhất của tâm lý học;
- Tâm sinh lý học (biopsychology) - nghiên cứu các nền tảng sinh học của
hành vi ứng xử;
- Tâm lý học thực nghiệm (experimental psychology) - bộ môn tâm lý chuyên
nghiên cứu về các tiến trình cảm giác, nhận thức, học hỏi, tư duy về thế giới
chúng ta đang sống;
- Tâm lý học cá nhân (invidual psychology) - nghiên cứu đặc điểm tâm lý cá
nhân;
- Tâm lý học xã hội (Social psychology) - nghiên cứu sự tác động qua lại
giữa tâm lý nhóm và tâm lý cá nhân;
- Tâm lý học phát triển (developmental psychology) - nghiên cứu cách thức
con người trưởng thành và biến đổi trong dòng đời của họ;
- Tâm lý nhân cách (personality psychology) - hướng vào việc nghiên cứu
con người như là các thực thể xã hội, với các thành tố cấu trúc giúp có thể phân
biệt cá nhân này với cá nhân khác như: xu hướng, khí chất, tính cách, năng
lực...
b. Tâm lý học ứng dụng
- Tâm lý học y tế (health psychology): nghiên cứu mối tương quan giữa các yếu
tố tâm lý và các căn bệnh thể xác. Còn ngành Tâm lý điều dưỡng (clinical
psychology)
- Tâm lý giáo dục (educational psychology): nghiên cứu tiến trình giáo dục ảnh
hưởng như thế nào đến người học, cụ thể như: phương thức tìm hiểu trí thông
minh, xây dựng nguyên tắc, phương pháp, phương tiện dạy học và giáo dục hữu
hiệu, mối tương tác thầy - trò.
- Tâm lý học sáng tạo (psychology of creativity): nghiên cứu cơ chế tâm lý của
hoạt động sáng tạo, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức các
hoạt động sáng tạo, các vấn đề về tâm lý học thúc đẩy hoặc cản trở hoạt động
sáng tạo.
- Tâm lý công nghiệp tổ chức (industrial-organizational Psychology), hay còn
gọi là Tâm lý học lao động nghiên cứu tâm lý con người trong bối cảnh lao
động.
- Tâm lý khách hàng (consumer psychology): khảo xét mua sắm tiêu dùng của
con người và ảnh hưởng của quảng cáo với phong cách mua hàng.
- Tâm lý giao lưu văn hóa (cross-cultural psychology): 1 các điểm tương đồng
và dị biệt trong vai trò tâm lý của n văn hóa và nhóm chủng tộc khác nhau.
c. Một số chuyên ngành tâm lý ứng dụng đang phát triển mạnh hiện nay:
- Tâm lý học môi trường (environmaltal psychology),
- Tâm lý học thể thao (sports psychology),
- Tâm lý học nghệ thuật (psychology of art),
- Tâm lý học quân sự (military psychology),
- Tâm lý học quản lý (management psychology).
- Tâm lý học truyền thông (communication psychology)
- Và Tâm lý học báo chí (journalistic psychology) nghiên cứu về ứng dụng tâm
lý học trong và tổ chức các chương trình, chiến dịch truyền thông và tổ chức các
sản phẩm báo chí như thế nào thì tác động đến tâm lý công chúng.
4. Bản chất và phân loại hiện tượng tâm lý
a. Bản chất của hiện tượng tâm lý
- Tâm lý là sự phản ảnh khách quan của não người
- Tâm lý mang tính chủ thể
- Tâm lý con người có bản chất xã hội lịch sử
b. Phân loại các hiện tượng tâm lý
- Căn cứ vào thời gian tồn tại của các hiện tượng tâm lý
- Chia theo chức năng hiện tượng tâm lý
II. Các hiện tượng tâm lý xã hội tác động đến hoạt động báo chí - truyền
thông & PR
1. Truyền thông
a. Truyền thông là hiện tượng xã hội
b. Truyền thông là thiết chế kiến tạo xã hội
c. Vai trò của tâm lý học trong thiết chế kiến tạo xã hội
2. Tâm lý học truyền thông
a. Khái niệm
b. Phân loại
Tâm lý xã hội có các 3 chức năng cơ bản sau đây:
(1). Phối hợp các cá nhân tạo thành sức mạnh tổng hợp nhằm hướng tới giải
quyết các mục tiêu chung của nhóm;
(2). Điều chỉnh hành vi, hành động của các cá nhân theo chuẩn mực hành vi xã
hội trong nhóm;
(3). Định hướng sự phát triển của các nhóm xã hội theo các mối quan hệ xã hội,
mà những người quản lý hướng tới.
c. Sự tác động qua lại của con người thông qua truyền thông
(1). Các quan điểm và niềm tin và hội (gốc rễ là thế giới quan và nhân sinh
quan);
(2). Cảm xúc, tình cảnh xã hội, tâm trạng xã hộ, dư luận xã hội;
(3). Định hướng giá trị xã hội, tận thế xã hội;
(4). Nhu cầu và lợi ích xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống.
Nếu xác định tiêu chí phân loại theo phạm vi, mức độ ảnh hưởng. tính chất
tác động, sự bền vững của các hiện tượng tâm lý xã hội, có thể chia tâm lý xã hội
thành các nhóm sau:
(1). Nhóm các hiện tượng tâm lý xã hội tạo thành ý thức xã hội và xu thế vận
động của xã hội như: hệ tư tưởng, nhu cầu và lợi ích xã hội, tâm thế xã hội, quan
điểm xã hội, định hướng giá trị…;
(2). Các hiện tượng tâm lý xã hội tạo ra bản sắc dân tộc, cộng đồng, giúp cho
việc duy trì phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ giao tiếp xã hội, tình cảm xã
hội;
(3). Các hiện tượng tâm lý xã hội tạo ra sắc thái cảm xúc cho xã hội như: xúc
cảm, tâm trạng xã hội, bầu không khí tâm lý chung;
(4). Các hiện tượng tâm lý xã hội có ảnh hưởng mạnh về cường độ
3. Cơ chế ảnh hưởng của tâm lý xã hội đến công chúng báo chí – truyền
thông
a. Cơ chế bắt chước: Lý thuyết học tập xã hội và bài học về chức năng giáo
dục của báo chí truyền thông
b. Cơ chế đồng nhất: Cơ chế đồng nhất: Câu chuyện “hình mẫu” và “thần
tượng” trong thị hiếu báo chí của giới trẻ
c. Cơ chế dạy bảo: Vai trò của chuyên gia - nhà báo có thẩm quyền và uy tín
của cơ quan báo chí
d. Cơ chế hướng dẫn: Các bước trong truyền thông thay đổi hành vi của công
chúng
Bảng 1.1. Các bước truyền thông thay đổi hành vi của công chúng và giải
pháp báo chí truyền thông
Yêu cầu nhận
Hành vi Hành vi mong Giải pháp báo chí
Bước dạng tâm lý xã
hiện tại muốn thay đổi truyền thông
hội
1 Chưa hiểu Hiểu biết về tác Thông điệp về lợi Nhận thức xã hội
biết về hành hại của hành vi ích, của ành vi về chuẩn mực giá
vi cũ, lợi ích và giá mới, kiến thức trị, lợi ích xã hội
trị của hành vi nhận diện hàng vi và chuẩn mực hành
mới, hành vi mới, để hiểu làm vi cần làm truyền
chuẩn mực thế nào để thực thông để thay đổi
hiện được hành vi
mới
2 Đã hiểu biết Quan tâm tới Tạo hoặc tìm kiếm, Tâm thế xã hội,
về hành vi hành vi mới phát hiện tình cảm xúc xã hội,
mới nhưng huống thực tế gắn tình cảm xã hội
chưa quan với hành vi mới để nhu cầu và thị hiếu
tâm mô tả, phân tích của công chúng
trên báo chí ( thực
hiện cơ chế hướng
dẫn) tạo ý nghĩa và
sự hấp dẫn cho sự
kiện/ tình huống để
thu hút sự quan
tâm theo dõi trên
báo chí
3 Quan tâm Thực hiện thử Hướng dẫn chi tiết Tâm thế và tâm
đến vấn đề hành vi mới về kỹ năng mới, trạng xã hội, dịch
nhưng chưa các bước thực hiện vụ xã hội gắn với
muốn thử kỹ năng, giới thiệu hành vi mới. Tạo
hành vi mới cách thử hành vi dư luận xã hội ủng
mới, những vấn đề hộ hành vi mới
cần xử lý, giải
quyết khi thử hành
vi mới. Nhấn mạnh
lợi ích và khẳng
định sự an toàn của
việc thử hành vi
mới
4 Thử hành vi Thử nhiều lần và Truyền thông về Tâm thế và tâm
mới một lần duy trì hành vi kết quả các hoạt trạng xã hội, dịch
mới động thử hành vi, vụ xã hội gắn với
khẳng định giá trị hành vi mới, tạo dư
tích cực của hành luận xã hội ủng hộ
vi mới, xây dựng hành vi mới
định hướng và giá
trị tích cực của
hành vi mới. giới
thiệu các dịch vụ
xã hội giúp hoặc
tiến hành hành vi
mới, tiếp tục
truyền thông khẳng
dịnh đây là hành vi
chuẩn mực xã hội
5 Duy trì hành Truyền thông và Truyền thông với Tiếp tục nghiên
vi mới bền dạy bảo, hướng thông điệp cổ vũ cứu dư luận xã hội,
vững dẫn hành vi mới cho hành vi mới, định hướng dư
cho cá nhân, giá trị nhân rộng luận xã hội ủng hộ
nhóm, cộng trong cộng đồng cho việc phát triển
đồng Hỗ trợ kỹ thuật, nhân rộng hành vi
phương tiện và mới trong cộng
phương pháp đồng, phân tích sự
truyền thông thay biến đổi của nhu
đổi hành vi cầu và thị hiếu xã
hội.

a. Mối quan hệ giữa các cơ chế


III. Tâm lý học trong hoạt động báo chí - truyền thông
1. Ứng dụng tâm lý học trong hoạt động báo chí – truyền thông là yêu cầu cơ
bản của người làm báo chí – truyền thông và PR
Những yêu cầu của nhà báo, nhà quản lý báo chí về kiến thức và khả năng ứng
dụng tâm lý học trong nghề nghiệp và cuộc sống, bao gồm:
Thứ nhất, cần hiểu được bản chất của tượng tâm lý người, các xu hướng của
tâm lý học hiện đại.
Thứ hai, cần có kiến thức và kỹ năng nhận biết các mặt cơ bản trong đời sống
tâm lý con người, với các quy luật cơ bản của nhân thức, tình cảm và hành động lý
trí.
Thứ ba, có kiến thức về các giai đoạn hình thành và phát triển tâm sinh lý trong
vòng đời của mỗi con người, vấn đề tâm lý giới tính, tâm lý giao tiếp, các quy luật
tâm lý xã hội, đặc biệt với các nhóm là công chúng mục tiêu hoặc đối tượng mà
nhà báo thường xuyên phải tiếp cận phỏng vấn.
Thứ tư, cần có kiến thức về tâm lý học sáng tạo và tâm lý học nhân cách,
Thứ năm, hiểu biết về hệ thống các quy luật của quá trình tiếp nhận nói chung
và các vấn đề về tâm lý tiếp nhận các tác phẩm, sản phẩm báo chí của công chúng
nói riêng,
Thứ sáu, có kiến thức và kỹ năng nghiên cứu công chúng báo chí
2. Các hướng ứng dụng tâm lý học trong lĩnh vực báo chí – truyền thông và
PR
• Tâm lý học và vấn đề nhân cách người làm báo:
• Tâm lý học trong hoạt động sáng tạo của nhà báo:
• Tâm lý học ứng dụng trong hoạt động giao tiếp, ứng xử của nhà báo:
• Tâm lý học và hoạt động tiếp nhận của công chúng với tác phẩm, sản phẩm
báo chí:
• Tâm lý học trong quản lý báo chí:
3. Mối quan hệ giữa tâm lý học – báo chí - truyền thông và PR
Tiểu kết
I. Tại sao người làm truyền thông phải hiểu tâm lý và tâm lý người?
1. Tâm lý và tâm lý học
2. Tại sao nói tâm lý học là một khoa học?
3. Các chuyên ngành của tâm lý học
4. Bản chất và phân loại hiện tượng tâm lý
II. Các hiện tượng tâm lý xã hội tác động đến hoạt động báo chí - truyền
thông & PR
2. Truyền thông
3. Tâm lý học xtruyền thông
4. Cơ chế ảnh hưởng của tâm lý xã hội đến công chúng báo chí – truyền thông
III. Tâm lý học trong hoạt động báo chí - truyền thông
1. Ứng dụng tâm lý học trong hoạt động báo chí – truyền thông là yêu cầu cơ
bản của người làm báo chí – truyền thông và PR
2. Các hướng ứng dụng tâm lý học trong lĩnh vực báo chí – truyền thông và PR
3. Mối quan hệ giữa tâm lý học – báo chí - truyền thông và PR

You might also like